LIÊn thành và MẮm tôm bảo quốc Kiếm Chương I: Về tác giả và người giới thiệu


Tóm lại, Việt cộng tấn công Huế trong Tết Mậu thân KHÔNG LÀ MỘT BẤT NGỜ”



tải về 1.3 Mb.
trang10/14
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích1.3 Mb.
#38971
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14
Tóm lại, Việt cộng tấn công Huế trong Tết Mậu thân KHÔNG LÀ MỘT BẤT NGỜ”.

Thế mà, buồn thay nhiều tác giả vỹ đại lại nói là VNCH bị tấn công bất ngờ. Trong lúc chỉ là một Phó Trưởng ty Cảnh sát Đặc biệt Thừa thiên Huế, Liên Thành đã biết mọi cuộc họp tại Bắc bộ phủ từ tháng 5 năm 1967, và tất cả nơi đóng quân của CS, kể cả việc “ém quân” tại La chữ từ 11 giờ trưa ngày mồng một Tết !!!


Trở lại với bài viết của ông Dân biểu Nguyễn lý Tưởng,

“Khi tiếng súng bùng nổ ra tại Huế và Quảng Trị, tôi đã có mặt trong vùng nầy ... Ngày 3 Tết (01 tháng 2/1968) tôi đã có mặt tại nhà của Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm tại Đà Nẵng, tôi đã gặp ông Võ Lương (Giám Đốc Cảnh Sát 5 tỉnh vùng I tại Đà Nẵng), tôi đã dùng điện thoại liên lạc với Ty Cảnh Sát Thừa Thiên...Từ Đà Nẵng, tôi vào Nha Trang, ở lại một đêm, sáng hôm sau, ngày 5 Tết (3 tháng 2/1968), tôi có mặt tại Hạ Nghị Viện Sài Gòn để họp tại Quốc Hội. Ngày 9 tháng 2/1968, từ Sài Gòn , tôi trở ra Huế , lúc bấy giờ quân đội VNCH và Mỹ đã chiếm lại phía Hữu Ngạn sông Hương (Quận 3) nhưng vùng Phủ Cam, Vỹ Dạ, Gia Hội và Thành Nội còn trong vùng Việt Cộng kiểm soát. Tôi đã gặp ông Nguyễn Văn Tăng (Quận Trưởng Hương Thuỷ) gặp các Sĩ Quan tại Tiểu Khu Thừa Thiên, đã ở lại 01 đêm tại Ty Cảnh Sát Thừa Thiên và 01 đêm tại Tiểu Đoàn 12 Pháo Binh (gần phi trường Phù Bài), tôi đã có mặt trong cuộc họp tại phi trường Phù Bài (ngày 9/2/1968) cùng với phái đoàn Trung Ương Sài Gòn (do Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ, Đại Tướng Cao Văn Viên...hướng dẫn ra Huế) để nghe các vị chỉ huy quân sự tại Đà Nẵng và Huế (Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư Lệnh Quân Đoàn I; Chuẩn Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Sư đoàn 1 và Trung Tá Phan Văn Khoa, Tỉnh trưởng Thừa Thiên)...báo cáo tình hình...Tôi đã gặp các sĩ quan tại Tiểu khu Thừa Thiên như Đại Tá Cao Khắc Nhật (Trưởng Phòng 3 Quân Đoàn I tăng cường ra Huế, Trung Tá Nguyễn Giang, Trưởng Phòng 3 Tiểu Khu...) Tôi đã ở lại một đêm tại Ty Cảnh Sát Thừa Thiên và một đêm tại Tiểu Đoàn 12 Pháo Binh”.


Điều đang ca ngợi nhất là ông Nguyễn lý Tưởng, một giáo sư Văn chương chưa hề cầm súng, nhưng ông rất can đảm. Vì dân, vì nước, ông lao đi trong chiến tranh khói lửa như đi du lịch. ! Từ Quảng trị, mới ngày mồng ba Tết, ông đã phải giã từ gia đình, nhờ trực thăng chở vào gặp Trung tướng Tư lệnh quân khu I Hoàng xuân Lãm, gặp Giám đốc cảnh sát Quân khu, liên lạc với Ty Cảnh sát Thừa thiên… Không những thế, ông lại khổ công bay vào Nha trang, nơi đó thuộc Quân khu II, rồi không kể mệt nhọc lao lung lại bay vào Sài gòn họp Quốc hội. Xong xuôi, ngày 09-02-1968, ông lại bay ra Huế; và điều đáng phục nhất là ông đã “ở lại cùng anh em” Cảnh sát một đêm tại BCH/CSQG Thừa thiên Huế, và một đêm tại tiểu đoàn 12 Pháo binh. Nhiều lúc, tôi bâng khuâng tự hỏi, cái gì đã thôi thúc ông can đảm và khổ công như thế; trong lúc thực tế, vai trò một Dân biểu không bắt buộc ông, và cũng không cần thiết lắm trong chuyện “điều hành chiến tranh”. Nếu như ông Thiệu, ông Lãm, ông Trưởng, ông Khoa được như ông thì hay biết mấy ! Tại sao ông lại quan tâm đến Cảnh sát và Pháo binh như thế ? Có lẽ, đây là hai đơn vị ưu tiên nhất trong trận chiến này tại Huế, tôi âm thầm nói với chính mình!!! Chắc đúng vậy, vì Cảnh sát là đơn vị hoạt động bí mật, và Pháo binh đã liên tục nả đạn khi chưa có bóng một người lính nào tới Huế để “diệt thù”. Bỗng chốc, tôi nghẹn ngào đọc một đoạn trong cuốn “Vành khăn sô cho Huế” của bà Nhã ca:

Mấy người Mỹ đứng ngắm đoàn người rồi nhe răng cười vô duyên, chả hợp tình hợp cảnh chút nào”. Và bà nhắc lại: “Trên đó nát hết rồi, thành bình địa rồi.” Có người còn nói y như mình đã chứng kiến tận mắt: Trên đó thì chỉ có Việt cộng chớ dân thì còn ai nữa. Nội đại bác bắn ngày đêm, mười mấy ngày nay cũng đủ chết rồi, đừng nói súng đạn, đừng nói chuyện họ đấu tố. Tui ở Bến Ngự mà thấy mùi hôi bốc xuống nì. Chó nó lên tha cả cánh tay, cả khúc chân còn đầy thịt, rùng rợn lắm.”

Lại bâng quơ đọc một đoạn nơi trang 116 của sách BĐMT:

-“Em đảm nhận chức vụ Quận trưởng Quận 3 kể từ giờ này….

-Lực lượng Cảnh sát có được bao nhiêu ?

-Trình Trung tá: 200 Cảnh sát Dã chiến – 300 Cảnh sát đặc biệt”
Không biết có phải tình trạng đặc biệt này đã làm xúc động ông Dân biểu, Ủy viên Trung ương đảng Đại Việt Cách mạng, em thúc bá ngài Tổng giám mục địa phận Huế Nguyễn kim Điền thương tưởng Thừa thiên Huế, đặc biệt là Cảnh sát Thừa thiên Huế hay không ? Bỗng chốc, một Trung tá Tỉnh trưởng trốn 7 ngày trong vòng tay âu yếm của một bà Xơ tại Bệnh viện Huế mới chui ra, lại ban hành lệnh cho ông Thành kiêm nhiệm Quận trưởng Quận 3. Vậy lão “quận trưởng chó chết” ấy đi mô rứa hả ? Lại cũng không bình thường vì lúc đó răng lại có nhiều Cảnh sát tại Ty lắm rứa ? Ở mần răng được trong một cơ sở không mấy lớn mà chứa hơn 500 người ? Hay vì sự đón tiếp ngài Dân biểu nên mới hội tụ 300 Cảnh sát đặc biệt, quên cả chuyện nghề nghiệp mần ăn ? Mù tịt.

Lại ngậm ngùi đọc một đoạn khác trong sách Liên Thành:

Bởi vi ông ta là tên nội tuyến cho Việt cộng (Trưởng ty Đoàn công Lập)….Chiều 30 Tết, tôi còn nhớ khoảng 4 giờ chiều, ông Trưởng ty Đoàn công Lập gọi tôi đến gặp ông ta ….Ông Phó đem một đơn vị Cảnh sát Dã chiến lên vùng này phục kích, làm ăn xem được gì không ?....khoảng gần một giờ, toán Việt cộng cuối cùng bịt đường mới ra khỏi làng Châu chữ, đi về hướng Chín Hầm. Chúng tôi ước lượng ít nhất cũng là một Tiểu đoàn…Quân khu Trị Thiên đã tiến sát Huế và hiện đang ém quân ở vùng phía Bắc Hương trà, vùng cận sơn La chữ…bọn chúng vào Huế như chỗ không người….1 giờ khuya ngày mồng hai Tết Mậu thân, Huế vẫn còn bình yên. Tôi đi kiểm soát….Đêm hôm đó khi chạy qua vùng Từ đàm và sau lưng làng Phú cam thì lực lượng Việt cộng đã có mặt và bố trí tại đó rồi, nhưng vì chưa đến giờ tấn công, sợ bị lộ nên khi xe tuần tiểu của chúng tôi chạy qua bọn chúng không nổ súng…(từ trang 71 đến trang 83).
Có điều hơi ngạc nhiên, vì theo tôi biết, ông Đoàn công Lập là một Cán bộ quan trọng của Đại Việt Cách mạng đảng của ông Nguyễn lý Tưởng; vậy không lẽ Cụ Dân biểu ra trực tiếp chỉ huy tên Việt cộng này trong trận Mậu thân ? Đó là chưa nói tới ông Huỳnh Trinh, Chánh văn phòng Tỉnh ủy Đại việt Thừa thiên, mà tôi và anh Bính đã sợ gần chết khi gặp ông tại đường Hùng vương tại Đà nẵng chiều 30-3-75 !!!

Mới đây, trong cuộc Hội luận do Hồng Hạnh làm “Èm xí” (MC), có người hỏi ông Liên Thành có phải ông là đảng viên Đại việt hay không. Thành nói một cách rất dễ thương: ”tôi có đảng, nhưng đảng Quân đội, chứ không phải đảng Đại Việt”. Thiệt là “khôn như Rắn và đơn sơ như bồ câu”.


Giả sử rằng, tôi hay ai đó biết Liên Thành là Cán bộ (chứ không phải Đảng viên) Đại Việt của ông Hà thúc Ký-Nguyễn lý Tưởng, mà nói ra, thì chắc chắn ông ta sẽ hỏi lại: ”Hãy đưa bằng chứng ra đây. Sổ đảng tịch tôi đâu, mà các người dám nói”. Bởi vậy, chẳng ai dám nói ra. Việc này chỉ hỏi Huỳnh Trinh, người Quảng nam, Chánh văn phòng Tỉnh bộ Đại Việt Thừa thiên là dễ nhất, nhưng hiện nay ông đang “công tác tại Việt nam”, ai mà gặp được !!! Hẳn nhiên ông Ký, ông Diễm, ông Tưởng…không dại gì xác nhận Liên Thành là đảng viên của họ. Thế nhưng, có một điều e ông Liên Thành khó chối từ.
Tôi không dám đồng ý với những nhận xét quá mạnh của Tiến sỹ Vũ ngự Chiêu (Chính đạo) rằng: ”phe nhóm Ký lộng hành ở miền Trung. Bắt chước Cộng sản xử dụng những thủ đoạn bá đạo để triệt hạ đối thủ và tham vọng “độc quyền” làm cách mạng,..”, nhưng theo tôi thấy thì, tại miền Trung gồm Quân khu I&II, lãnh thổ độc quyền của Cụ Ngô đình Cẩn trước đó, thì quyền lực của hai đảng Đại Việt Hà thúc Ký và Quốc dân Đảng Vũ hồng Khanh đã thay thế. Nhưng, Quốc dân Đảng chỉ mạnh ở Quảng nam-Đà nẵng; còn tại Thừa thiên- Huế, Quảng trị, Phú yên…thì quyền hạn do Đại Việt trùm phủ. Hầu hết các chức vụ quan trọng đều nằm gọn trong tay họ. Ngay cả Đại tá Lê văn Thân, người của Tổng thống, mà còn bị Liên Thành cho là chống Cộng kiểu củ khoai (kiểu c. c), và sau những màn biểu tình chống đối, mà chuyện ông Bí thư Thị uỷ Đại Việt Lê đình Cai được Thành ca ngợi từ trang 337 đến 346, sau đó ông Thân phải bị đưa đi chỗ khác, dù là Tư lệnh Sư đoàn I. Trong mấy trang diễn cảm mê ly rùng rợn ấy, cuối cùng Liên Thành viết một câu thật dễ thương:”Cám ơn giáo sư Lê đình Cai” (trang 346). Nhưng chỗ đáng thương hơn là câu: ”Tôi không liên quan và chẳng đứng sau lưng họ” (trang342). Những người ở xa sẽ vỗ tay đành đạch; nhưng tớ, một thằng nhỏ trong đoàn biểu tình ngày xưa, nghe mà phát ớn.
Tại thừa thiên Huế, hầu như tất cả Trưởng cơ quan, từ Cảnh sát đến Xây dựng nông thôn, An ninh quân đội, Thám sát, Phòng 2 tiểu khu, Quận trưởng, Xã trưởng…đều là Đại Việt. Thế thì, Liên Thành, một Chuẩn úy mới từ Trung đội trưởng Địa phương quân, lên Thiếu úy Đại đội trưởng, lên Chi khu phó, rồi bỗng chốc trở thành Phó trưởng ty Cảnh sát đặc biệt kiêm Quận trưởng quận 3, lên Trưởng ty, Chỉ huy trưởng CSQG Thừa thiên Huế, không lẽ tự dưng “Chúa” ban cho ? Vào thời kỳ Nguyễn văn Ngãi làm Bộ trưởng Xây dựng nông thôn, đã đưa ông Võ mạnh Đông ra làm Tỉnh đoàn trưởng XDNT Thừa thiên, thay ông Nguyễn ngọc Cứ, Bí thư Tỉnh uỷ Đại Việt, sau đó Đại Việt tìm đủ mọi cách loại ra, cuối cùng cũng phải cuốn gói ra đi. Mặc dù ông ta làm em ruột của Đại tá Võ hữu Thu, Bộ trưởng liên lạc Quốc hội của Tổng thống và là bạn thân của Trung tướng Ngô quang Trưởng, và cũng là nguyên Dân biểu Chủ tịch ủy ban Nông nghiệp tại Hạ nghị viện. Lúc đó, Đại tá Tôn thất Khiên, Đại Việt làm Tỉnh trưởng. Thế đủ biết thế lực của Đại Việt ra sao. Vậy, Liên Thành là người của ai mà có thể đứng vững, không những vững, mà còn quyền uy tột độ, từ 1966 đến giữa năm 1974 ? Dzui anh Thành nhỉ ?
Nhắc đến đây tôi lạnh lùng nhớ lại chuyện Trung tá Lê bá Trừng, Quốc dân đảng, từ quận trưởng quận Phú vang, Đại tá Thân đưa lên Quận trưởng quận 2 thay Thiếu tá Nguyễn chính Hàm, sau đó bị “VC” giết chết ở Thanh quýt, Quảng nam ! Mụ vợ và con gái lớn của Trung tá Tăng, Đại Việt, quận trưởng Hương thủy phải qua đóng đô tại Cồn Hến ! Vụ bắn nhau trong mùa bầu cử tại Vinh Hải, Vinh lộc làm chết mười mấy sĩ quan…Thôi.

Tôi lại thấy thương Đại tá Lê văn Thân, Tỉnh trưởng đã không biết ngôn từ bí mật của Cảnh sát. “Tôi không liên quan và chẳng đứng sau lưng họ” nghĩa là “Tôi chỉ liên kết và đứng trước mặt họ”.

Nói đến đó, tôi lại nhớ câu:

Trình thẩm quyền 6 tên kia và hai cha con Thiên tường thì sao? Đưa về Trung tâm thẩm vấn ? Nghĩ đến 300 người đã bị bọn chúng bắt dẫn đi, chỉ một phần sống, 9 phần chết, và vài trăm người đã bị bọn chúng hạ sát tại chỗ, tôi thét to trong máy truyền tin: Thuyên chuyển tất cả bọn chúng về Vùng 6 chiến thuật”. (trang 119)

Đó là ngôn ngữ nhà nghề ! Có lẽ đây chính là chỗ dễ mến nhất khi Liên Thành ca ngợi ông Nguyễn ngọc Loan! Miền Nam Việt nam chỉ có 4 Vùng, do dó khi nói cho về vùng 5 nghĩa là đi Côn đảo. Còn họ về vùng 6 thì là đi đâu nhỉ ? Chê CS gian ác, mà mình cũng như nó, thì chính nghĩa ở chỗ mô ? Nhưng chắc chắn hành động này đã được lòng người lãnh tụ, nên Thành lên như diều gặp gió. Và, phải chăng sự ưu ái của “ông Trời” đang đến với “anh em” Cảnh sát vì chỗ này ? Ồ không, chỉ cho Thành thôi chứ. Tôi không biết khi “ở lại cùng anh em” Cảnh sát Thừa thiên Huế, ông Nguyễn lý Tưởng nghĩ gì về những chuyện này ???
BQK-28-3-09

LIÊN THÀNH VÀ MẮM TÔM 19

Bảo quốc Kiếm

Chương 19: Xin đừng nhí nhố

Thật tình tôi không quen thân với Dân biểu Nguyễn lý Tưởng, nhưng cũng có thấy mặt vài lần; vì vậy, khi viết những dòng chữ ca ngợi tinh thần cao cả của ông, không phải “cố nịnh ăn xôi”. Dù cho ai không quen biết, từ những bài viết của ông, nhất là người Huế, cũng dành cho ông những tình cảm cao đẹp. Một vị Dân cử như ông thật đáng làm gương cho những người lãnh đạo khác. Có lẽ tên của ông là Lý Tưởng, nên trọn đời ông sống chết với Lý Tưởng của chính ông: DO DÂN VÀ VÌ DÂN, CHẾT SỐNG VỚI DÂN !
Do những lý do đó, ông đã bay đi trong lằn tên, mũi đạn, tiếng pháo, bom rơi mà không hề sợ sệt. Với những kẻ “khác nòi”, ông cũng dành nhiều ngôn ngữ nhẹ nhàng, dễ mến. Khí trích đăng bài viết của hai vị Linh mục, ông đã sửa lại chút xíu cho dễ nghe:

Một người địa phương đi nhìn mặt anh em chúng tôi và nói với nhau: ”Không thấy Trọng Hê, Phú rỗ trong số giáo dân Phủ cam ở đây”.

Trong lúc, nhị vị Linh mục lại viết:

Bỗng một kẻ mặc áo thầy chùa xuất hiện đến cạnh chúng tôi mà nói:’Mô Phật, dân Phủ cam bị bắt cũng nhiều đây, chỉ thiếu Trọng Hê và Phú rỗ”.

Đọc lại những dòng chữ này, chúng ta thấy nơi ông Tưởng có một chút chính trị hơn. Hay là vì ông lỡ đi thăm “VC Đôn Hậu”, nên phải nói thế này ? Có điều ông quên bẵng mất tiêu là: ”một người địa phương” thì sao lại “nói với nhau” ? Có một điều chúng ta không thể nào hiểu được, là ông Tưởng “lột áo thầy chùa”, hay hai vị linh mục “khoác áo thầy chùa cho VC” ? Thôi thì “đường nào cũng về La mã”, mục đích chỉ có thế !

Qua một đoạn khác, ông Tưởng viết:

Hai anh (Trọng và Phú) đã chạy theo lính Nghĩa quân xã rút lui khi VC vào nhà thờ”

Nhưng hai vị Linh mục lại ghi rằng:

Còn hạng can đảm có máu mạo hiểm, hạng du đảng anh chị đều đi theo binh lính, dân quân để chiến đấu tự vệ, hoặc nhanh chân trốn chạy, không tới nhà thờ trú ẩn, nên đều thoát chết”.

Mới đọc qua, không ai để ý, nhưng suy lại thì có vấn đề. Trong lời trích của ông Tưởng, thì rõ ràng hai anh Trọng và Phú chỉ theo Nghĩa quân trốn chạy khi VC vào nhà thờ. Nghĩa là Trọng và Phú đã chiến đấu mấy ngày và cuối cùng thì tới nhà thờ, và khi VC tràn vô hai anh mới chạy trốn. Nhưng hai vị kia nói rõ là hai anh không tới nhà thờ; nghĩa là chỉ có mặt bên ngoài chiến trận. Vậy, nên nghe ai, khi ông này “trích” của bà kia ? Nhưng, mấy chữ “hoặc nhanh chân trốn chạy”, lại cho chúng ta một nghi vấn khác là, liệu họ có thực sự chiến đấu hay trốn chạy, hay đi đâu ? Sở dĩ tôi phải đặt lại vấn đề là vì trong bài “Thảm sát Mậu thân” của D. Gareth Porter đăng trên Tạp chí Indochina Chronicle số 33 ngày 24.6.1974 viết


Các mâu thuẫn trên rất quan trọng khi xét nỗ lực của Pike khi lý luận rằng những bộ hài cốt tại Đá Mài chắc chắn là nạn nhân do Cộng sản giết hại vì họ là nhóm người đã bị đem đi từ Huế với danh nghĩa tù nhân. Trong thực tế, có bằng chứng rằng hầu hết những người rời khỏi Phú Cam với Cộng sản hoàn toàn không phải tù nhân, mà họ bị ép phục vụ với vai trò người khiêng cáng thương, tải đạn, và thậm chí cả với vai trò binh sĩ cho MTDTGPMN. Như Hãng Thông tấn Pháp tường thuật từ Huế trong thời gian diễn ra trận đánh chiếm thành phố, một số nam thanh niên, đặc biệt từ vùng Phú Cam, đã nhận được súng hoặc được sử dụng như là những người khiêng cáng thương để vận chuyển thương binh về phía những nơi đóng quân trên núi.”.
Tôi tự hỏi, khi ông Tưởng cố tình sửa lại câu viết của hai vị linh mục là có ý gì ? Tại sao ông lại cho hai anh Trọng và Phú tới nhà thờ trong khi hai vị kia nói không tới ? Một điều khác nhau là, một bên là nhà chính trị, bên kia là nhà tôn giáo, thì câu nói của người làm chính trị ắt hẳn có ý đồ chính trị. Phải vậy không ? Phải chăng cái chính trị ở đây là cho Trọng và Phú tới nhà thờ để che lấp những điều mà ông Porter đã ghi nhận Hãng Thông tấn Pháp nói trên đây; nếu không phải thì tại sao khi ông “trích”, mà ông lại phải “sửa” ? Tôi nói như thế là vì tôi rất tôn trọng ông, tin tưởng ông là một Ủy viên cao cấp Trung ương đảng Đại Việt Cách mạng, em chú bác ruột của ông Tổng giám mục địa phận Huế, một Dân biểu của Thừa thiên Huế, một giáo sư Văn chương; một người có vai trò bằng ông Cậu miền Trung Ngô đình Cẩn, nhưng cao siêu hơn vì ông có học hơn cậu Cẩn.
Tôi lại rất ngại ngùng khi đọc bài viết: “Tết Mậu thân 1968” của ông Trọng Đạt:

Thiếu tá Cảnh sát Liên Thành, cựu Phó ty Cảnh sát Thừa thiên 1968 cho biết trước Tết đã nhận được nhiều dấu hiệu cho thấy VC sẽ tấn công, tiểu đoàn đặc công K1 đã đột nhập Huế, ông bèn trình lên Tỉnh trưởng, rồi cả ông và Tỉnh trưởng cùng đến Bộ Tư Lệnh SĐ I trình bày với Tướng Trưởng nhưng tin tức không được chú ý”.

Một lần nữa, so sánh với những lời được Liên Thành ghi nơi các trang 70-71 trong cuốn sách “Biến động miền Trung”, tôi thấy ông Trọng Đạt cũng chơi trò “trích méo”. Không biết Liên Thành có tiết lộ ở chỗ nào khác hay không, hay Trọng Đạt lại cố tình viết thêm chuyện “trình Tướng Trưởng” ? Cứ như thế, những bài viết lặp đi lặp lại, rồi thêm bớt vô tội vạ để làm rối mà thôi.

Tuy nhiên, trong bài của ông Trọng Đạt dẫn thêm nhiều nguồn khác có giá trị tham cứu. ông viết:

Tại Quân khu I, sang mồng một Tết (30-01-68) Đại tá Nguyễn duy Hinh, Xử lý thường vụ Tham mưu trưởng quân đoàn I đã nhắc điện thoại báo cáo Trung tướng Hoàng xuân Lãm, Tư lệnh vùng I khi VC pháo kích gần Tư thất ông, nhưng tướng Lãm không tin, cắt ngang cuộc điện đàm. Ngoài ra, Trung tướng Stone, tư lệnh Sư đoàn 4 BB của Mỹ ở Cao nguyên thu được tài liệu của VC về kế hoạch tấn công Pleiku ông vội thông báo cho Trung tướng Vĩnh lộc Tư lệnh vùng II, nhưng ông này không tin và bỏ về Sài gòn ăn Tết”

Trước đó, ông ghi nhận thêm:

Trước Tết, Tướng Westmoreland đã đến tìm gặp Tổng thống Thiệu để báo cáo âm mưu của địch và yêu cầu chỉ hưu chiến 24 giờ nhưng ông Thiệu không tin và vẫn cho hưu chiến 36 giờ”.

Những ghi nhận này cho chúng ta thấy cả hai Quân khu mà trước đây thuộc quyền Cậu Cẩn và đảng “Cần lao công giáo”thống lãnh, nay môt đảng và một người khác thay lại có cùng “phản ứng “ y hệt như nhau: KHÔNG TIN ! Thế thì chúng ta phải nghĩ sao khi tìm hiểu nguyên nhân của Tết Mậu thân 1968 ?

Ông Liên Thành nghĩ gì khi ông Trọng Đạt ghi lại lời ông Phạm Huấn:

“…Trước Tết vài ngày an ninh lỏng lẻo, nhiều thanh niên lạ mặt, xanh xao, đi dép râu vào thành phố mà không thấy Cảnh sát hỏi han gì”.

Điều đó cũng hoàn toàn phù hợp với lời ông Thành viết như: “không phải là môt bất ngờ”; “vào như chỗ không người”…Tất cà đó cộng lại làm chứng lời trích của ông Trọng Đạt :

Trong hồi ký “Cuộc chiến dang dở” trang 260,26 Tướng Trần văn Nhật cho biết;’Tướng Westmoreland vào cuối năm 1995 trong buổi tiếp tân và phỏng vấn tại nhà tôi, ông nói, ông đã biết trước các âm mưu của CBV sẽ tấn công VNCH vào dịp Tết Mậu thân 1968, nhưng ông thể “bật mí” vì có ý định nhữ Cộng quân vào các thành phố để tiêu diệt dễ hơn là tìm đánh chúng trong rừng núi. Theo ông, nhờ chiến thuật này, nên sau Tết Mậu thân toàn bộ các đơn vị của MTGPMN đều bị loại khỏi vòng chiến”.


Từ trích dẫn những nguồn tin ấy, cho chúng ta thấy rõ rằng Tết Mậu thân đã được cả ba phía tạo ra. Mỗi bên có một số lợi ích riêng. CSBV hô hào đã chiến thắng vì chúng được phô trương lực lượng một cách đồng bộ trên toàn cõi miền Nam trước quốc tế. Mỹ đã tạo được lý do để trực tiếp tham chiến và trút tất cả bom đạn dư thừa xuống đất nước Việt nam. “Con chiên Nguyễn văn Thiệu” trả thù được cố đô Huế nói riêng và “miền Nam ngoan cố” nói chung sau nhiều thế kỷ Ma vương khó chinh phục được. Tôi sẽ tìm câu trả lời tại sao Cộng sản không công khai hoá hồ sơ Mậu thân và đập phá bia tưởng niệm Mậu thân tại Ba đồn Huế sau.

Tiếp tục theo dõi bài viết của ông Trọng Đạt làm tôi nhgi ngờ thêm nữa:

Khu hữu ngạn Bảy Khiêm lo săn bắt các viên chức chính quyền, giết Phó tỉnh trưởng Thừa thiên, bắt sống ông Đại diện chính phủ, các đảng viên Đại việt, Quốc dân đảng…”

Đây lại là một điều không chuẩn xác. Liên Thành nói rõ rằng, CSBV đã bắt và đưa ông Bửu Lộc phó tỉnh trưởng ra Bắc, chứ đâu bị giết. Tại trang 126 của BĐMT, Thành ghi:

Ông Bửu Lộc, Phó tỉnh trưởng tỉnh Thừa thiên bị bắt tại nhà ở đường Lý thuờng Kiệt, thuộc quận III thị xã Huế. Sau đó bọn Việt cộng đem ông ra Bắc”

Vậy ai đúng, ai sai ? Đọc đoạn sau đó;

QLVNCH bắt đầu phản công từ mồng 3 Tết. Tại Tả ngạn, chiến đoàn Dù gồm 2 tiểu đoàn và Chi đoàn Thiết giáp tăng cường tiến vào Huế, địch rút vào Thành nội…cả hai bên đều mệt mỏi, VC bắt đầu hết đạn dược, thương vong tại Thành nội lên tới 300 người mà không di tản được. Ngày mồng 5 Tết, Lê Minh họp các cấp chỉ huy CS quyết định rút khỏi Huế. Tại mặt trận hữu ngạn, chiến đoàn Dù giải vây đồng Mang cá, Thành nội 3-2 từ ngày mồng 5 Tết quân đội Mỹ cũng tiến vào tham chiến tại Thành nội Huế, Tiểu đoàn Thủy quân lục chiến Mỹ và Thiết giáp đổ bộ bến tàu Hải quân, chiến xa Mỹ có hoả lực mạnh. Một tuần sau TQLC Mỹ đã tiêu diệt gần 1000 Việt cộng, phía Mỹ chỉ có 31 người chết”.
Có buồn cười lắm không khi ông viết: “Tại mặt trận hữu ngạn, chiến đoàn Dù giải vây đồn Mang cá” ? Rõ ràng ông Trọng Đạt không biết gì về Huế, thế nhưng khối 8406 có biết gì không mà làm thành sách để xuất bản ? Phải chăng, vì mục đích buộc Phật giáo là Cộng sản, nên họ bất chấp mọi sai lầm để đạt mục đích riêng tư ? Chỉ trong một tuần mà riêng Thủy quân lục chiến Mỹ đã giết được gần 1.000 thằng Việt cộng, thì toàn bộ cuộc chiến 25 ngày đêm bọn chúng chết bao nhiêu, xác chúng chôn ở đâu, hay là những hố chôn tập thể mà Khoa, Lập, Thành… đã bắt dân Huế chôn cất và khóc thương ? Và vì thế chúng đã gây ra “MỘT MÀN GIẤU GIẾM CỐ Ý VÀ CÓ TỔ CHỨC” ? Ai trả lời được rằng ngày mồng 5 Tết TQLC Mỹ đã tham chiến tại thành nội, trong khi “nhân chứng thánh Liên thành” đã nói là 7 ngày đầu Mỹ không cụ cựa ? Nơi trang 115 của sách BĐMT, Liên Thành ghi:

Quân lực Hoa kỳ nhảy vào trận chiến ngày 07-02-1968. Lực lượng đầu tiên tham chiến là hai đại đội của chiến đoàn RAY của TQLC Hoa kỳ”.

Và nơi trang 117, Thành viết:

Thế nhưng, đã hai ngày rồi, tính từ ngày mồng 7 Tết, lực lượng Hoa kỳ vẫn chơi trò đi dạo mát…Lia cái đầu tui ! Tụi nó đi một đoạn rồi dừng lại bố trí ngồi hút thuốc, chẳng đánh đấm gì cả. Việt cộng trong vùng còn rất ít, chỉ bắn lẻ tẻ mà thôi”.

Đoạn văn này cho thấy đến mồng 9 Tết (07-2-68) Mỹ vẫn đùa chơi với chiến tranh, nếu không có sự bắt tay với Cộng sản ? Từ chỗ này chúng ta biết ngay rằng nguyên nhân của thảm trạng Mậu thân là do Mỹ-VNCH-CSBV cùng hợp tác với nhau ! Và cũng từ đây cho thấy chủ tâm của những kẻ tích tập những tài liệu chẳng giá trị gì trong việc tìm nguyên nhân và hậu quả của thảm trạng này, mà chỉ gây rối loạn, sai lầm để dẫn các thế hệ sau vào bẫy của họ.
Tôi lại hết sức nghi ngờ khi ông Tưởng trích lại câu:

Chúng tôi đoán đã đi được trên 10 cây số rồi”.



Nghi ngờ ở chỗ, ông Nguyễn lý Tưởng là một Dân biểu đơn vị Thừa Thiên Huế, và sau 40 năm ông có đủ thì giờ để kiểm chứng địa thế của Thừa thiên trong bài của hai vị linh mục có đúng hay không. Nhưng tại sao ông chỉ nhắm mắt trích lại ? Hắn là một nhà chính trị có oai quyền rất lớn tại miền Trung, ông thừa hiểu rằng, mọi tin tức sai lạc chỉ có lợi cho CS. Chính vì chỗ này, tôi nghi ngờ những kẻ cố tình buộc tội cho CS với những luận cứ vu vơ, lại chính là những kẻ làm lợi cho chúng. Tại sao ? Với 40 cây số, ai đã làm cho nó còn lại 10 cây, để làm gì ? Với 40 cây số mà đi trong tình trạng bị trói từng chùm chưa tới 5 giờ, nghĩa là thế nào ? Đoạn tiếp theo, ông Tưởng lại dẫn một nguồn tin khác:
“Ông Hồ Đinh là một đại đội trưởng thuộc tiểu đoàn 3, trung đoàn 3, sư đoàn 1 bộ binh, kể lại:
     "Sau khi quân ta đánh tấn Việt Cộng ra khỏi Huế, tôi bị thương điều trị tại quân y viện Nguyễn Tri Phương. Tình cờ gặp đoàn xe của Tiểu khu Thừa Thiên đi đào xác hai hố tập thể Xuân Ổ và Diên Đại, tôi đi theo xem. Vùng đó tôi quá quen thuộc vì hơn 2 năm qua, đơn vị tôi bảo vệ an ninh cho vùng đó. Đoàn xe đi theo tỉnh lộ rải đá về hướng Tây Bắc thành phố Huế. Đến chợ Sam xe dừng lại vì chỉ còn cách xa một cây số, chúng tôi đã ngửi trong gió biển mùi hôi thối”.
Đây lại là một điều phi lý, mà tại sao ông Dân biểu Thừa thiên Huế có thể tin theo ? Ông Hồ Đinh là một Đại đội trưởng đã từng phục vụ tại Diên đại, Xuân ổ; thế mà ông ta có thể từ Bệnh viện Nguyễn tri Phương tại Mang cá để đi theo “hướng Tây Bắc” mà đến Xuân ổ, Diên đại được sao ? Vậy có phải ông Đinh và ông Tưởng muốn đi Hà nội hay không ? Rõ ràng quận Phú thứ (Diên đại, Xuân ổ) nằm về phía Đông Nam thành phố Huế, tại sao nó trở thành “Tây Bắc” ? Tỉnh lộ rải đá là Tỉnh lộ nào ? Giả sử nói từ Tiểu khu mà đi, thì từ múi cầu Trường tiền phải chạy trên đường về Thuận an thì mới rẽ vào đường nhỏ tới chợ Sam được. Do vậy, tại mọi chỗ đứng, không thể nói là “theo hướng Tây Bắc” được. Hoàn toàn bịa đặt. Vấn đề tôi đặt ra là tại sao họ cố tình đưa tin sai lạc này. Những kẻ không rành về Huế có thể tin dễ dàng, nhưng người Huế và sự thật thì sao ? Từ những nguồn tin bậy bạ này cho thấy những tin tức do họ đưa ra hoàn toàn không đúng, và đó là cơ hội cho CS phản công. Phải chăng, đó chính là sự cố ý “làm cho con chống cha, vợ tố chồng” để họ hưởng lợi ? Đọc tiếp, chúng ta thấy những “vô lý độc đáo” mà không một ai kể lại:
Đoàn người đi bộ tiến về bãi chôn người cách 500 mét thì một cảnh tượng hãi hùng xảy ra. Rõ ràng là một bức tranh của Quỷ trong truyện Liêu Trai: Trên các giồng (lằn) của bãi cát  là những người được đứng bởi một cọc tre hoặc xuyên từ đít lên tới đầu chừng 40 cụm, mỗi cụm 5 đến 10 người, phía dưới chân là những người bị chặt ngang cổ, có người bị chặt chân ngang bụng. Phía dưới chân các giồng cát thì nước còn ríu ríu vì trời còn mưa lai rai suốt cả tháng là những người bị chôn sống, 2 tay bị buộc chặt sau lưng rồi chôn quay mặt lại như đang nói chuyện với nhau, có người trên đầu có mũ, có người có một tàn thuốc gắn vào nón. Tất cả đều tím đen hoặc rỉ nước vàng hôi thối ghê gớm. Sau cùng là các hầm, hầm được lấp đi lòi chân tay ra ngoài, mỗi hầm có 4 đến 5 xâm, xuyên qua lòng bàn tay bằng giây kẽm gai và bị đánh bằng vật cứng ở sau đầu, cũng có người bị tan nát mặt, tất cả đều bị rữa thối rất khó nhận dạng”.

Đoạn kể trên đây cho thấy một tội ác tày trời chưa bao giờ có trong lịch sử nhân loại. Thế nhưng câu hỏi ai làm và tại sao Liên Thành và tất cả người khác không biết, không nói tới, mà do một người “đi xem” tuyên bố ? Điều làm cho người ta thắc mắc hơn chính là việc “bịt kín” mọi tin tức về Mậu thân. Một tội ác không tiền khoáng hậu như thế tại sao không được quay phim chụp ảnh, không cho báo chí trong và ngoài nước đến để phổ tải ra trước lương tri nhân loại ? Phải chăng chính phủ Nguyễn văn Thiệu, và người trực tiếp là Phan văn Khoa, Đoàn công Lập, Liên Thành….Dân biểu…Nghị viên đã phối hợp với CSBV để ém nhẹm những tội ác mà chúng phối hợp để trả thù Dân tộc Việt và đặc biệt là dân của Thủ đô Phật giáo ?

MỘT MÀN GIẤU GIẾM CỐ Ý VÀ CÓ TỔ CHỨC”đến đây đã hoàn toàn đã được những kẻ “quyền lực tối thượng” tại miền Trung xác nhận !!!

Những lừa dối dư luận tiếp tục được đưa ra chỉ làm cho người ta nghi ngờ thêm mà thôi. Đọc bài: ”Xuân nhớ Huế Mậu thân 1968, nén hương lòng tưởng niệm” của ông Hồng lĩnh, tôi rất đổi xấu hổ:

Ông (Westmoreland) cũng điện về Washington cho hay có nhiều dấu hiệu cho thấy Cộng quân sẽ mở nhiều cuộc tấn công cấp Trung đoàn vào dịp Tết tại khu vực Huế, nhưng không hiểu vì lý do gì Huế đã không được báo động đúng mức.

Trong khi đó tại Huế, Chuẩn tướng Ngô quang Trưởng, tư lệnh Sư đoàn I đã ra lệnh cho Trung đoàn 3 ra khỏi thành nội Huế tảo thanh; do đó thành nội bị bỏ trống, chỉ còn lại Đại đội Hắc báo. Tại đàn Nam giao có thêm một đại đội Trinh sát của Sư đoàn I Bộ binh”.

Chuyện xấu hổ thứ nhất là mấy chữ “không hiểu lý do gì”. Nhưng chuyện ấy đã nhiều người nói. Cái lý do là “hợp tác tay ba”, chứ có gì khác. Xấu hổ cần nói tới là ông ta lấy tài liệu ở đâu để nói rằng ông Chuẩn tướng Ngô quang Trưởng đã ra lệnh cho Trung đoàn 3 ra khỏi thành nội Huế để tảo thanh, do đó thành nội bị bỏ trống cho CSBV vào ? Tôi có thể xác định không thẹn rằng, Trung đoàn 3 thuộc Sư đoàn I Bộ binh chưa bao giờ đóng quân trong thành nội Huế. Căn cứ Trung đoàn này từ lâu lắm đã đóng ở cây số 17 thuộc quận Hương trà, tỉnh Thừa thiên. Biện chứng kiểu này là tự thắt cổ, nào có ích gì ?


Sở dĩ tôi phải trích dẫn dài dòng là để muốn nói với người tôi tôn kính: ‘Nguyễn lý Tưởng” rằng, một người có thẩm quyền, có tư cách như ông sao lại không chỉ thị cho Chính quyền Thừa thiên Huế để cho báo chí trong và ngoài nước đến tại hiện trường để họ có thể đưa những tin tức chính xác mà tố cáo sự gian ác của bọn Cộng sản trước quốc tế và đồng bào của chúng ta ? Cũng thế, Khối 8406 hẳn nhiên có liên hệ chặt chẽ với ông, đang làm một việc sai lầm là tích tập những tài liệu sai lầm, mâu thuẫn đóng thành sách để “kể chuyện Mậu thân” nhưng ông không ngăn cản; hay là muốn đưa ngày Mồng 8 tháng 4 vào Quân khu 6 ? Tại sao và tại sao ???

BQK-04-04-09



tải về 1.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương