Lời nói đầu tcvn 9152 : 2012 được chuyển đổi từ tcxd. 57-73



tải về 4.65 Mb.
trang10/51
Chuyển đổi dữ liệu23.06.2022
Kích4.65 Mb.
#52447
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   51
TCVN 9152-2012
TIN NHAN DINH KTTV THOI HAN MUA 12.2021-06.2022
6.2 Tính toán ổn định
6.2.1 Cần tính toán ổn định cho tường chắn trên nền không phải là đá theo những sơ đồ sau:
a) Trượt phẳng.
b) Trượt hỗn hợp.
c) Trượt sâu.
d) Vừa trượt vừa xoay trong mặt bằng.
- Ổn định của tường chắn đặt trên nền không phải là đá về cơ bản phải được tính toán theo TCVN 4253 : 2012. Ngoài ra có thể tham khảo các phương pháp khác và như chỉ dẫn ở 6.2.2 đến 6.2.8.
- Ổn định của tường chắn đặt trên nền đá theo sơ đồ trượt phẳng được tính toán như chỉ dẫn ở 6.2.9 đến 6.2.12.
- Để đảm bảo ổn định cho tường phải tuân thủ điều kiện sau:

ncNttR

(1)

hoặc:

k =

(2)

trong đó:
nc là hệ số tổ hợp tải trọng.
k là hệ số an toàn chung của công trình; thông thường hệ số k không được vượt quá 15 % giá trị (nc.kn/m).
Ntt là tải trọng tính toán tổng quát (lực, mô men, ứng suất), biến dạng hoặc thông số khác mà nó là căn cứ để đánh giá trạng thái giới hạn.
R là sức chịu tải tính toán tổng quát, biến dạng hoặc thông số khác được xác lập theo tiêu chuẩn thiết kế.
m là hệ số điều kiện làm việc.
kn là hệ số đảm bảo.
Các hệ số nc, m, kn đã được quy định QCVN 04-05:2012/BNNPTNT
CHÚ THÍCH:
1) Việc tính toán ổn định theo sơ đồ trượt phẳng được thực hiện theo mặt phẳng đáy tấm móng, mặt phẳng đáy chân khay và ngoài ra theo bề mặt lớp đất xen kẹp trong nền nếu như lớp này có giá trị hệ số trượt nhỏ hơn hệ số trượt trong mặt phẳng đáy công trình.
2) Đối với những tường chắn có chỗ tựa chắc chắn ở phía trước thì không cần tính toán theo ổn định trượt phẳng. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo về khả năng chịu tải chung và cục bộ của nền.
6.2.2 Những tường chắn đặt trên nền không phải là đá cần được tính toán theo sơ đồ trượt phẳng khi nền đồng nhất và không đồng nhất thuộc loại đất cát, đất hòn lớn và đất dính có hệ số cố kết:
và hệ số trượt tg  0,45 nếu thỏa mãn điều kiện:



(3)

trong đó
A là trị số không thứ nguyên phụ thuộc vào góc ma sát trong  của đất và trong trường hợp đất dính thì còn phụ thuộc vào lực dính đơn vị của đất C. Trị số A được xác định trên cơ sở các số liệu thực nghiệm: đối với cát chặt lấy bằng 1; đối với các loại đất còn lại lấy bằng 3.
max là trị số lớn nhất của ứng suất pháp tại mặt đáy tường.
gh là trị số giới hạn của ứng suất pháp trung bình của đất theo mặt đáy tường khi vượt quá trị số này thì tường không còn khả năng trượt phẳng.
0 là trọng lượng thể tích của đất nền có xét đến tác dụng đẩy nổi của khi đất nằm dưới mực nước ngầm (đn).
CHÚ THÍCH:
1) Những chỉ dẫn của điều này được áp dụng cho những tường chắn có mặt đáy phẳng nằm ngang, nghiêng hoặc chân khay không đặt sâu (chiều cao chân khay không lớn hơn 0,2 chiều rộng mặt đáy).
2) Những chỉ dẫn của 6.2.2 không được áp dụng cho những trường hợp trượt sâu được xác định bởi đặc điểm đường viền ngầm dưới đất của tường (thí dụ chân khay có độ sâu lớn hơn 0,2 chiều rộng mặt đáy).
3) Khi nền bị ngập nước thì trị số trọng lượng đơn vị thể tích 0 của đất trong công thức (3) được lấy bằng trọng lượng đơn vị thể tích của đất bị đẩy nổi trong nước yđn của đất nền.
6.2.3 Đối với nền không phải là đá mà không thỏa mãn các điều nêu ở trong 6.2.2 thì cần tính toán ổn định tổng thể của tường chắn theo sơ đồ trượt hỗn hợp khi nền đồng chất hoặc trượt sâu khi nền nhiều lớp, không phụ thuộc vào đường viền mặt đáy tường. Cho phép tính toán dựa theo khả năng hình thành những mặt trượt trụ tròn hoặc những mặt trượt khác với mặt trượt trụ tròn nếu sự khác nhau này được xác định bởi cấu trúc địa chất của nền như các dạng mặt trượt đã nêu trong 6.2.1 hoặc dùng các phương pháp PTHH.
CHÚ THÍCH:
1) Trong tất cả các tính toán ổn định theo sơ đồ trượt sâu, những đặc trưng cơ lý của đất nền cần được xác định tương tự như chỉ dẫn của 5.14.
2) Trọng lượng đơn vị thể tích của đất tn khi nền ngập nước cần được lấy là trọng lượng đẩy nổi trong nước đn.
6.2.4 Ổn định của tường chắn đặt trên nền không phải là đá trong một số trường hợp (trường hợp bài toán không gian hoặc trượt sâu v.v…) tính toán theo TCVN 4253 : 2012.
6.2.5 Tính ổn định của tường chắn đặt trên mái dốc và gần kề được xác định theo sơ đồ Hình 6.


tải về 4.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   51




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương