Lời nói đầu tcvn 7887 : 2008 1


Phụ lục B Phương pháp thử xác định hệ số phản quang của màng phản quang sử dụng cấu hình đồng phẳng (tham khảo ASTM E 810 - 03)



tải về 410.2 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích410.2 Kb.
#22300
1   2   3   4

Phụ lục B

Phương pháp thử xác định hệ số phản quang của màng phản quang sử dụng cấu hình đồng phẳng (tham khảo ASTM E 810 - 03)

B.1. Phạm vi áp dụng

B.1.1. Phương pháp này mô tả phép đo tính năng phản quang của màng phản quang.

B.1.2. Người sử dụng phương pháp này cần xác định góc tới và góc quan sát được sử dụng và có thể xác định cả góc quay.

B.1.3. Phương pháp này được sử dụng làm phương pháp thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và đòi hỏi điều kiện che chắn cần thiết đủ để ánh sáng tán xạ không gây ảnh hưởng đến kết quả đo. Thiết bị đo cần có khả năng đo được theo cấu hình đồng phẳng.

B.2. Thiết bị

Thiết bị đo bao gồm các bộ phận chính sau:

- Nguồn sáng;

- Thiết bị nhận;

- Giá đỡ mẫu;

- Bộ phận điều chỉnh khoảng cách từ nguồn sáng đến thiết bị nhận.



B.3. Quy trình đo

B.3.1. Đặt giá đỡ mẫu sao cho tâm mẫu thử cách khe hở của nguồn sáng (15,0  0,2) m. Đo khoảng cách thực tế chính xác đến  0,01 m được kết quả (d). Chỉnh giá đỡ mẫu bằng phương pháp quang về vị trí không sao cho bề mặt cần đo vuông góc với nguồn sáng (góc tới 00). Chỉnh giá đỡ mẫu sao cho đường trực giao với bề mặt cần đo nằm trong mặt phẳng tạo bởi khe mở của nguồn sáng, khe mở của thiết bị nhận và tâm của mẫu khi góc tới được thay đổi.

B.3.2. Bằng cách thay nguồn sáng cho mẫu (phương pháp thường được dùng), đo độ chiếu sáng tại bốn hình vuông có cùng diện tích trên mẫu (đối với mẫu hình vuông có cạnh dài 200 mm thì đó là bốn hình vuông ở trên, dưới, bên trái và bên phải và có cạnh dài 5 mm kể từ tâm mẫu) với khe mở của thiết bị nhận nằm trong mặt phẳng vuông góc với nguồn sáng và đi qua tâm của mẫu. Khi tiến hành đo, khe mở của nguồn sáng cần được căn chỉnh về vùng quan sát của thiết bị nhận. Ghi lại giá trị trung bình của bốn lần đo. Đây là độ chiếu sáng ban đầu (m2). Mỗi kết quả đo không được lệch quá  5 % so với giá trị trung bình, ánh sáng của mặt nền từ hướng khác với hướng khe mở của máy chiếu cần được bỏ qua (nhỏ hơn 0,1 % so với độ chiếu sáng của nguồn).

B.3.3. Đưa thiết bị nhận hay nguồn sáng trở về vị trí quan sát với khe mở thiết bị nhận cách khe mở nguồn một khoảng thích hợp để thu được góc quan sát cần thiết.

B.3.4. Đặt mẫu thử về góc tới cần thiết.

B.3.5. Đặt thiết bị nhận về vị trí sao cho khi để trên giá đỡ, mẫu được đặt cân đối và nằm hoàn toàn trong vùng quan sát của thiết bị nhận. Thay mẫu thử bằng một bề mặt màu đen và đo độ sáng của mặt nền (mb).

B.3.6. Thay bề mặt màu đen bằng mẫu thử và đo giá trị phản quang đầu tiên. Hiệu chỉnh tuyến tính cho giá trị này nếu cần thiết và ghi kết quả (m1).

B.3.7. Góc quay: ở phương pháp này, việc thiết lập góc quay , xác định cả góc quay và góc định hướng s có thể gây ảnh hưởng đến kết quả đo. Góc quay được thay đổi khi quay mẫu quanh trục của nó so với vị trí xác định ban đầu. Có thể tạo vạch mốc trong thời gian lấy mẫu hay trong khi chế tạo. Trong một số trường hợp, vạch mốc được tạo trực tiếp trên vật liệu trong quá trình chế tạo. Góc quay 00 tương ứng với vạch mốc trong nữa mặt phẳng quan sát.

B.3.7.1. Nếu góc quay không được chỉ định thì phép đo được thực hiện ở các góc quay 00 và 900 và giá trị trung bình là (m1).

B.3.7.2. Nếu góc quay được chỉ định thì thực hiện phép đo ở góc đó và kết quả thu được là (m1). Góc quay được chỉ định thường có nghĩa là vật liệu phản quang được chỉ định sử dụng theo một hướng cụ thể.

B.3.7.3. Nếu vật liệu có độ phản quang đồng nhất theo chiều quay, ví dụ như hạt thủy tinh quang học, thì chỉ một phép đo ánh sáng phản xạ để xác định m1 là có thể đủ cho tất cả các góc đo cần thiết.

B.3.7.3. Nếu vật liệu có độ phản quang đồng nhất theo chiều quay, ví dụ như hạt thủy tinh quang học, thì chỉ một phép đo ánh sáng phản xạ để xác định m1 là có thể đủ cho tất cả các góc quay cần thiết.

B.3.7.4. Nếu góc quay không được chỉ định và không có cách tạo vạch mốc thì cần đo độ phản quang cứ 150 một lần trong khoảng từ 00 đến 3450 (24 phép đo cho m1) và tính giá trị trung bình (m1) hay giá trị (m1) nhỏ nhất theo yêu cầu của người sử dụng.

B.3.8. Quay giá đỡ mẫu về góc tới khác theo yêu cầu và lặp lại B.3.6 và B.3.7.

B.3.9 Nếu cần đo ở các góc quan sát bổ sung khác, di chuyển thiết bị nhận đến vị trí cần thiết và lặp lại B.3.6 đến B.3.8. Điều này sẽ thu được hàng loạt giá trị mb và m1 cho mẫu thử thứ nhất. Tiến hành quy trình đo tương tự cho các mẫu bổ sung.

B.3.10. Khi loạt giá trị phản quang được xác định xong, tiến hành đo bổ sung cho 4 loại ánh sáng tới theo B.3.2. Giá trị trung bình của 4 giá trị đo ban đầu không được lệch quá 1 % so với 4 giá trị cuối. Tính giá trị trung bình của 8 giá trị, hiệu chỉnh tuyến tính nếu cần và ghi lại kết quả (m2).

B.3.11. Sử dụng thiết bị đo thích hợp để thu được kết quả với độ chính xác  0,5 %, đo diện tích bề mặt phản quang hiệu dụng thực tế của mẫu theo m2. Ghi lại kết quả (A).

B.4. Tính kết quả

B.4.1. Tính hệ số phản quang của màng phản quang cho mỗi mẫu và mỗi cặp góc tới và góc quan sát theo công thức sau:

RA = [(m1 - mb)d2/m2A]

trong đó:

RA hệ số phản quang, tính bằng candela trên lux trên mét vuông (cd/(lx.m2));

mb kết quả đo của mặt nền;

m1 kết quả đo của mẫu, được đo ở vị trí quan sát;

m2 kết quả đo trung bình của nguồn sáng, được đo trực giao với nguồn tại vị trí của mẫu;

d khoảng cách đo, m;



A diện tích mẫu, m2.

B.4.2. Tính hệ số phản quang trung bình (RA) của mỗi tổ mẫu gồm ba mẫu đại diện cho mỗi cuộn hay mỗi lô vật liệu tại mỗi cặp góc đo. Báo cáo giá trị trung bình và sử dụng giá trị này để xác định sự phù hợp với các yêu cầu được chỉ định.
Phụ lục C

Phương pháp thử nghiệm tính chất của màng phản quang và vật liệu biển báo hiệu giao thông với khả năng quan sát cao và trong vấn đề an toàn cho con người (tham khảo ASTM E 2301 - 03)

C.1. Phạm vi áp dụng

C.1.1. Phương pháp này mô tả phép đo tính chất màu (giá trị CIE cặp ba, hệ số độ sáng và tọa độ màu) của màng phản quang - huỳnh quang và vật liệu báo hiệu khi được chiếu bởi ánh sáng ban ngày.

C.1.2. Phương pháp này có thể áp dụng cho bất kỳ loại màng phản quang hay vật liệu báo hiệu có đồng thời các tính chất phản quang và huỳnh quang trong báo hiệu giao thông với khả năng quan sát cao vào ban ngày và trong vấn đề an toàn cho con người.

C.2. Thiết bị

C.2.1. Máy đo phổ kép có cả cấu hình 450 : 00 hay 00 : 450 (chiếu sáng : quan sát)

C.2.1.1. Dung sai khoảng chia của trục 450 là 20 (45  2)0.

C.2.1.2. Dung sai trên trục 00 là 20 kể từ đường trực giao (0  2)0.

C.2.1.3. Ở điều kiện 450 : 00, cấu hình chiếu sáng có thể là hình vành khuyên, tròn hay hình phẳng; hướng quan sát vuông góc với mẫu và cấu hình quan sát có thể là hình vành khuyên, hình tròn hay hình phẳng.

C.2.1.4. Cấu hình chuẩn là hình phẳng 45 0 : 0 0

C.2.1.4.1. Thiết bị có cấu hình tròn được chấp nhận là có khả năng thực hiện theo quy trình được mô tả trong C.3.3.1.

C.2.1.4.2. Thiết bị có cấu hình phẳng được chấp nhận là có khả năng thực hiện theo quy trình được mô tả trong C.3.3.2.

C.2.1.5. Kích thước khe mở là 100 cho chiếu sáng và 100 cho quan sát. Sử dụng kích thước khe mở khác có thể gây ảnh hưởng đến kết quả đo. Tham khảo ASTM E 1767 để biết những điều cơ bản về chỉ tiêu kỹ thuật của khe mở.

C.2.1.6. Máy chiếu màu đơn sắc cần chiếu sáng mẫu trong vùng bước sóng từ 300 nm đến 780 nm theo từng cấp 10 nm hoặc nhỏ hơn.

C.2.1.7. Thiết bị quan sát màu đơn sắc cần ghi nhận chiếu xạ trong khoảng từ 300 nm đến 780 nm theo từng cấp 10 nm hoặc nhỏ hơn.

C.2.1.8. Mẫu có diện tích được chiếu sáng là 100 mm2 và không có kích thước nhỏ hơn 5 mm.

C.3. Quy trình đo

C.3.1. Tiếp xúc cẩn thận với mẫu, tránh va chạm vào diện tích cần đo.

C.3.2. Làm sạch mẫu trước khi đo khi cần thiết, ví dụ như trong trường hợp mẫu vừa mới qua thử nghiệm tự nhiên hay nhân tạo.

C.3.2.1. Rửa và bảo quản mẫu sau khi thử nghiệm: Sau khi thử nghiệm, nhẹ nhàng rửa mẫu bằng vải mềm hay miếng xốp và nước sạch hay dung dịch loãng của chất tẩy rửa nhẹ (1 % khối lượng trong nước, nồng độ tối đa). Sau đó rửa cẩn thận bằng nước sạch và thấm khô bằng vải mềm và sạch. Bảo quản mẫu ở nhiệt độ phòng ít nhất 2 h trước khi tiến hành xác định các tính chất.

C.3.3. Đặt mẫu vào cổng đo của thiết bị.

C.3.3.1. Nếu cấu hình của phép đo là hình tròn thì phòng thí nghiệm cần kiểm tra các khe mở xem có đủ gần để phép đo gần đúng với phép đo có cấu hình vành khuyên. Điều này có thể phụ thuộc vào cấu tạo quang của mẫu và phải được phòng thí nghiệm xác định. Trong trường hợp khác thì tiến hành phép đo theo cấu hình phẳng (C.3.3.2).

C.3.3.2. Nếu phép đo có cấu hình phẳng thì cần tiếp tục các phép đo trên cùng diện tích mẫu theo các góc quay tăng dần và tính trung bình của các giá trị đo cho tất cả các góc quay. Số lần quay phải đủ để đảm bảo gần đúng với phép đo theo hình vành khuyên. Số lần đo phụ thuộc vào cấu tạo quang của mẫu và phải được phòng thí nghiệm xác định. Việc tính trung bình các giá trị cho tất cả số lần quay cần vận dụng các số liệu trong ma trận Donaldson.

C.3.4. Xác định ma trận Donaldson chiếu sáng độc lập cho mỗi mẫu thử ở khoảng chiếu sáng và quan sát không lớn hơn 10 nm (xem ASTM E 2153 và hướng dẫn của nhà chế tạo thiết bị).

C.4. Tính kết quả

C.4.1. Các giá trị cặp ba

C.4.1.1. Các giá trị cặp ba cho CIE D 65: Tính các giá trị cặp ba tổng (XYZ)T, ­­giá trị cặp ba phản xạ (XYZ)R và giá trị cặp ba huỳnh quang (XYZ) cho mỗi mẫu thử theo ma trận Donaldson tương ứng cho người quan sát chuẩn CIE 1931 và CIE D 65 (xem ASTM E 2152).

C.4.1.1.1. Tính các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn cho các giá trị cặp ba riêng (X, Y và Z) cho mỗi thành phần (tổng, phản xạ và huỳnh quang) cho CIE D 65 đối với mỗi loạt các mẫu thử:

Các giá trị cặp ba tổng:

XT-trung bình = ( XT)/n; YT-trung bình = ( YT)/n; ZT-trung bình = ( ZT)/n;

Các giá trị cặp ba phản xạ:

XR-trung bình = ( XR)/n; YR-trung bình = ( YR)/n; ZR-trung bình = ( ZR)/n;

Các giá trị cặp ba huỳnh quang:

XF-trung bình = ( XF)/n; YF-trung bình = ( YF)/n; ZF-trung bình = ( ZF)/n;

C.4.1.2. Các giá trị cặp ba cho ánh sáng ban ngày 15000 K: Tính các giá trị cặp ba tổng (XYZ)T, giá trị cặp ba phản xạ (XYZ)R và giá trị cặp ba huỳnh quang (XYZ)F cho mỗi mẫu thử theo ma trận ConalCson tương ứng cho người quan sát chuẩn CIE 1931 và ánh sáng ban ngày 15000 K (xem ASTM E 2152).

C.4.1.2.1. Phân bố cường độ phổ ánh sáng ban ngày 15000 K cần được tính theo quy trình mô tả trong tài liệu 15.2 của CIE cho các vật chiếu sáng C khác.

C.4.1.2.2. Tính các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn cho các giá trị cặp ba riêng (X, Y và Z) đối với mỗi thành phần (tổng, phản xạ và huỳnh quang) cho màu ban ngày 15000 K đối với mỗi loại mẫu thử.

C.4.2. Các đại lượng màu khác

C.4.2.1. Tọa độ màu tổng (x,y) theo CIE 1931 cho CIE C 65: Tính các tọa độ màu CIE 1931 tổng trung bình (x,y)T- trung bình từ các giá trị cặp ba tổng trung bình (XYZ)T- trung bình cho CIE C 65 theo quy trình đã được thiết lập (xem ASTM E 308).

C.4.2.2. Tọa độ màu CIE 1931 tổng (x,y) cho ánh sáng ban ngày 15000 K: Tính các tọa độ màu CIE tổng trung bình (x,y)T- trung bình từ các giá trị cặp ba tổng trung bình (XYZ)T- trung bình cho ánh sáng ban ngày 15000 K theo quy trình đã được thiết lập (xem ASTM E 308).
MỤC LỤC

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ, định nghĩa

4. Phân loại

5. Hướng dẫn lựa chọn loại màng phản quang phù hợp

6. Yêu cầu kỹ thuật

7. Kiểm soát chất lượng màng phản quang

8. Phương pháp thử

Phụ lục A: Yêu cầu kỹ thuật đối với nhôm và hợp kim nhôm dạng lá và tấm (hệ mét)

Phụ lục B: Phương pháp thử xác định hệ số phản quang của màng phản quang sử dụng cấu hình đồng phẳng

Phụ lục C: Phương pháp thử nghiệm tính chất của màng phản quang và vật liệu biển báo hiệu giao thông với khả năng quan sát cao và trong vấn đề an toàn cho con người.



1 TCVN 7887:2008 thay thế tiêu chuẩn ngành 22 TCN 285 - 2002.


tải về 410.2 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương