Linh hoạT, SÁng tạo trong dạY “quan hệ TỪ” cho học sinh lớP 5 trưỜng tiểu học a. ĐẶt vấN ĐỀ


a. QHT của - Tiếng hót dìu dặt của



tải về 1.1 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích1.1 Mb.
#35497
1   2   3   4   5

a. QHT của

- Tiếng hót dìu dặt của Hoạ Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng ca ngợi núi sông đang đổi mới.

- Mùi hương ngọt lựng của thảo quả lan toả cả khu rừng.

- Tôi rất thích tiết trời ấm áp của mùa xuân.

Từ đứng sau từ của chỉ sự vật hay chỉ đặc điểm của sự vật?

Từ đứng trước từ của chỉ sự vật hay đặc điểm của sự vật?

Các từ đứng trước và sau từ của có mối quan hệ gì?

Nếu bỏ từ “của” thì câu văn đó có hay không, có thành câu không?



b.QHT và:

- Rừng say ngây ấm nóng.

- Hoa hồng hoa huệ đều thơm.

- Lan học giỏi hát hay.

- Mây bay gió thổi.

Các từ đứng sau và đứng trước từ chỉ các hoạt động diễn ra như thế nào?

Các từ đứng trước và sau từ có điểm gì chung?

Trong các câu đó có thể thay từ và bằng ngữ khác hay dấu câu gì hay bỏ nó đi được không?



c. QHT rồi:

- Vườn cây đâm chồi nảy lộc rồi vườn cây ra hoa.

- Em học thuộc lý thuyết rồi em mới làm bài tập.

- Các em quét nhà sạch sẽ rồi mới lau chùi bàn ghế.

- Con ăn cơm xong rồi mới uống nước con nhé!

Các từ được từ rồi nối lại là những từ nào?

Các từ được từ rồi nối lại chỉ các hoạt động diễn ra như thế nào?

Chúng ta có thể bỏ từ rồi được không? Hay có thể thay từ “rồi” bằng từ ngữ khác được không?

QHT rồi có tác dụng nối những từ ngữ có đặc điểm gì?( QHT “rồi” có tác dụng nối các từ ngữ chỉ các hoạt động, các đặc điểm diễn ra theo thứ tự trước sau)

Sau khi các nhóm đã hoàn thành xong giai đoạn 2 GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình đúc rút được để cả lớp nhận xét thống nhất và rút ra kết luận chung.

Giáo viên kết luận chốt kiến thức các em vừa tìm hiểu được:

Vậy quan hệ từ “và” nó dùng để nối các từ ngữ cùng chức vụ ngữ pháp hay nối các từ cùng chỉ đặc điểm hay chỉ các hoạt động của cùng một sự vật.

Quan hệ từ “của”dùng để nối các từ chỉ đặc điểm của sự vật với bản thân sự vật đó hay nói cách khác đây là QHT biểu thị mối quan hệ sở hữu.

Quan hệ từ “rồi” thường dùng để nối các từ ngữ chỉ các hoạt động, các đặc điểm,… diễn ra theo thứ tự trước sau.

* Tương tự chúng ta có thể dùng các kỹ thuật dạy khác như: Kỹ thuật trình bày một phút, kỹ thuật khăn trải bàn để tổ chức các hoạt động học tập giúp HS hình thành kiến thức QHT hoặc, nhưng, như, trên; các cặp QHT vì…nên, nếu… thì, tuy… nhưng;….

Quan hệ từ “hoặc”:

- Vào chủ nhật hàng tuần tôi về thăm bà ngoại hoặc bà ngoại lên tôi.

- Các em về nhà làm đề một hoặc đề hai.

- Tôi ngồi xe máy hoặc chị tôi ngồi xe máy.

Trong các câu trên các sự việc trước và sau từ hoặc được thực hiện cả hai sự việc hay chỉ được thực hiện một sự việc?(Chỉ được lựa chọn thực hiện một sự việc)

Để nối các sự việc ấy lại người ta dùng QHT nào? ( hoặc)

Vậy QHT “hoặc” nối các từ ngữ có mối quan hệ gì với nhau? ( QHT “hoặc” nối các từ ngữ có mối quan hệ lựa chọn - chỉ được lựa chọn một trong hai sự việc ở trong câu )

Quan hệ từ “nhưng (mà)”

- Trời rét đậm nhưng (mà) cây cối vẫn xanh tốt.

- Tôi tìm mãi nhưng (mà) không thấy quyển sách ấy đâu cả.

- Mẹ bảo mãi nhưng (mà) con không nghe.

- Tôi học mãi nhưng (mà) không thuộc.

Các sự việc sau và trước từ nhưng (mà) có mối quan hệ gì với nhau? ( các sự việc này có mối quan hệ tương phản (đối lập) nhau.

Nếu những từ ngữ đứng trước QHT nhưng (mà) nêu sự việc tốt, thuận,… thì những từ ngữ đứng sau QHT nhưng (mà) nêu sự việc xấu, nghịch,.. hoặc ngược lại.

Vậy khi nối các sự việc có mối quan hệ tương phản đối lập nhau ta dùng quan hệ từ “nhưng (mà)”

Quan hệ từ “như”:

- Trời nắng như đổ lửa.

- Mưa như trút nước.

- Nói như tát nước và mặt.

- Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

- Hàng khuy áo thẳng tắp như hàng quân đang duyệt binh.

Tương tự các quan hệ từ trên từ “như”: Các từ ngữ đứng sau và trước từ như có mối quan hệ gì với nhau? (Những từ ngữ đứng sau làm rõ đặc điểm của sự vật được nêu ở trước từ “như”, là vật được so sánh với sự vật đứng trước từ “như”)

Quan hệ từ “trên”:

- Chú chuồn chuồn nước đậu trên một cành lộc vừng .

- Màu vàng trên lưng chú lấp lánh.

- Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, tung bọt trắng xoá.

Chú chuồn chuồn đậu ở đâu? (Trên cành lộc vừng)

Màu vàng ở vị trí nào? ( Trên lưng)

Sóng nhè nhẹ liếm nơi nào? ( Trên bãi cát)

Để nối các sự vật “chuồn chuồn”, “màu vàng”, “sóng” với vị trí hoạt động của sự vật đó ta dùng quan hệ từ nào?( Quan hệ từ “trên”)



Vậy quan hệ từ “trên” có tác dụng nối các sự vật với vị trí diễn ra các hoạt động hay nối sự vật với vị trí chỉ đặc điểm của sự vật đó.

* Cặp quan hệ từ:

Các cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ nguyên nhân - kết quả:

- trời mưa nên đường lầy lội.

- Bởi tôi ăn uống điều độ nên tôi chóng lớn lắm.

- Do tôi chủ quan khi làm bài nên bài kiểm tra của tôi bị điểm kém.

- Nhờ tôi chăm học nên tôi thi đậu học sinh giỏi.

- Tại tôi lười học nên tôi phải ở lại lớp.

- Tại vì rét đậm rét hại kéo dài cho nên lúa trên đồng bị chết gần hết.

- Lúa gạo quý nó phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý nó rất đắt và hiếm.

- Cả nhà vui mừng tôi học rất giỏi.

Trời mưa là nguyên nhân của đường lầy lội. Ngược lại đường lầy lội là do đâu?

Đường lầy lội là kết quả của trời mưa.

Để nối nguyên nhân trời mưa với kết quả đường lầy lội người ta dùng cặp quan hệ từ nào? (Dùng cặp quan hệ từ Vì - nên). Nếu không có cặp QHT Vì - nên việc xác định những từ ngữ nào là nguyên nhân, những từ ngữ nào là kết quả có dễ dàng không? Mối quan hệ nguyên nhân - kết quả có chặt chẽ như trước nữa không?

Các vế câu có quan hệ từ Vì, bởi, do, nhờ, tại, tại vì,…nêu nguyên nhân hay kết quả của sự việc ? Các vế câu có QHT nên, mà,… làm rõ nội dung gì của sự vệc trong câu?

(Các vế câu có QHT: Vì, bởi, tại, nhờ, do, tại vì,…làm rõ nguyên nhân của sự việc trong câu, thường đứng trước những từ ngữ nêu nguyên nhân. Còn các vế câu có quan hệ từ nên, mà,… làm rõ kết quả của sự việc và các QHT này thường đứng trước các từ ngữ nêu kết quả trong câu đó.

Thông thường vế câu nêu nguyên nhân thường đứng trước bộ phận kết quả.

Khi muốn nhấn mạnh kết quả thì chúng ta làm thế nào? Khi đó cách diễn đạt câu đó có gì thay đổi? ( Muốn nhấn mạnh kết quả chúng ta đưa vế nêu kết quả lên đầu câu khi đó QHT đi kèm với vế kết quả bị lược bỏ).



Các cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ “giả thiết - kết quả”

- Nếu ngày mai trời mưa thì chúng ta không đi cắm trại.

- Hễ cóc kêu thì trời mưa.

GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi sau để tìm hiểu tác dụng của cặp quan hệ từ nêu “giả thiết - kết quả” cũng như tác dụng của câu văn nêu giả thiết kết quả.



H . Chúng ta không đi cắm trại là kết quả của giả thiết nào?

H. Giả thiết ngày mai trời mưa đã diễn ra chưa? Nếu giả thiết này không diễn ra thì kết quả có phải là : “chúng ta không đi cắm trại nữa không”?

H. Khi đọc câu văn này các em hiểu ngày mai trời nắng thì các em làm gì? Còn trời mưa thì các em sẽ làm gì?

H . Hiểu được hai cách như vậy là nhờ vào đâu?

H . Nếu câu văn chỉ viết: “Ngày mai trời mưa, chúng ta không đi cắm trại thì có được hiểu theo hai cách như thế không? Mối liên kết giữa các vế câu đó có chặt chẽ như khi sử dụng cặp quan hệ từ “nếu- thì” không?

Như vậy các cặp quan hệ từ : “nếu - thì”, “hễ - thì”,..dùng để nối các vế câu có mối quan hệ giả thiết - kết quả. Nhờ có các cặp quan hệ từ này mà mối quan hệ giữa các vế câu trở nên chặt chẽ hơn, rõ ràng hơn, câu văn trở nên sinh động hơn.



Các cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ “tương phản”

- Tuy thời tiết rét đậm rét hại kéo dài nhưng cây lúa trên đồng vẫn tươi tốt.

- Mặc dù nhà ở xa trường nhưng Hoàng không bao giờ đi học muộn.

Thời tiết rét đậm rét hại thì thường cây cối có phát triển tươi tốt không? Rét mà cây cối vẫn tươi tốt điều đó có mâu thuẩn với sự phát triển của cây cối khi thời tiết xấu không?

Nội dung vế câu này tương phản với nhau (một vế nêu sự việc xấu còn một vế câu nêu sự việc tốt) và chúng được nối với nhau bằng cặp QHT nào?(Tuy- nhưng)

Vậy để nối các vế câu có quan hệ tương phản đối lập nhau, mâu thuẩn nhau ngoài dùng QHT nhưng, mà,...chúng ta còn dùng cặp QHT: tuy - nhưng, mặc dù - nhưng,...

b. Đối với loại bài tập luyện tập, thực hành:

Bài 1: Tìm quan hệ từ trong đoạn trích dưới đây và cho biết QHT đó nối những từ ngữ nào trong câu:

A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hmông to, nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.



Bước1 : Nhóm trưởng điều khiển các thành viên trong nhóm xác định rõ yêu cầu của bài tập.

  • Tìm quan hệ từ.

  • Các quan hệ từ đó nối những từ ngữ nào trong câu.

Bước 2: Cá nhân HS nhớ lại các đặc điểm của các quan hệ từ đã học.

Bước 3: Cá nhân HS tiến hành làm việc ghi kết quả vào phiếu bài tập.

Bước 4: Các nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng thảo luận trong nhóm thống nhất ý kiến.

Bước 5: Các nhóm thống nhất và kết luận.

Bước 6: Kiểm tra kiến thức:

PHIẾU BÀI TẬP : Gạch hai gạch dưới quan hệ từ và một gạch dưới những từ được các quan hệ từ đó nối lại.

A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hmông to, nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở.Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

Khi các nhóm thảo luận GV đến các nhóm hỏi để kiểm tra xem các em có nắm vững kiến thức không :

H. Đoạn văn trên có mấy câu ? Câu nào có sử dụng quan hệ từ ? QHT nào dùng để nối những từ nào? Nếu bỏ các quan hệ từ đó thì các câu trên có thành câu nữa không? Mối quan hệ giữa các câu, các ý có chặt chẽ như trước nữa không ?

Hướng dẫn tương tự với các bài tập luyện tập sau:

Bài 2: Điền quan hệ từ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ chấm các câu sau:

( của, bằng, mà, và, hay, còn, nhưng)

- Các em đã hoàn thành bài tập Toán … bài tập Tiếng Việt chưa?


  • Chiếc xe nổ máy ….lướt nhanh trên đường.

  • Tôi rất yêu chiếc cặp làm……. da của bố mua tặng tôi.

  • Cây đa ….. làng tôi rất cổ kính.

  • Anh hát ….. tôi hát?

  • Nó học hành ngày càng tấn tới….. tôi thì ngày một kém đi.

  • Tôi đọc mãi …… chẳng thuộc.

  • Quyển sách này ….. tôi.

Cho HS thảo luận nhóm tìm quan hệ từ cần điền thích hợp, sau đó HS trình bày, nhận xét và kết luận từ nào điền vào là thích hợp nhất. GV bổ sung sửa chữa kết luận của HS: Cần nhấn mạnh cho HS biết nếu không điền QHT thích hợp vào các dòng trên thì các dòng đó đã thành câu hoàn chỉnh chưa? Nội dung thông báo của câu có hợp lý không?

Bài 3: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm

Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng …..lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng……..giấy bóng. Cái đầu tròn …..hai con mắt long lanh …….thuỷ tinh. Thân chú nhỏ…….thon vàng…… màu vàng…….nắng mùa thu. Chú đậu ……cành lộc vừng ngã dài …..mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung ……còn đang phân vân.

Chú bay lên cao hơn …xa hơn. Dưới tầm cánh chú bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao …..những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp…… đất nước đang hiện ra: cánh đồng …..những đàn trâu thung thăng gặm cỏ ; dòng sông ……. những đoàn thuyền ngược xuôi. Còn ….tầng cao cánh chú là đàn cò đang bay, là trời xanh trong ….cao vút.

Bài 4: Viết một đoạn văn miêu tả cảnh ( người, cây cối, con vật, đồ vật,…) có sử dụng các quan hệ từ và gạch chân dưới các quan hệ từ đó.

Khi chữa bài ngoài nhận xét về bố cục, nội dung, cách dùng từ ngữ gợi tả, gợi cảm ở trong đoạn văn; GV cần lưu ý, nhấn mạnh, khắc sâu sự liên kết các câu văn là nhờ sử dụng QHT. Như vậy nhờ sử dụng QHT trong đoạn văn đã làm cho nội dung đoạn văn hay hơn, các ý trong đoạn được “kết dính” với nhau chặt chẽ hơn.



2.2. Sử dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu:

Đây là một phương pháp quan trọng trong việc học quan hệ từ. Phương pháp này thường được sử dụng trong việc tạo ra những câu văn có sử dụng quan hệ từ mà nội dung các ý trong câu có mối quan hệ chặt chẽ.

Khi mới hình thành được khái niệm, kiến thức để củng cố các kiến thức vừa được hình thành tôi áp dụng phương pháp Rèn luyện theo mẫu

Phương pháp này tôi tiến hành theo các bước sau đây:

- Cung cấp mẫu lời nói hoặc hành động lời nói.

- Hướng dẫn học sinh phân tích mẫu theo 1 số yêu cầu.

- Học sinh mô phỏng mẫu để tạo lời nói của mình.

- Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm.



Ví dụ : Sử dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu để cho học sinh đặt câu có sử dụng quan hệ từ

  • Em về nhà ……………….……

  • Em về nhà rồi………………..…..

  • Em về nhà còn………………..….

  • Em về nhà hoặc………………….

  • Em về nhà nhưng……………..…

  • Em về nhà ……………………

  • Em về nhà hay…………………...

Cho HS điền vào phiếu bài tập sau đó gắn phiếu bài tập lên bảng cho HS nhận xét, câu đúng câu sai, bình chọn câu hay.

Ví dụ: Đặt câu có các quan hệ từ: và, rồi, bằng, nhưng, còn, hay,…

Để đa dạng hoá các phương pháp dạy học dưới nhiều hình thức khác nhau tôi đã tổ chức cho HS tiếp thu kiến thức dưới hình thức “Học mà chơi - Chơi mà học” Trò chơi: “Ai đúng”, “Ai nhanh”, “Ai hay!”

Khi tổ chức chữa bài cho HS GV cần chú ý chấm cả 3 tiêu chí: Đúng, nhanh, hay, nhưng khuyến khích cho những em HS kém hơn yêu cầu mức độ thấp hơn đúng là được. Với cách làm này không ngoài mục đích huy động tối đa sự nỗ lực phấn đấu của các em; không em nào cảm thấy tự ty hay nhàm chán nội dung học tập.

2.3. Sử dụng phương pháp thực hành giao tiếp.

Phương pháp thực hành giao tiếp là phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng lí thuyết được học vào thực hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp, có chú ý đến đặc điểm và các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp.

Sử dụng phương pháp này là giáo viên đưa ra những bài tập tình huống để học sinh đặt mình vào hoàn cảnh nói năng, sản sinh ra những câu có sử dụng QHT để từ đó các em vận dụng vào bài văn của mình.

Hằng ngày, chúng ta vẫn thường xuyên dùng QHT vào để diễn đạt nội dung lời nói và bất kì sự biểu đạt nào cũng có thể sử dụng QHT. Vì vậy, đây là phương pháp rất gần gũi với học sinh, tích cực hoá được hoạt động học tập của học sinh.

Ví dụ: Sử dụng phương pháp thực hành giao tiếp trong việc củng cố kiến thức và hình thành kĩ năng giao tiếp của học sinh.

- Các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp GV tạo ra nhiều tình huống giao tiếp trong môi trường vui chơi có mục đích. Khi đó GV có thể tổ chức cho các em thi nhau giới thiệu bản thân hoặc giới thiệu về vấn đề nào đó trước nhóm, tổ, lớp,...Nói thành câu, đoạn,...mà có sử dụng quan hệ từ ( Tuỳ đối tượng HS để yêu cầu mức độ nhiều hay ít, cao hay thấp để các em không ngại khó mà phấn đầu thi đua cùng các bạn)

- Khi giao nhiệm vụ cho các bạn trong nhóm: Nếu một bạn làm 2 công việc em sẽ nói như thế nào? Em hãy nêu câu mình phân công nhiệm vụ cho bạn để bạn biết mình làm những công việc gì? (An trang trí lớp làm báo tường nhé !) Để bạn biết công việc nào làm trước công việc nào làm sau em sẽ nói với bạn như thế nào? (An trang trí lớp xong rồi làm báo tường nhé!) Để bạn biết lựa chọn một trong hai công việc đó em sẽ nói như thế nào? (An trang trí lớp hay làm báo tường?). Vận dụng linh hoạt những khoảnh khắc  " Vui chơi có mục đích  mỗi hôm một ít lâu dần sẽ tạo cho các em một thói quen bất cứ lúc nào cũng  học mà chơi - chơi mà học  rất bổ ích và không biết lúc nào các em đã tự hình thành cho mình cách nói có đầu có đuôi ; nói có lập luận chặt chẽ, biết sử dụng QHT để giao tiếp. Với cách học này các em luôn có một môi trường học tập lành mạnh phát huy được tính độc lập tự chủ, tư duy sáng tạo không máy móc lệ thuộc mọi công việc vào thầy cô giáo bạn bè và còn luyện tập được thực hành những kiến thức được học tập hàng ngày .

* Khi dạy bài Đạo Đức: Hợp tác với những người xung quanh ( Đạo Đức lớp 5)



Bước 1: GV nêu tình huống:

- Có một số bàn ghế để giữa sân. Lúc này, em sẽ nói thế nào để cùng bạn khiêng số bàn ghế đó vào phòng học ”.



Bước 2: HS Thảo luận nhóm bàn ghi các câu mà nhóm mình chuẩn bị vào phiếu bài tập.

(- Mình các bạn khiêng bàn ghế vào lớp đi!

- Mình bảo này: các bạn nam đằng ấy khiêng bàn còn các bạn nữ đằng này khiêng ghế nhé ! )

-  Có hai đống rác ở giữa sân trường cô giáo bảo em và một bạn cùng lớp đi hốt rác. Em sẽ nói với bạn như thế nào để cùng bạn hoàn thành công việc cô giáo giao cho

(- Mình với bạn hốt đống này xong rồi hốt đống kia!

- Mình hốt đống rác này còn bạn hốt đống rác kia.)



Bước 3: Tổ chức cho HS nêu kết quả thảo luận: Khi tổ chức cho cả lớp nhận xét ngoài các nội dung liên quan đến bài Đạo Đức GV cho HS nhận xét cách sử dụng QHT trong các câu mà các em đưa ra.

Bước 4: Cho HS bình chọn câu nói giải quyết tình huống trên hay nhất phù hợp nhất. GV vận động các em noi gương học tập ở mọi lúc mọi nơi.

* Khi dạy Tập làm văn: Viết một đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em mới gặp có một lần mà đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc.



Bước 1:  Giáo viên đưa tình huống sau: Một hôm, trên đường đi học về, em đang rất chán nản đi lủi thủi một mình bên lề đường vì hôm nay em bị điểm kém; bỗng em gặp một bà cụ rất già tay chống gậy khập khiễng bước đi ngược chiều với em ; đôi chân bà cụ bước rất nặng nề ấy thế mà gương mặt cụ tươi cười rạng rỡ. Cụ đứng bên em ôn tồn hỏi:  Sao mà cháu buồn thế ? . Dựa vào tình huống đó em hãy dùng 3 đến 5 câu để tả ngoại hình của bà cụ đó (có sử dụng QHT) và nói cho ông bà, bố mẹ, bạn bè hay thầy cô nghe.

Bước 2: HS chuẩn bị.

Bước 3: GV tổ chức cho HS trình bày cách giải quyết tình huống của mình, sau đó bình chọn cách giải quyết tình huống hay nhất, cách sử dụng câu văn hay nhất chặt chẽ nhất.

Bước 4: Nhận xét tuyên dương HS, chú ý sự tiến bộ của các em dù rất nhỏ cũng phải động viên khích lệ các em kịp thời. Câu, đoạn chưa hay thì khen HS mạnh dạn, có cố gắng vươn lên ; câu, đoạn hay thì khen HS chăm chỉ học tập,...

Ví dụ: Trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp GV nên định hướng cho các em nhóm trưởng, tổ trưởng hay ban cán sự lớp chú ý rèn cách nói khi chơi, khi giao nhiệm vụ cho bạn,... cần nói những câu có sử dụng quan hệ từ để lời nói, câu văn trở nên chặt chẽ dễ hiểu hơn.

Ngoài các phương pháp nêu trên. Khi dạy giáo viên có thể vận dụng linh hoạt thêm các phương pháp khác như: phương pháp trò chơi học tập, phương pháp thảo luận nhóm,...Mỗi phương pháp có một tác dụng riêng, không có phương pháp nào là vạn năng cả, vì thế trong bài dạy cần phải sử dụng phối hợp các phương pháp, kỹ thuật và hình thức tổ chức dạy học khác nhau một cách hợp lí thì kết quả tiết học sẽ cao hơn.

Lưu ý : 

- Quan hệ từ ngoài tác dụng nối các từ, cụm từ, các vế câu, các đoạn văn lại với nhau có những QHT nó còn biểu thị quan hệ ngữ pháp ví dụ :

. Tôi nói với bạn.

. Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

. Mẹ lên giường và trằn trọc.

- Quan hệ từ còn biểu thị quan hệ ngữ nghĩa. Nhưng có những trường hợp nếu không dùng QHT thì câu văn sẽ biến nghĩa hoặc không rõ nghĩa là những trường hợp bắt buộc phải dùng QHT.

Ví dụ : Anh nói tôi như vậy là rất tốt. ( Câu này không rõ nghĩa do có ít nhất có hai cách hiểu : nói về tôi, nói cho tôi. Vì vậy phải có QHT để chỉ có một cách hiểu: Anh nói về tôi như vậy là rất tốt hoặc dùng QHT khác.)

- Sử dụng QHT trong câu văn đoạn văn là rất tốt vì nó tạo được sự gắn kết các ý trong đoạn văn trở nên chặt chẽ hơn, nhưng cũng không quá lạm dụng sử dụng tràn lan, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp

Giải pháp 3: Đa dạng hoá các hình thức tổ chức và linh hoạt trong lựa chọn nội dung dạy QHT:

a. Khi dạy quan hệ từ GV không nên tuân thủ máy móc theo các nội dung ở sách giáo khoa mà GV bám vào chuẩn kiến thức kĩ năng, mục tiêu của tiết học mà chủ động trong việc lựa chọn ví dụ, lựa chọn nội dung các bài tập, phương pháp, hình thức tổ chức sao cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình, HS dễ tiếp thu kiến thức của bài học.

b. Phân ra từng dạng quan hệ từ để dạy và giúp HS biết tác dụng của từng loại quan hệ từ cụ thể.

Ví dụ: Tiết Luyện từ và câu (tuần 11, TV5, trang 109, 110)

Để hình thành khái niệm QHT thì tôi lựa chọn bài tập 1 SGK để dạy:



Bài 1: Trong mỗi ví dụ dưới đây từ in đậm được dùng để làm gì ?

Bài 1 ở SGK tôi chọn để giúp HS hình thành kiến thức: Tác dụng của tất cả QHT là dùng để nối các từ ngữ đứng trước và sau nó lại với nhau và làm cho ý của các câu văn, đoạn văn chặt chẽ hơn.

- Rừng say ngây ấm nóng.

Ma Văn Kháng

- Tiếng hót dìu dặt của Hoạ Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng ca ngợi núi sông đang đổi mới.

Võ Quảng


- Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào.

Theo mùa xuân và phong tục Việt Nam

Để hiểu được tác dụng của QHT và cách sử dụng QHT tôi chọn bài tập sau: ( GV tự lựa chọn nội dung)

Nêu tác dụng của QHT  rồi 

- Vườn cây đâm chồi nảy lộc rồi vườn cây ra hoa.

- Em học thuộc lý thuyết rồi em mới làm bài tập.

- Các em quét nhà sạch sẽ rồi mới lau chùi bàn ghế.

- Con ăn cơm xong rồi mới uống nước con nhé!

GV sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ để tổ chức cho HS hình thành tác dụng của QHT  rồi  là : dùng để nối các từ ngữ chỉ các hoạt động, các đặc điểm,… diễn ra theo thứ tự trước sau.

Tương tự đối với QHT khác GV cần thêm bài tập vào, tổ chức cho HS tìm hiểu tác dụng của từng QHT và cách sử dụng từng QHT ( thường dùng vào những trường hợp nào, các từ ngữ được QHT từ đó nối lại thường cố đặc điểm gì?) rèn cho HS luyện đặt câu, viết văn có sử dụng từng quan hệ từ QHT đó; sau đó mới cho HS luyện tập tổng hợp - sử dụng tất cả các QHT.

c. Thay đổi hình thức tổ chức, phương pháp dạy học để gây sự hưng phấn trong học tập hình thành niềm say mê học Tiếng Việt cho các em.

Ví dụ : Khi áp dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ để giúp HS hiểu tác dụng của QHT rồi GV tổ chức cho HS chơi các trò chơi học tập để luyện tập kiến thức vừa rút ra như các trò chơi : “Thi đối đáp”; “Ai đúng”, “Ai nhanh”, “Ai hay ”; ...

Nhóm đôi, nhóm 4, hỏi đối đáp nhau nêu những câu văn có sử dụng QHT mà bạn mình yêu cầu trong thời gian khoảng 2-3 phút. Đại diện các nhóm báo cáo thành tích của nhóm mình ; lớp bình chọn câu văn hay nhất, biết sử dụng QHT phù hợp nhất; cá nhân, nhóm tiêu biểu nhất.

d. Phân hoá đối tượng để giao nhiệm vụ phù hợp cho các em, làm sao em nào cũng làm được, em nào cũng phải phát huy tối đa năng lực tư duy trong tiết học đó. Tránh tình trạng cả lớp ra một nội dung một mức độ như nhau em kém làm không xong, còn em giỏi còn có thời gian thừa để chơi ngay trong một tiết học thời gian quá khiêm tốn là thế.

Ví dụ: Khi làm bài tập luyện tập:

Bài 2 : Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm:

Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng …..lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng……..giấy bóng. Cái đầu tròn …..hai con mắt long lanh …….thuỷ tinh. Thân chú nhỏ…….thon vàng…… màu vàng…….nắng mùa thu. Chú đậu ……cành lộc vừng ngã dài …..mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung ……còn đang phân vân.

Chú bay lên cao hơn …xa hơn. Dưới tầm cánh chú bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao …..những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp…… đất nước đang hiện ra: cánh đồng …..những đàn trâu thung thăng gặm cỏ ; dòng sông ……. những đoàn thuyền ngược xuôi. Còn ….tầng cao cánh chú là đàn cò đang bay, là trời xanh trong ….cao vút.

Với bài tập này đối với lớp 5B của trường tôi các em K,G làm cả 2 đoạn còn các em TB thì chỉ cần hoàn thành 1 đoạn là được. Khi tổ chức chấm chữa bài GV gợi mở khéo léo để cho em làm sai ở đâu thì tự mình phải phát hiện ra lỗi sai và tự chữa lại sau khi nghe câu gợi mở của GV. Khi hoàn thành cả bài tập GV cần giúp HS thấy được tác dụng của QHT trong đoạn văn đó.



Bài 3: Viết một đoạn văn miêu tả cảnh( người, cây cối, con vật, đồ vật,…) có sử dụng các quan hệ từ.

Với bài tập này yêu cầu các em khá, giỏi viết được đoạn văn đúng về bố cục, trọn vẹn về nội dung, biết sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm, QHT, nghệ thuật,…; còn HSTB thì chỉ yêu cầu các em viết được đoạn văn đúng về bố cục, trọn vẹn về nội dung, bước đầu biết sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, QHT.

Khi chữa bài cần cho HS phát hiện được những điểm tốt trong đoạn văn của bạn nhất là cách sử dụng QHT, nêu những sai sót và đề ra cách khắc phục của bản thân, của bạn trong các sai sót đó. GV chú ý tuyên dương sự tiến bộ của HS mặc dù những tiến bộ đó là rất nhỏ nhưng với những HS chậm tiến đó cũng là một thành tích đáng kể.

e. Hình thành nhiều nhóm học cùng tiến để trong nhóm các em giỏi hỗ trợ, giảng giải cho các em còn kém hơn khi mình đã hoàn thành bài tập hay khi các em kém còn lúng túng chưa hiểu bài mà GV chưa giảng giải kịp.



Giải pháp 4: Dạy QHT lồng ghép vào các môn học khác và trong thực tế:

Chương trình Tiếng Việt Tiểu học được xây dựng theo quan điểm tích hợp cả hàng dọc và hàng ngang. Ngay trong các phân môn khác của Tiếng Việt cũng có nhiệm vụ giúp học sinh hiểu thêm về quan hệ từ. Bởi vì nếu không lồng ghép quan hệ từ vào dạy trong bài học đó, tiết học đó thì các em sẽ không hiểu hết nội dung cũng như nghệ thuật của đoạn văn, bài văn.



Ví dụ trong môn Tiếng Việt:

Khi dạy bài Tập đọc “Cao Bằng” (tuần 22 TV lớp 5)

Sau khi qua Đèo Gió

Ta lại vượt Đèo Giàng

Lại vượt đèo Cao Bắc

Thì ta tới Cao Bằng.

Cao Bằng, rõ thật cao

Rồi dần dần bằng xuống….

Nếu chúng ta không cho các em nhận biết tác dụng của các quan hệ từ trong khổ thơ một và hai, nó còn giúp cho các em hiểu rõ địa thế rất đặc biệt của Cao Bằng là lên một loạt đèo thì tới Cao Bằng nhưng đến Cao Bằng địa hình lại bắt đầu bằng hơn. Nhờ có QHT lại, thì ở khổ một mà ta biết chặng đường đầu khi đi lên Cao Bằng đều là lên đèo và QHT rồi trong khổ thơ thứ hai mà chúng ta biết được sau chặng lên dốc thì chặng tiếp theo địa hình bằng phẳng hơn. Và rất nhiều bài nữa…

Ví dụ trong môn Toán:

- Khi dạy So sánh phân số ở lớp 4 hoặc lớp 5 chúng ta cũng phải dạy cho học sinh cách sử dụng quan hệ từ “vì”, “nên” thì học sinh trình bày bài làm trở nên chính xác, chặt chẽ và khoa học hơn.

So sánh 2 phân số sau: và chúng ta hướng dẫn học sinh trình bày bài làm như sau: Bước1: Ta có : = ; =

Bước2: : <

Bước3: Nên : <

- Khi nhân một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ;… ta làm như thế nào?

( Ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của số đó sang trái một, hai, ba,…chữ số.)

- Khi chia một số cho 0,125 ta làm thế nào?( khi chia một số với 0,125 ta chỉ cần nhân số đó với 8)

- Khi 2 tam giác có cùng diện tích nếu cạnh đáy của tam giác này gấp đôi tam giác kia thì đường cao của tam giác này sẽ bằng bao nhiêu phần đường cao của tam giác kia?

Có thể nói việc sử dụng quan hệ từ trong dạy dọc Toán rất thường xuyên hầu như bài học nào, tiết học nào của môn Toán đều phải sử dụng quan hệ từ vì thế chúng ta lồng ghép dạy quan hệ từ vào trong dạy Toán.



Ví dụ trong môn Khoa Học:

Khi hướng dẫn HS làm thí nghiệm:

- Trộn dầu ăn với nước em có nhận xét gì?

- Nếu trộn lẫn một ít nước với xi măng thì xi măng lúc này sẽ có đặc điểm gì? Điều đó chứng tỏ đây là biến đổi Lý học hay biến đổi Hoá học?



Ví dụ trong môn Địa Lý:

Khi hướng dẫn HS tìm hiểu khí hậu, đặc điểm tự nhiên của châu Phi:



- Do địa hình của châu Phi như một cao nguyên khổng lồ giữa có các bồn địa, không có biển ăn sâu vào đất liền, có đường xích đạo đi ngang qua giữa châu lục nên đặc điểm tự nhiên, khí hậu ở châu lục này như thế nào? ( Nóng khô bậc nhất thế giới.)

- khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới nên đất đai ở châu lục này có đặc điểm tiêu biểu gì? (đất đai khô cằn, có hoang mạc Xa - ha - ra lớn nhất thế giới,...)

Mỗi quan hệ giữa địa hình và khí hậu là mỗi quan hệ gì?

Đây chính là mỗi quan hệ nhân - quả tác động qua lại giữa các yếu tố địa lý với nhau. Nếu trong các tiết học khác chúng ta cũng chú ý tạo cơ hội giúp HS luyện tập làm giàu vốn kiến thức về QHT thì chắc chắn các em sẽ hiểu thấu đáo ý nghĩa của QHT và cách sử dụng chúng một cách thành thạo.



Ví dụ trong cách giao tiếp hàng ngày:

Hàng ngày, trong các giờ ra chơi GV có thể ra chơi cùng các em hay định hướng cho các em chơi gần gũi trò chuyện với các em:

Trong khi chơi em thích chơi với bạn nào nhất?

Khi chơi với bạn em có cảm giác gì?

Các em hay chơi những trò chơi nào?

Khi dạy học tất cả các môn học chúng ta cũng linh hoạt đưa quan hệ từ vào để dạy. Hay nói cách khác dạy quan hệ được GV linh hoạt đưa vào giảng dạy ở mọi lúc mọi nơi, dưới mọi hình thức khi có thể vận dụng được: ví dụ trong việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp HS chơi các trò chơi dân gian như “Nhảy bao bố”: các em nhảy tiếp sức theo nhóm, nhóm nào về đích trước thì nhóm đó thắng cuộc. Tiếp sức nghĩa là em này chạy về đích rồi em khác mới được bắt đầu chạy. Những lúc này chúng ta cần giúp các em biết tác dụng của QHT rồi là: Nối các từ ngữ nêu những sự việc diễn ra theo thứ tự trước sau.



Ví dụ khi dạy bài Luyện từ và câu: QUAN HỆ TỪ Lớp 5 tập 1( Trang 109,110 )tôi tiến hành như sau:

A. Hoạt động cơ bản:

Để tạo hứng thú cho HS trong tiết học trước lúc tìm hiểu nội dung bài tôi sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực vào để chơi trò chơi sau. HS dựa vào vốn hiểu biết thực tế của mình để cùng nhau chơi trò chơi. Kết thúc trò chơi GV không nhận xét đúng sai mà chỉ tuyên dương động vên khuyến khích các em học tập tốt trong tiết học để tự trả lời được bạn nào làm đúng bạn nào làm chưa đúng nhóm nào làm tốt nhóm nào làm chưa tốt đồng thời kết hợp để giới thiệu bài, ghi mục.



1. Trò chơi thi điền các từ thích hợp ở cột B vào chỗ chấm ở các dòng trong cột A để tạo thành câu:

A




B

Bầu …..bí sống rất hoà thuận bên nhau.




nhưng

Mùa xuân, bưởi ra hoa …. tạo quả.






Anh Ba nghèo …..rất tốt bụng.




Rồi

Chiếc áo ….. mẹ tôi đã phai màu.




Như

Trời mưa đường trơn….đổ mỡ.




của

…..thân hình nhỏ bé.….cậu ấy rất khỏe.




Tuy…nhưng

Каталог: uploads -> news -> 2014 07
news -> 01. Cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa phương
news -> Thủ tục thẩm định lại, xếp hạng lại hạng cơ sở lưu trú du lịch: hạng 3 sao cho khách sạn, làng du lịch
news -> NGÀy môi trưỜng thế giớI 2016 (wed 2016) cuộc chiến chống nạn buôn bán trái phéP ĐỘNG, thực vật hoang dã
news -> LÝ LỊch khoa học I. Thông tin chung
news -> LÝ LỊch khoa họC
2014 07 -> Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến khả năng sống và ký sinh của ong Tetrastichus brontispae ký sinh nhộng bọ dừa Study on Influence of Food on Viability and Parasitic of Tetrastichus brontispae Parasiting the Coconut Beetle

tải về 1.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương