LUẬN Án tiến sĩ luật học hà NỘI 2014 h ọc viện chính trị quốc gia hồ chí minh nguyễn thị tuyết mai



tải về 1.74 Mb.
trang9/13
Chuyển đổi dữ liệu14.06.2018
Kích1.74 Mb.
#39986
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

KẾT LUẬN



Đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Để có được một nhà nước đáp ứng mô hình nhà nước pháp quyền, yếu tố quan trọng đầu tiên là phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện với đầy đủ những tiêu chí như tính toàn diện, tính đồng bộ, tính mình bạch, tính phù hợp và trình độ kỹ thuật pháp lý cao. Nhận thức rõ điều này, trong khoảng thời gian gần 30 năm đổi mới và kể từ khi bắt đầu xác định xây dựng nhà nước pháp quyền, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã dành nhiều nỗ lực để hoàn thiện hệ thống pháp luật. Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng nhiều. Các văn bản có giá trị pháp lý cao như các đạo luật dần thay thế cho các văn bản như Nghị định, Pháp lệnh. Chất lượng văn bản ngày càng được nâng lên. Nhìn chung, về cơ bản hệ thống pháp luật đáp ứng được nhu cầu quản lý xã hội của một nhà nước phát triển theo mô hình nhà nước pháp quyền XHCN.

Tuy vậy, các quy phạm pháp luật vẫn chưa thể ghi nhận và điều chỉnh được hết tất cả mọi quan hệ xã hội trên các lĩnh vực đời sống mà Nhà nước cần điều chỉnh. Có rất nhiều giải pháp đã được đề ra. Từ gốc rễ của vấn đề, Nhà nước ta đã và đang thực hiện giải pháp sử dụng và nghiên cứu khả năng sử dụng nguồn bổ trợ cho pháp luật, bao gồm tập quán và án lệ.



Những quy phạm pháp luật ghi nhận khả năng áp dụng tập quán bổ trợ cho pháp luật thành văn đã ra đời. Nhiều tranh chấp trong các quan hệ pháp luật tưởng chừng bế tắc đã có cơ sở hợp pháp và phù hợp để giải quyết. Áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự được TAND các cấp thực hiện ngày càng thường xuyên hơn.

Nhưng cũng chính từ trong quá trình TAND áp dụng tập quán để giải quyết các vụ việc dân sự, bên cạnh các kết quả đạt được thì có nhiều bất cập đã nảy sinh. Trước hết, đó là những tranh cãi ở góc độ lý luận, sự thiếu đồng nhất trong quan điểm khi nhận dạng tập quán, xác định những tập quán có thể áp dụng trong rất nhiều tập quán vùng, miền, dân tộc, dòng họ... đang tồn tại ở các cộng đồng người trên lãnh thổ Việt Nam. Xuất hiện những bản án áp dụng tập quán được dư luận đánh giá cao nhưng cũng có những bản án áp dụng tập quán phải xét xử phúc thẩm hoặc xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm. Việc áp dụng tập quán nhìn chung không phải lúc nào cũng hiệu quả. Trong nhiều trường hợp, người có thẩm quyền đã không dám hoặc không chú trọng áp dụng tập quán ngay cả khi pháp luật cho phép. Thậm chí, có nhiều quan điểm còn cho rằng việc áp dụng tập quán là không cần thiết, không khả thi, dễ dẫn đến tùy tiện v.v..

Thực trạng này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Về nguyên nhân của thành tựu, đó là do sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và lãnh đạo ngành TAND để nhằm nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho công chức ngành; sự phong phú về tập quán tạo điều kiện thuận lợi để tập quán hỗ trợ pháp luật; các quy định cho phép áp dụng tập quán ngày càng chi tiết và dễ áp dụng hơn.... Về nguyên nhân của hạn chế, có thể kể đến gồm: sự thiếu hoàn thiện về lý luận; sự thiếu chú trọng trong việc nâng cao nhận thức để áp dụng tập quán; những quy định pháp luật cho phép áp dụng tập quán còn nhiều bất cập; cơ chế ràng buộc các chủ thể có thẩm quyền áp dụng tập quán không rõ ràng... Ngoài ra, còn có những yếu tố tưởng chừng rất nhỏ nhặt nhưng lại góp phần hạn chế hiệu quả của việc áp dụng tập quán.

Dựa vào các nguyên nhân, cần phải có một hệ thống giải pháp chi tiết mới có thể đảm bảo được việc áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự của TAND các cấp. Các giải pháp này được xác định định gồm những nhóm như: giải pháp về lý luận, giải pháp về hoàn thiện pháp luật, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức Tòa án, giải pháp hỗ trợ hoạt động áp dụng tập quán, các giải pháp về kỹ thuật v.v..

Chúng tôi cho rằng, vấn đề nguyên tắc là phải xây dựng được một cơ chế để việc áp dụng tập quán trở nên hiệu quả hơn. Tập quán luôn cần được xác định là nguồn bổ trợ. Nguồn bổ trợ này chắc chắn còn cần thiết khi xã hội còn nhà nước và pháp luật. Như một tất yếu khách quan, dù hệ thống pháp luật có hoàn thiện đến mức nào vẫn sẽ luôn có những tình huống thực tiễn thiếu pháp luật thành văn để điều chỉnh. Hơn nữa, dù pháp luật có hoàn thiện đến mức nào thì vẫn sẽ có những quan hệ xã hội mà nhà nước dù cần điều chỉnh cũng không cần thiết phải đặt ra pháp luật, bởi vì bản thân các quy phạm xã hội trong đó có tập quán đã thực hiện rất tốt vai trò này và nhà nước chỉ nên làm công việc là thừa nhận chúng, đảm bảo cho chúng được thực hiện.



Những nghiên cứu trong luận án trên cơ sở trình bày các vấn đề lý luận và pháp lý về áp dụng tập quán trong giải quyết vụ việc dân sự của TAND ở Việt Nam đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng, từ đó chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế khi thực hiện áp dụng tập quán trong giải quyết vụ việc dân sự của TAND ở Việt Nam hiện nay. Một mục tiêu quan trọng mà luận án đã tập trung nghiên cứu và hoàn thiện là xác định quan điểm, các giải pháp và đã trình bày được các quan điểm và 5 nhóm giải pháp bảo đảm việc áp dụng tập quán trong giải quyết vụ việc dân sự của TAND ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN







Nguyễn Thị Tuyết Mai (2002), "Xã hội hoá dịch vụ công trong cải cách hành chính theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng", Tạp chí Lý luận Chính trị, số 4, tr.27-30.



Nguyễn Thị Tuyết Mai (2003), "Nâng cao và phát huy giá trị xã hội của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam", Tạp chí Lý luận chính trị, số 6, tr.31-34.



Nguyễn Thị Tuyết Mai (2006), "Một số vấn đề về giáo dục pháp luật ở các địa phương có luật tục hiện nay", Tạp chí Khoa học Chính trị, số 5, tr.46-52.



Nguyễn Thị Tuyết Mai, Trịnh Đức Thảo (Chủ biên) (2009), Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật, pháp chế và sự vận dụng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.



Nguyễn Thị Tuyết Mai (2009), "Tập quán pháp và việc thực hiện nguyên tắc áp dụng tập quán trong Bộ luật dân sự năm 2005", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 3, tr.48-51.



Nguyễn Thị Tuyết Mai (2012), Lựa chọn lãnh đạo cấp cao khu vực công - góc nhìn so sánh từ các hệ thống pháp luật lớn trên thế giới, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế tại Thượng Hải - Trung Quốc: Research Development of Leadership: Theory and Application.



Nguyễn Thị Tuyết Mai (2013), "Tập quán pháp - một loại nguồn của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam", Tạp chí Khoa học chính trị, số 3, tr.42-46.



Nguyễn Thị Tuyết Mai (2013), "Cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tập quán trong lĩnh vực dân sự", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7, tr.53-57.



Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phạm Minh Tuấn (Chủ biên) (2014), Tài liệu học tập môn Nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp.



Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phạm Minh Tuấn (Chủ biên) (2014), Tài liệu học tập môn Luật Kinh doanh, Nxb Tư pháp.


tải về 1.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương