Luận văn Thạc sỹ Khoa học Môi trường (khoá 2008 2010) MỞ ĐẦU



tải về 0.56 Mb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.56 Mb.
#23890
1   2   3   4   5

Hệ số khuyếch tán Sz: là hàm số theo khoảng cách x, phụ thuộc độ ổn định khí quyển được tính theo công thức sau:

Sz = 0,53 x 0,73

Trong đó : x là khoảng cách từ tim đường tới điểm tính (m)

Để xác định lượng thải chất ô nhiễm, trong báo cáo này sử dụng hệ số ô nhiễm môi trường không khí do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra, bảng 3.2.



Bảng 3.2. Hệ số ô nhiễm môi trường không khí chuyển theo ô tô con

Chất khí phát thải

Bụi

SO2

NOx

CO

VOC

Hệ số ô nhiễm

0,07

2,05

1,19

7,72

0,83

Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-1993

Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược GTVT dòng xe đoạn qua VQG Cúc Phương, kết quả dự báo lưu lượng xe con đã quy đổi (CPU/ngày đêm) vào năm 2020 là 2724xe/ngày đêm.



Trong thực tế, nguồn ô nhiễm giao thông là nguồn thải liên tục và dài vô hạn nên có thể tính toán xem như nguồn đường, để đơn giản có thể coi nguồn đường ở độ cao gần mặt đất và xét cho trường hợp gió thổi vuông góc với trục đường. Vận tốc gió trung bình trong khu vực là 2,0m/s (mùa hè và mùa đông), chiều cao của mặt đường so với mặt đất hai bên đường khoảng 2,5m. Kết quả dự báo khí ô nhiễm không khí do dòng xe vào năm 2020 ở bảng dưới đây:

Bảng 3.3. Kết quả dự báo ô nhiễm không khí do dòng xe năm 2020

Đoạn tuyến

Khoảng cách

TSP (g/m3)

SO2 (g/m3)

CO (g/m3)

NO2 (g/m3)

HC (g/m3)

Km92 - Km100 (đoạn qua VQG Cúc Phương)

10m

105,7

70,3

10.595,0

179,6

1.253,0

20m

33,0

24,2

3.638,5

56,1

391,2

30m

18,9

13,8

2.083,3

32,1

224,0

40m

13,4

9,8

1.476,5

22,8

158,7

50m

10,5

7,7

1.159,1

17,9

124,6

QCVN 05-2009

300

350

30.000

200




TCVN 5938-2005

-

-

-

-

5.000

Kết quả dự báo ô nhiễm không khí vào năm 2020 đoạn qua VQG Cúc Phương cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm (bụi, HC, SO2, NO2 và CO ) đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05-2009 và TCVN 5938-2005 do mật độ giao thông của đoạn tuyến này không lớn.

Theo bảng trên, khu vực chính của VQG (nơi có các hệ thực vật và động vật sinh sống, xung quanh tuyến đường hiện là bãi bồi của sông Bưởi) ở khoảng cách lớn hơn 50m nồng độ các chất ô nhiễm ở mức rất nhỏ (bằng 1/11 đến 1/45 quy chuẩn/tiêu chuẩn cho phép).

Biểu đồ thể hiện nồng độ các chất ô nhiễm so với khoảng cách và QCVN được thể hiện dưới đây:



Hình 3.2 . Biểu đồ nồng độ các chất ô nhiễm so với khoảng cách và QCVN

Phương pháp mô hình hóa tính toán tuy đã chỉ rõ xu thế biến đổi chất lượng không khí, nhưng không thể đem lại những kết quả chính xác vì nó phụ thuộc và nhiều các yếu tố đầu vào. Địa hình dọc theo thung lũng sông Bưởi rất phức tạp, xen những bãi đất tương đối rộng là những mỏm núi vách đá dốc ra bờ sông, hướng gió và tốc độ gió thay đổi liên tục trong một không gian hẹp. Vì vậy, những dự báo theo mô hình đưa ra ở trên chỉ có giá trị tham khảo.



b). Tiếng ồn

Kết quả đo mức ồn tại các điểm quan trắc môi trường của đoạn tuyến đi qua VQG Cúc Phương được chỉ ra trong các bảng sau:



Bảng 3.4. Kết quả đo mức ồn

Vị trí

Thời gian quan trắc

Leq

Lmax

L50

A1

Năm 2004

Ban ngày

45,8

57,2

44,2

Buổi tối

43,9

52,6

42,1

Năm 2010

Ban ngày

56,1

68,3

41,9

Buổi tối

50,9

64,3

44,1

A2

Năm 2004

Ban ngày

42,3

58,4

41,7

Buổi tối

41,4

52,9

39,3

Năm 2010

Ban ngày

53,9

60,8

42,6

Buổi tối

49,2

60,0

48,1

A3

Năm 2004

Ban ngày

46,7

54,0

44,3

Buổi tối

45,1

53,5

42,7

Năm 2010

Ban ngày

56,8

70,8

42,6

Buổi tối

51,1

65,0

43,4

Nguồn: Trung tâm KHCN và Bảo vệ Môi trường GTVT (CEPT) [6]

- Mức ồn tại thời điểm quan trắc tháng 5 năm 2010 cao hơn tháng 8 năm 2004 là 14,5dBA (ban ngày) và 9,7dBA (ban tối). Xét theo TCVN5949:1998 (Áp dụng cho khu vực cần đặc biệt yên tĩnh), mức ồn đo đạc được vào năm 2010 cao hơn GHCP 6,8dBA(ban ngày) và 7,1dBA (ban đêm).

- Tiếng ồn của khu vực vị trí đo đạc (năm 2010) cao hơn phông chung về tiếng ồn của các khu VQG khoảng 10 - 15dBA. [5]

Tuy nhiên, kết quả quan trắc được đo ở khoảng cách 10m so với tuyến đường, khu vực sinh sống của các loài động vật nằm trên ngọn núi cách đường giao thông > 500m, như vậy mức âm của tiếng ồn đến nguồn tiếp nhận sẽ giảm đi đáng kể.





Ghi chú: D: Buổi ngày (6h-18h); N: Buổi tối (18h-22h)

Các vị trí A1, A2, A3: được trình bày tại bản đồ 3.1.

Hình 3.3. Biểu đồ diễn biến về quá trình thay đổi tiếng ồn

* Dự báo mức ồn năm 2020:

Mức ồn chung của dòng xe phụ thuộc rất nhiều vào mức ồn của từng chiếc xe, lưu lượng xe, thành phần xe, đặc điểm đường và địa hình xung quanh,…. Mức ồn dòng xe lại thường không ổn định (thay đổi rất nhanh theo thời gian), vì vậy người ta thường dùng trị số mức ồn tương đương trung bình tích phân trong một khoảng thời gian để đặc trưng cho mức ồn của dòng xe và đo lường mức ồn của dòng xe cũng phải dùng máy đo tiếng ồn tích phân trung bình mới xác định được.

Để dự báo tiếng ồn của dòng xe trên tuyến, chúng tôi dùng công thức tính như sau: LA = LA7 + Ai

Trong đó: LA - mức ồn tương đương trung bình của dòng xe (ở độ cao 1,5m và cách trục dòng xe 7,5m)

LA7 - mức ồn tương đương trung bình của dòng xe ở độ cao 1,5m và cách trục dòng xe 7,5m trong điều kiện chuẩn là xe chạy trên đoạn đường thẳng và bằng phẳng, khi dòng xe có 60% xe tải, xe khách và vận tốc chạy trung bình là 40km/h;

Ai - tổng các số hiệu chỉnh cho các trường hợp khác với các điều kiện trên:

tăng hoặc giảm 10% lượng xe tải và xe khách thì Ai = + 0,8 dB

tăng hoặc giảm tốc độ xe chạy trung bình ± 10km/h thì Ai = + 1,5 dB

tăng hoặc giảm độ dốc của đường + 2% thì Ai = + 1 dB

trên đường có tàu điện chạy thì Ai = 3dB



Bảng 3.5. Mức ồn tương đương trung bình của dòng xe với điều kiện chuẩn LA7

Lưu lượng dòng xe (xe/h)

40

50

60

80

100

150

200

300

400

500

Mức ồn LA7 (dB)

68

68,5

69

69,5

70

71

72

73

73,5

74




Lưu lượng dòng xe (xe/h)

700

900

1000

1500

2000

3000

4000

5000

10000

Mức ồn LA7 (dB)

75

75,5

76

77

77,5

78,5

79

80

81

Bảng 3.6. Các trị số điều chỉnh độ ồn và mức ồn của dòng xe

Năm

LA7

Hiệu chỉnh theo vận tốc trung bình dòng xe

Hiệu chỉnh theo % xe tải

Hiệu chỉnh theo độ dốc đường

LA

Đoạn Km92 - Km100: Qua VQG Cúc Phương

2020

70,1

0

-1,6

+0,5

69

Mức ồn giảm theo khoảng cách tại các điểm dự báo được tính theo công thức sau:

Leq = LA - 10.lg, (dB)

Trong đó: r1, r2: khoảng cách tới trục dòng xe (r1 = 7,5 m)

a - Hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất:

(đối với mặt đường nhựa và bê tông a = - 0,1; đối với mặt đất trống trải không có cây a = 0; đối với mặt đất trồng cỏ a = 0,1).



Bảng 3.7. Mức ồn giảm theo khoảng cách tại các điểm dự báo (a = 0,1)

r2 (m)

Mức ồn Leq (dB)

10

20

30

40

50

60

100

150

200

500

Đoạn Km92 - Km100: Qua VQG Cúc Phương

2020

68,0

65,1

63,3

62,0

60,9

60,1

57,6

55,6

54,2

49,6

Vào năm 2020 mức ồn tương đương do dòng xe trên tuyến với khoảng cách đến 500m nằm trong giới hạn cho phép theo TCVN 5949-1998 (49,6dB), trung bình với khoảng cách từ bãi bồi sông Bưởi đến nơi có hệ thực vật, động vật của VQG là 500 - 1000m, như vậy nếu dòng xe như mức dự đoán (2724xe/ngày đêm) thì mức ồn vẫn ở GHCP đối với khu vực cần sự đặc biệt yên tĩnh, chưa có tác động đáng kể nào với đời sống của người dân và động vật sống quanh khu vực.

c). Rung động

Kết quả quan trắc độ rung được thể hiện trong bảng dưới đây:



Bảng 3.8. Kết quả quan trắc độ rung

Vị trí


Thời gian

Kết quả (dBA)

Kết quả quy đổi

Leq

Lveq

Leq (m/s2)

Lveq (mm/s)

A1

Năm 2004

Ban ngày

38,3

32,5

0,0008

0,0004

Buổi tối

37,4

29,7

0,0007

0,0078

Năm 2010

Ban ngày

51,6

37,5

0,0038

0,0190

Buổi tối

46,1

36,2

0,0020

0,0164

A2

Năm 2004

Ban ngày

37,8

25,7

0,0008

0,0049

Buổi tối

31,2

23,1

0,0004

0,0036

Năm 2010

Ban ngày

50,2

38,5

0,0032

0,0214

Buổi tối

44,3

36,0

0,0016

0,0160

A3

Năm 2004

Ban ngày

37,7

28,1

0,0008

0,0065

Buổi tối

33,3

26,7

0,0005

0,0055

Năm 2010

Ban ngày

52,4

38,9

0,0042

0,0224

Buổi tối

48,2

39,1

0,0026

0,0229

Nguồn: Trung tâm KHCN và Bảo vệ Môi trường GTVT (CEPT) [6]

- Mức rung tại thời điểm quan trắc năm 2010 cao hơn năm 2004 trung bình là 14,7dBA (ban ngày) và 17,0dBA (ban tối).

- Căn cứ theo TCVN6962:2001: tiêu chuẩn mức rung dành cho khu vực cần đặc biệt yên tĩnh là 60dBA (ban ngày) và 55dBA (ban tối): Mức rung đo tại thời điểm năm 2004 và 2010 vẫn nằm trong GHCP.

- Căn cứ theo tiêu chuẩn ISO 2631-1, ISO 2631-2 đánh giá gia tốc rung ảnh hưởng tới sức khỏe con người và động vật:

+ < 0,315 m/s2: Không ảnh hưởng

+ (0,315  0,63) m/s2: Ảnh hưởng không đáng kể

+ (0,5  1,0) m/s2: Có ảnh hưởng

+ (0,80  1,6) m/s2: Ảnh hưởng

+ (1,25  2,5) m/s2: Ảnh hưởng nghiêm trọng

Như vậy, căn cứ theo tiêu chuẩn trên thì độ rung tại các điểm quan trắc không ảnh hưởng gì tới đời sống con người và động vật quanh khu vực.





Ghi chú: D: Buổi ngày (6h-18h); N: Buổi tối (18h-22h)

Các vị trí A1, A2, A3: được trình bày tại bản đồ 3.1.

Hình 3.4. Biểu đồ diễn biến về quá trình thay đổi rung động

3.1.2. Tác động tới chất lượng nước sông Bưởi.

Tác động tiềm tàng trong giai đoạn khai thác đối với môi trường nước thường là các loại tác động mang tính thời đoạn dài như là sự tích tụ kim loại nặng hoặc bitum dẫn tới gây ô nhiễm nguồn nước và đất trồng dọc tuyến. Tuy nhiên, công tác hoàn nguyên môi trường của đoạn tuyến qua VQG là rất tốt, các thảm cỏ, cây bụi và cây trồng dọc tuyến là những điều kiện tốt để hấp thụ những chất gây bẩn trên.



Kết quả quan trắc và phân tích chất lượng nước sông Bưởi tại khu vực dự án đường Hồ Chí Minh đi qua tại thời điểm tháng 8 năm 2004 và tháng 5 năm 2010 được thể hiện trong các bảng sau đây.

Bảng 3.9. Kết quả quan trắc một số chỉ tiêu chất lượng nước năm 2004

TT

Thông số

A1

A2

A3

QCVN 08-2008 (loại A2)

1

pH

7,6

7,5

7,8

6 – 8,5

2

DO (mg/l)

8,45

8,42

8,27

≥ 5,0

3

SS (mg/l)

12,6

15,1

13,2

50

4

COD (mg/l)

8,87

9,3

9,15

15

5

BOD5 (mg/l)

5,23

5,27

4,48

6


tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương