Lòng Chúa Thương Xót – 11/2015


(Lược dịch từ NewAdvent.org)



tải về 428.35 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích428.35 Kb.
#9247
1   2   3   4

(Lược dịch từ NewAdvent.org)




Gioan Long Vân, giáo xứ Nhân Hòa

Dẫu biết trước rằng ngày giờ ra đi của Giuse Mai Văn Thị là điều không sớm thì muộn cũng sẽ đến. Nhưng tôi không khỏi bàng hoàng, xúc động khi nhận được tin nhắn của Kiên vào lúc 2g25, chiều Chủ nhật ngày 04 tháng 5 năm 2015, khi đang chuẩn bị đi lễ. Kiên chuyển lại mẫu tin bằng tiếng Anh do Đinh Việt Tiến gởi từ Mỹ về, báo tin “Joseph Mai van Thi passed away at 9am Friday, 1 May 2015 in Maple Ridge, BC., Canada. Tien”. Dẫu biết rằng chuyện gì đến sẽ đến, nhưng tôi không khỏi thẩn thờ, quay quắt trong lòng giây lát khi đón nhận tin buồn này. Thị ra đi thật rồi sao? Bọn mình mới gặp nhau đây mà!

Nhớ tháng 11 năm ngoái, chính xác hơn hôm đó là sáng thứ Bảy, ngày 23, anh em cùng lớp bọn mình gặp nhau ở nhà em gái vợ Thị trên đường Tô Hiệu, Quận Tân Phú. Nhớ hôm đó có cha Lam, cha Huân, Nhi, Long (Suzuki), Tài (Noir). Kiên bận công chuyện đến muộn. Gặp lại Thị sau hai năm, tôi thấy Thị vẫn giữ nét trầm tĩnh, vô tư lộ ra ngoài dù đang mang căn bệnh nan y bên trong. Vợ Thị vui vẻ, hớn hở trò chuyện với những người bạn cùng lớp năm xưa đi tu với chồng mình. Nhớ hôm đó anh em ngồi rỉ rả vài lon 333 cùng mấy lát cá Hồi hun khói, Thị đem từ Canađa về, ôn lại những kỷ niệm thời Chủng Viện Phanxicô Thủ Đức. Nhớ hôm đó Nhi nhắc lại vai diễn “Long xích sắt”, vai chính Thị đóng trong một vở kịch tâm lý xã hội do cha Gentil Thi dàn dựng đi lưu diễn ở các giáo xứ địa phận Saigon. Ôi! Nhớ ơi là nhớ!...

Cách đây ba năm, Thị cũng đã về nước thăm thân nhân và gặp gỡ bạn bè. Lần đó anh em hội ngộ đông đủ, có cả Hiền từ Ban Mê, Đức từ Đà Lạt, Trạch từ Bảo Lộc, tại một nhà hàng mini ở quận Ba. Tối chủ nhật ngày 04 tháng Năm qua, sau khi nhận được tin nhắn của tôi, Hiền nhắn lại: “Bây giờ mới nhận được tin. Cho mình biết tên thánh của Thị để thông công cầu nguyện”. Có vẻ như còn bức xúc, lát sau Hiền gọi điện chia sẻ thêm: “May mắn năm đó tớ về Saigon gặp được Mai Văn Thị lần cuối…”. Giọng Hiền nghẹn ngào rồi im bặt.

Ngày xưa trong lớp 66 ở Chủng Viện Phanxicô, Thị thuộc hạng lớn tuổi, to con và có nhiều biệt tài: vẽ đẹp, đóng kịch hay, kể chuyện hấp dẫn. Nhớ sau những kỳ nghỉ tết và hè, vào lại chủng viện, trong 30 phút giải lao sau giờ ăn tối, tôi và một số bạn túm lại nghe Thị kể chuyện làng quê Vạn Gĩa, Ninh Hòa, Nha Trang của Thị. Một vài câu chuyện chàng ta kể pha lẫn chút tình cảm đôi lứa nhẹ nhàng, lãng mạn. Không biết người kể có thêu dệt gì không? Còn tôi thì cứ mải mê nghe cho đến khi chuông réo xếp hàng lên nhà nguyện đọc kinh tối. 1973-1974 là niên học cuối cùng của lớp chúng tôi ở chủng viện Thủ Đức. Hè năm đó bọn tôi chia tay mỗi người mỗi ngã. Một số được tuyển năm sau lên Sơ Tập Viện Đakao, một số xin giấy giới thiệu của cha giám đốc Anrê Phương chuyển qua tu dòng khác, số khác “hồi tục”.

Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, đa số anh em cùng lớp ra nước ngoài định cư. Cho đến nay rất ít anh em trong nước có điều kiện và cơ hội xuất ngoại gặp mặt anh em nước ngoài. Trái lại, cũng còn rất ít anh em hải ngoại không biết vì một lý do nào đó chưa thấy hồi hương, dù chỉ một lần thăm lại mái trường xưa, thăm cha, thầy còn sống và nhìn tận mặt những thằng bạn cũ. Riêng Thị đã ba lần từ Canada về Việtnam. Lần cuối cùng là tháng 11 năm ngoái. Cảm tưởng như lần đó Thị cố gắng theo vợ con hồi hương thăm những thân nhân và bạn bè một lần cuối, rồi trở lại và an nghỉ đời đời nơi đất khách quê người. Những ngày trước đó như có linh tính, lòng tôi áy náy, thổn thức nhiều lần. Dự định nhắn tin hỏi thăm Tài về tình trạng sức khỏe của Mai Văn Thị. Nào ngờ tin nhắn hỏi thăm tôi chưa gởi đi, thì tin buồn Kiên đã gởi tới.



Mở My Documents trong máy vi tính, ngắm nghía tấm hình vợ chồng Thị chụp với bạn bè ở Mỹ, có cha Kính từ Việt Nam, cha Huân từ Pháp, thầy phó tế Hòa từ Canađa, tôi thấy Thị vẫn ra dáng như một đại ca “Long xích sắt” ngày nào: ngông nghênh tay thọc túi quần jean, áo khoác, mũ phớt, cặp mắt kính đen. Người bạn đời xinh xắn đứng trước - giữa Thị và cha Huân (cha Huân đứng ngoài cùng, hàng trên từ phải qua). Vui vẻ, hạnh phúc như thế đó! Thế mà giờ đây Thị đã ra đi, mãi mãi xa cách những người ở lại cả trong không gian và thời gian. Ôi! Buồn ơi là buồn!...

Thị từ giã cõi thế sau hai ngày khởi đầu tháng Hoa Đức Mẹ, sau hai ngày lễ kính Thánh Cả Giuse. Nguyện xin hai Đấng cầu bầu Thiên Chúa cho linh hồn Giuse được sớm hưởng vinh phúc vĩnh cửu của Ngài trên Thiên Quốc. Nhớ Mai Văn Thị, mình gởi bạn bài thơ mới sáng tác nhân dịp tháng Hoa Đức Mẹ năm nào, thay cho nén nhang với làn hương khói vô hình quyện nỗi lòng xót xa, thương nhớ mênh mang của mình:



BÔNG HOA DÂNG MẸ
Con dâng Mẹ bông hoa đời con

Với bao khốn khổ, bao muộn phiền

Đường trần u tối con dọ dẫm

Khấn xin Mẹ ánh sao dẫn đường.


Con dâng Mẹ bông hoa tinh mơ

Cả tấm lòng con không bợn nhơ

Đường trần giăng giăng bao cạm bẫy

Khấn xin Mẹ đồng hành chở che.


Con dâng Mẹ bông hoa dạt dào

Tình con say mến nỗi khát khao

Đường trần dệt muôn vàn cám dỗ

Khấn xin Mẹ đưa đẩy vượt qua.


Con dâng Mẹ bông hoa lòng con

Với bao thổn thức, bao chờ mong

Đường trần con đi lúc lịm tắt

Khấn xin Mẹ mở lối Thiên Đàng.


Nghỉ yên trong an bình, Thị nhé! Mình và bạn bè luôn nhớ đến bạn. Nhớ Mai Văn Thị và những kỷ niệm không bao giờ quên. Nhớ bạn, trong tháng linh hồn, một lần nữa tôi nguyện xin Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót qua lời phù hộ của Đức Mẹ Maria cho bạn được thưởng cùng Đức Mẹ trên nước thiên đàng. Amen.



Maria Mỹ Ánh

CĐ LCTX Gx Hòa Bình

Ta về thôi, đường trần đâu có gì. Tóc xanh mấy mùa…” (TCS).

Có thật trần gian này đâu có gì không? Không, có rất nhiều. Từ của cải vật chất đến những mối dây chằng chịt tình cảm giữa ta và mọi người. Ta hiện hữu trên thế gian này là một món quà Thiên Chúa ban cho. Tiếng khóc chào đời của một đứa trẻ, đưa những người không ruột rà vào cùng chung một tình yêu thương: ông bà nội ngoại, chú bác cô dì. Sự hiện diện của sinh linh bé nhỏ ấy có khi lại khơi nguồn không chỉ yêu thương thôi, đôi khi còn hóa giải những mối bất hòa dai dẳng khó quên

Trong cuộc trần, từ bé đến trưởng thành, rồi đến “tóc pha sương“, bao vui buồn sướng khổ của cuộc đời, đến rồi đi. Có lúc con người cảm thấy như mình ở trọ trong chính ngôi nhà của mình. Con cái cũng chỉ ở chung với cha mẹ cho đến tuổi hôn nhân rồi có mái ấm riêng của mình. Hai ông bà ở với nhau cho đến lúc một người ra đi, một người ở lại. “Mình chỉ bước chung với nhau có một chặng đường“, Để rồi người nọ nói với người kia: “Đâu đó vượt lên trên cái đúng và cái sai có một khu vườn. Ta sẽ gặp nhau ở đó!“ (Nhà thơ Ấn Độ Rumi). Khu vườn đó ở đâu ta nào biết. Ta chỉ biết rằng mọi sự đúng sai, hạnh phúc khổ đau, được mất đã khép lại sau tiếng búa đóng đinh vang lên một cách lạnh lùng, để khép lại một đời người lẫy lừng, phú quí hay bình thường, nghèo khó. Họ có nhà cao cửa rộng hay chỉ là một mái hiên của ai đó đỡ nắng che mưa, thì cũng gói gọn trong chiếc áo cuối cùng 6, 7 tấc chiều ngang, và 2 thước chiều dài.

Tôi nay ở trọ trần gian. Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời“ (TCS). Thế thì “món quà của Chúa“ chỉ đến thế gian để ở trọ, đớn đau, mất mát thôi sao? Nước mắt là quà tặng tuyệt vời thứ hai của Chúa cũng chỉ để khóc thương ai oán sao? Không. Chắc còn nhiều điều thú vị giữa con người với con người mà người ta gọi là tình yêu: “Nếu loài người muốn tồn tại, nếu ta muốn bảo vệ thế giới và tất cả những loại hữu tình khác, tình yêu chính là câu trả lời đầu tiên và duy nhất“ (Albert Einstein). Tình yêu chỉ đẹp khi tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa, vì chính Người là nguồn mạch của tình yêu. Tình yêu ấy chỉ có cho đi, trao ban, dâng hiến, là tặng phẩm nhưng không, nên Người cũng đòi hỏi lại ở người nhận cũng phải cho đi, trao ban, dâng hiến nhưng không, cho người khác, để khi đã cho đi tất cả, mình chẳng còn gì khi về với Chúa như một cái ly rỗng, Chúa sẽ đổ đầy sự yêu thương của Người xuống đầy tràn, tràn lan, mênh mang…

Trong bức ảnh “Lòng nhân đạo dạt bờ“, phóng viên hãng tin Dogan (Thổ Nhĩ Kỳ) Ni Liiger Demir chụp bức hình em bé 3 tuổi Aylan Kurdi chết bên bờ biển. “Bức ảnh đã chạm đến trái tim, làm thay đổi trái tim, có thể thay đổi suy nghĩ và sau cùng là cả chính sách và lịch sử“ (National Geographic). Còn cô Demir “chẳng còn gì có thể làm cho cậu bé được nữa, chẳng thể nào đưa lại sự sống cho em. Đây là cách duy nhất tôi có thể truyền đi tiếng thét từ thi thể câm lặng của cậu bé“. Đằng sau thân xác nhỏ bé trôi dạt ở bờ biển là cả một chặng đường khó nhọc, bị đàn áp, chiến tranh, đói khát giáng xuống một đất nước tan nát bởi bom đạn từng giờ, từng ngày. Hàng triệu con người lúc này còn thở nhưng chỉ một tiếng nổ thì hàng chục, hàng trăm người nằm xuống. Họ chết, để lại sự nghèo khổ, bệnh tật, đọa đày lại cho thế gian. Chết có khi lại là một giải thoát…?

Con người còn lại gì? Không còn gì ngoài đau thương mất mát, cả gia đình chỉ còn lại một người. Họ đứng đó chơ vơ giữa đống đổ nát và vùi sâu dưới đó là những người thân yêu mà mới đây thôi còn cười với họ trong bữa cơm chiều. Chúa bảo thần chết như kẻ trộm, nếu không tỉnh thức thì nó sẽ khoét vách nhà mình lúc mình không ngờ nhất. Nhưng có mấy ai nghĩ đến cái chết khi mình đang ở trên đỉnh cao danh vọng, tiền bạc. Họ tận hưởng những thành quả họ đạt được, ăn uống thừa mứa, phí phạm trong khi những công nhân làm việc cho họ với đồng lương rẻ mạt, phải mua những của ôi thiu bị tẩm ướp hóa chất ở chợ chiều, để rồi ngộ độc, về lâu về dài bị ung thư. Họ biết, nhưng làm sao bây giờ, với đồng lương ít ỏi, còn phải thuê nhà, nuôi con… Thế mà có nhiều công ty còn quỵt tiền lương của họ 2, 3 tháng. Những con người khốn khổ ấy đã cay đắng lại còn đắng cay.

Có câu chuyện kể về vua Alexander đại đế nổi tiếng giàu có và xa hoa. Ông chết lúc mới 32 tuổi khi đang chinh chiến xứ người. Ông để lại 3 điều trăn trối mà quần thần phải làm cho ông. Một là khiêng quan tài cho ông là những vị bác sĩ giỏi nhất, để cho mọi người biết rằng y học không làm gì được nữa. Hai là rải vàng bạc, châu báu từ nhà ra đến huyệt. Ba là khoét hai bên áo quan cho hai tay ông ra ngoài để mọi người thấy một người giàu có, quyền lực như ông cũng ra đi chỉ với hai bàn tay trắng. Câu chuyện để ta suy gẫm và tỉnh ngộ!!!

“Kẻ ăn, phá không hết, người lần không ra“. Cậu ấm, cô chiêu con nhà giàu có, không chịu học hành, ăn chơi sa đọa, chỉ mới 14, 15 đã phá bỏ đi biết bao đứa trẻ vô tội. Theo thống kê cứ 19 giây, Việt Nam có một đứa trẻ bị lấy ra khỏi lòng mẹ. VN đang đứng đầu nạn phá thai. Thử hỏi những sinh linh bé nhỏ ấy có tội tình gì? Tại sao tạo ra chúng rồi phá bỏ không thương tiếc? Có bệnh viện bên này xếp hàng đi phá bỏ những thai nhi, cách đó không xa một đoàn xếp hàng khám vô sinh với ước mong có được một mụn con cho ấm áp cửa nhà. Thật mỉa mai nhưng cũng thật chua xót cho số phận một con người. “Cái chết không có tiếng nói trên số phận của con người…” (báo CG) chỉ có cách sống và hành vi của họ khi còn sống nói lên số phận họ phải lãnh nhận khi họ chết. Mọi người, từ cổ chí kim không ai thoát được cái chết. Chúa Giêsu cũng chết, Người đi trước là để dẫn đường “Trong nhà Cha Ta có nhiều chỗ ở, nếu không, Ta đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em… để Thầy ở đâu anh em cũng ở đó“ (Ga 13, 2-3).

Có chỗ Chúa đã dành sẵn rồi: Ta về thôi! về với Cha trong thanh thản và bình yên, vì ta đã cố gắng hết sức trong đời để làm theo ý Cha và mong đẹp lòng Cha.

GIÁO DỤC KITÔ GIÁO



Gioakim Trương Đình Giai

(Kỳ 1)


Vừa qua, 18-10-2015, đầu thánh lễ tại Quảng trường thánh Phêrô vào dịp Thượng Hội Đồng giám mục thế giới, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã phong hiển thánh cho thân phụ và thân mẫu của thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu: ông Louis Martin (1823 - 1894), thợ đồng hồ và bà Zélie Guérin (1831 - 1877), thợ làm ren, song thân của năm nữ tu chiêm niệm, trong đó có Têrêsa thành Lisieux. Cặp vợ chồng này đã được phong chân phước tại Lisieux vào ngày 19 tháng Mười năm 2008… Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, một đôi vợ chồng không tử đạo, được phong hiển thánh cùng nhau. Thật là một ý nghĩa lớn khi ĐTC phong hiển thánh cho hai vị trong khuôn khổ Thượng HĐGM về gia đình. 

Cha Sangalli nói: ”Ông bà Louis và Zélie đã chứng tỏ bằng cuộc sống rằng tình yêu vợ chồng là một dụng cụ nên thánh, là con đường dẫn đến sự thánh thiện được hai người cùng nhau thực hiện. Theo tôi, đây là yếu tố quan trọng nhất để lượng định gia đình ngày nay. Có một nhu cầu rất lớn về một linh đạo đơn sơ được thực hiện trong đời sống thường nhật”.

Rất nhiều tín hữu Kitô ngày nay vẫn còn nghĩ rằng sống thánh thiện không chỉ là việc khó khăn, mà còn là điều bất khả thi đối với những người sống trong bậc hôn nhân, cho rằng chỉ có những ai sống đời linh mục, tu trì mới có thể nghĩ đến việc nên thánh. Thật sự điều này cũng là hậu quả cái nhìn giới hạn của Giáo hội trước Công đồng Vatican II về bậc sống hôn nhân và gia đình tuy rằng từ đầu Giáo hội vẫn nhìn nhận Bí tích Hôn phối. Thuật ngữ giáo dân “laicus” cũng chỉ người thế tục ngoại giáo. Những người sống đời gia đình bị coi như thể công dân hạng hai, cần phải canh chừng. Cha mẹ có con chỉ mong nó làm linh mục, tu sĩ, không làm được thì chẳng đặng đừng phải cưới vợ gả chồng cho nó mà thôi. Chính vì thế ai lập gia đình được coi là sống đời phàm tục. Chính vì thế những người sống đời hôn nhân tự coi mình là những người phàm tục, thì chỉ sống theo phàm tục, thì làm sao có thể nghĩ đến chuyện nên thánh. Việc nên thánh, lời kêu gọi nên thánh chỉ là dành cho ai đó, một số người ưu tuyển nào đó trong hàng linh mục, tu sĩ chứ không phải là dành cho mình. Họ chỉ mong sao có một gia đình hạnh phúc, ấm êm là đủ rồi. Nhưng thử hỏi gia đình có thể sống hạnh phúc thực sự khi mỗi thành viên không sống thánh thiện tốt lành?

Đức Giêsu kêu mời: “Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là hoàn thiện” (Mt 5, 48). Vậy hoàn thiện là gì? Có cần thiết phải trở nên hoàn thiện trong đời sống hôn nhân không? Ơn gọi hôn nhân có thể là con đường dẫn đến sự hoàn thiện không? Nếu có, thì bằng cách nào?

Còn anh em, anh em là giống nòi được tuyển chọn, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người – Đấng đã mời gọi anh em ra khỏi miền u tối và đưa vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền” (1Pr 2, 9).

1. Thánh thiện là gì?

Thánh thiện hay hoàn thiện là trở nên giống Thiên Chúa như lời mời gọi “Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em em Đấng ngự trên trời.” (Mt 5, 48) là chia sẻ phẩm tính của Thiên Chúa, như Người đã mạc khải: nghĩa là Thiên Chúa là Đấng hằng yêu thương và bao gồm hết mọi thiện hảo: tốt lành, nhân hậu, khoan dung, công minh, chính trực, đáng được mến yêu, tôn thờ. Tất cả sự thánh thiện đều phát xuất từ Người như lời chúc tụng mà ta đọc trong thánh lễ hằng ngày: Thánh, Thánh, Thánh (Santus, santus, santus). Tât cả các vị thánh đều là những dấu chỉ giới hạn phản ánh một nét thánh thiện nào đó về sự thánh thiện phong phú, vô ngần, tuyệt đối của Người. Ở mỗi thời, và nơi mỗi người, quan niệm về sự thánh thiện có ít nhiều khác biệt, vậy đâu là quy chiếu của sự thánh thiện nếu không phải là chính Đức Giêsu Kitô, Đấng thánh của Thiên Chúa, chính là sự thánh thiện mang lấy xác phàm, được cụ thể thể hóa nơi lời nói, cử chỉ hành động và cuộc sống của Người với tư cách là con trong một gia đình, Thánh gia, với tư cách là một người trong tương quan với thân nhân, láng giềng, bạn bè, với tư cách là thầy trong tương quan thầy trò, và đặc biệt hơn hết với tư cách là Đấng Cứu thế. Vậy một cách đơn giản, sống thánh thiện là sống như Đức Giêsu, là trở nên môn đệ của Người, là sống lời Người dạy được tóm kết trong giới luật yêu thương như Người nói: “Bởi chưng do ở điểm này mà người đời nhận biết anh em là môn đệ Thầy, là anh em yêu thương nhau” (Ga 13, 35).

Đó không phải là một điều gì đó trừu tượng nhưng rất cụ thể được quảng diễn trong Bài ca đức ái (1 Cor 13, 1-8 ):

(1) Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức ái, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng. (2) Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức ái, thì tôi cũng chẳng là gì. (3) Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức ái, thì cũng chẳng ích gì cho tôi. (4) Ðức ái thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, (5) không làm điều bất chính, không tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, (6) không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. (7) Ðức ái tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả. (8) Ðức ái không bao giờ mất được.

Thánh thiện trong đời thường có nghĩa là làm mọi việc để tôn vinh Chúa như lời dạy sau đây của thánh Phao-lô:

Dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa.” (1Cr 10, 31)

2. Tại sao người Kitô hữu phải trở nên thánh thiện?

Vì Thiên Chúa đã sáng tạo con người theo hình ảnh của Người, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa (St 1, 27). Và khi lãnh Bí tích Thánh tẩy, ta được thông hiệp vào sự sống mới, trở nên thụ tạo mới, được tái sinh trong ân sủng, được chia sẻ sự sống thánh thiện của Thiên Chúa. Trong các thơ gửi các tín hữu, Thánh Phaolô đều gọi những cộng đoàn mà ngài ngỏ lời là các thánh “Người ban cho chúng ta Thánh Thần, để từ bên trong, Ngài thôi thúc ta yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu thương nhau như Chúa Kitô yêu thương ta… Người ban cho ta bí tích Thánh Tẩy để ta thực sự trở nên con cái Thiên Chúa và được thông phần vào bản tính Người, và do đó, thực sự đã trở nên thánh...” ( x. LG 40).

Hơn nữa đây là lệnh truyền, là lời kêu gọi của Thiên Chúa: “Các ngươi phải thánh thiện, vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi thánh thiện” (Lv 19, 2), hay“Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em em Đấng ngự trên trời” (Mt 5, 48).

Và bản thân chúng ta đã được ban đầy đủ ơn để trở nên thánh thiện như Người “Thiên Chúa là nguồn mọi ân sủng, cũng là Đấng đã kêu gọi anh em vào vinh quang đời đời của Người trong Đức Kitô. Phần anh em là những người phải chịu khổ ít lâu, chính Thiên Chúa sẽ cho anh em được nên hoàn thiện, vững vàng mạnh mẽ và kiên cường” (1 Pr 5, 10).



CHÚC MỪNG BỔN MẠNG

Hòa chung niềm vui cùng toàn thể Giáo Hội hoàn vũ mừng kính trọng thể Lễ Nhớ Thánh Phanxicô Assisi.

CỘNG ĐOÀN LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT TGP SÀI GÒN

Kính Chúc Mừng Lễ Bổn Mạng:

LM PHANXICÔ ASSISI LÊ QUANG ĐĂNG

Hạt trưởng hạt Tân Sơn Nhì,

Chánh xứ GX Tân Hương.

Nguyện xin Thiên Chúa, qua lời cầu bầu của Thánh Quan Thầy, tuôn đổ muôn ơn lành xuống Cha.

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC



LM ĐAN VINH

 

1. NGUỒN GỐC LỄ CÁC THÁNH:



- Trong lịch sử Hội Thánh, từ thế kỷ thứ 4, các vị tử đạo đã được Hội Thánh tôn vinh. Đến thế kỷ thứ 7, sau khi một số kẻ xấu đột nhập các hang toại đạo tại Rôma trộm cắp hài cốt của các vị tử đạo, Đức giáo hoàng Bonifaciô IV đã cho thu lượm những hài cốt các thánh và chôn cất lại bên trong ngôi đền Pantheon, là đền thờ các thần của người Rôma. Từ ngày đó đền thờ này đã được thánh hiến trở thành đền thờ kính các Thánh Nam Nữ của đạo Công Giáo.

- Sử gia Beda đáng kính đã viết: “Việc tưởng nhớ các thánh trong tương lai có thể thay cho việc thờ phượng mà trước đây không được dành cho thần thánh nhưng là thờ ma quỷ”. Vào năm 800, thần học gia Alcuin người Anglo-Saxon đã cử hành lễ Các Thánh vào ngày 1 tháng 11, và bạn của ông là Arno, Giám mục của Salzburg cũng theo như vậy. Sau cùng, trong thế kỷ thứ 9, Hội Thánh Rôma đã chấp thuận mừng lễ Các Thánh vào ngày 1 tháng 11 hằng năm.

- Đầu tiên lễ này nhằm kính nhớ các vị tử đạo. Về sau, khi người Kitô hữu được tự do tín ngưỡng, Giáo hội đã kính chung những tín hữu đã chết trong sự thánh thiện. Vào các thế kỷ đầu tiên, để được công nhận là Thánh, thì chỉ cần được nhiều người công nhận và vị giám mục chỉ làm việc cuối cùng đưa tên vị Thánh ấy vào niên lịch Giáo hội.

- Việc Đức giáo hòang chính thức phong các tín hữu lên bậc Thánh Nhân chỉ bắt đầu từ năm 973. Ngày nay việc phong thánh đòi hỏi cả một tiến trình lâu dài để chứng minh các đức tính và sự thánh thiện của các ngài. Khi phong thánh cho một người nào, Hội Thánh chính thức xác nhận người đó đã sống cuộc đời thánh thiện và đang được hưởng hạnh phúc thiên đàng để các tín hữu noi gương. Hiện nay ngòai các vị được nêu tên trong lịch gọi là các vị Hiển Thánh, Hội Thánh còn mừng lễ Các Thánh để kính nhớ chung các tín hữu đã chết và đang được hưởng hạnh phúc với Chúa, trong đó nhiều người là thân nhân của chúng ta.



2. MỘT HỘI THÁNH BA TÌNH TRẠNG:

Chúa Giêsu thiết lập Nước Trời là Hội Thánh. Hội Thánh ấy hiện nay gồm có ba tình trạng: Một là Hội Thánh Lữ Hành còn ở trần gian, hai là Hội Thánh Vinh Thắng trên Thiên Đàng và ba là Hội Thánh Đau Khổ trong chốn luyện hình:

- HỘI THÁNH LỮ HÀNH TRẦN GIAN: Gồm các tín hữu đang còn sống, đang bước đi trên con đường của Chúa Giêsu. Như dân Ít-ra-en xưa, Hội thánh sẽ phải vượt qua sa mạc trần gian về Đất Hứa là Thiên Đàng đời sau. Các tín hữu trong Hội Thánh lữ hành còn phải tiếp tục chiến đấu với ba thù là ma quỷ, thế gian và xác thịt mình. Họ được Chúa ban cho 2 của ăn thiêng liêng là Bánh Lời Chúa và Bánh Thánh Thể. Nhờ đó họ sẽ đủ sức vượt qua sa mạc trần gian để về đến miền Đất Hứa là Thiên Đàng đời sau.

- HỘI THÁNH VINH THẮNG TRÊN TRỜI: Gồm các tín hữu đã qua đời trong niềm tin cậy vào Chúa. Các ngài đã sống theo hiến chương Nước Trời là Tám Mối Phúc Thật do Chúa Giêsu công bố và ngày nay các ngài đang được Chúa ban thưởng hạnh phúc Thiên Đàng.

- HỘI THÁNH ĐAU KHỔ THANH LUYỆN: Gồm các tín hữu tuy đi theo con đường của Chúa Giêsu, nhưng đã qua đời trong tình trạng còn nhiều sai sót, chưa xứng đáng được vào Nước Trời. Họ cần tiếp tục được thanh luyện trong chốn luyện hình.

3. TÍN ĐIỀU CÁC THÁNH THÔNG CÔNG: Ngọai trừ các người theo ma quỷ phải sa hỏa ngục để chịu hình phạt xa Chúa đời đời, như lời Chúa phán: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta, mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác quỷ và các sứ thần của nó” (Mt 25,41), còn các tín hữu tin vào Chúa Giêsu dù còn sống hay đã qua đời, dù đã được lên trời hay đang được thanh luyện cũng đều cầu nguyện cho nhau và được thông hiệp vào ơn cứu độ của Chúa Giêsu. Đó là mầu nhiệm các thánh cùng thông công:

Các tín hữu còn sống có thể giúp các linh hồn đã qua đời bằng việc viếng Nhà thờ hay Đất thánh (kèm theo việc đọc kinh cầu nguyện, xưng tội rước lễ và cầu nguyện hiệp thông với Đức Giáo Hoàng sẽ được nhận các ân xá trong dịp đầu tháng 11), nhất là xin lễ và hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện, làm các việc lành phúc đức như chia sẻ bác ái phục vụ để cầu nguyện cho các linh hồn. Nhờ đó các linh hồn sẽ được ơn Chúa chiếu soi, được thêm lòng yêu mến Chúa để được ơn tha thứ tội lỗi như Chúa đã dạy: “Yêu nhiều sẽ được tha nhiều” (Lc 7, 47). Khi các linh hồn được nên thanh sạch thánh thiện hòan tòan thì sẽ được vào Thiên Đàng và sẽ cầu bầu cùng Chúa ban các ơn lành hồn xác cho chúng ta còn sống ở trần gian.



4. PHẢI “BIẾT CHẾT ĐỂ ĐƯỢC SỐNG”:

Ai trong chúng ta chẳng một lần nghe nói về sự chết? Có điều là người ta thường không thích nghĩ đến cái chết. Nhiều người cho rằng: không nói đến sự chết thì mình sẽ không phải chết. Nhà tỷ phú Mỹ WILLIAM RANDOPH HEARST, chủ nhân của nhiều tờ báo và phim trường ở Holywood hồi trước thế chiến thứ hai, đã cấm các nhân viên của mình nhắc đến từ ngữ “chết” trước mặt ông. Những ai lỡ miệng nói ra thì bị đuổi việc. Ông là người thông minh, tài giỏi, thành công, nhưng lại không dám đối diện với sự thật phũ phàng là sự chết! Rồi cuối cùng Hearst cũng bị chết bất đắc kỳ tử và để lại một toà lâu đài rộng lớn, hiện trở thành một điểm du lịch nổi tiếng ở bang California Hoa Kỳ. 

- Người Việt Nam có câu: “Sinh ký tử quy” (Sống gửi thác về). Nhiều người khi có tuổi liền nghĩ đến việc hậu sự và lo chuẩn bị cho cái chết của mình bằng việc mua đất nghĩa trang, chọn nhà quàn, mua sẵn ván làm hòm để ở trong nhà. Họ còn viết chúc thư về những điều con cháu cần làm để lo ma chay, nghi thức tẩm liệm an táng cho họ: Khi chết phải mặc cho họ chiếc áo này, đeo vòng ngọc kia, cầm cái quạt nọ. Lại còn dặn bỏ vào quan tài dụng cụ này hay tiền bạc kia, giống như chuẩn bị hành lý cho một chuyến đi xa về với ông bà tổ tiên.

- Đối với những kẻ không tin thì chết là hết! Nếu thế thì cái chết thật đáng sợ, vì nó là sự chấm dứt tất cả những ước mơ trong cuộc đời này. “Con người là cát bụi lại trở về với bụi cát!”. Nhưng đức tin Kitô giáo dạy chúng ta rằng chết không phải là hết. Nó chỉ là khởi đầu của một cuộc hành trình đi vào cõi sống ngàn thu. Sau cái chết chúng ta sẽ phải tính sổ cuộc đời mình trước tòa phán xét. Cùng đích của cuộc đời là được sống mãi với Thiên Chúa. Nếu tôi đã sống trong ân nghĩa của Chúa thì chuyến đi cũng giống như một cuộc trở về ngôi nhà của mình. “Sinh ký tử quy”: tôi sẽ trở về ngôi nhà của Thiên Chúa là Cha, Đấng đã dựng nên, một nơi không còn nước mắt đau khổ, nhưng chỉ có niềm vui và hạnh phúc viên mãn. 

- Dầu vậy trong cuộc sống, ít nhiều lần các tín hữu chúng ta cũng đã để cho những dục vọng làm chủ bản thân mình, khiến chúng ta không làm theo thánh ý Thiên Chúa. Đó là tội lỗi hay các thói hư. Bao lâu còn sống, thì các tai nạn, bệnh tật và các điều trái ý cực lòng chúng ta gặp phải sẽ giúp chúng ta thanh luyện và đền tội mình. Sau khi qua đời chúng ta cần tiếp tục được thanh luyện trong ngọn lửa tin yêu. Tình trạng này được gọi là chốn luyện hình.



5. LỜI CẦU:

Lạy Chúa Giêsu. Mỗi lần đối diện với cái chết gần kề, con cảm thấy run sợ vì con chưa sẵn sàng để gặp Chúa. Trong suốt cuộc đời, con đã lo toan rất nhiều thứ như lo tìm kiếm tiền tài, danh vọng, chức quyền trần gian... Còn điều quan trọng chính yếu là chuẩn bị cho giờ chết sẽ đến thì con lại chưa làm gì cả! Con thật dại khờ khi nghĩ mình sẽ có thời gian chuẩn bị trước khi chết. Nhưng lời Chúa xưa đã dạy “Con Người sẽ đến như kẻ trộm” và đòi con phải luôn tỉnh thức bằng việc chuẩn bị sẵn sàng. Một ngày nào đó con không ngờ trước, con sẽ phải ra trình diện trước mặt Chúa, không biết bấy giờ Chúa có nhận biết con không, hay Chúa sẽ bảo con rằng: “Hãy đi cho khuất mắt Ta, hỡi kẻ làm điều gian ác!”

- Lạy Chúa Giêsu. Xin ban cho con ơn khôn ngoan của Thánh Thần để con biết sống trọn vẹn giây phút hiện tại trong ơn nghĩa Chúa, để ngày nào đó khi được Chúa gọi, con sẽ trình diện trước mặt Chúa không phải như hai người xa lạ, nhưng là hai người rất thân quen. Để khi ấy Chúa sẽ gọi con bằng một cái tên rất trìu mến và giang rộng vòng tay đón con vào hưởng hạnh phúc Nước Trời đời đời. Amen.





Mục lục

 Lá Thư Linh Hướng

 Tháng 11 là tháng đáp hiếu của người Công Giáo

 Sống Lời Chúa

 Hỏi/đáp Thư Mục Vụ kỳ II năm 2015 của HĐGMVN

Học Hỏi Linh Đạo

 Tìm hiểu TĐ Thiên Chúa Giàu Lòng Xót Thương (B43)

 Tin tức & Sinh hoạt

 CĐ LCTX Gx Thánh Đa Minh tuyên hứa & ra mắt

 CĐ LCTX Gx Gò Mây tuyên hứa & ra mắt

 Từ đại hội Gia đình Thế giới 2015…

 DIỄN ĐÀN

 Các Thánh là ai vậy?

 Trăm nhớ ngàn thương

 Tháng Linh Hồn, nhớ bạn

 Về thôi

 Giáo dục Kitô giáo

 Hôn nhân gia đình, ơn gọi nên thánh (Bài 1)

 Giải đáp thắc mắc

 Những điều cần biết về ngày lễ Các Thánh




02

04

14



19

26

29



31

36

40



43

50

53



56

60



1 Trong tiếng Anh, Misericordiae vultus được dịch thành The Face of Mercy (Đức Giáo hoàng Phanxicô ban hành năm 2015).

2 Trong tiếng Pháp, Dives in misericordia được dịch thành Sur la miséri-corde divine (Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II ban hành năm 1980).

3 Tùy theo từng loại mà nhận biết mức độ thẩm quyền ảnh hưởng chung đến Giáo hội, các văn kiện này phải được chính giáo hoàng đưa ra chứ không qua trung gian nào.


4 Có thể kể thêm các tông sắc, tông chiếu, hay sắc chỉ như: Quam singulari (How special) (1910) của Đức Giáo hoàng Piô X, Munificentissimus Deus (The most bountiful God) (1950) của Đức Giáo hoàng Piô XII (nhằm xác lập tín điều Đức mẹ Hồn Xác Lên Trời), Humanae salutis (Of human salvation) (1961) của Đức Giáo hoàng Gioan XXIII.

5 X. https://it.wikipedia.org/wiki/Enciclica

6 Có thể kể thêm các thông điệp như: Spe salvi (Được cứu độ trong niềm hy vọng) (2007), Caritas in veritate (Bác ái trong chân lý) (2009), Deus caritas est (Thiên Chúa là tình yêu) (2005) của Đức Giáo hoàng Bênêđíctô XVI; Veritatis splendor (Chân lý rạng ngời) (1993) của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II; Humanæ vitae (Sự sống con người) (1968) của Đức Giáo hoàng Phaolô VI; Pacem in terris (Hòa bình trên trần gian) (1963) của Đức Giáo hoàng Gioan XXIII.

7 Thông điệp Dives in misericordia được ban hành tại Rôma ngày 30 tháng 11 năm 1980 và xuất bản ngày 02 tháng 12 năm 1980.

8 Thật vậy, lòng thương xót trong Thông điệp Dives in misericordia không còn làm con người bẽ mặt, nhưng trái lại, ban tặng cho con người một ý nghĩa đủ đầy về tình yêu-xót thương (merciful love) của Thiên Chúa. Thông điệp gồm tám chương: (1) Ai thấy Thầy là thấy Cha; (2) Sứ điệp cứu thế; (3) Lòng thương xót trong Cựu ước; (4) Dụ ngôn người con hoang đàng; (5) Mầu nhiệm Phục Sinh; (6) “Lòng thương xót… từ đời nọ đến đời kia”; (7) Lòng thương xót của Thiên Chúa trong sứ mệnh của Giáo hội; (8) Lời cầu nguyện của Giáo hội ngày nay.

9 X. VIII 15,31.

10 VM, số 25.

11 Mt 5,7.

12 Tông huấn Kitô hữu giáo dân được ban hành ngày 30 tháng 12 năm 1988 sau Thượng Hội đồng Giám mục 1987 bàn về vai trò giáo dân trong Giáo hội.

13 Tông huấn Familiaris consortio (of family partnership / On the role of the Christian Family in the Modern World) giáo huấn về nhiệm vụ của gia đình và khuyến khích thực hành trong gia đình theo giáo lý của Giáo hội trong thế giới ngày nay (22-11-1981).

14 Tình trạng hợp hiến do chính vị giáo hoàng của tự sắc quyết định. Tự sắc thường không tác động đến giáo luật hiện hành của Giáo hội.

i Mt 5:7.

ii Mt 5,7.

iii Mt 5,7.




tải về 428.35 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương