LUẬt các công cụ chuyển nhưỢng luật thống nhất geneva về HỐi phiếu và KỲ phiếU 1930


//Điều khoản về ký vận đơn theo hợp đồng thuê tàu



tải về 0.61 Mb.
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.61 Mb.
#22605
1   2   3   4   5   6   7   8   9

3//Điều khoản về ký vận đơn theo hợp đồng thuê tàu

Bản gốc của một vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu phải có chữ ký theo hình thức quy định tại điều 22-UCP 600.

Nếu vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu được ký bởi thuyền trưởng, người thuê tàu hoặc chủ tàu thì chữ ký phải được xác nhận là của những người này.

Nếu vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu được ký bởi một đại lý thay mặt thuyền trưởng,người thuê tàu, chủ tàu thì đại lý đó phải được nhận biết: không cần ghi tên của thuyền trưởng nhưng tên người thuê tàu hoặc chủ tàu thì phải được ghi ra.



4//Điều khoản về ghi chú đã bốc hàng lên tàu

Nếu trên vận tải đơn theo hợp đồng thê tàu ghi “Đã bốc hàng” thì ngày phát hành vận đơn được coi là ngày giao hàng, trừ khi trên vận đơn đã có ghi chú về hàng đã bốc thì ngày trong ghi chú về hàng đã bốc đó được coi là ngày giao hàng.

Có nhiếu cách diễn tả “Đã bốc hàng lên tàu”, như “Hàng đã bốc lên tàu nhìn bề ngoài trong điều kiện tốt”, hay “Hàng đã bốc lên tàu”, “Đã bốc”… và các cách diễn đạt tương tự.

5//Điều khoản về cảng bốc và cảng dỡ

Nếu L/C quy định về một khu vực địa lý, một cảng bốc hoặc một cảng dỡ cụ thể thì vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu phải ghi cảng bốc hàng thực tế mà phải nằm trong khu vực địa lý hoặc trong trong dãy các cảng đã được nêu, nhưng có thể nêu các cảng là cảng dỡ hàng hoặc có thể ghi theo khu vực địa lý



6/Điều khoản về người nhận hàng, bên ra lệnh, người gửi hàng và ký hậu, bên thông báo

Nếu L/ C yêu cầu một vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu ghi hàng hóa được giao cho một bên đích danh thì vận đơn theo hợp đồng thuê tàu không được ghi từ “Theo lệnh”, hoặc “Theo lệnh của” trước tên bên đích danh đó. Tương tự, nếu L/C quy định hàng hóa được giao “Theo lệnh”, “Theo lệnh của” thì không được ghi hàng hóa giao trực tiếp cho bên đích danh trên vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu.

Vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu phải được gửi hàng ký hậu nếu nó được phát hành theo lệnh, hoặc theo lệnh của người gửi hàng.(việc ký hậu cho thấy có thể cho phép thay mặt người gửi hang)

Nếu L/C không ghi rõ tên người thông báo thì ô bên Thông báo trên vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu có thể để trống hoặc điền vào tùy ý cách.



7/Điều khoản về vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu hoàn hảo

Các điều khoản hoặc ghi chú trên vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu:

Tuyên bố một cách rõ ràng về tình trạng khuyết tật của hàng hóa hoặc bao bì là không thể chấp nhận.

Không tuyên bố rõ ràng về tình trạng khuyết tật của bao bì thì không coi là có sai biệt.

Tuyên bố rằng: “Bao bì không thích hợp chovận chuyển đường biển” thì không thể chấp nhận.

Vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu sẽ không được coi là hoàn hảo nếu từ “Hoàn hảo” ghi trên vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu và bị xóa đi, trừ khi có một điều khoản hoặc ghi chú nói rõ rằng hàng hóa hoặc bao bì có khuyết tật.



8/Điều khoản về giao hàng từng phần

Giao hàng trên nhiều con tàu gọi là giao hàng từng phần, ngay cả khi các tàu này khởi hành cùng một ngày để đến cùng một cảng đến.

Nếu L/C cấm giao hàng từng phần và có nhiều vận tải đơn gốc được xuất trình cho lô hàng từ một hay nhiều cảng bốc hàng cho phép đặc biệt trong khu vực địa lý hoặc các loạt cảng quy định trong L/C với điều kiện là chúng dùng cho việc giao hàng trên một con tàu, cùng một hành trình, cùng một cảng dỡ hàng, loạt càng dỡ hàng hoặc khu vực địa lý.

Nếu có nhiều ngày giao hàng khác nhau của nhiều bộ vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu được xuất trình thì ngày giao hàng muộn nhất trong các ngày đó sẽ dược dùng để tính bất cứ thời hạn xuất trình nào (ngày đó phải xảy ra hoặc trước ngày giao hàng muộn nhất quy định trong L/C).



9/Điều khoản về mô tả hàng hóa

Những mô tả hàng hóa trên vận đơn theo hợp đồng thuê tàu phải được miêu tả không mâu thuẫn với những miêu tả trong L/C.



10/Điều khoản về sửa chữa và thay đổi

Những sữa chữa và thay đổi trên vận đơn theo hợp đồng thuê tàu phải được xác nhận, do người chủ tàu, người thuê tàu, thuyền trưởng hoặc bất cứ đại lý nào của họ.

Không cần phải xác nhận những thay đổi hoặc sửa chữa có thể đã được thể hiện trên bản gốc lên các bản sao vận đơn.

11/Điều khoản về cước phí và phụ phí:

Nếu L/c quy định vận đơn theo hợp đồng thuê tàu phải ghi cước phí đã trả hoặc sẽ trả tại cảng đến thì trên vận đơn đó phải ghi cho phù hợp

Đối với các chứng từ trả trước hoặc sẽ thu sau phải có quy định rõ ràng của người yêu cầu và các ngân hàng phát hành.

Không được ghi các phụ phí lên vận đơn theo hợp đồng thuê tàu nếu L/C quy định không chấp nhận các phụ phí, các phụ phí này đề cập đến chi phí gắn liền với việc xếp dỡ hàng hóa như miễn xếp, miễn dỡ, miễn xếp dỡ, và sắp xếp.(các chi phí được đề cập trên chứng từ vận tải do dỡ hàng chậm hoặc chi phí sau khi dỡ hàng không được coi là phụ phí theo nghĩa này.


VI. CHỨNG TỪ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

Chứng từ vận tải hàng không là chứng từ được dùng để chuyên chở từ sân bay đến sân bay và được quy định ở điều 23 UCP 600.



Nội dung của chứng từ vận tải hàng không

  1. Tiêu đề: “Vận tải đơn hàng không” hoặc “Giấy gửi hàng hàng không” hoặc tương tự

Có thể không cần ghi tiêu đề.

Chứng từ vận tải hàng không không phải là giấy chứng nhận quyền sở hữu vì thế không nên phát hành “Theo lệnh” hoặc “Theo lệnh của” bên đích danh, khi xuất trình chứng từ ghi là được giao cho bên đó vẫn được chấp nhận.

Chứng từ vận tải hàng không phải là bản gốc dành cho người gửi hàng, cho dù thư tín dụng có quy định một bộ đầy đủ bản gốc.

Các bản sao không cần thiết có bất cứ chữ kí nào của người chuyên chở hoặc đại lí hoặc bất cứ xác nhận những thay đổi hoặc sữa chữa nào đã được thực hiện trên bản gốc chứng từ vận tải hàng không.



  1. Chứng từ vận tải hàng không chỉ rõ tên của người chuyên chở và được kí bởi người chuyên chở hoặc đại lí đích danh cho hoặc thay mặt người chuyên chở.

Trường hợp thư tín dụng tuyên bố “Chấp nhận vận tải đơn hàng không gom hàng” hoặc “Chấp nhận vận tải đơn hàng không của người giao nhận”, hoặc tương tự thì chứng từ vận tải hàng không có thể được kí bởi người giao nhận với tư cách người giao nhận, không cần nêu là người chuyên chở hoặc đại lí đích danh cho người chuyên chở. Trong trường hợp này cũng không cần thiết ghi tên người chuyên chở.

  1. Chứng từ vận tải hàng không phải ghi rõ hàng hóa được nhận để chuyên chở.

  2. Chứng từ vận tải hàng không phải ghi rõ ngày phát hành. Nếu chứng từ vận tải hàng không không có ghi chú cụ thể về ngày giao hàng thực tế thì ngày phát hành sẽ được tính là ngày giao hàng.

  3. Ghi rõ tên sân bay khởi hành và sân bay đến như quy định của thư tín dụng.

Có thể xác định các sân bay bằng cách sử dụng các ký hiệu viết tắt của Liên hiệp vận tải hàng không quốc tế IATA.

  1. Mô tả hàng hóa trong chứng từ vận tải hàng không có thể mô tả một cách chung chung không mâu thuẫn những mô tả đó trong thư tín dụng.

  2. Nếu không có dỡ hàng xuống và lại bốc hàng lên giữa hai sân bay trong một hành trình chuyên chở từ sân bay khởi hành đến sân bay đén quy định rong thư tín dụng thì không được xem là chuyển tải.

  3. Giao hàng trên nhiều máy bay bất kể có khởi hành cùng ngày đến cùng một sân bay đến là giao hàng từng phần.

  4. Trong trường hợp có nhiều chứng từ vận tải hàng không được xuất trình có ngày giao hàng khác nhau thì ngày giao hàng muộn nhất trong các ngày này sẽ được dùng để tính toán thời hạn xuất trình và ngày đó phải xảy ra vào trước ngày giao hàng chậm nhất được quy định trong thư tín dụng.

  5. Cước phí vân tải được thể hiện trên chứng từ vận tải hàng không phù hợp với thư tín dụng vào ô riêng biệt in sẵn “Cước phí đã trả” hoặc “Cước phí sẽ thu sau” hoặc một thuật ngữ hay một chỉ dẫn tương tự.

Phụ phí không bao gồm các chi phí do dỡ hàng chậm hoặc phát sinh sau khi hàng hóa đã được dỡ xuống. Chứng từ vận tải hàng không được thể hiện là phụ phí sẽ có nếu một thư tín dụng quy định là không thể chấp nhận phụ phí.
VII.CÁC CHỨNG TỪ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT VÀ ĐƯỜNG SÔNG

Áp dụng điều 24 UCP 600.



1/ Bản gốc và bản thứ hai của chứng từ vận tải

Thư tín dụng yêu cầu chứng từ vận tải đường sắt hoặc đường sông thì chứng từ xuất trình đó được xem như một bản gốc (dù nó có ghi là bản gốc hay không).

Chứng từ vận tải đường bộ phải chỉ ra rằng nó là bản gốc dành cho người gửi,người giao hàng hoặc không có ghi chú là chứng từ gửi cho ai.

2/ Người chuyên chở, việc ký các chứng từ đường bộ, đường sắt, đường sông

Người chuyên chở bao gồm:

-Người chuyên chở phát hành

-Người chuyên chở kế tiếp

-Người chuyên chở thực tế

-Người chuyên chở hợp đồng

Nếu người chuyên chở hay đại lý thay mặt người chuyên chở đã ký chứng từ vận tải thì “Người chuyên chở” không cần thiết phải thể hiện ở bên chữ ký nếu có thể có cách khác xác minh được người chuyên chở.

Việc đóng dấu,ký, ghi chú tiếp nhận trên chứng từ vận tải phải chứng minh được là do người chuyên chở đích thực hoặc một đại lý đích danh hoạt động và ký nhân danh người chuyên chở (Phải chỉ ra được năng lực của người chuyên chở).



3/Các vấn đề khác

Các chứng từ không phải là chứng từ về quyền sở hữu thì không nên phát hành “Theo lệnh” hoặc “Theo lệnh của” một bên đích danh. Các chứng từ đó có thể ghi hàng hóa giao thẳng cho bên kia.

Giao hàng từng phần là hình thức giao hàng trên nhiều phương tiện chuyên chở (nhiều ô tô, nhiều tàu hỏa, nhiều tàu sông…) ngay cả khi các phương tiện này khởi hành cùng một ngày và đến cùng một địa điểm giao hàng.

Hàng hóa có thể được mô tả một cách chung chung, không mâu thuẩn với quy định mô tả hàng hóa trong thư tín dụng.

Các sửa chữa và thay đổi trên chứng từ vận tải phải đươc xác nhận bởi người chuyên chở hoặc bất cứ đại lý đích danh nào của họ. Đại lý này không phải là người phát hành hoặc ký chứng từ đó.

Các bản sao không nhất thiết phải có sự xác nhận về việc sửa chữa đã được thay đổi trên bản gốc.

Chứng từ phải được ghi chú cho phù hợp nếu thư tín dụng yêu cầu phải ghi cước phí đã trả hoặc có thể được trả tại nơi đến.

Cần phải quy định cụ thể các yêu cầu đối với các chứng từ ghi cước phí phải được trả trước hoặc sẽ thu sau.


VIII. TÌM HIỂU VỀ CHỨNG TỪ BẢO HIỂM

  1. Khái niệm bảo hiểm và chứng từ bảo hiểm

Bảo hiểm

Bảo hiểm là một chế độ cam kết bồi thường về mặt kinh tế trong đó người được bảo hiểm (insured) có trách nhiệm phải đóng một khoảng tiền gọi là phí bảo hiểm (insurance premium) cho đối tượng được bảo hiểm (subject_matter insured) theo các điều kiện bảo hiểm (insurance conditions) đã được quy định. Ngược lại người bảo hiểm (insurer) có trách nhiệm bồi thường những tổn thất của đối tượng bảo hiểm cho các rủi ro đã bảo hiểm gây nên.



Chứng từ bảo hiểm

Những chứng từ dùng để xác nhận đã kí kết một hợp đồng bảo hiểm và các điều khoản của hợp đồng đó, xác nhận việc trả phí bảo hiểm, thừa nhận hợp đồng bảo hiểm trên có hiệu lực và là chứng từ cần thiết khiếu nại hãng bảo hiểm để nhận tiền bồi thường bảo hiểm thì được gọi là chứng từ bảo hiểm.

Chứng từ bảo hiểm bao gồm: Đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm, tờ khai theo hợp đồng bảo hiểm, tất cả phải do một công ty hoặc một người bảo hiểm cấp, nếu là đại lý hoặc người được ủy quyền của họ kí phát phải ghi rõ đại lý hoặc người được ủy quyền đã kí thay, thay mặt công ty hoặc người bảo hiểm đã kí.

Nếu chứng từ bảo hiểm được phát hành từ 2 bản gốc trở lên thì phải xuất trình tất cả.

Phiếu bảo hiểm tạm thời sẽ không được chấp nhận khi xuất trình và khi có khiếu nại. Ngày phát hành chứng từ bảo hiểm không muộn hơn ngày giao hàng.

2. Nội dung của đơn bảo hiểm

Các điều khoản quy định trách nhiệm người bảo hiểm và người được bảo hiểm theo từng điều kiện bảo hiểm (các điều này thường được in sẵn).



Các điều khoản riêng biệt của hợp đồng bảo hiểm thường được kí kết:

-Đối tượng được bảo hiểm: tên hàng, số lượng, kí mã hiệu, phương tiện chuyên chở.

-Về giá trị bảo hiểm: nếu không quy định trong tín dụng về mức bảo hiểm thì số tiền bảo hiểm tối thiểu bằng giá trị hàng hóa tính theo CIF hoặc CIP cộng 10% lời dự tính.

Nếu kinh doanh theo CIP thì mức bồi thường bảo hiểm là 110%CIP

Nếu kinh doanh theo CIF thì mức bồi thường bảo hiểm là 110%CIF

Khi trị giá CIP và CIF không xác định được thì dựa vào số tiền thanh toán hoặc tổng giá trị lô hàng, tùy theo số tiền nào lớn hơn.

-Đồng tiền bảo hiểm phải thể hiện bằng đồng tiền ghi trên hợp đồng hoặc L/C

-Phải quy định rõ loại bảo hiểm và các điều kiện bảo hiểm: AR, WA, EPA, SRCC…Nếu đơn bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm mọi rủi ro mà có một chứng từ bảo hiểm không đề cập đến hay có ghi chú tiêu đề “Mọi rủi ro”thì vẫn được xem là chứng từ bảo hiểm mọi rủi ro.

-Tổng số phí bảo hiểm phải trả.

-Địa điểm hàng hóa bắt đầu được bảo hiểm và nơi hết trách nhiệm bảo hiểm như quy định trong tín dụng.

-Giấy chứng nhận bảo hiểm: là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để chấp nhận bảo hiểm cho một lô hàng nào đó.

Giấy chứng nhận bảo hiểm có tác dụng:

Thay thế đơn bảo hiểm, làm bằng chứng về một bảo hiểm được kí kết.

Bằng chứng về phạm vi được bảo hiểm của hàng hóa, là chứng từ cần thiết trong hồ sơ khiếu nại bao gồm những điều gần giống như đơn bảo hiểm.
IX. GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ

Yêu cầu cơ bản

Yêu cầu đối với giấy chứng nhận xuất xứ sẽ đươc đáp ứng khi xuất trình chứng từ đã ký và ghi ngày tháng xác nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.



Những người phát hành giấy chứng nhận xuất xứ

Giấy chứng nhận phải do người được qui định trong thư tín dụng phát hành. Tuy nhiên nếu thư tín dụng yêu cầu một giấy chứng nhận xuất xứ do người thụ hưởng, người xuất khẩu hoặc nhà sản xuất phát hành thì một chứng từ do phòng thương mại cấp có thể được chấp nhận. Nếu một thư tín dụng không qui định ai là người phát hành giấy chứng nhận, thì một giấy chứng nhận do bất kỳ ngươi nào phát hành vẫn có thể chấp nhận.



Những nội dung yêu cầu của giấy chứng nhận xuất xứ

Giấy chứng nhận xuất xứ phải thể hiện là có liên quan đến hàng hóa trong hóa đơn. Mô tả hàng hóa có thể mô tả chung chung nhưng không mâu thuẩn với mô tả đến hàng hóa ở các chứng từ được yêu cầu.

Thông tin về người nhận hàng phải không mâu thuẫn với chứng từ vận tải. Tuy nhiên, nếu thư tín dụng yêu cầu một chứng từ vận tải phát hành “Theo lệnh” thì giấy chứng nhận xuất xứ có thể ghi tên người yêu cầu phát hành thư tín dụng hoặc người nào khác được chỉ định đích danh như người nhận hàng.

Giấy chứng nhận xuất xứ có thể qui định người gửi hàng, hoặc là người xuất khẩu là một người mà không phải là người hưởng thụ của thư tín dụng hoặc người gửi hàng trong thư tín dụng.


CÁC QUY TẮC VÀ THỰC HÀNH THỐNG NHẤT VỀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (UCP 600)

(Bản sửa đổi năm 2007, số xuất bản 600 của Phòng thương mại quốc tế)


CÁC QUY TẮC VÀ THỰC HÀNH THỐNG NHẤT VỀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (UCP 600)

(Bản sửa đổi năm 2007, số xuất bản 600 của Phòng thương mại quốc tế)
Điều 1: Áp dụng UCP

Các quy tắc Thực hành Thống nhất về tín dụng chứng từ, bản sửa đổi 2007, ICC xuất bản số 600 (“UCP”) là các quy tắc áp dụng cho bất kỳ tín dụng chứng từ (“Thư tín dụng”) nào (bao gồm cả thư Thư tín dụng dự phòng trong chừng mực mà các quy tắc này có thể áp dụng) nếu nội dung của Thư tín dụng chỉ ra một cách rõ ràng nó phụ thuộc vào các quy tắc này. Các quy tắc này ràng buộc tất cả các bên, trừ khi Thư tín dụng loại trừ hoặc sửa đổi một cách rõ ràng.



Điều 2: Các định nghĩa

Vì mục đích của những điều khoản trong bản qui tắc này:



  • Ngân hàng thông báo là ngân hàng thông báo Thư Thư tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng phát hành.

  • Người xin mở Thư Thư tín dụng là người yêu cầu phát hành Thư Thư tín dụng.

  • Ngày làm việc của ngân hàng là ngày mà ngân hàng thường mở cửa làm việc tại một nơi mà hoạt động có liên quan đến các quy tắc này được thực hiện.

  • Người thụ hưởng là bên mà vì quyền lợi của bên đó mà Thư tín dụng được phát hành.

  • Xuất trình chứng từ hợp lệ nghĩa là việc xuất trình chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của Thư tín dụng, những quy định áp dụng cho bản quy tắc này và tập quán ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế (ISBP)

  • Xác nhận là một cam kết chắc chắn của ngân hàng bổ sung vào xác nhận cam kết của ngân hàng phát hành sẽ thanh toán (đúng hạn) hay chiết khấu bộ chứng từ hợp lệ.

  • Ngân hàng xác nhận là ngân hàng thực hiện xác nhận của mình đối với một Thư tín dụng theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của ngân hàng phát hành,.

  • Thư tín dụng là bất cứ thỏa thuận nào, dù cho được mô tả hoặc đặt tên như thế nào, nhưng không thể hủy bỏ và do đó là một cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành về việc thanh tóan cho một bộ chứng từ hợp lệ.

  • Thanh toán (đúng hạn) có nghĩa là:

-Trả ngay khi xuất trình, nếu Thư tín dụng có giá trị thanh toán ngay.

-Cam kết trả sau và trả tiền khi đáo hạn, nếu Thư tín dụng có giá trị thanh toán về sau.

-Chấp nhận hối phiếu đòi nợ (“draft”) do người thụ hưởng ký phát và trả tiền khi đáo hạn, nếu Thư tín dụng có giá trị thanh toán bằng chấp nhận.


  • Ngân hàng phát hành là ngân hàng phát hành Thư tín dụng theo yêu cầu của người xin mở Thư tín dụng hoặc nhân danh chính mình.

  • Chiết khấu nghĩa là việc mua lại hối phiếu của ngân hàng được chỉ định (hối phiếu này ký phát cho một ngân hàng khác mà không phải là ngân hàng được chỉ định) và (hoặc) mua lại Bộ chứng từ hợp lệ bằng cách thanh toán trước hay chấp nhận thanh toán trước cho người thụ hưởng trước hoặc vào ngày ngân hàng được chỉ định phải thanh toán, ngày nay phải thanh toán, ngày này phải là ngày làm việc của ngân hàng.

  • Ngân hàng chỉ định là ngân hàng mà Thư tín dụng có giá trị thanh toán tại ngân hàng đó hoặc bất cứ ngân hàng nào trong trường hợp Thư tín dụng có giá trị thanh toán đối với bất cứ ngân hàng nào.

  • Xuất trình chứng từ nghĩa là việc chuyển giao chứng từ theo một Thư Thư tín dụng cho ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng chỉ định hoặc các chứng từ được chuyển giao như thế.

  • Người xuất trình chứng từ là người thụ hưởng, ngân hàng hoặc bất cứ bên nào khác thực hiện việc xuất trình chứng từ.

Điều 3: Giải thích

Vì mục đích của bản quy tắc này:



  • Ở những nơi cần thiết trong quy tắc này, các từ ở dạng số ít bao hàm cả ý số nhiều và các từ ở dạng số nhiều bao hàm cả ý số ít.

  • Một Thư tín dụng là không thể hủy bỏ ngay cả khi không có quy định về việc đó.

  • Một chứng từ có thể được ký bằng chữ ký tay, bằng FAX, bằng chữ ký đục lỗ, con dấu, bằng ký hiệu hoặc bất cứ phương pháp cơ học hoặc điện tử nào.

  • Yêu cầu chứng từ được hợp thức hóa, được thị thực hoặc được chứng thực hoặc tương tự sẽ được thỏa mãn bằng bất kỳ chữ ký, ký hiệu, con dấu hoặc nhãn hiệu nào ở trên chứng từ thể hiện là đáp ứng được yêu cầu đó.

  • Các chi nhánh của một ngân hàng ở các nước khác nhau được coi là các ngân hàng độc lập.

  • Những cụm từ như “hạng nhất”, “nổi tiếng”, “đủ tư cách”, “độc lập”, “chính thức”, “có thẩm quyền” hoặc “nội hạt” sử dụng để mô tả người phát hành chứng từ, cho phép bất cứ người phát hành nào, trừ người thụ hưởng, phát hành chứng từ đó.

  • Trừ khi có yêu cầu sử dụng trên chứng từ, các từ như “nhanh”, “ngay lập tức” hoặc “càng sớm càng tốt” sẽ không được xem xét đến.

  • Các cụm từ “vào hoặc vào khoảng” hoặc tương tự sẽ được hiểu là sự việc xảy ra trong một khoảng thời gian từ trước 05 ngày theo lịch cho đến sau 05 ngày theo lịch tính từ ngày quy định, kể cả ngày đầu tiên và ngày cuối cùng.

  • Các từ “đến”, “cho đến”, “cho đến khi”, “từ” và “giữa” nếu được dùng để quy định thời hạn giao hàng thì sẽ bao gồm cả ngày hoặc những ngày đó, và từ “trước” và “sau” thì không bao gồm ngày đó.

  • Các từ “từ” và “sau” nếu được dùng để quy định ngày đáo hạn sẽ không bao gồm ngày đó.

  • Các từ “nửa đầu” và “nửa cuối” của một tháng sẽ được hiểu tương ứng là kể từ ngày 01 đến 15 và từ ngày 16 đến ngày cuối cùng của một tháng, bao gồm cả các ngày đó.

  • Các từ “đầu”, “giữa” và “cuối” của một tháng sẽ được hiểu tương ứng là từ ngày 1 đến ngày 10, từ ngày 11 đến ngày 20 và từ ngày 21 đến ngày cuối cùng của một tháng, bao gồm cả các ngày đó.

Điều 4: Thư tín dụng và hợp đồng

a. Về bản chất, Thư tín dụng là một giao dịch độc lập với hợp đồng thương mại hoặc các hợp đồng khác mà có thể là cơ sở của Thư tín dụng. Các ngân hàng không liên quan hoặc ràng buộc bởi các hợp đồng như vậy, ngay cả khi Thư tín dụng có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó. Do đó, sự cam kết của một ngân hàng về việc thanh tóan, thương lượng thanh tóan hoặc thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào khác trong Thư tín dụng không phụ thuộc vào các khiếu nại hoặc khiến cáo của người yêu cầu phát hành Thư tín dụng phát sinh từ các quan hệ của họ với ngân hàng phát hàng hoặc người thụ hưởng.

Trong bất cứ trường hợp nào, người thụ hưởng không được lợi dụng các quan hệ hợp đồng giữa các ngân hàng với nhau hoặc giữa người yêu cầu và ngân hành phát hành.

b. Ngân hàng phát hành không khuyến khích các cố gắng của người yêu cầu nhằm đưa các bản sao của hợp đồng cơ sở, hóa đơn chiếu lệ và các chứng từ tương tự thành bộ phận không tách rời của Thư tín dụng.



Điều 5: Các chứng từ và hàng hóa/ dịch vụ hoặc thực hiện

Các ngân hàng giao dịch trên cơ sở các chứng từ chứ không phải bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các giao dịch khác mà các chứng từ có liên quan.



Điều 6: Thanh toán, ngày hết hạn và nơi xuất trình.

  1. Thư tín dụng phải quy định nó có giá trị thanh toán với ngân hàng nào đó hoặc với bất kỳ ngân hàng nào. Một Thư tín dụng có giá trị thanh toán với ngân hàng chỉ định thì cũng có giá trị thanh toán với ngân hàng phát hành.

  2. Một Thư tín dụng phải quy định hoặc là nó có giá trị thanh toán trả ngay, trả sau, chấp nhận hoặc là có giá trị chiết khấu.

  3. Một Thư tín dụng không được phát hành là có giá trị thanh toán bằng một hối phiếu ký phát đòi tiền người yêu cầu mở Thư tín dụng.

  4. Thư tín dụng phải quy định ngày hết hạn xuất trình. Ngày hết hạn thanh toán hoặc chiết khấu sẽ được coi là ngày hết hạn xuất trình.

Địa điểm của ngân hàng mà với ngân hàng đó Thư tín dụng có giá trị thanh toán cũng là địa điểm xuất trình. Địa điểm xuất trình của một Thư tín dụng có giá trị thanh toán với bất cứ ngân hàng nào là địa điểm xuất trình của ngân hàng bất kỳ đó. Địa điểm xuất trình khác với địa điểm của ngân hàng phát hành là địa điểm bổ sung vào địa điểm ngân hàng phát hành.

  1. Trừ trường hợp quy định tại mục a, điều 29, việc xuất trình chứng từ bởi người thụ hưởng hoặc bởi người thay mặt người thụ hưởng phải được thực hiện trước hoặc vào ngày hết hạn.

Điều 7: Cam kết của ngân hàng phát hành

a. Với điều kiện là các chứng từ quy định được xuất trình tới ngân hàng chỉ định hoặc tới ngân hàng phát hành và với điều kiện việc xuất trình là phù hợp, ngân hàng phát hành phải thanh toán nếu Thư tín dụng có giá trị thanh toán bằng cách:



  1. trả ngay, trả sau hoặc chấp nhận với ngân hàng phát hành;

  2. trả ngay tại một ngân hàng được chỉ định và ngân hàng chỉ định đó không thanh toán.

  3. trả sau tại một ngân hàng chỉ định và ngân hàng chỉ định đó không cam kết trả sau hoặc đã cam kết trả sau nhưng không trả vào ngày đáo hạn;

  4. chấp nhận với một ngân hàng chỉ định và ngân hàng chỉ định đó không chấp nhận một hối phiếu ký phát đòi tiền nó hoặc đã chấp nhận hối phiếu đòi tiền nhưng không trả tiền khi đáo hạn;

  5. chiết khấu tại một ngân hàng chỉ định và ngân hàng chỉ định đó không chiết khấu.

b. Ngân hàng phát hành bị ràng buộc không thể hủy ngang đối với việc thanh toán kể từ khi ngân hàng đó phát hành Thư tín dụng.

c. Ngân hàng phát hành cam kết hoàn trả tiền cho một ngân hàng chỉ định mà ngân hàng này đã thanh toán hoặc đã chiết khấu cho một bộ chứng từ hợp lệ và đã chuyển giao các chứng từ cho ngân hàng phát hành. Việc hoàn trả số tiền của một bộ chứng từ hợp lệ thuộc một Thư tín dụng có giá trị thanh toán bằng chấp nhận hoặc trả sau là vào lúc đáo hạn, dù cho ngân hàng chỉ định đã trả tiền trước hoặc đã mua trước khi đến hạn. Cam kết của ngân hàng phát hành về việc hoàn trả tiền cho một ngân hàng chỉ định là độc lập với cam kết của ngân hàng phát hành đối với người thụ hưởng.




tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương