LUẬn giải kinh sa môn quả TẬP 1 Tỳ khưu Chánh Minh



tải về 1.3 Mb.
trang1/13
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.3 Mb.
#21985
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13
LUẬN GIẢI

KINH SA MÔN QUẢ

TẬP 1

Tỳ khưu Chánh Minh

Lời nói đầu

-0-0-0-

Tuy được thuyết giảng khá muộn so với các bài kinh khác, nhưng các vị Trưởng lão trong những lần Kết tập Phật Ngôn, đã xếp kinh Sa-môn quả là bài kinh thứ hai sau kinh Phạm võng (Brahmajālasuttanta).

Điều này đã nói lên tầm quan trọng của kinh Sa-môn quả.

Nếu kinh Phạm võng có mục đích “chấn chỉnh tri kiến” đối với 62 loại “kiến thức sai lệch” với chân lý, thì kinh Sa-môn quả cũng nằm trong phạm trù này, nhưng với khía cạnh khác.

Kinh Sa-môn quả trình bày những sai lệch của 6 chủ thuyết đương thời (thời Đức Phật) của 6 vị tôn chủ dị giáo.

Chủ thuyết của 6 vị tôn chủ dị giáo mang “dáng dấp” của sự “chấp thường” hay “chấp đoạn” và “chủ nghĩa hoài nghi”.

Những tư tưởng ấy vẫn còn lưu hành trong thời hiện tại với “chiếc áo khoác” khác.

Thứ đến kinh Sa-môn quả nêu lên những pháp môn căn bản “tuần tự nhi tiến” cùng với những thành tựu pháp thượng nhân của đời sống xuất gia.

Đó là con đường ngắn nhất, cũng là con đường duy nhất mà “những ai muốn thoát ra khỏi sinh tử luân hồi” không thể không thực hành.

Trong bản luận giải này chúng tôi phân thành 3 chương:

- Chương I: Giải thích duyên khởi.

- Chương II: Giải thích những sai lệch sáu chủ thuyết của 6 vị tôn chủ dị giáo.

- Chương III: Giải thích những “kết quả” của bậc xuất gia.

Chúng tôi nương theo bản Anh ngữ “Giải kinh Sa-môn quả” của Đại trưởng lão Bodhi dịch từ Pāli ngữ sang. Đồng thời chúng tôi đối chiếu với bản Sớ giải (Aṭṭhakathā) bằng Pāli ngữ của Ngài Buddhaghosa (Giác âm). Đồng thời có bổ túc thêm những tư liệu có được, để làm sáng tỏ ý nghĩa của kinh văn.

Để tiện cho độc giả theo dõi, chúng tôi trích nguyên văn những đoạn kinh Pāli cần thiết và trích bản dịch kinh Sa-môn quả của Hòa Thượng Thích Minh Châu đính kèm.

Với những từ vựng Pāli cần giải thích rõ qua bản Sớ giải, chúng tôi trích dẫn Pāli ngữ đính kèm, với những đoạn Pāli giải thích rộng, chúng tôi chỉ dịch mà không trích dẫn Pāli.

Riêng về “Hậu sớ giải” (Ṭīkā) và “Tiếp theo Hậu sớ giải” (Anuṭkā), chúng tôi chỉ dịch mà không trích dẫn Pāli vì e rườm rà, mong các bậc cao minh và độc giả hoan hỷ.

Chúng tôi chỉ hy vọng “bản luận giải này “giúp không nhiều thì ít cho sự chấn chỉnh tri kiến” của chư Phật tử. Đồng thời chỉ là “đóng góp” chút ít vào “kho tàng tri kiến” của Phật giáo.

Chúng tôi cũng ghi nhận sự đóng góp vào thiện sự này của Giáo sư Trần Ngọc Lợi cùng Phật tử Tathāpañña, đã giúp chúng tôi dịch “những danh từ riêng trong Phật giáo” qua bản bằng Anh ngữ.

Với khả năng và trình độ hạn hẹp, hẳn bản Luận giải không thể tránh khỏi những thiếu sót. Mong các bậc hiền trí cao minh từ bi mĩm cười tha thứ.

Lành thay – lành thay.

Tỳ-khưu Chánh Minh cẩn bạch.



Những chữ viết tắt.

Theo mẫu tự Pāli

  1. Aṅguttara Nikāya (Tăng Chi bộ).

At Aṭṭhakathā (Sớ giải)

It. Itivuttaka ( kinh Phật thuyết như vậy).

Ud. Udāna (kinh Phật Tự thuyết).

UdA Udāna Aṭṭhakathā (Sớ giải kinh Phật tự thuyết)

J Jātaka (Bổn sanh kinh)

JA. Jākata – aṭṭhakathā (Sớ giải kinh Bổn sanh).

ThagA Theragathā Aṭṭhakathā (Sớ giải kệ Trưởng lão Tăng).

Thera. Theragathā (Trưởng lão tăng kệ).

Therī. Therīgāthā (Trưởng lão ni kệ).


  1. Dīgha Nikāya (Kinh Trường bộ).

DA. Dīgha Nikāya – aṭṭhakathā (Sớ giải Trường bộ kinh).

Dhp. Dhammapāda (kinh Pháp cú).

DhpA. Dhammapāda – aṭṭhakathā (Sớ giải kinh Pháp cú).

PA Petavatthu Aṭṭhakathā (Sớ giải Ngạ quỷ sự).

Ps. Paṭisambhidāmagga (Vô ngại giải đạo).

M Majjhima Nikāya (Kinh Trung bộ).

MA Majjhima Nikāya Atṭṭhakathā (Sớ giải kinh Trung bộ).

Miln. Milindapañhā (Mi-Tiên vấn đáp).

Mhv Mahāvagga (Đại phẫm).

Vin. Vinaya Pitaka (Luật tạng).

Vsm. Visuddhimagga (Thanh tịnh đạo).


  1. Saṃyutta Nikāya (Kinh Tương ưng bộ).

S.A Saṃyutta Aṭṭhakāthā ( Chú giải Tương Ưng Bộ Kinh).

Sn. Sutta nipāta (kinh Tập).



Mục lục

CHƯƠNG I. Vua Ajātasattu (A-xà-thế) yết kiến Đức Thế Tôn.

Phần 1. Duyên khởi

Giải đoạn 150.

- Như vầy tôi nghe.

- Một thời.

-Đức Thế Tôn.

- Rājagaha ( Vương xá).

- Lương y Jīvaka komārabhacca.

- Vương tử Abhaya.

- Vua Ajātasattu (A-xà-thế).

- Vương quốc Magadha (Ma-kiệt-đà).

- Vua Bimbisāra (Bình-sa).

- Hoàng hậu Vedehi.

Phần 2.

Giải từ đoạn 151 – 156.

Sáu vị tôn chủ dị giáo.

- Tôn chủ Pūraṇa kassapa.

- Tôn chủ Makkhali gosāla.

- Tôn chủ Ajita kesakambala.

- Tôn chủ Pakudha kaccāyana.

- Tôn chủ Sañjaya belaṭṭhaputta.

- Tôn chủ Nigantha nātaputta.



Đức Phật với 6 vị tôn chủ.

Phần 3.

- Giải đoạn 157.

- Giải đoạn 158.

- Lương y Jīvaka chuẩn bị kiệu voi.



- Giải đoạn 159.

Vua Ajātasattu sợ hãi.



CHƯƠNG II. Câu hỏi Sa-môn quả.

Phần 1.

- Giải đoạn 160.

- Giải đoạn 161.

- Giải đoạn 162.

- Giải đoạn 163.

Phần 2.Chủ thuyết của 6 vị tôn chủ dị giáo.

- Giải đoạn 165.

Chủ thuyết của tôn chủ Pūraṇa kassapa.

- Giải đoạn 167.

Chủ thuyết của tôn chủ Makkhali gosāla.

- Giải đoạn 171.

Chủ thuyết của tôn chủ Ajitabelaṭṭhaputta.

Khái quát về 3 chủ thuyết.

Phụ lục.


- Giải đoạn 174.

Chủ thuyết của Pakudha kaccāyana



- Giải đoạn 177..

Chủ thuyết của Nigantha nātaputta.

- Giải đoạn 180.

Chủ thuyết của Sañjaya belaṭṭhaputta.

CHƯƠNG III.

Phần 1.Quả Sa-môn thông thường.

- Giải đoạn 182.

Quả thiết thực đầu tiên.

-Giải đoạn 186.

Quả thiết thực thứ 2.



Phần 2. Các quả thiết thực vi diệu.

- Giải đoạn 189.

Tốt đẹp (sādhukaṃ).

Hãy suy nghiệm kỹ.

- Giải đoạn 190.

Ở đây (idha).

Như lai xuất hiện trên thế gian.

- Giải đoạn 191.



Luận giải KINH SA MÔN QUẢ.

(Sāmaññaphalasuttaṃ).

Chương I.

Vua Ājātasattu (A-xà-thế) yết kiến Đức Thế Tôn.

Phần 1: Duyên khởi.

Chánh kinh.

150. "Evaṃ me sutaṃ. Ekaṃ samayaṃ Bhagavā Rājagahe viharati Jīvakassa komārabhaccassa Ambavane, mahatābhikkhu saṅghena saddhiṃ aḍḍhatelasehi bhikkhu satehi.

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở tại Rājagaha (Vương xá) nơi vườn xoài (1) của Jīvaka (Kỳ-bà) komārabhacca, cùng với đại chúng Tỳ-khưu một nghìn hai trăm năm mươi vị.

"Tena kho pana samayena rāja Māgadho Ajātasattu Vedehiputto tadahu'posathe pannarase Komudiyā cātumāsiniyā puṇṇāya puṇṇamāya rattiyā rājamacca parivuto uparipāsādavaragato nisinno hoti.



Lúc bấy giờ Ajātasattu (A-xà-thế) con bà Vehehi, vua xứ Magadha (Ma-Kiệt-Đà) nhân lễ bố-tát (uposatha) vào ngày rằm tháng tư(2) Komudi (cây súng) đang ngồi trên lầu cao an tịnh, chung quanh có nhiều đại thần hầu hạ.

Attha kho rāja Māgadho Ajātasattu, Videhiputto tadahu' posathe udānaṃ udānesī: "Ramaṇīyā vata bho dosinā ratti, abhirūpā vata bho dosinā ratti, dassanīyā vata bho dosinā ratti, pāsādikā vata bho dosinā ratti, lakkhaññā vata bho dosinā ratti.

Kaṃ nu kh'ajja samaṇaṃ vā payirupāseyyāma, yaṃ no payirupāsato cittaṃ pasīdeyyāti?".

Lúc bấy giờ Ajātasattu (A-xà-thế) con bà Vedehi, vua xứ Magadha (Ma-kiệt-đà), nhân ngày bố-tát cảm hứng nói rằng: "Thật khả ái thay, đêm sáng trăng! Thật diễm lệ thay, đêm sáng trăng! Thật mỹ miều thay, đêm rằm sáng trăng! Thật êm dịu thay, đêm rằm sáng trăng! Thật điềm lành thay, đêm rằm sáng trăng!

Nay chúng ta nên đến chiêm bái vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, nhờ sự chiêm bái này tâm chúng ta được tịnh tín?".

Giải:

* “Như vầy tôi nghe (evaṃ me sutaṃ).

Từ ngữ “Như vầy” (eva), có rất nhiều nghĩa.

- Có nghĩa là “so sánh”, như:

“Yathā’pi puppharāsimhā; kayirā mālāguṇe bahū



Evaṃ jātena maccena; kattabbaṃ kusalaṃ bahuṃ.

Như từ một đống hoa; nhiều tràng hoa được làm.



Cũng vậy, thân sinh tử; làm được nhiều thiện sự”(1).

- Có nghĩa là “chấp nhận”, như:



Evaṃ bhante’ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosum”.

Thưa vâng, Bạch Thế Tôn. Chư Tỳ-khưu vâng đáp lời Thế Tôn(2).

- Có nghĩa “chỉ rõ ra”, như:

“Evaṃ jaccā te bhagavanto ahesuṃ itipi, evaṃnāmā evaṃgottā evaṃsīlā evaṃdhammā evaṃpaññā evaṃvihārī evaṃvimuttā te bhagavanto ahesuṃ itipī’ti”.

Các bậc Thế Tôn ấy, sinh tánh là như vậy, danh tánh là như vậy, tộc tánh là như vậy, giới hạnh là như vậy, pháp hạnh là như vậy, tuệ hạnh là như vậy, trí hạnh là như vậy, giải thoát là như vậy”(sđd).

- Có nghĩa là “xác nhận”, như:

Evametaṃ, kandaraka, evametaṃ, kandaraka…

Thật sự là như vậy, này Kandaraka; thât sự là như vậy, này Kandaraka…(3).

- Có nghĩa là “truyền đạt”, như:

Evaṃ kho, āvuso, visākha, sakkāyadiṭṭhi hotī’ti”

Như vậy, này hiền giả Visakha, là thân kiến”(4).

- Có nghĩa là “chỉ trích, mắng nhiếc”, như:

Evamevaṃ panāyaṃ vasalī yasmiṃ vā tasmiṃ vā tassa muṇḍakassa samaṇassa vaṇṇaṃ bhāsati”.

Trong mọi thời, mọi dịp, kẻ hạ tiện này nói lời tán thán vị Sa-môn trọc đầu ấy như vậy” (5).

- Có nghĩa là “mang đến”, như:

Evaṃ mahato anatthāya saṃvattati yathayidaṃ, bhikkhave, pamādo”.

Này các Tỳ-khưu,về phương diện nội phần, Ta không thấy một pháp nào mang đến bất lợi như vậy, này các Tỳ-khưu như phóng dật”(6).



* “Tôi” (me), chỉ cho Đức Ānanda.

Tôi” là một danh từ thông dụng dùng để truyền đạt, đó là “hiệp thành chế định” hay “ngũ uẩn chế định”. Như “chiếc xe” là từ chỉ cho “các bộ phận của chiếc xe” được “liên kết vào nhau”, cũng vậy “tôi” là từ chỉ cho “danh sắc” hay “5 uẩn” liên kết vào nhau(7).

Từ “tôi” này không mang ý nghĩa “có một bản ngã”.

Đức Ānanda nghe từ đâu? Ngài nghe từ nơi Đức Thế Tôn, tức là bài kinh này Đức Ānanda xác nhận là “do chính Đức Thế Tôn tuyên thuyết”.

Có lần một người chăn bò tên là Moggallāna (Mục-kiên liên) có hỏi Đức Ānanda: “Bạch Đại Đức, Đức Thế Tôn dạy bao nhiêu pháp uẩn?”, Đức Ānanda trả lời rằng:

Ta nhận từ Đức Phật; tám mươi hai ngàn pháp.

Còn nhận từ Tỳ-khưu, thêm hai ngàn pháp nữa.”(1)

Như vầy tôi nghe”. Là lời tuyên bố của Đức Ānanda, nêu lên với các ý nghĩa:

- Xác nhận “đây là lời dạy của chính Đức Thế Tôn”.

- Chấp nhận học tập theo lời dạy của Đức Thế Tôn.

- Truyền đạt lời dạy của Đức Thế Tôn đến Tăng chúng trong kỳ kết tập Phật ngôn lần thứ I.

- Mang đến lợi ích cho tất cả nhân thiên.

* “Nghe” (sutaṃ).

Là nghe với sự chú ý, nghe với sự ghi nhớ không sai sót từ ngữ, không bỏ sót từ ngữ.

Đức Ānanda là người có trí nhớ tuyệt vời, khi nghe một bài kinh từ Đức Phật hay từ các vị Đại trưởng lão, Đức Ānanda nhớ không hề sai sót một từ ngữ nào.

Đức Phật có tuyên bố: Đức Ānanda là vị đệ nhất trong hàng đệ tử Tỳ-khưu về 5 hạnh:

- Hạnh “nghe nhiều” (bahussutānaṃ).

- Hạnh “trí nhớ tốt đẹp (satimantānaṃ).

- Hạnh “cử chỉ khả ái” (gatimantānaṃ).

- Hạnh “kiên trì” (dhitimantānaṃ).

- Là vị thị giả tối thắng (upaṭṭhākānaṃ) (2).

Đức Ānanda là vị thị giả sau cùng của Đức Thế Tôn, Ngài theo hầu Phật suốt 25 năm cuối trong cuộc đời của Đức Phật, tức là Đức Ānanda chính thức là thị giả của Đức Phật khi Đức Thế Tôn được 55 tuổi thọ.



* “Một thời” (ekaṃ samayaṃ).

Thời (samaya) là một từ chỉ cho "khái niệm về thời gian".

Có hai từ chỉ thời gian là samayakāla.



Samaya (thời), chỉ cho "thời gian bất định", vì không xác định rõ "vào lúc nào", chỉ đề cập một cách chung chung, samaya có thể dịch là "dịp".

Còn kāla (thời gian), chỉ cho “thời gian được xác định”.

Kālena bījāni patiṭṭhāpetvā samayena udakaṃ abhinetipi apanetipi…"

Cho gieo hạt giống đúng thời xong, người ấy (chỉ người làm ruộng – Ns) cho nước chảy vô chảy ra hợp thời "(3).

Quan sát đoạn kinh văn trên, chúng ta thấy hai từ kālenasamayena.



Kāla chỉ cho thời gian xác định (đúng thời vụ), còn samaya là chỉ cho thời gian bất định (khi hợp thời).

Các loại khái niệm về thời gian.

- "Khái niệm thời gian liên quan đến "chuỗi chuyển động".

Điểm chuẩn của chuỗi chuyển động này là "cái đang có" và được định danh là "hiện tại"; trước hiện tại là quá khứ, sau hiện tại là vị lai. Tức là”

Quá khứ” là “đã sinh, đã có, đã tồn tại, đã hiện khởi”.

Vị lại” là “ chưa sinh, chua có, , chưa hiện khởi”.

Hiện tại” là “đang có, đang sinh, đang tồn tại”(1).

Để xác định samaya thuộc thời hiện tại, pāli thường diễn đạt là "tasmiṃ samaye (trong khi ấy)", như:

"Katamaṃ tasmiṃ samaye saddhindriyaṃ hoti?

Thế nào là tín quyền (saddhidriya) trong khi ấy? (2).

Thời gian có 3 như trên, theo lý duyên khởi "không biết quá khứ, không biết hiện tại, không biết vị lai” xem như đồng nghĩa với “vô minh".

Trong nghĩa ẩn dụ thì: "Không biết quá khứ là không biết nhân; không biết vị lai là không biết quả; không biết hiện tại là không biết cả nhân lẫn quả".

- Khái niệm thời gian liên quan đến thời tiết.

Như "vào mùa lạnh, vào mùa nóng, vào mùa mưa" hay: "buổi tối, buổi sáng, buổi trưa"…



- Khái niệm thời gian liên quan đến sự kiện. Như:

"Cattarome, bhikkhave, kālā. Katame cattāro?



Này chư Tỳ-khưu, có bốn thời gian. Thế nào là bốn?

-"Kālena dhammassavana, kālena dhammasākaccā, kālena sammasanā, kālena vipassanā:

"Thời giảng pháp, thời đàm luận, thời tu tập (thiền) chỉ, thời tu tập (thiền) quán…"(3).

“thời” ở đây được dùng theo nghĩa xác định.

Như trong ngày, Đức thế Tôn có 5 việc làm:

- Buổi sáng Ngài đi khất thực (pubbaṇhe piṇḍapātaṃ).

- Xế chiều thuyết pháp đến hàng cư sĩ (sāyaṇhe dhammadesanaṃ).

- Chiều tối giáo giới chư Tỳ-khưu (padose bikkhu ovādaṃ).

- Vào nửa đêm trả lới những câu hỏi của chư thiên (aṭṭharatte devapañhānaṃ).

- Gần sáng, Ngài quán xét thế gian tìm kẻ hữu duyên nên tế độ (paccūseva gote kāle bhabb’ābhabbe)(4).

Cũng vậy, chư Tỳ-khưu có thời khóa biểu trong ngày để: Giảng pháp, đàm luận pháp. Tu tập thiền chỉ, tu tập thiền quán.

- Khái niệm liên hệ đến thực trạng..

Như: "Thời gian an trú trong định (như 7 ngày nhập diệt thọ tưởng định, nhập định 2 giờ …", "thời gian tịnh cư (như Đức Thế Tôn tịnh cư ba tháng) …".

Hay "tâm đang sinh khởi", "tâm diệt đi" (thời gian ở đây chỉ cho thời sátna - khaṇakāla) …

- Khái niệm thời gian liên hệ đến việc làm.

Như "thời gian cày bừa, thời gian gieo hạt, thời gian bón phân nước…"



- Khái niệm thời gian liên hệ đến sinh lý.

Như "thời gian tắm rửa, thời gian ăn uống, thời gian nghĩ ngơi"…



- Khái niệm thời gian liên hệ đến hoạt động.

Như "thời gian đi, thời gian ngồi…"

"Asappāyakiriyā ārogyassa paripantho".

"Hành động không thích ứng (asappāyakiriyā) là chướng ngại cho vô bịnh"(1).

Ý nghĩa của Phật ngôn này là: Thời gian đi, đứng, nằm, ngồi phải cân bằng nhau, thời gian hoạt động thích ứng theo việc làm hợp lý sẽ giúp cho cơ thể ngăn trừ được bịnh.



- Khái niệm thời gian liên hệ đến giải thoát. (2)

Là thời có thể chứng đạt Đạo quả - Nípbàn. Thời này là thời nào?

Là thời có Đức Chánh giác xuất hiện trong thế gian, khi Giáo pháp của Ngài được khai mở.

Đối với bậc Thánh Thinh văn A-la-hán có hai loại thời gian liên hệ đến sự giải thoát (là chứng Nípbàn): Không đúng thời và hợp thời.



a-"Không đúng lúc, không đúng thời” (akkhaṇa asamayā) có 8 loại là:

Khi Đức Như Lai xuất hiện ở đời, thì vị ấy:

- Bị sinh vào địa ngục.

- Bị sinh vào loài thú.

- Bị sinh vào cõi ma đói (peta- ngạ quỷ).

- Bị sinh vào cõi Vô sắc.

- Sinh làm người, nhưng bên ngoài “vùng có giáo pháp của Đức Phật”, do đó không được nghe Phật pháp.

- Sinh trong vùng có Phật pháp được thuyết giảng, nhưng là người điên loạn.

- Sinh làm người không điên loạn trong vùng có Phật pháp giảng thuyết, nhưng là người không có trí bẩm sinh(3).

- Sinh làm người có trí bẩm sinh, trong vùng có Phật pháp giảng dạy, nhưng là người có “khuynh hướng tà kiến”(4).

b-"Đúng lúc, đúng thời” (khaṇa samaya) có một loại.

Là hội đủ bốn điều:

- Là người có trí bẩm sinh (tức là người tục sibnh bởi tâm quả có 3 nhân: Vô tham, vô sân và vô si).

- Được thấy, được gặp bậc chân nhân.

- Nghe được diệu pháp

- Thực hành pháp.

Có câu hỏi rằng: "Thời giác ngộ của Đức Chánh giác và Phật Độc giác là thời nào?

Đó là thời kỳ nhân loại có tuổi thọ không dưới trăm tuổi và không cao hơn 100 ngàn tuổi.

Và sự xuất hiện của Đức Chánh giác hay Độc giác cũng là samaya (thời bất định).

Hỏi: Đức Thế Tôn thuyết bài kinh Sa-môn quả vào thời điểm nào?

Đáp: Tuy không xác định chính xác thời điểm xuất hiện bài kinh "Sa-môn quả", nhưng chúng ta có thể ước lượng "vào khoảng" Đức Thế Tôn được tối thiểu là gần tròn 73 tuổi.

Vì rằng: "Vua Bimbisāra (Bình-sa) lên ngôi năm 15 tuổi, chứng quả Dự lưu lúc 31 tuổi, ngồi ngai vua được 52 năm, vua Bimbisāra kém Đức Phật 5 tuổi.

Đức vua mạng chung lúc 67 tuổi, khi ấy Đức Thế Tôn được 72 tuổi thọ.

Devadatta (Đềbàđạtđa) đã xúi giục Thái tử Ajātasattu (A-xà-thế) giết cha cướp ngôi. Sau khi lên ngôi, vua Ajātasattu trợ giúp Devadadatta (Đề-bà-đạt-đa) tiến hành những phương cách sát hại Phật, từ mờ ám đến công khai.

- Mờ ám: Như sai người ám sát Đức Phật hay chính tự thân Devadatta dùng sợi dây kéo tảng đá lớn lăn từ trên cao xuống khi Đức Phật đi kinh hành bên dưới ở núi Linh Thứu (Gijjhakūṭa)(1).

- Công khai là thả voi Nālāgiri uống rượu say để chà chết Đức Phật.

Nhưng tất cả đều bất thành.

Khi bị mất thanh danh và lợi lộc thì Devadatta yêu cầu Đức Phật chấp nhận 5 lời đề nghị của mình(2).

Đức Phật không đồng ý và Devadatta nghĩ “sẽ dùng 5 điều này để thuyết phục mọi người”.

Và Devadatta đã chia rẽ được tăng chúng, nhưng Ngài Sāriputta (Xá-lợi-phất) cùng Đức Moggallāna (Mục-kiền-liên) đã đến nơi Devadatta cư ngụ, thuyết pháp thoại giúp 250 vị Tỳ-khưu chứng quả Dự lưu. Rồi Đức Moggallāna dùng thần thông đưa chư Tăng trở về.

Khi biết được, Devadatta đã tức tối đến nổi mửa máu tươi.

Trong chín tháng, Devadatta nằm liệt giường, tâm tư đầy ăn năn hối hận. Devadatta hỏi: "Hiện giờ Đức Thế Tôn đang ở đâu?".

Khi biết rằng Đức Phật đang ngụ tại tịnh xá Jetavana, Devadatta nói:

- Hãy đem ta đến diện kiến Đức Phật.

Nhưng do nghiệp đã tạo ngăn cản, không cho Devadatta được diện kiến Đức Thế Tôn, Devadatta bị đất rút ngay cạnh hồ sen trong Tịnh xá Jetavanavihāra (Kỳ-viên tịnh xá), tái sinh vào địa ngục Avīci (Vô gián) cho hết kiếp trái đất này.

Khi Devadatta bị đất rút ở cạnh bờ hồ nơi Jetavanavihāra (Kỳ-viên tinh xá), bấy giờ vua Ajātasattu (A-xà-thế) kinh hoàng và ông nảy ra ý muốn đến sám hối với Đức Thế Tôn.

Một vài bộ Sớ giải cho rằng: "Vua Ajātasattu tịnh tín nơi Tam bảo, vào 8 năm sau cùng của Đức Phật".

Như vậy thời điểm xuất hiện bài kinh này là vào lúc Đức Phật được 73 tuổi, hoặc ít nhất là Ngài gần tròn 73 tuổi.



* “Đức Thế Tôn” (Bhagavā).

Đức Thế Tôn là một danh từ có tính kính trọng và tôn sùng, danh từ này chỉ Đức Phật. Các bậc Cổ đức có kệ ngôn rằng:

Bhagavāti vacanaṃ seṭṭhaṃ; bhagavāti vacanamuttamaṃ.

Garugāravayutto so; bhagavā tena vuccati(1).

Thế Tôn là từ cao quý; Thế Tôn là từ cao thượng.



Ngài là bậc đáng kính phục hơn cả; do đó danh từ Thế Tôn chỉ cho Ngài”.

Ngài Buddhaghosa trong bộ Visuddhi Magga (Thanh Tịnh Đạo) có trình bày chi tiêt về Hồng danh “Thế Tôn” (xin độc giả xem sách Thanh Tịnh Đạo)(2). Xin tóm lược như sau:

Có 4 loại tên: Tên chỉ cho giai đoạn một cuộc đời (āvatthikaṃ) như: “Bò tơ” (vaccha), “trâu chưa thuần” (damma), “bò kéo cày” (balivadha) …

- Tên chỉ cho một đặc điểm (liṅgika) như: Người mang gậy (daṇdī), người che dù (chattī), người búi tóc (sikhī)…

- Tên chỉ cho sự thành tựu đặc biệt (nemittikaṃ) như: Bậc Tam minh (tevijjā), bậc Lục thông (chalabhiññā)…

- Tên khởi lên do tình cờ (vacanaṭṭhaṃ) như: Người tăng sáng chói (sirivaddhaka), người tăng tài sản (dhanavaddhaka) …

Hồng danh “Đức Thế Tôn” là tên chỉ cho “sự thành tựu đặc biệt”.

Đức Sāriputta (Xá-lợi-phất) có dạy: “Hồng danh Thế Tôn xuất phát từ sự giải thoát rốt ráo của Đấng giác ngộ”(3).

Và Hồng danh này không do Hoàng hậu Māyā định đặt, không do vua Suddhodana (Tịnh Phạn) định đặt, không do 80 ngàn quyến thuộc định đặt, không do các vị Trời, Phạm thiên định đặt.

Hồng danh này xuất phát từ sự chứng ngộ quả Vô thượng chánh giác dưới cội Bồ-đề.

Gọi là Đức Thế Tôn” vì Ngài:

- Là bậc hạnh phúc (bhāgyavā).

- Là bậc có sự từ bỏ (bhaggavā).

- Là bậc liên hệ đến hạnh phúc (yutto bhagehi).

- Là bậc sở hữu những gì được phân tích (vibhattavā)

- Là bậc năng lui tới (bhattavā).

- Là bậc từ bỏ những sinh hữu (vantagamano bhāvesu).

Có Pāli như sau:

Bhāgayā bhaggavā yutto bhagehi ca vibhattavā;

Bhattavā vantagamano bhavesu bhagavā tatoti (1).

Bậc hạnh phúc, từ bỏ, liên hệ hạnh phúc và chủ phân tích.

Thường lui tới, từ bỏ các sinh hữu, gọi là Đức Thế Tôn”.

- “Ngài là bậc hạnh phúc”. Vì có được 32 đại nhân tướng nơi thân, được người trời kính trong, là bậc có danh tiếng lan rộng…

Là bậc làm chủ thế gian pháp lẫn Siêu thế gian pháp.



- “Ngài là bậc từ bỏ”. Ngài đã từ bỏ các ác pháp, từ bỏ các ác tà kiến, từ bỏ được 1500 phiền não, từ bỏ các bất thiện pháp như: Bốn điên đảo (vipallāsa), 4 ô nhiễm (āsava), 5 chướng ngại (nīvāraṇa), …. từ bỏ tham, sân, si.

Có kệ ngôn Pāli như sau:

Bhaggarāgo bhaggadoso, bhaggamoho anāsavo.

Bhaggassa pāpakā dhammā, bhagavā tena vuccati. (sđd).

“Từ bỏ khát ái, từ bỏ sân; từ bỏ si, không ô nhiễm.

Từ bỏ mọi ác pháp, nên được gọi là “Đức Thế Tôn”.



-“Ngài là bậc liên hệ đến hạnh phúc”. Ngoài những hạnh phúc thế gian như danh tiếng, lợi đắc .. Ngài còn đầy đủ sự tinh tấn, các pháp thần thông, các minh, các hạnh …

Mặt khác, những ai có liên hệ đến Ngài thường nhận được những hạnh phúc giải thoát từ nơi Ngài, như vua Suddhodana (Tịnh phạn), Hoàng Hậu Gotamī (Kiều-đàm), Hoàng hậu Yasodharā (Da-du-đà-la), Thái tử Rāhula (La-hầu-la), cùng với vô số người - trời khác.

- “Ngài là chủ những pháp được phân tích”. Như Ngài phân tích và giảng dạy các pháp thành 3 nhóm: Pháp thiện, pháp bất thiện, pháp vô ký.

Hoặc phân tích các pháp thành 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, 4 sự thật, 22 quyền, 12 duyên khởi …



- “Ngài là bậc năng lui tới”. Là Ngài thường an trú tâm trong thiền hiệp thế, trong Diệt thọ tưởng định, trong thiền Siêu thế.

Hay: Ngài thường lui tới các trú xứ để tế độ những người hữu duyên …



- “Ngài là bậc từ bỏ các sinh hữu”. Đối với 3 hữu là: Dục hữu, sắc hữu, Vô sắc hữu Ngài không còn phải sinh lại trong các hữu này.

(Âm Bha từ chữ bhava (hữu), âm ga từ chữ gamana (đi đến), âm va từ chữ vanta và va được biến cách thành ).



* Trú ở Rājagaha (Vương xá)” (Rājagahe viharati).

Trú ở”. Ngoài ý nghĩa thông thường là “những nơi được dâng cho” như Trúc Lâm Tịnh xá, Kỳ-viên Tịnh xá… Hay những vùng vô chủ như rừng, núi, cội cây…

Ngoài ra “trú ở” còn mang ý nghĩa “nương vào 4 oai nghi” (avisesena iriyāpatha), là an trú tâm vào 4 oai nghi “đi, đứng, nằm, ngồi”(2).

Hay “trú ở” là an trú tâm vào 4 phạm trú (dibbabrahma – ariya vihāresu).

Hay “trú ở” là an trú tâm vào các đề mục thiền tịnh …

* “Vương xá” (Rājagaha).

Đây là tên kinh đô của vương quốc Magadha (Ma-kiệt-đà) vùng Trung Ấn, Magadha là một trong bốn đại cường quốc trong thời Đức Phật.

Trong thời Đức Phật, Ấn độ cổ có 16 quốc độ(1), trong đó có bốn quốc độ hùng mạnh nhất, đó là:

- Xứ Kosala (Kiều-tất-la), có kinh đô là Sāvatthi (Xá-vệ), vị lãnh tụ quân trong thời Đức Phật còn tại tiền là vua Pasenadi (Ba-tư-nặc).

- Xứ Vaṅsa (còn gọi là Vaccha), có kinh đô là Kiêu-thưởng-di (Kosambi), vị lãnh tự quân là vua Udena.

- Xứ Avaṅti, có kinh đô là Ujjenī, vị lãnh tụ quân là vua Caṇḍapajjota.

- Xứ Magadha (Ma-kiệt-đà), có kinh đô là Vương-xá (Rājagaha), vị lãnh tụ quân là vua Bimbisāra (Bình-sa).

Rāja từ ngữ căn raj là "chiếu sáng".

Theo nghĩa đen Rājagaha là "nơi hội hợp chói sáng", hay “nơi hội hợp các vị vua”; nghĩa bóng là "nơi ngụ của những người đại phước" như vua Mandhātu, Bà-la-môn Mahā Govinda ...

Trong thời Bà-la-môn Govinda là vị cố vấn Đại thần cho vua Renu, Bà-la-môn Govinda đã vận động 6 vị Đại vương đến kinh thành của vua Renu, rồi Bà-la-môn Mahā Govinda theo lịnh vua Renu cắt đất phân chia 7 phần cho 7 vị Đại vương.

Do nhân đó, kinh thành vua Renu từ đó có tên là Rājagaha (Vương-xá)(2).

Trong thời Đức Phật, thành Vương xá là nơi có 5 vị trưởng giả giàu nhất Ấn độ, đứng đầu là Ngài Jotika, lần lượt đến Jātila, Mendaka, Puṇṇaka và Kākavalliya(3), đến nỗi vua Ba-tư-nặc (Pasenadi) phải xin vua Bimbisāra (Bình-sa) một vị trưởng giả về cư ngụ nơi xứ Kosala (Kiều-tất-la) của mình, và ông Dhanañjaya (cha của bà Visākhā) được vua Bình-sa cử sang xứ Kosala. Và ông Dhanañjaya đã thành lập một thị trấn trù phú là Sāketa (sđd).

Vùng đất thành Vương-xá (Rājagaha) chỉ là kinh đô khi có vua Chuyển luân hay Đức Chánh giác xuất hiện.

Sau khi Đức Phật Nípbàn được ba năm thì thành Vương-xá không còn là kinh đô xứ Magadha, kinh đô xứ Magadha (Ma-kiệt-đà) được dời về Pātaliputta (Hoa thị thành).

Về sau thành Vương-xá trở nên hoang vu (suñña) và trở thành khu rừng do Dạ-xoa (yakkha) bảo vệ.

* “Vườn xoài của lương y Jīvaka komārabhacca”..



tải về 1.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương