LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN


VII. Việt Nam và việc xây dựng luật biển



tải về 232.12 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích232.12 Kb.
#6049
1   2   3

VII. Việt Nam và việc xây dựng luật biển
Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260 km, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc gia quần đảo và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vùng biển của Việt Nam có diện tích gần một triệu kilômét vuông. Ven bờ biển Việt Nam có 2.779 hòn đảo lớn nhỏ hợp thành một hệ thống với diện tích khoảng 1.636 kilômét vuông, có 82 đảo có diện tích lớn hơn một kilômét vuông chiếm 92% tổng diện tích, có 23 đảo diện tích lớn hơn 10 kilômét vuông và 3 đảo diện tích lớn hơn 100 kilômét vuông và 1.295 đảo nhỏ chưa có tên. Việt Nam có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam có 29/61 tỉnh, thành phố và đặc khu ven biển với gần nửa dân số sinh sống tại các tỉnh ven biển. Biển Đông có diện tích khoảng 3.447.000 kilômét vuông, là một trong sáu biển lớn nhất thế giới, nối với hai đại dương là Ân Độ Dương và Thái Bình Dương, có 9 quốc gia là Việt Nam, Trung Quốc, Bruney, Thái Lan, Malaysia, Inđônêsia, Campuchia, Philipin, Singapo và ba vùng lãnh thổ là Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan.
A. Biên niên về luật biển của Việt Nam
* Thời kỳ trước khi Việt Nam là thuộc địa của Pháp (trước năm 1884)
1. Huyền thoại Mẹ Âu Cơ và Lạc Long Quân với "bọc trăm trứng", có 50 con theo Mẹ lên rừng và 50 con theo Cha xuống biển khẳng định ý thức tiến ra biển của cư dân Lạc Việt.
2. Từ hải giới Giao Chỉ, cương vực mặt biển đã có xuất hiện trong một số sử sách của Trung Quốc và Việt Nam. Ngoài Trung Quốc, Việt Nam cũng đã mở cửa thông thương với các nước phương Tây, Nhật Bản và các nước khác ở Đông Nam á, các cửa biển đã được mở ra ở Vân Đồn (1010 - 1788), Hội An (thế kỷ 17 - 18), người Việt Nam đã đi tới các quần đảo xa bờ như Hoàng Sa, Trường Sa.
3. Trong thời kỳ này, chiều rộng và qui chế pháp lý của các vùng biển còn chưa rõ ràng.
** Trong thời thuộc Pháp (1884 - 1954)
1. Nghị định ngày 9/12/1926 qui định mở rộng việc áp dụng luật năm 1888 cho các thuộc địa. Luật này nghiêm cấm không cho người nước ngoài được vào đánh cá trong các vùng nước lãnh hải của Pháp và Angiêri, giới hạn bởi đường ranh giới 3 hải lý tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp nhất.
2. Nghị định ngày 22/9/1936 của Bộ trưởng thuộc địa: "về phương diện đánh cá, lãnh hải Đông Dương có chiều rộng là 20 kilômét tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp nhất".
3. Nghị định 104/1306 ngày 13/4/1948 qui định thêm vùng tiếp giáp có chiều rộng 20 kilômét tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp nhất.
4- Hiệp ước Patenôtre ký ngày 06/6/1884 ấn định dứt khoát chế độ bảo hộ của Pháp đối với Việt Nam.
6- Công ước Pháp - Trung Quốc ký ngày 26/6/1887 về hoạch định biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc.

* Từ sau thời thuộc Pháp đến nay
1. Hiệp định Giơnevơ ngày 21/7/1954 phân chia Việt Nam thành hai miền theo vĩ tuyến 17, Việt Nam DCCH ở phía Bắc và Việt Nam Cộng hoà ở phía Nam. Đường phân chia vùng biển là đường vuông góc với bờ biển.
2. Trong hội nghị Giơnevơ 1958, Việt Nam Cộng hoà với tư cách là thành viên của 36 tổ chức quốc tế đã cử đoàn đại biểu do giáo sư Nguyễn Quốc Định dẫn đầu tham dự hội nghị (Việt Nam DCCH không được tham gia do chính sách thù địch của Mỹ). Trong cuộc họp này, Việt Nam Cộng hoà cùng Philipin yêu cầu quyền đánh cá ưu tiên trên một phần của biển cả cho các quốc gia ven biển phụ thuộc nhiều vào nghề cá, nhất là các quốc gia chưa phát triển. Về thềm lục địa, Việt Nam Cộng hoà chủ trương chỉ lấy một tiêu chuẩn là độ sâu vì hầu hết các vùng biển tiếp giáp với bờ biển Nam Việt Nam đều nông và chỉ đạt tơí độ sâu 200 mét ở khoảng cách 200 hải lý. Các đề nghị này không được chấp nhận nên Việt Nam Cộng hoà đã không ký các Công ước Giơnevơ năm 1958 về luật biển.
3. Ngày 15/3/1961, Hồ Chủ Tịch nói chuyện với cán bộ chiến sỹ hải quân Việt Nam: "ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó".
4. Trong tuyên bố ngày 27/4/1965 về các biện pháp bảo vệ lãnh hải, Việt Nam Cộng hoà chính thức thiết lập bề rộng lãnh hải của Việt Nam Cộng hoà là 3 hải lý.
5. Ngày 7/9/1967, công bố tuyên bố của Tổng thống Việt Nam Cộng hoà về thẩm quyền riêng biệt và quyền kiểm soát trực tiếp của Việt Nam Cộng hoà trên phần thềm lục địa tiếp giáp với lãnh hải Nam Việt Nam.
6. Ngày 01/4/1970, Việt Nam Cộng hoà thông qua Luật dầu lửa, có định nghĩa thềm lục địa Nam Việt Nam.
7. Ngày 09/6/1971, Việt Nam Cộng hoà công bố Nghị định có sơ đồ phân lô thềm lục địa Nam Việt Nam gồm 33 lô.
8. Ngày 01/4/1972, Việt Nam Cộng hoà tuyên bố một vùng đánh cá đặc quyền rộng 50 hải lý tính từ ranh giới ngoài cùng của lãnh hải.
9. Ngày 30/4/1975, đất nước Việt Nam thống nhất, năm 1976 đổi tên là CHXHCN Việt Nam, ngày 02/7/1976 tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Ngày 12/5/1977, Chính phủ CHXHCNVN ra Tuyên bố về các vùng biển Việt Nam gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. Việt Nam đã trở thành nước đầu tiên trong khu vực Đông nam á thiết lập vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
10. Tháng 7/1977, đoàn đại biểu Việt Nam gồm các ông Phạm Giảng, Nguyễn Thương và Lê Kim Chung tham dự hội nghị quốc tế lần thứ ba về luật biển. Ngày 10/12/1982, Việt Nam ký Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển. Ngày 12/11/1982, Việt Nam tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính bề rộng lãnh hải của Việt Nam. Ngày 23/6/1994, Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
11. Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam, Điều 1 qui định: "Nước CHXHCN Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời, ".
12. Các văn bản pháp qui của CHXHCN Việt Nam
12.1- Quyết định số 39-QĐ/BC ngày 03/01/1974 của Bộ Giao thông vận tải ban hành thể lệ điều tra và báo cáo tai nạn tàu, thuyền biển (Kèm theo Thể lệ điều tra và báo cáo tai nạn thuyền biển)

12.2- Tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.


12.3- Nghị định số 30/CP ngày 29/01/1980 của Hội đồng Chính phủ về Qui chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước CHXHCN Việt Nam; Thông tư số 60-TTg ngày 19/02/1980 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn việc thực hiện Nghị định 30-CP.
12.4- Tuyên bố ngày 12/11/1982 của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính bề rộng lãnh hải Việt Nam.
12.5- Thông tư liên bộ Giao thông - Nội vụ số 275/LB ngày 12/12/1984 về quản lý phương tiện vận tải đường biển, quản lý thuê tàu và quản lý tàu nước ngoài ra vào các cảng biển Việt Nam.

12.6- Quyết định số 13-HĐBT ngày 11/02/1986 của HĐBT về tăng cường bảo vệ chủ quyền và an ninh các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.


12.7- Quyết định số 239QĐ/PC ngày 09/02/1987 của Bộ trưởng Giao thông vận tải về ban hành tạm thời Thể lệ cảng biển Việt Nam.

12.8- Chỉ thị số 85-CT ngày 29/3/1988 của Chủ tịch HĐBT về việc xử lý tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam.


12.9- Chỉ thị số 245-CT ngày 7/9/1988 của Chủ tịch HĐBT về việc đánh giá, cho chuộc hoặc bán lại tàu thuyền nước ngoài sau khi bị xử lý.
12.10- Pháp lệnh ngày 25/4/1989 về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, Hội đồng nhà nước Việt Nam thông qua ngày 02/5/1989.
12.11- Chỉ thị số 338-CT ngày 01/12/1989 của Chủ tịch HĐBT về việc tăng cường quản lý các hoạt động về thăm dò, khai thác hải sản của tàu thuyền và phương tiện nước ngoài tại vùng biển của nước CHXHCN Việt Nam.
12.12- Nghị định số 195 - HĐBT ngày 02/6/1990 của HĐBT về việc thi hành Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
12.13- Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 30/6/1990. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 30/6/1990, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1991.
12.14- Quyết định số 333QĐ/CNNG-KHKT ngày 05/9/1990 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng về việc ban hành qui chế bảo vệ môi trường trong các hoạt động dầu khí biển (Kèm theo Qui chế bảo vệ môi trường trong các hoạt động dầu khí biển).

12.15- Phê chuẩn Công ước biển chuyên ngành do IMO chuẩn bị về tránh đâm va, năm 1978, có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 18/12/1990


12.16- Phê chuẩn Công ước biển chuyên ngành do IMO chuẩn bị về dung tích tàu năm 1969.
12.17- Nghị định số 437 - HĐBT ngày 22/12/1990 của HĐBT về Qui chế hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước ngoài trong vùng biển nước CHXHCH Việt Nam (thay thế cho Nghị định 31 - CP).
12.18- Phê chuẩn Công ước biển chuyên ngành do IMO chuẩn bị về an toàn tính mạng trên biển, SOLAS-1974, có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 18/3/1991.
12.19- Quyết định số 187-CT ngày 12/6/1991 của Chủ tịch HĐBT về việc triển khai thực hiện kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững.
12.20- Phê chuẩn Công ước biển chuyên ngành do IMO chuẩn bị về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu, MARPOL-1973-1978, có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 29/8/1991.
12.21- Phê chuẩn Công ước biển chuyên ngành do IMO chuẩn bị về mức nước trọng tải, LOAD lines-1976.
12.22- Phê chuẩn Công ước biển chuyên ngành do IMO chuẩn bị về tiêu chuẩn cấp chứng chỉ cho thuyền viên năm 1978, có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 18/3/1991.
12.23- Nghị định số 242 - HĐBT ngày 05/8/1991 của HĐBT qui định về việc các bên nước ngoài và phương tiện nươc ngoài vào nghiên cứu khoa học ở các vùng biển nước CHXHCN Việt Nam (Kèm theo Qui định về việc các bên nước ngoài vào nghiên cứu khoa học ở các vùng biển nước CHXHCN Việt Nam)
12.24- Quyết định số 202-TTg ngày 20/12/1992 của Thủ tướng Chính phủ về qui chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước tại các cảng biển Việt Nam.
12.25- Quyết định số 203/TTg ngày 28/12/1992 của Thủ tưởng Chính phủ về việc ban hành qui chế tổ chức và hoạt động đăng kiểm tàu biển tại Việt Nam (Kèm theo Qui chế tổ chức và hoạt động đăng kiểm tàu biển tại Việt Nam).

12.26- Quyết định số 204-TTg ngày 23/12/1992 của Thủ tướng Chính phủ về qui chế tổ chức và hoạt động thanh tra an toàn hàng hải Việt Nam (Kèm theo Qui chế tổ chức và hoạt động thanh tra an toàn hàng hải Việt Nam).


12.27- Chỉ thị số 73/TTg ngày 25/02/1993 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác cần làm ngay để bảo vệ môi trường.

12.28- Quyết định số 81/TTg ngày 01/3/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành qui chế quản lý tổ chức, cá nhân và phương tiẹn Việt Nam làm nghề cá ở vùng biển Việt Nam (Kèm theo Qui chế quản lý tổ chức, cá nhân và phương tiẹn Việt Nam làm nghề cá ở vùng biển Việt Nam).

12.29- Luật dầu khí ngày 06/7/1993 của Việt Nam. Nghị định số 84-CP ngày 17/12/1996 của Chính phủ qui định chi tiết việc thi hành luật dầu khí ngày 06/7/1993.
12.30- Quyết định số 400-TTg ngày 07/8/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu thuế khai thác và xuất khẩu hải sản ở vùng biển Trường Sa.

12.31- Nghị định số 85/CP ngày 22/11/1993 của Chính phủ ban hành qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (Kèm theo Qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản).

12.32- Luật bảo vệ môi trường ngày 27/12/1993 của Việt Nam. Nghị định số 175/CP của Chính phủ ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường. Nghị định số 26-CP ngày 26/4/1996 của Chính phủ qui định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường.
12.33- Nghị định số 14-Chính phủ ngày 25/02/1994 của Chính phủ về việc ban hành qui chế đăng ký tàu biển và thuyền viên (Kèm theo Qui chế đăng ký tàu biển và thuyền viên).

12.34- Thông tư số 85TC/TCT ngày 24/10/1994 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thu thuế cước đối với tàu biển nước ngoài đến kinh doanh vận chuyển hàng hoá tại các cảng biển Việt Nam.


12.35- Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/1995, công bố theo Lệnh số 41-L-CTN ngày 19/7/1995.
12.36- Nghị định số 48-CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Nghị định này thay thế Nghị định 85-CP ngày 22/11/1993 của Chính phủ ban hành qui chế về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ nguồn thuỷ sản.
12.37- Nghị định số 55-CP ngày 01/10/1996 của Chính phủ về hoạt động của tàu quân sự nước ngoài vào thăm nước CHXHCN Việt Nam.
B. Vài nét về biển của Việt Nam
1. Nội thuỷ Việt Nam
1.1- Tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam:
- Qui định vùng biển nằm phí bên trong của đường cơ sở và giáp với bờ biển là nội thuỷ của nước CHXHCN Việt Nam.
- Tuyên bố không nói gì tới qui ché pháp lý của vùng nước nội thuỷ. Nhưng theo luật pháp quốc tế, Việt Nam là quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền.
1.2- Nội thuỷ của nước CHXHCN Việt Nam gồm:
- Vùng biển nằm ở phía trong đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam gồm các vùng nước cảng biển, các vũng tàu, cửa sông, các vịnh, các vùng nước nằm kẹp giữa lãnh thổ đất liền và đường cơ sở dùng để tính bề rộng lãnh hải.
- Vùng biển nằm ở phía trong đường cơ sở dùng để tính bề rộng lãnh hải của các đảo và quần đảo cuả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
- Các vùng nước lịch sử: theo tuyên bố ngày 12/11/1982, vùng nước lịch sử của Việt Nam bao gồm phần vịnh thuộc phía Việt Nam ở trong vịnh Bắc Bộ và vùng nước thuộc phần của Việt Nam trong vùng nước lịch sử chung Việt Nam - Campuchia (theo Hiệp định vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia ký ngày 7/7/1982).
1.3- Qui chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trong nội thuỷ Việt Nam
- Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 30-CP ngày 29/01/1980 về qui chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước CHXHCN Việt Nam, cụ thể:
+ Tàu thuyền không quân sự của nước ngoài dùng vào mục đích vận tải và buôn bán muốn vào nội thuỷ hoặc các cảng của Việt Nam phải xin phép Bộ Giao thông vận tải nước CHXHCN Việt Nam trước ít nhất bảy ngày.
+ Tàu thuyền không quân sự của nước ngoài không dùng vào mục đích vận tải và buôn bán muốn vào nội thuỷ hoặc các cảng của Việt Nam phải xin phép Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam qua đường ngoại giao ít nhất 15 ngày trước, và sau khi được phép vào phải thông báo cho Bộ Giao thông vận tải nước CHXHCN Việt Nam trước 48 giờ trước khi bắt đầu đi vào lãnh hải Việt Nam.
(Nghị định 55-CP ngày 01/10/1996 của Chính phủ về hoạt động của tàu quân sự nước ngoài vào thăm nước CHXHCN Việt Nam đã cụ thể hoá Điều 4 của Nghị định 30-CP).
2. Lãnh hải Việt Nam
2.1- Tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ Việt Nam: "Nước CHXHCN Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời phía trên, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải". Cần chú ý một số vấn đề sau:
- Tuyên bố này khác với các văn kiện của các chế độ thực dân Pháp và Việt Nam Cộng hoà, đã mở rộng chủ quyền của Việt Nam không chỉ trên vùng lãnh hải mà còn trên vùng trời bên trên lãnh hải, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng lãnh hải đó.
- Tuyên bố nêu Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn, nhưng không có từ chủ quyền tuyệt đối trong lãnh hải. Sự im lặng này ngụ ý thừa nhận quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải.
- Mặc dù câu chữ được thể hiện dưới một công thức khác với Điều 2 của Công ước năm 1982, ta có thể thấy rằng quan điểm của Việt Nam về bản chất pháp lý của lãnh hải hoàn toàn phù hợp với các qui định của Công ước năm 1982.
2.2- Bề rộng lãnh hải Việt Nam
Điều 1 của Tuyên bố ngày 12/5/1977 đã ấn định lãnh hải Việt Nam rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở trở ra (đã bị Mỹ và các nước theo quan điểm lãnh hải 3 hải lý phản đối).
Lãnh hải ven bờ lục địa được tính từ hệ thống đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa đã được công bố trong Tuyên bố ngày 12/11/1982 của Chính phủ Việt Nam.
Lãnh hải của các đảo và quần đảo của hai huyện Hoàng Sa và huyện Trường Sa của Việt Nam sẽ được tính theo hệ thống toạ độ các điểm chuẩn của các đường cơ sở của các đảo và quần đảo sẽ được qui định trong một văn bản khác.
2.3- Đường cơ sở Việt Nam
Trong Tuyên bố ngày 12/11/1982 của Chính phủ Việt Nam, đã vạch đường cơ sở dùng để tính bề rộng lãnh hải. Hệ thống đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam gồm 10 đoạn nối 11 điểm. Hệ thống này chưa phải kín, còn tồn tại hai điểm nằm ngoài biển chưa xác định là điểm 0 trên vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia (Việt Nam tuyên bố nằm giữa biển và được xác định là giao điểm của đoạn thẳng nối liền hai quần đảo Thổ Chu của Việt Nam và quần đảo Polo Wai của Campuchia và đường biên giới phân định vùng biển của hai nước sẽ được bàn đến trong thoừi gian thích hợp); và điểm kết thúc ở cửa vịnh Bắc Bộ (là điểm kết thúc của hệ thống đường cơ sở thẳng Việt Nam tại cửa vịnh Bắc Bộ sẽ là giao điểm đường cửa vịnh và đường phân định biển trong vịnh Bắc Bộ).
Đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam có độ dài trung bình là 85 hải lý, với hơn một nửa số đoạn dài trên 100 hải lý, góc lệch với xu hướng chung của bờ biển hầu hết là 20 độ, có thể được coi về cơ bản là vạch theo xu hướng chung của bờ biển. Nhưng Việt Nam lại sử dụng một số đảo cách xa bờ làm điểm cơ sở, chính điều này làm cho đường cơ sở Việt Nam bị chỉ trích (Có 10 nước phản đối là Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapo, Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật Bản và Ôtxtrâylia).
3. Vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam
3.1- Theo Tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ Việt Nam, tại Điều 2, Chính phủ Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong phạm vi vùng biển rộng 12 hải lý tiếp liền với lãnh hải và tạo với lãnh hải một vùng biển rộng 24 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính bề rộng lãnh hải, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khoá và nhằm đảm bảo sự tuân thủ các qui định về y tế, di cư và nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.
So với qui định thời thực dân Pháp (Nghị định số 104/1306 ngày 13/4/1948), Tuyên bố ngày 12/5/1977 đã chấm dứt tình trạng lẫn lộn giữa qui chế pháp lý của lãnh hải và qui chế pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải trong vùng có chiều rộng 20 kilômét tính từ ngấn nước triều thấp nhất. Lần đầu tiên vùng tiếp giáp lãnh hải được đặt ra một cách rõ ràng, có qui chế pháp lý đầy đủ và bề rộng xác định.
Ngoài những nội dung đã được qui định trong luật pháp quốc tế, do tình hình đặc điểm riêng của nước ta, Chính phủ ta đã qui định việc kiểm soát cần thiết đối với người và tàu thuyền nước ngoài nhằm ngăn chặn và trừng trị những vụ vi phạm đối với pháp luật của Việt Nam về an ninh và di cư trên đất liền hay trong lãnh hải Việt Nam.
3.2- Theo Điều 7, Nghị định 30-CP, nước CHXHCN Việt Nam giành riêng cho mình quyền cứu hộ các tàu thuyền nước ngoài bị lâm nạn không chỉ trong nội thuỷ và lãnh hải mà còn ở cả vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam.
3.3- Trong vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam còn hai vấn đề cần giải quyết:
- So với Điều 33 của Công ước năm 1982, Việt Nam qui định thêm thẩm quyền bảo vệ an ninh trong vùng tiếp giáp lãnh hải (trên thế giới, ngoài Việt Nam hiện chỉ có 8 nước qui định như vậy là Ân Độ, Bănglađét, Miama, Campuchia, Haiti, Pakistan, Sri Lanka và Yêmen). Việt Nam đã qui định cụ thể các biện pháp bảo đảm an ninh trong vùng tiếp giáp lãnh hải bằng các Điều 3 và Điều 4 của Nghị định 30-CP ngày 29/01/1980 và Nghị định 55-CP ngày 01/10/1996 qui định viẹc xin phép vào thăm Việt Nam của tàu quân sự.
- Luật pháp nước ta chưa có các qui định điều chỉnh quyền lợi của Việt Nam như một quốc gia ven biển đôí với các hiện vật lịch sử và khảo cổ phát hiện ra và trục vớt lên trong vùng biển này (Điều 175 và Điều 178 của Bộ luật hàng hải Việt Nam không nêu). Việc bỏ quên không qui định quyền đối với các hiện vật lịch sử và khảo cổ phát hiện ra và trục vớt lên trong vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam với tư cách một quốc gia ven biển, nằm trên ngã tư của đường hàng hải quốc tế trong khu vực, nơi đánh dấu nhiều vụ chìm tàu trong lịch sử, đã gây tổn hại không nhỏ cho quyền lợi của Việt Nam.
4. Vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam
Tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ Việt Nam qui định: vùng đặc quyền về kinh tế của Việt Nam tiếp liền với lãnh hải và tạo với lãnh hải một vùng rộng 200 haỉ lý tính từ đường cơ sở dùng để tính bề rộng lãnh hải. Nhà nước Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền về kinh tế Việt Nam, có các quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thacs vùng đặc quyền về kinh tế nhằm mục đích kinh tế, có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền về kinh tế của Việt Nam, có thẩm quyền riêng biệt trong việc thíet lập, lắp đặt và sử dụng các công trình, các đảo nhân tạo, có thẩm quyền riêng biệt về bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường biển.
Với tuyên bố về vùng đặc quyền kinh tế như trên, Việt Nam được coi như những nước đi tiên phong trong việc đưa khái niệm vùng đặc quyền về kinh tế trở thành khái niệm có giá trị tập quán trước khi Công ước của Liên hợp quốc về luật biển được ký kết và có hiệu lực. Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông nam á tuyên bố thiết lập vùng đặc quyền về kinh tế 200 hải lý. Vùng đặc quyền về kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam rộng khoảng 210.600 hải lý vuông, gấp đôi diện tích lãnh thổ đất liền của Việt Nam.
Do lãnh hải của Việt Nam rộng 12 hải lý, nên chiều rộng thực sự của vùng đặc quyền về kinh tế Việt Nam chỉ là 188 hải lý kế từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Tại những khu vực mà vùng đặc quyền về kinh tế Việt Nam chưa ra tới hết bề rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở mà đã gặp vùng đặc quyền về kinh tế của quốc gia khác thì ranh giới phân chia vùng đặc quyền về kinh tế giữa nước ta với các nước có liên quan sẽ được qui định phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
5. Lập trường của Việt Nam về phân định biển


  • Trong Tuyên bố ngày 12/5/1977, tại khoản 7 nêu rõ: “Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên”.

  • Trong Hội nghị lần thứ ba của LHQ về luật biển, đại biểu Việt Nam là ông Lê Kim Chung đã phát biểu: “Liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp, đoàn đại biểu Việt Nam ủng hộ các cuộc đàm phán trực tiếp giữa các quốc gia hữu quan trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau” và “Đoàn đại biểu Việt Nam tin tưởng rằng vấn đề phân định các vùng biển chỉ có thể được giải quyết nhân danh nguyên tắc công bằng, nguyên tắc đã được các học thuyết cũng như thực tế xét xử thừa nhận”. Việt Nam chính thức tham dự nhóm 29 (nhóm ủng hộ nguyên tắc công bằng).



C. Về phân định biên giới biển giữa CHXHCN Việt Nam và các nước hữu quan
Việt Nam có bảy trong số mười lăm tranh chấp về phân định biển trong vùng Đông nam á, có các vấn đề phân định thuần tuý dựa trên cơ sở các Điều 74 và 83 của Công ước năm 1982 (như vơí Thái Lan trong vịnh Thái Lan, với Indonesia, Malaysia), có các vấn đề phân định liên quan tới danh nghĩa lịch sử (như với Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ, với Campuchia trong vịnh Thái Lan) và có các vấn đề phân định biển Đông có liên quan đến tranh chấp trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cho đến nay, tình hình phân định biển giữa Việt Nam và các nước hữu quan như sau:

1- Việt Nam và Campuchia đã tiến hành đàm phán về biên giới trên biển giữa hai nước, ngày 07/7/1982 đã ký được Hiệp định về vùng nước lịch sử giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Campuchia. Hiện nay hai bên đang tiếp tục đàm phán để phân định biên giới trên biển.


2- Việt Nam và Cộng hoà Indonesia: Đã tiến hành đàm phán từ năm 1978 để phân định vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước. Giữa hai nước có vùng biển tranh chấp diện tích khoảng hơn 40.000 km2. Đến nay, hai bên đã gần đi đến một giải pháp cuối cùng và trong thời gian không xa hai bên sẽ ký được Hiệp ước về vấn đề này.
3- Việt Nam và Cộng hoà Malayxia: Có vùng chồng lấn vùng biển và thềm lục địa rộng khoảng 2.800 km2. Tháng 6 năm 1992, hai nước đàm phán ở Kuala Lampur và đã ký “Biên bản thoả thuận giữa Malaysia và CHXHCN Việt Nam về việc thăm dò và khai thác dầu khí trong vùng lục địa đã được xác định liên quan đến hai nước” trong vịnh Thái Lan, hợp tác thăm dò khai thác chung vùng chống lấn, giao cho các công ty dầu lửa của hai nước ký các dàn xếp thương mại và tiến hành hợp tác thăm dò, khai thác. Việc phân định vùng chồng lấn sẽ giải quyết sau.
4- Việt Nam và Thái Lan: Từ năm 1992 đến nay, đã tiến hành nhiều vòng đàm phán chuyên viên về phân định vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục điạ giữa hai nước. Đến ngày 09/8/1997, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước đã ký Hiệp định về phân ranh giới trên biển giữa Việt Nam và Thái Lan.
Giữa Malaisia và Thái Lan có vùng khai thác chung rộng khoảng 7.250 km2, trong đó có khoảng 875 km2 có liên quan tới Việt Nam. Ba nước đã thoả thuận sẽ cùng nhau giải quyết khu vực này.
5- Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành nhiều vòng đàm phán về phân định vịnh Bắc Bộ và về Biển Đông, đến nay đã đạt được một số kết quả bước đầu.
------------------------------------

Phụ lục
1- Về hoạch định biên giới biển giữa Nigiêria và Cameroun:
1.1. Định ước Berlin năm 1885 thừa nhận quyền của Anh đối với Nigieria và của Đức đối với Cameroun.

1.2. Thoả thuận về biên giới giữa Nigieria và Cameroun ký ngày 15/10/1893;

1.3. Thoả thuận về biên giới giữa Nigieria và Cameroun ký ngày 14/4/1894;

1.4. Thoả thuận về biên giới giữa Nigieria và Cameroun ký ngày 19/3/1906;

1.5. Thoả thuận giữa Anh và Đức nhằm xác lập đường biên giới giữa Nigieria và Cameroun từ Yola ra biển ký ngày 11/3/1913;

1.6. Lệnh của Hội đồng Anh năm 1946 về việc phân chia phần Bắc và Nam ở vùng Tây Cameroun;



1.7. Tuyên bố Maroua năm 1975 giữa hai nguyên thủ quốc gia Nigieria (ông Gowon) và Cameroun (ông Ahidjo), trong đó nói biên giới biển giữa hai nước là đoạn thẳng nối liền chín (9) điểm được xác định rõ kinh tuyến và vĩ tuyến.

2. Hoạch định biên giới biển giữa Cộng hoà Guinée và Cộng hoà Guinée Bissau: Hiệp ước ngày 12/5/1886 giữa Pháp và Bồ Đào Nha về phân định biên giới giữa Guinée và Guinée Bissau.

3. Một số Hiệp ước về hợp tác chung trong vùng biển:
3.1- Hiệp ước giữa Thái Lan và Malayxia
3.2- Hiệp ước Vùng Nam cực (Antarctic Treaties)
3.3- Hiệp ước Hợp tác giữa Anh và Argentina trong vùng đảo Falklands
3.4- Hiệp ước Eo Biển Torres (Torres Straits Treaty)

3. Trung Quốc:
1.1- Tuyên bố ngày 04/9/1958 của Chính phủ CHND Trung Hoa về lãnh hải của Trung Quốc (đăng trên báo Nhân Dân ngày 06/9/1958).
1.2- Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, do Uỷ ban Thường vụ Đại hội đồng nhân dân thông qua ngày 25/02/1992, ấn định lãnh hải là 12 hải lý và nói rõ điều đó áp dụng cho phần lục địa của Trung Quốc và cũng cho các đảo trong đó có các đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
1.3- Công hàm ngày 29/9/1932 của Công sứ quán Trung Quốc gửi Chính phủ Pháp về việc phân định biên giới giữa Trung Quốc và lãnh thổ Việt Nam khi đó thuộc quyền kiểm soát của Pháp.

4. Việt Nam:
2.1- Tuyên bố của Chính phủ CHXHCN Việt Nam ngày 12/5/1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
2.2- Nghị quyết ngày 26/3/1994 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
2.3- Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ Trung Quốc: “Chính phủ Việt Nam DCCH ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 04/9/1958 của Chính phủ CHND Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam DCCH tôn trọng quyết định đó”.

5. Một số Phán quyết quốc tế về vùng biển và đảo, quần đảo:
3.1- Phán quyết đảo Palmas, ngày 04/4/1928 giữa Mỹ và Hà Lan (Max Huber, Tạp chí Tổng quan về Công pháp quốc tế, 1935, tr. 163).
3.2- Phán quyết vụ đảo Bulama trên bờ biển Tây Phi, ngày 21/4/1870 giữa Anh và Bồ Đào Nha (Trọng tài Ulysses Grant).
3.3- Toà án quốc tế thường trực: Vụ Đông Groenland, ngày 05/4/1933, giữa Đan Mạch và Na Uy (Tuyển tập, 1933, tr.45).
3.4- Vụ đảo Aves, phán quyết ngày 30/6/1965, giữa Hà Lan và Venezuela (A.de la Pradelle et N. Politis - Tuyển tập các vụ trọng tài quốc tế, T.II, tr. 417, 418).
3.5- Vụ đảo Clipperton, ngày 28/01/1931, giữa Pháp và Mêhico (Phán quyết của vua Victor Emmanuel. Tạp chí khoa học hành chính, Paris, T. VII, tr. 1110, 1111).
3.6- Phán quyết vụ hoạch định biên giới biển giữa Guinée và Guinée Bissau ngày 14/02/1985.
3.7- Phán quyết vụ Tây Sahara (Italia), ý kiến của Toà án pháp lý quốc tế ngày 16/10/1975.
3.8- Phán quyết vụ Minquiers và Ercréhous, ngày 17/11/1953, giữa Pháp và Anh.
3.9- Phán quyết vụ biên giới giữa Guyana thuộc Anh và Bzazil ngày 06/6/1904.
------------------------------------


Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung
2011 -> VIỆt nam asean tự HÀo về những thành tựu của mìNH

tải về 232.12 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương