LỚp học ngoài nhà trưỜng dành cho học sinh thpt ngô thời nhiệm chuyêN ĐỀ huyện cần giờ



tải về 242.31 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích242.31 Kb.
#29077




SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THPT NGÔ THỜI NHIỆM

LỚP HỌC NGOÀI NHÀ TRƯỜNG

DÀNH CHO HỌC SINH THPT NGÔ THỜI NHIỆM

CHUYÊN ĐỀ
HUYỆN CẦN GIỜ



KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI CẦN GIỜ

CHUYÊN ĐỀ

HUYỆN CẦN GIỜ

Ngày 22/ 12/ 2015

( Tài liệu lưu hành nội bộ )

CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT KHÓA HỌC DÀNH CHO CÁC BỘ MÔN


THỜI GIAN

HOẠT ĐỘNG

DIỄN GIẢI

05g30

Tập trung

Tập trung tại trường theo Trung đội – Đại đội.

Khởi động tạo khí thế xuất quân.



06g00

Xuất phát

Di chuyển ra xe theo thứ tự.

Các xe cũng di chuyển theo thứ tự trên đường đi.






Trên xe

Quý Thầy cô cùng học sinh nhận bánh mì, bánh bao nước uống.

HDV giới thiệu tổng quan về điểm đến, hoạt náo.



08g00 – 09h30

Trung tâm

du lịch Dần Xây




Tập trung toàn đoàn vào sân khấu trung tâm.

MC giới thiệu chương trình, giới thiệu bản đồ trải nghiệm.

Di chuyển về các điểm học thuật tại Dần Xây (03 điểm)

Tại mỗi điểm học thuật sẽ có Thầy/Cô cùng các chuyên viên, hướng dẫn viên tổ chức các nội dung học tập. Thời gian tại mỗi điểm là 30 phút, gồm nội dung học và các game mô phỏng.

Học sinh sau khi kết thúc nội dung học tại điểm này sẽ di chuyển đến điểm tiếp theo (đi theo HDV)


10h30 – 11h30

Nghĩa Trang

Liệt Sĩ Cần Giờ



Toàn đoàn lên xe di chuyển đến Nghĩa Trang Liệt Sĩ Cần Giờ.

Tập trung toàn đoàn nghe thuyết trình về lịch sử Cần Giờ và những chiến công oai hùng của Đoàn 10 bộ đội Rừng Sát.



11h30
12h30

Làm bài

trắc nghiệm

Ăn trưa


Toàn đoàn lên xe di chuyển đến nhà hàng, làm bài trắc nghiệm nộp cho HDV trước khi ăn trưa.

Ăn trưa tại nhà hàng.



12g35 – 13g30

Hoạt động

sân khấu


Thể hiện tài năng của các đội trên sân khấu.

Tổng kết các hoạt động. Vinh danh đội thắng cuộc



13g30 – 14g45

Trồng rừng

Đội xuất sắc nhất sẽ được xe đưa đi tham gia trồng rừng trong khu rừng giáo dục. Các đội còn lại tiếp tục tham gia các hoạt động sân khấu.

14g45

Kết thúc

Các đội lên xe di chuyển về trường, kết thúc khóa học!

18g00

Về đến Trường

Chia tay, hẹn gặp lại trên những hành trình tiếp theo của Đông Nam Tourist.


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

CHUYÊN ĐỀ : TÌM HIỂU LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI

KHỐI 10

THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM DI SẢN KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ

TRƯỜNG THPT NGÔ THỜI NHIỆM

Ngày 26/02/2016
Tiểu đội ………….. Trung đội ………………….. Đại đội ……………………………..
Nhiệm vụ 1A. Tìm hiểu giao thông đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh

Khi đi từ trường THPT NGÔ THỜI NHIỆM đến bến phà Bình Khánh, em hãy quan sát, chụp ảnh (bằng điện thoại di động, Iphone, Ipad), ghi nhận vào sổ tay để thống nhất trong tiểu đội trả lời các câu hỏi sau:



Câu 1. Từ trường em đến bến phà Bình Khánh phải đi qua những con đường nào? những cầu vượt nào (nếu có)? thuộc quận huyện nào của TP HCM?
Câu 2. Phương tiện giao thông ở mỗi con đường đi qua các quận huyện khác nhau như thế nào ? (xe gì là chủ yếu? xe ô tô, xe tải nhỏ, xe hai bánh, xe đạp…) Mật độ phương tiện giao thông trên đường thay đổi như thế nào từ trường em đến đầu bến phà Bình Khánh – Nhà Bè?


Câu 3. Khi qua phà Bình Khánh em hãy cho biết có những phương tiện giao thông nào di chuyển trên sông? Các loại phương tiện giao thông đường sông vận chuyển hàng hóa gì? vận chuyển hành khách như thế nào?
Câu 4. Khi đi phà qua sông phải tuân thủ những nguyên tắc an toàn giao thông đường thủy nào cho người? cho xe các loại?


Nhiệm vụ 1B. Tìm hiểu và giải thích sự thay đổi môi trường, dân cư và hoạt động sản xuất từ bến phà đến Ban Quản lý Rừng phòng hộ.

Khi qua phà Bình Khánh, em quan sát, chụp ảnh (bằng điện thoại di động, Iphone, Ipad), ghi nhận vào sổ tay, thống nhất với tiểu đội để trả lời các câu hỏi sau:



Câu 1. Khi qua phà và đặt chân lên xã Bình Khánh, chúng ta đã đến Khu dự trữ Sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ. Em cho biết thảm thực vật thay đổi như thế nào từ vùng đệm (xã Bình Khánh) đến vùng lỏi của Khu dự trữ sinh quyển. Tại sao?


Câu 2. Sự phân bố xây dựng nhà cửa của dân cư thay đổi như thế nào ? Tại sao?

Câu 3. Các em quan sát thật kỹ và cho biết hai bên con đường các em đi qua có những hoạt động sản xuất nông nghiệp nào? Giải thích vì sao có phân bố như thế?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

CHUYÊN ĐỀ : TÌM HIỂU LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI

KHỐI 10

THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM DI SẢN KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ

TRƯỜNG THPT NGÔ THỜI NHIỆM

Ngày 26/02/2016
Tiểu đội ………….. Trung đội ………………….. Đại đội ……………………………..
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu khái quát về huyện Cần Giờ, Khu dự trữ Sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ

Khi đại đội tập trung vào Hội trường, em

1. Lắng nghe Giám đốc Trung tâm truyền thông Giáo dục môi trường và du lịch sinh thái – Ban Quản lý Rừng (TTTT GDMT&DLST – BQLR) giới thiệu tổng quan về huyện Cần Giờ, quá trình khôi phục và phát triển bền vững rừng ngập mặn Cần Giờ - nay thành Khu dự trữ Sinh quyển thế giới ;

2. Phỏng vấn Giám đốc TTTTGDMT, thu thập thông tin để nắm vững thông tin về sự hình thành và phát triển của rừng ngập mặn, thống nhất trong tiểu đội trả lời câu hỏi sau:



Câu 1. Vị trí địa lí và phạm vi diện tích, các đơn vị hành chính huyện Cần Giờ.
Câu 2. Thực trạng rừng ngập mặn Cần Giờ trước khi thống nhất đất nước (trước chiến tranh) ?


Câu 3. Quá trình khôi phục và phát triển Rừng ngập mặn Cần Giờ.


Câu 4. Quá trình công nhận Rừng ngập mặn Cần Giờ là Khu dự trữ Sinh quyển thế giới .


Câu 5. Các biện pháp bảo tồn Khu dự trữ Sinh quyển thế giới Cần Giờ gắn với phát triển kinh tế - xã hội huyện Cần Giờ.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

CHUYÊN ĐỀ : TÌM HIỂU LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI

KHỐI 10

THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM DI SẢN KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ

TRƯỜNG THPT NGÔ THỜI NHIỆM

Ngày 26/02/2016
Tiểu đội ………….. Trung đội ………………….. Đại đội ……………………………..
Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu về các loài thực vật, động vật rừng ngập mặn Cần Giờ

Khi vào phòng trưng bày, em cùng tiểu đội

+ Quan sát, chụp ảnh hiện vật (bằng điện thoại di động, Iphone, Ipad) phòng trưng bày trong 8 phút và di chuyển trong phòng tiêu bản theo chiều kim đồng hồ.

+ Phỏng vấn chuyên gia về tiêu bản động thực vật rừng của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ qua các tiêu bản hiện có.

Thống nhất với tiểu đội trả lời các câu hỏi sau :

Câu 1. Nhận biết và kể tên một số cây rừng ngập mặn Cần Giờ (ít nhất 10 loài) ?


Câu 2. Nhận biết và kể tên một số loài động vật rừng ngập mặn Cần Giờ (ít nhất 5 loài)?


Câu 3. Xác định các mô hình sản xuất phụ có thể phát triển ở rừng ngập mặn Cần Giờ mà không tổn hại đến môi trường và đa dạng sinh học của rừng ngập mặn Cần Giờ. (hỏi chuyên gia)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

CHUYÊN ĐỀ : TÌM HIỂU LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI

KHỐI 10

THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM DI SẢN KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ

TRƯỜNG THPT NGÔ THỜI NHIỆM

Ngày 26/02/2016
Tiểu đội ………….. Trung đội ………………….. Đại đội ……………………………..
Hoạt động 4. Tìm hiểu về hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ qua các bộ môn Lịch sử - Sinh học – Địa lí.

Sau khi rời phòng trưng bày, tập hợp thành đại đội dưới sự hướng dẫn của giáo viên Địa lí (hoặc Sinh học) theo tuyến cầu vượt rừng ngập mặn.

1. Nghe giáo viên trình bày hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ khi đi theo các tuyến đường cầu vượt trong khu tham quan học tập.

2. Quan sát, chụp ảnh (bằng điện thoại di động, Iphone, Ipad), ghi nhận vào sổ tay để thống nhất trong tiểu đội trả lời các câu hỏi sau:



Môn Lịch sử

Câu 1. Tại sao trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, chiến sĩ ta lại nói "đánh giặc theo con nước" hay "đánh giặc theo tiếng bìm bịp"?
Câu 2. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, nhân dân và chiến sĩ ta đã tận dụng thế mạnh của rừng đước như thế nào ?
Môn Sinh học

Câu 3. Sưu tập hình ảnh (có chú thích đặc điểm sinh thái) của 5 loài động vật, 5 loài thực vật của rừng ngập mặn Cần Giờ.


Câu 4. Sử dụng hình ảnh các loài sinh vật trên thiết kế các chuỗi thức ăn phù hợp.
Câu 5. Dựa vào chuỗi và lưới thức ăn, các em hãy nhận định về độ đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn.


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

CHUYÊN ĐỀ : TÌM HIỂU LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI

KHỐI 10

THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM DI SẢN KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ

TRƯỜNG THPT NGÔ THỜI NHIỆM

Ngày 26/02/2016
Tiểu đội ………….. Trung đội ………………….. Đại đội ……………………………..
Hoạt động 5. Tìm hiểu về hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ qua các bộ môn Lịch sử - Sinh học – Địa lí.

Sau khi rời phòng trưng bày, tập hợp thành đại đội dưới sự hướng dẫn của giáo viên Địa lí (hoặc Sinh học) theo tuyến cầu vượt rừng ngập mặn.

1. Nghe giáo viên trình bày hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ khi đi theo các tuyến đường cầu vượt trong khu tham quan học tập.

2. Quan sát, chụp ảnh (bằng điện thoại di động, Iphone, Ipad), ghi nhận vào sổ tay để thống nhất trong tiểu đội trả lời các câu hỏi sau:



Môn Địa lí

Câu 6. Tại sao nước sông ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ lại là nước lợ? Độ mặn nước sông thay đổi trong một năm như thế nào? Tại sao? Điều đó ảnh hưởng gì đến sinh hoạt của người dân? Biện pháp khắc phục?
Câu 7. Ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ, thuỷ triều lên xuống như thế nào? Hoạt động thuỷ triều ảnh hưởng như thế nào đến thiên nhiên khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ?
Câu 8. Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất rừng ngập mặn như thế nào?
Câu 9. Nhiệt độ và đất ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật như thế nào ở rừng ngập mặn?
Câu 10. Thực vật ảnh hưởng đến sự phân bố động vật ở rừng ngập mặn như thế nào?
Câu 11. Con người đóng vai trò gì đối với rừng ngập mặn Cần Giờ, đối với khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ?
Câu 12. Trình bày biểu hiện quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ?


Câu 13. Em sẽ vận dụng quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí như thế nào để đảm bảo sự phát triển bền vững của khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ?


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

CHUYÊN ĐỀ : TÌM HIỂU LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI

KHỐI 12

THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM DI SẢN KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ

TRƯỜNG THPT NGÔ THỜI NHIỆM

Ngày 26/02/2016
Tiểu đội ………….. Trung đội ………………….. Đại đội ……………………………..
Nhiệm vụ 1A. Tìm hiểu giao thông đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh

Khi đi từ trường THPT NGÔ THỜI NHIỆM đến bến phà Bình Khánh, em hãy quan sát, chụp ảnh (bằng điện thoại di động, Iphone, Ipad), ghi nhận vào sổ tay để thống nhất trong tiểu đội trả lời các câu hỏi sau:



Câu 1. Từ trường em đến bến phà Bình Khánh phải đi qua những con đường nào? những cầu vượt nào (nếu có)? thuộc quận huyện nào của TP HCM?
Câu 2. Phương tiện giao thông ở mỗi con đường đi qua các quận huyện khác nhau như thế nào ? (xe gì là chủ yếu? xe ô tô, xe tải nhỏ, xe hai bánh, xe đạp…) Mật độ phương tiện giao thông trên đường thay đổi như thế nào từ trường em đến đầu bến phà Bình Khánh – Nhà Bè?
Câu 3. Khi qua phà Bình Khánh em hãy cho biết có những phương tiện giao thông nào di chuyển trên sông? Các loại phương tiện giao thông đường sông vận chuyển hàng hóa gì? vận chuyển hành khách như thế nào?
Câu 4. Khi đi phà qua sông phải tuân thủ những nguyên tắc an toàn giao thông đường thủy nào cho người? cho xe các loại?


Nhiệm vụ 1B. Tìm hiểu và giải thích sự thay đổi môi trường, dân cư và hoạt động sản xuất từ bến phà đến Ban Quản lý Rừng phòng hộ.

Khi qua phà Bình Khánh, em quan sát, chụp ảnh (bằng điện thoại di động, Iphone, Ipad), ghi nhận vào sổ tay, thống nhất với tiểu đội để trả lời các câu hỏi sau:



Câu 1. Khi qua phà và đặt chân lên xã Bình Khánh, chúng ta đã đến Khu dự trữ Sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ. Em cho biết thảm thực vật thay đổi như thế nào từ vùng đệm (xã Bình Khánh) đến vùng lỏi của Khu dự trữ sinh quyển. Tại sao?
Câu 2. Sự phân bố xây dựng nhà cửa của dân cư thay đổi như thế nào ? Tại sao?


Câu 3. Các em quan sát thật kỹ và cho biết hai bên con đường các em đi qua có những hoạt động sản xuất nông nghiệp nào? Giải thích vì sao có phân bố như thế?


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

CHUYÊN ĐỀ : TÌM HIỂU LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI

KHỐI 12

THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM DI SẢN KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ

TRƯỜNG THPT NGÔ THỜI NHIỆM

Ngày 26/02/2016
Tiểu đội ………….. Trung đội ………………….. Đại đội ……………………………..
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu khái quát về huyện Cần Giờ, Khu dự trữ Sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ

Khi đại đội tập trung vào Hội trường, em

1. Lắng nghe Giám đốc Trung tâm truyền thông Giáo dục môi trường và du lịch sinh thái – Ban Quản lý Rừng (TTTT GDMT&DLST – BQLR) giới thiệu tổng quan về huyện Cần Giờ, quá trình khôi phục và phát triển bền vững rừng ngập mặn Cần Giờ - nay thành Khu dự trữ Sinh quyển thế giới ;

2. Phỏng vấn Giám đốc TTTTGDMT, thu thập thông tin để nắm vững thông tin về sự hình thành và phát triển của rừng ngập mặn, thống nhất trong tiểu đội trả lời câu hỏi sau:



Câu 1. Vị trí địa lí và phạm vi diện tích, các đơn vị hành chính huyện Cần Giờ.
Câu 2. Thực trạng rừng ngập mặn Cần Giờ trước khi thống nhất đất nước (trước chiến tranh) ?
Câu 3. Quá trình khôi phục và phát triển Rừng ngập mặn Cần Giờ.
Câu 4. Quá trình công nhận Rừng ngập mặn Cần Giờ là Khu dự trữ Sinh quyển thế giới .


Câu 5. Các biện pháp bảo tồn Khu dự trữ Sinh quyển thế giới Cần Giờ gắn với phát triển kinh tế - xã hội huyện Cần Giờ.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

CHUYÊN ĐỀ : TÌM HIỂU LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI

KHỐI 12

THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM DI SẢN KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ

TRƯỜNG THPT NGÔ THỜI NHIỆM

Ngày 26/02/2016
Tiểu đội ………….. Trung đội ………………….. Đại đội ……………………………..
Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu về các loài thực vật, động vật rừng ngập mặn Cần Giờ

Khi vào phòng trưng bày, em cùng tiểu đội

+ Quan sát, chụp ảnh hiện vật (bằng điện thoại di động, Iphone, Ipad) phòng trưng bày trong 8 phút và di chuyển trong phòng tiêu bản theo chiều kim đồng hồ.

+ Phỏng vấn chuyên gia về tiêu bản động thực vật rừng của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ qua các tiêu bản hiện có.

Thống nhất với tiểu đội trả lời các câu hỏi sau :

Câu 1. Nhận biết và kể tên một số cây rừng ngập mặn Cần Giờ (ít nhất 10 loài) ?
Câu 2. Nhận biết và kể tên một số loài động vật rừng ngập mặn Cần Giờ (ít nhất 5 loài)?
Câu 3. Xác định chuỗi thức ăn điển hình của hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ. (hỏi chuyên gia tiêu bản)

Câu 4. Xác định các mô hình sản xuất phụ có thể phát triển ở rừng ngập mặn Cần Giờ mà không tổn hại đến môi trường và đa dạng sinh học của rừng ngập mặn Cần Giờ. (hỏi chuyên gia)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

CHUYÊN ĐỀ : TÌM HIỂU LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI

KHỐI 12

THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM DI SẢN KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ

TRƯỜNG THPT NGÔ THỜI NHIỆM

Ngày 26/02/2016
Tiểu đội ………….. Trung đội ………………….. Đại đội ……………………………..
Hoạt động 4. Tìm hiểu về hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ qua các bộ môn Lịch sử - Sinh học – Địa lí.

Sau khi rời phòng trưng bày, tập hợp thành đại đội dưới sự hướng dẫn của giáo viên Địa lí (hoặc Sinh học) theo tuyến cầu vượt rừng ngập mặn.

1. Nghe giáo viên trình bày hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ khi đi theo các tuyến đường cầu vượt trong khu tham quan học tập.

2. Quan sát, chụp ảnh (bằng điện thoại di động, Iphone, Ipad), ghi nhận vào sổ tay để thống nhất trong tiểu đội trả lời các câu hỏi sau:



Môn Lịch sử

Câu 1. Tại sao trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, chiến sĩ ta lại nói "đánh giặc theo con nước" hay "đánh giặc theo tiếng bìm bịp"?


Câu 2. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, nhân dân và chiến sĩ ta đã tận dụng thế mạnh của rừng đước như thế nào ?


Môn Sinh học

Câu 3. Sưu tập hình ảnh (có chú thích đặc điểm sinh thái) của 5 loài động vật, 5 loài thực vật của rừng ngập mặn Cần Giờ.


Câu 4. Sử dụng hình ảnh các loài sinh vật trên thiết kế các chuỗi thức ăn phù hợp.
Câu 5. Dựa vào chuỗi và lưới thức ăn, các em hãy nhận định về độ đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Môn Địa lí

Câu 6. Tại sao nước sông ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ lại là nước lợ? Độ mặn nước sông thay đổi trong một năm như thế nào? Tại sao? Điều đó ảnh hưởng gì đến sinh hoạt của người dân? Biện pháp khắc phục?
Câu 7. Ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ, thuỷ triều lên xuống như thế nào? Hoạt động thuỷ triều ảnh hưởng như thế nào đến thiên nhiên khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ?


Câu 8. Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất rừng ngập mặn như thế nào?
Câu 9. Con người đóng vai trò gì đối với rừng ngập mặn Cần Giờ, đối với khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ?


Câu 10. Trình bày biểu hiện quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

CHUYÊN ĐỀ : TÌM HIỂU LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI

KHỐI 12

THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM DI SẢN KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ

TRƯỜNG THPT NGÔ THỜI NHIỆM

Ngày 26/02/2016
Tiểu đội ………….. Trung đội ………………….. Đại đội ……………………………..
Nhiệm vụ 5. Tìm hiểu về vai trò của Khu dự trữ Sinh quyển Cần Giờ

Các trung đội tập hợp ở Nhà hàng Hoa Đước theo từng tiểu đội (đội hình vòng tròn), thảo luận hoàn thành các phiếu học tập. Bình chọn các ảnh sẽ nộp cho Ban tổ chức để tính điểm yêu cầu 2.

Phương án 1

Câu 1. Vai trò của rừng trên thế giới? Vai trò của rừng ngập mặn Cần Giờ?


Câu 2. Theo em việc trồng rừng ngập mặn ở Cần Giờ đem lại cho Thành phố Hồ Chí Minh những lợi ích gì về mặt phòng hộ? về mặt môi trường? về chống lại tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu toàn cầu?


Câu 3. Vai trò của ngành nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới nói chung? ở Cần Giờ nói riêng?
Câu 4. Tình hình nuôi trồng thuỷ sản ở Cần Giờ hiện nay phải làm sao để không làm ảnh hưởng đến rừng phòng hộ Cần Giờ? Đến khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ?
Phương án 2.

Câu 1. Vẽ sơ đồ biểu hiện diễn thế sinh thái của Rừng ngập mặn Cần Giờ.

Câu 2. Dựa vào kiến thức về diễn thế sinh thái, em hãy kiến nghị phương pháp bảo tồn Rừng ngập mặn Cần Giờ.

CHUYÊN ĐỀ : HUYỆN CẦN GIỜ VÀ KHU DỰ TRỮ

SINH QUYỂN THẾ GIỚI CẦN GIỜ
Giáo dục luôn được sự quan tâm, đầu tư của xã hội. Việc đổi mới cách dạy, cách giúp học sinh tiếp cận với các môn học dễ dàng hơn luôn được ngành GD&ĐT rất quan tâm. Bên cạnh đó, việc gắn các môn học với thực tế những vấn đề xã hội, thế giới đang đối mặt như: biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, ý thức về cuộc sống xanh … cũng hết sức cần thiết.

Khóa học trải nghiệm cùng thiên nhiên là ý tưởng của SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP.HỒ CHÍ MINH được ra đời và là giải pháp hữu hiệu cho các vấn đề trên.





  1. MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA:

  • Tạo một buổi học vô cùng sinh động lý thú ngoài nhà trường, vận dụng kiến thức Lịch sử, Địa lí, Sinh vật và thực tiễn thiên nhiên rừng ngập mặn tại Khu dự trữ thiên nhiên thế giới Cần Giờ.

  • Kết hợp lý thuyết môn học với thực tế môi trường sống, tăng sự yêu thích đối với các môn học.

  • Kết hợp cùng lúc việc giảng dạy nhiều môn: Sử, Địa, GDCD, Lý, Sinh…

  • Xây dựng ý thức cho học sinh THPT về những vấn đề thế giới đang quan tâm: Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, tìm hiểu vai trò giá trị của rừng ngập mặn

  1. ĐỐI TƯỢNG:

  • Dành cho học sinh THPT trường THPT NGÔ THỜI NHIỆM.

  1. ĐỊA ĐIỂM:

  • Trung tâm du lịch Dần Xây – trực thuộc Ban Quản Lý rừng phòng hộ Cần Giờ

  1. THỜI GIAN THỰC HIỆN:

  • Khóa học diễn ra trong 1 ngày.

  1. KẾ HOẠCH CHI TIẾT:

  1. NỘI DUNG TRẢI NGHIỆM

  • Lịch sử kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước; Địa lý – Sinh học rừng ngập mặn Cần Giờ; cơ sở pháp lý hình thành, quản lý và phát triển bền vững khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ.

  • Cần Giờ trong sự biến đổi khí hậu toàn cầu.

  • Vai trò của rừng ngập mặn Cần Giờ với TP.HCM, Việt Nam và Thế giới.

  1. HÌNH THỨC TRẢI NGHIỆM.

  • Số học viên cho khóa học = 394 học sinh.

  • Biên chế thành 10 Đại đội = 40 học sinh/Đại đội.

  • 1 Đại đội  2 Trung đội = 20 học sinh/Trung đội.

  • 1 Trung đội  2 Tiểu đội = 10 học sinh/Tiểu đội.


10 Đại đội tham gia trải nghiệm xoay vòng tại 4 địa điểm trong Khu dự trữ sinh quyển dưới hình thức dạy học tích cực : dạy học theo trạm, đi xuyên huyện Cần Giờ để tìm hiểu các mô hình kinh tế của Cần Giờ, thực tiễn phân bố dân cư, phát triển kinh tế - xã hội của Huyện

PHẦN TƯ LIỆU CHO HỌC SINH

BÀI ĐỌC THAM KHẢO
HUYỆN CẦN GIỜ

I. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ KHAI PHÁ VÀ XÂY DỰNG HUYỆN CẦN GIỜ

 Lịch sử vùng đất Cần Giờ gắn liền với lịch sử 300 năm Sài Gòn – Tp. Hồ Chí Minh. Mảnh đất Rừng Sác Cần Giờ là một trong những nơi đặt chân sớm nhất của người Việt đi khai khẩn phương Nam. Cần Giờ là nơi chứng kiến bao sự kiện lịch sử bi hùng của đất nước: nơi Gia Long “tẩu quốc” bị quân Tây Sơn đánh bại ở “Thất Kỳ Giang”, nơi tàu chiến nước Pháp đầu tiên vào xâm chiếm Nam Bộ, một trong những địa bàn hoạt động của Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định, là căn cứ kháng chiến của Việt Minh, của quân Bình Xuyên trong thời kỳ chống thực dân Pháp, của đoàn 10 anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ …Cùng với việc hình thành các cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy sản và khai thác các nguồn lợi thiên nhiên thông qua các hoạt động nông, lâm, diêm nghiệp, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nơi đây cũng ngày một phong phú, đa dạng, mang dấu ấn vừa chung lại vừa rất riêng với những tập tục mang đậm bản sắc dân tộc, và tiêu biểu là lễ hội Nghinh Ông hằng năm vào rằm tháng tám, thờ cúng thần Nông, thờ người có công với làng, với nước. Cùng với các lễ hội là các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thơ ca, hò vè mang đậm màu sắc dân gian truyền thống.



1. CẦN GIỜ THỜI SƠ SỬ

- Trong Chân Lạp phong thổ ký (ký sự của Châu Đạt Quan) có viết khi qua vùng biển Cần Giờ như sau: “Ở đấy, nhờ thuận gió, trong vòng 15 ngày ta có thể đến trấn Châu Bồ (vùng Vũng Tàu hay Bà Rịa)… nhìn lên bờ chúng tôi thấy toàn là cây mây cao vút, cổ thụ, cát vàng, lau sậy trắng…”

- Trong Phủ biên tạp lục (của Lê Quý Đôn) cũng nói đúng như vậy” “Đất Đồng Nai thuộc phủ Gia Định, từ các cửa biển lớn và nhỏ, cửa Cần Giờ, cửa Soài Rạp đi vào (tức địa bàn huyện Cần Giờ ngày nay) toàn là những đám rừng hoang vu cỏ rậm, mỗi đám rừng có thể rộng hơn nghìn dặm ”. Như vậy, địa danh Soài Rạp và Cần Giờ đã là những cửa biển quen thuộc mà nhiều truyện cổ xưa đã có nhắc tới.

2. CẦN GIỜ LỊCH SỬ ĐẤU TRANH VÀ PHÁT TRIỂN

a. Từ năm 1698 đến 1930

- Từ năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền nam để đặt phủ, huyện… khi ấy địa bàn Cần Giờ thuộc phủ Gia Định, dinh Phiên trấn, Huyện Tân Bình, lúc này Cần Giờ chưa chia thành phường, ấp, xã, thôn vì địa bàn còn hoang vu lầy lội, không thuận tiện để trồng lúa. Có lẽ khi ấy chỉ có binh lính giữ gìn cửa biển, viên chức thu thuế ở đồn tuần và một số ít dân buôn bán, một số dân chài đánh bắt cá gần bờ biển cùng một số ít dân nữa đã bắt đầu trồng trọt trên dải đất cao ráo khá phì nhiêu, kéo dài suốt từ bờ biển Cần Giờ tới cửa Đồng Tranh… Như vậy, ngay từ thế kỉ XVII, cửa biển Cấn Giờ trở thành cửa biển quan trọng cả về mặt thương nghiệp lẫn quân sự. Thuyền buôn từ các nước Trung Hoa, Tây Dương, Nhật Bản, Bồ Đà… tới cù lao Phố ở Biên Hòa hay tới Sài Gòn – Bến Nghé ở thủ phủ Gia Định đều phải vào qua cửa biển Cần Giờ. Về quân sự Cần Giờ luôn được bố phòng cẩn mật. Hai bên bờ phía Vũng Tàu cũng như phía Cần Giờ đều có đồn lũy đặt súng đại bác chĩa xuống lòng sông và cửa biển… Về phương diện phân thiết hành chánh, suốt từ năm 1698 đến 1808 đã có nhiều thay đổi , cả ranh giới lẫn địa phận và địa danh. Huyện Cần Giờ được xác định thuộc Tổng Bình Dương, huyện Tân Bình, Dinh Phiên Trấn, phủ Gia Định, gồm các thôn xã: Bình Khánh thôn ở xứ Soài Rạp, Cần Thạnh thôn ở xứ Cần Giờ, Đông Hòa thôn và Long Thạnh thôn ở xứ Đồng Tranh và Lý Nhơn xã…

- Hải cảng Cần Giờ rộng 5 dặm… (1 dặm = 1609,44 mét), khi nước lên sâu 11 tầm (1 tầm = khoảng 2,6 mét), nước xuống sâu 9 tầm, cách phía đông trấn 142 dặm rưỡi, có đạo Cần Giờ đóng giữ, chợ phố trù mật, dân theo nghề làm cá. Trong cảng sâu rộng yên ổn, thường ngày có thuyền buôn ra vào, làm chỗ hải hội rất đông đúc cho thành Gia Định, không đâu sánh được.

- Sau khi thất bại đánh chiếm Đà Nẵng. Ngày 17/2/1859, quân Pháp công hãm thành Gia Định sau khi phá được 12 đồn binh và 3 tàu chiến dọc tuyến phòng thủ từ cửa biển Cần Giờ và dọc hai bên sông Lòng Tàu. Trên địa bàn Cần Giờ lúc ấy, mặc dù quân canh phòng còn ít và vũ khí thô sơ, lạc hậu, nhưng được sự hưởng ứng của nhân dân, các đồn phòng thủ ở ven sông cũng đã giao tranh quyết liệt với tàu chiến và quân Pháp, làm chậm bước tiến của chúng gần 3 ngày sau khi lực lượng canh phòng cửa biển Cần Giờ và pháo đài Phước Thắng bị thất thủ…

- Vùng đất Lý Nhơn, Đồng Hòa, Cần Giờ nằm kề trung tâm kháng chiến Tân Hòa – Gò Công của Trương Định. Vàm sông Soài Rạp và Đầm Trôm là nơi tiếp nhận vũ khí, phương tiện, lương thực từ miền ngoài và từ Bến Tre chuyển đến cho chiến khu của nghĩa quân Trương Định. Đặc biệt xã Lý Nhơn là nơi có phong trào gia nhập nghĩa quân của Trương Định và là hậu phương đóng góp lương thực, dụng cụ cho cuộc kháng chiến…

- Tổ chức Thiên địa hội lan đến vùng dân cư hẻo lánh của rừng Sác vào cuối thế kỉ XIX ở Thạnh An, Lỳ Nhơn, Cần Thạnh, Đồng Hòa, Long Thạnh, Bình Khánh… Tuy nhiên, kết quả hoạt động của các Hội kín không nhiều, liên kết phong trào không đều khắp, mục tiêu chưa rõ ràng, chưa có sức thuyết phục cao, năng lực hoạt động chưa đủ tầm cỡ chống lại bộ máy cai trị của Pháp và tay sai nên phong trào dần bị xóa gần như trắng, toàn vùng rừng Sác – Cần Giờ lại chìm trong cảnh tối tăm, uất hận và chờ cơ hội bộc phát…



b. Từ năm 1930 đến năm 1945

- Những người cộng sản hoạt động truyền bá tư tưởng cách mạng đến rừng Sác – Cần Giờ là các đồng chí Trần Văn Cứ và Hồ Trí Tâm. Các xã ở phía Nam Cần Giờ chịu sự lãnh đạo của Xứ ủy Bà Rịa – Vũng Tàu. Các xã phía Bắc Cần Giờ thì bắt liên lạc với Sài Gòn và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của huyện ủy Nhà Bè, trực thuộc tỉnh ủy Gia Định, các khái niệm về đấu tranh tự do, ấm no, độc lập, dân chủ từng bước thâm nhập vào lòng người dân rừng Sác – Cần Giờ. Đất rừng Sác – Cần Giờ trở thành nơi cưu mang những người chiến sĩ cách mạng về ẩn náu, hoạt động tuyên truyền, xây dựng những nhân tố tích cực nhất của phong trào cách mạng sau này.

- Trong cách mạng tháng Tám, khi khởi nghĩa nổ ra ở Sài Gòn ngày 25/8/1945, tại xã Bình Khánh cũng đã hưởng ứng kịp thời. Các đoàn Thanh niên tiền phong đã nổi dậy xông vào đồn bót quân Nhật và tay sai, cờ đỏ sao vàng tung bay khắp xã và cuộc khởi nghĩa nhanh chóng giành thắng lợi. Ngày 26/8/1945, Trần Văn Lịch lãnh đạo nhân dân xã Tam Thôn Hiệp nổi dậy đánh bật bót Nhật ở Đá Hàn, Ba Giồng, giành chính quyền về tay Việt Minh, sau đó tổ chức đưa hơn 300 người đi ghe, thuyền kéo về Sài Gòn dự mít tinh mừng độc lập. Tại xã An Thới Đông, ngày 27/8/1945 ông Lê Văn Phục nổi mõ, đánh trống tại nhà hội họp dân làng, giải tán hội tề, trừng trị những tên gian ác có nợ máu với nhân dân, thành lập chính quyền mới… Ở Lý Nhơn, ngày 25/8/1945, đồng chí Dương Văn Tấn đã lãnh đạo khởi nghĩa thắng lợi, bắt gọn bọn hội tề, cảnh cáo, kể tội trước mặt nhân dân, đốt hết các giấy tờ cầm cố, mua bán ruộng đất, thành lập chính quyền cách mạng…. Các xã Cần Thạnh, Long Thạnh, Đồng Hòa được lãnh đạo từ một trung tâm tại Cần Thạnh, các lực lượng Thanh niên tiền phong và nhân dân nổi dậy giành chính quyền và thành lập chính quyền mới vào chiều ngày 1/9/1945

- Cuối tháng 11/1945, quân Pháp trở lại xâm lược Sài Gòn, rừng Sác – Cần Giờ trở thành căn cứ kháng chiến quan trọng của vùng phía Nam thành phố, nhân dân rừng Sác – Cần Giờ tham gia cùng với lực lượng Bình Xuyên, lực lượng của Dương Văn Dương, lực lượng Mai Văn Vĩnh chiến đấu chống thực dân Pháp bảo vệ quê hương ngay trên đất của mình. Bên cạnh hoạt động của các đơn vị du kích địa phương của các xã, bộ đội chủ lực ở rừng Sác ngày càng phát triển với nhiều binh chủng khác nhau, vũ khí, phương tiện hoạt động ngày càng nhiều, đủ sức để tổ chức những trận đánh lớn, đem lại hiệu quả thiết thực như các trận: trận đánh tập kích 2 tàu chiến Mĩ đậu ở cảng Sài Gòn là “Stic-ken” và “An-đớc-xơn” vào đêm 19/3/1950 của Trung đoàn 300 tàu trên sông Lòng Tàu. Trận đánh chìm tàu vận tải quân sự Saint Louberie trọng tải 70000 tấn ngày 26/3/1950 trên đường từ Cần Giờ vào cảng Sài Gòn.

- Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, chúng ta không thể tính được có bao nhiêu gương hy sinh anh dũng với những chiến công đã lập trên mãnh đất rừng Sác (Cần Giờ). Đặc biệt gương hy sinh và những chiến công thầm lặng nhưng rất đổi tự hào của đồng bào, đồng chí vô danh… Chín năm đó không chỉ có những ông lão bán dưa hay ông già kiếm củi đã liều mình cứu thoát hàng trăm cán bộ chiến sĩ ta trong vòng vây của địch, cũng không phải chỉ một ông Năm Phận với bầy chó săn ròng rã tháng ngày trong rừng sâu săn thú nuôi bộ đội mà còn rất nhiều tấm gương đầy tình quân dân son sắt. Cần Giờ có không ít bà mẹ như má Tám ở An Thới Đông, ngày ngày đốn lá dừa nước đem bán lấy tiền mua gạo nuôi bộ đội. Những tấm lòng ấy đều có thể thấy ở các má xã Tam Thôn Hiệp, Cần Thạnh, Long Thạnh, Đồng Hoà, Lý Nhơn… Đây chính là sức mạnh ban đầu của chiến tranh nhân dân…

c. Từ năm 1945 đến năm 1975

- Sau Hiệp định Giơ–ne–vơ, chính quyền Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn chia cắt, phân bố lại ranh giới hành chánh ở Cần Giờ, gây ra nhiều xáo trộn. Hai tổng An Thít và Cần Giờ đang thuộc tỉnh Gia Định hợp thành quận Cần Giờ thuộc tỉnh Phước Tuy (nhập lại từ hai tỉnh Bà Rịa và Vũng Tàu).

- Chính quyền Sài Gòn cho cũng cố các đồn bót cũ của Pháp, đưa lực lượng xuống trú đóng và thành lập các đơn vị bảo an, dân vệ trên khắp các xã của Cần Giờ, đồng thời tiến hành các cuộc hành quân càn quét để tìm diệt chủ lực của ta và gom dân ấp chiến lược để bình định nông thôn, đưa máy chém (luật 10/59) đến Bình Khánh, An Thới Đông… gây cho cách mạng ta nhiều tổn thất. Trong những năm tháng ác liệt, đầy gian khổ hy sinh này, nhờ sự đùm bọc, tin yêu của nhân dân Cần Giờ đã giúp cho phong trào cách mạng vẫn trụ vững được…

- Năm 1962, Trung ương cục nhận thấy Cần Giờ là một địa bàn chiến lược hiểm trở, có mạng lưới rừng sình lầy và sông rạch chằng chịt, có phong trào cách mạng của quần chúng vững chắc, nên đã chọn đây là một trong những căn cứ tiếp nhận và vận chuyển hàng chiến lược từ Bắc vào Nam. Cuối năm 1962, chuyến tàu không số đầu tiên cập bến thành công tại Đầm Bui (Xã Lý Nhơn), tàu có trọng tải 90 tấn, mang 50 tấn hàng là súng trường Liên Xô và đạn do trung uý Võ Kim Toàn là thuyền trưởng (khởi hành từ Đồ Sơn). Những năm sau đó, hơn 120 chuyến tàu đã lần lượt cập bến tại Đầm Bui, Mũi Nai, Lý Trung, Doi Hồ (xã Lý Nhơn), hệ thống kho hàng cũng được thiết lập dưới tán rừng tại khu vực Hào Võ, từ đó vận chuyển đi Thị Vải về miền Đông…

- Năm 1963, Bộ Tổng tham mưu chính quyền Sài Gòn quyết định đổi “Biệt khu rừng Sác” thành “Đặc khu rừng Sác”. Về mặt lãnh thổ đặc khu này chịu sự chỉ huy của Bộ chỉ huy hành quân Quân khu 3 nguỵ. Về hành quân tác chiến thì trực thuộc sự chỉ huy hành quân của Bộ Tư lệnh Hải quân nguỵ. Địch tăng cường hệ thống bố phòng ở khu vực Cần Giờ với những phương tiện kĩ thuật ưu tiên hơn trước cả về quân số lẫn tàu chiến và vũ khí để giữ cho được các ấp chiến lược ở trung tâm Cần Giờ và Quảng Xuyên, đồng thời tăng cường các cuộc càn quét để thực hiện “tìm diệt” và “bình định”. Lính nguỵ của Đặc khu rừng Sác có phù hiệu riêng in hình con cá sấu màu đen xám đang ngoác miệng, nhe răng hung dữ nổi bậc giữa màu xanh đậm tượng trưng cho cây cỏ rừng Sác. Về trang bị, Bộ chỉ huy đặc khu được ưu tiên bố trí một phi đội máy bay lên thẳng trực chiến, cùng hàng chục “bobo” và hàng chục tàu há mồm loại “LOM”, một số tàu quét lôi, ngoài ra còn có 4 trận địa pháo 155 ly và 105 ly đặt tại Nhà Bè, Phước Khánh, Tam Thôn Hiệp, Tân Thạnh sẵn sàng chi viện cho các nơi bất cứ lúc nào…

- Đi đôi với các biện pháp tìm diệt, bình định, Mĩ và tay sai còn ngang nhiên cho máy bay rãi các loại chất độc hoá học (có đợt rãi liên tục 13 ngày liền) trắng trợn vi phạm công ước quốc tế, khiến cho những cây rừng ngập mặn ở Cần Giờ như cây bần, cây đước, cây mắm, cây vẹt, chà là… vốn mọc dày đặc trên 65 ngàn héc ta dần dần bị tàn lụi bởi chất độc huỷ diệt…

- Để đối phó với âm mưu thủ đoạn của địch, yêu cầu chiến trường có những chuyển biến mới, đòi hỏi phải có sự phát triển chiến lược đúng với tầm vóc của nó. Bộ Chỉ huy Miền đã quyết định thành lập Khu Quân sự đặc biệt ở rừng Sác để khống chế cửa ngõ số một dẫn vào Sài Gòn. Tháng 4/1966, đồng chí Lương Văn Nho (Hai Nhã) được Bộ Chỉ huy Miền trực tiếp giao nhiệm vụ thành lập một Đặc khu Quân sự phía đông nam Sài Gòn lấy tên là T.10, sau đổi thành Đoàn 10. Lực lượng Đoàn 10 gồm hơn 1000 đồng chí chia thành 9 đơn vị: 02 đơn vị thuỷ; 01 đơn vị cối 82 và ĐKZ-75, ĐK-57; 01 đơn vị cao xạ 12 ly 7, 12 ly 8 và thượng liên Đức; 01 đơn vị bộ binh; 01 đơn vị trinh sát; 01 đơn vị vận tải hàng chiến lược; 01 đơn vị quân y và 03 cơ quan: tham mưu, chính trị, hậu cần… Đặc khu rừng Sác của ta là một tổ chức quân sự, một căn cứ cách mạng nằm trong thế bị bao vây “cài răng lược” với địch trên vùng sát nách Sài Gòn. Trong điều kiện như vậy, Đặc khu rừng Sác của ta có các nhiệm vụ: Xây dựng thành một khu căn cứ bàn đạp vững chắc, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang của Khu đứng vững và luôn tấn công được địch trong mọi tình huống. Chiến đấu bằng mọi cách trên hệ thống sông rạch mà chủ yếu là sông Lòng Tàu để phá huỷ và tiêu diệt nhiều sinh lực cùng phương tiện chiến tranh của địch; Kết hợp chặt chẽ với tổ chức Đảng, chính quyền các cấp ở địa phương, tiến hành công tác quần chúng, xây dựng cơ sở hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị và binh vận để tạo điều kiện phát triển phong trào chiến tranh du kích trong toàn dân; Bảo vệ an toàn hành lang vận chuyển của ta. Về sau, do tình hình thực tế đòi hỏi, các nhiệm vụ trên được bổ sung thêm, mở rộng và xác định lại cụ thể hơn: Đảm nhiệm một hướng tiến công vào cơ quan đầu não, sào huyệt cuối cùng của địch; đánh các cảng quân sự, các kho tàng chiến lược, tích cực hơn trong công tác hỗ trợ phong trào cách mạng địa phương diệt ác phá kềm, xây dựng lực lượng bán vũ trang.

- Những trận đánh nổi tiếng của quân dân rừng Sác – Cần Giờ: Trận đánh chìm tàu vận tải Baton Rugiơ Víchtori 10.000 tấn, bằng thuỷ lôi KB (thuỷ lôi sừng chạm mỗi trái nặng 1.075kg) sáng ngày 23/8/1966; trận đánh ngày 1/11/1966, ngày quốc khánh của chính quyền Sài Gòn của một khẩu đội pháo Đoàn 10 (Tiểu đoàn Bình Tân) bí mật đưa vào Thủ Đức bắn 24 quả vào nơi tổ chức quốc khánh tại khu vực Nhà thờ Đức Bà, nơi có khán đài (dài 40 mét, cao 2 mét, 6 bậc thang) và rút lui an toàn về căn cứ rừng Sác… Trận đánh kho bom Thành Tuy Hạ liên tiếp trong hai ngày 11 và 12/11/1972 của đại đội 32 Đoàn 10, trận đánh kho xăng Nhà Bè ngày 3/12/1973 thiêu huỷ 140 triệu lít xăng dầu gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề…

- Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, tại Cần Giờ, lúc 10 giờ sáng ngày 30/4/1975, lực lượng vũ trang huyện Duyên hải tiến vào tiếp thu quận lỵ, thiết lập chính quyền cách mạng của nhân dân, tuyên bố xoá bỏ chi khu Cần Giờ không tốn một viên đạn, Cần Giờ được giải phóng.

- Những tổn thất sau chiến tranh của Cần Giờ: Hứng chịu gần 4 triệu lít chất độc hoá học khai hoang rừng Sác, bình quân mỗi người dân nơi đây hứng chịu 166,6 lít (dân số toàn huyện lúc ấy gần 24.000 người); 754 liệt sĩ, chưa kể những liệt sĩ vô danh không thống kê được và không truy tìm được hài cốt; 468 thương binh, bệnh binh, thương tích di chứng chiến tranh; 397 gia đình có công giúp đỡ cách mạng; 2.786 người tham gia bộ đội, du kích, dân công tiếp tế hoặc tham gia vận chuyển vũ khí, lương thực cho cách mạng, 470 nạn nhân chất độc màu da cam trong tổng số gần 24.000 dân; hàng ngàn người dân vô tội bỏ mình trong chiến tranh; toàn huyện có 30 bà mẹ Việt Nam anh hùng; 02 xã được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang là xã Lý Nhơn và Cần Thạnh. Huyện Cần Giờ được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân…


c. Từ năm 1975 đến nay

Trước 30-4-1975, Cần Giờ chỉ là căn cứ quân sự tiền tiêu của địch, canh phòng cho đường thủy huyết mạch từ Biển Đông vào cảng Sài Gòn. Xung quanh đồn bốt địch là những vùng dân cư nghèo nàn, lạc hậu, bị chà xát bởi các cuộc hành quân bố ráp. Hơn hai triệu tấn bom đạn, hơn bốn triệu lít chất độc hóa học đã biến rừng ngập mặn thành bình địa trơ trụi, hệ sinh thái môi trường bị biến đổi nghiêm trọng.

Sau 30-4-1975 Đảng bộ và nhân dân Duyên Hải bắt tay vào khôi phục và xây dựng kinh tế xã hội. Đảng bộ huyện Duyên Hải ban đầu với 9 chi bộ và hơn 80 Đảng viên đã đối mặt ngay với nạn đói, nạn dốt và phải gấp rút tìm, giải quyết công ăn việc làm, học hành, chữa bệnh cho gần 24.000 dân trong huyện.

Đảng bộ Cần Giờ đã vững tay chèo, lãnh đạo nhân dân khai thác tiềm năng, tiềm lực sẵn có, cộng với sự hỗ trợ từ thành phố và Trung ương, từng bước khôi phục, xây dựng và phát triển Cần Giờ trở thành Huyện có kinh tế ổn định và tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế ngày càng chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với trọng tâm hướng vào phát triển du lịch sinh thái, khai thác tiềm năng kinh tế biển, hình thành rõ nét thế mạnh theo cơ cấu kinh tế ngư – nông – lâm – dịch vụ.

Những gì mà Cần Giờ đạt được trong hơn 40 năm qua “là kết quả của quá trình phấn đấu kiên trì, là kết tinh của trí tuệ, phẩm chất, khí phách của Đảng bộ và nhân dân Huyện Cần Giờ. Những kết quả đó không chỉ đánh dấu chặng đường phát triển mới của Huyện mà còn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển trong những năm tiếp theo”.

II. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN HUYỆN CẦN GIỜ

1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Huyện Cần Giờ có 6 xã gồm: Long Hòa, Thạnh An, Tam Thôn Hiệp, Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn. Từ tháng 4/2004 Cần Thạnh được chính thức công nhận là thị trấn.

Phía Đông tiếp giáp với tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu. Tây giáp với tỉnh Long An,tỉnh Tiền Giang. Bắc giáp với huyện Nhà Bè. Nam giáp với biển Đông.

Tổng diện tích tự nhiên huyện Cần Giờ là 71.361 ha chiếm 1/3 diện tích thành phố, Dân số: Có trên 80.000 dân, khoảng 50% ở độ tuổi lao động, trong đó trên 38% sinh sống chủ yếu bằng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Trên diện tích Cần Giờ có khoảng 35.286,53 ha rừng ngập mặn, trên 22.000 ha mặt nước sông rạch, 7.200 ha đất nuôi trồng thủy sản, 1.300 ha đất làm muối, 3.600 ha đất sản xuất nông nghiệp, khoảng 1.000 ha đất chưa sử dụng.



2. ĐỊA HÌNH THỔ NHƯỠNG

Rừng Ngập mặn Cần Giờ do đất phù sa bồi tụ, mặt đất không thật bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Ở trung tâm hình thành các lòng chảo cao -0,5m - +0,5m. Ngoài dòng cát ven biển Cần Giờ, còn có núi Giồng Chùa (cao 10,1m) và một số gò đất hoặc cồn cát rải rác cao từ  1 - 2m. Từ các thế đất khác nhau, nên độ ngập triều, độ mặn, phèn, tính chất lý-hóa cũng khác nhau.



3. KHÍ HẬU THUỶ VĂN

Khí hậu: rừng ngập mặn Cần Giờ mang đặc tính nóng ẩm và chịu chi phối của qui luật gió mùa cận xích đạo với 2 mùa nắng và mưa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ cao và ổn định. Cần Giờ là huyện có lượng mưa thấp nhất TP Hồ Chí Minh (130mm/tháng). Chế độ gió : Có hai hướng gió chính trong năm là Tây và Tây Nam từ tháng 5 - 10 DL và Bắc Đông Bắc từ tháng 11 - 4 AL năm sau.

Đặc tính thủy văn: Hệ thống sông ngòi ở huyện Cần Giờ chằng chịt. Diện tích sông rạch là 22.161 ha chiếm 21,27% diện tích toàn huyện. Chế độ thủy triều : Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trong vùng chế độ bán nhật triều, không đều 2 lần nước lớn và hai lần nước ròng trong ngày.



4. THỰC VẬT

Có 159 loài thực vật với nhiều loài cây, chủ yếu là đước đôi, bần trắng, mấm trắng, các quần hợp đước đôi - bần trắng cùng xu ổi, trang, đưng v.v… và các loại nước lợ như bần chua, ô rô, dừa lá, ráng, v.v…

Khu hệ động vật thủy sinh không xương sống với trên 700 loài, khu hệ cá trên 130 loài, khu hệ động vật có xương sống có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát, 4 loài có vú. Trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam như: tắc kè, kỳ đà nước, trăn đất, trăn gấm, rắn cạp nong , rắn hổ mang , rắn hổ chúa , vích , cá sấu hoa cà … Khu hệ chim có khoảng 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ. Trong đó có 51 loài chim nước và 79 loài không phải chim nước sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau.

5. THỰC TRẠNG CỦA RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

a. TRƯỚC VÀ SAU CHIẾN TRANH

Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm gọn trong huyện Cần Giờ về phía Đông Nam TP Hồ Chí Minh. Đây là vùng đất phù sa bồi tụ nằm ở cửa sông lớn thuộc hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ.

Cần Giờ trước kia có một diện tích Rừng ngập mặn rất lớn, đa dạng về thực vật động vật (đặc biệt là cá Sấu, chim cò, heo rừng...) là nơi cung cấp gỗ, củi, thủy sản quan trọng cho thành phố Sài Gòn xưa, nhưng vào những năm chiến tranh trước 1975 rừng đã bị bom đạn và thuốc khai quang rải xuống nhiều lần, vì đây là căn cứ địa kháng chiến. Cộng với nạn phá rừng bừa bãi nên Rừng ngập mặn Cần Giờ bị hủy diệt hoàn toàn và gần như trở thành các bãi hoang, trảng trống, lùm cây bụi. Các loại động vật rừng ngập mặn, các loài chim và các loài tôm cá cũng dần biến mất.

b. THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG KHÔI PHỤC RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ.

Ngay sau khi huyện đảo Cần Giờ được Trung ương chuyển giao từ tỉnh Đồng Nai về TP.HCM (28/02/1978). Đảng bộ và chính quyền thành phố đã huy động sức người sức của, quyết tâm phục hồi lại hệ sinh thái Rừng ngập mặn.

Mục tiêu phục hồi rừng ngập mặn nhằm cải thiện môi trường, cảnh quan cho Cần Giờ và thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các loài động thực vật, tôm, cá đặc sản…

Trãi qua 35 năm, đất rừng Cần Giờ đang trống trải, cây bụi mọc lưa thưa đã trở thành cánh rừng bạt ngàn xanh tốt, xứng đáng là “lá phổi xanh” của TP Hồ Chí Minh và cả nước.

Ngày 21 tháng 01 năm 2000 Rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận là “Khu Dự trữ Sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ” đầu tiên của Việt nam, nằm trong hệ thống Khu Dự trữ sinh quyển của Thế giới.

Rừng ngập mặn cần giờ là một địa điểm du lịch sinh thái lý tưởng.

Rừng ngập mặn Cần Giờ là phòng thí nghiệm to lớn phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học về hệ sinh thái đặc biệt này.

Các nhà khoa học trong và ngoài nước sau khi đi tham quan thực địa cũng đã đánh giá “rừng ngập mặn Cần Giờ là một trong những khu rừng mới được phục hồi đẹp nhất Đông Nam Á”.



6. VAI TRÒ CỦA RỪNG NGẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

a. VAI TRÒ CỦA RỪNG NGẬP MẶN VỚI ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ NGÀNH KINH TẾ THUỶ SẢN CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Rừng ngập mặn không chỉ là nơi cư trú mà còn là nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng, hỗ trợ cho sự tồn tại và phát triển phong phú của các quần thể sinh vật cửa sông ven biển, đồng thời là nơi duy trì đa dạng sinh học cho biển.

Theo quy luật tự nhiên, thực vật ngập mặn phát triển ở nơi giao nhau giữa sông và biển, nơi thường xuyên có sự biến đổi mực nước, độ mặn cũng như môi trường theo thay đổi của thủy triều. Do đó, động thực vật ở đây đa dạng, phong phú, vừa sống được dưới nước, vừa sống được trên cạn, lại thích nghi với môi trường nước lợ. Nhiều loài cá đều trải qua một phần thời gian sinh trưởng  trong vòng đời của mình ở rừng ngập mặn. Những loài giáp xác như tôm, cua sinh ra ở biển khơi, ấu trùng của chúng được dòng chảy trong đại dương đưa chúng vào rừng ngập mặn, nơi đây chúng sinh trưởng đến lúc sinh sản chúng lại di cư trở lại ở vùng nước sâu để đẻ. Nhiều loài chim đến rừng ngập mặn theo mùa để kiếm ăn hoặc trú ẩn và có thể hình thành các đàn lớn. Mất đi rừng ngập mặn cũng đồng nghĩa với việc mất đi nguồn sống của bà con ngư dân đánh bắt hải sản ven bờ.

b. VAI TRÒ CỦA RỪNG NGẬP MẶN VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Rừng ngập mặn còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, hạn chế bão lũ, triều cường.  Rừng ngập mặn có khả năng hạn chế xâm nhập mặn và bảo vệ nước ngầm. Hệ rễ cây chằng chịt trên mặt đất làm giảm cường độ của sóng nên hạn chế dòng chảy vào nội địa khi triều cường. Khi mực nước biển dâng cao, chúng ta phải đối diện với nguy cơ mất đất ở, đất sản xuất, đồng thời nước ngầm cũng sẽ bị nhiễm mặn. Trong khi đó, rừng ngập mặn lại có khả năng giữ và cố định vật chất lơ lửng, phù sa, từ đó sẽ tạo nên một vùng đất mới. Nhờ có hệ rễ dày đặc trên mặt đất, cây rừng ngập mặn còn góp phần vào việc giảm tốc độ dòng chảy của thuỷ triều, giảm sự xói lở do sóng biển gây ra. Hạt nảy mầm khi còn ở trên cây, mầm rơi xuống nước và trôi đến chỗ cạn, nếu gặp điều kiện thuận lợi cho hệ rễ phát triển thì nơi đó bắt đầu cho sự hình thành một hòn đảo mới. Nhờ cây con, quả, hạt  có khả năng sống dài ngày trong nước cho nên cây ngập mặn có thể phát tán rộng vào đất liền. Nước biển dâng đến đâu thì cây mọc đến đó.

Rừng ngập mặn có thể được xem như “vị cứu tinh” của con người khi mực nước biển dâng cao. Vấn đề đặt ra là hiện nay là làm thế nào để bảo vệ, khôi phục và trồng lại những khu rừng ngập mặn đã bị tàn phá, tiếp tục mở rộng diện tích trồng rừng mới vẫn đang là bài toán khó. Vì lợi ích kinh tế, vì kế sinh nhai, rừng vẫn có thể bị chặt phá nếu không được trông coi, giám sát chặt chẽ.

Việc khôi phục và phát triển rừng ngập mặn là vấn đề hết sức cấp thiết và bảo vệ môi trường ven biển bền vững. Tuy nhiên, việc khôi phục và trồng lại những khu rừng ngập mặn là vô cùng khó khăn, tốn kém. Nhưng với quyết tâm cao, những khó khăn trở ngại từ nhận thức của người dân đến công tác chỉ đạo, triển khai, tuyên truyền, vận động trồng và bảo vệ rừng sẽ được tháo gỡ và dự án sẽ phát huy tác dụng nhiều mặt,  đặc biệt là phòng ngừa thảm họa thiên tai.



c. VAI TRÒ THEN CHỐT CỦA RỪNG NGẬP MẶN

Cơ chế

- Làm chậm dòng chảy và phát tán rộng nước triều(nhờ hệ thống rể, trụ mầm, cây con)

- Làm giảm độ cao của sóng khi triều cường. Cản sóng (rễ, thân, tán).

- Hạn chế tác hại sóng thần và bão lớn.

- Làm sạch môi trường khi có lũ lụt, sạt lở đất.

- Vai trò trong chu trình Cacbon: Rừng ngập mặn có tán rộng, hấp thu lượng lớn cacbon, tích lũy cacbon trong đất.

- Hạn chế xâm nhập mặn và bảo vệ nước ngầm (hạn chế dòng chảy, giữ lớp phèn tiềm tàng ở sâu đất không bị phèn hóa, giảm bóc hơi nước, lượng muối thấp).

- Rừng ngập mặn làm tăng đa dạng sinh học: bảo vệ các loài động vật, nơi cung cấp thức ăn cho con người.

- Tích lũy phù sa (rễ)

- Rừng ngập mặn làm giảm năng lượng sóng khi triều cường.



+ Một đai rừng mắm rộng 50 m đủ để giảm sóng cao 1 m xuống còn ít hơn 0,3 m

+ Để giảm toàn bộ năng lượng sóng cao 1 m, cần có một đai rừng ngập mặn rộng 150 m (Malaixia)

+ Rừng ngập mặn 5-6 tuổi, rộng 1500 m, giảm sóng cao trung bình 1 m xuống còn không hơn 0,05 m khi đến bìa rừng phía đất liền

+ Chiều cao sóng sẽ vẫn còn 0,75 m nếu không có rừng ngập mặn trải ngang qua bãi bùn một dãi 1.500 m (Việt Nam)

Vai trò chủ yếu của rừng ngập mặn đối với môi trường tự nhiên vùng ven bờ và vùng biển tiếp giáp

- Rừng ngập mặn góp phần bảo vệ đê biển trong các cơn bão lớn.

- Rừng ngập mặn và sóng thần: rừng ngập mặn làm giảm tác hại do sóng thần gây ra.

- Rừng ngập mặn giữ và phân hủy các chất rắn

- Rừng ngập mặn làm giảm khí CO2 gây hiệu ứng nóng lên toàn cầu và nước biển dâng.

- Rừng ngập mặn làm sạch bùn, chất thải trong nước, bảo vệ rạn san hô và thảm cỏ biển.

- Rừng ngập mặn là nơi nuôi dưỡng, bảo vệ tôm và cua bố mẹ.

- Phục hồi rừng ngập mặn cuộc sống người dân ven biển được cải thiện.



- Mô hình ao nuôi tôm cải tiến, vẫn giữ được rừng ngập mặn (mô hình nông lâm kết hợp)



Каталог: sites -> default -> files -> pdf
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 242.31 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương