LUẬn tăng bảO (tham khảo phẩm 9, 10, 11) Giảng viên: tt. Thích Giác Hiệp Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại tp. Hồ Chí Minh I. Đại ý



tải về 25.82 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích25.82 Kb.
#25917
LUẬN TĂNG BẢO

(tham khảo phẩm 9, 10, 11)

Giảng viên: TT. Thích Giác Hiệp

Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh

I.            Đại ý:

Tăng là đoàn thể đệ tử xuất gia của Đức Phật sống trong tinh thần lục hòa thanh tịnh. Tăng là những vị đầy đủ: giới, đinh tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến và các công đức thanh tịnh, và tu tập để chứng 4 quả.

Trên thực tế, tư cách, phẩm chất mỗi vị có khác, nên có nhiều hạng khác nhau.

Thông qua sự tu tập, Tăng chứng đạt được quả vị Hiền, Thánh



II.         Nội dung:

A.  Công đức của Tăng:

Phật khen ngợi Tăng:

佛於處處自讚歎僧。是僧寶戒品清淨。定品慧品解脫品解脫知見品清淨。應請應禮合掌供養無上福田能益施者。(Đ.32.245.2)

Luận Thành Thật đưa ra 10 công đức của Tăng:



1.    Hoà hợp: chư tăng sống theo tinh thần 6 pháp hoà kính, không chống đối nhau.

2.    Thanh tịnh: 3 nghiệp thanh tịnh

3.    Tuỳ thuận thanh tịnh: khi giáo hóa tha nhân không bị nhiễm.

4.    Tu hành thanh tịnh: tu tập đúng chính pháp.

5.    Phước điền thanh tịnh: chỗ nương tựa của chúng sinh.

6.    Thành tựu về giới thanh tịnh: gồm 10 đức tính: tâm từ bi, thân, khẩu, ý thanh tịnh, tiết độ, thiểu dục, tri túc, chính hạnh, nhiếp căn, phạm hạnh, chính niệm và tỉnh giác.

7.    Thành tựu về định thanh tịnh: tức chứng được tứ thiền, tứ vô sắc…

8.    Thành tựu về tuệ thanh tịnh: đoạn trừ dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu chứng quả A-la-hán, được Tam minh, lục thông, Bát giải thoát…

9.    Thành tựu về giải thoát thanh tịnh: tức tâm không còn phiền não vô minh, nghiệp báo, luân hồi, sinh tử.

10. Thành tựu về giải thoát tri kiến thanh tịnh: tức thấy mình thật sự giải thoát. Nói cách khác là không còn chấp ngã và ngã sở.

 

B.    Các hạng Tỳ-kheo:

Chúng ta nói Tăng là đoàn thể thanh tịnh, hoà hợp, thuần thiện, chân chính…chúng ta chỉ nói ý nghĩa về Tăng đoàn lý tưởng cần phải đạt đến, trên thực tế trong Tăng đoàn cũng có nhiều hạng khác nhau. Phật nói có 4 hạng Tỷ-Khiêu (Tăng Nhất A-hàm, phẩm Tứ đế, kinh số 10)

“Ở thế gian có 4 hạng Tỳ-kheo giống như mây. Thế nào là 4? Nghĩa là 1. Có hạng Tỳ-kheo có mây, có sấm, nhưng không có mưa. 2. Có hạng Tỳ-kheo có mưa nhưng không có sấm sét. 3. Có hạng Tỳ-kheo không có mưa cũng không có sấm sét. 4. Có hạng Tỳ-kheo có mưa và cũng có sấm sét.



  1. Hạng Tỳ-kheo thứ nhất: Có học nhưng không giáo hóa tha nhân.

  2. Hạng Tỷ Khiêu thứ hai: Ít học nhưng có giáo hóa tha nhân

  3. Hạng Tỷ Khiêu thứ ba: Không học không giáo hóa tha nhân

  4. Hạng Tỷ Khiêu thứ bốn: đầy đủ oai nghi, có học có thuyết pháp độ sinh.

C.   Quả chứng:

Quan niệm tu chứng trong Phật giáo, khẳng định thành quả tu tập. Đề cập đến sự tu chứng khác nhau này kinh Kim Cang nói: “Giáo pháp đức Như Lai nói thì bình đẳng, nhất vị, nhưng vì do căn cơ sai khác, sự nhận thức không đồng, do đó cũng giáo pháp ấy mà có người tu chứng đến bậc Thánh, nhưng cũng có người tu chứng đến bậc Hiền”



1. Bậc Hiền:

Hiền tức là thiện, là thuận tính, là thuận với chính pháp, với chân lý, có lợi cho mình, cho người trong hiện đời và đời sau. Bậc Hiền có 7 địa vị:



a. Địa vị ngũ đình tâm: Địa vị này tu 5 pháp quán: bất tịnh, từ bi, nhân duyên, giới phân biệt, sổ tức, để làm đình chỉ 5 căn bệnh của tâm: tham, sân, si, chấp ngã và tán loạn

b. Biệt tướng niệm trụ: quán riêng từng loại như: thân bất tịnh, thọ là khổ, tâm vô thường, pháp vô ngã để phá trừ tâm chấp tịnh, chấp lạc, chấp thường, chấp ngã.

c. Tổng tướng niệm trụ: quán cả bốn loại: thân, thọ, tâm, pháp cùng một lượt thấy rõ nó là vô thường, khổ, không, vô ngã

d. Noãn: là biểu thị cho trí tuệ vô lậu, nhờ thành tựu giới và định. Noãn là nhân tố chủ yếu để dẫn đến niết bàn.

e. Đảnh: thiện căn được thành tựu, như đứng trên đỉnh núi nhìn thấy khắp các pháp thế gian ở chung quanh.

f. Nhẫn: tin rõ lý nhân quả của Tứ đế, và nỗ lực tu hành, quán sát không còn thoái thất tâm tu hành, không còn sa đoạ vào đường ác.

g. Thế đệ nhất: Trong tất cả chúng sinh ở thế gian hành giả là bậc cao thượng nhất. Nói chung trong tất cả các pháp hữu lậu, hành giả là cao thượng nhất vì đã đạt được trí tuệ, và quả vị vô lậu tại thế gian.

2. Bậc Thánh:

Ở địa vị này hành giả y cứ vào cơ sở văn tuệ, tư tuệ, tu về hiện quán Tứ đế. Phát khởi 16 tâm vô lậu, thấy rõ lý Tứ đế, đoạn trừ 88 món kiến hoặc trong 3 cõi, vào bậc kiến đạo, chứng đạt quả vị Tu-đà-hoàn:

1)    Bốn hành: hành Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán.

a. Người hành Tu-đà-hoàn:

Có 3 hạng:

1) Tuỳ tín hành: nếu người chưa được trí không, vô ngã, vì tin Phật pháp, theo lời Phật dạy mà tu thì gọi tín hành.

2) Tuỳ pháp hành: người này được trí không, vô ngã, tu các pháp không, vô ngã.

3) Tuỳ vô tướng hành: 2 bậc trên thấy được đạo đế, đạt được diệt đế thì gọi là tuỳ vô tướng hành.

b. Người hành Tư-đà-hàm:

亦名家家。是人或二或三往來。或於現身得入涅槃。是名行斯陀含者。(Đ.32. 246.1)

Tư-đà-hàm chỉ còn đến nhân gian một lần nữa rồi vào niết-bàn.



c. Người hành A-na-hàm:

若斷第七第八品結。是人皆名行阿那含。(Đ.32.246.1)

Còn gọi là Nhất chủng hay Nhất gián chỉ cho A-na-hàm hướng.

d. Người hành A-la-hán: A-la-hán là bậc đã dứt sạch tất cả phiền não. A-la-hán có 9 hạng. 9 hạng này gọi là vô học nhân.

 

D.  Phước điền:

Được gọi là phước điền là vì hành giả dứt trừ tất cả phiền não, tham, sân, si. Cúng cho người vô dục thì đạt quả báo tốt. gọi là ruộng phước có thể tóm tắc vì những lý do sau:

1.    Phiền não không khởi, không sinh ác nghiệp .

2.    Hiền thánh chứng được vô tác.

3.    Thiền định thanh tịnh.

4.    Tâm được thanh tịnh

 

III.        Kết luận:



Tăng đoàn là cộng đồng xuất gia lý tưởng, Tăng sống với tinh thần hòa hợp. Một công đồng lý tưởng mà xã hội văn minh nào cũng muốn hướng đến.Nếu sống đúng theo tinh thần này Phật giáo tạo được một sức mạnh, phát triển cực thịnh.

Xét các quả vị trong tiến trình  tu chứng, có thể nói bộ luận này hoàn toàn theo quan điểm tiệm chứng của Nguyên Thủy.

tải về 25.82 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương