LUẬn giải kinh sa môn quả TẬP 1 Tỳ khưu Chánh Minh



tải về 1.3 Mb.
trang7/13
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.3 Mb.
#21985
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13

"Idaṃ vuttaṃ hoti bālehi abuddhīhi paññattamidaṃ dānaṃ, na paṇḍitehi. Bālā denti, paṇḍitā gaṇhantī'ti dasseti" (At):

"Vị ấy nói "chỉ có kẻ ngu, không hiểu biết mới tán thán bố thí, không phải là người trí. Kẻ ngu bố thí, người trí nhận vật thí".

Ngài Buddhaghosa trong bản Sớ giải Kinh Sa-môn quả có ghi nhận "khái quát về ba học thuyết của Pūraṇa kassapa, Ajita kesakambala và Makkhali gosāla như sau:



Khái quát về ba học thuyết.

- Thuyết "không có tội phước gì cả" của Pūraṇa kassapa là bác bỏ nghiệp, thuyết phi nghiệp.

- Thuyết "sau khi chết là hết"của Ajita kesakambala là bác bỏ quả của nghiệp, là thuyết đoạn diệt.

- Thuyết "không có nhân, không có duyên" của Makkhali gosāla là bác bỏ cả hai: Nghiệp lẫn quả của nghiệp.

Khi bác bỏ nhân duyên do tuyên bố "không có nhân, không có duyên các loài hữu tình được trong sạch; không có nhân, không có duyên các loài hữu tình bị nhiễm ô".

Xem như Makkhali gosāla bác bỏ nghiệp lẫn quả của nghiệp.

Ajita kesakambala với quan điểm "chết là hết" nên bác bỏ quả của nghiệp trong kiếp sau; nhưng quả của nghiệp trong hiện tại thì như thế nào? Không thấy bản Sớ giải đề cập đến.

Có lẽ ông cũng bác bỏ quả trong hiện tại, vì nếu chấp nhận "có quả của nghiệp trong hiện tại" thì chủ thuyết "vô quả" của ông không đứng vững.

Xét về thuyết của Pūraṇa kassapa và Ajita kesakambala, tuy có nét khác biệt: Một chối bỏ nghiệp, một chối bỏ quả của nghiệp.

Nhưng bản Sớ giải có giải thích: "Bác bỏ nghiệp, đồng nghĩa bác bỏ quả của nghiệp"; "bác bỏ quả của nghiệp, đồng nghĩa bác bỏ nghiệp".

Xét ra, cả ba Pūraṇa kassapa, Makkhali gosāla và Ajita kesakambala đều có chung một quan điểm, là thuyết hư vô (natthivāda), hay "đoạn kiến”(ucchedadiṭṭhi).

Người chấp nhận một trong ba chủ thuyết này, sẽ nhận đủ cả ba tà kiến: "Không có nghiệp", "không có quả" và "không có nhân quả" theo từng thời điểm, để rồi tâm dần dần trở nên cứng rắn.

Khi các tâm đổng lực (javanacitta) hòa hợp với tà kiến (diṭṭhisampayuttaṃ), diễn tiến trong lộ trình tâm, thông thường chúng có 7sátna.

Bản Sớ giải cho rằng: Tại sátna thứ nhất đến sátna thứ 6, những người này còn có thể chữa khỏi để thoát ra khổ cảnh trong kiếp sau, nhưng ở sátna thứ bảy thì không thể thoát khỏi khổ cảnh trong kiếp sau.

Cho dù là Đức Phật cũng không thể giúp họ khi sátna thứ 7 này cho quả (vì sátna thứ bảy là Sanh báo nghiệp, sẽ cho quả ngay kiếp sau đó).

Trong ba loại tà kiến này, một số người chấp nhận một, số khác chấp nhận hai và số khác chấp nhận cả ba.

Nhưng dù tán thành với một, hai hay cả ba thì người vẫn phải nhận hậu quả nhất định (niyāma), người đó đã bị ngăn đường lên nhàn cảnh (được tái sinh làm người hay chư thiên), còn nói gì đến con đường giải thoát khỏi luân hồi không bị chặn đứng?.

Chúng sinh này được xem là "mọc rễ trong luân hồi (vaṭṭakhāṇu)", là người "gìn giữ đất (pathavigopaka)"(1).

Nói gọn, người như vậy thì không thể giải thoát khỏi luân hồi.

Bản Sớ giải có kệ Pāli như sau:

"Tasmā akayāṇajanaṃ, āsīvisamivoragaṃ

Ārakā parivajjeyya, bhūtikāmo vicakkhaṇo 'ti.



"Người sáng suốt
Có ước nguyện tăng trưởng
Nên tránh xa những người nguy hại đó
Như tránh xa con rắn độc".

Và có Phật ngôn sau:



"Đối với người có tà kiến(2), này các Tỳ-khưu, phàm mọi thân hành hoàn toàn được thực hiện, được chấp nhận theo tà kiến, phàm mọi khẩu hành…. phàm mọi ý hành hoàn toàn được thực hiện, được chấp nhận theo tà kiến, phàm có tư tâm sở nào, phàm có trú xứ nào (patthānā), phàm có ước nguyện nào và phàm có các hành nào, tất cả pháp ấy đưa đến không khả lạc, không khả hỷ, không khả ý. Đưa đến bất hạnh, đau khổ…."(3).

Hậu sớ giải có giải thích thêm:

Gọi là "tà niệm sinh lên (micchā santiṭṭhati)", là tâm sở Tham (lobhacetasika) đồng sinh với tâm sở tà kiến (diṭṭhicetasika) khi nhận một trong ba chủ thuyết trên làm cảnh (ārammaṇa).

Gọi là "tà định (micchāsamādhi)". Là tâm vững trú trong cảnh "sái quấy" ấy.

Như trường hợp người bắn cung thiện xảo, tập trung chú ý vào con mồi, để sát hại con mồi.

"Các luồng đổng lực chạy trong lộ trình tâm (javanāni javanti)".

Từ sátna thứ nhất đến sátna thứ sáu, còn có thể chữa khỏi để thoát ra khổ cảnh. Điều này chỉ đơn giản là "nói đến bản chất chưa chín muồi dẫn đi tục sinh" mà thôi.

Vì vào thời khắc đó không ai có thể chữa trị cho họ thoát khỏi khổ cảnh được.

Theo Anuṭīkā (Tiếp theo Hậu sớ giải) thì cho rằng: "Họ không thể được chữa khỏi", vì khi dòng đổng lực sinh lên, không thể ngăn cản "không cho sátna thứ 7 sinh lên".

Mặt khác, sự sinh diệt trong lộ trình tâm quá nhanh, không thể chữa trị cho họ vào thời điểm tà kiến sinh lên.

Các Sớ giải sư nói: "Ngay cả Đức Phật cũng không thể chữa khỏi cho họ vào thời điểm đó".

Nhưng vào thời điểm vắng mặt tà kiến, do nghe được Diệu pháp người này thoát hẳn khỏi tà kiến ấy, như du sĩ Vacchagotta chẳng hạn, sau khi nghe pháp thoại từ Đức Phật, du sĩ Vacchagotta đã quy ngưỡng Tam Bảo (1).

Hậu sớ giải có giải thích thêm là:

- "Một số người chấp nhận một tà kiến". Câu này có ý nghĩa là: "chỉ chấp nhận một trong ba tà kiến". Diễn tiến như thế nào?

Trước tiến, với cách truyền khẩu người ấy hiểu ý nghĩa của một trong ba chủ thuyết trên một cách khái quát.

Sau đó, người này cân nhắc, xem xét ý nghĩa đó với nhiều khía cạnh, rồi chấp nhận loại tà kiến ấy.

Bấy giờ "chủ thuyết này" xuất hiện trong tâm như trụ đá vững chắc.

Khi trở nên thân cận với chủ thuyết ấy trong một thời gian dài, người đó chấp nhận "đây là sự thật".

Và người này hiểu sự vật có bản chất như chủ thuyết nêu ra, một bản chất mà chúng "không hề có ".

Nên Đức Phật có dạy:



"Có hai duyên, này các Tỳ-khưu, khiến tà kiến sinh khởi. Thế nào là hai? Tiếng nói người khác (parato ghoso) và tác ý không khéo (ayoni so mamasikāra) …" (2).

"Tâm trở nên cứng rắn". Là bằng vào những điều kiện riêng, như suy nghĩ, thấy, nhớ lại (3)... tâm bám vào "chủ thuyết" một cách vững chắc, nó chối bỏ sự thật mà theo nó (ám chỉ tà kiến) "đó là sai lệch".

Nói cách khác: Khi tâm bất thiện chỉ chấp nhận tà kiến, thì các tà kiến khác không thể sinh lên trong tâm bất thiện này.

Ví như người tu tập đề mục "đất", thì chỉ có "ấn tướng đất xuất hiện trong tâm thiện của người ấy"; cũng vậy, người chấp nhận "đoạn kiến" thì "đối tượng thường kiến" không thể xuất hiện trong tâm bất thiện", chấp nhận "vô nghiệp" thì "đối tượng vô quả" không thể xuất hiện trong tâm loại tâm tham hợp với tà kiến.

Đây gọi là người chấp nhận "một tà kiến", đồng thời loại tà kiến này có tên gọi là "tà kiến nhất định (micchattaniyāma)".



-"Một số người chấp nhận hai tà kiến". Là trong tâm bất thiện hợp tà kiến của người này, chỉ có hai loại cảnh của tà kiến tùy theo tác ý.

Như người tu thiền, có thể tu tập hai đề mục như "đất" hay “lửa”; cảnh thiền tướng xuất hiện trong tâm, có khi là "ấn tướng đất", có khi là "ấn tướng lửa" tùy theo tác ý. Đây gọi là "người chấp nhận hai tà kiến".

Tương tự như vậy với "người chấp nhận ba tà kiến". Tức là trong tâm bất thiện hợp với tà kiến, có ba loại cảnh của ba loại tà kiến trên tùy theo tác ý.

Ví như người tu tập ba đề mục : Đất, lửa, gió. Đây gọi là "người chấp nhận ba tà kiến".

Điểm cần nêu rõ là: Khi tâm bất thiện hợp với tà kiến chỉ có một cảnh của tà kiến, loại tà kiến này gọi là “tà kiến nhất định”.

Với người chấp nhận hai tà kiến hay chấp nhận ba tà kiến, thì loại tà kiến ban đầu là "tà kiến nhất định".

Vì từ đó nó dẫn đến kết hợp với một hay hai loại tà kiến còn lại.

Như người "trước tiên chấp nhận không có nghiệp", sẽ dẫn đến "chấp nhận không có quả", rồi dẫn đến "chấp nhận “không có nhân duyên".

Và loại tà kiến "không có nghiệp" được xem là tà kiến nhất định.

Các Sớ giải Sư cho rằng: "Ba loại tà kiến này đều có sức mạnh và cho quả như nhau là: Ngăn chận đường sinh lên nhàn cảnh, ngăn chận con đường dẫn đến giải thoát.

Có Phật ngôn như sau:

"Này Vaccha, dầu cho Ta có nhớ đến 91 kiếp, Ta không biết một tà mạng ngoại đạo nào đã sinh Thiên trừ một người, người này đã thuyết về nghiệp và thuyết về tác dụng của nghiệp"(1).

Du sĩ Vacchagotta thuộc phái Thuận thế ngoại đạo (lokāyata), và phái Ājīvaka còn được xem là "chủ thuyết khoái lạc".

Cho dù người chỉ chấp nhận "một tà kiến ", khi loại tà kiến này cho quả thì hai loại kia cũng góp sức mạnh vào.

Có câu hỏi rằng: "Chấp nhận một trong ba tà kiến này, con đường sinh lên thiên giới bị chặn. Vì sao đệ tử của Makkhali gosāla là thiên tử Sahali, đệ tử của Pūraṇa kassapa là thiên tử Asama?"... (những người này được sinh thiên)(2).

Đáp rằng: "Những vị ấy, trước khi là môn đệ của những vị giáo chủ này, họ tin vào nghiệp. Khi sắp mệnh chung, tư tưởng này xuất hiện nên họ sinh thiên.

Đức Phật có giảng rõ điều này trong Trung bộ kinh, bài kinh Đại nghiệp phân biệt kinh".



"Mọc rễ trong luân hồi (vaṭṭakhāṇu)".

Đây là một "ẩn dụ nghĩa" không phải là "thông dụng nghĩa (nītattha), nên cần làm sáng tỏ (neyyattha) ý nghĩa này.

Ý nghĩa "mọc rễ trong luân hồi" chỉ xác định cho kiếp sau mà thôi(1), tức là tái sinh vào khổ cảnh trong kiếp kế tiếp.

Trong Papañcasūdanī (Sớ giải Trung bộ kinh) có ghi:



Hỏi: "Tương lai của người đó (do quả của tà kiến) được định sẵn với kiếp kế tiếp, hay cũng liên quan đến các kiếp sau sau?".

Đáp rằng: "Chỉ kiếp kế tiếp thôi, nhưng do đắm chìm trong tà kiến người đó lại chấp nhận tà kiến này trong những kiếp sau sau khi gặp lại chúng"(2).

Vì sao? Vì do ảnh hưởng của tâm sở Si (mohacetasika) và tâm sở Phóng dật (uddhacca cetasika) nên không có sức mạnh như tính thiện, để không bị hấp lực của loại tà kiến đã chấp nhận trong kiếp này.

Ví như người yếu sức không thể chống lại sức mạnh của dòng nước, phải trôi xuôi theo dòng nước. Hay ví như "ngựa quen đường cũ".

Nên ghi nhận rằng: Chánh kiến nhất định (sammattaniyāma) không hề thay đổi, thì loại tà kiến nhất định này cũng không hề thay đổi, nghĩa là nó ngăn chận tái sinh vào nhàn cảnh và sự giải thoát khỏi luân hồi.

Chánh kiến nhất định (sammattaniyāma) là ám chỉ "chánh kiến của bậc Thánh", tuy loại chánh kiến này vẫn bị định luật vô thường chi phối, nhưng khi sinh lên vẫn như chánh kiến trước đó, cho dù trải qua nhiều kiếp tái sinh.

Đây là ý nghĩa của cụm từ "không hề thay đổi".

Riêng phàm nhân tu tập pháp quán (vipassanā), tỏ ngộ được một trong ba tướng "vô thường, khổ, vô ngã", cũng được xem là "chánh kiến nhất định", nhưng loại chánh kiến nhất định này chỉ có tạm thời có trong kiếp sống ấy mà thôi, loại chánh kiến này có thể bị thay đổi, bị cắt đứt trong những kiếp sau sau.

Riêng về tà kiến nhất định, gọi là "không thể thay đổi" là ám chỉ "ngăn chặn tái sinh về nhàn cảnh và ngăn chận giải thoát khỏi luân hồi", ngoài tính vô thường ra, nó vẫn có thể bị "hủy diệt". Như Phật ngôn:

"Do đoạn tận kiến kiết sử, Phạm hạnh được sống"(3).

Hỏi: Ý nghĩa "mọc rễ trong luân hồi", hiểu theo nghĩa mở rộng thì như thế nào?

Đáp: Nên hiểu theo ý nghĩa Phật ngôn sau:

"Ở đây, này các Tỳ-khưu, có hạng người lặn một lần rồi chìm luôn".

"Ở đây, này các Tỳ-khưu, có hạng người sau khi nổi lên, lại chìm xuống"(4).

Tức là, "người chỉ chìm vào tà kiến một lần rồi chìm trong đó mãi mãi".

Hay "tuy có lần thoát ra khỏi tà kiến, rồi trở lại chìm vào tà kiến".

Một khi chìm vào tà kiến (bất kể là loại tà kiến nào: Thường kiến hay đoạn kiến) thì không thể thoát ra khỏi luân hồi.

Người ấy được ví như "mọc rễ trong luân hồi".

Chánh kinh.

Pakudha kaccāyana vādo.

(Chủ thuyết của Pakudha kaccāyana).

173174. "Evaṃ vutte, bhante, Pakuddho kaccāyano maṃ etadavoca:

- Bạch Thế Tôn, khi được hỏi vậy, Pakudha kaccāyana nói với con:

"Sattime mahārāja kāyā akaṭa, akaṭavidhā animmitā animmātā vañjhā kūṭaṭṭhā esikaṭṭhāyiṭṭhitā.

"Này Ðại vương, có bảy nhóm không bị làm ra, không làm ra, không bị sáng tạo, không sáng tạo, không sanh sản, thường tại như đỉnh núi, đứng thẳng như trụ đá.

Tena iñjanti, na vipariṇamanti, na aññamaññaṃ byābāthenti, nālaṃ aññamaññassa sukhāya vā dukkhāya vā sukhadukkhāya vā.



Chúng bất động không chuyển biến, không xâm lăng nhau, chúng không ảnh hưởng đến lạc hay khổ với nhau hoặc cả khổ và lạc.

Katame satta? Pathavīkāyo, āpokāyo, tejokāyo, vāyokāyo, sukhe, dukkhe, jīve sattame.



Bảy nhóm ấy là gì? Nhóm đất, nhóm nước, nhóm lửa, nhóm gió, khổ, lạc và thứ bảy là mạng.

Ime satta kāyā akaṭā akaṭavidhā animmitā animmātā vañjhā kūṭaṭṭhā esikaṭṭhāyiṭṭhitā.



Bảy nhóm này khômg bị làm ra, không làm ra, không bị sáng tạo, không sáng tạo, không sinh lợi, thường tại như đỉnh núi, đứng thẳng như trụ đá.

Te na iñjanti, na vi na vipariṇamanti, na aññamaññaṃ byābāthenti, nālaṃ aññamaññassa sukhāya vā dukkhāya vā sukhadukkhāya vā.



Chúng bất động không chuyển biến, không xâm lăng, chúng không ảnh hưởng đến lạc hay khổ với nhau, hoặc cả khổ và lạc.

Tattha natthi hantā vā ghātetā vā, sotā vā sāvetā vā, viññātā vā viññā petā vā. Yopi tiṇhena satthena sīsaṃ chindati, na koci kiñci jīvitā voropeti; sattannaṃ tveva kāyā namantarena satthaṃ vivaramanupatatī'ti".



Ở đây không có người giết hại, hoặc có người bị giết hại, người nghe hoặc người nói, người biết hoặc người khiến cho biết. Khi một ai dùng lưởi kiếm sắc bén chém đầu, thời không có ai tước đoạt sanh mạng của ai cả, lưỡi kiếm chỉ rơi vào giữa bảy thân mà thôi".

175. "Itthaṃ kho me, bhante, Pakudho kaccāyano sandiṭṭhikaṃ sāmaññaphalaṃ puṭṭho samāno aññena aññaṃ byākāsi…

Bạch Thế Tôn, khi được con hỏi về kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, Pakudha kaccāyana đả trả lời một việc khác với một quan điểm khác….

Giải:

* Không bị làm ra” (akaṭa). Là không bị tạo ra.

Bản Sớ giải giải thích: “Không bị làm ra”, nghĩa là chúng không bị ai hướng dẫn, sai sử, điều khiển để chúng được tạo ra.

Không bị làm ra nghĩa là không có năng lực siêu nhiên nào tạo ra chúng.

Hậu sớ giải giải thích: “Không bị làm ra”, nghĩa là chúng không được tạo ra từ bất cứ nguyên nhân nào, cho dù chúng có bản chất giống hay khác nhau.

Như đất chẳng hạn, chúng chẳng do ai tạo cho dù đó là Thượng đế … tuy bản chất của chúng có khác nhau như đá quý khác với cát bụi …

Lại nữa, "không bị làm ra" là chúng không bị làm ra bởi năng lực siêu nhiên của các vị chư thiên sinh ra bằng ý chấp trước, hoặc chúng không bị làm ra do năng lực thần thông, hay do Đấng Sáng tạo chủ (Issara) tạo ra.

* “Không làm ra” (akata). Là không tạo ra.

Evaṃ karohīti kenaci kārāpitāpi na hontīti attho (At):



Có nghĩa là "chúng không bị tạo ra, chúng cũng không tạo ra chất khác".

Qua hai thuật ngữ " không bị tạo ", "không tạo ra", chủ thuyết của Pakudha kaccāyana có vẻ như "tự nhiên có". Và ông đã bác bỏ "nhân duyên".

Tiếp theo, Pakudha kacāyana đi thêm bước nữa, ông cho rằng 7 nhóm(1): Đất, nước, gió, lửa, khổ, lạc và sự sống (jīva) không sáng tạo cũng không bị sáng tạo.

* Không sáng tạo” (animmitā).

Animmitāti iddhiyā na nimmitā(At):

Không tạo ra năng lực siêu nhiên, gọi là "không sáng tạo". Và:

Animmātāti animmāpitā, keci animmāpetabbāti padaṃ vadanti (At):

"Không bị sáng tạo" là không có mẹ tạo, không có cha tạo , không (được) tạo ra từ bất cứ nền tảng nào".

Hai thuật ngữ "không bị tạo ra, không tạo ra", là nói theo cách thông thường.

Còn "không bị sáng tạo, không sáng tạo", nói với ý nghĩa đặc biệt.

Là "bị tạo ra do năng lực thần thông" gọi là “bị sáng tạo”nhưng "năng lực thần thông không thể tạo ra chúng", nên gọi là “không bị sáng tạo”.

“Năng lực thần thông” không thể tạo ra được vật gì khác, nên gọi là “không sáng tạo”.

* "Không sinh sản” (vañjhā).

Vañjhādipadattayam, vuttattha meva (At):

Điều này ám chỉ: Chúng không sinh sản như loài động vật.

Nghĩa là: Chúng không sinh sản như động hay thực vật, chúng không như cây cho hoa, trái… chúng không sinh sản ra bất kỳ thứ gì khác.

Qua tuyên bố này, Pakudha kaccāyana cho rằng đất, nước, lửa, gió, khổ, lạc và sự sống (jīva) không tạo ra những loại vật chất hữu hình khác.

Vì trong học thuyết của Pakudha kaccāyana, các dạng hữu hình, như âm thanh, màu sắc... xuất hiện độc lập với bảy nhóm (satta kāya).

* "Đứng như đỉnh núi (kūṭaṭthā).

Kuṭaṭṭhāna = kūṭa + ṭhāna.

Hậu sớ giải có giải thích: "Đứng như đỉnh núi (kūṭaṭṭhā)" nghĩa là chúng khôngbị tạo cũng không tạo ra bất kỳ cái gì.

Ví như nơi đỉnh (chót) núi không có cây cỏ, không có thú sinh sống.



* "Đứng thẳng như trụ đá” (esikaṭṭhāyiṭṭhitā).

Hậu sớ giải giải thích: Ông Pakudha kaccāyana cho rằng: Khi người ta nói rằng "mầm cây được sinh ra từ hạt giống".

Mầm cây ấy vừa tồn tại vừa không tồn tại, vì chúng được sinh ra từ một cái khác, cái ấy ngoài bảy nhóm: Đất, nước, gió, lửa, khổ , lạc và sự sống.

Nghĩa là Pakudha kaccāyana cho rằng, sinh vật, thực vật sinh ra là do nhân khác, không phải sinh ra từ một hay cả 7 nhóm: Đất, nước, gió, lửa, khổ, lạc và sự sống.

Chủ thuyết của ông Pakudha kaccāyana không rõ ràng, theo quan điểm của ông, 7 nhóm: Đất, nước, lửa, gió. khổ, lạc và sinh mạng "tự nhiên có", đồng thời chúng không tạo ra chất khác.

Chủ thuyết của ông, dường như "ngẫu nhiên", cũng vừa "thường hằng" cũng vừa "phi nghiệp", cũng vừa "phi quả", cũng vừa "phi nhân duyên".

Bản Sớ giải giải thích:

Na iñjantīti esikatthambho viya ṭhitattā na calanti (At):



Trụ vững không chuyển động như ngọn núi vững chắc, gọi là "bất động".

Na vipariṇamantīti pakatiṃ na jahanti (At):



Thường hằng, không bị biến đổi, gọi là "không chuyển biến".

Bất động nghĩa là"không bị vô thường"; “không chuyển biến” là không từ bỏ bản chất thật của chúng.

* "Không xâm phạm nhau” (na aññamaññaṃ byābādhenti).

Na aññamaññaṃ byābādhentīti na aññamaññaṃ upahananti (At):



Gọi làkhông xâm phạm nhau”“không làm tổn hại lẫn nhau”.

Nālanti na samatthā (At):



Không có khả năng, gọi là “không ảnh hưởng”.

Ông Pakudha kaccāyana cho rằng: Do bản chất của 7 nhóm này không thay đổi, nên chúng không xâm phạm nhau.

Nếu chúng chịu sự biến đổi, thì chúng mới xâm phạm nhau, như nước có thể trở thành đất, gió có thể trở thành lửa ….

Cũng vậy, do không thể chuyển thành khác, nên chúng không giúp đỡ nhau, vì thế chúng “không ảnh hưởng nhau”.

Để chỉ ra điều này, Pakudha kaccāyana nói: "Chúng không thể làm cho người khác lạc hay khổ"...

*Không có người giết hại". Giống như người dùng gươm đâm vào đống đậu, thanh gươm đi vào giữa các hạt đậu, cũng vậy hành động giết người chỉ là thanh gươm xuyên qua kẻ hở của 7 nhóm (vì 7 nhóm không hề hư hoại, biến thành khác).

Bản Sớ giải giải thích: Với những từ ngữ “không chuyển biến”, “không xâm phạm nhau”, “không ảnh hưởng nhau”.

Ông Pakudha kaccāyana cho rằng: (Khi một người nghĩ) "Ta đang nắm giữ sự sống của mình", đó chỉ đơn thuần là ý tưởng, vì "sự sống" vốn không hư hoại, biến thành khác.

Phụ lục.

Có thể xem bốn chủ thuyết của Pūraṇa kassapa, Ajita kesakambala, Makkhali gosāla và Pakudha kaccāyān thuộc trường phái duy vật cổ sơ, có tên gọi là Lokayata (Thuận thế (Kinh tạng Pāli gọi phái có chủ thuyết “đoạn kiến” là Thuận thế phái (Lokāyata) hay "Duy vật cổ sơ – cārvāka, sanskrit là charvaka).

Sau đây là mẫu đối thoại của một Bà-la-môn Thuận thế phái với Đức Thế Tôn. Khi Đức Phật trú ngụ trong thành tại thành Sāvatthī, vị Bà-la-môn này đến viếng Đức Phật và bạch hỏi.

- Thưa Tôn giả Gotama! Có phải tất cả đều có?

- Này Bà-la-môn! "tất cả đều có" là chấp kiến thứ nhất của thế gian (ám chỉ thường kiến).

- Thưa Tôn giả Gotama! Có phải tất cả đều không có?

-"Tất cả đều không có "này Bà-la-môn! Là chấp kiến thứ hai của thế gian.

- Thưa Tôn giả Gotama! Có phải tất cả đều là một?

- "Tất cả đều là một" là chấp kiến thứ ba của thế gian.

- Thưa Tôn giả Gotama! Có phải tất cả đều là nhiều?

- Này Bà-la-môn! "tất cả đều là nhiều" là chấp kiến thứ tư của thế gian. Này Bà-la-môn! Từ bỏ hai cực đoan, Như Lai thuyết về Trung đạo.

Sau khi dứt thời kinh về Lý nhân duyên (Thập nhị duyên khởi). Vị Bà-la-môn ấy xin quy ngưỡng Đức Phật đến trọn đời (1).

Chánh kinh.

Nigantha nātaputta vādo.

(Chủ thuyết của Nigantha nātaputta).

176. … 177. "Evaṃ vutte, bhante, Nigaṇṭho nātaputto maṃ etadavoca:

- Bạch Thế Tôn, khi được hỏi vậy, Nigantha nātaputta nói với con:

Idha, mahārāja Nigaṇṭho cātu yāmasaṃvarasaṃvuto hoti.



"Này Ðại vương, một người Nigantha (Nikiềntử) sống chế ngự bởi bốn loại cấm giới.

Kathañca, mahārāja, Nigaṇṭho cātu yāmasaṃvarasaṃvuto hoti?



Này Ðại vương, thế nào là một người Nigantha sống chế ngự bởi bốn loại cấm giới?

Idha, mahārāja, Nigaṇṭho sabbavārivārito ca hoti, sabbavāriyutto ca, sabbavāridhuto ca, sabbavāriphuṭo ca.



Này Ðại vương, một Nigantha sống gìn giữ đối với tất cả loại nước, gìn giữ đối với mọi ác pháp, sống tẩy sạch tất cả ác pháp và sống với ý chí gìn giữ đối với tất cả ác pháp.

Evaṃ kho, mahārāja, Nigaṇṭho cātuyāmasaṃvarasaṃvuto hoti.



Này Ðại vương, như vậy một Nigantha sống chế ngự bởi bốn loại cấm giới.

Yato kho, mahārāja, Nigaṇṭho evaṃ cātuyāmasaṃvarasaṃvuto hoti; ayaṃ vuccati, mahārāja, Nigaṇṭho gatatto ca yatatto ca ṭhitatto cā'ti".



Này Ðại vương, vì một Nigantha sống chế ngự bởi bốn loại cấm giới, nên vị ấy được gọi là Gatatto (một vị đã đi đến đích), Yatatto (một vị đã điều phục tự tâm) và Thitatto (một vị đã an trú được tự tâm)".

178. "Itthaṃ kho me, bhante, Nigaṇṭho nātaputto sandiṭṭhikaṃ sāmaññaphalaṃ puṭṭho samāno cātuyāmasaṃvaraṃ byākāsi….

- Bạch Thế Tôn, khi được con hỏi đến kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, Nigaṇṭha nātaputta đã trả lời với sự chế ngự bởi bốn loại cấm giới….

Giải.

* "Sống chế ngự với tất cả các loại nước” (sabbavārivārito).

Bản Sớ giải có giải thích: Môn đệ Nigaṇṭha từ chối sử dụng tất cả các loại nước lạnh.

Người ta nói rằng Nigantha thấy được các chúng sinh hữu tình trong nước lạnh và vì vậy mà không dùng nước lạnh.

* “Sống gìn giữ với mọi ác pháp” (sabbavāriyutto).

Hậu sớ giải giài thích:



Nigaṇṭha chủ trương lánh xa mọi ác pháp. Và:

* “Sống tẩy sạch tất cả ác pháp” (sabbavāridhuto).

Nigaṇṭha chủ trương tẩy sạch tất cả các ác pháp.

* "Sống với ý chí gìn giữ đối với tất cả ác pháp” (sabbavāriphuṭo).



Nigantha sống với ý chí gìn giữ đối với tất cả ác pháp, hủy diệt nghiệp nhờ sự thành tựu giải thoát bằng cách phá hủy tám loại nghiệp(1).

* "Vị đã đi đến đích" (gatatto).

Gatattoti koṭippattacitto (At):

Vị đã đi đến đích là “ tâm đạt đến đỉnh cao”.

Hậu sớ giải giải thích “vị đến đích”. Nghĩa là “tâm của vị ấy đạt đến mức độ cao nhất nhờ thành tựu giải thoát”.



* “Vị đã điều phục tâm (yatatto).

Yatattoti saṃyatacitto (At):

Tâm được chế ngự, gọi là "vị đã điều phục tâm".

Hậu sớ giải giải thích: Nhờ không vi phạm vào thân tội (kāyadaṇḍa), nên gọi là “vị đã điều phục tâm(2).



*Vị đã an trú được tâm" (ṭhitatto).

Ṭhitattoti suppatiṭṭhitacitto (At):

Thành lập được tâm một cách chắn chắn, gọi là"vị đã an trú được tâm".

Trong học thuyết của Niganthamột số điều theo lời dạy của Đức Phật, nhưng do học thuyết của vị ấy không trong sạch, lại nữa có nhiều tà kiến sinh khởi.



Một số điều như lời dạy của Đức Phật là "gìn giữ với ác pháp".

Gọi làhọc thuyết không trong sạch” là Nigaṇṭha nātaputta chỉ quan trọng thân tội.

Có tà kiến sinh khởi” là Nigaṇṭha nāṭaputta khẳng định "có một linh hồn, nó có thể thường hằng, có thể không thường hằng".

Hậu sớ giải giải thích: “Có tà kiến” là: Tất cả các điểm vị ấy có được nhờ quán xét về nghiệp, nhưng sự thực chứng không có, nên có sự lệch lạc, từ đó sinh khởi tà kiến.

Như vị ấy cho rằng "khổ, lạc trong hiện tại là do quả của nghiệp quá khứ(1)….

Chánh kinh.

Sañjaya belaṭṭhaputta vādo.

(Chủ thuyết của Sañjaya belaṭṭhaputta).

179. … . 180. "Evaṃ vutte, bhante, Sañcayo belaṭṭhaputto maṃ etadavoca:

Bạch Thế Tôn, khi được hỏi vậy, Sañjaya belatthiputta đã trả lời với con:

Atthi paro lokoti iti ce taṃ pucchasi, "atthi paro lokoti iti ce me assa, atthi paro lokoti iti te naṃ vyākareyyaṃ.



- "Nếu anh hỏi:"Có một thế giới khác hay không?" Nếu tôi nghĩ "Có một thế giới khác", tôi có thể trả lời với anh: "Có một thế giới khác".

Evantipi me no. Tathātipi me no. Aññathātipi me no. Notipi me no,



Nhưng tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là như kia. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là không không phải như thế.

Natthi paro loko …pe… Nếu anh hỏi tôi: "Không có một thế giới khác phải không?…

Atthi ca natthi ca paro loko … pe… Có và không có một thế giới khác phải không?…

Nevatthi na natthi paro loko …pe… Không có và cũng không không có một thế giới khác phải không?…

(xin xem tiếp bản kinh đã được Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch).

181. "Itthaṃ kho me, bhante, Sañcayo belaṭṭhaputto sandiṭṭhikaṃ sāmaññaphalaṃ puṭṭho samāno vikkhepaṃ byākāsi….

- Bạch Thế Tôn, khi được con hỏi kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, Sañjaya belatthaputta đã trả lời với Ngụy biện luận.



Giải

Theo bản Sớ giải: Học thuyết của Sañjaya belatthaputta được giải thích theo cách ghi trong phần về "những học thuyết lập lờ không có kết thúc (amarāvikkhepavāda)", như trong Sớ giải bài kinh Brahmajāla Sutta (2).



Dứt phần 2.

Dứt chương II.

-0-0-0-

Chương III.

Phần 1.

Quả Sa-môn theo thông thường.

( từ đoạn 182 đến hết đoạn 185).

Sau khi trình bày 6 lời giảng của 6 tôn chủ dị giáo đương thời, vua Ajātasattu bày tỏ sự "không thỏa mãn, không hài lòng" về các vị ấy với Đức Thế Tôn.

Rồi Đức vua bạch rằng:

Chánh kinh.

Pathamasandit.ṭhikasāmaññaphalaṃ.

(Quả thiết thực đầu tiên của hạnh Sa-môn).

182. So'haṃ bhante Bhagavantaṃ pi pucchāmi:

Vậy nên Bạch Đức Thế Tôn, con cũng hỏi Ngài".

Nghĩa là: "Như một người không thể lấy dầu bằng cách nghiền đá, cũng vậy, con không thấy bất kỳ yếu tố cần thiết nào từ những học thuyết của sáu vị thầy đó. Do vậy, con xin hỏi Đức Thế Tôn" (At).

Tiếp theo, vuaAjātasattu lập lại lời dẫn nhập (như đoạn 163) rồi hỏi:

"Sakkā nu kho me bhante evam eva diṭṭh'eva dhame sandiṭṭhikaṃ sāmaññaphalaṃ paññāpetun ti?"



Bạch Thế Tôn, Ngài có thể cho biết kết quả thiết thực của hạnh Sa-môn chăng?

183."Sakkā nu kho mahārāja. Tena hi mahārāja taṃ yev'etthapaṭipucchissāmi, yathā te khameyya tathā naṃ vyākareyyāsi.

"Đại vương, có thể được. Này Đại vương, Ta sẽ hỏi Đại vương về vấn đề này, Đại vương hãy trả lời tùy theo ý muốn của Đại vương".

"Taṃ kiṃ maññasi mahā rāja? Ðại vương hiểu như thế nào?

Idha te assa puriso dāso kammakāro pubbuṭṭhāyi pacchānipāti kiṃ kārapaṭissāvī manāpacārī piyavādī mukhullokako.

Ở đây, Ðại vương nghĩ sao? có một người nô bộc, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái, chú ý từng nét mặt (của Ðại vương).

Tassa evaṃ assa: "Acchariyaṃ vatabho abbhutaṃ vata bho puññānaṃ gati puññānaṃ vipāko.



Người ấy nghĩ: "Thật hy hữu thay! Thật kỳ diệu thay quả vị thác sinh của các công đức, quả dị thục của các công đức.

Ayaṃ hi rāja Magadho Ajātasattu Vedehiputto manusso , ahaṃ pi manusso.



Ðức vua Ajātasattu, con của bà Videhi của nước Magadha, là người, tôi đây là người.

Ayaṃ hi rāja Magadho Ajātasattu Vedehiputto pañcahi kāmaguṇehi samappito samaṅgibhūto paricāreti devo maññe



Vị vua Ajātasattu con bà Videhi, của nước Magadha, sống tận hưởng đầy đủ năm món dục lạc, tôi nghĩ không khác gì vị thiên thần.

Ahaṃ pan'amhi 'assa dāso kammakaro pubbuṭṭhāyi pacchānipāti kiṃ kārapaṭissāvī manāpacārī piyavādī mukhullokako.



Còn ta là người nô bộc, làm mọi công việc, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái, chú ý từng nét mặt (của vua).

So vat'assāhaṃ puññāni kareyyaṃ.



Vậy ta hãy tạo các công đức như đức vua.

Yaṃ nūnāhaṃ kesa-massuṃ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṃ pabbajeyyanti".



Ta hãy cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà sa, từ bỏ gia đình xuất gia hành đạo".

So aparena samayena kesamassuṃ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchadetvā agārasmā anāgāriyaṃ pabbajeyya.



Và người nô lệ ấy, một thời khác, cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà sa, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia tu tập.

So evaṃ pabbajito samāno kāyena saṃvuto vihareyya vācāya saṃvuto vihareyya manasā saṃvuto vihareyya ghāsacchādanaparamatāya santuṭṭho abhirato paviveke.



Sau khi xuất gia như vậy, người ấy sống chế ngự thân, sống chế ngự lời nói, sống chế ngự ý nghĩ, biết đủ với nhu cầu được cho cao nhất, tốt nhất, hoan hỉ sống an tịnh.

Taṃ ce te purisā evam āroceyyuṃ: "Yagghe deva jāneyyāsi yo te puriso dāso kammakaro pubbuṭṭhāyi pacchānipāti kiṃ kārapaṭissāvī manāpacārī piyavādī mukhullokako, so deva kesa-massuṃ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agāramā anāgāriyaṃ pabbajito. So evaṃ pabbajito samāno kāyena saṃvuto vihareyya ghāsacchādanaparamatāya santuṭṭho abhirato paviveketi".



Ðại vương có biết chăng? "Có người nô bộc của Ðại vương, làm mọi công việc, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái, chú ý từng nét mặt (của Ðại vương). Tâu Ðại vương, người ấy đã cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà sa, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia tu đạo. Sau khi xuất gia như vậy, người ấy sống chế ngự thân, sống chế ngự lời nói, sống chế ngự ý nghĩ, biết đủ với nhu cầu được cho cao nhất, hoan hỉ sống an tịnh".

Api nu tvaṃ evaṃ vadeyyāsi: "Etu me bho so puriso, punad eva hotu dāso kammakāro pubbuṭṭhāyi pacchānipāti kiṃ kārapaṭissāvī manāpacārī piyavādī mukhullokakoti".



Này Ðại vương, Ðại vương có nói như sau chăng?: "Người ấy hãy lại với ta, hãy làm lại người nô bộc, làm mọi công việc, dậy sớm, thức khuya, thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái chú ý từng nét mặt?"

184. No h'etam, bhante. Atha kho naṃ mayaṃ eva abhivādeyyāma pi paccuttheyyāma pi āsanena pi nimanteyyāma abhinimateyyaama pi naṃ cīvara-piṇḍapāta-senāsana-gilāna-paccaya-bhesajja-patikkhārehi dhammikam pi 'ssa rakkhā-varaṇa-guttiṃ saṃvidaheyyāmāti".

Bạch Thế Tôn, không như vậy. Trái lại chúng con kính lễ người ấy, đứng dậy trước người ấy, mời người ấy ngồi xuống ghế, cúng dường người ấy các dụng cụ như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, thuốc men trị bệnh và chúng con sẽ ra lệnh để bảo vệ, che chở người ấy đúng theo luật pháp.

185. Taṃ kiṃ maññāsi, mahārāja? Yadi evam, sante hoti vā sandiṭṭhikaṃ sāmaññaphalaṃ, no vāti?

Này Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Đó là sự an tịnh hay đó có phải là kết quả thiết thực hiện tại hạnh Sa-môn chăng.?

Addhā kho bhante "evaṃ sante hoti sandiṭṭhikaṃ sāmaññaphalaṃ".



Bạch Thế Tôn, "như vậy là an tịnh, là kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn".

Idaṃ kho mahārāja mayā paṭhamaṃ diṭṭh'eva dhamme sandiṭṭhikaṃ samaññaphalaṃ paññattanti".



Này Ðại vương đó là kết quả thiết thực hiện tại thứ nhất của hạnh Sa-môn mà Ta đã trình bày.

Giải.

Vì sao Đức Thế Tôn không giải thích ngay về quả thiết thực của hạnh Sa-môn, Ngài lại hỏi vua Ajātasattu (A-xà-thế) và dạy "hãy trả lời theo ý muốn của Đại vương"?

Đáp rằng: Trước tiên, đây là câu hỏi theo cách thứ tư, tức là "hỏi để người đáp xác nhận ý kiến của mình".

Thứ đến, nếu Đức Thế Tôn chỉ giảng "quả thiết thực của hạnh Sa-môn" theo cách thông thường, bấy giờ các vị Đại thần là môn đệ của sáu vị tôn chủ dị giáo sẽ cắt ngang để phản đối, nhưng nếu vua Ajaatasattu (xác nhận ý kiến của Đức Thế Tôn) thì họ phải im lặng.

Lại nữa, vua Ajātasattu là người có địa vị cao nhất trong hội chúng tùy tùng đang có mặt, Đức vua lại có tâm tìm hiểu "quả thiết thực của hạnh Sa-môn", nên vua Ajātasattu không thể trả lời "sai thực tế".

Hạnh Sa-môn có hai phần: Hình thức và nội dung.

Hình thức Sa-môn hạnh là phẩm mạo xuất gia, còn nội dung Sa-môn hạnh là tu tập những pháp của bậc chân nhân (sappurisa) và thành tựu được pháp thượng nhân.

Trước tiên, Đức Phật nêu lên quả thiết thực của hình thức Sa-môn hạnh, là quả của phẩm mạo xuất gia.

* "Người nô bộc (dāso)". Có bốn loại nô bộc (hay nô lệ) rõ ràng, một số không rõ ràng lắm.

"Dāsoti antojāta dhanakkītaka marānītasāmaṃ dāsabyopagatānaṃ aññataro (At):

"Nô bộc là “người sanh trong nhà, người đã trao đổi bằng tài sản, người sự chết tạm ngưng (tù binh), người tự nguyện là nô bộc, cùng những loại nô bộc không rõ ràng (khác)” .

Bốn loại nô bộc rõ ràng là :

- Nô bộc sinh ra trong nhà.

Là con của người nô bộc, đứa trẻ sinh ra từ cha mẹ là nô bộc của một nhà quyền quý, giàu sang nào đó, đứa bé ấy trở thành nô bộc cho gia đình người chủ.

- Nô bộc được mua bằng tiền.



tải về 1.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương