Lòng Chúa Thương Xót – 11/2015


HỎI ĐÁP (*) THƯ MỤC VỤ KỲ II NĂM 2015



tải về 428.35 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích428.35 Kb.
#9247
1   2   3   4

HỎI ĐÁP (*)

THƯ MỤC VỤ KỲ II NĂM 2015

CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA

Câu 1: Trong Thư Mục vụ, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã gửi lời chào cộng đồng Dân Chúa thế nào?

Đáp: Các Ngài viết:

Anh chị em thân mến,



Chúng tôi, Hội đồng Giám mục Việt Nam, đang họp Hội nghị thường niên kỳ II tại Tòa Giám mục Xuân Lộc, từ ngày 14 đến ngày 18/9/2015, xin gửi đến tất cả anh chị em lời chào thân ái. Nguyện xin Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót và Đức Giêsu Kitô ban cho anh em ân sủng và bình an (x. Gl 1, 3).

Câu 2: Nhìn lại năm 2015, các Ngài gửi gấm tâm tình gì?

Đáp: Nhìn lại Năm phụng vụ 2015 sắp kết thúc, chúng tôi chân thành cảm ơn anh chị em đã nhiệt tình đáp lại lời kêu gọi của Hội đồng Giám mục, cùng nhau xây dựng giáo xứ và cộng đoàn của mình theo gương mẫu cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi,"chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và không ngừng cầu nguyện" (Cv 2, 42). Chúng tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn anh chị em đã quảng đại đóng góp dưới nhiều hình thức cho việc xây dựng Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang; qua đó, anh chị em cống hiến một chứng tá sống động về Giáo hội hiệp thông và tham gia.

Câu 3: Các Ngài có thông tin về Năm Thánh Lòng Thương Xót sắp diễn ra?

Đáp: Ngày 11/4/2015, áp Chúa nhật kính Lòng Chúa thương xót, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã ban hành tông sắc Dung Mạo Lòng Thương Xót (Misericordiae Vultus), công bố việc thiết lập Năm Thánh Lòng Thương Xót, bắt đầu từ ngày 8/12/2015, lễ Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội, và kết thúc vào lễ Chúa Kitô Vua, 20/11/2016. Đối với các Giáo hội địa phương, nghi thức mở Cửa Thánh sẽ được cử hành vào ngày 13/12/2015 tại nhà thờ Chính tòa.

Câu 4: Mục đích của Năm Thánh là gì?

Đáp: Mục đích của Năm Thánh là kêu gọi các tín hữu chiêm ngắm dung nhan Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, được tỏ hiện trọn vẹn nơi Đức Giêsu Kitô; nhờ đó, chúng ta cảm nghiệm được lòng Chúa xót thương và trở nên dấu chỉ cụ thể của lòng thương xót trong cuộc sống: "Hãy có lòng thương xót như Cha của anh em là Đấng hay thương xót" (Lc 6, 36).

Câu 5: Các Đức Giám Mục khuyên nhủ người tín hữu đón Năm Thánh thế nào?

Đáp: Trong Năm hồng ân này, anh chị em hãy sốt sắng đón nhận lòng thương xót của Chúa qua bí tích Giao hòa, tha thứ cho nhau và làm hòa với nhau, đồng thời biết quan tâm giúp đỡ những người bị gạt ra bên lề xã hội và những ai đang đau khổ về tinh thần cũng như thể xác.

Câu 6: Năm Thánh của Giáo hội toàn cầu còn trùng với Năm Tân Phúc Âm hóa đời sống xã hội của Giáo hội Việt Nam, giáo huấn của các Ngài thế nào?

Đáp: Tại Việt Nam, Năm Thánh Lòng Thương Xót trùng với Năm Tân Phúc Âm hóa đời sống xã hội (2016), sau khi đã tập trung vào gia đình (2014) và cộng đoàn giáo xứ, dòng tu (2015). Sự trùng hợp này giúp chúng ta hiểu và sống cách cụ thể định hướng mục vụ của Giáo hội Việt Nam. Tân Phúc Âm hóa đời sống xã hội chính là sống, chia sẻ, loan báo và làm chứng cho lòng thương xót ngay trong đời sống xã hội.

Câu 7: Trong tình hình thực tế xã hội hôm nay, các Đức Giám Mục kêu gọi Người Công Giáo Việt Nam ra sao?

Đáp: Trước những dấu hiệu đáng ngại trong xã hội ngày nay: gian dối, vô cảm, bất công, ma túy, bạo lực, phá thai, tự tử…, mỗi người Công giáo phải trở thành nhân tố tích cực trong việc xây đắp nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống. Không có những chứng nhân của lòng thương xót, xã hội sẽ trở thành một sa mạc hoang vu, cằn cỗi, không có sức sống (x. Dung Mạo Lòng Thương Xót, số 10).

Đáp lại lời kêu gọi của Đức Giáo hoàng Phanxicô, anh chị em hãy tích cực thực thi lòng thương xót. Hãy nhớ rằng lòng thương xót chính là tiêu chuẩn nhận diện con cái đích thực của Chúa, và vào buổi xế chiều của đời sống, chúng ta sẽ bị xét xử về tình yêu (x. Dung Mạo Lòng Thương Xót, số 9 và 15).



Câu 8: Để xây dựng nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống, chỉ nam của Giáo hội Công giáo là gì?

Đáp: Để xây dựng nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống, người Công giáo có tấm bảng chỉ đường cụ thể là Giáo huấn xã hội của Giáo hội. Đây là tài liệu đúc kết và hệ thống hóa những chỉ dẫn của Giáo hội, nhằm đem tinh thần Phúc Âm thấm nhập các lãnh vực của đời sống xã hội. Chúng ta không thể Phúc Âm hóa đời sống xã hội mà lại không biết gì về Giáo huấn xã hội của Giáo hội.

Câu 9: Để nhận biết Giáo huấn xã hội của Giáo hội, Các Đức Giám Mục nhắn gửi các Linh Mục ra sao?

Đáp: Anh em linh mục đang phục vụ tại các giáo xứ hãy tạo điều kiện cho mọi thành phần Dân Chúa được tiếp cận, học hỏi, thảo luận và giúp nhau sống những giáo huấn này. Chúng tôi mời gọi anh chị em chú ý cách đặc biệt đến những vấn đề sau đây.

Câu 10: Việc chăm sóc môi trường sống (vấn đề thứ nhất), Giáo huấn của Giáo hội thế nào?

Đáp: Chăm sóc môi trường sống: Trong dịp lễ Hiện Xuống, ngày 24/5/2015, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã ban hành thông điệp Ngợi Khen Chúa (Laudato si), kêu gọi mọi người trên thế giới hãy chăm sóc trái đất này là ngôi nhà chung mà Thiên Chúa là Cha và là Đấng Tạo Hóa đã ban cho nhân loại. Ngài cũng quyết định thiết lập ngày 1/9 hằng năm làm Ngày Thế giới cầu nguyện cho việc chăm sóc công trình tạo dựng.

Câu 11: Thế giới đang trải qua cuộc khủng hoảng về môi sinh, Việt Nam ta có bị ảnh hưởng gì không?

Đáp: Quả thật, thế giới ngày nay đang trải qua cuộc khủng hoảng trầm trọng về môi sinh: trái đất nóng lên, ô nhiễm gia tăng, nguồn nước sạch bị đe dọa, thảm họa thiên nhiên ngày càng nhiều… Việt Nam cũng là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng biến đổi khí hậu: ô nhiễm bụi ở mức độ trầm trọng, nhất là tại các thành phố lớn.

Câu 12: Giáo hội Công Giáo có đề ra giải pháp gì?

Đáp: Đây là vấn đề lớn, đòi hỏi những thay đổi trên nhiều bình diện: kế hoạch kinh tế, chính sách xã hội, đạo đức môi trường… Với người Công giáo, Đức Giáo hoàng kêu gọi phải hoán cải, nghĩa là thay đổi cách nhìn, cách nghĩ và cách sống trong tương quan với môi trường thiên nhiên. Chính Thiên Chúa đã trao cho con người trách nhiệm trông coi trái đất (x. St 1, 28), do đó không được tàn phá hoặc sử dụng để trục lợi, nhưng phải chăm sóc và gìn giữ, cho thế hệ hiện nay và cả tương lai.

Câu 13: Xin cho biết việc cụ thể mỗi người Công Giáo cần làm?

Đáp: Ý thức đó (Giữ gìn và bảo vệ môi sinh) thúc đẩy chúng ta thay đổi cách sống, biết tôn trọng thiên nhiên, chăm sóc môi trường sống, bắt đầu từ những việc nhỏ bé trong cuộc sống hằng ngày như tiết kiệm nước và năng lượng, giữ vệ sinh chung trong khu xóm… Ước gì các giáo xứ trở thành mẫu gương điển hình trong việc giữ gìn và bảo vệ môi sinh.

Câu 14: Vấn đề thứ hai là đồng hành với anh chị em di dân, các Đức Giám Mục có nhận định gì?

Đáp: Đồng hành với anh chị em di dân: Tình trạng di dân vì việc làm, học tập và kết hôn, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, ngày càng nhiều và phức tạp. Một số anh chị em di dân gặt hái được những thành công đáng kể, nhưng phần lớn phải đối diện với muôn vàn khó khăn, kể cả những hậu quả bi thảm. Chúng tôi vẫn ghi nhớ lời giáo huấn của Đức Bênêđictô XVI trong chuyến đi ad limina năm 2009, dạy chúng tôi phải "phát triển nền mục vụ thích hợp cho các người trẻ di dân trong nước, qua việc tăng cường sự hợp tác giữa các giáo phận gốc của họ và các giáo phận họ đến, và cung cấp cho họ những lời khuyên về mặt đạo đức và các chỉ dẫn thực hành".

Câu 15: Trong tình hình di dân như vậy, Hội đồng Giám mục hướng dẫn ra sao?

Đáp: Cách cụ thể, Hội đồng Giám mục đã ủy thác cho Ủy ban Mục vụ di dân việc tìm hiểu, nghiên cứu tình hình và soạn thảo bản "Hướng dẫn mục vụ di dân". Hy vọng tài liệu này sẽ sớm được hoàn thành, phổ biến và áp dụng rộng rãi, để tất cả chúng ta có một đường lối chung trong việc phục vụ anh chị em di dân, giúp họ hội nhập vào đời sống của cộng đoàn giáo hội địa phương và trở nên những thành viên tích cực trong việc xây dựng Giáo hội.

Câu 16: Sau cùng là vấn đề An tòan giao thông, một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Thực tế và nguyên nhân?

Đáp: An toàn giao thông: Một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội Việt Nam ngày nay là tai nạn giao thông. Bên cạnh những lý do khách quan như đường sá chưa tốt, số phương tiện giao thông quá nhiều, phải nhìn nhận rằng phần lớn tai nạn là do thiếu ý thức và trách nhiệm của người điều khiển các phương tiện giao thông.

Câu 17: Thái độ của người Công Giáo trước hiểm họa này ra sao?

Đáp: Người Công giáo ý thức sự sống là quà tặng quý giá Thiên Chúa ban, nên luôn trân trọng sự sống của chính mình và của tha nhân, trong mọi hoạt động và mọi hoàn cảnh. Cũng vì thế, khi tham gia giao thông, chúng ta phải chấp hành luật giao thông cách ý thức, để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Câu 18: Kết thúc thư Mục vụ lần này, Hội đồng Giám Mục Việt Nam nhắn gửi Dân Chúa điều gì?

Đáp: Anh chị em thân mến,

Kết thúc thư này, chúng tôi muốn nhắc lại lời nhắn nhủ của Đức Bênêđictô XVI: "Bằng đời sống xây nền trên đức ái, sự liêm chính, quý trọng công ích, anh chị em giáo dân phải chứng tỏ rằng, là người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt". Niềm tin Kitô giáo mang lại những giá trị tích cực cho xã hội, vì niềm tin ấy "giúp các cá nhân thánh hóa bản thân, và qua các tổ chức của mình, phục vụ tha nhân cách quảng đại, hoàn toàn vô vị lợi" (Huấn từ ad limina năm 2009).

Nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria, Mẹ của Lòng Thương Xót, xin Chúa tuôn đổ Thần Khí của Ngài xuống trên Giáo Hội Việt Nam, để chúng ta được biến đổi nên chứng nhân đáng tin của lòng thương xót trên quê hương đất nước chúng ta.

Fx Đỗ Công Minh

-------------------------

(*) Thư Mục vụ Kỳ II Năm 2015 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam được chuyển dạng Hỏi – Đáp để tiện việc học hỏi, tìm hiểu nhưng vẫn tôn trọng nguyên bản.

HOC HỎI LINH ĐẠO

Bài 43







(Tiếp theo)

Lm. G. Tạ Huy Hoàng

Dẫn vào

Để chuẩn bị bước vào những bài tìm hiểu về Tông chiếu Dung nhan lòng Chúa xót thương ấn định năm thánh ngoại thường về lòng thương xót (Misericordiae Vultus: Bull of Indiction of the Extraordinary Jubilee of Mercy) (2015),1 từ những bài tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Cha giàu lòng thương xót (Dives in Misericordia: Encyclical Letter on God the Father) (1980),2 bài viết lần này muốn dành thêm chút suy tư và nhận định về tên của các văn kiện được gọi: thông điệp (littera encyclica) và tông sắc, hoặc tông chiếu, hoặc sắc chỉ (bulla apostolica).3



Tông sắc, tông chiếu, sắc chỉ (bulla apostolica, apostolic bull, bulle apostolique)

Tông sắc, tông chiếu, hay sắc chỉ là thuật ngữ xuất phát từ tiếng La Tinh “bulla apostolica”. Theo đó, sắc chỉ (bulla, bull, bulle) thường là thư bổ nhiệm các chức tước, nhiệm vụ trong Giáo hội.

Ban đầu bulla là thuật ngữ để chỉ một vật hình tròn bằng kim loại, dùng để bảo vệ các con dấu sáp gắn với một sợi dây buộc vào một tài liệu quan trọng. Hành động này nhằm làm chứng cho tính xác thực và thẩm quyền của tài liệu ấy. Sau này, bulla cũng được sử dụng để nói về con dấu, rồi cũng nói luôn về chính tài liệu. Hiện nay bulla có thể được dùng để chỉ các văn kiện giáo hoàng có tầm quan trọng đặc biệt: nghĩa là, các văn kiện đó phải được đóng con dấu của đức giáo hoàng.

Thí dụ: Tông chiếu Misericordiae vultus (Dung nhan lòng Chúa xót thương) (2015) của Đức Giáo hoàng Phanxicô; Tông sắc Incarnationis mysterium (Mầu nhiệm Nhập Thể) (1998) của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II.4



Thông điệp (littera encyclica, encyclycal letter, lettre encycli-que)

Thông điệp (thông có nghĩa là truyền đạt đi; điệp là văn thư về việc quan trọng nào đó) là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “en-kyklios” (en: trong, kyclos: vòng tròn).5 Kể từ thế kỷ XVIII, thuật ngữ này được dùng để gọi tên các văn kiện của các đức giáo hoàng muốn gửi cách long trọng cho các thành phần dân Chúa trong Giáo hội (hồng y, giám mục, tu sĩ, giáo dân). Thông điệp vì thế là một loại thư luân lưu – không nhằm chuyển tải những định tín (dogmata) – mà chỉ muốn đưa ra những lời khuyên bảo, giúp soi sáng những điểm giáo thuyết cần minh xác và trình bày sao cho phù hợp hơn với hoàn cảnh đặc biệt. Thật vậy, thông điệp được ban hành để cổ võ, khuyến khích đời sống đức tin, luân lý dựa trên những biến đổi của xã hội, thế giới.

Thí dụ: Thông điệp Laudato si’ (Chúc tụng Chúa) (2015), Thông điệp Lumen fidei (Ánh sáng đức tin) (2013) của Đức Giáo hoàng Phanxicô.6

Dĩ nhiên còn có một thông điệp cận kề mà trong cả 43 bài tìm hiểu cho đến nay, Thông điệp Dives in misericordia,7 đã trình bày cho chúng ta: “Lòng Chúa thương xót” (trong lời kêu gọi của Giáo hội) là một ưu phẩm kỳ diệu, mạnh mẽ hơn tất cả mọi sự dữ có mặt trong thế gian mà nhân loại trên toàn thế giới hiện đại đang rất cần.8



Hai lần sử dụng từ mercy

Trong phạm vi bài tìm hiểu “cuối” (bài 43) về Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót (tt) này, hai lần sử dụng từ mercy được trưng dẫn sau đây với mục đích giúp người đọc tiếp tục học hỏi, suy gẫm và dọn đường vào khám phá sự “loan truyền đi của chính tình yêu-xót thương” với “tầm quan trọng đặc biệt của lòng thương xót” trong chính Tông chiếu Dung nhan lòng Chúa xót thương.

Thật vậy, qua sự trung gian của Mẹ Maria, Đấng vẫn không ngừng công bố lòng thương xót của Thiên Chúa từ đời nọ đến đời kia trong Thánh kinh và trong thông điệp.9 Còn trong Tông chiếu Dung nhan lòng Chúa xót thương, Ðức mẹ Maria cũng chính là Mẹ của lòng thương xót, là hòm bia giao ước giữa Thiên Chúa và nhân loại, giúp minh chứng cho lòng thương xót của Thiên Chúa, của Con Thiên Chúa là không có giới hạn.10 Thậm chí người đọc như còn hiểu ra ý nghĩa đích thực của câu Thánh kinh: “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương”.11

APV VIII 15,31


      • We pray for this through the intercession of her who does not cease to proclaim “mercy...from generation to generation,” and also through the intercession of those for whom there have been completely fulfilled the words of the Sermon on the Mount: “Blessed are the merciful, for they shall obtain mercy.”i (VIII 15,31)

      • Nous supplions par l’intermédiaire de Celle qui ne cesse de proclamer “la miséricorde de génération en génération”, et aussi de ceux qui ont déjà vu s’accomplir totalement en eux les paroles du Sermon sur la montagne: “Bienheureux les miséricordieux, car ils obtiendront miséricorde” ii. (VIII 15,31)

      • Chúng ta cầu xin ơn trọng đại đó qua sự trung gian của Mẹ Maria, Đấng vẫn không ngừng công bố “lòng thương xót từ đời nọ đến đời kia”, và cũng qua sự trung gian của những vị từng cảm nhận sâu đậm những lời của Bài giảng Trên Núi: “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương”.iii (VIII 15,31)

Thêm một số tên gọi khác của các văn kiện

Nhân đang nói đến tông sắc, hoặc tông chiếu, hoặc sắc chỉ, rồi thông điệp…, chúng tôi thiển nghĩ một vài thuật ngữ khác có liên hệ xa gần cũng xin được vắn tắt trình bày thêm nơi đây: hiến chế, sắc lệnh, tuyên ngôn, tông huấn, tông thư, tự sắc, tông hiến, tông dụ….

Thật vậy, ngay như Công đồng Vaticanô II cũng đã ban hành 16 văn kiện, được chia thành ba loại khác nhau, gồm: hiến chế, sắc lệnh, tuyên ngôn.



Hiến chế (constitutio, constitution, constitution)

Hiến chế (hiến là pháp luật, pháp độ; chế là làm ra, đặt ra, bó buộc), giống như hiến pháp là luật căn bản, nền tảng của các luật khác, gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản về tổ chức, hoạt động mục vụ…. Thí dụ: Hiến chế tín lý về Giáo hội (Lumen gentium), Hiến chế tín lý về mặc khải của Thiên Chúa (Dei Verbum), Hiến chế tín lý về phụng vụ thánh (Sacrosantum concilium), Hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay (Gaudium et spes).



Sắc lệnh (decretum, decree, décret)

Là những quy tắc pháp lý được ban hành để giải quyết những vấn đề cấp bách, không có tính ổn định của Giáo hội, nhưng chưa phải là luật hoặc đang trong giai đoạn hình thành luật, sắc lệnh (sắc là chiếu chỉ của vua, lệnh là bố cáo ra, công bố ra) gồm có tổng quát và đặc thù (khi có đơn thỉnh cầu để xin một ân ban nào đó). Sắc lệnh có thể được coi là chiếu chỉ với những luật lệ có đối tượng riêng biệt (giám mục, linh mục, tu sĩ, chủng viện, giáo dân...).

Thí dụ: Sắc lệnh về nhiệm vụ mục vụ của các giám mục trong Giáo hội (Christus Dominus), Sắc lệnh về chức vụ và đời sống các linh mục (Presbytorerum ordinis), Sắc lệnh về đào tạo linh mục (Optatam totius), Sắc lệnh về canh tân thích nghi đời sống dòng tu (Perfectae caritatis), Sắc lệnh hoạt động tông đồ giáo dân (Apostolicam actuositatem), Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo hội (Ad gentes), Sắc lệnh về hiệp nhất (Unitatis redintegratio), Sắc lệnh về các Giáo hội Công giáo Đông phương (Orientalium ecclesiarum), Sắc lệnh về các phương tiện truyền thông xã hội (Inter mirifica).

Tuyên ngôn (declaratio, declaration, déclaration)

Có thể được coi là tuyên bố chung có liên quan đến sự hiểu biết chung, tuyên ngôn (tuyên là bày tỏ cho mọi người biết, ngôn là lời nói) là văn kiện nói lên lập trường, chính sách của Giáo hội. Nói khác đi, tuyên ngôn là bài tuyên bố có tính chất cương lĩnh, bày tỏ chủ kiến của Giáo hội.

Thí dụ: Tuyên ngôn về tự do tôn giáo (Dignitatis humanae), Tuyên ngôn về liên lạc của Giáo hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo (Nostra aetate), Tuyên ngôn về giáo dục Kitô giáo (Gravissimum educationis).

Tông huấn (exhortatio apostolica, apostolic exhortation, exhortation apostolique)

Tương tự như tông thư, nhưng chứa đựng nhiều kết luận với những đường hướng, những chỉ dẫn của các đức giáo hoàng, sau khi vấn đề đã được suy xét kỹ lưỡng. Tông huấn (tông: tông đồ, tông tòa; huấn: dạy bảo, giải thích) là văn thư của các đức giáo hoàng, nhằm giáo huấn và khuyến khích thi hành trong một lãnh vực nhất định. Cũng có thể nói, tông huấn là loại văn kiện mà các đức giáo hoàng thường dùng để truyền đạt giáo huấn từ các thượng hội đồng giám mục đã bàn bạc, nghiên cứu, đệ trình.

Thí dụ: Tông huấn Niềm vui Tin mừng (Evangelii gaudium) (2013), Tông huấn Kitô hữu giáo dân (Christifideles laici) (1988),12 Tông huấn về gia đình (Familiaris consortio) (1981).13

Tông hiến (constitutio apostolica, apostolic constitution, constitution apostolique)

Tông hiến trong tiếng La Tinh là constitutio apostolica (apostolica: tông đồ, tông tòa; constitutio: luật căn bản) là một loại văn kiện rất quan trọng, bao gồm những đạo luật sửa chữa, bổ sung hay làm mới do giáo hoàng đưa ra. Tông hiến tác động rất lớn đối với hệ thống giáo luật của Giáo hội. Thí dụ: Tông hiến Missale Romanum (Sách lễ Rôma) (1969).



Tông thư (littera apostolica, apostolic letter, lettre apostoli-que)

Kém quan trọng hơn so với tông hiến, tông thư có thể được viết về một vấn đề có liên quan tới học thuyết, để thông báo một quyết định nào đó của đức giáo hoàng. Với mục đích khuyến khích, dạy dỗ, tông thư là thư của các đức giáo hoàng gửi cho một thành phần hay một số thành phần nào đó trong Hội thánh để dạy dỗ, khuyến khích… như: các giám mục, các linh mục, các tu sĩ, giáo dân... (khác với thông điệp là nhằm gửi cho mọi người).

Thí dụ: Tông thư Mulieris dignitatem (Phẩm giá người phụ nữ) (1988), Tông thư Rosarium Virginis Mariae (Kinh Mân Côi Đức Trinh nữ Maria) (2002), Tông thư Pax et reconciliatio (Hòa bình và hòa giải) (1964).

Tự sắc (motu proprio)

Là văn kiện thể hiện ý kiến hoặc tư tưởng riêng của đức giáo hoàng, không phải để trả lời cho một yêu cầu hay một ý kiến của người khác,14 tự sắc (motu: chuyển động, hành động, proprio: tự ý riêng mình) cũng là tông thư, tông thư dưới hình thức tự sắc (litterae apostolicae motu proprio datae). Đây là một loại văn kiện có tính pháp lý được các đức giáo hoàng tự ý ban hành (motu proprio) chứ không do bất cứ sự thỉnh cầu nào. Tự sắc của các ngài gửi đến toàn thể Giáo hội. Tự sắc được sử dụng để ban hành những quy định quan trọng về luật mà chưa sử dụng đến hình thức long trọng hơn như tông hiến (constitutio apostolica). Thí dụ: Tự sắc Porta fidei (Cửa đức tin) (2011), Tự sắc Omnium in mentem (2009), Tự sắc Matri-monia mixta (1970).



Tông dụ (epistula apostolica, épitre apostolique, apostolic epistle)

Tông dụ trong tiếng La Tinh là epistula apostolica (tông: tông đồ, tông tòa; dụ: ngưởi trên bảo xuống kẻ dưới) là văn kiện hướng dẫn của giáo hoàng dành cho những người cấp dưới thực hiện. Thí dụ: Tông dụ Lumen ecclesiae (Ánh sáng của Giáo hội) (1974).



Để kết

Từ những bài tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót (Dives in misericordia) để chuẩn bị bước vào những bài tìm hiểu về Tông chiếu Dung nhan lòng Chúa xót thương (Misericordiae vultus), bài viết lần này được dịp rảo qua các tên gọi liên quan: tông sắc, tông chiếu, sắc chỉ, thông điệp, hiến chế, sắc lệnh, tuyên ngôn, tông huấn, tông hiến, tông thư, tự sắc, tông dụ.

Từ hai lần sử dụng từ mercy trong: “… cầu xin ơn trọng đại đó qua sự trung gian của Mẹ Maria, Đấng vẫn không ngừng công bố “lòng thương xót từ đời nọ đến đời kia”, và cũng qua sự trung gian của những vị từng cảm nhận sâu đậm những lời của Bài giảng Trên Núi: “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (VIII 15,31), chúng ta không quên nhớ đến: 218 lần sử dụng từ mercy trong Dives in misericordia (qua 43 bài viết trong “tài liệu học tập” và qua việc đăng trên website của Cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót Tổng Giáo phận Sài Gòn-TP. HCM). Việc này cũng hứa hẹn cho chúng ta việc sẽ được làm quen với 167 lần sử dụng từ mercy nơi Misericordiae vultus trong định hướng tiếp tục học hỏi, suy gẫm, khám phá sự cần thiết về tình yêu-xót thương (merciful love, amour miséricordieux). Tất cả phải được loan báo với tầm quan trọng đặc biệt của thời đại, đang rất cần đến lòng Chúa xót thương.

TIN TỨC – SINH HOẠT

THÁNH LỄ KÍNH LCTX TRONG THÁNG 11/2015 CỦA TGP VÀ CÁC GIÁO HẠT

Kính mời Quý Ông Bà, Anh Chị Em tham dự thánh lễ Kính LCTX tại các địa điểm sau:

TỔNG GIÁO PHẬN

NHÀ THỜ TÂN ĐỊNH (289 Hai Bà Trưng P.8, Q.3): Lúc 15 giờ các ngày thứ sáu hàng tuần:

- Ngày 06/11: Chủ tế: LM Giuse Nguyễn Phát Tài, GX Tân Thông, hạt Củ Chi, Gp Phú Cường.

- Ngày 13/11: Chủ tế: LM Dòng Thánh Thể, Sss

- Ngày 20/11: Chủ tế: LM Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP, Gx Mân Côi, hạt Gò Vấp.

- Ngày 27/11: Chủ tế: LM Phêrô Nguyễn Văn Giáo, SOLT

CÁC GIÁO HẠT

- HẠT GIA ĐỊNH: Nhà thờ Gx Chính Lộ (45/4N Điện Biên Phủ, P.15, Q. Bình Thạnh): Lúc 17g30, thứ Bảy ngày 14/11. Chủ tế: LM Phêrô Nguyễn Văn Hành.

- HẠT TÂN SƠN NHÌ: Nhà thờ Gx Tân Hương (162 Tân Hương, P. Tân Quý, Q. Tân Phú): Lúc 15g00, ngày 03/11 (thứ Ba đầu tháng). Chủ tế: LM Đa Minh Vũ Ngọc Thủ.

- HẠT XÓM MỚI: Nhà Thờ GX Thạch Đà (1/1, Phạm Văn Chiêu, P. 9, Q. Gò Vấp): Lúc 15h00, thứ Năm 05/11. Chủ tế: LM Gioan Baotixita Nguyễn Xuân Đức.

- HẠT HỐC MÔN: Nhà Thờ GX Bùi Môn (4/2, Ấp Tân Tiến, Xã Xuân Thới Đông, Hốc Môn): Chủ tế: LM Phêrô Nguyễn Ngọc Vượng.

- HẠT TÂN ĐỊNH: Nhà Thờ GX Phaolô 3 (262/14, Lê Văn Sỹ, P. 14, Q. 3) Lúc 17h00, ngày 05/11 (thứ Năm đầu tháng). Chủ tế: LM. FX Nguyễn Ngọc Thu.

Trước các Thánh lễ có giờ Tôn Sùng Lòng Chúa Thương Xót.

DANH SÁCH ÂN NHÂN GIÚP PHÁT TRIỂN CỘNG ĐOÀN LCTX TGP SÀIGÒN THÁNG 9/2015


HẠT XÓM MỚI

GIÁO XỨ

1. Têrêsa NGUYỄN THỊ SẮC

Bắc Dũng

2. Phêrô BÙI ĐỨC HOÀNG BÁ &

Maria NGUYỄN THỊ HUỆ



Thái Bình

3. Đa Minh TRẦN QUANG KHẢI

Lam Sơn

4. Phanxicô NGUYỄN HỮU CA

Australia

5. L/h Gioan B. & L/h Anna

Thạch Đà

HẠT GÒ VẤP




1. Maria NGUYỄN THỊ THANH KIM

Bến Cát

2. Phêrô NGUYỄN ĐẠT

Bến Cát

HẠT TÂN ĐỊNH




1. Phêrô Têrêsa LÊ VĂN MẠNH

Bùi Phát

2. L/h Maria TRẦN THỊ HẠT

Bùi Phát

HẠT PHÚ THỌ




1. L/h Giuse NGUYỄN VĂN BA

Tân Phước

GP XUÂN LỘC




1. Phêrô Maria NGUYỄN VĂN VẼ

Phước Lý

ÂN NHÂN ĐÓNG GÓP BÁC ÁI – XÃ HỘI


  1. CĐ LCTX Giáo xứ Vĩnh Hiệp, hạt Gò Vấp: 153 cuốn tập (100 trang), bút chì mầu.

  2. Chị Maria Phạm Thị Thúy Lan (BCH CĐ LCTX Tgp Sàigòn): 7.500.000đ.

  3. Một Đoàn viên (dấu tên) CĐ LCTX Giáo xứ Hợp An, hạt Xóm Mới: 300.000đ.

  4. Chị Maria Trịnh Thị Đào (BCH CĐ LCTX Hạt Gia Định): 200 chuỗi Mân Côi (50 hột)

  5. CĐ LCTX Giáo xứ T.Giuse, hạt Gò Vấp: 500.000đ (đóng góp trong tháng 8.2015)

ÂN NHÂN ĐÓNG GÓP XÂY NHÀ TÌNH THƯƠNG:

  1. CĐ LCTX Giáo xứ An Phú, hạt Tân Định: 3.000.000 đ.

  2. CĐ LCTX Giáo xứ Nữ Vương Hòa Bình, hạt Xóm Mới: 2.000.000đ

  3. CĐ LCTX Giáo xứ Phaolô 3, hạt Tân Định: 2.000.000đ

  4. CĐ LCTX Giáo xứ Lam Sơn, hạt Xóm Mới: 500.000đ.

  5. Ông Phanxicô nguyễn Văn Thiên, Giáo xứ Thánh Gia, hạt Tân Định: 1.000.000đ.

Ban chấp hành CĐ.LCTX Tgp Sàigòn, chân thành tri ân quý Ân Nhân. Nguyện xin Thiên Chúa chúc Lành và bù đắp xứng đáng cho lòng quảng đại của quý Ân Nhân.



ĐÍNH CHÍNH

Trong số báo tháng 10/2015, ở mục ÂN NHÂN ĐÓNG GÓP BÁC ÁI – XH tháng 8/2015, trang 21, hàng thứ 10 (từ dưới lên), có ghi CĐ LCTX Gx Bến Cát, hạt Gò Vấp: 500.000đ. Xin sửa lại là 1.000.000đ. BBT chân thành cáo lỗi.



TIN CỘNG ĐOÀN

TIN CĐ LCTX - GX HÒA BÌNH, HẠT GÒ VẤP

Ngày 13.9.2015, GX Hòa Bình có cha sở mới: Cha Giuse Nguyễn Văn Phú thuộc Dòng Đa-minh, đường Nguyễn Thái Sơn – Gò Vấp. Cha nhận sứ vụ mới tại GX Hòa Bình để thay cho cha Giuse Nguyễn Văn Luật về nghỉ hưu tại Dòng.

Lần đầu tiên sau nhiều năm sinh hoạt, CĐ LCTX GX Hòa Bình mừng kính Thánh Bổn Mạng: Thánh nữ Faustina ngày 5.10.2015.

Buổi lễ đơn sơ nhưng ấm áp. Cha sở mới đã khuyến khích anh chị em cố gắng đọc kinh LTX mỗi ngày (Gx Hòa Bình chỉ đọc Thứ Năm và Chúa Nhật) và mong mỏi qua chuỗi Thương Xót, Chúa sẽ tha thứ và tuôn đổ hồng ân xuống GX nhiều hơn bởi LTX của Người.

Sau Thánh Lễ có buổi liên hoan nhỏ gọn, giúp thêm lòng gắn bó với nhau.

CĐ LCTX GX Hòa Bình chỉ mới thực hiện được: Cứ 5 tuần, có 1 tuần Kính LCTX vào Thánh Lễ sáng Chúa nhật lúc 6g30. Dù ít và còn nhiều điều cần học hỏi ở các GX bạn, nhưng CĐ LCTX Gx Hòa Bình luôn cố gắng một cách thiết thực là thương xót nhau và thương xót mọi người mà ta gặp gỡ hằng ngày, noi gương Thầy Chí Thánh Giêsu là Đấng đầy LTX và Thánh Bổn mạng Faustina luôn Tín Thác vào Ngài.



Maria Mỹ Ánh

CỘNG ĐOÀN LCTX GX THÁNH ĐA MINH, HẠT PHÚ NHUẬN TUYÊN HỨA & RA MẮT

Vào chiều 6/10/2015, các hội viên và Tân BCH CĐ LCTX Gx Thánh Đa Minh, hạt Phú Nhuận đã chính thức tuyên hứa và ra mắt Cộng đoàn Dân Chúa. Nghi thức Tuyên hứa diễn ra trong thánh lễ Tạ ơn do cha chính xứ Giuse Lưu Công Chỉnh, OP, cử hành.

Trong bài giảng lễ, cha Giuse chia sẻ về lòng thương xót của Chúa trải dài trong những bài Kinh Thánh, mọi người cần đọc và suy gẫm về tình thương của Thiên Chúa. Cha chia sẻ về tấm gương phục vụ vì yêu mến của chị Mát-ta; tấm gương yêu mến và thực hành Lời Chúa của chị Maria… Đức cố HY Phan-xi-cô X. Nguyễn Văn Thuận nói “Chúa không biết làm tính khi Người bỏ 99 con chiên để đi tìm một con bị lạc”, vì vậy, dù ở trong hoàn cảnh nào, mỗi người chúng ta phải luôn tín thác vào lòng thương xót hải hà của Chúa…

Trong phần Tuyên hứa, trước Linh tượng, Cờ đoàn, và trước cha chủ sự (đại diện Giáo hội), các hội viên đã đọc kinh Tận Hiến; nhận Phù hiệu do cha chủ sự trao sau khi làm phép; hứa tuân giữ việc sùng kính LCTX, giữ ngày Chúa nhật, giữ lời nói thanh sạch, giữ đức tiết độ, vâng phục giáo quyền.

Lời kinh Tận Hiến có đoạn: “…Qua diện mạo của Chúa đây, xin lòng thương xót của Chúa chiến thắng mọi thế lực ác thần trên thế gian. Xin cho những ai khi sùng kính lòng thương xót Chúa sẽ không bị hủy diệt. Xin lòng thương xót của Chúa trở thành niềm vui của họ ngay đời này, là niềm hy vọng trong lúc sinh thì, và là vinh quang của họ trong cuộc sống vĩnh hằng. Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời, Amen…”.

Sau phần Tuyên hứa các hội viên, là phần Tuyên hứa và ra mắt của tân BCH, gồm có 3 chị:

- Têrêsa Trần Thị Đức Hạnh, trưởng BCH

- Maria Vũ Thị Thu Hoài, phó BCH

- Rôsa Vũ Thị Thoa, thư ký kiêm thủ quỹ

Lời kinh tuyên hứa của BCH có đoạn: “… Lạy Chúa Giêsu là lòng thương xót nhập thể của Cha trên trời, ngày hôm nay chúng con xin tận hiến hoàn toàn cho Chúa, trong bàn tay từ ái Chúa, chúng con xin dâng hiến cho Chúa quá khứ, hiện tại và tương lai của chúng con… Chúng con xin long trọng tuyên hứa. Thứ nhất: vâng phục các mệnh lệnh của giáo quyền. Thứ hai: sống trung thành với linh đạo LCTX là luôn thỉnh cầu, thực hành và tín thác vào LCTX. Thứ ba: nhiệt thành làm tông đồ của LCTX để rao truyền và thiết lập cộng đoàn LCTX khắp nơi…”

Trước khi ban Phép lành cuối lễ, chị trưởng BCH đã chân thành cảm ơn cha chủ tế, cảm ơn BCH CĐ LCTX Tgp Sài Gòn, cảm ơn quý chức HĐMV GX và toàn thể cộng đoàn hiện diện, cảm ơn cha linh hướng Giuse Lê Hoàng Thụy, OP, cha đã cùng làm giờ Thương xót hàng ngày và chia sẻ Lời Chúa cho cộng đoàn.

Trong phần đáp từ, cha Giuse chính xứ đã bày tỏ niềm vui mừng vì nhóm LCTX của GX được hình thành từ 10 năm trước, đến nay đã chính thức hòa nhịp với sinh hoạt chung của toàn giáo phận.



Antôn Lê Tấn



CỘNG ĐOÀN LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT TGP SÀI GÒN

HÂN HOAN CHÚC MỪNG

TÂN BAN CHẤP HÀNH

CĐ LCTX GX THÁNH ĐA MINH, HẠT PHÚ NHUẬN

Nguyện xin Lòng Thương Xót của Chúa luôn đồng hành và nâng đỡ các anh chị trên con đường phục vụ giáo hội.





Giuse Phạm Đình Vinh

Ngày 25 tháng 3 năm 1936, trong giờ cầu nguyện vào ban sáng tại một nhà nguyện ở Warsaw, chị thánh Faustina đã được nhìn thấy Mẹ Maria. Mẹ Thiên Chúa truyền dạy cho Chị: “Con phải nói cho thế giới biết về Lòng Thương Xót bao la của Người,… con hãy nói cho các linh hồn biết về lòng nhân lành vô biên của Chúa trong khi vẫn còn thời giờ ban phát Lòng Thương Xót. Nếu lúc này con im tiếng, con sẽ PHẢI TRẢ LẼ với vô số linh hồn trong ngày kinh hoàng ấy (ngày Chúa đến lần thứ hai). Con đừng sợ hãi gì. Hãy trung thành cho đến cùng” (NK 635).

Đây là trích đoạn trong quyển “Nhật Ký Lòng Chúa Thương Xót Nơi Linh Hồn Tôi” của thánh nữ Maria Faustina Kowalska, và đó cũng là lệnh truyền của Đức Giêsu Kitô đến với tất cả Kitô hữu, cách riêng cho 55 anh chị em đoàn viên CĐ LCTX tuyên hứa trong thánh lễ Tạ ơn, Tuyên hứa và Ra mắt Ban chấp hành Cộng đoàn LCTX tại Gx Gò Mây, hạt Tân Sơn Nhì, đã diễn ra ngày 26/9/2015.

Theo thông báo của Ban tổ chức, thánh lễ bắt đầu lúc 18g00, nhưng trước đó, 16g30, đã có nhiều anh chị em hội viên CĐ LCTX Gx Gò Mây và hạt Tân Sơn Nhì có mặt tại sân nhà thờ để đón tiếp quý khách và hoàn tất những công việc phục vụ cho thánh lễ.

17g30, Thông điệp Sùng kính LCTX được phát trên màn hình ở sân nhà thờ, như để giới thiệu với mọi người về ý nghĩa và cách thức bày tỏ việc sùng kính LCTX.

17g50, Linh mục chủ tế làm phép tượng Chúa Thương Xót. Tiếp theo, Linh tượng được rước ra ngoài và rước kiệu theo khuôn viên sân nhà thờ. Sau cùng, Linh tượng được rước vào trong nhà thờ và cung nghinh lên Cung Thánh. Công tác tổ chức hết sức chu đáo: hai đường sơn mầu trắng được kẻ sẵn song song nhau dọc theo đường đi, giúp cho đoàn rước đi thẳng thắn, tôn tạo vẻ trang nghiêm, trật tự và đẹp mắt.

18g05, Thánh lễ đồng tế bắt đầu. Chủ tế là LM Giuse Nguyễn Hồng Phúc, chánh xứ Gx Gò Mây, đồng thời cũng là linh hướng CĐ LCTX Gx Gò Mây. Đồng tế có 4 linh mục và 1 phó tế.

Đến tham dự Thánh lễ có quý Cha hội Thừa Sai Việt Nam, quý Tu sĩ, quý Đại diện Hội đồng Mục vụ và nhiều hội đoàn trong giáo xứ, đại diện BCH CĐ LCTX giáo phận, BCH CĐ LCTX giáo hạt Tân Sơn Nhì, BCH CĐ LCTX các giáo xứ trong hạt, cùng nhiều giáo dân trong và ngoài giáo xứ cũng đến để hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho Tân BCH. Tổng cộng khoảng gần 1.000 người tham dự thánh lễ.

Dẫn vào thánh lễ, Cha chủ tế nói: “Với cộng đoàn Gx Gò Mây, buổi chiều hôm nay là lễ Kính LCTX, ngày Tuyên hứa cũng như Ra mắt BCH và các đoàn viên CĐ LCTX Giáo xứ. Mỗi người chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì luôn được Chúa thương xót, quan tâm, chăm sóc trong tình thương ân sủng của Ngài, vì thế chúng ta được mời gọi để trở thành những tông đồ, những chứng tá của LCTX…”.

Trong bài giảng, ngài nêu lên hai hình ảnh ấn tượng nhất trong chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Thánh Cha Phanxicô tại hai quốc gia Cuba và Hoa Kỳ: Tại quảng trường La Habana, thủ đô Cuba, trong ngày Chúa nhật ĐTC cử hành thánh lễ, có treo một bức ảnh LCTX. Chúng ta biết rằng, tại quảng trường này, trước đây không bao giờ trưng bày bất cứ những ảnh tượng gì thuộc về tôn giáo, quả thật đây là một sự thay đổi ấn tượng nhất. Phải chăng khi treo bức ảnh về LCTX tại quảng trường La Habana, đất nước Cuba muốn công bố với mọi người trên toàn thế giới rằng Cuba đang đón nhận Lòng Thương Xót của Thiên Chúa?

Tại Hoa Kỳ, khi đón tiếp ĐTC tại Nhà Trắng, tổng thống Obama phát biểu: Bản thân tôi cũng như mọi công dân Hoa Kỳ luôn luôn công nhận vai trò của Giáo Hội Công giáo cho sự phát triển của đất nước Hoa Kỳ… Hàng ngày, tôi được chứng kiến các linh mục, tu sĩ, giáo dân Công giáo đã chăm sóc, nuôi dưỡng những người đói khát, chữa lành những người đau yếu, che chở những người vô gia cư, giáo dục các trẻ em, củng cố và nâng đỡ đức tin cho nhiều người v.v...

Nhận xét về ĐTC, ông Obama ca ngợi bản tính rất độc đáo của ĐTC là một con người khiêm tốn, đơn sơ, lịch sự. Ông nói: “Sự hiện diện của Ngài (ĐTC) ở đất nước này nhắc nhở chúng tôi về một thông điệp rất mạnh mẽ từ Thiên Chúa: đó là Lòng Chúa Thương Xót”.

Cha chủ tế nhấn mạnh: “Xây trường học, bệnh viện, chăm sóc người nghèo, nâng đỡ các tù nhân, chữa lành những người đau ốm, yêu thương kẻ vô gia cư,… Đó chẳng phải người Công giáo chúng ta đang cố gắng diễn tả dung mạo của Đấng đầy lòng thương xót là chính Thiên Chúa, là Đức Giêsu Kitô hay sao?”

Cha kết luận: “Cuộc viếng thăm của ĐTC tại 2 quốc gia này là cuộc viếng thăm của Lòng Thương Xót. Nhưng LTX không chỉ dừng lại ở đất nước Cuba và Hoa Kỳ mà còn lan tỏa cho tất cả mọi người. Đó là Thiên Chúa luôn luôn tha thứ tội lỗi cho con người. ĐTC Phanxicô bảo: ‘Thiên Chúa không bao giờ biết mệt mỏi khi tha thứ tội lỗi cho con người’. Nhưng Thiên Chúa cũng đòi hỏi ở chúng ta khi đón nhận ơn tha thứ thì cũng phải có cuộc sống thánh thiện. Có như thế, chúng ta mới có thể đón nhận được những ân sủng trong kho tàng LTX”.

Riêng với 55 đoàn viên tuyên hứa trong thánh lễ hôm nay, Cha chủ tế nhắn nhủ: “Hôm nay, CĐ LCTX Gx Gò Mây tuyên hứa. Với ngày lễ này, các anh chị em phải là những người có cảm nhận rõ ràng nhất về LCTX. Muốn trở thành những chứng nhân của LCTX, các anh chị em trên hết và trước hết phải sống LCTX”.

Lời nhắn nhủ này chắc chắn sẽ là kim chỉ nam cho cuộc sống đức tin của những đoàn viên CĐ LCTX Gx, trên hết phải là các thành viên trong BCH, những người có trách nhiệm, bổn phận lèo lái sinh hoạt của Cộng đoàn theo đúng ý muốn của Giáo quyền.

Sau bài giảng là nghi thức Tuyên hứa các đoàn viên. Cha chủ tế làm phép huy hiệu LCTX. Các đoàn viên đọc kinh Tận Hiến và lời tuyên hứa trước Vị đại diện Hội Thánh. Huy hiệu LCTX được trao cho từng đoàn viên với lời công bố của Cha chủ tế: “Thay mặt Giáo hội, Cha công nhận từ nay các anh chị chính thức trở thành tông đồ của LCTX”.

Phần cuối của nghi thức Tuyên hứa được dành cho các thành viên trong Ban chấp hành. Cha chủ tế đọc danh sách 10 thành viên BCH (nhiệm kỳ 2015 – 2019):

Trưởng BCH: Ông Đa Minh Lương Văn Việt

Phó BCH: Ông Phanxicô Mai Quốc Trưởng

Thư ký: Bà Maria Lưu Thị Thùy Trang

Thủ quỹ: Ông Phêrô Phạm Xuân Cử

Các Ủy Phụng tự:

- Bà Maria Phạm Thị Minh Thu

- Bà Maria Cao Thị Kim Hiên

- Bà Anna Tống Thị Mỹ Lan

- Bà Maria Phạm Thị Thơm

- Ông Giuse Khổng Duy Hoan

- Bà Maria Nguyễn Thị Lan

Mười thành viên long trọng đọc 3 lời hứa:



1) Vâng phục các mệnh lệnh của giáo quyền.

2) Sống trung thành với linh đạo LCTX là luôn luôn thỉnh cầu, thực hành và tín thác vào Lòng Thương Xót của Chúa.

3) Nhiệt thành làm tông đồ của LCTX để rao truyền và thiết lập Cộng đoàn Lòng Thương Xót của Chúa khắp nơi.

Thay mặt Giáo phận, Cha chủ tế trao Ủy nhiệm thư cho từng thành viên và công bố lời sai đi chính thức của Giáo hội: Hãy đi rao giảng Tin mừng cho mọi người và làm chứng cho Lòng Thương xót của Chúa.

Nghi thức Tuyên hứa và Ra mắt kết thúc. Các thành viên BCH được Cộng đoàn Dân Chúa đón nhận qua những tràng pháo tay vang dội.

Đại diện 55 đoàn viên, anh Đa Minh Lương Văn Việt, Trưởng BCH ngỏ lời cám ơn Quý cha, Quý khách và xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho CĐ LCTX Gx, cách riêng cho Tân BCH luôn chu toàn bổn phận để thúc đẩy phong trào sùng kính LCTX trong Gx ngày càng phát triển hơn.

Trước khi ban phép lành, Cha chủ tế gởi đến các đoàn viên CĐ LCTX Gx lời chúc mừng. Ngài căn dặn: các đoàn viên phải là những người diễn tả Dung Nhan LTX của Chúa Giêsu Kitô một cách trung thực nhất.

Thánh lễ kết thúc, thiết tưởng điều đọng lại trong lòng mọi người hẳn là một thánh lễ trang nghiêm và sốt sắng, một Cộng đoàn LCTX trẻ trung, tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần.

Sau thánh lễ, chúng tôi (gồm đại diện BCH CĐ LCTX TGP, giáo hạt Tân Sơn Nhì) vào chào Cha chánh xứ Giuse. Ngài rất vui vẻ, niềm nở tiếp chúng tôi với tất cả sự thân mật, gần gũi. Ngài cho biết: CĐ LCTX Gx Gò Mây được hình thành từ sự tự phát của một số anh chị em giáo dân trong giáo xứ, vì lòng sùng kính LCTX, họ đã tập trung và đọc kinh Thương Xót hàng ngày trong nhà thờ (mỗi buổi đọc kinh Thương Xót, thường có khoảng 40 người tham dự). Nếu để phong trào ở dạng tự phát sẽ không có kết quả tốt. Do đó, ngài đã cho thành lập Cộng đoàn để sinh hoạt đúng theo quỹ đạo của Giáo Hội.

Được biết, hạt Tân Sơn Nhì hiện có 16/18 giáo xứ có nhóm cầu nguyện Lòng Chúa Thương Xót.

Đề cập đến những khó khăn của giáo xứ, Ngài nói: Gx Gò Mây nằm trên một địa bàn trải rộng, điểm xa nhất cách nhà thờ 6km, có nhiều giáo dân nhập cư nên công việc mục vụ gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, nhà thờ đã cũ kỹ, rất nhỏ so với số lượng giáo dân là 10.000 người. Vào các ngày Chúa nhật hay những ngày Lễ trọng, mỗi thánh lễ trung bình có 2.000 người, quá tải so với sức chứa của nhà thờ là tối đa 4 đến 5 trăm người. Giáo xứ đang chuẩn bị kế hoạch xây dựng lại nhà thờ, nhưng kinh phí chưa có. Khi xây dựng, mong nhận được sự quan tâm và lòng quảng đại của các mạnh thường quân.



CỘNG ĐOÀN LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT TGP SÀI GÒN

HÂN HOAN CHÚC MỪNG

TÂN BAN CHẤP HÀNH

CĐ LCTX GX GÒ MÂY, HẠT TÂN SƠN NHÌ

Nguyện xin Lòng Thương Xót của Chúa luôn đồng hành và nâng đỡ các anh chị trên con đường phục vụ giáo hội.

TIN GIÁO HỘI

TỪ ĐẠI HỘI GIA ĐÌNH THẾ GIỚI 2015

CỘNG ĐOÀN VIỆT NAM DÂNG THÁNH LỄ TẠ ƠN

Vinh sơn Vũ Đình Đường

I. TỪ MUÔN PHƯƠNG NGƯỜI VIỆT VỀ ĐÂY:

Một dịp may hiếm có, nhân cơ hội cộng đồng tín hữu Việt Nam từ Quê nhà và khắp các quốc gia trên thế giới cùng 50 Tiểu bang Hoa Kỳ quy tụ về Thành phố Philadelphia tham dự Đại hội Thế giới về Gia Đình, nên trong ngày đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô về đây dự Đại hội, Liên đoàn Công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ kết hợp cùng 7 cộng đoàn Công giáo Việt Nam thuộc Tổng giáo phận Philadelphia đã tổ chức Thánh lễ Tạ ơn vào ngày thứ bảy 26.9.2015 dành riêng cho các Tín hữu Việt Nam tại The Aspira Headstart Center, 6301 N. Second St. Philadelphia, PA 19120. Theo chương trình, 10 giờ 00 mới có Thánh Lễ, nhưng từ sáng sớm nhiều người đã nô nức tuôn về địa điểm mong gặp gỡ Đồng hương, tìm lại người thân, trao đổi tin tức cho thỏa lòng mong ước.

Khởi đầu dự kiến tổ chức tại nhà thờ Thánh Helena, nơi Đức Ông Giuse Trịnh minh Trí làm Chính xứ, nhưng Ngôi thánh đường cổ kính có niên đại hơn 100 năm này, không đủ sức chứa số giáo dân đông đảo về tham dự, nên Ban Tổ chức đã phải dời về địa điểm nói trên, với sân bãi rộng lớn, phòng ốc đầy đủ tiện nghi, lại có hội trường chính với 1.386 ghế ngồi đi kèm với 2 phòng riêng bên cánh phải và cánh trái có màn hình trực tiếp Thánh lễ, cho số lượng người tới sau có chỗ ngồi dự lễ.

Từ cổng đi vào với hàng cờ phướn ngũ sắc cổ truyền tung bay trước gió đón chào, tiếp đến những tấm panô quảng bá cho Đại Hội Thế Giới Gia Đình dựng lên bao bọc xung quanh các gian hàng trưng bày vật dụng kỷ niệm, sách báo, ảnh tượng, quạt, áo, nón, băng nhạc của Ban Mục vụ Gia đình Tổng Giáo Phận Sài Gòn mang từ Quê hương sang, được du khách nhiệt tình mua bán ủng hộ tấp nập, trước khi bước vào hội trường tham dự buổi hội ngộ Đồng Hương mở đầu với Thánh Lễ Tạ Ơn.



II.- THÁNH LỄ TẠ ƠN CỦA CỘNG ĐOÀN DÂN CHÚA:

Trước giờ khai mạc, ngoài những hàng ghế dành riêng cho đoàn đồng tế, hội trường không còn một chỗ trống, kể cả những lối đi cũng chật cứng người đứng với sách lễ trong tay. Tượng Đức mẹ La Vang uy nghi cùng với hàng cờ các Hội đoàn Công giáo Tiến hành và huy hiệu Đại hội Thế giới Gia đình, bảng hiệu Liên đoàn CGVN được trưng bày trên lễ đài, hàng ghế dành cho Đức Hồng y, Quý Giám mục, Đức Ông và các Cha trong Ban chấp hành Liên đoàn CGVN tại Hoa Kỳ được sắp xếp hai bên cạnh bàn thờ

Thời điểm dâng lễ đã đến, Ông Giuse Đinh văn Chính, Chủ tịch Ban Thường vụ Liên đoàn CGVN Miền Trung Đông trân trọng nói lời chào mừng nồng nhiệt tới các Đấng bậc trong Giáo Hội và cộng đoàn Dân Chúa khắp nơi, đã đáp lời mời tới tham dự ngày họp mặt hôm nay đông đảo ngoài sự ước mong, thật là trân quý biết bao cho ban Tổ chức.

Ngoài hàng rào danh dự do các em Thiếu Nhi Thánh Thể đảm trách, còn có Hiệp Sĩ Đoàn Knights of Columbus gồm 30 người sẵn sàng kiếm trên tay, áo mũ chỉnh tề dàn chào Đoàn Đồng Tế tiến lên, trong khi Ca Đoàn tổng hợp trên 200 ca viên nổi bật một góc hội trường, nữ với đồng phục áo dài trắng thướt tha, Nam áo sơ mi trắng cà vạt đỏ, cùng hát vang bài ca nhập lễ: “Về nơi đây”.

Thánh lễ Tạ ơn với chủ đề “Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội” do Đức Hồng y Phêrô Nguyễn văn Nhơn, Tổng Giám Mục Hà Nội chủ tọa. Đức Cha Phaolô Bùi văn Đọc, Tổng Giám Mục Sài Gòn, Chủ tịch HĐGMVN chủ tế. Và đồng tế chính có Đức Cha Micael Hoàng đức Oanh-Giám Mục Komtum, Đức Cha Đa minh Mai thanh Lương-Giáo phận Orange, Hoa kỳ, Đức Cha Giuse Đặng đức Ngân-Giám mục Lạng Sơn, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn mạnh Hiếu-Tổng Giáo phận Toronto, Canada, Đức Cha Giuse Châu ngọc Tri-Giám mục Đà Nẵng-chủ tịch Ủy ban Mục vụ Gia đình, Đức Cha Phaolô Nguyễn thái Hợp-Giám mục Vinh-chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình. Cùng đồng tế còn có 180 linh mục và 11 thầy phó tế phụ lễ. Hàng ghế đặc biệt dưới tam cấp trước lễ đài dành riêng cho hơn 70 sơ với tu phục các dòng về dự lễ.

Trong bài thuyết giảng sau Phúc Âm, Đức Cha chủ tế đã kêu gọi mọi người hiện diện: “... hãy tin tưởng vào tình yêu Thiên Chúa cho dù Gia đình có gặp khó khăn gian nan, hãy hy vọng trong niềm vui, vì xưa kia Đức Maria về ở nhà Thánh Gioan để cùng đồng hành với nhân loại, chắc chắn Mẹ sẽ cầu bầu cho chúng ta vượt qua mọi vất vả, thử thách trong đời sống nơi trần thế...”.

Thánh lễ tiếp diễn với lời nguyện giáo dân do 5 Thiếu nữ và 2 Thanh niên lên đọc, kế đến Dâng của lễ có 8 Bà Mẹ và 2 Ông Gia trưởng đảm trách. Phần hiệp lễ gồm 20 địa điểm cho rước lễ nhưng phải hơn 15 phút mới hoàn tất.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn văn Nhơn có đôi lời nhắn nhủ với Đàn Chiên, Ngài đã ân cần nhắc nhở về thành quả Đại hội vừa qua, cùng với tầm quan trọng “Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót” sẽ khai mạc vào ngày 8.12.2015 tới đây, gợi cho chúng ta thấy tình yêu bao la của Thiên Chúa đối với loài người. Đức Hồng Y còn cho biết thêm: “Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tặng sách Phúc Âm Thánh Luca cho một Gia đình Việt Nam tại Hà Nội đại diện Châu Á tại lễ Bế mạc ĐHGĐTG kỳ VIII. Thật là vinh dự nhưng cũng là một trách nhiệm của Giáo hội Việt Nam chúng ta”.

Kế tiếp Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi văn Đọc cũng nhắc nhở với Cộng đoàn về việc đóng góp xây dựng công trình Đền Thánh Đức Mẹ La Vang và cũng không quên cảm ơn Ban Chấp hành Liên Đoàn Công giáo Việt Nam tại Hoa kỳ, và Cộng đoàn Việt Nam ở địa phương Tổng Giáo Phận Philadelphia, cách riêng Đức Ông Trí chủ tịch đã làm cầu nối giúp cho các Phái đoàn Việt nam ở khắp nơi về tham dự ĐHTGGĐ thuận tiện trên mọi phương diện, ăn ở, đưa đón thật tươm tất, “Cho khách đỗ Nhà” một cách chu đáo, tuyệt vời.

Sau đó Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí nhân danh chủ tịch Liên đoàn CGVN tại Hoa Kỳ dâng lời cảm tạ hàng Giáo phẩm Việt Nam, Đức Hồng y, các Đức Giám Mục, Quý Đức Ông, Quý Linh mục, Tu sĩ và Cộng đoàn đến tham dự Thánh lễ đặc biệt hôm nay và Đức Ông còn cho biết: “... Số lượng người Việt Nam tham dự ĐHTG về GĐ thật đông đảo, chiếm 10 % tổng số người tham dự. Nếu so sánh, Việt nam sẽ bằng 25 Quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha cộng lại, đã cho Thế giới thấy sự trưởng thành và sức mạnh đức tin của người Công giáo Việt nam trong tầm vóc Quốc Tế, nên tiếng Việt trở thành 1 trong 5 ngôn ngữ chính trong Đại Hội kỳ này”.

Khi Vị Chủ tế ban phép lành sau cùng Thánh lễ Tạ ơn, đồng hồ điểm 11 giờ 30. Trong khi đoàn Đồng tế chụp hình kỷ niệm, Ca đoàn và toàn thể Cộng đoàn hiện diện cùng đứng lên cất cao tiếng hát bài: “Nữ Vương Hòa Bình” của nhạc sư Hải Linh. Thánh lễ đã hoàn tất tốt đẹp trong niềm cảm xúc của mọi người.

III. CUỘC GẶP GỠ ĐỒNG HƯƠNG TRÀN ĐẦY NIỀM VUI:

Thánh lễ kết thúc, sau những màn ríu rít chụp ảnh ghi lại những bức hình kỷ niệm, mọi người được mời xuống hội trường tham dự bữa ăn trưa thân mật, do cộng đoàn Giáo dân Việt nam Tổng Giáo phận Philadelphia khoản đãi. Những cô gái xinh xắn, các em Thiếu nhi Thánh thể, trong ban Tiếp tân ân cần vui vẻ đón tiếp, mời thực khách vào bàn cùng với những ổ bánh mì thịt, các đĩa xôi gấc đẹp mắt, bên cạnh chai nước có in hình Đức Thánh Cha, được trao tận tay mỗi người làm kỷ niệm.

Quang cảnh Hội trường thật đông vui, thêm ban Văn nghệ do Cha Tiến Lộc điều khiển giúp vui, ai cũng thấp thỏm, ăn uống cho mau, để rồi kẻ đi qua, người chạy lại, tìm gặp thân nhân bạn hữu, tay bắt mặt mừng, trao đổi tin tức, tâm sự thăm hỏi chuyện gia đình thân tộc, chuyện xứ đạo, chuyện làng nước Quê hương, việc chung việc riêng, xa xứ lâu rồi nay Đồng Hương mới có dịp gặp nhau nơi đất khách quê người, tâm tình to nhỏ tưởng chừng không bao giờ dứt.

Chuyện trò, ăn uống, gặp gỡ vui mừng bên nhau, rồi cũng phải bịn rịn chia tay, Ban Tổ chức có lời cảm ơn cùng nguyện xin Thiên Chúa toàn năng và Mẹ La Vang ban sức khỏe, bình yên cho mọi người được an toàn khi trở về Cộng đoàn Giáo xứ và Gia quyến, sau một chuyến du lịch hiếm có trong đời.



Viết tại Philadel phia, ngày 27.9.2015



CHÚC MỪNG

CỘNG ĐOÀN LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

Tổng Giáo Phận Sài Gòn

Kính Chúc Mừng:

LM PHÊRÔ NGUYỄN VĂN GIÁO

Bề trên Dòng Đức Bà Chúa Ba Ngôi

Thêm sứ vụ mới:

TỔNG LINH HƯỚNG PHONG TRÀO CURSILLO 

TGP SÀIGÒN - TP.HCM

Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn đồng hành cùng Cha trên mọi bước đường Mục tử.

DIỄN ĐÀN



Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

Ngày 1 tháng 11, toàn thể Giáo hội mừng kính trọng thể Các Thánh Nam Nữ ở trên trời. Có thể nói ngày hôm đó là ngày hội lớn, ngày vui mừng hân hoan của tất cả mọi thành phần con cái trong đại gia đình Giáo hội.

Mừng kính các thánh, nghĩa là mừng kính những người đang sống sự sống của Thiên Chúa, những vị đang hưởng phúc vinh quang tràn đầy trước tòa cao sang của Chúa Ba Ngôi trên thiên đàng.



Hỏi: Thiên đàng là gì? Thiên đàng là nơi đầy dẫy những sự vui vẻ vô cùng, mà phúc nhất trên thiên đàng là được xem thấy mặt Đức Chúa Trời liên (Sách Bổn Hà Nội tr. 21). Thiên đàng là nơi người ta yêu thương nhau, là nơi chỉ còn tình yêu là đáng kể, nơi có Thiên Chúa là Cha và mọi người là anh em với nhau, nơi không còn chết chóc, chiến tranh, hận thù và nước mắt. Trái lại chỉ có hòa thuận và thương yêu, các thánh là những người đã đạt tới hạnh phúc đó.

Hỏi: Các thánh là ai vậy? Là những người không bằng lòng với sự kém cỏi; với những biện pháp nửa vời. Các thánh là những người đói và khát sự công chính, theo ngôn ngữ Kinh Thánh là khát khao sự thánh thiện. Vì khao khát nên Thiên Chúa đã cho các ngài thỏa chí toại lòng đúng như mối phúc trong Tin Mừng tuyên bố: “Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả” (Mt 5, 6).

Chi tiết trong bài đọc thứ nhất của ngày lễ giúp chúng ta hiểu thêm các thánh là ai. Các thánh là “những người giặt áo và tẩy áo trắng trong máu Con Chiên” (Kh 7, 14). Như thế, sự thánh thiện mà các ngài có được là từ Chúa Kitô. Trong Cựu Ước, làm thánh có nghĩa là “tách biệt” khỏi tất cả những gì ô uế. Chữ “thánh có nghĩa chung là kitô hữu, hợp thành cộng đoàn qui tụ chung quanh Đức Giêsu làm thành Dân thánh. Sự thánh tách khỏi sự phàm tục. Các thánh tràn đầy sự thánh, còn người phàm mang đầy sự phàm. Các thánh là những người đã được Thiên Chúa làm gia nghiệp.



Hỏi: Các thánh làm gì trên thiên đàng? Câu trả lời cũng được tìm thấy trong Bài đọc I: “Họ đứng trước ngai vàng và trước mặt Con Chiên, mình mặc áo trắng tinh, tay cầm nhành lá thiên tuế. Họ lớn tiếng tung hô rằng: “Kính lạy Thiên Chúa chúng tôi, Đấng ngự trên ngai vàng, và Con Chiên”. Ca đoàn các ngài được Đức Mẹ Maria hướng dẫn, Mẹ tiếp tục thánh thi ca ngợi của Mẹ trên trời, “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa…” (Lc 1, 46). Chính trong sự ca ngợi này mà các thánh gặp được hạnh phúc và niềm vui của, “Thần trí tôi hơn hở vui mừng trong Chúa Đấng Cứu Độ tôi” (Lc 1, 47). Vinh quang và hạnh phúc của Thiên Chúa ngập tràn các ngài.

Hỏi: Các thánh mặc áo gì? Các thánh mặc áo chùng trắng, giặt áo mình trong máu Con Chiên. Các thánh mặc áo đỏ, mặc áo theo con đường tử đạo của Đức Kitô. Các thánh mặc áo xanh vì đã xây dựng hòa bình, yêu thương và phục vụ công bình đạo lý. Các thánh mặc áo vàng khi tham dự vào chức huy hoàng của Đức Kitô, và hy vọng vào Thiên Chúa.

Hỏi: Các thánh là bao nhiêu? Sách Khải Huyền nói: “số người được đóng ấn là một trăm bốn mươi bốn ngàn người, thuộc mọi chi tộc Israel” (Kh 7, 4). Tôn chỉ của họ là Tám Mối Phúc Thật. Phúc cho những ai hiền lành, nghèo khó; họ là những người khóc lóc nay tìm được sự ủi an ở nơi Thiên Chúa; họ là những người biết thương xót người nay được Chúa xót thương; họ là những người trong sạch nay được nhìn thấy Thiên Chúa; họ là những người xây dựng hòa bình nên được gọi là con Thiên Chúa; họ là những người bị bắt bớ, “họ là những người từ đau khổ lớn lao mà đến” (Kh 7, 14). Họ là các Tổ phụ, các Tiên tri, các Tông đồ, Tử đạo, Đồng trinh, Hiển tu, Ẩn tu.

Tuy nhiên nếu con số chỉ có thế thôi, thì quả là một điều đáng lo sợ, bởi vì người tín hữu như ta đâu có hy vọng được vào sổ những người đó? Vậy con số đó là thế nào? Số một trăm bốn mươi bốn ngàn là con số biểu tượng cao đầy đủ, chỉ những người được cứu rỗi. Theo hệ thống đếm của người Do thái, một người có thể đếm cao tới mười hai ngàn. Mười hai ngàn nhân với mười hai, thành một trăm bốn mươi bốn ngàn, một con số cao trọn vẹn tuyệt đối, chứ không phải chỉ theo nghĩa đen là một trăm bốn mươi bốn ngàn mà thôi.

Thánh Gioan đã nhìn thấy: “Đoàn người đông đảo không thể đếm được, họ thuộc đủ mọi nước, mọi chi họ, mọi dân tộc và mọi thứ tiếng” (Kh 7, 9). Họ thuộc đủ mọi thành phần và mọi tầng lớp trong xã hội. Ðó là lí do tại sao Giáo hội thiết lập ngày lễ các thánh, để mừng kính chung các thánh gồm cả các thánh không tên tuổi, trong đó phải có tổ tiên, họ hàng gần xa của mỗi chúng ta.

Giáo hội mừng kính toàn thể các thánh, có những vị rõ ràng là thánh, những vị được tôn phong hiển thánh, những vị có tên trong kinh cầu các thánh với đỉnh cao sáng rực. Nhưng cũng nhớ và kính mừng những vị thánh chìm sâu trong lòng đất, trong xác thịt mồ hôi nước mắt của kiếp người. Vì mọi người đều được kêu gọi nên thánh trong Đức Kitô. Các thánh đã đạt tới hạnh phúc đó, giờ đây trên thiên quốc vui mừng hân hoan tận hưởng phần thưởng trọng đại Chúa dành cho các ngài. Đó cũng là niềm hy vọng của tất cả chúng ta đang sống phận lữ hành tiến về quê trời vinh phúc.

Mừng kính các thánh, chúng ta cậy nhờ các ngài nguyện giúp cầu thay cho chúng ta bao lâu còn sống ở đời tạm này, biết noi gương các ngài sống hiến chương Nước Trời, thực hành Tám Mối Phúc như Chúa Giêsu dạy, để mai sau cũng được Chúa ân thưởng thiên đàng.

Với niềm hy vọng, cùng với gương sáng và sự trợ giúp của các thánh, chúng ta cũng có thể làm thánh, và phải nên thánh bằng cách tự thánh hóa bản thân như các thánh đã làm, tức là sống theo tinh thần và mệnh lệnh của Tin Mừng là: hiền lành, bác ái, hòa thuận, trong sạch, với tâm hồn luôn hướng về những thực tại siêu nhiên, chịu đựng những vất vả, đau khổ tự nhiên hay do người khác mang đến, luôn tìm kiếm Chúa và cố gắng sống phù hợp với thánh ý Chúa.

Được như thế, chúng ta có thể “vui mừng hân hoan vì phần thưởng của chúng ta sẽ trọng đại ở trên trời như Các Thánh hiện nay là những anh em chúng ta đang ca tụng Chúa muôn đời” (Mt 5, 12a).

Lạy Các Thánh Nam Nữ của Thiên Chúa, xin cầu cho chúng con. Amen.




tải về 428.35 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương