LUẬn giải kinh sa môn quả TẬP 1 Tỳ khưu Chánh Minh


Giới mà bao gồm cả Định và Tuệ



tải về 1.3 Mb.
trang11/13
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.3 Mb.
#21985
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13
Giới mà bao gồm cả Định và Tuệ.

Ví như Quân đội có Quân luật, các người lính phải tuân thủ theo luật quân đội. Hay các công sở có nội quy, các công nhân phải tuân thủ nội quy ở nơi làm việc của mình.

Cũng vậy, Giới bổn là những “quy định” được Đức Thế Tôn định đặt cho chư Tỳ-khưu, chư Tỳ-khưu ni. Bao giờ còn là Tỳ-khưu (hay Tỳ-khưu ni), vị ấy phải “khép mình” vào Giới bổn.

Các vị Giáo thọ sư có dạy: Vị trì luật có khả năng chứng đạt quả vị A-la-hán Tam minh và “Giữ được một điều học là thoát ra một tội”.

Mặt khác, đoạn kinh văn trên cho thấy “hơn 150 học giới” là trọng giới, là “những học pháp căn bản Phạm hạnh, tương xứng với Phạm hạnh”.

Có thể hiểu “hơn 150 học giới ấy” là: 4 điều triệt khai (pārājikasīla), 13 giới Tăng-tàng (saṅghadisesasīla), 30 Ưng -xả đối trị (nissaggiyasīla), 92 Ưng-đối trị (pācittiyasīla), 4 Ưng phát lộ (pāṭidesaniyasīla), 7 điều diệt tranh sự và một số học giới trong 75 Ưng học pháp (sekhiyasīla).

Đức Thế Tôn dạy: “Vị Tỳ-khưu nghiêm trì giới luật toàn phần, định một phần, tuệ một phần. Vị ấy có vi phạm học pháp nhỏ nhặt nào (tức là ngoài 150 học giới căn bản nói trên –Ns), vị ấy được xem là Thanh tịnh” (sđd).

Ngoài ra, vị ấy có khả năng chứng đạt quả Dự lưu hay quả Nhất Lai.

Với vị nghiêm trì Giới luật toàn phần, định toàn phần và tuệ một phần. Vị ấy có khả năng chứng đạt quả Bất Lai”.

Với vị nghiêm trì Giới luật toàn phần, định toàn phần và tuệ toàn phần. Vị ấy có khả năng chứng đạt quả vị A-la-hán”(sđd).

Đây là ý nghĩa “giải thoát” của giới bổn.

Chế ngự với sự chế ngự của giới bổn” (pātimokkhasaṃvarasaṃvuto).

Pātimokkhasaṃvarasaṃvutoti pātimokkhasaṃvarena samannāgato:

Chế ngự với sự chế ngự của giới bổn” là “khép mình” trong các điều được ban hành” (At).

Nghĩa là: Vị Tỳ-khưu nương vào giới bổn để chế ngự thân - ngữ, không cho thân - ngữ rơi vào tội lỗi.

Để sự chế ngự trong giới bổn được hoàn hảo, vị Tỳ -khưu còn phải thọ trì một loại giới trong sạch khác, đó là “giới chế ngự các quyền” (indriyasaṃvarasīla).

Vì rằng: Giới bổn chỉ ngăn ngừa thân - ngữ, không cho thận -ngữ rơi vào tội lỗi, nhưng còn ý thì sao?

Ý sinh diệt cực nhanh, nếu không “chế ngự ý”, ý sẽ rơi vào bất thiện ngay. Như Phật ngôn:

Khó nắm giữ, khinh động; theo các dục quay cuồng.



Lành thay, điều phục tâm; tâm điều, an lạc đến”(1)

Các quyền (indriyā). Là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.

Khi mắt thấy sắc, vị ấy không nắm giữa tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Do những nguyên nhân nào khiến nhãn quyền không được chế ngự, khiến cho tham ái, ưu bi, các bất thiện pháp khởi lên. Vị ấy chế ngự những nguyên nhân ấy. Gọi là “gìn giữ nhãn quyền”.

Tương tự như vậy: Khi tai nghe tiếng …. Khi mũi ngửi mùi … Khi lưỡi nếm vị … Khi thâm dụng chạm … khi ý nhận biết các pháp…(2)

Nhờ “gìn giữ các quyền” như thế, ý không rơi vào tham – ưu. Đây gọi là “Giới gìn giữ các quyền”.

Như mái nhà khéo lợp; mưa không thể lọt vào.

Cũng vậy, tâm khéo tu; tham dục không xâm nhập”(3).

Đồng thời vị Tỳ-khưu phải nương theo 2 loại giới khác để trợ duyên cho “chế ngự trong chế ngự giới bổn”. Đó là:

- Giới nuôi mạng trong sạch (ājīvaparīsuddhisīla). Tức là lánh xa những điều nuôi mạng sái quấy, cách nuôi mạng chân chánh tốt nhất là “đi khất thực”.

Trong Giới bổn (pātimokkhasīla) có 6 học giới liên quan đến nuôi mạng là(1):

1- Do nhân nuôi mạng sống, vị Tỳ-khưu khoe pháp của bậc cao nhân mà mình không thực có. Phạm giới trục xuất (pārājika).

2- Do nhân nuôi mạng sống, vị Tỳ-khưu làm mai dong, phạm tội Tăng tàng (saṅghadisesa).

3- Do nhân nuôi mạng sống, vị Tỳ-khưu nói bóng gió rằng “ vị nào sống trong Tịnh xá của ngươi, vị ấy là bậc A-la-hán”. Sau đó, vị ấy nói sai sự thật, phạm trọng tội (thullaccaya).

4- Do nhân nuôi mạng sống, vị Tỳ-khưu vô bịnh xin vật thực quý, thượng vị để thọ dụng. Phạm Ưng đối trị (pācittiya).

5- Do nhân nuôi mạng sống, vị Tỳ khưu vô bịnh ngỏ lời xin cơm – canh có nhiều chất bổ dưỡng cho mình, phạm tác ác (dukkata)(2).

6- Do nhân nuôi mạng sống, vị Tỳ-khưu ni vô bịnh, xin vật thực quý, thượng vị để thọ dụng. Phạm Ưng phát lộ.

Có lần Đức Sāriputta (Xá-lợi -phất), sau khi đi bát khất thực theo từng nhà trong thành Vương xá, Ngài ngồi dựa vào một bức tường để thọ thực.

Một nữ du sĩ ngoại giáo là Sucimukhī đi đến Đức Sāriputta và hỏi Ngài:

-Này Sa-môn, có phải người ăn cúi mặt xuống?

- Này chị, tôi ăn không cúi mặt xuống.

-Này Sa-môn, có phải người ăn ngưỡng mặt lên?

- Này chị, tôi ăn không ngưỡng mặt lên.

-Này Sa-môn, có phải người ăn, mặt hướng về bốn hướng chính?

- Này chị, tôi ăn không có hướng về bốn hướng chính.

Và Đức Sāriputta giải thích:

“Khi ăn, mặt cúi xuống là “nuôi mạng bằng nghề xem địa lý và những nghề hèn hạ khác như: Xem tướng súc vật, bói toán …”

“Khi ăn ngưỡng mặt lên, là nuôi mạng bằng nghề xem thiên văn hay những nghề hèn hạ khác”.

“Khi ăn, mặt hướng về bốn hướng chính, là nuôi mạng bằng cách đưa tin tức, làm mai dong, môi giới, trung gian…”(3)

Những cách nuôi mạng trên, được xem là “nuôi mạng không chân chánh”, ngoài ra còn “những cách nuôi mạng sái quấy” được Đức Buddhaghosa trình bày trong tác phẩm Thanh Tịnh Đạo.

- Giới liên hệ đến vật dụng (paccayasannissitasīla).

Là khi thọ dụng 4 món vật dụng : Vật thực, y phục, sàng tọa và thuốc trị bịnh, vị Tỳ-khưu cần phải quán xét: Trước khi thọ dụng, trong khi thọ dụng và sau khi thọ dụng.

Có 4 cách thọ dụng bốn món vật dụng:

- Dùng như kẻ trộm (theyyaparibhogo).

Là người không gìn giữ giới luật, là người ác giới, làm hoại giới; người ấy dù có ngồi chung trong hàng với Tăng chúng, khi dùng bốn món vật dụng này vẫn được xem là “dùng như kẻ trộm”.

-Dùng như người mang nợ (iṇaparibhogo). Là người có giới, nhưng khi dùng bốn món vật dụng, không có sự quán tưởng.

-Dùng như người thừa tự (dāvajjaparibhogo).

Bảy bậc Thánh Hữu học khi thọ dụng bốn món vật dụng, là “dùng như người thừa tự”. Vì các Ngài là “con của Đấng Như Lai”.

-Dùng như người chủ (sāmiparibho go). Là bậc Thánh A-lahán 1.

Chi pháp của Giới bổn (pātimokkha) là tâm sở Tín (saddhācetasika).

Chi pháp của “giới thu thúc các quyền” là tâm sở Niệm (saticetasika).

Chi pháp của “giới nuôi mạng trong sạch” là tâm sở Tinh tấn (viriyacetasika).

Chi pháp của “giới liên hệ vật dụng” là tâm sở Trí (paññācetaika).

Sống” (viharati).

Viharatīti iriyati: Sống oai nghi (At).

Sống chế ngự” là sự thực hành.

Sự chế ngự trong giới bổn”.“chế ngự” của Giáo thuyết.

Sống chế ngự với sự chế ngự trong giới bổn” là thực hành những điều được Đức Thế Tôn chế định cho chư Tỳ-khưu.

Đầy đủ phẩm hạnh, hành xứ ” (ācāragocara sampanno).

Về hành xứ”(gocara).

Vị Tỳ -khưu không nên đến 6 chỗ:

1- Không nên đến khu vực của những kỹ nữ (lầu xanh) (vesiyāgocara).

2- Không nên thường lui tới nhà góa phụ (vidhavāgocara).

3- Không nên thường lui tới nhà phụ nữ lở thời (gái già) (thūlāgocara).

4- Không nên đến chỗ ở của Tỳ-khưu ni (bhikkhuniyāgocara).

5- Không nên đến nhà hoạn quan hay người lại cái (bóng) (paṇḍakāgocara).

6- Không nên thường đến quán rượu (pānāgārāgocara).(2)

Ngoài ra, không nên sống lẫn lộn với vua, quan, các Tôn chủ dị giáo hoặc đệ tử các tôn chủ dị giáo, giao thiệp với người bị luật pháp truy nả, hoặc với những gia đình không có đức tin nơi Tam bảo, thường phỉ báng Tam bảo(3).

Vị Tỳ-khưu nên thân cận với những gia đình có đức tin Tam bảo như “giếng nước trong”, thân cận với các bậc Thiện trí thức, bậc trì giới, bậc đa văn...

Nếu không có việc khẩn cấp, vị Tỳ-khưu không nên đi trong đêm, vì có 6 tai hại cho người thường đi trong đêm là:

1- Là người không tự bảo vệ được mình (attāpissa agutto arakkhito hoti).

2- Là người không bảo vệ (gìn giữ) được vợ con (puttadāropissa agutto arakkhito hoti).

3- Là người không gìn giữ được tài sản (sāpateyyaṃ pissa agutto arakkhito hoti).

4- Làm người khác nghi hoặc (saṅkiyo ca hoti).

5- Bị người khác phao vu (abhūtavacanañca tasmiṃ ruhati).

6- Gặp nhiều bất hạnnh và đau khổ (bahunnañca dukkhadhammānaṃ) (sđd).

Lại nữa, có loại hành xứ nên nương tựa (upanissayagocara), có loại hành xứ nên gìn giữ (ārakkhagocara), có loại hành xứ nên buộc tâm (upanibandhagocara).

- Hành xứ nên thân cận.

Là thân cận các thiện hữu (kalyāṇamitto) nói về 10 điều lợi ích (dasakathāvatthuguṇa). Đó là nói về: Ít ham muốn, biết đủ, sống nơi thanh vắng, sống một mình, tinh tấn, giới, định, tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến(1).

Khi thân cận “người bạn lành” này sẽ được “nghe những điều chưa nghe”, “điều đã nghe được hiểu rõ ràng”,”dứt bỏ hoài nghi”, “làm tri kiến trở nên đúng đắn”, “làm tâm trở nên trong sạch”. Đây là “hành xứ nên nương tựa”.

Hoặc do thân cận người bạn lành này sẽ làn tăng trưởng đức tin (saddhāya vaḍḍhati), giới hạnh (sīlena), đa văn (sutena), dứt bỏ (cāgena) và trí tuệ (paññāya).

- Hành xứ nên gìn giữ.

Là vị Tỳ-khưu khi đi vào trong xóm, mắt nhìn xa độ một hắc tay, không nhìn tượng binh, không nhìn kỵ binh, không nhìn bộ binh, không nhìn nữ nhân, không nhìn nam nhân, không ngước mắt nhìn lên, không nhìn cúi xuống, không nhìn hướng chính hướng phụ. Đây gọi là “hành xứ nên gìn giữ”.

Sách Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi magga) có dẫn ra câu chuyên Trưởng lão Cittagutta (Nhiếp Tâm) trong sự “gìn giữ con mắt” như sau:

Trưởng lão Cittagutta.

Tương truyền Trưởng lão Cittagutta (Nhiếp Tâm) sống trong hang động Kuruṇḍaka tại Coramahāvihāra.

Trong hang động phía trên nóc có khắc 7 bức phù điêu, mô tả sự xuất gia vĩ đại của 7 vị Phật, những bức phù điêu ấy rất xinh đẹp và sinh động.

Nhiều vị Tỳ-khưu đến viếng thăm thạch động Kuruṇḍaka, thấy 7 bức phù điêu ấy, hỏi Trưởng lão rằng:

- Bạch Ngài, 7 bức phù điêu này có xinh đẹp không?

- Này chư hiền, tôi sống trong thạch động này đã 60 năm, không biết có phù điêu ? Nay chư hiền hỏi, tôi mới biết là có 7 bức phù điêu.

Tuy Trưởng lão sống trong hang động, nhưng không bao giờ ngước mắt nhìn lên. Trước cửa thạch động có cây đại tho nở hoa vàng, trưởng lão cũng không bao giờ ngước mắt nhìn lên. Khi hoa trụng rơi trên đất, Trưởng lão mới biết là cây nở hoa.

Đức vua nghe Trưởng lão là người có sự thu mắt mắt như thế, là người thành tựu được ân đức cao thượng. Đức vua muốn đảnh lễ Trưởng lão, ba lần phái người đến thỉnh Trưởng lão vào cung, Trưởng lão từ chối.

Đức vua ra lịnh niêm phong ngực của những bà mẹ có con nhỏ, đóng dấu ấn teên ấy và ra lịnh rằng: “Bao giờ Trưởng lão chưa vào cung, bấy giờ những hài tử này sẽ không có sữa bú”.

Vì lòng bi mẫn đối với các hài nhi, Trưởng lão đành phải đến Hoàng cung. Nghe Trưởng lão đến, Đức vua ra lịnh cho vị quan Đại thần:

- Hãy thỉnh Trưởng lão vào cung, Ta muốn thọ quy - giới nơi Ngài.

Sau khi Trưởng lão vào cung nội, Đức vua đảnh lễ Trưởng lão rồi cúng dường vật thực đến Ngài, sau đó Đức vua bạch rằng:

-Thưa Ngài, hôm nay chưa đủ điều kiên, mai Trẩm sẽ thọ trì giới.

Hôm sau, Đức vua cùng Hoàng hậu và những người trong Hoàng tộc đi đến đảnh lễ Trưởng lão, thọ trì quy - giới.

Khi Đức vua hay Hoàng Hậu đảnh lễ Ngài, Ngài đều cầu chú “Mong Đại vương hãy an lạc” (vì Ngài không nhìn lên cũng không nhìn quá xa, Ngài chỉ thấy bóng người đảnh lễ mà thôi, nên Ngai chúc như vậy).

Khi Chư Tỳ khưu hỏi:

- Vì sao mà Ngài chúc như vậy.

- Thưa chư hiền, vì tôi không xác định được đó là Đức vua hay Hoàng hậu.

Sau 7 ngày ở Hoàng cung, Đức vua thấy “với nghiêm hạnh của Ngài như thế, sồng ở nơi đây vất vả cho Ngài quá”. Nên Đức vua cung thỉnh Ngài trở về thạch động Kuruṇḍaka.

Khi về trú xứ, trong đêm ấy Ngài đi kinh hành. Vị thọ thần nơi cây đại thọ hoan hỷ với hạnh “nhiếp phục mắt” của Ngài, hoan hỷ cầm đèn soi rọi con đường kinh hành của Ngài.

Sau 7 ngày ở Hoàng cung, nay trở về trú xứ cũ, tâm của Ngài như “voi chúa về rừng”, sự bẩn chật tâm khi ở Hoàng cung tiêu tán. Với tâm hân hoan, Ngài phát triển nghệp xứ thiền quán, khoảng canh giữa Ngài chứng quả A-la-hán, khi ấy quả đất rung động, sấm nổ vang rền khắp đồi núi (đây là báo “Ngài hoàn thành phận sự Sa-môn”).

Do đó, ngườimuốn đạt lợi ích:

Mắt không nên phóng túng; như khỉ nhãy trong rừng.

Như nai cứ lang thang; như trẻ nằm vùng vẩy.

Đôi mắt hãy nhìn xuống; thấy khoảng một hắc tay.

Tâm đổi như khỉ rừng; chớ rơi vào quyền lực nó”.

Tương tự như thế với,tai, mũi, lưỡi và thân.

- Hành xứ cột tâm.

Bốn niệm xứ (catuttha satipaṭṭhāna) là hành xứ cột tâm. Như Đức Phật dạy:

Này các Tỳ-khưu, chỗ nào là hành xứ của Tỳ-khưu? Chính là bốn niệm xứ”(1)

Về phẩm hạnh” (ācara).

Không vi phạm học giới bằng thân, không vi phạm học giới bằng lời nói, không vi phạm học giới bằng thân lẫn lời nói, gọi là “phẩm hạnh”.

Thu thúc trong các giới như “quyền thu thúc giới” là phẩm hạnh.

Nuôi mạng chân chánh là phẩm hạnh.

- Phẩm hạnh tốt đẹp về thân.

Như khi đi vào trong xóm hay ngồi trong xóm, phải đấp y vén khéo, không để hở mình (là không đấp y chừa hở vai), không chống nạnh, không trùm kín đầu khi đi vào trong xóm, không đi nhón gót.

Khi đi khất thực trong xóm không nhìn chỗ này chỗ nọ, chỉ nhìn phía trước khoảng 2 mét … Hoặc khi thọ thực phải nghiêm trang…(2).

Không đứng - ngồi trước các vị trưởng lão, không chen lấn trước các vị trưởng lão…

Có sự cung kính các bậc Trưởng lão, có sự tôn trọng các bậc đồng phạm hạnh, có hổ thẹn tội lỗi, có ghê sợ tội lỗi, có đầy đủ oai nghi tề hạnh… Có sự “biết đủ”, có sự ghi nhớ (niệm) …

-Phẩm hạnh tốt đẹp về ngữ. Như “không cười vang khi đi vào trong xóm”, không nói lời thô tục, tỏ lời chào hỏi các vị Trưởng lão, hỏi pháp hoặc trả lời pháp …

Câu nói “sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn” là nói đến “điều thực hành”.

Câu nói “đầy đủ phẩm hạnh, hành xứ” là nói đến “người” và “cách thực hành” để thành tựu Giới.

Như nói “bảy pháp thanh tinh là: Giới tịnh, tâm tịnh, kiến tịnh…” là “điều thanh tịnh”.

Hành giả (người) thực hành phương pháp (cách) nào, để thành tựu được 7 pháp thanh tịnh.

Đầy đủ phẩm hạnh, hành xứ”. Bản Sớ giải giải thích “ phẩm hạnh, hành xứ đó là đời sống Phạm hạnh”, “đời sống phạm hạnh được đầy đủ (sampanna) khi Giới - định - tuệ đầy đủ.

“Giới - định - tuệ đầy đủ” trong ba cách:

- Được diễn tiến đến sát-na (khaṇa) cuối cùng trong lộ tâm Đắc đạo A-la-hán.

- Được diễn tiến đến sát-na cuối cùng trong lộ nhập thiền quả A-la-hán (thậm chí cả ngày, 2 ngày…).

- Được diễn tiến đến sát-na viên tịch (trong lộ viên tịch).

Trong những lỗi nhỏ nhất”(aṇumattesuvajjesu).

Aṇumattesūti appamattakesu:

Nhỏ nhất” “không có giá trị”(At).”

Vajjesūti akusaladhammesu”;

Trong tội lỗi là trong bất thiện pháp” (At).

Thấy tội lỗi nhỏ nhất”“nhận ra được bất thiện pháp ở trong thân - ngữ không tốt đẹp”.

Bất thiện pháp ấy là gì? Là sự phóng dật hay không thận trọng (pamatta).

Thấy nguy hại trong những lỗi nhỏ nhất”(bhayadassāvī).

Tuy phóng dật ở nơi thân hay lời nói, không mang lại kết quả tai hại nào đáng kể, nhưng vị Tỳ-khưu thường quán xét để ngăn ngừa chúng. Vì sao? Vì khi chúng tích lũy lại sẽ tạo ra những chướng ngại trong sự thực hành pháp.

Ví như một hạt bụi không là gì cả, nhưng khi chúng tích lũy sẽ trở thành khối cát lớn và khối cát này sẽ là một trở ngại cho người đi đường.

Trong Sớ giải kinh Pháp cú có ghi nhận câu chuyện:

Có vị Tỳ-khưu khi sử dụng giường, mền, chiếu của chư Tăng. Vị ấy mang ra ngoài rồi không mang vào, khiến những vật dụng ấy bị hư hoại. Chư Tỳ-khưu nhắc nhở:

-Này Hiền giả, vật dụng sau khi dùng xong, Hiền giả nên mang vào cất cho đàng hoàng.

Vị ấy cải rằng:

- Này chư hiền, việc tôi làm ấy thật nhỏ nhoi, vì những vật dụng ấy không có tâm.

Chư Tăng mang câu chuyên trình lện Đức Phật. Sau khi khiển trách vị Tỳ-khưu phạm lỗi, Đức Đạo sư dạy rằng:

Chớ khinh thường ác nhỏ; cho rằng chưa đến mình.



Như nước nhỏ từng giọt; rồi bình cũng đầy tràn.

Người ngu chứa đầy ác; do chất chứa dần dần”(1).

Tuy bản thân Phóng dật (uddhacca) không gây ra kết quả tai hại đáng kể, nhưng vị Tỳ-khưu có trí nhận thức được rằng: “Chúng tạo điều kiện cho tham – sân - mạn - kiến – nghi…” sinh khởi. Riêng chính chúng lại là một chướng ngại trong thiền quán lẫn thiền chỉ, vì phận sự của chúng là “làm cho tâm loạn động”..

Muốn chứng đạt thiền chỉ tịnh, hành giả phải vượt qua chướng ngại là “phóng dật”, khi ấy tâm mới an tịnh, khi tâm an thịnh mới có thể thâm nhập vào ấn tướng (sau khi vượt qua chướng ngại tham dục) để chứng đắc Sơ định.Ví như người muốn xỏ sợi chỉ qua trôn kim, nhưng tay cứ rung rung, sợi chỉ sẽkhông thể đi ngay vào trôn kim; cũng vậy do Phóng dật tâm không thể an tịnh để thâm nhập vào “cảnh thiền”.

Muốn chứng đạt thiền tướng (jhānalakkhaṇa), tâm hành giả phải ở trong trạng thái an tịnh, nhưng Phóng dật sẽ quấy rối tâm, khiến tâm không thể an tịnh.

Một khi tâm không yên tịnh, trí quán sẽ không nhận thức được tam tướng rõ nét, ví như người cứ di động bức tranh, khiến người có mắt không thể nhận thức trọn ven những nét vẽ bức tranh.

Một khi Tam tướng không hiển lộ thì không thể phát triển tuệ quán đển chứng đạt Níp-bàn (Nibbāna).

Do nhận thức được điều này, nên “vị Tỳ-khưu thấy nguy hại trong những lỗi nhỏ nhất”.

Đức Phật có dạy:

Không phóng dật, đường sống; phóng dật là đường chết.

Không phóng dật, không chết; phóng dật như chết rồi.”(2).

Lại nữa, “thấy nguy hại trong những tội nhỏ nhất”, là các tội khác với tội vô ý phạm vào giới Ưng học pháp, hay những lỗi nhỏ nhất làm sinh khởi những bất thiện pháp.

Do “thấy được nguy hại trong những lỗi nhỏ nhất”, nên vị Tỳ-khưu trong Giáo pháp này “không dám vượt qua những học giới được Đức Thế Tôn chế định”.

Này Pahārāda, khi các học pháp được Ta chế định cho các đệ tử, các đệ tử của Ta, dầu cho vì nhân sinh mạng, cũng không vượt qua”(2).

Sách Thanh Tịnh đạo có dẫn ra 2 câu chuyện để minh chứng cho lời dạy của Đức Phật ở trên.

Có vị Trưởng lão trú trong rừng Mahāvattani, có bọn cướp sau khi chúng cướp đoạt tìai sản người đi đường, cùng nhau lẫn trốn vào rừng. Chúng trông thấy Trưởng lão, suy nghĩ rằng: “Đừng cho vị Sa-môn này ra khỏi nơi này, nếu không chúng ta sẽ bị lộ”. Chúng liền trói vị Trưởng lão bằng loại dây leo đen, rồi bỏ đi.

Vị Trưởng lão không dám làm đứt dây leo, vì nghĩ đến giới Ưng đối trị. Trong 7 ngày nằm nơi ấy, Ngài phát triển thiền quán chứng quả A-na-hàm. Mệnh chung sinh về Phạm thiên giới.

Có một câu chuyện khác như sau:

Trên đảo Tampaṇṇi ở Tích Lan, một vị trưởng lão cũng bị bọn cướp bắt trói bằng sợi dây leo trong rừng.

Khu rừng phát hỏa, nhưng dây leo chưa bị cắt nên Ngài không dám vi phạm giới Ưng đối trị, nằm phát triển tuệ quán chứng đắc quả A-la-hán và viên tịch.

Trưởng lão Abhaya (Vô Úy), Giáo thọ sư Trường bộ kinh cùng với 500 vị Tỳ-khưu, chứng kiến vị Trưởng lão “thà chết chứ không vi phạm giới” ấy. Khi lửa rừng đã dứt, Trưởng lão Abhaya cùng 500 vị Tỳ-khưu hỏa táng nhục thân của vị Trưởng lão ấy, rồi lập tháp thờ Xa-lợi của Ngài ngay chính tại chỗ ấy.

Thọ trì”(samādāya).

Samādāyati sammā ādiyitvā”: Thọ trì là đã nhận lãnh đúng đắn (At).

Học tập trong giới học”(sikkhati sikkhāpadesu).



Sikkhati sikkhāpadesūti sikkhāpadesu taṃ taṃ sikkhāpadaṃ samādiyitvā sikkhati (At):

Học tập trong học giới” điều học trong học giới nào đã học tập và thọ trì.

Mỗi học giới có nhiều chi phần kết hợp, học tập học giới là “học tất cả những chi phần của học giới” ấy.

Nói cách khác, có bao học giới vị ấy học tập và thọ trì tất cả một cách đúng đắn (sammā ādāya).

Nhờ thân nghiệp, ngữ nghiệp thành tựu từ thiện, sự sống trong sạch” (kāyakammavacīkammena samannāgato kusalena parisuddhājīvo).

Bản Sớ giải giải thích: “Phẩm hạnh, hành xứ” được viên mãn do nương vào thân - ngữ nghiệp không xa lìa thiện pháp.

Điều “nuôi mạng trong sạch (parisuddhājīva)” để hổ trợ cho “phẩm hạnh, hành xứ viên mãn”. Điều này không sinh khởi từ hư không hay sinh khởi từ ngọn cây, mà sinh khởi từ thân nghiệp thiện, ngữ nghiệp thiện.

Tức là “từ thân nghiệp thiện, ngữ nghiệp thiện dẫn đến “nuôi mạng trong sạch”.

Đức Phật có dạy:

“Katame ca, thapati, kusalā sīlā? Và này người thợ mộc, thế nào là những thiện giới?

“Kusalaṃ kāyakammaṃ, kusalaṃ vacīkammaṃ, parisuddhaṃ ājīvampi kho ahaṃ thapati sīlasmiṃ vadāmi:

Thân nghiệp thiện, ngữ nghiệp thiện, sự sống trong sạch. Như vậy, này thợ mộc, Ta gọi là Giới”(1).

Và câu nói “thân nghiệp, ngữ nghiệp thành tựu từ thiện, mạng sống trong sạch”. Đức Thế Tôn chỉ ra “gốc rễ” của “phẩm hạnh, hành xứ đầy đủ”.

Giới hạnh đầy đủ” (sīlasampanno): Là nêu ra từ 3 điều (tividhena): Thân làm thiện, ngữ nói thiện và “nuôi mạng trong sạch”.

* Thân làm thiện. Là thân nương vào giới bổn để thực hành, ngoài ra còn dùng thân để tao những thiện pháp khác như Phục vụ… lánh xa thân tà vạy”.

* Ngữ nói thiện. Là ngữ nương vào giới bổn để thực hành, ngoài ra còn dùng lời để tạo những thiện hạnh như: Nói đúng thời, nói chân thật, nói có lợi ích, nói mềm dịu và nói với tâm từ (2).

Đóng cửa trong các quyền”(indriyesu guttadvāro).

Indriyesu guttadvāroti manacaṭṭhena indriyesu pihitadvāro hoti (At):

Đóng cửa trong các quyềnlà “ý thứ sáu trong các quyền, được đóng lại”.

khi tham, sân sinh khởi trong nội tâm, vị Tỳ-khưu lập tức diệt trừ ngay chính tai nơi ấy. Bằng pháp nào? Bằng pháp “ghi nhận - niệm (sati)”.

Hay những nguyên nhân nào dẫn đến sinh khởi tham -sân, vị ấy ngăn chận những nguyên nhân ấy, không cho xâm nhập vào tâm. Đây gọi là “đóng cửa ý quyền”.



Những nhân nào khiến sinh khởi tham –ưu ?

Đức Thế Tôn có giảng cho Bà-la-môn Jānussoni: Có 16 nguyên nhân khiến phát sinh tham - ưu là: Thân nghiệp không trong sạch, ngữ nghiệp không trong sạch, ý nghiệp không trong sạch, nuôi mạng không trong sạch, có nhiều tham dục, có ác ý, hôn trầm, tâm dao động, hoài nghi, khen mình chê người, sợ hãi, nhiều ham muốn, lười biếng, thất niệm, tâm tán loạn, và si ám.(3)

Trong Tương ưng kinh, phẩm Tương ưng Vaṅgisa có nêu ra những trường hợp Tôn giả Vaṅgisa “tự đóng cửa ý quyền”.

Tôn giả Vaṅgisa khi mới xuất gia, trú tại ngôi đền Aggālava trong xứ Ālavi, cùng với thầy mình là Tôn giả Nigrodha Kappa.

Vì mới xuất gia nên Tôn giả Vaṅgisa được để lại trông coi ngôi tịnh xá.

Bấy giờ có các nữ nhân trang điểm xinh đẹp, đi vào tịnh xá để viếng cảnh. Tham dục sinh khởi trong tâm của Tôn giả Vaṅgisa, Tôn giả Vaṅgisa tự khiển trách mình rồi cố gắng diệt trừ những tư tưởng dục nhiễm ấy.



tải về 1.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương