Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT



tải về 458.11 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích458.11 Kb.
#1866
1   2   3   4   5

Từ bảng 11 có thể thấy: Công tác cho vay hộ sản xuất đã thực sự bám sát các chương trình kinh tế địa phương để cho vay nhiều loại đối tượng, đa dạng hoá cơ cấu đầu tư, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, giúp các hộ tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Hiệu quả của công tác cho vay hộ đối với các chương trình kinh tế tại địa phương thể hiện trên các mặt cụ thể sau:

- Hoạt động cho vay kinh tế trang trại: Với các chính sách giao đất, khoán rừng, đấu thầu và khai hoang, phục hoá, phát triển kinh tế hộ, nhiều hộ đã có tích luỹ vốn, có lao động, kinh nghiệm sản xuất, quản lý, mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá, hình thành các trang trại. Thực hiện nghị quyết số 03/2000/NP-CP ngày 02/2/2000 của chính phủ về đầu tư và phát triển kinh tế trang trại, quyết định 423/2000/QĐ-NHNN1 ngày 22/9/2000 của thống đốc ngân hàng nhà nước về chính sách tín dụng đối với kinh tế trang trại, giai đoạn này, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã cho vay hộ đối với 1235 trang trại. Ngân hàng đã cho các chủ trang trại vay vốn cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc…

Nhờ được vay vốn của Ngân hàng, giá trị sản phẩm hàng hoá của các trang trại ngày một tăng cao. Năm 2008, giá trị hàng hoá, dịch vụ bình quân một trang trại ước đạt 119,2 triệu đồng. Loại hình trang trại có giá trị hàng hoá cao nhất là trang trại chăn nuôi, đạt bình quân 169,8 triệu đồng/trang trại; thấp nhất là trang trại trồng trọt đạt bình quân 83,1 triệu đồng. Tỉ suất hàng hoá dịch vụ bán ra bình quân một trang trại đạt trên 80%. Thu nhập bình quân đạt 43,6 triệu đồng/trang trại, cao gấp 3,2 lần so với các hộ dân khác trong tỉnh.

Hiện nay, các trang trại đã sử dụng 6793 lao động, bình quân 5,5 lao động/trang trại, trong đó lao động của chủ trang trại chiếm tỷ lệ khoảng 44%, còn lại là lao động thuê ngoài. Việc thu hút lao động, giải quyết việc làm của các trang trại đã làm giảm bớt áp lực do thiếu việc làm, góp phần tăng tích luỹ, xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn.

Đặc biệt, trong các năm 2005, 2006, 2007, không có chủ trang trại nào quá hạn nợ. Năm 2008, do điều kiện kinh tế khó khăn, có một số chủ đã nợ quá hạn, dù không đáng kể, tuy nhiên NHNo&PTNT Hà Tĩnh cũng nên có biện pháp quan tâm kịp thời để loại hình kinh tế này có điều kiện phát triển, tương xứng với tiềm năng của mình.

- Hoạt động cho vay trồng chè: Với chủ trương phát triển kinh tế, đặc biệt ở những vùng kinh tế mới, NHNo&PTNT đã mạnh dạn cho các hộ vay trồng chè, và bước đầu có nhiều kết quả khả quan. Trong giai đoạn này, Ngân hàng đã cho vay trồng chè trên 1500 lượt hộ, đầu tư cải tạo và trồng mới trên 5000 ha vườn chè, thu hút trên 1000 lao động. Thu nhập bình quân của lao động trồng chè trên 950 nghìn đồng/lao động.

Trong các năm 2005, 2006, 2007 hoàn toàn không có nợ quá hạn. Tuy nhiên, năm 2008, tất cả các hộ vay đều quá hạn, đây là một biểu hiện đáng lo ngại, Ngân hàng cần có biện pháp kịp thời khắc phục, để có thể thu hồi nguồn vốn của mình, mà vẫn đảm bảo phát triển vùng kinh tế mới.

- Về cho vay mua sắm nông cụ: Ngân hàng đã đầu tư vốn, giúp các hộ có điều kiện cải tạo, mua sắm nông cụ, máy móc, phương tiện. Nhờ nguồn vốn của Ngân hàng, các hộ đã mua mới được hơn 1000 chiếc máy cày, 380 máy bừa, trên 400 công nông…

- Cho vay ngành thuỷ hải sản chủ yếu tập trung vào cải tạo ao đầm nuôi trồng thuỷ hải sản. Trong năm 2008, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã đầu tư cho lĩnh vực khai thác thuỷ sản là 11.458 triệu đồng để đóng mới, mua sắm và sữa chứa 127 tàu đánh cá, phục vụ cho 158 hộ dân có phương tiện khai thác thuỷ sản. Đầu tư nuôi trồng thuỷ sản là 90.325 triệu đồng để san ủi và cải tạo 408 ha đìa tôm. Trong giai đoạn này, sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đạt trên 11.350 tấn/năm; đạt 124% kế hoạch. Thu nhập của lao động trong ngành thuỷ hải sản ước đạt trên 1,2 triệu đồng/lao động/tháng.

Các chỉ tiêu về số dư nợ, số hộ dư nợ và số nợ quá hạn đều tăng lên tương xứng, chứng tỏ việc cho vay này đang đi đúng hướng.

- Cho vay đời sống: Với chủ trương mở rộng cho vay hộ cả chiều rộng và chiều sâu, nên Ngân hàng đã mở rộng hơn hoạt động cho vay nhu cầu đời sống. Trong giai đoạn này, Ngân hàng đã cho trên 95.268 lượt hộ vay vốn, với số vốn hơn 2.578.896 triệu đồng

- Cho vay xuất khẩu lao động: Kết hợp với các trung tâm giới thiệu việc làm, các trung tâm dạy nghề… Ngân hàng đã giúp nhiều hộ có điều kiện xuất khẩu lao động. Từ năm 2005 đến năm 2008, Ngân hàng đã giới thiệu và cho 156.569 lượt hộ vay vốn, với số tiền trên 186.597 triệu đồng. Thu nhập trung bình của một lao động đi xuất khẩu lao động khoảng 300 USD/tháng. Nhờ đó, không ít gia đình đã thoát nghèo, vươn lên có cuộc sống sung túc, hàng ngàn ngôi nhà khang trang được mọc lên, thay thế những ngôi nhà tranh, mái lá trước đây.

Như vậy, trong các hoạt động cho vay hộ nhằm phát triển kinh tế tại địa phương, mô hình cho vay trang trại là mô hình đem lại thu nhập bình quân cao nhất cho người lao động. Tuy nhiên, hiện nay, số trang trại được vay vẫn chưa nhiều; Ngân hàng nên chú ý hơn đến đối tượng này để nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư.

Bảng 12: Tổng hợp dư nợ một số chương trình kinh tế tại địa phương qua các năm


Chỉ tiêu

Năm

Số dư nợ (triệu đồng)

2005

381045

2006

433251

2007

572808

2008

731416

Nhận xét: Qua bảng 12 và biểu đồ 2 ta nhận thấy: Trong giai đoạn này, tình hình dư nợ tăng đều và khá ổn định qua các năm. Năm 2008, số dư nợ của một số chương trình kinh tế tại địa phương đạt 731.416 triệu đồng, tăng so với năm 2007 là 158.608 triệu đồng, tương ứng 27,69%. Trong một năm có nhiều khó khăn, tỷ lệ dư nợ vẫn có mức độ tăng khá như vậy, đó là một nỗ lực lơn của NHNo&PTNT Hà Tĩnh trong việc bám sát các chương trình kinh tế tại địa phương, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình.



Bảng 13: Tình hình nợ quá hạn một số chương trình kinh tế tại địa phương qua các năm

Năm

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

Số nợ quá hạn

(triệu đồng)



5020

5204

6033

9011

Tăng trưởng tuyệt đối so với năm 2005 (triệu đồng)




184

1013

3991

Tăng trưởng tương đối so với năm 2005 (%)




3,67

20,18

79,50



Nhận xét: Qua bảng 13 và biểu đồ 3 ta nhận thấy: tình hình nợ quá hạn của một số chương trình kinh tế tại địa phương cũng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, năm 2008, tỷ lệ tăng này là khá cao, so với năm 2007 tăng 2.978 triệu đồng, tương ứng 49,36%. Mặc dù, dư nợ tăng, thì nợ quá hạn tăng lên cũng là một điều dễ hiểu, nhưng tốc độ tăng nợ quá hạn cao hơn tốc độ tăng dư nợ lại là một vấn đề đáng lo ngại. Mặc dù có nhiều lý do khách quan do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, nhưng Ngân hàng cũng nên sớm tìm ra cách giải quyết, nhằm sớm thu hồi lại vốn, đảm bảo hiệu quả đầu tư.

2. Phân tích, đánh giá các giải pháp mà NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã thực hiện trong công tác cho vay hộ sản xuất

Nhằm thực hiện tốt chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước, góp phần đổi mới đời sống kinh tế xã hội của địa phương, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã có nhiều biện pháp tích cực để mở rộng cho vay hộ, chuyển hướng đầu tư: lấy nông nghiệp, nông thôn làm thị trường chủ yếu với khách hàng tiềm năng, khách hàng chính là hộ sản xuất kinh doanh. Để thực hiện tốt công tác cho vay trực tiếp hộ, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã có nhiều giải pháp thiết thực:



2.1. Tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các cấp uỷ, chính quyền địa phương và đoàn thể

NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã phối hợp chặt chẽ với các cấp, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, triển khai kịp thời các chính sách của Đảng, Nhà nước, các biện pháp nghiệp vụ của ngành nhằm xã hội hóa hoạt động của Ngân hàng dưới các hình thức:

- Tổ chức họp dân (tất cả các phường, xã, thôn, xóm) phổ biến chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng, Nhà nước.

- Tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Nhà nước, cơ chế, biện pháp nghiệp vụ của ngành đến tận từng hộ gia đình, từng người dân,… trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh truyền hình địa phương, in ấn, phát các tờ quảng cáo…



2.2. Tổ chức điều tra, khảo sát thị trường:

Ngân hàng đã tổ chức các cuộc điểu tra nắm chắc nhu cầu về vốn trong từng địa phương, từng thời kỳ, từng ngành nghề kinh tế… Gắn hoạt động của Ngân hàng với chủ trương phát triển kinh tế xã hội của địa phương từng thời kỳ, từng khu vực nhằm phát huy thế mạnh kinh tế của từng vùng, từng ngành nghề, góp phần phát triển kinh tế địa phương trên cơ sở đảm bảo cho vay an toàn, hiệu quả.

Trong giai đoạn này, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã tổ chức được 4 cuộc điều tra về nhu cầu sử dụng vốn vay của các hộ trên quy mô toàn Tỉnh, với kinh phí trên 20 tỷ đồng. Thông qua các cuộc điều tra này, Ngân hàng đã xây dựng được các dự án đầu tư cụ thể hằng năm cho từng phường, xã…và có biện pháp cân đối lại nguồn vốn đầu tư cho từng địa phương.

Đặc biệt, trên cơ sở khảo sát nhu cầu vốn của giới tiểu thương và hình thức cho vay trả góp, vay nóng của tư nhân trên thị trường, chủ yếu tại các chợ, Ngân hàng đã mạnh dạn mở điểm cho vay dịch vụ mà phương thức thực hiện như của tư nhân nhưng lãi suất theo quy định của Ngân hàng, thấp hơn nhiều so với tư nhân. Thủ tục đơn giản chỉ cần hộ vay vốn có giấy phép kinh doanh, được ban quản lý chợ xác nhận là có thể vay góp tại cửa hàng đến 5.000.000 đồng không phải thế chấp, và có thể góp theo ngày, tuần, tháng hoặc vay nóng làm thương vụ từ 1 đến 10 ngày.



2.3. Tích cực chủ động tham gia các chương trình của địa phương có liên quan

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp xúc, giúp đỡ, cho vay và thu hồi nợ, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã tích cực tham gia các chương trình, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo do cấp uỷ, chính quyền các cấp đề ra. Kết hợp với các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm tổ chức các hội nghị phổ biến kinh nghiệm sản xuất, áp dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho người sản xuất.

Cụ thể trong giai đoạn từ 2005 đến 2008, Ngân hàng đã cho 1235 trang trại vay vốn; cho vay trồng chè trên 1500 lượt hộ, đầu tư cải tạo và trồng mới trên 5000 ha vườn chè; giúp các hộ mua mới được hơn 1000 chiếc máy cày, 380 máy bừa, trên 400 công nông; đã cho vay đời sống trên 95.268 lượt hộ, với số vốn hơn 2.578.896 triệu đồng; đã giới thiệu và cho vay xuất khẩu lao động đối với 156.569 lượt hộ, với số vốn trên 186.597 triệu đồng; và trong năm 2008, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã đầu tư cho lĩnh vực khai thác thuỷ sản là 11.458 triệu đồng để đóng mới, mua sắm và sữa chứa 127 tàu đánh cá, phục vụ cho 158 hộ dân có phương tiện khai thác thuỷ sản. Đầu tư nuôi trồng thuỷ sản là 90.325 triệu đồng để san ủi và cải tạo 408 ha đìa tôm.

2.4. Thành lập mạng lưới tổ vay vốn

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã phối hợp với chính quyền địa phương, các Hội Nông dân, Hội Phu nữ,… thành lập mạng lưới tổ rộng khắp:

- Nội dung quy trình các bước họp dân, họp tổ, giao ban Tổ trưởng tổ vay

vốn được NHNo&PTNT Hà Tĩnh soạn thảo, hướng dẫn thực hiện đồng thời tổ chức ký kết thoả thuận với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ Tỉnh, chỉ đạo xuống tận các xã mở rộng tuyên truyền, vận động, xây dựng quy trình thành lập Tổ vay vốn.

- Ngân hàng đã tổ chức mở sổ đăng ký nhu cầu vay vốn của các hộ tại nhà

các Tổ trưởng, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp.

- Nhờ hoạt động có nề nếp Tổ vay vốn ngày càng kết nạp nhiều thành viên tham gia, được chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh… làm cho sản xuất kinh doanh phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện.

Kết quả xây dựng mô hình cho vay thông qua Tổ vay vốn đã thay đổi cung cách làm việc quan liêu, trì trệ của Ngân hàng trước đây; hồ sơ, thủ tục vay vốn được đơn giản; mức cho vay, định kỳ hạn nợ được xác định phù hợp; phương pháp chi hoa hồng được cải tiến, tăng hiệu quả hoạt động của các tổ vay vốn.

- Đồng thời, Ngân hàng cũng rút kinh nghiệm, chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, thiếu sót, những vấn đề không phù hơp như: cho vay, thu nợ thông qua tổ liên doanh, thu lãi trước… Chấn chỉnh lại quy trình thành lập, sinh hoạt tổ làm tăng thêm tính hỗ trợ trong cộng đồng.

Kết quả tính đến cuối năm 2008, đã thành lập 3404 tổ vay vốn ở 100% thôn xóm trong toàn tỉnh, với 405.852 hộ thành viên đủ điều kiện vay vốn.

Hàng năm, các Ngân hàng huyện, thành phố phối hợp với các đoàn thể quần chúng tổ chức kiểm tra, đánh giá, phân loại và đề nghị Chủ tịch UBND huyện, thị thành phố cấp giấy chứng nhận cho 100% Tổ vay vốn. Trong số 3404 Tổ vay vốn có có 35 – 37 % số tổ đạt loại giỏi; 52 – 55 đạt loại khá, 8 – 10% đạt trung bình và chỉ có 0,3 loại yếu kém nhưng được chấn chỉnh kịp thời ngay trong năm.

2.5. Thực hiện công tác cán bộ

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác cán bộ, Ngân hàng đã thực hiện:

- Đổi mới phong cách phục vụ, thực hiện văn hoá trong giao tiếp; tổ chức lấy phiếu thăm dò tín nhiệm của cấp uỷ chính quyền đối với cán bộ tín dụng phụ trách từng địa bàn; hiện đại hoá công nghệ để nâng cao chất lượng phục vụ. Tổ chức thu nợ tại địa điểm tập trung theo ngày cố định từng xã, tiết kiệm thời gian đi lại trả nợ của người vay vốn.

- Cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ thu nợ nhằm tăng năng suất lao động bằng các phần mềm hỗ trợ hạch toán thu nợ tại điểm cố định, sao kê đối chiếu nợ, phần mềm tự động so dữ liệu và thư viện tra cứu lỗi giao dịch, chương trình tự động kết chuyển ngoại tệ cuối tháng, kiểm tra từ xa các nghiệp vụ thu nợ, thu lãi, chi tiêu, phí dịch vụ… Nhờ vậy, việc theo dõi và thu lãi, nợ trở nên đơn giản, chính xác và hiệu quả hơn.

- Thực hiện giao chỉ tiêu kế hoạch cho vay hộ tới từng cán bộ tín dụng nhằm tăng dư nợ cho vay hộ, thay đổi cơ cấu tín dụng theo hướng lựa chọn khách hàng chủ yếu là hộ sản xuất kinh doanh.

- Xử lý dứt điểm các trường hợp cán bộ vi phạm quy chế; nghiêm cấm cán bô không được thu nợ, thu lãi trực tiếp từ khách hàng.

Tính từ năm 2005 đến năm 2008, Ngân hàng đã tiến hành xử lý chuyển công tác khác có mức lương thấp hơn đối với 1 cán bộ, cảnh cáo 1 người, hạ loại lao động đối với 38 người.

2.6. Thường xuyên có sự phối kết hợp giữa NHNo&PTNT Hà Tĩnh với Hội Nông dân và Hội Phụ nữ

2.6.1. Sự kết hợp giữa Hội Nông dân với NHNo&PTNT Hà Tĩnh

Nhằm triển khai có hiệu quả Quyết định 67 của Chinh phủ về “một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, ngày 9 tháng 10 năm 1999, Trung ương Hội nông dân Việt Nam và NHNo&PTNT ký kết nghị quyết liên tịch số 2308/NQLT/1999 về “tổ chức thực hiện chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn”. Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết này, NHNo&PTNT Hà Tĩnh và Hội nông dân Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn mới.

Hội Nông dân luôn quan tâm bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ hội cơ sở và Ban chấp hành Hội gắn với chỉ đạo thực hiện 3 phong trào, 5 chương trình hoạt động của Hội và các hoạt động hỗ trợ nông dân. Nhờ đó, hộ nông dân được vay vốn Ngân hàng thuận lợi hơn, thủ tục đơn giản, giảm bớt được thời gian, SXKD được mở rộng, ngành nghề phát triển, tiến bộ Khoa học kỹ thuật được áp dụng, giải quyết được việc làm, tăng thu nhập, đời sống nông dân được cải thiện. Người nông dân từng bước nhận thức và tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; đã loại bỏ dần tập quán làm ăn cũ, nâng cao được tính cộng đồng, tình làng nghĩa xóm được thắt chặt, xoá bỏ được tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn.

Riêng năm 2008, Hội đã phối hợp với NHNo&PTNT Hà Tĩnh giải quyết cho 197.625 lượt hộ nông dân vay vốn với số tiền 1.643.250 triệu đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước 264.000 triệu đồng. Doanh số thu nợ đạt 1.338.855 triệu đồng, tăng so với năm 2007 là 310.500 triệu đồng. Trong đó, thu nợ tồn đọng 10.770 triệu đồng, đạt 89%.

Đến cuối năm 2008, thông qua Hội Nông dân, đã có 105.900 lượt hộ được vay vốn với số tiền lên tới 844.530 triệu đồng, đạt 97% kế hoach đặt ra từ đầu năm.

Với việc thực hiện nghị quyết liên tịch 2308, tổ chức Hội được củng cố, tạo điều kiện tập hợp lực lượng nông dân vào Hội, nâng cao vai trò, uy tín, trình độ quản lý kinh tế của cán bộ Hội các cấp.

Thông qua viêc vay vốn của NHNo&PTNT, gắn với việc tuyên truyền chính sách tín dụng, công tác khuyến nông, khuyến lâm, làm cho trình độ thâm canh của bà con nông dân được nâng cao.

2.6.2. Sự kết hợp giữa Hội Phụ nữ và NHNo&PTNT Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là một tỉnh còn nhiều khó khăn, số hộ gia đình phụ nữ nghèo còn khá cao, đặc biệt là phụ nữ vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn. Tình trạng thiếu vốn, thiếu việc làm, thiếu điều kiện sinh hoạt còn khá phổ biến, phụ nữ được tiếp cận với các nguồn vốn chưa được là bao. Thấy rõ được những khó khăn của tỉnh nhà, của các gia đình hội viên phụ nữ, Hội Liên hiệp phụ nữ Tỉnh đã xây dựng nhiều kế hoạch, phối hợp với các ban ngành chức năng phát động phong trào “phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, và hưởng ứng chương trình xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm một cách có hiệu quả, góp phần thực hiện thành công nghị quyết của HĐND và các nghị quyết của Đảng bộ đề ra.

Đặc biệt, từ khi có Nghị quyết Liên tịch số 02 ngày 5 tháng 10 năm 2000 giữa Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và NHNo&PTNT “về việc tổ chức thực hiện cho vay vốn đối với phu nữ” thì sự phối kết hợp lồng ghép giữa hai ngành ngày càng được mở rộng thêm cả về số lượng, chất lượng và chặt chẽ hơn trong việc tổ chức điều hành, quản lý và thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ đạo. Hội Liên hiệp phụ nữ Tỉnh đã:

- Thống nhất cùng với Ngân hàng ký hợp đồng tín chấp, lập kế hoạch đề ra quy chế hoạt động, quy định trách nhiệm của mỗi bên từ tỉnh đến cơ sở.

- Phân công cán bộ phụ trách theo mảng – vùng - cụm kiểm tra giám sát đến tận hộ.

- Kết hợp với cán bộ thôn xóm phân loại đối tượng thành viên theo cụm dân cư, hoàn cảnh của từng gia đình để có biện pháp giúp đỡ cụ thể.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc tại tổ, nhóm và huyện, xã để phát hiện những thiếu sót, khó khăn nhằm giải quyết kịp thời tại cơ sở.

- Thường xuyên gặp gỡ, trao đổi qua lại với NHNo&PTNT Hà Tĩnh nhằm giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

- Tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng, hỗ trợ của chính quyền và phối hợp chặt chẽ với các ban ngành chức năng.

- Hàng quý, 6 tháng, một năm Hội Phu nữ và Ngân hàng tổ chức cuộc họp sơ, tổng kết rút kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và có biểu dương, khen thưởng những đơn vị thực hiện tốt cũng như phê bình, kiểm điểm những đơn vị làm chưa tốt.

Đội ngũ cán bộ Hội và cán bộ Ngân hàng đã quen dần với cơ chế mới, khá thành thạo trong việc tổ chức, điều hành,quản lý. Quần chúng hội viên ngày càng gắn bó với tổ chức hội, phong trào Hội ngày càng được tiếp tục củng cố và phát triển. Đến nay, đã có trên 90% gia đình phụ nữ được vay vốn qua kênh của Hội phụ nữ. Cũng từ hoạt động này đã khơi dậy sức sáng tạo và truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tạo nên một phong trào rộng lớn trong tầng lớp phụ nữ về tình đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh.

Thông qua Hội Phụ nữ, đã có 956 tổ vay vốn được thành lập và hoạt động có hiệu quả, 146.910 hộ vay vốn với số tiền dư nợ 1.070 tỷ đồng

Nhờ những hoạt động thiết thực giữa Ngân hàng và Hội Phụ nữ đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động; nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chăn nuôi, cải tạo vườn đồi và tạo điều kiện cho một số phụ nữ nghèo mở được quầy buôn bán, tăng thu nhập, nâng cao đời sống…

3. Ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân

3.1. Ưu điểm

3.1.1. Cho vay kinh tế hộ góp phần giúp người dân mở rộng sản xuất

- Chủ trương cho vay hộ sản xuất đã từng bước phá bỏ cơ chế bao cấp, giúp người nông dân chủ động mở rộng sản xuất thâm canh, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, mở rộng ngành nghề …

- Cho vay hộ sản xuất bước đầu đã góp phần mở rộng sản xuất, tận dụng lao động trong nông nghiệp, thay đổi cơ cấu đầu tư làm cho nông thôn phát triển toàn diện, tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá .

Từ cho vay hộ sản xuất trong sản xuất nông nghiệp đã mở rộng sản xuất đa ngành, đa nghề trong một hộ, từ sản xuất giản đơn sang sản xuất hàng hoá như sản xuất chế biến, chăn nuôi dịch vụ, từ cho vay một vụ đến cho vay liên vụ, từ cho vay ngắn hạn sang cho vay theo dự án trung và dài hạn. Việc cho vay hộ đã làm cho nông thôn trở nên sôi động trong việc thi đua thực hiện các chủ trương của Nhà nước; đã khai thác tiềm năng lao động, đất đai, nguồn vốn trong dân cư, tạo nên một sức mạnh vật chất to lớn, góp phần thực hiện sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” mà Đại hội VIII đã đề ra.



3.1.2. Cho vay kinh tế hộ góp phần vào sự nghiệp xoá đói, giảm nghèo

Nhờ có vốn vay ưu đãi của NHNo&PTNT Hà Tĩnh, đã giúp cho 10850 hộ vượt ngưỡng đói nghèo (theo chuẩn mực hộ nghèo tại quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 8 – 5 – 2005 của Thủ tường Chính phủ về về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010 đã quy định hộ nghèo là hộ cò thu nhập từ 200 ngàn đồng/người/tháng trở xuống đối với nông thôn và dưới 260 ngàn đồng/người/tháng đối với thành thị). Một số điển hình tốt ở các địa phương có thể kể đến như sau:

+ Chị Hoá ở xã Hương Đô, Hương Khê, nhờ được vay vốn của NHNo&PTNT 120 triệu đồng, đã xây dựng trang trại diện tích 35 ha để trồng nhiều loại cây ăn quả như: cam, bưởi, chanh, cây gió trầm…kết hợp với nuôi 40 tổ ong, thu nhập bình quân hằng năm từ 50 đến 70 triệu đồng. Nhờ đó, chị không chỉ thoát nghèo, mà còn có thu nhập khá, có điều kiện cho con đi học đại học, và hiện nay là một trong những hộ giàu của xã Hương Đô.

+ Chị Thanh ở xã Sơn Lâm, huyện Hương Sơn đã vay số tiền 30 triệu đồng để phát triển chăn nuôi bò, hiện nay thu nhập bình quân mỗi năm trên 20 triệu đồng.

+ Chị Tư ở xã Đức Hương, huyện Vũ Quang: Hằng năm đến mùa thu hoạch của nông dân, chị vay Ngân hàng 50 triệu đồng để thu mua lạc, đỗ, ngô... của các hộ sản xuất. Trước đây gia đình chị là hộ nghèo, nay thu lãi mỗi năm trên 15 triệu đồng, và đã thoát nghèo.

+ Chị Hoa ở xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân vay Ngân hàng 45 triệu đồng để thu mua hải sản chế biến nước mắm, ruốc, cá khô… Mỗi năm lãi ròng trên 12 triệu.

+ Anh Hồng ở xã Thạch Linh, Thành phố Hà Tĩnh vay vốn Ngân hàng 150 triệu đồng để sản xuất đồ gỗ, giải quyết cho 7 lao động thường xuyên có việc làm, lãi ròng mỗi năm trên 20 triệu đồng.

Mặt khác, thông qua chuyển tải vốn đến hộ nghèo NHNo&PTNT đã hình thành mạng lưới, ban đại diện … qua đó thu hút vốn từ các tổ chức trong và ngoài nước về cho hộ nghèo, làm cho nguồn vốn cho vay hộ nghèo càng thêm phong phú.



3.1.3. Cho vay hộ đã tạo nên mối gắn kết giữa NHNo&PTNT Hà Tĩnh với các tổ chức Hội, giúp hoạt động của tổ chức Hội thêm phong phú và hữu ích

Để chuyển tải vốn đến hộ sản xuất kinh doanh nhanh nhất và thuận tiện nhất, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã mở rộng mạng lưới đến tận thôn, xã, phường, hình thành các tổ vay vốn hoặc tổ liên gia, hình thành ban đại diện có cấp uỷ, chính quyền phường, xã. Việc làm này đã tạo mối liên kết chặt chẽ giữa Ngân hàng với các đoàn thể xã hội, với cấp uỷ và chính quyền các cấp, giữa hộ với các tổ liên gia.

Hội Nông dân thông qua tổ vay vốn đã làm cho hội có nội dung phong phú trong hoạt động như cải tạo vườn tạp, cải tạo giống cây, giống con, kỹ thuật nuôi trồng… từ đó, làm cho các hộ vay vốn trở thành những thành viên tích cực, gắn bó với Hội.

Hội Phụ nữ nhờ tổ vay vốn để hướng dẫn chị em làm kinh tế. Ngoài sinh hoạt đều đặn để được vay vốn, Hội còn có thêm cơ hội để tuyên truyền thêm cho chị em về các chính sách như: sinh đẻ có kế hoạch, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình văn hoá…

Nhờ có mối liên kết này, các Đoàn thể xã hội đã trở nên gắn kết với nhau vì lợi ích riêng và vì lợi ích cộng đồng. Các phong trào thi đua làm giàu, thi đua yêu nước, phong trào xây dựng thôn xóm văn hoá, khu phố văn hoá dược phát triển,…

3.1.4. Do tác động cho vay hộ sản xuất đã buộc NHNo&PTNT Hà Tĩnh phải nâng cao chiến lược cho vay hộ để mở rộng hoạt động, phục vụ và đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế.

Trước yêu cầu của phát triển kinh tế, các hộ đã liên kết với nhau trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ. Cho vay hộ đã mở ra hướng sản xuất tập trung như vùng sản xuất cây công nghiệp, vùng sản xuất ngư nghiệp, vùng lương thực… Ngược lại, các hộ, các vùng kinh doanh mở rộng đã thôi thúc NHNo&PTNT Hà Tĩnh cải tiến, mở rộng, nâng cao chiến lược cho vay để thích ứng với điều kiện mới. Ngân hàng đã phải mở rộng mạng lưới, cải tiến nghiệp vụ, nâng mức cho vay, nâng giá trị tài sản thế chấp, bỏ bớt các thủ tục phiền hà, thay đổi phong cách phục vụ…



3.1.5. Cho vay hộ đã phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp và nông thôn

Trong quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng thị trường đã hình thành các nhóm hộ khác nhau

- Nhóm hộ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp

Từ khi có “khoán 10”, kinh tế hộ nông dân đã trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, được pháp luật cho phép thuê lao động, được vay vốn, được quyết định trồng cây gì, nuôi con gì và quyết định bán sản phẩm đi đâu, cho ai… nhiều hộ đã thoát khỏi tình trạng sản xuất tự cung tự cấp, độc canh cây lúa, chuyển sang đa dạng hoá hoạt động sản xuất theo lợi thế vùng và nhu cầu thị trường.

Trong quá trình phát triển đã có một bộ phận tiên tiến đã đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh theo hướng phát triển kinh tế trang trại, từ đó các nguồn lực như đất đai, vốn và lao động… được sử dụng ngày càng có hiệu quả cao. Nhờ chính sách giao các quyền sử dụng đất lâu dài đến hộ sản xuất, chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế trang trại với nghị quyết 03/2000 của Chính phủ về “kinh tế trang trại” và chính sách cho vay vốn, nên những năm gần đây, số lượng trang trại quy mô vừa và nhỏ trong toàn Tỉnh đã tăng lên rõ rệt.

Trong số các hộ nông dân SXKD giỏi, có 23% hộ nông dân có thu nhập cao từ kinh tế VAC và sản xuất nông nghiệp thuần tuý. Lợi nhuận từ mô hình này tuy không lớn song nó có ý nghĩa nhiều đối với các hộ nông dân làm nông nghiệp, đó là họ biết kết hợp hài hoá giữa các nhân tố như: Có hệ số sử dụng ruộng đất cao, mức độ đầu tư thâm canh hợp lý, biết sử dụng đồng vốn hiệu quả, giống cây, giống con có năng suất cao, áp dụng đung quy trình kỹ thuật. Tiêu biểu như mô hình cánh đồng cho thu nhập 50 triệu đồng/ha/năm ở chi hội nông dân xóm Trung Phú, xã Thạch Trung, mô hình kinh tế VAC của ông Mại - Thạch Hạ, ông Minh ởThạch Quý cho thu nhập 15 – 25 triệu đồng một năm.

- Nhóm hộ sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp:

Trong lĩnh vực phi nông nghiệp, nhiều hộ kinh doanh cá thể ở các làng nghề truyền thống và làng nghề mới đã thực sự vươn lên sau một thời gian khó khăn do không chuyển hướng kịp với những thay đổi lớn của thị trường. Đa số các hộ này nhận gia công cho các cơ sở sản xuất lớn, một số tự tổ chức sản xuất kinh doanh độc lập, tự bỏ vốn đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, tự tìm kiếm thị trường, khách hàng và trực tiếp tiêu thụ sản phẩm:

+ 65% số hộ nông dân SXKD giỏi theo mô hình phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ. Những mô hình này cho tu nhập lớn và có số hộ triển khai nhiều nhất. Tiêu biểu như hộ anh Thanh, anh Chân ở Thạch Đồng, hộ anh Kỳ ở Thạch Hạ, hộ anh Lâm ở Hà Huy Tập, hộ chị Thảo ở Thạch Bình…

+ 12% số hộ nông dân SXKD giỏi biết kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Đây là những hộ nông dân thế chấp nguồn vốn lớn của Ngân hàng để phục vụ sản xuất. Những hộ sản xuất này ngoài sự cố gắng nỗ lực vươn lên mạnh mẽ của mỗi cá nhân trong gia đình, họ còn được hỗ trợ đắc lực từ tổ chức Hội và chính quyề cơ sở. Điển hình về mảng kinh tế này có ông Thảo - Thạch Hạ, anh Hồng - Thạch Trung…



3.1.6. Tiềm lực kinh tế và khả năng sản xuất của kinh tế hộ không ngừng được nâng cao

- Kinh tế hộ đã góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, từng bước hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng hoá lớn tâp trung có hiệu quả

- Kinh tế hộ nông dân đã góp phần tích cực và quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu nông thôn, giảm dần tình trạng thuần nông, tăng ngành nghề thương mại, dich vụ, khôi phục và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống.

- Phát triển kinh tế hộ đã nâng cao đời sống và thu nhập của các hộ gia đình, nhờ sự đa dạng về các nguồn thu từ việc mở rộng và phát triển sản xuất, kinh doanh.

- Kinh tế hộ với sự đầu tư của Nhà nước và sự tích luỹ của hộ để mở rộng sản xuất, áp dụng công nghệ… được tăng cường, tạo tiền đề quan trọng cho việc liên kết, hợp tác sản xuất kinh doanh ngày một có hiệu quả.

3.2. Nhược điểm

3.2.1. Định kỳ trả nợ vẫn còn cứng nhắc

Định kỳ trả nợ đối với hộ sản xuất được NHNo&PTNT Hà Tĩnh quy định như sau:

- Thu nợ gốc:

* Với món vay ngắn hạn (thời hạn dưới 12 tháng): Thu nợ gốc một lần khi đến hạn.

* Với món vay trung hạn (thời hạn từ 12 đến 60 tháng): Phân kỳ trả nợ nhiều lần: 6 tháng hoặc 1 năm một lần do bên cho vay và hộ vay thoả thuận.

- Thu lãi: Theo định kỳ hằng tháng hoặc hằng quý.

Mỗi hộ sản xuất thường có số ruộng đất hay đối tượng sản xuất theo mùa vụ, vụ này kế vụ khác, chi phí có thể chồng lên nhau giữa vụ trước và vụ sau. Lâu nay, Ngân hàng vẫn thu nợ theo vụ, Để đối phó lại, người sản xuất “tạm trả” một thời gian ngắn sau đó lại làm thủ tục vay vụ sau. Nhưng chính thời gian vay để “tạm trả” này lại là thời gian người dân phải đi vay nặng lãi…

3.2.2. Vốn tín dụng còn mang tính dàn trải đều trên diện rộng

Mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn phát triển chậm, chưa có cấp nào, ngành nào đứng ra cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho các hộ dân. Do đó, Ngân hàng không thể mở rộng cho vay đối với các trang trại, mặc dù tiềm năng, lợi thế phát triển trang trại là không nhỏ trên địa bàn Hà Tĩnh.

Mô hình sản xuất kinh doanh giỏi ngày càng tăng. Tuy nhiên, trong điều kiện “thiên thời, địa lợi” như hiện nay thì sự phát triển đó còn ở mức độ thấp, chưa đồng đều ở các địa phương… Ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn đủ và hợp lý cho các hộ sản xuất này.

3.2.3. Công tác thu hồi nợ chưa đạt hiệu quả cao. Rủi ro trong vốn tín dụng cho vay hộ sản xuất vẫn luôn tiềm ẩn

Chỉ tính riêng cho vay hộ nhằm phát triển một số chương trình kinh tế tại địa phương, từ năm 2005 – 2008, số nợ quá hạn đã lên tới 25.268 triệu đồng, trong đó gần 35% là nợ xấu, nợ khó đòi.

Công tác thu hồi nợ thông qua Tổ vay vốn và các tổ chức Hội vẫn còn nhiều vấn đề. Một số cán bộ tổ vay vốn, cán bộ Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… đã lợi dụng sự tín nhiệm của Ngân hàng để thu nợ bất chính như: Năm 2005, ông Trần Hữu Duy - tổ trưởng tổ vay vốn thôn Trung Thành, xã Cẩm Nam, huyện Cẩm Xuyên thu nợ, thu lãi và vay ké số tiền là 90,6 triệu đồng rồi bỏ đi khỏi địa phương, đến 31 – 12 – 2007, Ngân hàng mới thu hồi được 55,6 triệu đồng, còn 35 triệu đồng chưa thu hồi được. Hay năm 2006, bà Phạm Thị Vinh, hội phó Hội Phụ nữ xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên đã thu nợ, thu lãi không nộp và vay ké số tiền là 282,6 triệu đồng nhưng đến cuối năm 2007 NHNo&PTNT huyện Cẩm Xuyên mới thu hồi được 26,6 triệu đồng…

3.2.4. Công tác kiện toàn tổ trưởng tổ vay vốn vẫn còn nhiều vấn đề

Công tác kiện toàn các tổ trưởng tổ vay vốn ở một số xã, phường chưa đúng theo văn bản ký kết - tổ trưởng vay vốn không phải là cán bộ Hội nên gặp nhiều khó khăn trong bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật thông tin, giao ban hội ý, chia sẻ kinh nghiệm… đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham mưu, tiếp thu chủ trương của cấp trên cũng như triển khai thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở.

Qua kiểm tra, lại có một số tổ trưởng vay vốn gặp khó khăn trong công tác quản lý, giám sát hiệu quả khi các hộ kinh doanh vay vốn không thông qua tổ vay vốn.

3.3. Nguyên nhân của các nhược điểm

3.3.1.Công tác cán bộ còn nhiều bất cập

- Trình độ của cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế. Cán bộ tín dụng cho vay hộ sản xuất kinh doanh mới chỉ biết cho vay thu nợ đơn thuần, chưa có đủ trình độ để tham gia các chương trình, dự án quy mô vừa và lớn trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, đặc biệt là trong các lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật cao.

Cán bộ Ngân hàng phần lớn được đào tạo trong thời bao cấp, chưa được đào tạo lại, chưa quen với tư duy kinh tế mới, thiếu năng động, chưa chịu khó nghiên cứu, nâng cao nhận thức để phù hợp với yêu cầu mới; chấp hành các quy trình nghiệp vụ tín dụng chưa nghiêm túc. Một số cán bộ tín dụng chưa tính toán hiệu quả đầu tư khi cho vay, cho vay thiếu đồng bộ, phân tán, chưa quan tâm đúng mức việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay dẫn đến sử dụng vốn không có hiệu quả, không có nguồn thu để trả nợ, nợ quá hạn tăng nhanh…

- Số lượng cán bộ tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Nếu như người dân vay được một món nợ của Ngân hàng mất rất nhiều thời gian thì cường độ lao động của Ngân hàng lại quá cao. Hai trạng thái trái ngược đó có chung một nguyên nhân là khách hàng quá đông, trong khi đội ngũ cán bộ tín dụng lại quá ít. Tỷ lệ cán bộ tín dụng Ngân hàng còn thấp, chiếm 40% tổng số cán bộ Ngân hàng.

Các Ngân hàng khác cho vay một khoản thường là hàng trăm, có khi hàng tỷ đồng thì NHNo&PTNT lại thường cho vay những khoản nhỏ dưới mười triệu đồng, có khi chỉ vài ba triệu đồng. Thời gian bỏ ra nhiều mà hiệu quả sinh lời một món vay không đáng bao nhiêu. Hiện mỗi Ngân hàng cấp III phụ trách 8 – 9 xã, bán kính hoạt động trên dưới 10 km với 9 – 10 nhân viên, bao gồm cả tín dụng, kế toán ngân quỹ và người phu trách với trên dưới 4000 hộ vay, nhân viên Ngân hàng phải làm việc hết năng suất mới có thể đáp ứng được, vì vậy việc khách hàng phải chờ đợi là điều khó tránh khỏi.

3.3.2. Thủ tục vay vốn còn rườm rà và cứng nhắc

Hiện nay, những thủ tục vay vốn và lập hồ sơ đa số đều theo quy định chung của Ngân hàng Trung ương, đôi lúc không phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương và không đáp ứng được sự thay đổi nhanh chóng của thời cuộc.

Các loại cho vay đảm bảo chắc chắn thu hồi vốn như thế chấp bằng giấy tờ có giá, trích thu nhập hàng tháng (lương, phụ cấp) vẫn còn nhiều rắc rối.

Các món vay, thậm chí là món vay nhỏ, cũng đều phải qua Giám đốc duyệt, đôi lúc là không cần thiết.

Để được vay vốn, các hộ phải lập hồ sơ gồm những loại giấy tờ sau:

- Đối với hộ vay vốn dưới 10 triệu: Không cần tài sản thế chấp hoặc cầm cố, nhưng phải có các giấy tờ sau:

* Phải được bảo lãnh của các tổ chức xã hội tại nơi cư trú như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ…

* Phải có văn bản cam kết mục đích sử dụng vốn đề ra được phương án sản xuất, kinh doanh.

* Phải có đơn đề nghị vay vốn.

* Có hợp đồng vay vốn: Có xác nhận của chính quyền địa phương.

- Đối với hộ vay trên 10 triệu:

* Phải có tài sản thế chấp, cầm cố

* Có dự án khả thi.

* Có đơn vay vốn.

* Có hợp đồng vay vốn.

* Có bản thế chấp tài sản và uỷ quyền cho Ngân hàng xử lý tài sản thế chấp nếu không thực hiện đúng hợp đồng cam kết như: không trả được nợ và lãi, nợ quá hạn, nợ xấu…

* Phải có chứng nhận của địa phương, của phòng tài nguyên môi trường huyện, thị, thành phố chứng nhận tài sản thế chấp là hợp lệ.

* Sau khi có đủ thủ tục phải có báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng về tài sản thế chấp, trình Ban giám đốc ký, duyệt rồi mới được vay.

Và thông thường, tất cả thủ tục này, người dân phải tự đi làm. Với khách hàng vay hộ đa số là hộ nông dân, trình độ và khả năng hiểu biết về pháp luật và các lĩnh vực liên quan còn nhiều hạn chế, họ có nhiều bỡ ngỡ, lại phải đi lại nhiều nơi, nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm các thủ tục giấy tờ. Và để được vay một khoản, thường người dân cũng phải mất từ 5 đến 7 ngày để hoàn thành các thủ tục này, điều này nhiều khi làm lỡ mất cơ hội sản xuất kinh doanh của người dân, làm mất tính hiệu quả của đồng vốn.

Mặt khác, thực tế hiện nay xu thế sản xuất kinh doanh của bà con nông dân ngày càng phát triển mạnh, với quy mô ngày một mở rộng. Vì vậy, việc cho vay với số vốn 10 triệu đồng mới không phải thế chấp như hiện nay là không phù hợp.



3.3.3. Sự phối kết hợp giữa NHNo&PTNT Hà Tĩnh với các cấp chính quyền địa phương chưa thật chặt chẽ

Hiện nay, vẫn chưa có hợp đồng ràng buộc giữa Ngân hàng với chính quyền địa phương và các tổ chức đứng ra vay vốn. Vẫn chưa có các hình thức để thúc đẩy chính quyền địa phương vào cuộc trong công tác huy động cũng như thu hồi vốn.



3.3.4. Công tác thẩm định dự án cho vay chưa tốt

Có lúc, có nơi còn có tình trạng nể nang, không kiên quyết. Nhiều dự án không khả thi, nhưng có “quen biết” với cán bộ tín dụng nên vẫn được phê duyệt cho vay. Đến khi được vay lại không phát huy được hiệu quả, không thu hồi được vốn…

Quy trình thẩm định vẫn còn nhiều vấn đề khúc mắc ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ cho vay, đến việc sản xuất kinh doanh của các hộ.

Hiện nay, theo quy định chung, để cho vay, Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định các vấn đề sau: thẩm định tư cách pháp nhân, thẩm định năng lực quản lý, thẩm định tình hình tài chính, thẩm định phương án vay vốn, và thẩm định uy tín khách hàng. Tuy nhiên, với công tác cho vay hộ, đối tượng vay chủ yếu là người nông dân hoặc các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, nếu thực hiện theo quy trình chung sẽ gặp rất nhiều vấn đề; đặc biệt, để đạt được những tiêu chuẩn vay vốn, sẽ là một khó khăn lớn với người đi vay.

Như vậy, ta có thể tóm lược lại các ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân sau:

- Ưu điểm:

+ Cho vay hộ đã góp phần giúp người dân mở rộng sản xuất.

+ Cho vay hộ góp phần vào sự nghiệp xoá đói giảm nghèo.

+ Cho vay hộ đã tạo nên mối gắn kết giữa NHNo&PTNT Hà Tĩnh với các tổ chức Hội, giúp hoạt động của tổ chức Hội thêm phong phú và hữu ích.

+ Do tác động của cho vay hộ đã buộc NHNo&PTNT Hà Tĩnh phải nâng cao chiến lược cho vay hộ để mở rộng hoạt động, phục vụ và đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế.

+ Cho vay hộ đã phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp và nông thôn.

+ Tiềm lực kinh tế và khả năng sản xuất của kinh tế hộ không ngừng được nâng cao.

- Nhược điểm:

+ Định kỳ trả nợ vẫn còn cứng nhắc.

+ Vốn tín dụng còn mang tính dàn trải trên diện rộng.

+ Công tác thu hồi nợ chưa đạt hiệu quả cao. Rủi ro trong vốn tín dụng cho vay hộ sản xuất vẫn luôn tiềm ẩn.

+ Công tác kiện toàn tổ trưởng tổ vay vốn vẫn còn nhiều vấn đề.

- Nguyên nhân của các nhược điểm:

+ Công tác cán bộ vẫn còn nhiều bất cập.

+ Thủ tục vay vốn còn nhiều rườm rà và cứng nhắc.

+ Sự phối kết hợp giữa NHNo&PTNT Hà Tĩnh với các cấp chính quyền địa phương chưa thật chặt chẽ.

+ Công tác thẩm định dự án cho vay còn chưa tốt.


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục phầN 1 20 MỞ ĐẦU 20 chưƠng 1 21 giới thiệu chung về ĐỒ ÁN 21 Chương 1 nêu ra tính cấp thiết của đồ án, từ đó xác định mục tiêu và phạm VI nghiên cứu, xác định các phương pháp, công cụ cần sử dụng tới khi làm đồ án

tải về 458.11 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương