Luật giao thông đường thủy nội địa sau 8 năm thực hiện



tải về 13.21 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích13.21 Kb.
#1113
Luật giao thông đường thủy nội địa sau 8 năm thực hiện:

Còn nhiều bất cập cần chỉnh sửa

Sau tám năm thực hiện Luật Giao thông đường thủy nội địa (GTĐTNĐ), hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa của nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, đến nay Bộ GTVT cũng thừa nhận còn có không ít những bất cập trong công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện; công tác quản lý hoạt động tại cảng, bến thủy nội địa; công tác kiểm tra, xử lý vi phạm và tai nạn giao thông… cần phải chỉnh sửa. Tai nạn giảm, song số vụ nghiêm trọng vẫn chiếm tỷ lệ cao

Tính đến nay, tổng chiều dài đường thủy nội địa toàn quốc đang được tổ chức, quản lý, khai thác là 19.257km với 6.698 cảng, bến thủy nội địa trong đó có 2.300 bến khách ngang sông (trong đó 1.957 bến được cấp giấy phép hoạt động, chiếm 85,08%.

Từ năm 2005 đến năm 2012 toàn quốc đã xảy ra 1.611 vụ tai nạn giao thông đường thủy, làm chết 1.263 người, làm bị thương 187 người, chìm đắm 1.459 phương tiện; ước tính thiệt hại về tài sản khoảng 162 tỷ đồng. So với những năm trước khi Luật GTĐTNĐ (năm 2004) có hiệu lực thi hành, số vụ tai nạn và thiệt hại do tai nạn gây ra giảm đáng kể.

Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông chủ yếu là do yếu tố chủ quan, chiếm tỷ lệ 76%, đó là ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông còn kém, kỹ năng xử lý tình huống của người điều khiển phương tiện chưa cao. Trong đó, đáng kể nhất là tình trạng chở quá số người được phép chở trên phương tiện là nguyên nhân trực tiếp của nhiều vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 

Tình hình tai nạn vẫn còn diễn biến phức tạp là điều không bất ngờ, khi mà, lãnh đạo Bộ GTVT cũng chỉ ra rằng, tính đến tháng 12/2012, số phương tiện đã đăng ký là 151.764 chiếc, mới đạt tỷ lệ 34%. Số phương tiện chưa thực hiện đăng ký còn nhiều, chiếm hơn 60%, trong đó chủ yếu là các phương tiện loại nhỏ có trọng tải toàn phần  từ trên 01 tấn đến dưới 15 tấn, công suất máy chính từ 5 mã lực đến dưới 15 mã lực.

Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường (KHCN-MT) của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết: Sau 8 năm thực hiện, loại phương tiện cần đăng ký chỉ đạt 34% và số phương tiện phải đăng kiểm chỉ đạt 61% là rất thấp. Trong các nguyên nhân dẫn đến kết quả thực hiện còn thấp nêu trên, có thể có nguyên nhân do quy định về đăng ký, đăng kiểm tại Điều 24 chưa phù hợp với thực tế cuộc sống, đặc biệt là đối với dân cư ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi phương tiện thủy là phổ biến.

Không chỉ là phương tiện, dù là nhân tố quan trọng góp phần quyết định đối với an toàn trong hoạt động vận tải thủy nội địa, song, công tác quản lý, đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện tại nhiều tỉnh thành chưa thật được chú trọng. Dẫn chứng là đến tháng 12/2012, mới chỉ có 112.807 người được cấp bằng thuyền, máy trưởng (trong tổng số 188.000 người thuộc diện phải có bằng thuyền trưởng, máy trưởng), đạt tỷ lệ 60% và 160.677 người được cấp chứng chỉ chuyên môn (trong tổng số 444.000 người thuộc diện phải có chứng chỉ lái phương tiện), đạt tỷ lệ 36,2%.

Văn bản còn bộc lộ những bất cập, vướng mắc

Trong báo cáo 8 năm thực hiện Luật Giao thông ĐTNĐ, các cơ quan liên ngành cũng chỉ ra rằng, công tác xây dựng, ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật GTĐTNĐ năm 2004 còn chưa kịp thời; chất lượng một số văn bản chưa cao, có văn bản phải điều chỉnh nhiều lần. Nguyên nhân cơ bản là tình hình thực tế thay đổi, việc cập nhật để đưa ra những điều chỉnh chưa theo kịp; sự quan tâm của các cấp trong công tác ban hành văn bản chưa ngang tầm với nhu cầu cấp thiết trong quản lý, đặc biệt là chính sách đầu tư kinh phí hỗ trợ cho công tác này.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng thì Luật GTĐTNĐ 2004 quy định đường thuỷ nội địa là luồng trên sông, kênh rạch, hồ, đầm, phá, vụng, vịnh được tổ chức, quản lý. Thực tế hiện nay, cả nước có hơn 80.577km sông, kênh, rạch, trong đó có gần 42.000km có hoạt động giao thông vận tải.

Tuy nhiên, cơ quan quản lý nhà nước mới tổ chức, quản lý được hơn 19.000km (chiếm tỷ lệ 45%) do khó khăn về kinh phí, đặc biệt đối với các địa phương. Trong khi đó, trên các sông, kênh chưa được tổ chức quản lý, hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa của nhân dân vẫn diễn ra mà không chịu sự điều chỉnh của Luật GTĐTNĐ năm 2004.



“Nếu không sửa đổi bổ sung quy định này, khi có tai nạn liên quan đến phương tiện thủy nội địa xảy ra ở ngoài phạm vi luồng (đối với các sông, kênh, rạch được tổ chức quản lý) và trên các sông, kênh, rạch chưa được tổ chức, quản lý thì các cơ quan quản lý nhà nước gặp khó khăn trong việc xử lý, giải quyết vụ việc do khu vực này không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật GTĐTNĐ năm 2004” – Bộ trưởng nhấn mạnh

Nguồn: Huyền Hân, Báo Điện tử Công an nhân dân
Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU -> Attachments
Attachments -> Công ước số 138 Công ước về Tuổi tối thiểu được đi làm việc, 1973
Attachments -> Các đơn vị đặc nhiệm một số quốc gia
Attachments -> KẾt hôn có YẾu tố NƯỚc ngoàI: LÚng túng “ĐUỔI” theo thông tư
Attachments -> Bộ luật Dân sự Việt Nam hiện đại Đỗ Giang Nam
Attachments -> Công ước số 182 Công ước Nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, 1999
Attachments -> Số 279: Sở hữu đất đai
Attachments -> Tìm hiểu về quân đội vũ trang cách mạng Cu-ba
Attachments -> Lực lượng đặc nhiệm sas (Special Air Service) của Quân đội Hoàng gia Anh
Attachments -> MỘt số GÓP Ý cho dự thảo luật phòNG, chống rửa tiềN
Attachments -> I. CƠ Chế ĐIỀu chỉnh giá ĐIỆn tại thái lan tổng quan ngành điện tại Thái Lan

tải về 13.21 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương