LUẬn giải kinh sa môn quả TẬP 1 Tỳ khưu Chánh Minh


*Không có tội ác; không có phước"



tải về 1.3 Mb.
trang6/13
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.3 Mb.
#21985
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

*Không có tội ác; không có phước"(n'atthi pāpassa āgamo; n' atthi puññassa āgamo).

Chữ Āgama là xảy ra, khởi lên.

Hậu sớ giải có giải thích: Khi một điều gì diễn tiến thì trong chuỗi tâm của người đó có một tác nhân khởi lên (là tâm sở Tư – Ns) để tạo ra kết quả, đó là āgama.

Do tuyên bố học thuyết "phi nghiệp", đã không có nghiệp thì làm sao có quả?

Nên Pūraṇa kassapa tuyên bố "không có tội ác, không có phước báu".

Đã không có "quả" thì làm sao Pūraṇa kassapa có thể giải thích "quả Sa-môn hạnh" theo câu hỏi của vua Ajātasattu.

Nên Pūraṇa kassapa trả lời với ý rằng “Thưa Đại vương, không hề có quả Sa-môn hạnh”.

Điều này đã cho thấy Pūraṇa kassapa phản đối nghiệp đồng nghĩa phản đối cả quả.

Và những ai cho rằng "có một tự ngã thường hằng", xem như phản đối cả nghiệp lẫn quả của nghiệp.

Vua Ajātasattu đã nêu ra những quả thiết thực được thấy trước mắt, nhưng Pūraṇa kassapa lại giải thích "không có quả", nên đức vua nói "hỏi về trái xoài lại trả lời về trái mít, hoặc hỏi về trái mít lại trả lời về trái xoài".



Chánh kinh.

Makkhali gosāla vādo.

(Chủ thuyết của Makkhali gosāla)

167."Ekamidāhaṃ, bhante, samayaṃ yena Makkhali gosālo tenupasaṅkamiṃ, upasaṅkamitvā Makkhalinā gosālena saddhiṃ sammodiṃ. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdiṃ.

"Bạch Thế Tôn, một thời con đến Makkhali gosāla, khi đến nơi, con nói lên những lời đón chào, chúc tụng thân hữu và xã giao với Makkhali gosāla và ngồi xuống một bên.

Ekamantaṃ nisinno kho ahaṃ, bhante, Makkhaliṃ gosālaṃ etadavocaṃ:

Sau khi ngồi xuống một bên, con nói với Makkhali gosāla:

Yathā nu kho imāni, bho Gosāla, puthusippāyatanāni … pe… sakkā nu kho, bho gosāla, evameva diṭṭhenva dhamme sandiṭṭhikaṃ sāmaññaphalaṃ paññapetu’nti?

"Cũng như các công nghệ chức nghiệp này, như điều tượng sư, điều mã sư… (giống đoạn trên) … ; chúng dâng các vật cúng dường cho Sa-môn, Bà-la-môn, sự cúng dường này có ảnh hưởng đến đời sau, liên hệ đến thiên giới, thọ hưởng phước báo an lạc, thác sanh lên cõi trời

168. "Evaṃ vutte, bhante, Makkhali gosālo maṃ etadavoca:

- Bạch Thế Tôn, khi nghe hỏi vậy, Makkhali gosāla đã nói với con:

Natthi mahārāja hetu natthi paccayo sattānaṃ saṃkilesāya, ahetū apaccayā sattā saṃkilissanti.



Này Ðại vương, không có nhân, không có duyên, các loài hữu tình bị nhiễm ô; vô nhân, vô duyên, các loài hữu tình bị nhiễm ô.

Natthi hetu, natthi paccayo sattānaṃ visuddhiyā, ahetū apaccayā sattā visujjhanti.



Không có nhân, không có duyên, các loài hữu tình được thanh tịnh; vô nhân, vô duyên, các loài hữu tình được thanh tịnh.

Natthi attakāre, natthi parakāre, natthi purisakāre, natthi balaṃ, natthi vīriyaṃ, natthi purisathāmo, natthi purisaparakkamo.



Không có tự mình làm, không có người khác trợ giúp, không có người làm, không có lực, không có tinh tấn, không có nhân lực, không có sự cố gắng của người.

Sabbe sattā sabbe pāṇā sabbe bhūtā sabbe jīvā avasā abalā avīriyā.



Tất cả loài hữu tình, tất cả sinh vật, tất cả sinh loại, tất cả sinh mạng đều không tự tại, không lực, không tinh tấn.

Niyatisaṅgatibhāvapariṇatā chasve vābhijātīsu sukhadukkhaṃ paṭisaṃvedenti.



Chúng bị dắt dẫn, chi phối bởi định mệnh, bởi điều kiện bộ loại của chúng, bởi thực tính của chúng; chúng hưởng thọ khổ lạc, y theo sáu loại thác sanh của chúng.

Cuddasa kho panimāni yonipamukhasatasahassāni saṭṭhiñ ca satāni cha ca.



Có một triệu bốn trăm ngàn chủng loại, có một trăm ngàn loại thai sanh chủ yếu, và có sáu ngàn sáu trăm loại khác.

Satāni pañca ca kammuno satāni pañca ca kammāni tīṇi ca kammāni kamme ca aḍḍhakamme ca.



Có năm trăm loại nghiệp và có năm nghiệp (theo năm căn), lại có ba nghiệp (về thân, khẩu, ý) lại có toàn nghiệp (thân và khẩu) và bán nghiệp (ý),

Dvaṭṭhipaṭipadā dvaṭṭhantarakappā chaḷābhijātiyo.



Có sáu mươi hai đạo, sáu mươi hai trung kiếp, sáu giai cấp.

Aṭṭha purisabhūmiyo ekūnapaññāsa ājīvakasate ekūnapaññāsa paribbāja kasate ekūnapaññāsa nāgā vāsasate.



Tám nhân địa, bốn ngàn chín trăm sanh nghiệp, bốn ngàn chín trăm kẻ du hành, bốn ngàn chín trăm chỗ ở của loài nāga(1).

Vīse indriyasate tiṃse nirayasate chattiṃsa rajodhātuyo satta saññīgabbhā satta asaññīgabbhā satta nigaṇṭhigabbhā satta devā satta mānussā satta pisācā satta sarā satta pavuṭā satta pavuṭasatāni satta papātā satta papātasatāni satta supinā satta pavuṭasatāni satta papātā satta papātasatāni satta supinā satta supinasatāni .



Hai nghìn căn, ba nghìn cảnh địa ngục, ba mươi sáu trần giới, bảy tưởng thai, bảy vô tưởng thai, bảy tiết thai (sanh từ đốt), bảy loài thiên, bảy loài người, bảy loài quỷ, bảy hồ nước, bảy pavutas (rừng hay hồ nhỏ) bảy trăm pavutas bảy vực thẳm, bảy trăm papatas (vực thẳm), bảy mộng, bảy trăm mộng

Cullāsīti mahā kappino satasahassāni, yāni bāle ca paṇḍite ca sandhāvitvā saṃsaritvā dukkhassantaṃ karissanti.



Có tám trăm bốn mươi vạn đại kiếp, trong thời gian ấy kẻ ngu và người hiền sau khi lưu chuyển luân hồi sẽ trừ tận khổ đau.

Tattha natthi 'imināhaṃ sīlena vā vatena vā tappena vā brahmacariyena vā apari pakkaṃ vā kammaṃ paripācessāmi, paripakkaṃ vā kammaṃ phussa phussa byantiṃ karissāmi' ti hevaṃ.



Không có lời nguyện: với giới hạnh này, với kỷ luật này, với khổ hạnh này hay với phạm hạnh này, tôi sẽ làm cho chín muồi những nghiệp chưa được thuần thục, hoặc trừ diệt những nghiệp đã thuần thục bởi những nhẫn thọ liên tục.

Natthi doṇamite sukhadukkhe pariyantakate saṃsāre, natthi hāyanavaḍḍhane, natthi ukkaṃsāvakaṃse.



Không thể đo lường khổ và lạc với những vật đo lường, trong khi luân hồi không có giảm tăng, không có thặng dư, thiếu thốn.

Seyyathāpi nāma suttaguḷe khitte nibbeṭhiya mānameva paleti, evameva bāle ca paṇḍete ca sandhāvitvā saṃsaritvā dukkhassantam. Karissantī'ti".



Ví như một cuộn chỉ được tung ra sẽ được kéo dài đến mức độ nào đó. Cũng như vậy, kẻ ngu và người hiền sau khi lưu chuyển luân hồi sẽ trừ tận khổ đau".

169. "Itthaṃ kho me, bhante, Makkhali gosālo sandiṭṭhikaṃ sāmaññaphalaṃ puṭṭho samāno saṃsārasuddhiṃ byākāsi …..

- Bạch Thế Tôn, khi được con hỏi kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, Makkhali gosāla đã trả lời với thuyết luân hồi tịnh hóa ...

Giải.

* Không có nhân, không có duyên" (natthi hetu, natthi paccaya).

Makkhali gosāliđã bác bỏ sự thật. Vì rằng chúng sinh thanh tịnh do có nhân có duyên, chúng sinh bị nhiễm ô cũng do có nhân, có duyên, đó là điều thực tế.

Sở dĩ Makkhali gosāla bác bỏ nhân duyên vì ông tin vào “thuyết luân hồi tịnh hóa”.

Thuyết luân hồi tịnh hóa” của Makkhali gosāla chủ trương là “sự vận hành tự nhiên” , không do ai sắp xếp cả. Vì thế ông cho rằng:



* Không có tự mình làm" (natthi attakāra).

Trong thực tế, bất kỳ ai cũng nhận thấy “chính ta tạo ra những dụng cụ hữu ích trong nông nghiệp cũng như công nghiệp”, những dụng cụ ấy không thể “tự nhiên có”.

Chúng sinh tự tạo nghiệp ác, phải rơi vào khổ cảnh, chúng sinh tự tạo nghiệp lành được sinh làm chư thiên, Ma vương, Phạm thiên.

Cũng nhờ những hạnh lành nên chúng sinh ấy được giác ngộ, trở thành Phật Toàn giác, Phật Độc Giác hay Thánh thinh văn.

Nhưng Makkhali gosāla phản đối điều này, ông cho rằng chẳng có ai tạo nghiệp cả, đã không ai tạo nghiệp thì chẳng có ai thọ lãnh quả chi cả, “hạnh phúc hay đau khổ “là sự vận hành tự nhiên”, như nước chảy ngang qua vùng nóng thì nước nóng, chảy qua vùng lạnh thì lạnh.

* Không có người khác trợ giúp (nathi parakāra).

Người khác trợ giúp”; là do tác động của người khác mà có.

Như chư Thánh thinh văn nhờ nghe pháp, rồi thực hành theo pháp dẫn đến giải thoát mọi ô nhiễm.

Hoặc phàm nhân nhờ nghe pháp, thực hành pháp tuy chưa được giải thoát nhưng nhờ đó mà sinh thiên, sinh lên nhàn cảnh …

"Người khác trợ giúp” xem như là duyên trợ giúp cho “tự mình làm".

* Do người khác trợ giúp (atthi parakāra).

Điều này có cho tất cả mọi người, chỉ trừ Bồ-tát Chánh giác và Bồ-tát Độc giác khi chứng ngộ pháp siêu thế .Vì hai bậc này "không thầy chỉ dạy.

Hậu sớ giải có giải thích: "Bồ-tát Chánh giác và Bồ-tát Độc giác không có người khác trợ giúp", là nói đến sự chứng đạt pháp Siêu thế của các Ngài.

Nhưng ở các pháp thế tục thì các Ngài vẫn có “người trợ giúp”, như Bồ-tát Siddhattha (Sĩ-đạt-ta) đắc ngũ thông cùng các tầng thiền hiệp thế như Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ là do học tập từ hai vị thầy Alāra kālāma và Uddaka rāmaputta(1).

Makkkhali gosāla bác bỏ "người khác làm hay người khác trợ giúp", xem như Makkhali gosāla bác bỏ sự chứng đạt đạo quả Siêu thế của các Thánh thinh văn, nhất là phản đối bài kinh Chuyển pháp luân của Đức Phật.

"Kinh Chuyển pháp luân" là một bài pháp Đức Phật giải thích về sự tương quan của nghiệp và quả; đồng thời đưa ra con đường diệt nghiệp tham ái để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

* Không có người làm" (natthi purisakāra).



Makkhali gosāla bác bỏ "người làm", nghĩa là ông cho rằng "chúng sinh không thể giải thoát được, như sợi chỉ không thể thoát ra cuộn chỉ khi chưa hết chỉ.

Cũng vậy, khi chưa đến thời kỳ thì chẳng một ai có thể giải thoát được.



* Không có lực (natthi balanṃ), không có tinh tấn (natthi viriyaṃ), không có nhân lực (natthi purisathāmo), không có sự cố gắng của người ( natthi purisaparakkamo).

Makkhali gosāla cho rằng "chúng sinh không thể tự tạo sức mạnh cho chính mình", "không thể có tinh tấn để dẫn đến thành công".

Các khái niệm “không có lực”, “không có tinh tấn”, “không có nhân lực”, “không có người tinh tấn” đồng nghĩa với “không có người làm” (natthi puggalakāra).

Những khái niệm này được kể riêng lẻ để bác bỏ luận điểm "điều này có được là do có sức mạnh, do có tinh tấn, do người có sức mạnh, do người có sự tinh tấn".

* " Tất cả loài hữu tình” (sabbe sattā).

Sabbesattāti oṭṭhagoṇagadrabhādayo anavasese pariggaṇhāti (At):

(Theo Makkhali gosāla): “Tất cả hữu tình” là gồm tất cả chúng sinh có tình cảm, không loại trừ chúng sinh nào, như Lạc đà, bò, lừa …

* Tất cả sinh vật (sabbe pānā).



Sabbepāāti ekindriyo pāṇo, dvindriyo pāṇoti (At).

(Theo Makkhali) “tất cả sinh vật” là đề cập đến chúng sinh có một quyền, chúng sinh có hai quyền(2).

* Tất cả sinh loại" (sabbe bhūtā).

Sabbebhūtāti aṇḍakosavatthikosesu bhūte sandhāya vadatisabbe jīvā avasā abalā avīriyā (At).

Tất cả sinh loại là đề cập đến những chúng sinh hình thành trong trứng hay trong thai bào.

* “Tất cả sinh mạng” (sabbe jīvā).

Sabbe jīvati sāliyavagodhumādayo sandhāya vadati. Tesu hi so virūhanabhāvena jīvasaññī (At).

Tất cả sinh mạng” là đề cập đến lúa, lúa mạch, lúa mì … vì chúng mọc từ dưới đất. Makkhali cho rằng chúng có linh hồn (jīvasaññī).



* “Chúng bị dẫn dắt, chi phối bởi định mệnh (niyati), bởi điều kiện bộ loại (saṅgati)của chúng, bởi cá tánh (bhāva) của chúng”.

Bộ Anuṭīkā (Tiếptheo Hậu sớ giải), có giải thích:

Niyati (định mệnh) là sự tiền định (niyamanā), sự cố định của việc tái sinh và nơi tái sinh, của các tầng lớp xã hội: nô lệ hay chủ nhân …

Theo Makkhali gosāla: Định mệnh được xác định bởi chuỗi trật tự cần thiết của các sự kiện, giống như những hạt ngọc xỏ xâu trên sợi dây, sợ dây này không thể đứt nên các viên ngọc luôn cố định theo trật tự của chúng.

Nghĩa là, “định mệnh là chủ nhân”, tất phải là chủ nhân, không thể thay đổi; “định mệnh là nô lệ”, tất phải là nô lệ, không thể thay đổi được.

Và định mệnh này luôn mãi mãi là như vậy, tức là kiếp này là chủ nhân thì những kiếp kế kế vẫn là chủ nhân, kiếp này là nô lệ thì những kiếp kế kế vẫn là nô lệ, như cây mè dù trải qua bao nhiêu đời vẫn là cây mè, không thể chuyển thành cây bắp được …



* "Bộ loại" (saṅgati).

Saṅgatīti chananaṃ abhijātīnaṃ tattha tattha gamanaṃ (At).



Ở đây chỉ cho sáu sinh loại, gọi là bộ loại ".

* "Thực tính” (bhāva). "Bhāvoti sabhāvoyena (At).

Thực tính là có bản chất (1).

Hậu sớ giải có giải thích: Makkhali gosāla cho rằng "toàn bộ thế giới vận hành tự nhiên theo nhiều cách. Nó vận hành theo thực tính riêng của nó.

Do vậy “không có nhân, không có duyên” chi cả.

Như sự sắc bén của gai, sự tròn của táo và các hình dạng khác nhau của loài thú, chim chóc …. .

Bản Sớ giải nêu ra: Với bộ ba “định mệnh” (niyati), “bộ loại" (saṅgati), “thực tính” (bhāvo), Makkhali gosāla “gỉải thích": Các loài có sự sai khác nhau, có vận hành khác nhau là do tùy thuộc vào bộ ba ấy.

“cái gì tồn tại thì tồn tại, cái gì không tồn tại sẽ không tồn tại”.



* “Có một triệu bốn trăm ngàn chủng loại, có một trăm ngàn loại thai sanh chủ yếu, và có sáu ngàn sáu trăm loại khác”.

Đoạn kinh văn trên được, bản Sớ giải có giải thích như sau:

Trong các chủng loại, thì thai sinh là chủ yếu, thai sinh có 100.000 chủng loại, trong số 100.000 chủng loại thai sinh thì nhân loại là cao cấp nhất, kế đến là các loài thai sinh khác như: Cọp, beo, bò, lừa …

Ngoài 100. 000 chủng loại thai sinh, có 1.400.000 loại khác, lại có thêm 6.600 chủng loại pha tạp.



* "Năm trăm loại nghiệp": Theo bản Sớ giải: Makkhali gosāla đưa ra con số 500 loại nghiệp, nhưng đó chỉ là "do nghĩ ra".

Tương tự như vậy với 5 loại nghiệp, ba loại nghiệp.

Nhưng một số người nói rằng: “Makkhali gosāla nói về năm loại nghiệp là y cứ theo năm giác quan, 3 loại nghiệp là nói về thân, ngữ, ý".

* "Toàn nghiệp và bán nghiệp": Theo chủ thuyết của Makkhali gosāla "thân nghiệp, khẩu nghiệp " là toàn nghiệp”, ý nghiệp là “bán nghiệp”.

Sở dĩ Makkhali gosāla cho thân nghiệp, ngữ nghiệp là toàn nghiệp, vì là rõ ràng. Còn ý nghiệp là bán nghiệp, vì có tính mơ hồ, không rõ rệt(1).



* "Sáu mươi hai đạo". Không biết rõ nguồn gốc.

* "Sáu mươi hai trung kiếp (antarakappā)": Một đại kiếp (mahākappa) có 64 trung kiếp, nhưng Makkhali gosāla bỏ đi 2 trung kiếp.

Sáu hạng người” (cha abhijātiyo).



Makkhali gosāla tuyên bố có sáu hạng người: Đen, xanh, đỏ, vàng, trắng và rất trắng(2).

1- Hạng đen (kaṇdābhijāti). Là đồ tể, thợ săn, ngư dân, kẻ cướp, đao phủ, kẻ gác ngục và những người làm việc ác khác.

2- Hạng xanh (nīlābhijāti). Là các vị Tỳ-khưu.

"Tỳkhưu", ở đây chỉ cho các Tỳ-khưu trong Phật giáo.



Makkhali gosāla nói: "Họ ăn những gai nhọn ném vào trong tứ vật dụng", vì Makkhali cho rằng các Tỳ-khưu thọ tứ vật dụng với sự mong cầu.

Vì sao Makkhali gosāla lại nói như vậy? Vì Makkhali gosāla thấy các vị Tỳ-khưu thọ các vật dụng tốt nhất.

Theo quan điểm của Makkhali gosāla "đó là lợi dưỡng", nên khi các vị Tỳ-khưu thọ các vật dụng có được một cách chân chánh thì Makkhali gosāla nói: "họ ăn những gai nhọn ném vào trong các vật dụng", vì điều này trái ngược với tín ngưỡng của “phái lõa thể”(Ājīvaka).

3- Hạng đỏ (lohitābhijāti). Là các Nigaṇṭha nhất y (Jaina), vì các vị ấy trong sạch hơn hai hạng trước.

Họ trong sạch vì họ hành theo các việc như ăn kiêng, không tắm ...

4- Hạng vàng (haliddābhijāti). Là tín đồ gia chủ của những tu sĩ lõa thể, Makkhali gosāla cho những những tín đồ này thậm chí còn cao hơn các Nigaṇṭha nhất y.

5- Hạng trắng (sukkābhījati). Gồm những du sĩ lõa thể (ājīvaka) cả nam lẫn nữ, Makkhali gosāla cho rằng họ trong sạch hơn bốn hạng trước.

6-Hạng cực trắng (paramasukkābhijāti). Là Nanda Vaccha, Kisa SaṅkiccaMakkhali gosāla vì họ trong sạch hơn tất cả.

(Nanda vaccha, Kisa saṅkicca và Makkhali gosāla được xem như là những vị tổ sư của giáo phái Ājīvaka).

* "Tám nhân địa (aṭṭha purisabhūmiyo)".

Chữ bhūmi xuất phát từ căn bhū nghĩa là nổi lên, bhūmiyo ở đây chỉ cho "thời nổi bật".



Makkhali gosāla tuyên bố rằng có tám thời kỳ (bhūmi) trong cuộc sống của con người. Bản Sớ giải nêu ra như vầy:

(Theo Makkhali gosāla), "tám thời kỳ của con người " : Thời ngu tối, thời vui chơi, thời tập đi, thời đứng thẳng, thời học tập, thời Sa-môn, thời chinh phục, thời lụn tàn.

1- Thời ngu tối (mandabhūmi). Giai đoạn này diễn ra trong 7 ngày kể cả ngày sinh ra. Sau khi ra khỏi bụng mẹ, chúng sinh này còn mê tối, ngu muội.

Bản Sớ giải có ghi:

"Tattha jātidivasato paṭṭhāya sattadiva se sambhādhaṭṭhānato nikkhantattā sattā mandā honti momūhā, ayaṃ mandabhūmīti:

"Kể từ sinh ra đến ngày thứ 7 (1), bị chướng ngại do chỗ trú vì ra ngoài (là chưa hòa nhập trọn vẹn với môi trường mới – Ns), chúng sinh này "đần độn (manda), mê tối (momūhā)", đây là thời kỳ "ngu tối".

2- Thời vui chơi (khiḍḍābhūmi). Những chúng sinh từ khổ cảnh sinh trở lại thường hay khóc, la hét. Chúng sinh từ cảnh giới an vui tái sinh trở lại thường vui cười.

3- Thời tập đi (padavīmaṃsabhūmi). Đây là giai đoạn đứa bé nắm tay hay chân cha mẹ, hoặc giường, ghế… để tập đi.

4- Thời đứng thẳng (ujugatabhūmi). Đây là giai đoạn có thể đi được bằng chính đôi chân của mình.

5- Thời học tập (sekkhabhūmi). Đây là giai đoạn học tập nghiệp nghệ.

6- Thời Sa-môn (samaṇabhūmi). Đây là thời gian rời gia đình, thọ giới để tu tập, như một du sĩ. Sớ giải nêu dẫn:

7-Thời chinh phục (jinabhūmi). Là thời kỳ trí tuệ sung mãn, cùng cộng tác với thầy.

8- Thời lụn tàn (pannabhūmi). Là thời cuối cuộc đời, thời kỳ không còn hy vọng gì được nữa. Bản Sớ giải có giải thích:

"Bhikkhu ca pannako jino na kiñci āhāti evaṃ alābhiṃ samaṇaṃ panabhūmīti vadati:



"Tỳ-khưu (là) người rớt xuống (pannako), là người chinh phục (jino) không còn mang lại bất cứ điều gì (na kñnci), như vị Sa-môn tổn hại, đây là "thời lụn tàn".

Hậu sớ giải giải thích: Những từ "Tỳ-khưu", "người lụn tàn (pannako)" được dùng trong chủ thuyết của Makkhali Gosāla là:

"Tỳ-khưu" là người đi lang thang để khất thực.

"Người lụn tàn" là người cố chống lại "lụn tàn (paṭipannaka)".

Ngoài ra, "người chinh phục ngã gục” (pannako jino). Là người chinh phuc (jino) đã già nua (jiṇṇa), không còn sức sống vì tuổi tác, hay là người bị chướng ngại trong pháp hành của họ.

Người ta cho rằng "người như vậy thì không thể nói gì về học thuyết cũng như phương pháp thực hành của mình". Vì vậy, vị ấy "im lặng".

Người khác lại giải thích thêm "người gục ngã” (pannako) là người im lặng, ngay cả khi họ bị lăng nhục, bị gọi là lạc đà ... vẫn không đáp trả, chỉ nhẫn nại chịu đựng.

"Sa-môn tổn hại". Là vị ấy "không thành tựu” (alābhi) ước nguyện qua sự thực hành khổ hạnh, là hạng người tự làm khổ mình như sống lõa thể, không nhận vật thực mang đến (2). Do đó, bị kiệt sức bởi đói khát, trở nên yếu đuối, cuối cùng gục ngã.

Đây được gọi là "người lụn tàn” (pannako).

* “Ba mươi sáu trần giới" (chattiṃsa rajodhātuyo).

"Rajodhātuyo: Nơi thải ra bụi". Bản Sớ giải giải thích:

"Rajodhātuyoti raja-okiraṇaṭṭhānāni, hatthapiṭṭhipādapiṭṭhādīni sandhāya vadati:

"Nơi thải ra bụi, những nơi như lưng tay, lưng chân cùng những nơi liên hệ với bụi. Đây là "trần giới (rajodhātuyo)"(1).

* "Bảy tưởng thai” (satta saññīgabbhā).

Makkhali gosāla đề cập đến: Lạc đà, bò, lừa, dê, ngựa, hưu và trâu.

* "Bảy vô tưởng thai (satta asaññīgabbhā).

Makkhali gosāla đề cập đến lúa gạo, lúa mạch, lúa mỳ, kê, đậu và những gì liên hệ đến bột (kudrūsaka).

Đó là những gì sinh ra từ đất, có thể tán nhuyễn thành bột để làm thực phẩm.

* "Bảy tiết thai” (satta nigaṇṭhigabbhā).

Makkhali gosāla đề cập đến cây sinh ra từ đốt hay những loại cây có đốt như: mía, tre, sậy... Bản Sớ giải có ghi:

"Nigaṇṭhigabbhāti gaṇṭhimhi jāta gabbhā, ucchuveḷunaḷādayo sandhāya vadati.

* "Bảy loài thiên".

Có nhiều loại chư thiên nhưng Makkhali gosāla nói có bảy. Cũng vậy, loài người có nhiều (2) nhưng vị ấy nói có bảy.



"Bảy loài quỷ (pisācā)". Có nhiều loại quỷ nhưng vị ấy nói có bảy.

"Bảy hồ nước". Makkhali gosāla đề cập đến hồ Kaṇṇamuṇḍa, hồ Rathakāra, hồ Anotatta, hồ Sīhappapāta, hồ Chaddanta, hồ Mandākiṇī và hồ Kuṇāladaha.

* "Tám trăm bốn mươi vạn đại kiếp (84 x 10o x 1ooo = 8.400.000)".

Bản Sớ giải giải thích: Makkhali gosāla mô tả khoảng thời gian của một đại kiếp như thời gian làm cạn hồ nước lớn bằng 7 đại hồ ở trên.

Cứ một trăm năm, người ta dùng một cọng cỏ kusa nhúng vào hồ nước một lần, rồi rảy đi, khi nước trong hồ cạn hết, đó là một đại kiếp (mahākapā).

Makkhali gosāla còn quả quyết: Khi trải qua 8.400.000 đại kiếp, kẻ ngu hay người hiền sẽ tận khổ đau.

Người hiền không thể tự trong sạch trước quãng thời gian này và kẻ ngu không còn kiếp sau, khi trải qua 8.400.000 đại kiếp.



Hậu sớ giải có giải thích thêm. Theo Makkhali gosāla, đó là quãng thời gian hạn định để lưu chuyển trong luân hồi (saṃsāra) của con người, thì tại sao người ngu không thể giải thoát được. Ví như cuộn chỉ đã hết chỉ.

* “Với giới hạnh này” (sīlenā). Bản Sớ giải giải thích.

"Sīlenati acelakasīlena vā aññena vā yena kenaci:



Là giới của tu sĩ lõa thể, hay những giới khác hoặc những điều (tập tục) khác.

* "Lời nguyện". Cũng hiểu như "giới hạnh".

* "Với kỷ luật này” (vatenā).

Vatenāti tādiseneva vatena (At):



Là không được thực hành vượt qua điều đã thọ trì .

* “Với khổ hạnh này” (tapenā).

"Tapenāti tapokammena (At): Là thực hành khổ hạnh".

Bản Sớ giải có giải thích: "Với lời nguyện này, với giới hạnh này, với kỷ luật này, với khổ hạnh này", đó là “người thánh thiện".

Trước tiên người này làm "trong sạch tâm" bằng những điều nêu trên, để "làm chín muồi những nghiệp chưa được thuần thục" hay "trừ diệt những nghiệp đã thuần thục khi nó đến".

Nhưng Makkhali gosāla bác bỏ sự kiện ấy, ông nói "không thể có như vậy", tức là dù cho có giữ giới … cũng không trừ diệt các nghiệp để "thanh tịnh hóa tâm".

Makkhali gosāla cho rằng "không thể đo lường khổ và lạc với những vật đo lường". Vì khổ lạc là vô hình nên không thể đo lường được.



* “Trong khi luân hồi không có giảm tăng, không có thặng dư, thiếu thốn".

Là thời gian luân hồi không có giảm cho người "gọi là hiền ", cũng không tăng cho người "gọi là ngu".

Vì thời gian luân hồi vừa đủ, không dư cũng không thiếu, ví như sợi chỉ có độ dài nhất định.

Chánh kinh.

Ajita kesakampala vādo.

(Chủ thuyết của Ajita kesakambala).

170 …. 171. Evaṃ vutte, bhante, Ajito kesakambalo maṃ etadavoca:

Bạch Thế Tôn, khi được hỏi vậy, Ajita kesakambala đã nói với con:

N'atthi mahārāja dinnaṃ, n'atthi yiṭṭhaṃ, n'atthi hutaṃ, n'atthi sukatadukkatānaṃ kammānaṃ phalaṃ vipāko.

Này Ðại vương, không có bố thí, không có lễ hy sinh, không có tế tự, không có quả dị thục các nghiệp thiện ác.

N'atthi ayaṃ loko, n'atthi paro loko, n'atthi mātā, n'atthi pitā, n'athi sattā opapātikā.



Không có đời này, không có đời khác, không có mẹ, không có cha, không có chúng sinh hóa sanh.

N'atthi loke samaṇabrāhmaṇā sammaggatā sammāpaṭipannā, ye imañca lokaṃ parañca lokaṃ sayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedenti katvā pavedenti.



Ở đời không có những vị Sa-môn, những vị Bà-la-môn chánh hướng, chánh hạnh, đã tự mình chứng tri giác ngộ đời này đời khác và truyền dạy lại.

Cātumahābhūtiko ayaṃ puriso, yadā kālaṅkaroti, pathavī pathāvikāyaṃ anupeti anupagacchati.



Con người này do bốn đại hợp thành, khi mệnh chung, địa đại trở về trả lại cho địa giới,

āpo āpokāyaṃ anupeti anupagacchati, thủy đại trở về trả lại cho thủy giới,

tejo tejokāyaṃ anupeti anupagacchati, hỏa đại trở về trả lại cho hỏa giới,

vāyo vāyokāyaṃ anupeti anupagacchati, phong đại trở về trả lại cho phong giới,

ākāsaṃ indriyāni saṅkamanti, các quyền nhập vào hư không.

Āsandipañcamā purisā mataṃ adāya gacchanti, yāva āḷāhanā padāni paññāyanti, kāpotakāni aṭṭhīni bhavanti, bhassantā āhutiyo.



Bốn người gánh quan tài với người nằm trong quan tài là năm, gánh người chết mang đến nghĩa trang, thốt ra những lời tán tụng, các xương trắng như màu bồ câu và những vật cúng dường trở thành tro bụi.

Dattupaññattaṃ yadidaṃ dānaṃ. Tesaṃ tucchaṃ musā vilāpo ye keci atthikavādaṃ vadanti.



Chỉ có người ngu mới tán dương sự bố thí. Lời nói của chúng trống không, giả dối, khi chúng chấp thuyết có sự sống.

Bāle ca paṇḍite ca kāyassa bhedā ucchijjanti vinassanti, na honti paraṃ maraṇā'ti".



Kẻ ngu cũng như người hiền, sau khi thân hoại mạng chung sẽ đoạn diệt, tiêu thất, không còn tồn tại sau khi chết".

172. "Itthaṃ kho me, bhante, Ajito kesakambalo sandiṭṭhikaṃ sāmaññaphalaṃ puṭṭho samāno ucchedaṃ byākāsi…

Bạch Thế Tôn, khi được con hỏi kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, Ajita kesakambāli đã trả lời với thuyết đoạn diệt ….

Giải:

* "Không có bố thí” (natthi dinnan).

Natthi dinnanti dinnaphalābhavaṃ sadhāya vadati” (At):

Không có bố thí”là nói rằng “không có quả liên hệ đến bố thí”.

Ajita kesakambala cho rằng “không có (abhāva) quả của hành động bố thí, liên hệ đến bố thí” , nên “không có bố thí”.

* "Không có lễ hy sinh” (natthi yiṭṭhaṃ).

"Yiṭṭhaṃ vuccati mahāyāgo (At):

Sự hy sinh lớn, gọi là "đại tế đàn”.

Không có lễ hy sinh” là không có đại tế đàn, trong đó phải hy sinh nhiều sinh vật.

* "Không có tế tự” (natthi hutaṃ)

"Hutanti paheṇakasakkāro adhippeto (At):

Ước muốn làm tôn vinh cho người nào bằng lễ vật, gọi là "tế tự".

Ajita kesakambalavới chủ trương "không có kết quả", vì thế với những đại tế đàn, những lễ tế tự không hề mang lại kết quả chi cả, nên cho rằng "không có tế đàn, không có tế tự".



* "Không có đời này” (natthi ayaṃ loko).

"Natthi ayaṃ lokoti paraloke ṭhitassa ayaṃ loko natthi (At):

Không có đời này là "đời trước đứng yên, ( nên) không có đời này".

Ajita kesakambala cho rằng: "Người đời trước có thì chính đời này người ấy không có".

Nghĩa là “đời trước chết là hết”.



* "Không có đời khác” (natthi paro loko).

"Natthi para lokoti idha loke ṭhitassāpi paro loko natthi, sabbe tattha tattheva ucchijjantīti dasseti (At):

"Không có đời khác”"đời này bất động, nên không có đời sau", tất cả thấy hoại diệt tại chính chỗ ở của chúng".

Ajita kesakambala cho rằng “người đang có trong đời này, sau khi chết là hết, nên không có đời sau. Tất cả đều thấy diệt mất chính nơi chúng ở”.

Hậu sớ giải giải thích: "Với người sống đời trước, sau khi chết là hết. Với người đang sống, sau khi chết là hết”.

Tức là Ajita kesamabala phủ nhận sự tồn tại của chúng sinh do nghiệp".

* "Tất cả thấy diệt mất tại chính nơi chúng ở".

Bất kỳ ở hình thức tồn tại nào, mà chúng đang có thì chúng bị hủy diệt tại chính hình thức ấy.

Như là người thì chính hình thức người bị hủy diệt, nếu là voi, ngựa … thì bị hủy diệt với hình thức voi, ngựa …

* "Không có mẹ, không có cha” (natthi mātā natthi pitā).

Vì chủ trương đoạn diệt nên Ajita kesakambala cho rằng "sự cúng dường, cung kỉnh, phục vụ … đến cha mẹ không mang lại quả phúc.

Sự bất hiếu, hành xử bất kính… với cha mẹ cũng không quả khổ".

Xét cho cùng cũng như "không có mẹ, không có cha".



* "Không có chúng sinh hóa sanh” (n'atthi sattā opapātikā).

"N 'atthi sattā opapātikāti cavitvā upapajjanakā sattā nāma natthīti vadati (At):



"Chúng sinh chết rồi xuất hiện trở lại, điều này không có, gọi là "không có chúng sinh hóa sinh".

Ajita kesakambala cho rằng "không có ai chết rồi xuất hiện trở lại (bằng cách hoá sanh)".

Hậu sớ giải giải thích: Ajita kesakambala cho rằng: Sự tăng trưởng (số lượng) nhân loại là do chúng sinh khác từ cõi khác tái sinh lại, điều này là hão huyền.

Những chúng sinh ấy không tái sinh về cõi người sau khi vừa chết đi.



* "Đất trở về với đất".

Là những thành phần thuộc về đất như xương, thịt, gân, da… trở về với đất ở bên ngoài.

Các yếu tố khác là: Nước, gió, lửa cũng tương tự.

Nước trong thân như: Mật, đàm, mủ, máu…

Gió trong thân như gió thổi từ dưới lên, gió thổi từ trên xuống …

Lửa trong thân như: Lửa làm chín vật thực, lửa làm nóng sốt, lửa làm ấm cơ thể…

Hậu sớ giải giải thích: Ajita cho rằng: Đất trong thân là thành phần của đất bên ngoài, như đất chứa trong bình.

Khi chiếc bình bể thì chất đất trong bình tuôn ra, hòa nhập vào đất bên ngoài, không còn phân biệt được "đây là đất trong bình, đây là đất ngoài bình", nên gọi “đất trở về với đất”.



"Các yếu tố khác tương tự". Như nước lấy từ đại dương rộng lớn lên đám mây. Khi trở thành mưa thì trở về với đại dương.

Như ánh chớp (lửa) rực rỡ là từ ánh sáng mặt trời mà có, ánh chớp ấy cũng trở về với thái dương.

Như cơn gió mạnh tách ra khỏi tầng khí quyển, rồi cũng phải trở về với khí quyển.

Nước, lửa, gió trong thân cũng như vậy, con người sau khi chết chúng lại trở về nguồn cội của chúng.

Đây là "nguồn gốc" của chủ thuyết Ajita kesakambala.

* "Các quyền nhập vào hư không” (ākāsaṃ indriyāni saṅkamanti).

"Indriyānīti manacchaṭṭhāni indriyāni ākāsaṃ pakkhandanti (At):



Quyền là sáu quyền(1) gồm có cả ý, những quyền này nhập vào hư không".

* Những vật cúng dường trở thành tro bụi"

Nghĩa là: "Những vật thí, vật tế lễ… đều trở thành tro bụi. Vì chúng không còn tồn tại để cho quả".

* " Chỉ có kẻ ngu mới tán tụng sự thí".



tải về 1.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương