LớP 9 chuyêN ĐỀ BỒi dưỠng học sinh giỏi têN chuyêN ĐỀ: phân tích cái hay của một số biện pháp nghệ thuật tu từ trong thơ VĂn trữ TÌNH



tải về 38.13 Kb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu21.09.2022
Kích38.13 Kb.
#53240
  1   2   3   4   5   6   7
CHUYÊN ĐỀ BDHSG


LỚP 9 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
TÊN CHUYÊN ĐỀ: PHÂN TÍCH CÁI HAY CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TU TỪ TRONG THƠ VĂN TRỮ TÌNH
I. MỤC TIÊU
a. Kiến thức.
- Nắm được các biện pháp nghệ thuật tu từ trong thơ văn trữ tình.
- Vận dụng kiến thức đã học phân tích cái hay của các biện pháp nghệ thuật tu từ.
b. Kĩ năng
- Nhận diện được các biện pháp nghệ thuật tu từ trong thơ văn trữ tình.
- Kĩ năng phân tích các biện pháp tu từ.
II. NỘI DUNG:
A. LÝ THUYẾT
 Các biện pháp nghệ thuật tu từ
1. So sánh
So sánh là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2. Nhân hoá
Nhân hoá là gọi hoặc tả nhân vật cây cối, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới đồ vật, cây cối, loài vật... trở nên gần gũi với con người biểu thị được suy nghĩ tình cảm của con người
3. Ẩn dụ
Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
4. Hoán dụ
Hoán dụ là gọi tên sự vật hiện tượng bằng tên của một sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
5. Điệp từ điệp ngữ
Điệp từ, điệp ngữ là biện pháp tu từ lặp đi lặp lại có dụng ý nghệ thuật
6. Thậm xưng ( nói quá )
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
7. Chơi chữ
Chơi chữ là biện pháp khai thác hiện tượng đồng âm khác nghĩa để tạo sắc thái dí dỏm hài hước cho lời ăn tiếng nói hoặc câu văn câu thơ
8. Câu hỏi tu từ
- Tạo ấn tượng nhấn mạnh tô đậm
- Khẳng định chính kiến của người viết
 
B. BÀI TẬP
Câu 1: Phân tích biện pháp nghệ thuật tư từ được sử dụng trong hai câu thơ sau
“ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm.
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
(Quê hương - Tế Hanh)
Gợi ý:
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng : nhân hóa
- Bằng biện pháp nhân hóa tác giả không chỉ diễn tả hình ảnh con thuyền nằm im trên bến mà còn cảm thấy nó như đang lắng nghe, đang cảm nhận chất mặn mòi của biển cả. Hình ảnh con thuyền vô tri đã trở nên có hồn. Và, cũng như người dân chài, con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn của biển khơi, đó là sự vất vả nhưng tràn đầy hạnh phúc.
- Câu thơ thể hiện sự tinh tế, tài hoa và một tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người, cuộc sống lao động của quê hương.
Câu 2:  Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được dùng trong đoạn thơ sau:
Tiếng chim vách núi nhỏ dần
Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
(Trần Đăng Khoa)
Gợi ý: Đoạn thơ trên, Trần Đăng Khoa đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật sau:

tải về 38.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương