LUẬn giải kinh sa môn quả TẬP 1 Tỳ khưu Chánh Minh



tải về 1.3 Mb.
trang10/13
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.3 Mb.
#21985
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13
isi cũng chỉ cho bậc xuất gia), đã chuyển đổi giòng thấp kém trở thành tổ phụ một dòng Bà-la-môn.

Nghĩa là “có một số dòng Bà-la-môn lại xuất phát từ Sa-môn hạnh”.

D0 đó, Đức Thế Tôn nêu từ “Sa-môn” trước từ “Bà-la-môn”.

* “Luôn cả chư thiên nhân loại” (sadevamanussaṃ).

Chư thiên” (deva). Chư thiên có ba hạng:

- Giả định chư thiên (sammuttideva). Như Đức vua, Hoàng hậu, quan đại thần …

- Chư thiên do sinh ra (upapatti deva). Là những chư thiên do phước sinh lên.

- Chư thiên thanh tịnh (visuddhi deva). Là những chư thiên trong sạch, như các bậc A-la-hán chẳng hạn.

Chư thiên” ở đây chỉ cho “giả định chư thiên”, là những người “có quyền lực”.



* “Nhân loại". Là những gì thuộc về nhân loại, luôn cả “con đường dẫn đến cõi người”.

Luôn cả chư thiên và nhân loại".

Đức thế Tôn chỉ ra “những người có quyền lực như Vua, quan ...” và những người không có quyền lực.

Đoạn kinh văn “thế gian này với Sa-môn, Bà-la-môn truyền thống, luôn cả chư thiên nhân loại".

Một lần nữa, Đức Thế Tôn chỉ ra toàn bộ thế gian này với những gì còn sót lại.

Do vậy, với 5 cụm từ “thế gian này, với Sa-môn, Bà-la-môn, thiên, nhân”, tam giới được thể hiện với nhiều khía cạnh khác nhau.



* “Ngài tuyên thuết điều an tinh đã thành tựu với thắng trí” (sayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedeti).

Sayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedetīti ettha pana sayanti sāmaṃ aparaneyyo hutvā (At):

Tuyên bố điều an tịnh đã thành tựu với thắng trí” là: Điều an tịnh ở đây ngược với các hiểu biết khác (aparaneyya) đang có.

Một số Sa-môn cho rằng “sự an tịnh nhờ giới” (giới cấm), “sự an tịnh nhờ hạnh” (khổ hạnh) ….

Sự an tịnh mà Đức Thế Tôn tuyên bố là “sự an tịnh thành tựu do thắng trí”, sự an tịnh này Ngài đã thành tựu, không phải do nghe, do suy luận.

Sự an tịnh” được Đức Thế Tôn “tuyên thuyết” là “tái sinh an tịnh”.

Điều an tịnh này không một Sa-môn, Bả-la-môn nào có thể tự biết.

Trong ba sự an tịnh: Thân an tịnh, tâm an tịnh và tái sinh an tịnh.

Các Sa-môn, Bà-la-môn có thể có 2 sự an tịnh là “thân an tịnh” và “tâm an tịnh”; riêng về “tái sinh an tịnh” chỉ hiện khởi khi có Đấng Chánh giác xuất hiện trên thế gian.

Các vị Độc giác Phật (Paccekabuddha) tuy thành tựu được “an tịnh tái sinh”, nhưng không thể làm hiển lộ “con đường dẫn đến an tịnh tái sinh” (tức là Bát chánh đạo), nên các vị ấy “không thể tuyên thuyết điều an tịnh đã thành tựu”.

Đức Phật có dạy du sĩ Subhadda rằng:

Trong Pháp luật nào không có Bát Thánh Đạo, thời ở đấy không có 4 bậc Sa-môn”(1)

Và Bát Thánh đạo là “con đường duy nhất” dẫn đến “tái sinh an tịnh”, con đường này chỉ có bậc Chánh giác tìm thấy và giảng thuyết cho chúng sinh hiểu biết.



* “Tuyên thuyết”.

Pavedetīti bodheti viññāpeti pakāseti (At):

Tuyên thuyếtlà làm cho sự hiểu biết (về) “giác ngộ” được hiển lộ .

* “Ngài thuyết pháp tốt đẹp ở đoạn đầu, tốt đẹp ở đoạn giữa, tốt đẹp ở đoạn cuối” (so dhammaṃ deseti ādi- kalyānaṃ majjhe kalyyanaṃ pariyosāna kalyānaṃ).

Bản Sớ giải giải thích: Đức Thế Tôn với lòng thương xót chúng sinh, Ngài từ bỏ “hạnh phúc viễn ly cao tột” (anuttaraṃ vivekasukhaṃ) để giảng pháp tế độ chúng sinh.

Hạnh phúc viễn ly cao tột” ở đây chỉ cho “sự viên tịch” (parinibbāna).

Đức Thế Tôn dù thuyết vắn tắt như kệ ngôn có 4 câu hay chi tiết (bài kinh dài), thì đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối đều hoàn hảo.

Là kệ ngôn 4 câu thì: Câu đầu là “mở đầu”, câu 2 -3 là “đoạn giữa”, câu cuối là “kết thúc”.

Trong bài pháp chi tiết cũng có 3 phần như vậy và có câu chuyển tiếp (anusandhi) với “mở đầu” và “đoạn giữa”, với “đoạn giữa” và “đoạn cuối” (phần giữa có thể có nhiều đoạn), câu kết thúc ở đoạn cuối.

Trong một bài pháp (desanā), đều có sự thứ lớp (sāsana) mạch lạc: Phần giới thiệu xuất xứ là “mở đầu”, “Đức Thế Tôn thuyết như vậy” là câu kết thúc thuộc phần cuối, còn lại giữa 2 phần là “đoạn giữa”.

Lại nữa, về sự thứ lớp trong bài kinh: Giới – đinh - tuệ là mở đầu (sāsanassa pana sīlasamādhivipassanā ādi nāma – At). Như Phật ngôn :

“Ko cādi kusalānaṃ dhammānaṃ? Đâu là thiện pháp trước tiên?

Sīlañca suvisuddhaṃ diṭṭhi cā ujukā”ti: Là giới - sự an tịnh tốt đẹp và chánh kiến(1).

Và: “Này các Tỳ-khưu, có con đường giữa, được Đấng Như Lai giác ngộ”(2).

Hay: Giới là “mở đầu”, Thánh đạo (ariyamagga) là “đoạn giữa”, quả Siêu thế - Nípbàn là “đoạn cuối”.

Quả Siêu thế là cuối cùng, như:

Này Bà-la-môn, ở đây có nghĩa là Phạm hạnh, là cốt lỏi, là tận cùng”(3).

“Nípbàn” là cuối cùng, như :

Này hiền giả Visākha, đời sống Phạm hạnh dẫn đến Nípbàn, Nípbàn là cuối cùng của đời sống phạm hạnh”(4).

Như vậy, ngay cả kệ ngôn có 4 câu. Câu đầu là giới, câu 2 – 3 là định và tuệ, câu 4 là quả Siêu thế hay Nípbàn.

Trong kinh Sa-môn quả này, Đức Thế Tôn thuyết “chặng đầu là giới”, chặng giữa là Thánh đạo”, “chặng cuối là Nípbàn”.



* “Đầy đủ văn – nghĩa” (satthaṃ savyañjanaṃ).

Bản Sớ giải giải thích: Giải thích “vật thực, người nam, người nữ…”. là “giảng không đủ nghĩa”.

Đức Thế Tôn bỏ qua cách giải thích như vậy, Ngài giải thích có liên quan đến Tứ niệm xứ, tứ Chánh cần … Bát chánh đạo, liên hệ đến “dứt bỏ” (pahāya), gọi là “giảng đầy đủ nghĩa”.

Giảng với ít từ vựng, đồng thời phát âm không rõ ràng, phát âm với giọng ê a, là “không đầy đủ văn”.

Đức Thế Tôn giảng với nhiều từ vựng, phát âm rõ ràng, với 10 âm tiết: Sithila (đều đều), dhanita (vang xa), dīgha (giọng dài), rassa ( giọng ngắn), lahu ( giọng nhẹ), garu (giọng nhấn mạnh), niggahita (giọng mũi), sambandha (nối tiếp), vivatthita (dừng lại), vimutta (giọng thanh thoát). Gọi là “đầy đủ văn”.

* “Ngài truyền dạy phạm hạnh” (brahmacariyaṃ pakāseti).

Brahmacariyam pakāsetīti ettha panāyaṃ brahmacariya – saddo dāne veyyāvacce pañcasikkhāpadaṃsīle appamañnāsu medhunaviratiyaṃ sadārasantose vīriye uposathaṅgesu ariyamagge sāsaneti imesvatthesu dissati (At).

* “Phạm hạnh” (brahmacariya). Có 10 điều là:

- Bố thí (dāna), phục vụ (veyyāvacca), giữ năm giới (pañca sikkhāpadasīla), 4 tâm vô lượng (appamaññā), ngăn ngừa dâm dục (methunavirati), biết đủ với vợ nhà (sadāra santosa), tinh cần (viriya), thọ 8 giới (uposatha sīla), thực hành Thánh đạo (ariyamagga), và giảng pháp (sāsana).

Bản Sớ giải dẫn ra các bài kinh trong Bổn sanh (jātaka) để minh chứng cho 10 điều này.

Phạm hạnh ở kinh này được giảng với ý nghĩa “cảnh giới phạm hạnh cao quý nhất” (seṭṭhaṭṭhena brahmabhūtaṃ cariyaṃ - At).

Phạm hạnh cao quý nhất, đứng đầu là Phật hạnh.

* “Ngài truền dạy phạm hạnh”.

Đức Thế Tôn chỉ ra 2 loại phạm hạnh: Phạm hạnh của tại gia và phạm hạnh xuất gia .

Phạm hạnh tại gia là 10 điều đã nêu trên, phạm hạnh xuất gia là bát Thánh đạo.

Này các Tỳ-khưu, thế nào là Phạm hạnh? Chính là Thánh đạo tám ngành này. Tức là: Chánh kiến … chánh định. Đây gọi là phạm hạnh(1)



* “(Phạm hạnh) hoàn toàn đầy đủ” (kevala paripuṇṇaṃ).

Hoàn toàn đầy đủ”.



Kevala paripuṇṇanti ettha kevalanti sakalādhivacanaṃ (At):

Hoàn toàn đầy đủ là lời nói nêu ra “trọn vẹn sự cao tột”.

Bản Sớ giải có giải thích: “Hoàn toan đầy đủ” vì nêu lên “những lợi ích cao thượng” không thiếu sót cũng không dư thừa, không phải thêm vào cũng không bỏ bớt đi.

Này các Tỳ-khưu, thế nào là quả Phạm hạnh? Dự lưu quả, Nhất lai quả, Bất lai quả, A-la-hán quả. Này các Tỳ-khưu, đây là quả Phạm hạnh” (sđd)”.

(Phạm hạnh) thanh tịnh trọn ven” (parisuddhaṃ).

Parisuddhanti nirupakkilesaṃ (At):



Thoát ra khỏi phiền não, gọi là “thanh tịnh trọn vẹn”.

Vị giảng sư khi giảng pháp, chú ý đến lợi lộc, danh vọng, là “không thanh tịnh trọn vẹn”.

Đức Thế Tôn giảng pháp, Ngài không quan tâm đến lợi đắc thế gian. Ngài giảng pháp với tâm bi mẫn, tế độ chúng sinh thoát ra các ô nhiễm, thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi. Gọi là “thanh tịnh trọn ven”.

* “Thanh tịnh trọn vẹn” là diệt trừ được tham, sân, si.

Này các Tỳ-khưu, diệt tận tham, diệt tận sân, diệt tận si. Đây gọi là mục đích Phạm hạnh”(sđd).

Đời sống phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ”. Là thành tựu giới - định - tuệ được liên tục cho đến khi viên tịch.

Đời sống phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh”. Là diệt trừ tham, sân, si được thành tựu, kéo dài cho đến khi viên tịch.



Chánh kinh.

191. -“Taṃ dhammaṃ suṇāti gahapati vā gahapati putto vā aññatarasmiṃ vā kule paccājāto.

Nghe pháp này, người gia trưởng hay con người gia trưởng, hay người nào khác hoặc dòng dõi sau đó.

So taṃ dhammaṃ sutvā Tathāgate saddhaṃ paṭilabhati.



Sau khi nghe pháp, người ấy sanh lòng tín ngưỡng Như Lai.

So tena saddhāpaṭilābhena samannāgato iti paṭisañcikkhati: “Sambādhogharāvāso rajo patho abbhokāso pabbajjā.



Khi có lòng tín ngưỡng ấy, vị này suy nghĩ: "Ðời sống gia đình chật hẹp, con đường đầy bụi, đời sống xuất gia phóng khoáng như hư không.

Nayidaṃ sukaraṃ agāraṃ ajjhāvasatā ekanta paripuṇṇaṃ ekanta parisuddhaṃ saṃkha likhitaṃ brahmacariyaṃ carituṃ.



Thật rất khó cho một người sống ở gia đình có thể sống theo phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng sạch như tù- và bằng vỏ ốc.

Yan nunāhaṃ kesa massuṃ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṃ pabbajjeyyan ti”.



Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia, từ bỏ gia đình.

Giải.

Pháp này” (taṃ dhammaṃ).



Taṃ dhammanti taṃ vuttappakārasampadaṃ (At):

Pháp này” là điều đã được thuyết giảng trọn vẹn.

Pháp này” chỉ cho “Bát Thánh đạo”. Đó là con đường dẫn ra khỏi luân hồi trọn vẹn, chấm dứt các sinh hữu.

Người gia chủ nghe pháp này” (suṇāti gahapati).

Bản Sớ giải có giải thích: Vì sao Đức Thế Tôn đề cập đến “người gia chủ” trước?. Vì họ nhiều ngạo mạn (nihatamānatta) và “tự mãn về cái ta” (ussannattā).

Người gia chủ” ở đây chỉ cho người xuất thân từ giòng Sát-đế-lỵ (khattiya), hay giòng Bà-la-môn, hay những người làm chủ một tài sản.

Phần nhiều người xuất thân từ dòng Sát-đế-lỵ, khi xuất gia thường tự hào về dòng dõi (yebhuyyyena hi khattiyakusalo pabbajitā jātiṃ nissāya mānaṃ karonti –At).

Người sinh trong dòng Bà-la-môn, khi xuất gia thường tự hào về chú thuật của mình (Brāhmaṇakulā pabbajitā jmante nissāya mānaṃ karonte –At).

Với người thuộc dòng dõi thấp kém (hīnajaccakulā), khi xuất gia họ không có những tự hào về dòng dõi. Những vị này sẽ cố gắng học pháp – hành pháp.

Tiếp theo, Đức Thế Tôn đề cập đến “con người gia trưởng” (gahapati putto) hay “những người khác” (aññatarasmiṃ).



* “Nào khác” (aññatarasmiṃ).

Aññatarasmiṃ vāti itaresaṃ vā kulānaṃ aññatarasmiṃ (At):

Nào khác“những người khác hay giòng dõi khác”.

Những người khác” (aññatarasmiṃ). Như người nông dân, người làm vườn, người cuốc đất, người thương buôn ...

Với những người này mùi hôi bốc ra từ 2 nách, mồ hôi đẩm ướt trên lưng, những người này ít kiêu mạn, nên họ tinh cần học pháp từ Đức Thế Tôn, nổ lực hành pháp.

Với 3 cụm từ “người gia trưởng”, “con người gia trưởng”, “những người khác”. Đức Thế Tôn nêu ra “sự tự hào, sự kiêu hãnh” từ nhiều đến ít.

Con người gia trưởng” ít ngạo mạn so với người gia trưởng và “người sinh vào dòng dõi khác” hay “người không phải gia chủ hay con người gia chủ” lại ít ngã mạn hơn so với 2 hạng người trên.

“Sự tự hào” (ngã mạn) là một chướng ngại cho bậc xuất gia, vì họ sẽ trở nên “khó dạy”, không “kỉnh trọng các bậc trưởng thượng” lại “lắm lời”.

Đức Phật có dạy: “Này các Tỳ-khưu, hãy từ bỏ một pháp, Ta bảo đảm cho các ngươi không đi đến tái sinh. Thế nào là một pháp?



Mạn (māna), là một pháp các ngươi hãy từ bỏ, Ta bảo đảm cho các ngươi không đi đến tái sinh.”(1)

Và: “Người bị mạn chi phối; do bị mạn trói buộc.



Nên hoan hỷ sinh hữu; do không liễu tri mạn.

Nên đi đến tái sinh…”(2)

Lại nữa, “người gia trưởng” “con người gia trưởng” thường hưởng thụ năm dục lạc, tâm dính mắc vào tài sản, đất đai, ruộng, vườn, tôi trai, tớ gái …

Những người này “khó lìa bỏ” những điều trên, nhưng khi nghe được “pháp thanh tịnh”, những vị ấy có sự suy gẫm về “sự an tịnh tuyệt đối”, nên “xuất gia, từ bỏ gia đình sống đời sống không gia đình”.

Trái lại, “người khác” ít có sự dính mắc tài sản, khi nghe pháp này dễ dàng xuất gia hơn.

Do đó sự xuất gia của “người gia trưởng” nổi trội hơn “con người gia trưởng”, sự xuất ga của “con người gia trưởng “lại nổi trội hơn “người khác”.

Do tính “nổi trội” cả 2 mặt: “Tự hào” và “dứt bỏ” ấy, nên Đức Thế Tôn đề cập đến “người gia trưởng” trước, rồi đến “con người gia trưởng”, tiếp đến “những người khác”.

Mặt khác, với từ “nào khác” (aññatararasmiṃ).

Đức Thế Tôn chỉ ra 2 giai cấp còn lại là: Giai cấp thương buôn (Vessa) và giai cấp bình dân (sudā).

Đức Thế Tôn ngầm dạy rằng “pháp thanh tịnh này” không phân biệt gai cấp, không phân biệt hạng người”.

Ví như biển lớn dung nạp tất cả nước mọi con sông, cũng vậy Giáo pháp của Đấng Như Lai dung nạp tất cả mọi hạng người.

Này Pahārāda, có 4 giai cấp này: Sát-đế-lỵ (khattiya), Bà-la-môn (brahmaṇa), Phệxá (vessa), Thủđà (suda), sau khi từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia trong Pháp và Luât được Như Lai tuyên bố này”(1).

Vị ấy suy nghĩ” (iti paṭisaṃcikkhati).



Iti paṭisañcikkhatīti evaṃ paccavekkhati (At):

Quán xét như vậy, gọi làvị ấy suy nghĩ”.

"Ðời sống gia đình chật hẹp” (sambādho gharāvāso).

Bản Sớ giải giải thích: “Đời sống gia đình chật hep” là cho dù ngôi nhà rộng 60 hắc tay (30 m) trên vùng đất rộng cả dotuần (16km), chỉ có 2 người “vẫn chật hẹp”.

Chật hẹp” ở đây chỉ cho “tham, sân, mạn …” đối với ruộng đất, tài sản…

Con đường đầy bụi” (rajo patho).



Rajo pathoti rāgarajādīnaṃ uṭṭhānaṭṭhānanti (At):

“Nơi dấy lên (bụi), trước tiên là “bụi tham ái”, gọi là “con đường đầy bụi.



Uṭṭthānanti mahā - aṭṭhakathāyaṃ vuttaṃ (At):

Nơi dấy bụi (đã nói), được giải thích là “tài sản lớn, lợi tức nhiều”.

Tức là, “đời sống gia đình là nơi dấy lên phiền não, trước mắt là “tham ái”, vì đó là nơi “có tài sản lớn hay tài sản nhỏ” .

Mặt khác, “nơi dấy bụi” là thân bằng quyến thuộc, là bậc trưởng thượng trong gia tộc hay người nhỏ tuổi hơn.

Đời sống xuất gia phóng khoáng như hư không”(abbhokāso pabbajjā).

Alagganaṭṭhena abbhokāso viyāti abbhokāso (At):

Nghĩa là “không dính mắc”, ví như “hư không không sở hữu”, gọi là “phóng khoáng như hư không”.

Phóng khoáng như hư không, theo Bản Sớ giải “đó là ẩn dụ nghĩa”.

Trong hư không có nhiều loại gió:

Giống như giữa hư không, gió nhiều loại thổi lên.



Từ phương Đông, phương Tây; từ phương Nam, phương Bắc.

Gió có bụi, không bụi; có gió lạnh, gió nóng.

Có gió lớn, gió nhỏ, gió nhiều loại, thổi lên.(1)

Những ngọn gió không bị trói buộc, di chuyển tùy ý trong hư không.

Cũng vậy, đời sống xuất gia không bị trói buộc, không dính mắc như “gió trong hư không”.

Bản Sớ giải có giải thích: “Thậm chí vị xuất gia đang sống trong ngôi nhà nóc nhọn bằng ngọc báu tinh anh như thiên cung (kūtāgāraratanapāsādadevavimānā dīsu), với các cửa đóng kính, có mái che kín đáo.

Vị ấy không hề dinh mắc (neva laggati), không nắm giữ (na sajjhati), không bị trói buộc (na bajjhati), như gió trong hư không không dính mắc, không bị trói buộc.

Như tù - và vỏ ốc sạch trắng” (saṅkha likhitaṃ).

Saṅkha – likhitanti likkhitasaṅkha sadisaṃ dhota saṅkhasappaṭbhāgaṃ caritabbaṃ (At):

Nạo vét sạch bên trong vỏ ốc dùng làm tù – và, được rửa sạch sẽ cả trong lẫn ngoài gọi là như tù và bằng vỏ ốc trắng sạch.

Tù và bằng vỏ ốc là một thành ngữ có từ lâu của dân Ấn cổ, đó là “hiệu lịnh của vị Phạm thiên”, để làm “phát sinh” (saṅkhata) một cái gì khác.

Theo quan niệm Bà-la-môn, vị Phạm thiên là “Sáng tạo chủ”, thường dùng tù-và bằng vỏ ốc, khi thổi lên các vị thần linh đều quy tụ lại để nghe lịnh truyền của vị Phạm thiên.

Vua trời Đế thích (Sakka) cũng có chiếc tù-và là “càng cua”, khi vua trời Đế thích thổi tù-và, tiếng tù-và lan rộng khắp kinh thành Sudassana (Thiện kiến) rộng 10 ngàn do tuần ở cõi Ba mươi Ba (Tāvatiṃsa) và chư thiên nghe tiếng tù-và, cùng nhau hội tụ lại Thiện pháp đường (Sudhamma) để nghe pháp(2).

Tù-và có nghĩa là “lịnh truyền ra”.

Tù và bằng vỏ ốc chỉ cho bốn phạm trú “Từ, bi, hỷ, xả”(3).

Trắng sạch. Là tu tập, làm biến mãn các phương với “từ tâm giải thoát”, sẽ làm “tăng trưởng các thiện pháp trọn vẹn”, “hủy diệt các ác - bất thiện pháp” trọn vẹn.

Tu tập, làm biến mảnvới các phương với “bi tâm giải thoát”… “với hỷ tâm giải thoát”… “với xả tâm giải thoát”, sẽ làm sẽ làm “tăng trưởng các thiện pháp trọn vẹn”, “hủy diệt các ác - bất thiện pháp” trọn vẹn (sđd).



Chánh kinh.

192. So aparena samayena appaṃ vā bhoga-kkhandhaṃ pahāya mahantaṃ vā bhoga-kkhandhaṃ pahāya, appaṃ vā ñāti parivaṭṭaṃ pahāya mahantaṃ vā ñāti-parivaṭṭaṃ pahāya, kesa-massuṃ ohāretvā kāsāyāni vatthāni acchādetvā agārasmā anagāriyaṃ pabbajjeyya’nti”.

Một thời gian sau, người ấy bỏ tài sản nhỏ hay tài sản lớn, bỏ bà con quyến thuộc nhỏ hay bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, và xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

193. So evaṃ pabbajito samāno pātimokkhasaṃvarasaṃvuto viharati,

Khi đã xuất gia Sa-môn như vậy, vị ấy sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha,(4)

ācāragocārasampanno aṇumattesuvajjesu bhayadassāvī samādāya sikkhati sikkhāpadesu,



đầy đủ phẩm hạnh hành xứ, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ trì và chấp nhận học tập trong giới học,

kāyakammavacīkammena samannāgato kusalena parisuddhājīvo,



nhờ thân nghiệp, ngữ nghiệp thành tựu từ thiện, sự sống trong sạch,

sīlasampanno indriyesu guttadvāro satisampajaññena samannāgato santuṭṭho.



giới hạnh tròn đủ, gìn giữ các cửa trong các quyền thành tựu từ niệm tỉnh giác, biết đủ.

Giải.

Bỏ tài sản nhỏ hay tài sản lớn”.

Appaṃ vāti sahassato heṭṭhā bhogakhandho appo nāma hoti, sahassato paṭṭhāya mahā :

Tài sản dưới 100.000 (1.000x 100) đồng, gọi là “tài sản nhỏ”, từ 100 ngàn đồng (trở lên) gọi là “tài sản lớn” (At).

Từ bỏ quyến thuộc”. Là không liên hệ với quyến thuộc của mình và những người thân chung quanh.

Quyến thuộc nhỏ hay quyến thuộc lớn”.

“Sopi vīsatiyā heṭṭhā appo nāma hoti, vīsatiyā paṭṭhāya mahā”:

Dưới 20 người gọi là “quyến thuộc nhỏ”, từ 20 người (trở lên) là “quyến thuộc lớn” (At).



Sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pātimokkha” (pātimokkhasaṃvarasaṃvuto viharati).

Giới bổn” (pātimokkha). Nghĩa đen của chữ Pātimokkha là “chủ giải thoát”.

Gọi là “chủ nhân”(pati), vì người định ra các điều học này là Đức Phật, Ngài là vị chủ nhân của Tam giới, ngoài Đức Phật Chánh giác không một ai có khả năng “chế định những học giới với mục đích dẫn đến giải thoát ra khỏi luân hồi”.

Có lần chư Tăng trong thành Xá-vệ (Sāvatthī) quy định rằng: “Này chư hiền, Đức Thế Tôn đang tịnh cư trong ba tháng, ngoại trừ người mang vật thực đến Đức Thế Tôn; không ai được gặp Đức Thế Tôn.Vị nào đi đến gặp Đức Thế Tôn, vị ấy phạm Ưng- đối- trị (pācittiya), phải sám hối.”

Thế rồi, Đức Upasena (em Ngài Xá-lợi-phất), khi mãn mùa an cư đi đến yết kiến Đức Thế Tôn, nghe Đức Thế Tôn lập lại sự quy định của chư Tăng thành Sāvatthī (Xá-vệ), Ngài Upasena bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, chúng con không quy định điều chưa được quy định, sẽ không hủy bỏ điều đã được quy định”.

Đức Thế Tôn khen ngợi rằng:

“Lành thay, lành thay. Không nên quy định điều chưa được quy định, không nên hủy bỏ điều đã được quy định” (2).

Lại nữa, gọi là “chủ nhân”, vì chỉ có Đức Phật Chánh giác mới có khả năng “khai mở đạo lộ giải thoát này”.

Vì rằng “Sự chế định Tạng Luật cho chư Tỳ-khưu, mang lại 10 điều lợi ích” là:

- Để Tăng chúng được cực thiện (saṅgha sutthutāya).

- Để Tăng chúng được an vui (saṅgha phāsukatāya).

-Để răn đe, chận đứng các người khó dạy (dummaṅkūnaṃ puggaāanaṃ niggahāya).

- Để các thiện Tỳ-khưu sống an vui (pesalānaṃ bhikkhūnaṃ phāsukavihārāya).

-Để chế ngự các ô nhiễm trong hiện tại (diṭṭhadhammikānaṃ āsavānaṃ saṃvarāya).

-Để ngăn ngừa các ô nhiễm trong tương lai (saṃparāyikānaṃ āsavānaṃ patighātāya).

- Để mang lại niềm tin cho người chưa có niềm tin (appasannānaṃ palādāya).

- Để tăng trưởng niềm tin đến người có niềm tin (pasannānaṃ bhiyyobhāvāya).

-Để Diệu pháp được tồn tại lâu dài (saddhammaṃ maṭṭhitiyā).

- Để Tạng Luật hiển lộ (vinayānuggahāya)(1).

Cách giải tự khác của từ “pātimokkha” (Giới bổn) là:

Pāti + mokkha = pātimokkha:



Gìn giữ sự giải thoát là Giới bổn.

Pātimokkhanti sikkhāpadasīlaṃ”: Giới là điều học, gọi là “giới bổn”(2).

Nghĩa là từ Giới (dẫn đến giải thoát), Đức Thế Tôn chế định thành điều học cho chư Tỳ-khưu.

Giới dẫn đến giải thoát chính là “Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng”.

Giới này giúp cho người gìn giữ (pāti) giới thoát ra (mokkheti) hay thoát khỏi (mocayati) các khổ cảnh như Địa ngục, ngạ quỷ, A-tu- la …

Hay thoát ra khỏi sinh tử luân hồi, nên gọi là “Giới đưa đến giải thoát” (pātimokkha).

Trong kinh văn có ghi nhận: “bản tụng đọc này, gồm hơn 150 học giới”“tất cả được thu nhiếp trong 3 học giới: Tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học và tăng thượng tuệ học”(3).

Lời dạy trên cho thấy trong Giới bổn chẳng phải chỉ thuần là



tải về 1.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương