LUẬt năng lưỢng nguyên tử CỦa quốc hội khóa XII, KỲ HỌp thứ 3, SỐ 18/2008/QH12 ngàY 03 tháng 06 NĂM 2008



tải về 230.78 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích230.78 Kb.
#563
1   2   3   4   5

Mục 1

VẬN CHUYỂN



Điều 60. Yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân vận chuyển vật liệu phóng xạ

1. Tổ chức, cá nhân chỉ được vận chuyển vật liệu phóng xạ sau khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.

2. Tổ chức, cá nhân vận tải không được từ chối vận chuyển vật liệu phóng xạ đã được đóng gói theo quy định tại Điều 61 của Luật này và đã đủ điều kiện được vận chuyển theo quy định của pháp luật.

Điều 61. Đóng gói các kiện hàng phóng xạ để vận chuyển

1. Vật liệu phóng xạ phải được đóng gói trong các kiện hàng phóng xạ trước khi vận chuyển, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.

2. Kiện hàng phóng xạ được thiết kế, chế tạo, thử nghiệm bảo đảm an toàn tương xứng với mức độ nguy hiểm của vật liệu phóng xạ và phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng.

3. Kiện hàng phóng xạ chỉ được dùng để chứa vật liệu phóng xạ và các tài liệu, vật phụ trợ cần thiết liên quan đến vật liệu phóng xạ được vận chuyển.

4. Việc đóng gói vật liệu phóng xạ để vận chuyển được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Điều 62. Kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh và kế hoạch ứng phó sự cố khi vận chuyển

1. Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển vật liệu phóng xạ phải lập và thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Có phương án bảo vệ an toàn cho người trực tiếp tham gia vận chuyển và những người có liên quan khác; kiểm tra sự nhiễm bẩn phóng xạ của kiện hàng, khu vực chuẩn bị kiện hàng phóng xạ, khu vực kho và các phương tiện vận chuyển; lập và lưu giữ hồ sơ kiểm tra;

b) Nhân viên tham gia vào quá trình vận chuyển phải được đào tạo, cập nhật kiến thức về an toàn bức xạ, có hiểu biết về quy tắc phòng cháy, chữa cháy và quy định về vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ;

c) Xây dựng, kiểm soát lộ trình vận chuyển; phòng ngừa việc thất lạc vật liệu phóng xạ, việc chiếm đoạt, phá hoại vật liệu phóng xạ.

2. Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển vật liệu phóng xạ phải lập kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở đáp ứng những yêu cầu sau đây:

a) Quy định cụ thể nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân khi có sự cố xảy ra;

b) Thông báo khẩn cấp cho các cơ quan có thẩm quyền về sự cố;

c) Có biện pháp và phương tiện kỹ thuật cần thiết ứng phó sự cố;

d) Cảnh báo cho dân chúng xung quanh nơi xảy ra sự cố;

đ) Khoanh vùng cách ly, ngăn chặn tiếp cận, khắc phục việc nhiễm bẩn phóng xạ;

e) Cấp cứu nạn nhân.

3. Kế hoạch ứng phó sự cố trong vận chuyển chất phóng xạ, chất thải phóng xạ có mức độ nguy hiểm trên trung bình và vận chuyển vật liệu hạt nhân phải được diễn tập và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép thẩm định.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chi tiết việc lập kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh và kế hoạch ứng phó sự cố trong vận chuyển vật liệu phóng xạ.



Điều 63. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong vận chuyển

1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gửi hàng:

a) Xin cấp giấy phép vận chuyển vật liệu phóng xạ;

b) Đóng gói vận chuyển vật liệu phóng xạ theo quy định tại Điều 61 của Luật này;

c) Thông báo cho tổ chức, cá nhân vận chuyển những yêu cầu về an toàn, an ninh và cung cấp những tài liệu liên quan đến hàng vận chuyển;

d) Phối hợp với tổ chức, cá nhân vận chuyển hướng dẫn nhân viên vận chuyển thực hiện quy định của giấy phép vận chuyển và hợp đồng vận chuyển;

đ) Lưu giữ hồ sơ về việc gửi hàng.

2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vận chuyển:

a) Kiểm tra điều kiện an toàn của hàng gửi theo quy định;

b) Tuân thủ các quy định của giấy phép vận chuyển và hợp đồng vận chuyển; chỉ chấp nhận vận chuyển khi hàng gửi có đầy đủ thủ tục, hồ sơ hợp lệ, đóng gói bảo đảm an toàn trong vận chuyển;

c) Phối hợp với tổ chức, cá nhân gửi hàng hướng dẫn nhân viên vận chuyển thực hiện quy định của giấy phép vận chuyển và hợp đồng vận chuyển;

d) Báo cáo ngay với cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân khi kiện hàng phóng xạ không có người nhận.

3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhận hàng:

a) Phối hợp với tổ chức, cá nhân gửi hàng, tổ chức, cá nhân vận chuyển tiếp nhận an toàn, đúng hạn, nhanh chóng giải phóng kiện hàng phóng xạ ra khỏi nơi nhận hàng;

b) Tham gia khắc phục hậu quả cùng với tổ chức, cá nhân liên quan khi sự cố xảy ra;

c) Báo cáo ngay cho tổ chức, cá nhân gửi hàng và cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân khi phát hiện hàng hoá nhận được không đúng với hợp đồng vận chuyển về chủng loại, số lượng, kiện hàng phóng xạ có dấu hiệu bị hư hỏng, bị tháo dỡ, bị rò rỉ phóng xạ.

4. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân lưu giữ kiện hàng phóng xạ tại kho trung chuyển:

a) Phối hợp với tổ chức, cá nhân vận chuyển, tổ chức, cá nhân nhận hàng tiếp nhận an toàn, nhanh chóng giải phóng các kiện hàng phóng xạ ra khỏi nơi nhận hàng;

b) Tham gia khắc phục hậu quả cùng với các bên liên quan khi sự cố xảy ra;

c) Báo cáo ngay với cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân khi phát hiện các kiện hàng phóng xạ có dấu hiệu bị hư hỏng, bị tháo dỡ, bị rò rỉ phóng xạ; kiện hàng phóng xạ không có người nhận.

5. Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc vận chuyển phải thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh và ứng phó sự cố quy định tại Điều 62 của Luật này.

Điều 64. Kiểm soát an toàn đối với vận chuyển quá cảnh vật liệu phóng xạ và hoạt động của tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân

Việc vận chuyển vật liệu phóng xạ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, hoạt động của tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép và phải chịu sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.


Mục 2

NHẬP KHẨU VÀ XUẤT KHẨU



Điều 65. Kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân

1. Việc nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân chỉ được nhập khẩu, xuất khẩu khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép;

b) Vật liệu phóng xạ phải được đóng gói trong kiện hàng theo quy định tại Điều 61 của Luật này;

2. Cơ quan hải quan phải ưu tiên làm thủ tục thông quan vật liệu phóng xạ đáp ứng đầy đủ quy định tại khoản 1 Điều này; nếu vi phạm thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền buộc phải khắc phục trước khi thông quan hoặc tái xuất hoặc tịch thu.

4. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu vật liệu phóng xạ, thiết bị hạt nhân vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền buộc phải khắc phục trước khi thông quan.

5. Chính phủ quy định cụ thể cơ chế phối hợp giữa cơ quan hải quan, cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân, các cơ quan liên quan trong việc kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân tại cửa khẩu.



Điều 66. Kiểm soát nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng đã chiếu xạ hoặc chứa chất phóng xạ

1. Hàng hoá tiêu dùng đã chiếu xạ không có trong danh mục được phép nhập khẩu hoặc có trong danh mục được phép nhập khẩu nhưng đã chiếu xạ hoặc chứa chất phóng xạ quá mức quy định thì không được phép nhập khẩu.

2. Hàng hoá tiêu dùng đã chiếu xạ hoặc chứa chất phóng xạ được phép nhập khẩu phải ghi rõ trên nhãn.

3. Bộ Y tế quy định danh mục sản phẩm tiêu dùng đã chiếu xạ hoặc chứa chất phóng xạ được phép nhập khẩu và mức chiếu xạ đối với hàng hoá tiêu dùng trên cơ sở kết quả thẩm định an toàn của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.



Điều 67. Kiểm soát hàng hoá nhập khẩu nghi ngờ chứa chất phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ

1. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân phối hợp với cơ quan hải quan triển khai các biện pháp cần thiết để phát hiện, kiểm tra hàng hoá nhập khẩu nghi ngờ chứa chất phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ.

2. Khi phát hiện hàng hoá nhập khẩu chứa chất phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ, cơ quan hải quan dừng làm thủ tục thông quan, thông báo cho chủ hàng để xử lý bằng các biện pháp sau đây:

a) Áp dụng ngay các biện pháp bảo đảm an toàn cần thiết nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác hại đối với con người, môi trường;

b) Áp dụng các biện pháp loại bỏ chất phóng xạ, tẩy xạ hàng hoá chứa chất phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ, trừ trường hợp tái xuất ngay.

3. Cơ quan hải quan phối hợp với cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân kiểm soát việc thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Sau khi áp dụng các biện pháp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này mà hàng hoá đủ điều kiện nhập khẩu thì tiếp tục cho làm thủ tục thông quan, trường hợp không đủ điều kiện thì buộc tái xuất.

5. Chủ hàng có trách nhiệm khắc phục mọi hậu quả do hàng hoá nhập khẩu chứa chất phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ gây ra tại bến cảng.



Chương VIII

DỊCH VỤ HỖ TRỢ ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ



Điều 68. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử

1. Tư vấn kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

2. Đánh giá, định giá, giám định công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân.

3. Đào tạo nhân viên bức xạ; đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ.

4. Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân.

5. Đo liều chiếu xạ cá nhân, đánh giá hoạt độ phóng xạ.

6. Kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị ghi đo bức xạ, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân.

7. Tẩy xạ.

8. Thay, đảo nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân.

9. Lắp đặt nguồn phóng xạ.

10. Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác.

Điều 69. Điều kiện hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử

1. Tổ chức tiến hành hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật;

b) Có ít nhất hai người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;

c) Có cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động dịch vụ theo nội dung đăng ký.

2. Cá nhân hoạt động độc lập trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử phải có chứng chỉ hành nghề dịch vụ.

3. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử phải đăng ký hoạt động theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều 70. Chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử

1. Cá nhân có đủ điều kiện sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử:

a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;

b) Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc phù hợp;

c) Đã qua khoá đào tạo dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử tại cơ sở đào tạo.

2. Người được cấp chứng chỉ quy định tại Điều này có trách nhiệm thường xuyên cập nhật kiến thức liên quan.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể về cơ sở đào tạo dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử; việc cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử và việc công nhận chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử do tổ chức nước ngoài cấp.

Điều 71. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử có các quyền sau đây:

a) Tiến hành hoạt động đã đăng ký;

b) Yêu cầu người sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc cung ứng dịch vụ;

c) Sử dụng cộng tác viên trong nước và nước ngoài để thực hiện hoạt động dịch vụ;

d) Nhận thù lao từ việc cung ứng dịch vụ theo thoả thuận;

đ) Yêu cầu người sử dụng dịch vụ bồi thường thiệt hại do lỗi của người sử dụng dịch vụ gây ra cho mình;

e) Hợp tác, liên doanh với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài để tiến hành hoạt động dịch vụ;

g) Tham gia hiệp hội ngành, nghề trong nước, khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện việc cung ứng dịch vụ theo đúng nội dung đã đăng ký;

b) Thực hiện hợp đồng dịch vụ đã giao kết;

c) Chịu trách nhiệm với bên sử dụng dịch vụ về kết quả thực hiện dịch vụ của mình;

d) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho bên sử dụng dịch vụ;

đ) Thực hiện nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;

e) Thông báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ và cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân khi phát hiện có nguy cơ phát sinh sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân.


Chương IX

KHAI BÁO VÀ CẤP GIẤY PHÉP


Điều 72. Khai báo chất phóng xạ, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân

1. Tổ chức, cá nhân có chất phóng xạ hoặc chất thải phóng xạ với hoạt độ trên mức miễn trừ khai báo, thiết bị bức xạ có công suất trên mức miễn trừ khai báo, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân phải khai báo với cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân về số lượng, loại, đặc tính, xuất xứ và các thông tin khác quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật này.

2. Việc khai báo phải được thực hiện trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày có vật liệu phóng xạ, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân.

Điều 73. Giấy phép tiến hành công việc bức xạ

1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải có giấy phép, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, cá nhân được tiến hành các công việc bức xạ dưới đây không phải xin cấp giấy phép:

a) Sản xuất, chế biến, nhập khẩu, xuất khẩu, đóng gói, vận chuyển, lưu giữ, sử dụng chất phóng xạ có hoạt độ từ mức miễn trừ cấp phép trở xuống;

b) Sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ thuộc danh mục không phải xin cấp giấy phép.

Điều 74. Thời hạn của giấy phép tiến hành công việc bức xạ

1. Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm dưới trung bình được cấp cho nhiều chuyến hàng có thời hạn mười hai tháng.

2. Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm từ trung bình trở lên, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân được cấp cho từng chuyến hàng có thời hạn sáu tháng.

3. Giấy phép cho tổ chức, cá nhân nư­ớc ngoài vận chuyển vật liệu phóng xạ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; giấy phép cho tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân của nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có thời hạn sáu tháng.

4. Giấy phép cho tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân của tổ chức, cá nhân trong nước có thời hạn mười năm.

5. Giấy phép vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, vận hành nhà máy điện hạt nhân có thời hạn mười năm.

6. Giấy phép vận hành thiết bị chiếu xạ có thời hạn năm năm.

7. Giấy phép tiến hành công việc bức xạ khác có thời hạn ba năm.

Điều 75. Điều kiện cấp giấy phép

1. Tổ chức có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ:

a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Tiến hành công việc bức xạ phù hợp với chức năng hoạt động;

c) Có đội ngũ nhân lực, cơ sở vật chất - kỹ thuật phù hợp;

d) Đáp ứng đủ các điều kiện bảo đảm an toàn, an ninh đối với từng công việc bức xạ cụ thể theo quy định của Luật này;

đ) Hoàn thành hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Cá nhân có đủ các điều kiện quy định sau đây thì được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ:

a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;

b) Tiến hành công việc bức xạ phù hợp với đăng ký hành nghề hoặc đăng ký kinh doanh;

c) Có trình độ chuyên môn phù hợp;

d) Đáp ứng đủ các điều kiện bảo đảm an toàn, an ninh đối với từng công việc bức xạ cụ thể theo quy định của Luật này;

đ) Hoàn thành hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 76. Các loại hồ sơ xin cấp giấy phép

1. Hồ sơ xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ có các tài liệu sau đây:

a) Đơn xin cấp giấy phép;

b) Số lượng, loại, đặc tính, xuất xứ và mục đích sử dụng của chất phóng xạ, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;

c) Tài liệu chứng minh đủ điều kiện về nhân lực; kế hoạch đào tạo, huấn luyện nhân lực;

d) Báo cáo đánh giá an toàn hoặc báo cáo phân tích an toàn đối với từng công việc bức xạ cụ thể;

đ) Quy trình bảo đảm chất lượng;

e) Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân đối với từng công việc bức xạ cụ thể;

g) Dự kiến hệ thống hồ sơ lưu giữ và hệ thống báo cáo.

2. Hồ sơ xin cấp giấy phép xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng gồm các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này và các tài liệu sau đây:

a) Dự kiến số lượng, loại, đặc tính chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng được lưu giữ, xử lý;

b) Phương pháp, thiết bị xử lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;

c) Dự kiến khả năng phát thải ra môi trường và kế hoạch kiểm xạ môi trường;

d) Dự kiến các nghiên cứu, triển khai hỗ trợ việc xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng tại cơ sở;

đ) Dự kiến địa điểm lưu giữ và chôn cất.

3. Hồ sơ xin cấp giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ gồm các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này và các tài liệu sau đây:

a) Bản đồ khu vực thăm dò, khai thác, chế biến quặng;

b) Dự kiến địa điểm lưu giữ chất thải của hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến; phương pháp và thiết bị xử lý chất thải;

c) Dự kiến các biện pháp, kế hoạch phục hồi môi trường sau khi kết thúc từng giai đoạn và toàn bộ hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến.

4. Hồ sơ xin cấp giấy phép vận chuyển vật liệu phóng xạ gồm các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này và các tài liệu sau đây:

a) Tài liệu chứng minh phương tiện vận chuyển đáp ứng yêu cầu an toàn, an ninh;

b) Mô tả chi tiết kiện hàng;

c) Biện pháp cố định vật liệu phóng xạ trong kiện hàng, cố định nắp kiện hàng và cố định kiện hàng trên phương tiện vận chuyển;

d) Suất liều chiếu xạ cực đại trên bề mặt của kiện hàng và cách kiện hàng một mét;

đ) Tài liệu chứng minh bảo đảm an toàn đối với vật liệu phóng xạ xếp trong kiện hàng trong điều kiện bình thường cũng như khi có sự cố;

e) Hợp đồng vận chuyển.

5. Hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ, thiết bị hạt nhân bao gồm các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này và các tài liệu sau đây:

a) Thông tin về tổ chức, cá nhân sử dụng vật liệu phóng xạ, thiết bị hạt nhân;

b) Hợp đồng nhập khẩu, xuất khẩu ghi rõ trách nhiệm của các bên khi tham gia nhập khẩu, xuất khẩu.

Điều 77. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp giấy phép

1. Thẩm quyền cấp giấy phép được quy định như sau:

a) Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ, trừ trường hợp quy định tại các điểm b, c và d Điều này;

b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế;

c) Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ trên cơ sở kết quả thẩm định an toàn của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân;

d) Bộ Công thương cấp giấy phép vận hành thử và vận hành chính thức nhà máy điện hạt nhân sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Khoa học và Công nghệ và Hội đồng an toàn hạt nhân quốc gia.

2. Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải xem xét cấp giấy phép trong thời hạn sau đây:

a) Mười lăm ngày làm việc đối với nhập khẩu, xuất khẩu;

b) Ba mươi ngày đối với thiết bị X-quang sử dụng trong y tế;

c) Sáu mươi ngày đối với các công việc bức xạ khác, trừ giấy phép vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và giấy phép vận hành nhà máy điện hạt nhân.

3. Trường hợp không cấp giấy phép thì chậm nhất trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 78. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại giấy phép

1. Tổ chức, cá nhân muốn sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ phải gửi hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Tổ chức, cá nhân phải gửi hồ sơ xin gia hạn giấy phép trước khi giấy phép hết hạn ít nhất một trăm tám mươi ngày đối với vận hành lò phản ứng hạt nhân và vận hành nhà máy điện hạt nhân, sáu mươi ngày đối với các công việc bức xạ khác.

3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại giấy phép được thực hiện theo quy định tại các điều 41, 47, 48, 50, 64, 76 và 77 của Luật này.

4. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép có quyền sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại giấy phép.



Điều 79. Thu hồi giấy phép

1. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy phép tiến hành công việc bức xạ trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm nghiêm trọng điều kiện về an toàn, an ninh;

b) Vi phạm điều kiện về an toàn, an ninh mà không khắc phục được trong thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;

c) Bị xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm quy định về an toàn, an ninh lần thứ hai trong khoảng thời gian mười hai tháng;

d) Bị buộc phải chấm dứt hoạt động tiến hành công việc bức xạ theo quy định của pháp luật;

đ) Xin chấm dứt tiến hành công việc bức xạ.

2. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy phép do vi phạm quy định về an toàn, an ninh chỉ được xem xét cấp lại giấy phép sau hai mươi bốn tháng, kể từ ngày bị thu hồi giấy phép.

3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép có quyền thu hồi giấy phép.

Điều 80. Phí và lệ phí

1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép phải nộp phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.

2. Chính phủ quy định cụ thể việc thu phí, lệ phí và sử dụng phí, lệ phí đối với các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn, an ninh trong các hoạt động đó.



Điều 81. Trách nhiệm quy định, hướng dẫn việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ

1. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm quy định, hướng dẫn các nội dung sau đây:

a) Thủ tục, hồ sơ khai báo vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân;

b) Danh mục công việc bức xạ sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ không phải xin cấp giấy phép;

c) Hồ sơ xin cấp giấy phép vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu;

d) Hồ sơ xin cấp giấy phép vận chuyển vật liệu phóng xạ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động của tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam;

đ) Thời hạn xem xét hồ sơ cấp giấy phép xây dựng, vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu;

e) Nội dung và mẫu các loại giấy phép;

g) Điều kiện về nhân lực và kỹ thuật để được cấp giấy phép.

2. Bộ Công thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định, hướng dẫn về hồ sơ xin cấp giấy phép, thời hạn xem xét hồ sơ cấp giấy phép vận hành nhà máy điện hạt nhân; nội dung, mẫu giấy phép; điều kiện về tài chính, nhân lực và kỹ thuật để được cấp giấy phép.



Chương X

ỨNG PHÓ SỰ CỐ, BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI BỨC XẠ, HẠT NHÂN


Каталог: Download.aspx
Download.aspx -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download.aspx -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ thông tin và truyềN thông cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Download.aspx -> Thanh tra chính phủ BỘ NỘi vụ
Download.aspx -> THÔng tư CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 03/2006/tt-bkh ngàY 19 tháng 10 NĂM 2006
Download.aspx -> BIỂu thống kê tthc tên thủ tục hành chính
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 230.78 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương