LỜi nóI ĐẦU


CHƯƠNG 10. CÁC DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON



tải về 2.88 Mb.
trang10/16
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích2.88 Mb.
#21986
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   16

  • CHƯƠNG 10. CÁC DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON

  • A TÓM TẮT LÍ THUYẾT


    I. RƯỢU - PHENOL - AMIN

    1. Rượu



    1. Định nghĩa: Rượu là những hợp chất hữu cơ có một hay nhiều nhóm hiđroxi (OH) liên kết với những nguyên tử cacbon no của gốc hiđrocacbon. Rượu có một nhóm OH trong phân tử gọi là rượu đơn chức hay monoancol. Rượu có nhiều nhóm OH trong phân tử gọi là rượu đa chức hay poliancol.

    2. Tính chất vật lí: Rượu là các chất lỏng ở nhiệt độ thường, từ CH3OH đến C12H25OH, từ C13 trở lên là các chất rắn. Rượu có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn các hiđrocacbon có cùng phân tử khối, v́ giữa các phân tử rượu có liên kết hiđro liên phân tử.

    3. Tính chất hoá học

    2C2H5OH + 2Na  2C2H5ONa + H2

    >1700C, H2SO4 đặc


    C2H5OH C2H4 + H2O

    <1400C, H2SO4 đặc
    2C2H5OH C2H5OC2H5 + H2O
    C2H5OH + CH3COOH CH3COOC2H5 + H2O

    Riêng ancol đa chức có các nhóm OH liền kề có phản ứng hoà tan Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, tạo thành dung dịch màu xanh lam.

    2. Phenol

    Những hợp chất hữu cơ có nhóm OH liên kết với nguyên tử cacbon trong nhân benzen gọi là phenol.

    Phenol đơn giản nhất là C6H5OH. Sau đây là một số ví dụ về phenol:

    Phenol, m-cresol, p-cresol

    Do ảnh hưởng của nhân benzen, nhóm OH trở nên phân cực hơn so với rượu, phenol có tính axit yêu. Phenol tác dụng với Na, NaOH, dung dịch brom.
    3. Amin

    Amin là các hợp chất hữu cơ khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro của NH3 bằng các gốc hiđrocacbon.

    Ví dụ: CH3NH2 metyl amin, C6H5NH2 phenyl amin (anilin).

    Tính chất hoá học đặc trưng của amin là tính bazơ. Tính chất bazơ có được là do nguyên tử nitơ trong amin c̣n một cặp electron dùng riêng cho nên amin có thể nhận proton.

    Ví dụ: CH3NH2 + H+  CH3NH3+

    Tính bazơ của amin phụ thuộc vào gốc hiđrocacbon. Nếu gốc đẩy electron làm cho tính bazơ của amin mạnh hơn NH3. Nếu gốc hút electron làm cho tính bazơ của amin yếu hơn NH3.

    Ví dụ: Tính bazơ của metyl amin > amoniac > anilin.

    Amin quan trọng, có nhiều ứng dụng nhất là anilin. Anilin có thể tác dụng với axit HCl, dung dịch brom.

    II. ANĐEHIT - AXIT CACBOXYLIC - ESTE

    1. ANĐEHIT

    Anđehit là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm chức CHO.

    Một số anđehit tiêu biểu như: HCHO anđehit fomic, CH3CHO anđehit axetic.

    Anđehit có thể tác dụng với oxi, có xúc tác để tạo thành axit cacboxylic tương ứng, tác dụng với AgNO3\NH3 (tráng gương), hay tác dụng với hiđro tạo thành rượu tương ứng.

    Ví dụ: CH3CHO + 2Ag(NH3)2OH  2Ag + CH3COONH4+ + 3NH3 + H2O

    Anđehit fomic có phản ứng trùng ngưng với phenol tạo thành nhựa phenolfomanđehit. Tuỳ theo môi trường axit hay bazơ và tỉ lệ mol mà tạo thành polime có cấu trúc mạch thẳng hay mạng không gian.

    2. AXIT CACBOXYLIC

    Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ có nhóm chức -COOH (cacboxyl).

    Do độ âm điện lớn của oxi nên làm phân cực mạnh liên kết OH trong nhóm cacboxyl, do đó trong các phản ứng axit cacboxylic cho proton.

    Trong dăy đồng đẳng của axit fomic HCOOH, theo chiều tăng của khối lượng mol, tính chất axit giảm dần. Axit cacboxylic có nhiệt độ sôi cao hơn nhiều so với ancol tương ứng. Ví dụ: ancol etylic có nhiệt độ sôi là 78,3oC, trong khi axit axetic có nhiệt độ sôi là 118oC. Nguyên nhân của sự tăng đột biến nhiệt độ sôi là do độ bền của các liên kết hiđro giữa các phân tử axit lớn hơn giữa các phân tử ancol.

    Axit cacboxylic có thể tác dụng với bazơ, oxit bazơ, kim loại trước hiđro, muối và với ancol (hoá este).

    3. Este

    Este của axit cacboxylic là sản phẩm của sự thay thế nhóm OH của axit bằng nhóm -OR’. R và R’ là các gốc hiđrocacbon.



    Este có nhiệt độ sôi thấp hơn axit tương ứng, v́ trong phân tử không con hiđro linh động nên không h́nh thành liên kết hiđro.

    Este không tan trong nước và nhẹ hơn nước, là những chất lỏng dễ bay hơi, đa số có mùi thơm.

    Tính chất hoá học đặc trưng của các este là phản ứng thuỷ phân (trong môi trương kiềm gọi là phản ứng xà pḥng hoá).

    Este của glixerol với axit béo (C17H35COOH, C17H33COOH,..) gọi là chất béo (lipit) một loại thực phẩm của con người. Để tránh bệnh xơ vữa động mạch, các nhà khoa học khuyến cáo nên ít sử dụng mỡ động vật, thay vào đó sử dụng các dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu nành...

    III. CACBO HIĐRAT(GLUXIT)

    Các chất tiêu biểu: C6H12O6 gọi là glucozơ, trong dung dịch tồn tại ở ba dạng cấu tạo là dạng mạch hở, gồm một nhóm chức anđehit (CHO) và năm nhóm chức hiđroxit (OH), hai dạng mạch ṿng là - glucozơ và - glucozơ.



    Công thức Fisơ của D-Glucozơ - glucozơ - glucozơ.

    Glucozơ có tính chất của anđehit: phản ứng tráng gương, có tính chất của rượu đa chức, hoà tan được Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam ở nhiệt độ pḥng, nhưng khi đun nóng th́ oxi hoá tiếp thành Cu2O có màu đỏ gạch. Phản ứng hoá học này được dùng để phân biệt glixerol với glucozơ. Ngoài ra glucozơ c̣n có tính chất riêng là lên men tạo thành rượu etylic.

    lên men rượu, 30 -320C

    C6H12O6 C2H5OH + 2CO2

    - Đồng phân của glucozơ là fructozơ, tên gọi này bắt nguồn từ loại đường này có nhiều trong hoa quả, mật ong. Fructozơ có vị ngọt hơn glucozơ, trong phân tử không có nhóm chức anđehit nên không có phản ứng tráng gương. Trong môi trường kiềm, fructozơ chuyển hoá thành glucozơ.

    - Saccarozơ (C12H22O11) là chất kết tinh không màu vị ngọt, có nhiều trong thân cây mía, củ cải đường. Saccarozơ tan trong nước, nhất là nước nóng. Saccarozơ tác dụng với Ca(OH)2 tạo thành canxi saccarat tan trong nước, sục khí CO2 vào thu được saccarozơ. Tính chất này được sử dụng trong việc tinh chế đường saccarozơ.

    - Tinh bột (C6H10O5)n với n từ 1200 - 6000 mắt xích là các - glucozơ.

    Tinh bột có nhiều trong gạo, ḿ, ngô, khoai, sắn. Tinh bột không tan trong nước lạnhtrong nước nóng chuyển thành dạng keo, hồ tinh bột, đây là một quá tŕnh bất thuận nghịch. Thuốc thử của hồ tinh bột là dung dịch iot, có màu xanh thẫm, khi đun nóng, màu xanh biến mất, để nguội lại xuất hiện. Thuỷ phân tinh bột, xúc tác axit thu được glucozơ.

    - Xenlulozơ (C6H10O5)n với n lớn hơn nhiều so với tinh bột, mắt xích là các - glucozơ. Xenlulozơ có thể tan trong nước Svâyde (Cu(NH3)4(OH)2) dùng để chế tạo tơ visco. Xenlulozơ có thể tác dụng với dung dịch HNO3 đặc xúc tác là H2SO4 đặc tạo ra xenlulozơ trinitrat, một este, dùng để làm thuốc súng không khói.

    IV. AMINOAXIT - PROTIT

    Aminoaxit là những hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng thời nhóm amino (-NH2) và nhóm cacboxyl (-COOH).

    Aminoaxit là những chất kết tinh không màu, nhiệt độ nóng chảy cao, dễ tan trong nước do h́nh thành hợp chất ion lưỡng cực. Tính chất hoá học của chúng là tính lưỡng tính.

    Aminoaxit là những nguyên liệu tạo nên các chất protit (đạm) trong cơ thể sinh vật. Aminoaxit tham gia phản ứng trùng ngưng tạo ra các polipeptit. Các polipeptit kết hợp với nhau tạo ra các loại protit.

    Protit là loại hợp chất phức tạp nhất trong tự nhiên. Thuỷ phân protit, thu được các aminoaxit. Phản ứng này là cơ sở cho các quá tŕnh chế biến tương, nước mắm, x́ dầu ...

    Protit bị đông tụ khi đun nóng, ví dụ anbumin trong ḷng trắng trứng. Khi đốt protit có mùi khét như mùi tóc cháy.

    Phản ứng màu: Protit, chẳng hạn anbumin tác dụng với dung dịch axit HNO3 tạo ra sản phẩm màu vàng, tác dụng với CuSO4 trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu xanh tím.
    V. POLIME

    Polime là những hợp chất hữu cơ có phân tử lượng rất lớn, gồm nhiều mát xích giống nhau tạo thành. Ví dụ: (-CH2-CH2-)n polietilen (PE) n có thể lên đến hàng ngàn. Có hai loại polime là polime tự nhiên: tinh bột, xenlulozơ, protit, cao su tự nhiên và polime nhân tạo: chất dẻo, cao su tổng hợp và tơ tổng hợp.

    1. Cấu trúc của polime

    Ba dạng cấu trúc là thẳng, nhánh và mạng không gian.

    Dạng thẳng: xenlulozơ, amilozơ...

    Dạng nhánh: amilozơpectin...

    Dạng không gian: phenolfomanđehit...

    2. Tính chất vật lí

    Polime là các chất rắn, không tan trong nước, không bay hơi và không có nhiệt độ nóng chảy cố định.

    3. Tính chất hóa học

    Phản ứng hóa học đặc trưng là thủy phân.

    4. Các phương pháp tổng hợp polime:

    - Phản ứng trùng hợp: phản ứng cộng liên tiếp của nhiều phân tử nhỏ giống nhau hay tương tự nhau, có chứa liên kết kép trong phân tử thành polime. Ví dụ phản ứng trùng hợp butađien-1,3 tạo thành cao su BuNa.

    Trường hợp các monome không giống nhau gọi là đồng trùng hợp.

    - Phản ứng trùng ngưng: là quá tŕnh kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ thành polime, đồng thời tách ra các phân tử nhỏ như nước...

    1. B. ĐỀ BÀI


    415. Ancol 3-metyl- buta-2-ol có công thức cấu tạo nào sau đây?






    416. Trong dăy đồng đẳng của ancol etylic, khi số nguyên tử cacbon tăng từ hai đến bốn, tính tan trong nước của ancol giảm nhanh. Lí do nào sau đây là phù hợp?

    A. Liên kết hiđro giữa ancol và nước yếu.

    B. Gốc hiđrocacbon càng lớn càng kị nước.

    C. Gốc hiđrocacbon càng lớn càng làm giảm độ linh động của hiđro trong nhóm OH.

    D. B, C đúng.

    417. Xếp theo thứ tự độ phân cực tăng dần của liên kết OH trong phân tử của các chất sau: C2H5OH (1), CH3COOH (2), CH2=CHCOOH (3), C65OH (4) , CH­3C6H4OH (5) , C6H5CH2OH (6) là:

    A. (1) < (6) < (5) < (4) < (2) < (3).

    B. (6) < (1) < (5) < (4) < (2) < (3).

    C. (1) < (2) < (3) < (4) < (5) < (6).

    D. (1) < (3) < (2) < (4) < (5) < (6).

    418. Ảnh hưởng của nhóm OH đến nhân benzen và ngược lại được chứng minh bởi:

    A. Phản ứng của phenol với dung dịch NaOH và nước brom.

    B. Phản ứng của phenol với nước brom và dung dịch NaOH.

    C. Phản ứng của phenol với Na và nước brom.

    D. Phản ứng của phenol với dung dịch NaOH và anđehit fomic.

    419. Các rượu bậc 1, 2, 3 được phân biệt bởi nhóm OH liên kết với nguyên tử C có:

    A. Số thứ tự trong mạch là 1, 2, 3.

    B. Số orbitan p tham gia lai hoá là 1, 2, 3.

    C. Số nguyên tử C liên kết trực tiếp với là 1, 2, 3.

    D. A, B, C đều sai.

    420. Xác định tên IUPAC của các axit cacboxylic theo bảng số liệu sau:

    STTSố nguyên tử CSố nguyên tử HSố nguyên tử OTên gọi122422423122421. Tính chất bazơ của metylamin mạnh hơn của anilin v́:

    A. Khối lượng mol của metylamin nhỏ hơn.

    B. Nhóm metyl làm tăng mật độ e của nguyên tử N.

    C. Nhóm phenyl làm giảm mật độ e của nguyên tử N.

    D. B và C đúng.

    422. Axit fomic có phản ứng tráng gương v́ trong phân tử:

    A. có nhóm chức anđehit CHO.

    B. có nhóm chức cacboxyl COOH .

    C. có nhóm cabonyl C=O.

    D. lí do khác.

    423. Các amin được sắp xếp theo chiều tăng của tính bazơ là dăy:

    A. C6H5NH2, CH3NH2, (CH3)2NH2.

    B. CH3NH2, (CH3)2NH2, C6H5NH2.

    C. C6H5NH2, (CH3)2NH2, CH3NH2.

    D. CH3NH2, C6H5NH2, (CH3)2NH2.

    424. Chọn lời giải thích đúng cho hiện tượng phenol ít tan trong nước lạnh, nhưng tan tốt trong nước có hoà tan một lượng nhỏ NaOH?

    A. Phenol tạo liên kết hiđro với nước.

    B. Phenol tạo liên kết hiđro với nước tạo khả năng hoà tan trong nước, nhưng gốc phenyl kị nước làm giảm độ tan trong nước của phenol.

    C. Phenol tạo liên kết hiđro với nước tạo khả năng hoà tan trong nước, nhưng gốc phenyl kị nước làm giảm độ tan trong nước lạnh của phenol. Khi nước có NaOH xảy ra phản ứng với phenol tạo ra phenolat natri tan tốt trong nước.

    D. Một lí do khác.

    425. Cho dăy các axit: phenic, picric, p-nitrophenol, từ trái sang phải tính chất axit:

    A. tăng


    B. giảm

    C. không thay đổi

    D. vừa tăng vừa giảm

    426. Có một hỗn hợp gồm ba chất là benzen, phenol và anilin, chọn thứ tự thao tác đúng để bằng phương pháp hoá học tách riêng từng chất.

    A. Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch NaOH.

    B. Cho hỗn hợp tác dụng với axit, chiết tách riêng benzen.

    C. Chiết tách riêng phenolat natri rồi tái tạo phenol bằng axit HCl.

    D. Phần c̣n lại cho tác dụng với NaOH rồi chiết tách riêng anilin.

    Thứ tự các thao tác là :..........

    427. Đun nóng dung dịch fomalin với phenol (dư) có axit làm xúc tác thu được polime có cấu trúc nào sau đây?

    A. Mạng lưới không gian.

    B. Mạch thẳng.

    C. Dạng phân nhánh.

    D. Cả ba phương án trên đều sai.

    428.Tính chất axit của dăy đồng đẳng của axit fomic biến đổi theo chiều tăng của khối lượng mol phân tử là:

    A. tăng


    B. giảm

    C. không thay đổi

    D. vừa giảm vừa tăng

    429. Cho một dăy các axit: acrylic, propionic, butanoic. Từ trái sang phải tính chất axit của chúng biến đổi theo chiều:

    A. tăng

    B. giảm


    C. không thay đổi

    D. vừa giảm vừa tăng

    430. Glixerol phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam, c̣n etanol không phản ứng v́:

    A. Độ linh động của hiđro trong nhóm OH của glixerol cao hơn.

    B. Ảnh hưởng qua lại của các nhóm OH.

    C. Đây là phản ứng đặc trưng của rượu đa chức với các nhóm OH liền kề.

    D. Cả A, B, C đều đúng.

    431. Khi làm khan rượu etylic có lẫn một ít nước có thể sử dụng cách nào sau đây:

    A. Cho CaO mới nung vào rượu.

    B. Cho CuSO4 khan vào rượu.

    C. Lấy một lượng nhỏ rượu cho tác dụng với Na, rồi trộn với rượu cần làm khan và chưng cất.

    D. Cả A, B, C đều đúng.

    432. Sự biến đổi tính chất axit của dăy CH3COOH, CH2ClCOOH, CHCl2COOH là:

    A. tăng.

    B. giảm.

    C. không thay đổi.

    D. vừa giảm vừa tăng.

    433. Sự biến đổi nhiệt độ sôi của các chất theo dăy: CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH là:

    A. tăng. B. giảm.

    C. không thay đổi. D. vừa tăng vừa giảm.

    434. Cho 1,24g hỗn hợp hai rượu đơn chức tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 336 ml H2 (đktc) và m (g) muối natri. Khối lượng muối natri thu được là:

    A. 1,93 g B. 2,93 g

    C. 1,9g D. 1,47g

    435. Cho 3,38g hỗn hợp Y gồm CH3OH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 672 ml khí( ở đktc) và dung dịch. Cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp rắn Y1. Khối lượng Y1 là:

    A. 3,61g B. 4,7g

    C. 4,76g D. 4,04g


    436. Chia hỗn hợp gồm hai anđehit no đơn chức thành hai phần bằng nhau:

    - Đốt cháy hoàn toàn phần thứ nhất thu được 0,54g H2O.

    - Phần thứ hai cộng H2(Ni, t0 ) thu được hỗn hợp X.

    Nếu đốt cháy hoàn toàn X th́ thể tích khí CO2 thu được(ở đktc) là:

    A. 0,112 lít B. 0,672 lít

    C. 1,68 lít D. 2,24 lít

    437. Tách nước hoàn toàn từ hỗn hợp X gồm hai rượu M và N ta được hỗn hợp Y gồm các olefin. Nếu đốt cháy hoàn toàn X th́ thu được 1,76g CO­2. Vậy khi đốt cháy hoàn toàn Y th́ tổng khối lượng nước và cacbonic tạo ra là:

    A. 2,94g B. 2,48g

    C. 1,76g D. 2,76g

    438. Trong công nghiệp, để sản xuất gương soi và ruột phích nước, người ta đă sử dụng phản ứng hoá học nào sau đây?

    A. Axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

    B. Anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

    C. Dung dịch glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

    D. Dung dịch saccarozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

    Gương soi

    Phích nước

    439. Phương pháp nào điều chế rượu etylic dưới đây chỉ dùng trong pḥng thí nghiệm?

    A. Cho hỗn hợp khí etilen và hơi nước đi qua tháp chứa H3PO4..

    B. Cho etilen tác dụng với dung dịch H2SO4 loăng, nóng.

    C. Lên men đường glucozơ.

    D. Thuỷ phân dẫn xuất halogen trong môi trường kiềm.

    440. Phát biểu nào sau đây là đúng?

    A. Amin là hợp chất mà phân tử có nitơ trong thành phần.

    B. Amin là hợp chất có một hay nhiều nhóm NH2 trong phân tử.

    C. Amin là hợp chất hữu cơ được tạo ra khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng các gốc hiđrocacbon.

    D. A và B.

    441. Cho các chất sau đây:

    1. CH3 – CH – COOH

    NH2

    2. OH – CH2 – COOH

    3. CH2O và C6H5OH

    4. C2H4(OH)2 và p - C6H4(COOH)2

    5. (CH2)6(NH2)2 và (CH2)4(COOH)2

    Các trường hợp nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng?

    A. 1, 2 B. 3, 5 C. 3, 4 D. 1, 2, 3, 4, 5.

    442. Khi thuỷ phân C4H6O2 trong môi trường axit ta thu được hỗn hợp hai chất đều có phản ứng tráng gương. Vậy công thức cấu tạo của C4H6O2 là một trong các công thức nào sau đây?

    A. CH3 – C – O – CH = CH2

    O

    B. H – C – O – CH2 – CH = CH2



    O

    C. H – C – O – CH = CH – CH3

    O

    D. CH2 = CH – C – O – CH3



    O

    443. Đốt cháy hoàn toàn một ete X đơn chức ta thu được khí CO2 và hơi H2O theo tỷ lệ mol = 5 : 4. Ete X được tạo ra từ:

    A. Rượu etylic

    B. Rượu metylic và n – propylic

    C. Rượu metylic và iso – propylic

    D. A, B, C đều đúng


    444. Thuỷ phân các hợp chất sau trong môi trường kiềm:

    1. CH3 – CH – Cl 2. CH3 – COO – CH = CH2

    Cl

    3. CH3 – COOCH2 – CH = CH2 4. CH3 – CH2 – CH – Cl



    OH

    5. CH3 – COOCH3

    Sản phẩm tạo ra có phản ứng tráng gương là:

    A. 2 B. 1, 2

    C. 1, 2, 4 D. 3, 5

    445. Đun nóng 0,1 mol X với lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được 13,4g muối của axit hữu cơ đa chức B và 9,2g rượu đơn chức C. Cho rượu C bay hơi ở 1270C và 600 mmHg sẽ chiếm thể tích 8,32 lít.

    Công thức phân tử của chất X là:

    COOCH3

    A. CH COOCH3

    COOCH3

    B. CH2 – COOCH3

    CH2 – COOCH3

    C. COO – C2H5

    COO – C2H5

    D. COOC3H5

    COOC3H5

    446. Cho 4,2g este đơn chức no E tác dụng hết với dung dịch NaOH ta thu được 4,76g muối natri. Vậy công thức cấu tạo của E có thể là:

    A CH3 – COOCH3

    B. C2H5COOCH3

    C. CH3COOC2H5

    D. HCOOC2H5

    447. Chất nào sau đây có tính bazơ mạnh nhất?

    A. NH3

    B. C6H5NH2

    C. CH3 – CH2 – CH2 – NH2

    D. CH3 – CH – NH2

    CH3

    448. Có bốn chất lỏng đựng trong bốn lọ bị mất nhăn: toluen, rượu etylic, dung dịch phenol, dung dịch axit fomic. Để nhận biết bốn chất đó có thể dùng thuốc thử nào sau đây?

    A. Dùng quỳ tím, nước brom, natri hiđroxit.

    B. Natri cacbonat, nước brom, natri kim loại

    C. Quỳ tím, nước brom và dung dịch kali cacbonat.

    D. Cả A, B, C đều đúng.

    449. Khi đốt cháy lần lượt các đồng đẳng của một loại rượu ta nhận thấy số mol CO2 và số mol H2O do phản ứng cháy tạo ra có khác nhau nhưng tỷ số là như nhau. Các rượu đó thuộc dăy đồng đẳng nào?

    A. Rượu no đơn chức.

    B. Rượu không no ( có 1 liên kết đôi), đơn chức.

    C. Rượu không no ( có một liên kết ba), đơn chức.

    D. Rượu không no ( 2 liên kết đôi), đơn chức.

    450. Có bao nhiêu đồng phân của ankin C6H10 tạo kết tủa với dung dịch AgNO3 trong ammoniac?

    A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

    451. Glucozơ không có phản ứng với chất nào sau đây?

    A. (CH3CO)2O.

    B. H2O.

    C. Cu(OH)2.

    D. Dung dịch AgNO3 trong NH3.

    452. Cho 3,0 gam một anđehit tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong ammoniac, thu được 43,2 gam bạc kim loại. Công thức cấu tạo của anđehit là:

    A. HOC – CHO

    B. CH2 = CH – CHO

    C. H – CHO

    D. CH3 – CH2 – CHO

    453. Cho hỗn hợp HCHO và H2 đi qua ống đựng bột Ni nung nóng. Dẫn toàn bộ hỗn hợp thu được sau phản ứng vào b́nh nước lạnh để ngưng tụ hơi chất lỏng và hoà tan các chất có thể tan được, thấy khối lượng b́nh tăng 11,8g. Lấy dung dịch trong b́nh cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 21,6g bạc kim loại. Khối lượng CH3OH tạo ra trong phản ứng hợp hiđro của HCHO là:

    A. 8,3g B. 9,3 g

    C. 10,3g D. 1,03g

    454. Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCOOH và 0,2 mol HCHO tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 th́ khối lượng Ag thu được là:

    A. 108g . B. 10,8g.

    C. 216g. D. 21,6g.

    455. Cho các hợp chất hữu cơ: phenyl metyl ete (anisol), toluen, anilin, phenol. Trong số các chất đă cho, những chất có thể làm mất màu dung dịch brom là:

    A. Toluen, anilin, phenol.

    B. Phenyl metyl ete, anilin, phenol.

    C. Phenyl metyl ete, toluen, anilin, phenol.

    D. Phenyl metyl ete, toluen, phenol.

    456. Có bốn chất: axit axetic, glixerol, rượu etylic, glucozơ. Chỉ dùng thêm một chất nào sau đây để nhận biết?

    A. Quỳ tím. B. CaCO3.

    C. CuO. D. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

    457. Một aminoaxit no X tồn tại trong tự nhiên (chỉ chứa một nhóm - NH2 và một nhóm - COOH). Cho 0,89g X phản ứng vừa đủ với HCl tạo ra 1,255g muối. Công thức cấu tạo của X là:

    A. H2N – CH2 – COOH.

    B. CH3 – CH – COOH.

    NH2

    C. H2N – CH2 – CH2 – COOH.

    D. B, C đều đúng.

    458. Chia hỗn hợp X gồm hai axit (Y là axit no đơn chức, Z là axit không no đơn chức chứa một liên kết đôi). Số nguyên tử trong Y, Z bằng nhau. Chia X thành ba phần bằng nhau:

    - Phần 1 tác dụng hết với 100ml dung dịch NaOH 2M. Để trung ḥa lượng NaOH dư cần 150ml dung dịch H2SO4 0,5M.

    - Phần 2: Phản ứng vừa đủ với 6,4g Br2

    - Phần 3: Đốt cháy hoàn toàn thu được 3,36 lít CO2(đktc).

    a. Số mol của Y, Z trong X là:

    A. 0,01 và 0,04. B. 0,02 và 0,03.

    C. 0,03 và 0,02. D. 0,04 và 0,01.

    b. Công thức phân tử của Y và của Z là:

    A. C2H4O2 và C2H2O2 B. C3H6O2 và C3H4O2

    C. C4H8O2 và C4H6O2 D. C4H6O4 và C4H4O4

    459. Cho X là một aminoaxit. Khi cho 0,01mol X tác dụng với HCl th́ dùng hết 80ml dung dịch HCl 0,125M và thu được 1,835g muối khan. C̣n khi cho 0,01mol X tác dụng với dung dịch NaOH th́ cần dùng 25g dung dịch NaOH 3,2%. Công thức cấu tạo của X là:



    C - H2NC3H5(COOH)2 D - (H2N)2C3H5COOH

    460. Có bốn dung dịch loăng không màu đựng trong bốn ống nghiệm riêng biệt, không dán nhăn: anbumin, glixerol, CH3COOH, NaOH. Chọn một trong các thuốc thử sau để phân biệt bốn chất trên?

    A. Quỳ tím. B. Phenolphtalein.

    C. HNO3 đặc. D. CuSO4.

    1. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP SỐ


    415. B416. D417. A418. B419. C420. 421. D422. A423. A424. C425. D426. A-C-B-D427. B428. B429. B430. D431. D432. A433. D434. C435. B436. B437. B438. C439. D440. C441. D442. C443. D444. C445. C446. B447. D448. B449. B450. D451. B452. C453. C454. A455. B456. D457. B458.a. A458.b. B459. C460. D

    420. Xác định tên IUPAC của các axit cacboxylic theo bảng số liệu sau:

    STTSố nguyên tử CSố nguyên tử HSố nguyên tử OTên gọi1224Axit etađinoic2242Axit etanoic3122Axit metanoic

    434. Cách gii 1:

    Đặt công thức của hai rượu là R - OH (x mol), R1 - OH (y mol)

    Phương tŕnh hoá học:

    R - OH + Na  R - ONa + H­2

    x x 0,5x


    R1 - OH + Na  R1 - ONa + H2

    y y 0,5y


    Theo đầu bài ta có hệ phương tŕnh:

    (R + 17) x + (R1+ 17)y = 1,24 (I)

    0,5x + 0,5y = 0,015

    <=> x + y = 0,03 (II)

    => Rx + R1y = 1,24 - 17 x 0,03 = 0,73

    Khối lượng muối natri:

    m = (R + 39)x + (R1 + 39)y

    = Rx + R­1y + 39(x+y) = 0,73 + 39 x 0,03 = 1,9 (g)  Đáp án C.

    Cách giải 2:

    Theo định luật bảo toàn khối lượng:

    m = 1,24 + 0,03. (23 - 1) = 1,9 (g)

    Vậy đáp án (C) đúng


    435. Cách gii 1:

    CH3OH + Na  CH3ONa + H2

    CH3COOH + Na  CH3COONa + H­2

    C6H5OH + Na  C6H5ONa + H2

    Ta có



     Đáp án B.




    Cách gii 2:

    . V́ ba chất trong hỗn hợp Y đều có một nguyên tử H linh động .

    Theo phương tŕnh, áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:



    Đáp án B.


    436. Cách gii 1:

    Đặt công thức tổng quát của hai anđehit là C­nH2nO (x mol)

    mH­­mO (y mol)

    Phần 1: CnH2nO + O2  nCO2 + nH2O

    x nx nx  nx + my = 0,03

    CmH2mO + O2 mCO2 + mH2O

    y my my
    Phần 2: CnH2nO + H2 CnH2n+2 O

    x x


    CmH2mO + H2 Cm2m+2O

    y y


    CnH2n+2O + O2  nCO2 + (n+1) H­2O

    x nx


    CmH2m+2O + O2  mCO2 + (m+1) H2O

    y my


    =>

    lít (ở đktc)  Đáp án B.

    *Cách giải 2:

    Phần 1: hỗn hợp là anđehit no đơn chức

    Theo định luật bảo toàn nguyên tử và bảo toàn khối lượng:



    =>



    (ở đktc)  Đáp án B.
    437. Cách gii 1: Khi tách nước từ rượu  olefin. Vậy hai rượu M, N phải là rượu no đơn chức. Đặt công thức tổng quát hai rượu là CnH2n+1OH (x mol)

    CmH2m+1OH (y mol)

    Phương tŕnh hoá học:

    CnH2n+1OH (1)

    x x

    CmH2m+1OH CmH2m + H2O (2)



    y y

    CnH2n+1OH + O2  nCO2 + (n+1) H2O (3)

    y my

    Y: CnH2n và CmH2m



    CnH2n + O2  nCO2 + nH2O (4)

    x nx


    CmH2m + O2  mCO2 + mH2O (5)

    y my


    Theo phương tŕnh (4), (5) ta có:

    nx + my =

    Theo phương tŕnh (4), (5). Số mol CO2 = nx + my = 0,04

    => (g)

    Số mol H2O = nx + my = 0,04 => (g)

    m = 2,48(g)

    Đáp án B.

    Cách giải 2:



    (mol)

    Mà khi số mol CO2 = = 0,04 mol



    Đáp án B.


    458. Cách gii 1:

    Đặt công thức của hai axit: CnH2n+1 - COOH (CxH2xO2)

    CnH2n-1 - COOH (CxH2x-22)

    Phần 1: Cn2n+1 - COOH + NaOH  CnH2n+1 - COONa + H2O

    CnH2n-1 - COOH + NaOH  CnH2n-1 - COONa + H2O

    2NaOH + H2SO4  Na2SO4 + 2H2O

    nNaOH ban đầu = 0,2 mol

    nNaOH dư = 2 x 0,075 = 0,15 mol

     nNaOH phn ­ứng (1)(2) = 0,2 - 0,15 = 0,05

    Theo phương tŕnh:

    nX = nNaOH = 0,05 (mol)

    Phần 2: X tác dụng với dung dịch Br2:

    CnH2n-1 - COOH + Br2  CnH2n-1COOHBr2

    0,04 mol  0,04 mol

     nA = 0,05 - 0,04 = 0,01 (mol)

    a. Đáp án A đúng.

    Phần 3: CxH2xO2 = O2  xCO2 + xH2O

    0,01 0,01

    Cx2x-2O2 + O2  xCO2 + (x-1)H2O

    0,04 0,04x

    = 0,01x + 0,04x = 0,05x = 0,15  x = 3

    Vậy CTPT của hai axit là C3H6O2

    C3H4O2

    b. Đáp án B.
    Cách giải 2:

    a. Dựa vào cấu tạo hai axit. V́ hai axit đều đơn chức:

     nX = nNaOH = 0,2 - 0,15 = 0,05 mol

    B có một liên kết đôi  nB = (mol)

     nA = 0,05 - 0,04 = 0,01 mol

    b. V́ A và B đều có cùng số nguyên tử C.

    CxHyO2 + O2  xCO2 + H2O

     Đáp án B

    459. Cách gii 1:

    Đặt CTTQ của X là: (H2N)x - R - (COOH)y

    PTPƯ: (H2N)x - R - (COOH)y + xHCl  (ClH­3N)x - R(COOH)y (1)

    0,01mol 0,01mol

    (H2N)x - R - (COOH)y + yNaOH  (H2N)x - R - (COONa)y + H2O (2)

    HCl = 0,01mol ; nNaOH =

    Theo phương tŕnh (1):  một nhóm NH2

    (2) y =  2 nhóm COOH

     Mmuối =  MR = 1835 - (45 x 2) - 36,5 - 16

    MR = 41  C3H5

    Vậy công thức X: H2NC3H5(COOH)2

    Cách giải 2:

    Số mol X = nHCl = 0,01mol  X có 1 nhóm NH2

    nX = nNaOH  X có 2 nhóm COOH

    Vậy trong bốn phương án trên chỉ có C thỏa măn

    Vậy đáp án C .

  • 1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   16




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương