LUẬn giải kinh sa môn quả TẬP 1 Tỳ khưu Chánh Minh


- Nô bộc do bị bắt làm tù binh. - Nô bộc do tự nguyện. Loại rõ ràng



tải về 1.3 Mb.
trang8/13
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.3 Mb.
#21985
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

- Nô bộc do bị bắt làm tù binh.

- Nô bộc do tự nguyện.



Loại rõ ràng. Là hạng nô bộc làm việc cho chủ, không được đòi hỏi thù lao.

Loại không rõ ràng. Là làm việc cho chủ có thù lao, như người làm thuê…

* "Làm mọi công việc" (kammakāro).



Kammakāroti analaso kammakaraṇasīloyeva (At):

Làm mọi công việc” là làm những công việc bình thường (analaso), những việc không có tội lỗi.

Ở đây, Đức Phật chỉ đề cập đến những việc làm vô tội của người nô bộc, không đề cập đến những việc có tính tội lỗi mà người chủ bắt buộc người nô bộc phải làm".

* "Dậy trước"(pubbuṭṭhāyi).

Dūrato disvā paṭhamameva uṭṭhahatīti pubbuṭṭhhāyiti (At):



"Thấy từ xa (đứnglên) trước, thức dậy trước (chủ), là "dậy trước".

Câu Pāli này có hai ý nghĩa:

- Khi thấy chủ từ xa đi đến thì đứng lên chờ sai bảo.

- Khi chủ chưa thức giấc, thì thức giấc rồi.



* "Thức khuya (pacchānipāti)". Cũng mang hai ý tương tự như trên. Tức là:

- Khi chủ đứng dậy thì dọn dẹp chỗ ngồi, dùng nước lau sạch chỗ ngồi …

- Khi chủ đi ngủ, dọn dẹp xong mọi công việc rồi mới đi ngủ.

* "Thi hành mọi mệnh lệnh của chủ” (kiṃ kārapaṭissāvī).

Evaṃ kiṃkārameva paṭisunanto vicaratīti kiṃ kārapaṭissāvī (At):

Thi hành mọi mệnh lệnh của chủ” là “quanh quẩn bên chủ và làm hài lòng chủ”.

Câu Pāli này có hai ý:

- Quanh quẩn (vicarati) gần bên chủ để chờ sai bảo.

- Khi chủ bảo làm việc gì, người ấy thực hiện đúng theo ý chủ, làm chủ hài lòng (sunanto).



* "Làm đẹp lòng mọi người” ( manāpacārī).

Manāpameva kiriyaṃ karotīti manāpacārī (At):



Thực hiện những điều làm vui thích người khác, gọi là "làm đẹp lòng mọi người".

Có thể hiểu "làm đẹp lòng mọi người" là giúp đở người khác trong công việc của họ …

* "Lời nói kính ái” (piyavādī).

Piyameva vadatīti piyavādī (At):



Nói dịu ngọt, gọi là "lời nói kính ái".

Tức là không nói với giọng khó chịu, hằn học.



* "Chú ý từng nét mặt (của chủ)” (mukhullokako).

Sāmino tuṭṭhapahaṭṭhaṃ mukhaṃ ullokayamāno vacaratīti mukhullokako (At).

Câu Pāli này có hai ý:

- Quanh quẩn bên chủ để kịp thời làm hải lòng chủ.

- Nhìn vào chủ để nhận biết ý trên gương mặt, làm chủ vui thích hài lòng.

Tức là "làm điều mà chủ đang cần, nhưng không cần chủ phải sai bảo, chỉ biết ý trên gương mặt là thực hiện ngay".



* “Như thiên thần”(devo maññe).

Devo maññeti devo viya (At):

Như thiên thần” là ví như vị chư thiên.

Chư thiên có 3 hạng:

- Giả định chư thiên (sammuti deva): Như vua, quan, Hoàng hậu, công chúa …

- Chư thiên do phước sinh (upapatti deva): Là các vị chư thiên trên các cõi trời.

- Chư thiên thanh tịnh (visuddhi deva): Là các vị Thánh, cao tột là Thánh A-la-hán(1).

Như thiên thần ở đây, là chỉ cho “chư thiên giả định”.

* Ta hãy tạo các công đức như Đức vua” (so vat'assāhaṃ puññāni kareyyaṃ).

So vatassāhaṃ puññāni kareyyanti so vata ahaṃ evarūpo assaṃ, yadi puññāni kareyyanti attho (At):

Ta hãy tạo các công đức như Đức vua”, nghĩa là “nếu tạo phước báu, ta chắc chắn được như vị ấy”.

* "Ta hãy cạo bỏ râu tóc” (yaṃ nūnāhaṃ kesa-massuṃ).

Đức Thế Tôn nêu ra ước vọng được xuất gia của người nô bộc với suy nghĩ như sau: "Nếu ta có bố thí cả đời cũng không bằng 1/100 những gì Đức Vua bố thí chỉ trong một ngày. Vậy ta nên xuất gia".



* “Xuất gia (pabbajito).

Có 7 hạng xuất gia:

1- Vì sống ở tại gia không được, do Đức vua bắt đi lao dịch …

Vì khi xây dựng một công trình nào của Hoàng cung, Đức vua thường huy động người dân tạp dịch, ngoài ra còn một số công việc chung khác, Đức vua cũng huy động người dan tạp dịch.

2- Đi xuất gia để được thân thiện với Đức vua.

3- Để có được quyền chức lớn.

4- Để nuôi mạng sống dễ dàng.

5- Xuất gia vì sợ kẻ nghịch làm hại.

6- Xuất gia vì sợ Đức vua bắt tội.

7- Xuất gia mong thoát ra khổ sinh tử luân hồi(2).

Xuất gia ở đây là “chánh xuất gia” (sammapabbajita). Tức là hạng thứ 7.

Hỏi: Vì sao người nô bộc “muốn tạo công đức” để thành tựu được như vua Ajātasattu (A-xà-thế), lại xuất gia?

Đáp. Người nô bộc suy nghĩ rằng “ta không thể bố thí bằng Đức vua, vậy ta phải thực hành pháp, tức là hành phạm hạnh”.

Hành phạm hạnh là “không quan hệ tình dục với nữ nhân”, muốn thế phải “lìa bỏ gia đình, sống đời sống không gia đình”.

Trong các hạnh, thực hành phạm hạnh và hành chánh pháp, là 2 hạnh cao nhất.

Pháp hạnh và Phạm hạnh; được gọi tối thượng hạnh (vasuttamaṃ)(3).

Lại nữa, thành tựu được địa vị “vua” trong hiện tại, phải là vị xuất gia trong quá khứ.

Vì đức vua là người có nhiều quyền lực, có quyền lực nhiều là do có đức lớn (mahāguṇa).

Đời sống tại gia không thể thành tựu được ân đức lớn, chỉ có đời sống xuất gia mới thực hiện được.

Trong bộ Milindapañhā (Milinda vấn), Ngài Nāgasena có giải thích “ân đức lớn có được là do “ở trong lãnh vực pháp” (bhūmidhamma), có 20 điều là:

1- Ở trong địa vị cao quý (seṭṭha bhūmisayo). Vì có giới là ân đức (sīlaguṇa) cao thượng.

2- Thực hành pháp (cāro), có ân đức giới là nền tảng.

3- An trú tâm trong 4 phạm trú (brahmavihāro). Là tu tập từ tâm giải thoát, bi tâm giải thoát, hỷ tâm giải thoát và xả tâm giải thoát.

4- Thu thúc trong giới bổn (saññamo).

5- Phòng hộ các môn quyền (saṃvaro).

6- Nhẫn nại (khanti).

7- Có sự nhu thuận (soracca).

8- Vui thích với “con đường tối thắng duy nhất” (ekantābhirati). Đó là bát chánh đạo.

9- Thực hành pháp (có mục đích) duy nhất (ekantācariyā).

Là thực hành pháp với mục đích thoát ra “khổ luân hồi”.

10- Có sự an tịnh thân tâm (patisallī).

11- Là người “hổ thẹn tội lỗi” (hirikā).

12- Là người “ghê sợ tội lỗi” (ottappikā).

13- Có sự tinh tấn (viriyaṃ). Là nổ lực diệt trừ những phiền não, những ô nhiễm.

14- Là người không có “sơ suất” (appamādo). Là luôn có sự ghi nhớ biết mình.

15- Học tập Pháp luật (sikkhāpadānaṃ) do Đức Phật hay các vị Thánh thuyết giảng.

16- Sống an lạc trong giới (sīladi abhirati).

17- Không có sự luyến tiếc (nirālayatā).

18- Thỏa thích thực hành trọn vẹn điều học (sikkhāpada paripūrati).

19- Đạt điều cao tột (aggo). Là thành tựu những pháp thượng nhân như Thiền, Đạo, quả, Níp-bàn.

20- Có sự vững chắc (niyāmo).

Ngoài 20 điều trên, bậc xuất gia có 5 điều gọi là “vô lượng đức” (atuliyaguṇa).

1- Có lãnh vực sát hại (hanta bhūmi bhāva).

Là bậc xuất gia chỉ sát trừ phiền não, ngoài ra không sát hại bất kỳ chúng sinh nào.



2- Có sự trong sạch trọn vẹn (parisuddha bhāva).

3- Có sự thu thúc (saṃvara bhāva).

4- Có sự “xa lánh kẻ ác” (pāpavigata bhāva).

Tức là “xa lánh các ác - bất thiện pháp”.



5- Chứng đắc pháp phân tích (dhammavisesa bhāva).

Tức là chứng đạt “tuệ phân tích”.

Do bậc xuất gia có những phẩm chất tốt đẹp như trên, nên người nô bộc suy nghĩ “Ta hãy tạo công đức như Đức vua”, bằng cách “cạo bỏ râu, tóc”.

Lại nữa, khi xuất gia rồi, người từng “sát sinh” có thể từ bỏ sát sinh, người từng “lấy của không cho” có thể từ bỏ “lấy của không cho”, người từng “tà hạnh trong dục lạc” … người từng “nói dối”… người từng uống rượu men, rượu nấu có thể từ bỏ uống rượu.

Tóm lại, sự xuất gia khiến người xấu trở thành tốt, người lương thiện lại càng tốt đẹp hơn.

Đồng thời, xuất gia là con đường rèn luyện, giúp người ấy chống lại hay diệt trừ các phiền não các ô nhiễm.

Ví như quân trường là nơi rèn luyện người lính biết cách tiêu diệt giặc, người chưa từng là lính, tuy có tốt giỏi hơn người lính trên phương diện nào đó, nhưng không thể giỏi hơn người lính trên phương diện “diệt giặc thù”.

Cũng vậy, người chưa từng xuất gia trong giáo pháp này, tuy có “hạnh kiểm tốt” nhưng không thể “sát trừ kẻ thù là phiền não” như người xuất gia trong giáo pháp này.

* "Chế ngự thân” (kāyena saṃvuto).

Kāyena saṃvutoti kāyena pihitop hutvā akusalassa pavesanadvāraṃ thaketvāti attho (At):

Nghĩa là thân môn đã đóng lại với bất thiện pháp đang có, không cho chúng xâm nhập qua cửa ấy, gọi là "chế ngự thân".

Cửa – dvāra”. Chỉ cho mắt, tai, mũi, lưỡi và thân.



* “Chế ngự lời” (vācāya saṃvuto).

Là từ bỏ nói dối, nói hai lời, nói hung dữ và nói nhãm nhí.

Ngoài ra, chế ngự lời là thực hành lời nói của bậc cao quý.

Này các Tỳ-khưu, có tám lời của bậc cao quý này. Thế nào là tám?



Không thấy nói không thấy, không nghe nói không nghe, không nghĩ nói không nghĩ, không biết nói không biết.

Thấy nói thấy, nghe nói nghe, nghĩ nói nghĩ, biết nói biết” (1).

Ngoài ra, “Chế ngự lời” là nói những lời chân thật có liên hệ đến lợi ích.

Đức Phật có dạy Vương tử Abhaya (Vô Úy):

- Lời chân thật có liên hệ đến mục đích, người nghe không hoan hỷ, Như Lai tùy thời nói.

- Lời chân thật có liên hệ đến mục đích, người nghe hoan hỷ, Như Lai nói.

Ngoài ra: “Lời chân thật, không có mục đích”, Như Lai không nói (2).

* “Lời chân thật, liên hệ đến mục đích, là lời như thế nào?”

Đó là “nói về giới, nói về định, nói vê tuệ, nói về giải thoát và nói về giải thoát tri kiến”(3).



* “Chế ngự ý” (manasā saṃvuto).

Là gìn giữ tâm không cho rơi vào tham dục, sân hận và tà kiến, như Phật ngôn:

Ở đây, này các Tỳ-khưu, người có tâm không tham, người có tâm không sân, có chánh kiến. Này các Tỳ- khưu, đây gọi là ý thanh tịnh.”(1)

Lại nữa, chế ngự ý là vị Tỳ-khưu luôn quán sát tâm, biết rõ nội tâm của mình, như Phật ngôn:

Ở đây, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu, nếu nội tâm có tham dục (kāmacchanda), vị ấy rõ biết: “Nội tâm ta có tham dục”.

Nếu nội tâm không có tham dục, vị ấy rõ biết: “Nội tâm ta không có tham dục”.

Tham dục chưa sinh khởi, sinh khởi như thế nào, vị ấy rõ biết.

Tham dục đã sinh khởi, được đoạn trừ như thế nào, vị ấy rõ biết.

Và tham dục đã đoạn trừ, tương lai không sinh khởi như thế nào, vị ấy rõ biết như vậy(2).

Tương tự như vậy với các trói buộc (nīvaraṇa) còn lại là: sân, hôn trầm thụy miên, trạo hối và nghi.

* “Biết đủ với nhu cầu được cho cao nhất” (ghāsacchādanaparamatāya santuṭṭho).

Ghāsacchādanaparamatāyāti ghāsacchādanena paramatāya uttamatāya (At):

Nhu cầu được cho cao nhất” là “nhu cầu” có được cao nhất, tốt nhất.



Nhu cầu ở đây chỉ cho “ăn, mặc”, tức là vật thực và y phục.

Được cho cao nhấ”t. Là người khác cho với số lượng như thế nào thì nhận như thế, và “xem đó là cao nhất”.

Cho dù người có nhiều, nhưng cho ít cũng không đòi hỏi hơn.

Được cho tốt nhất”. Là người cho vật thực hay y phục loại nào thì nhận loại ấy.

Cho dù người cho có “vật thực thượng vị”, nhưng cho loại “vật thực thô xấu” cũng nhận mà không đòi hỏi hơn.

Hoặc người cho có y phục tốt, nhưng cho y phục thô xấu, cũng không đòi hỏi.

Cao nhất, tốt nhất” ở đây chỉ cho “người cho”, không chỉ cho “người nhận”.

Nghĩa là “người cho với số lượng nào”, người nhận sẽ nghĩ rằng “đây là khả năng cho cao nhất của người cho”. “Vật cho có phẩm chất như thế nào”, người nhận nghĩ rằng “đây là loiạ tốt nhất mà người cho có khả năng cho được”.

Hậu sớ giải có giải thích: Vị ấy không mong cầu bất cứ nhu cầu vật chất nào khác ngoài hai điều này.

Lại nữa, vị ấy bằng lòng với chỗ trú ngụ trong điều kiện có được.

Ngoài ra, “tốt nhất” là có được bốn món vật dụng đúng theo pháp, nghĩa là các Ngài từ bỏ những điều nuôi mạng sái quấy (tà mạng – micchā jiva).

* “Biết đủ” (santuṭṭho). Là bằng lòng với “những gì có được”.

Etadatthampi anesanaṃ pahāya aggasallekhena santuṭṭhoti attho (At):



"Từ bỏ khổ hạnh khốc liệt, từ bỏ mọi điều nuôi mạng sái quấy cao nhất", đó là ý nghĩa “biết đủ”.

Biết đủ” là từ bỏ 2 cực đoan: Lợi dưỡng và khổ hạnh.

Biết đủ” là thực hành “con đường trung đạo”, cân bằng các pháp quyền như”tín quyền, tấn quyền …”

* “Hoan hỷ sống an tịnh” (vihareyya abhirato paviveke).

Bản Sớ giải giải thích: Vị ấy hài lòng (abhirato) với 3 sự an tịnh (paviveka) là: Thân an tịnh (kāyaviveka), tâm an tịnh (cittaviveka), tái sinh an tịnh (upadhiviveka)(1).

-Thân an tịnh. Là độc cư, lánh xa chỗ náo nhiệt, chỗ đông người.

Thân an tịnh là trú nơi thanh vắng như “núi, rừng, cội cây, nơi trống nhà, đống rơm…”

Ai ngồi, nằm một mình. Độc hành không buồn chán.



Tự điều phục một mình. Sống thoải mái từng sâu”(2) (HT. TMC dịch).

- Tâm an tịnh. Là hoan hỷ với đời sống xuất gia (nekkhammābhiratā) và với những ai đạt được thiền chứng hiệp thế, cao nhất là tầng thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

- Tái sinh an tịnh. Là thoát khỏi sinh hữu và loại trừ các hành (ám chỉ vị Thánh A-la-hán nhập diệt thọ tưởng định).

Tái sinh an tịnh. Là chứng đạt Thánh quả hay Níp-bàn.

Nói cách khác: Thân yên tịnh là sống độc cư, từ bỏ chỗ náo nhiệt.



Tâm yên tịnh là vị chứng đạt thiền hiệp thế.

Tái sinh yên tịnh là vị chứng được Thánh Đạo và Thánh quả.

Hay đang an trú trong định Siêu thế (nhập thiền quả Siêu thế), hoặc vị Thánh A-la-hán hoặc A-na-hàm an trú vào định Diệt thọ tưởng (At).



Dứt quả thiết thực thứ nhất của hạnh Sa-môn.

Chánh kinh.

Dutiya sandiṭṭhikasāmaññaphalaṃ

(Quả thiết thực thứ hai của hạnh sa-môn).

186. “Sakkā pana bhante aññaṃ pi evaṃ eva diṭṭh’eva dhamme sandiṭṭhikaṃ sāmañña-phalaṃ paññāpetun ti?

Bạch Thế Tôn, có thể cho biết một kết quả thiết thực hiện tại khác hơn nữa của hạnh Sa-môn?

Sakkā mahārāja. Tena hi mahārāja taṃ yev’ettha paṭipucchissāmi, yathā te khameyya tathā naṃ vyākareyyāsi.



Này Ðại vương, có thể được. Này Ðại vương; Ta sẽ hỏi Ðại vương về vấn đề này. Ðại vương hãy trả lời tùy theo ý muốn của Ðại vương.

Taṃ kiṃ maññasi mahārāja? Idha te assa puriso kassako gahapatiko kara-kārako rāsi-vaḍḍhako.



Ðại vương nghĩ sao? Nếu Ðại vương có một người nông phu, gia chủ, nạp thuế má, làm giàu công khố.

Tassa evaṃ assa: “Acchariyaṃ vata bho abbhutaṃ vata bho.



Người ấy nghĩ: "Thật hy hữu thay! Thật kỳ diệu thay quả vị thác sanh của các công đức, quả vị thục của các công đức.

Ayaṃ hi rājā Māgadho Ajātasattu Vedehi-putto manusso, ahaṃ pi manusso. Ayaṃ hi rājā Māgadho Ajātasattu Vedehi-putto pañcahi kāmaguṇehi samappito samaṅgi-bhūto paricāreti devo maññe,



Vị vua Ajātasattu, con của bà Videhi, nước Magadha, là người, tôi cũng là người. Vị vua Ajātasattu, con bà Videhi nước Magadha, sống tận hưởng đầy đủ năm món dục lạc, tôi nghĩ không khác gì vị thiên thần.

Ahaṃ pan’amhi’ssa kassako gahapatiko kāra-kārako rāsi-vaḍḍhako. So v’assāhaṃ puññāni kareyyaṃ.



Còn tôi là người nông phu, gia chủ, nạp thuế má, làm giàu công khố. Vậy ta hãy làm các công đức như Đức vua.

Yan nunāhaṃ kesamassuṃ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agarasmā anagāriyaṃ pabbajeyyan ti”.



Ta hãy cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà sa, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia tu tập"…. .(phần còn lại tương tự như đoạn kinh số 184 - 185, chỉ thay đổi từ nô bộc bằng từ “người nông phu, gia chủ”).

Giải:

Hỏi. Vì sao vua Ajaatasattu bạch hỏi Đức Thế Tôn về quả thiết thực khác của hạnh Sa-môn?

Đáp.Vì Đức vua muốn tìm hiểu nhiều quả thiết thực của hạnh Sa-môn hay tìm hiểu quả Sa-môn qua nhiều hình ảnh, nhiều khía cạnh.”

* “Người làm ruộng” (kassaka).

Kasatīti kassako: (Làm việc) cày, bừa là “người làm ruộng”(At).

* “Người gia chủ”(gehapatika).

Gehassa pati, ekagehamatte jeṭṭhakoti, gehapatiko (At):



Chủ nhân ngôi nhà, người có quyền cao nhất trong một gia tộc, gia chủ”.

* “Người đóng thuế”(karakāraka).

Balisaṅkhātaṃ karaṃ karotīti karakārako (At):



Thực hành thuế theo thỏa thuận, gọi là “người đóng thuế”.

* “Làm giàu công khố (rāsivaddhaka).

Dhaññarāsiṃ dhanarāsiñca vaḍḍhetīti rāsivaḍḍhako (At):

Tài sản thành khối được tăng thêm, gọi là “người làm giàu công khố.

Hỏi.Vì sao Đức Thế Tôn đề cập đến người nông phu, người gia chủ sau khi đề cập đến người nô bộc trước đó?

Đáp. Đối với người nô bộc, là người không có tài sản, họ không giúp cho công khố tăng trưởng hay đóng thuế cho Đức vua.

Đức vua có thể không lưu tâm khi người nô bộc xuất gia.

Trái lại người làm tăng lợi tức cho hoàng gia như người nông dân phải đóng thuế lúa, người gia chủ phải đóng nhiều loại thuế khác khác, nếu họ xuất gia có thể Đức vua sẽ không hài lòng.

Do đó, khi đề cập đến người nô bộc, Đức Thế Tôn không đề cập đến tài sản.

Trái lại, khi đề cập đến người nông dân, người gia chủ Đức Thế Tôn nêu lên “tài sản” bằng cách “đóng thuế, làm giàu công khố” (At).

Lại nữa, người không có tài sản dễ dàng xuất gia, trái lại người có tài sản dù chút ít cũng không muốn xa lìa để sống đời sống không gia đình.

Tài sản của người làm ruộng thì nhỏ, còn tài sản của người gia chủ thì nhiều.

Hỏi. Sự thụ hưởng dục lạc sẽ có đối với người có tài sản. Nhưng vì sao, người ấy lại từ bỏ những dục lạc đang hưởng thụ ra đi xuất gia, bằng lòng với những gì được cho, sống biết vừa đủ (saṇtuttha) với những nhu cầu tối thiểu ?.

Đáp.Vì đây là bậc trí, thấy rõ quả đáng hài lòng của phước báu qua hình ảnh vua Ajātasattu.

Bậc có trí hằng suy xét về nghiệp và quả của nghiệp; cho dù có bố thí cúng dường suốt cả đời cũng không bằng 1 phần trăm của vua Ajātasattu làm trong một ngày.

Chỉ có chánh xuất gia mới có được tài sản như vua Ajātasattu, hoặc hơn những loại tài sản mà vua Ajātasattu đang có, nên người này “bỏ lợi nhỏ hưởng lợi lớn”. Như Phật ngôn:

Nhờ từ bỏ lạc nhỏ. Thấy được lạc lớn hơn.

Bậc trí bỏ lạc nhỏ. Thấy được lạc lớn hơn.(1)

Dứt phần 1.

Phần 2.

Paṇītatarasāmaññaphalaṃ.

(Các quả thiết thực VIDIỆU của hạnh Sa-môn).

(từ đoạn 189 đến hết đoạn 193).

Chánh kinh.

189. “Sakkā pana bhante aññaṃ pi evaṃ eva diṭṭh’eva dhamme sandiṭṭhikaṃ sāmañña-phalaṃ paññāpetuṃ imehi sandiṭṭhikehi sāmaññā-phalehi abhikantatarañ ca paṇītatarañcāti?

Bạch Thế Tôn, có thể cho biết một kết quả thiết thực hiện tại khác hơn nữa của hạnh Sa-môn, vi diệu hơn, thù thắng hơn những kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn vừa kể trên?

Sakkā mahārāja. Tena hi mahārāja suṇohi sādhukaṃ manasikarohi bhāsissāmīti.



Này Ðại vương có thể được. Này Ðại vương, hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

Evaṃ bhante’ti kho rājā Māgadho Ajātasattu Vedehiputto Bhagavato paccassosi.



Thưa vâng, Bạch Thế Tôn. Vua Ajātasattu con bà Videhi vua xứ Magadha trả lời Thế Tôn.

Giải.

Sau khi nghe Đức Thế Tôn chỉ ra hai kết quả thiết thực của hạnh Sa-môn, Đức vua Ajātasattu biết rằng: “Đức Thế Tôn có thể thuyết suốt ngày đêm về quả báo của hạnh Sa-môn với một ý nghĩa qua nhiều hình thức theo thông thường”, nên Đức vua không bạch hỏi “quả thiết thực Sa-môn theo thông thường nữa”.

Đức vua muốn hiểu biết quả Sa-môn thiết thực theo cách thâm sâu hơn, nên bạch hỏi Đức Thế Tôn về quả Sa-môn vi diệu hơn, thù thắng hơn những kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn vừa kể trên.

* “Có thể hơn nữa, bạch Thế Tôn (sakkā pana, bhante)”.

Là Đức vua muốn hiểu thêm nhiều quả Sa-môn hơn nữa và hỏi Đức Thế Tôn: “Ngài có thể giảng thêm những quả Sa-môn thù diệu hơn nữa không?”.

Lại nữa, chữ “có thể” (sakkā) được vua A-xà-thế dùng với 3 ý nghĩa:

- Bày tỏ sự cầu khẩn của Đức vua. Đức vua mong được nghe quả Sa-môn từ Đức Thế Tôn giảng thuyết.

- Đức vua có thể hỏi ‘tóm tắt” hay hỏi “rộng rải” về quả Sa-môn thù thắng.

- Để Đức Thế Tôn xác nhận “sự hiểu biết tận tường về tất cả quả Sa-môn thù thắng” và Ngài sẽ giải đáp mọi câu hỏi tóm tắt hay rộng rải của Đức vua về “sự vi diệu, thù thắng của Sa-môn quả”.



* “Vi diệu hơn” (abhikkantataran)(1).

Tattha abhikantataranti abhimanāpataraṃ atiseṭṭhataranti attho (At):



Nghĩa là điều xuyên qua sự cao quý nhất (atiseṭṭha), đáng hài lòng nhất (abhimanā), đáng vui thích nhất (taranti).

* “Thù thắng hơn” (paṇītatarañcāti).

Paṇītataranti uttamataraṃ: xuyên qua điều cao nhất (At).



* “Này Đại vương, có thể được” (sakkā mahārāja).

Đức Thế Tôn xác nhận “Ngài có thể giảng những quả Sa-môn thù thắng hơn thế nữa”.



Nhưng vì sao Đức Thế Tôn dùng từ “có thể” (sakkā)?

Đáp. Đức Thế Tôn đáp “này Đại vương, có thể được” với 2 ý nghĩa:

- Đức Thế Tôn xác nhận “Ngài hiểu thấu đáo tất cả quả Sa-môn thù thắng”.

- Đức vua hỏi tóm tắt về quả Sa-môn, Ngài sẽ giảng tóm tắt, Đức vua hỏi rộng rải và chi tiết về quả Sa-môn, Đức Thế Tôn sẽ giảng rộng rải và chi tiết.

* “Hãy lắng nghe” (sunohi).

Sunohīti abhikkantarañca panītatarañca samaññaphala sunāti (At):

Hãy lắng nghelà nghe về quả Sa-môn thù thắng và vi diệu”.

Tốt đẹp” (sādhukaṃ).

Bản Sớ giải có giải thích: Sādhukaṃ (tốt thay) mang nhiều ẩn nghĩa:

- Sự tốt đẹp từ âm thanh (do nghe) (sādhu saddo).

- Sự tốt đẹp từ sự van nài (āyācana), như:



tải về 1.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương