Lời nói đầu tcvn 7887 : 2008 1



tải về 410.2 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích410.2 Kb.
#22300
1   2   3   4

6.5. Độ co ngót

Các loại màng phản quang không được co ngót ở bất cứ chiều nào nhiều hơn 0,8 mm trong 10 min, hoặc lớn hơn 3,2 mm trong 24 h khi tiến hành thử độ co ngót theo 8.6.



6.6. Độ bền uốn

Các loại màng phản quang phải đủ mềm, dẻo để không bị nứt gãy khi thử độ bền uốn theo 8.7, với đường kính trục nhỏ hơn hoặc bằng 3,2 mm.



6.7. Khả năng tách lớp kết dính

Với loại màng phản quang có lớp kết dính, cần dễ bóc tách mà không phải nhúng vào nước hay vào các dung dịch khác và không bị đứt, rách hay không được bong keo dán ra khỏi màng phản quang khi khử nghiệm khả năng bóc tách lớp kết dính theo 8.8.



6.8. Độ bám dính

Lớp kết dính mặt sau của màng phản quang cần có độ bám dính cần thiết để không bị bóc tách một khoảng chiều dài lớn hơn 51 mm, khi thử độ bám dính theo 8.9.



6.9. Độ bền va đập

Các loại màng phản quang không được xuất hiện sự nứt, gãy hay bóc tách ở ngoài vùng chịu va đập khi thử nghiệm độ bền va đập theo 8.10.



6.10. Độ bóng

Các loại màng phản quang phải có độ bóng không nhỏ hơn 40 khi tiến hành thử độ bóng theo 8.11.



6.11. Yêu cầu về tuổi thọ tối thiểu

6.11.1. Màng phản quang phải có tuổi thọ tối thiểu theo quy định tương ứng với từng loại màng phản quang quy định tại Bảng 21.

Bảng 21 - Tuổi thọ tối thiểu quy định cho các loại màng phản quang

Loại màng phản quang

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

Tuổi thọ tối thiểu, năm

7

10

10

10

10

1

10

10

10

10

6.11.2. Trong thời gian quy định tại Bảng 21, màng phản quang không xuất hiện các vết rạn nứt, bong tróc khỏi tấm biển báo; hệ số phản quang đo được ở góc tới -40 và góc quang sát 0.2 0 phải ≥ 70 % giá trị phản quang tối thiểu quy định tại các bảng tương ứng với loại màng phản quang (từ Bảng 4 đến Bảng 13).

6.11.3. Hệ số phản quang trên các biển báo được đo bằng máy đo hệ số phản quang xách tay.Tiến trình đo tại 3 điểm cho một mẫu ở góc tới -4 0,góc quan sát 0,2 0 và góc quay 00, sau đó tính giá trị trung bình của ba lần đo. Trước khi đo, nhẹ nhàng lau, rửa mặt tấm phản quang bằng vảy mềm hay miếng xốp và nước sạch hay dung dịch loãng của chất tẩy rửa nhẹ (1% khối lượng trong nước, nồng độ tối đa). Sau đó rửa cẩn thận bằng nước sạch và thấm khô bằng vải mềm và sạch rồi để khô mẫu ít nhất 2 h.

6.11.4. Nhà sản xuất, cung ứng màng phản quang (trong nước và ngoài nước) phải công bố và cam kết chất lượng màng phản quang theo quy định tại Bảng 21.

6.12. Quy định về bảo dưỡng biển báo màng phản quang trong thời gian sử dụng

Để phát huy hiệu quả phản quang của biển báo, bề mặt biển báo, màng phản quang phải được lau rửa định kỳ (6 tháng một lần) hoặc khi quá bẩn. Để rửa bề mặt của biển báo màng phản quang cần sử dụng các dung dịch chất rửa dạng xà phòng và sau đó rửa bằng nước sạch.



7. Kiểm soát chất lượng màng phản quang

7.1. Nhà sản xuất, cung ứng màng phản quang phải đăng ký và công bố chất lượng hàng hóa của sản phẩm màng phản quang theo quy định hiện hành, trong đó phải ghi rõ ít nhất các thông tin sau:

- Loại màng phản quang theo đặc tính phản quang và cấu tạo hạt phản quang (xem Bảng 1) và kết quả thí nghiệm với 10 chỉ tiêu đáp ứng quy định tại điều 6 (Yêu cầu kỹ thuật của màng phản quang) tương ứng với loại màng phản quang đã công bố.

- Nhóm màng phản quang theo đặc tính chất kết dính của mặt sau (xem Bảng 2) và quy định dán màng phản quang tương ứng với nhóm màng phản quang đã công bố.

- Các thông số kích thước màng phản quang: chiều dài và chiều rộng của màng phản quang (với dạng tấm), chiều dài và độ rộng của cuộn (với dạng cuộn).

Khi cần, chủ đầu tư sẽ kiểm tra một số chỉ tiêu theo xác xuất để đánh giá chất lượng loại màng phản quang của nhà sản xuất, cung ứng màng phản quang.

7.2. Đóng gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển

Các màng phản quang dạng tấm hoặc dạng cuộn đều phải đóng gói phù hợp với các tiêu chuẩn thương mại hiện hành hoặc theo điều kiện kỹ thuật áp dụng cho từng loại vật liệu do nhà sản xuất đăng ký.

Mỗi đơn vị bao gói phải có nhãn ghi đầy đủ các thông tin sau:

- Tên, nhãn hiệu hay thương hiệu của cơ sở sản xuất;

- Số lô hoặc số sản xuất;

- Loại, nhóm và màu;

- Số lượng; kích thước;

- Ngày sản xuất;

- Thời gian bảo hành.

Tấm phản quang cần được bảo quản nơi thoáng mát, sạch sẽ và tránh ánh sáng mặt trời.

Chế độ và thời gian bảo quản được ghi rõ trong tiêu chuẩn hay tài liệu yêu cầu kỹ thuật cho mỗi loại màng phản quang.

Có thể vận chuyển màng phản quang bằng nhiều loại phương tiện. Khi chuyên chở bằng tàu hỏa, ô tô không có mui che, phải có biện pháp che chắn tránh mưa nắng.



8. Phương pháp thử

8.1. Chuẩn bị mẫu

8.1.1. Chuẩn bị tấm nền: Tấm nền để dán màng phản quang dùng để thử nghiệm thường là tấm hợp kim nhôm, có bề mặt nhẵn theo quy định của ASTM B 209M (xem Phụ lục A). Tấm nhôm có độ dày (0,5; 1,0 hay 1,6) mm và kích thước tối thiểu (200 x 200) mm. Trước khi dán, dùng axit tẩy rửa dầu mỡ và các chất bẩn khác trên mặt tấm nhôm. Dán màng lên tấm nhôm theo hướng dẫn của nhà chế tạo.

8.1.2 Bảo quản mẫu: Bảo quản vật mẫu và mẫu đã dán và chưa dán ở nhiệt độ (23  2) 0C và tại độ ẩm tương đối (50  5) % trong 24 h trước khi thử nghiệm.

8.2. Xác định hệ số phản quang

Lấy ba mẫu trên màng phản quang có độ dài ít nhất 1 m. Xác định hệ số phản quang theo ASTM E 810 (xem Phụ lục B). Tính giá trị hệ số phản quang trung bình của ba mẫu.



8.3. Xác định độ bền thời tiết

8.3.1. Thử nghiệm trong điều kiện thời tiết tự nhiên: Tiến hành theo ASTM G 7. Trong quá trình thử nghiệm, mặt sau của mẫu được đặt hướng xuống và nghiêng 450 so với mặt phẳng ngang và mặt trước hướng về phía mặt trời mọc theo quy định của ASTM G 7. Phơi hai mẫu tại mỗi địa điểm với thời gian phơi quy định ở Bảng 14. Thực hiện phơi mẫu ở khu vực có điều kiện thời tiết chuẩn. Cách ghi ký hiệu mẫu, bảo quản và di chuyển mẫu trước khi phơi và trong quá trình đánh giá tuân theo quy định của ASTM G 147.

8.3.1.1. Chuẩn bị mẫu để thử nghiệm trong điều kiện thời tiết tự nhiên cho màng loại VI: Mẫu thử có kích thước (100 x 300) mm, mỗi đầu được kẹp bằng hai thanh hợp kim nhôm loại 6061-T6 (tổng cộng cần có 4 thanh cho một mẫu). Thanh hợp kim nhôm dùng để kẹp mẫu có kích thước (25 x 200 x 2) mm, trên mỗi thanh có bốn lỗ đường kính 6 mm, trong đó hai lỗ phía trong dùng để luồn các bulông kẹp mẫu, hai lỗ phía ngoài dùng để luồn các bulông treo mẫu lên giá. Khi treo mẫu, trục dài của mẫu song song với mặt đất. Kích thước mẫu, kích thước thanh kẹp và cách kẹp mẫu khi thử nghiệm được nêu tại Hình 2.



Hình 2 - Sơ đồ kẹp mẫu thử nghiệm thời tiết cho màng loại VI

8.3.1.2. Làm sạch mẫu sau thử nghiệm độ bền trong điều kiện thời tiết tự nhiên: Sau khi phơi, nhẹ nhàng rửa mẫu bằng vải mềm hay miếng xốp và nước sạch hay dung dịch loãng của chất tẩy rửa nhẹ (nồng độ tối đa là 1 % khối lượng nước). Sau đó rửa cẩn thận bằng nước sạch và thấm khô bằng vải mềm và sạch. Bảo quản mẫu ở nhiệt độ phòng ít nhất 2 h trước khi tiến hành xác định các tính chất cần thiết.

8.3.1.3. Đo hệ số phản quang: Sau khi mẫu được rửa, làm khô và bảo quản theo 8.3.1.2, đo độ phản quang ở góc quan sát 0,2 0 và các góc tới -4 0 và 30 0 theo 8.2. Tính giá trị trung bình của hệ số phản quang thu được mỗi vị trí đo trên hai mẫu từ mỗi địa điểm phơi.

CHÚ THÍCH:

- Số mẫu nhỏ nhất cho mỗi lần phơi là hai mẫu. Cũng có thể tăng số mẫu trong một lần phơi và lấy kết quả trung bình để có thể giảm thiểu các tác động không đồng nhất trong quá trình phơi mẫu.

- Tần suất thử nghiệm thời tiết ngoài trời thường thấp hơn tần suất các thử nghiệm khác. Vì vậy, người sử dụng phải căn cứ vào số lượng kết quả có hạn từ các mẫu đã phơi để đánh giá toàn bộ số lượng màng phản quang cung cấp.



8.3.2. Thử nghiệm trong điều kiện thời tiết nhân tạo (thử nghiệm gia tốc)

8.3.2.1. Phạm vi áp dụng: Phương pháp thử này có thể được sử dụng để đánh giá chất lượng của màng phản quang trước khi có kết quả thử nghiệm trong điều kiện thời tiết tự nhiên. Khi đã có kết quả thử nghiệm trong điều kiện thời tiết tự nhiên thì kết quả này sẽ được sử dụng thay cho kết quả thử nghiệm trong điều kiện thời tiết nhân tạo.

8.3.2.2. Yêu cầu thử nghiệm: Thử nghiệm 4 mẫu theo thời gian yêu cầu ở Bảng 15. Độ dài và rộng tối thiểu của mẫu là 2,75 in (70 mm). Không lấy mẫu ra khỏi thiết bị trong khi đang phun nước. Mẫu phải được làm khô trước khi lấy ra khỏi thiết bị. Sau khi thử nghiệm, rửa và bảo quản mẫu theo 8.3.1.2, rồi đo độ phản quang ở góc quan sát 0,20 và các góc tới -40 và +300. Độ phản quang trung bình của 4 mẫu cần phải bằng hay cao hơn yêu cầu tối thiểu ở Bảng 15. Sau khi thử nghiệm mẫu không thể hiện vết nứt, bong tróc, tạo lỗ, phồng rộp, bong mép hay bị quăn đáng kể hay không co ngót cũng như giãn nở nhiều hơn 1/32 in (0,8mm).

8.3.3.3. Điều kiện thử nghiệm: Tiến hành thử nghiệm trong thiết bị bức xạ hồ quang cacbon ngọn lựa hở theo ASTM G 151 và G 152. Phân bố công suất của hồ quang cacbon ngọn lửa hở đã lọc cần đáp ứng yêu cầu của ASTM G 152 cho hồ quang cacbon với kính lọc ánh sáng ban ngày. Sử dụng chu kỳ thử nghiệm sau:

- Chiếu sáng liên tục với nhiệt độ tấm đen cân bằng ở 63  30 C (145  90 F). Cứ hai giờ (120 phút) một lần phun nước lên mẫu 18 phút.

- Giữ độ ẩm tương đối cân bằng ở 50  5 % trong khoảng thời gian chiếu sáng.

8.4. Xác định hệ số độ sáng ban ngày

8.4.1. Thiết bị (quang phổ kế, máy đo màu) sử dụng để đo màu ban ngày cần có cấu hình chiếu sáng và quan sát 45/0 hay 0/45. Thiết bị chuẩn cần có khe mở 100 cho cả chiếu sáng lẫn quan sát. Sử dụng kích thước khe mở lệch với giá trị này có thể gây ảnh hưởng đến kết quả đo.

8.4.2. Xác định màu và hệ số độ sáng Y (%) cho vật phát sáng D 65 theo chuẩn CIE và người quan sát chuẩn 1931 CIE 20 theo quy định của ASTM E 308, ASTM E 2153 và ASTM E 2301 (xem Phụ lục C) nếu được. Hệ số độ sáng là tổng của hệ số độ sáng phản xạ và hệ số độ sáng huỳnh quang. Phép đo phổ kép cho các hệ số riêng biệt trong khi phép đo theo phương pháp mô phỏng D 65 cho giá trị tổng của chúng.

Đối với các mẫu huỳnh quang, điều cần thiết là, khi sự chiếu sáng vật lý của mẫu tương đương với vật chiếu sáng D 65, đòi hỏi thiết bị có nguồn sáng được lọc thích hợp, nếu không thì cần sử dụng máy đo quang phổ kép phù hợp ASTM E 2301 (xem Phụ lục C).



8.4.3. Có ba loại thiết bị đo kiểu 45/0 (0/45): Hình vành khuyên, hình tròn và hình phẳng. Đo màng phản quang chứa các lăng kính bằng loại thiết bị hình tròn có thể cần nhiều lần đo. Đo màng phản quang chứa các lăng kính bằng loại thiết bị hình phẳng nhất cần thiết phải cần nhiều lần đo.

8.4.3.1. Nếu đo theo hình tròn thì phòng thí nghiệm phải kiểm tra các khe trên vòng đã đủ hẹp để có thể chấp nhận được sự gần đúng với phép đo như theo hình vành khuyên. Điều này phụ thuộc vào tính chất quang của mẫu và phải được phòng thí nghiệm xác định. Phép đo nhiều lần của cùng một diện tích mẫu ở các lần quay khác nhau có thể được tính trung bình để tăng sự gần đúng với phép đo theo hình vành khuyên.

8.4.3.2. Nếu đo theo hình phẳng thì các lần đo cần được thực hiện trên cùng diện tích của mẫu cho các lần quay khác nhau và giá trị đo được tính trung bình cho tất cả các lần quay. Số lần quay cần đủ lớn để chấp nhận được gần đúng với phép đo theo vành hình vành khuyên. Số lần đo phụ thuộc vào tính chất quang của mẫu và phải được phòng thí nghiệm xác định.

8.5. Xác định độ bền màu

Lấy một trong số các mẫu đã phơi tự nhiên hoặc nhân tạo để đo độ bền màu. Rửa, làm khô và bảo quản mẫu theo 8.3.1.2 và tiến hành thử nghiệm theo 8.4.



8.6. Xác định độ co ngót

Bảo quản mẫu màng phản quang với lớp lót có kích thước (229 x 229) mm tối thiểu 1 h theo 8.1.2. Bóc lớp lót và đặt mẫu lên bề mặt phẳng với mặt có keo dán hướng lên trên. 10 min sau khi bóc lớp lót và sau 24h tại tiến hành đo mẫu để xác định sự thay đổi kích thước.



8.7. Xác định độ bền uốn

Uốn tấm màng phản quang trong thời gian 1 s quanh trục có đường kính 3,2 mm, cho mặt chứa keo dán tiếp xúc lên trục. Để dễ thử nghiệm, rải bột talc lên keo dán để nó không dính lên trục. Mẫu thử cần có kích thước (70 x 279) mm. Nhiệt độ thử nghiệm là (23  2) 0C.



8.8. Xác định khả năng bóc tách lớp kết dính

Màng phản quang và lớp kết dính bảo vệ (nếu có) được bảo quản 4 h dưới tải trọng 17,2 kPa ở 71 0C. Sau đó tiến hành bóc lớp kết dính khỏi màng và đánh giá khả năng bóc tách.



8.9. Xác định độ bám dính

Dán màng phản quang lên tấm nền có độ dày tối thiểu 1,0 mm, được chuẩn bị theo 8.1.1. Dán 102 mm của màng có kích thước (25,4 x 152) mm lên tấm nền. Bảo quản mẫu theo 8.1.2, sau đó treo tải vào đầu không dán của màng và để tải treo tự do một góc 900 so với tấm mẫu trong 5 min rồi xác định độ dài đoạn mà màng bị bóc tách khỏi bề mặt tấm nền.

- Với màng phản quang dính kết mặt sau theo kiểu 1, kiểu 2 và kiểu 3 thì khối lượng treo tải là 0,79kg.

- Với màng phản quang dính kết mặt sau theo kiểu 4 thì khối lượng treo tải là 0,45 kg.



8.10. Xác định độ bền va đập

Dán màng phản quang lên tấm nền nhôm 6061-T6 có kích thước (76 x 127 x 1,0) mm như nêu ở 8.1.1 với điều kiện bảo quản mẫu theo 8.1.2. Tiến hành va đập mẫu bằng quả thép có khối lượng 0,91 kg với đường kính đầu va đập 15,8 mm, được thả từ độ cao cần thiết để tạo lực va đập 1,13 Nm.



8.11. Xác định độ bóng

Xác định độ bóng phản chiếu của màng phản quang trên thiết bị thử theo TCVN 2101 ở góc tới 850.


Phụ lục A

Yêu cầu kỹ thuật đối với nhôm và hợp kim nhôm dạng lá và tấm (hệ mét)

(tham khảo ASTM B 209M - 06)

A.1. Phạm vi áp dụng

A.1.1. Tiêu chuẩn áp dụng cho nhôm và hợp kim nhôm dạng lá phẳng, lá cuộn và dạng tấm, loại không nhiệt luyện và được nhiệt luyện.

A.1.1.1. Dạng tấm không nhiệt luyện và dạng lá có khả năng xử lý nhiệt: cán hoàn thiện.

A.1.1.2. Dạng lá không có khả năng xử lý nhiệt: cán hoàn thiện, cán sáng một mặt, một mặt sáng theo tiêu chuẩn và hai mặt sáng theo tiêu chuẩn.

A.2. Thành phần hóa học

A.2.1. Giới hạn: Dạng lá và tấm cần đáp ứng giới hạn thành phần hóa học quy định trong Bảng A.1. Nhà chế tạo xác định sự phù hợp bằng cách phân tích các mẫu lấy tại thời điểm đúc các thỏi hay lấy từ thành phẩm hay bán thành phẩm. Nếu nhà chế tạo đã xác định thành phần hóa học của vật liệu trong quá trình chế tạo thì việc lấy mẫu bổ sung và phân tích thành phẩm là không cần thiết.

A.3. Xử lý nhiệt

A.3.1. Trừ khi được quy định theo A.3.2 hay A.3.3, việc xử lý nhiệt của nhà chế tạo hay nhà cung cấp đối với các sản phẩm nhiệt luyện cần tuân theo AMS 2772.

A.3.2. Khi được chỉ định thì việc xử lý nhiệt các sản phẩm nhiệt luyện cần tuân theo ASTM B 918.

A.3.3. Tấm hợp kim 6061 có thể được chế tạo theo phương pháp cán nóng và xử lý nhiệt trong dung dịch theo ASTM B 947 khi được xử lý theo ASTM B 918 để chế tạo loại nhiệt luyện.

A.4. Tính chất kéo của vật liệu

A.4.1. Giới hạn: Dạng lá và dạng tấm cần đáp ứng yêu cầu về tính chất kéo cho các loại nhôm và hợp kim nhôm không có và có khả năng xử lý nhiệt.

A.4.2. Phương pháp thử: Phép thử kéo được tiến hành theo ASTM B 557M.

A.5. Tính chất uốn

A.5.1. Dạng lá và dạng tấm cần có khả năng uốn nguội một góc 180 0 quanh trục có đường kính bằng N lần độ dày của chúng mà không bị gãy. Phép thử không cần phải tiến hành trừ khi được chỉ định trong đơn đặt hàng.

A.5.2. Phương pháp thử: Phép thử uốn được tiến hành theo ASTM E 290, trừ khi có các chỉ định khác.

Bảng A1 - Giới hạn thành phần hóa học a, b, c

Nhôm và hợp kim

Silic

Sắt

Đồng

Mangan

Magiê

Crom

Kẽm

Titan

N/tố khác

Nhôm

Riêng

Tổng

1066

0,25

0,35

0,05

0,03

0,03



0,05

0,03

0,03



Tối thiểu 99,60

1100

0,95 Si + Fe

0,05 - 0,20

0,05

-






0,10



0,05

0,15

Tối thiểu 99,00

1230

0,70 Si + Fe

0,10

0,05

0,05






0,10

0,03

0,03



Tối thiểu 99,30

2014

0,50 - 1,20

0,70

3,90 - 5,00

0,40 - 1,20

0,20 - 0,80

0,10

0,25

0,15

0,05

0,15

Còn lại

Alclad

2014


2014 cán đúp với 6003

2024

0,50

0,50

3,80 - 4,90

0,30 - 0,90

1,20 - 1,80

0,10

0,25

0,15

0,05

0,15

Còn lại

Alclad

2024


2024 cán đúp với 1230

2124

0,20

0,30

3,80 - 4,90

0,30 - 0,90

1,20 - 1,80

0,10

0,25

0,15

0,05

0,15

Còn lại

2219

0,20

0,30

5,80 - 6,80

0,20 - 0,40

0,02



0,10

0,02 - 0,10

0,05

0,15

Còn lại

Alclad

2219


2219 cán đúp với 7072

3003

0,60

0,70

0,05 - 0,20

1,00 - 1,50

-



0,10



0,05

0,15

Còn lại

Alclad

3003


3003 cán đúp với 7072

3004

0,30

0,70

0,25

1,00 - 1,50

0,80 - 1,30



0,25



0,05

0,15

Còn lại

Alclad

3004


3004 cán đúp với 7072

3005

0,60

0,70

0,30

1,00 - 1,50

0,20 - 0,60

0,10

0,25

0,10

0,05

0,15

Còn lại

3105

0,60

0,70

0,30

0,30 - 0,80

0,20 - 0,80

0,20

0,40

0,10

0,05

0,15

Còn lại

5005

0,30

0,70

0,20

0,20

0,50 - 1,10

0,10

0,25



0,05

0,15

Còn lại

5010

0,40

0,70

0,25

0,10 - 0,30

0,20 - 0,60

0,15

0,30

0,10

0,05

0,15

Còn lại

CHÚ THÍCH:

a Các giới hạn tính theo phần trăm khối lượng, trừ khi được đưa ra theo cách khác.

b Cần phân tích các nguyên tố mà giới hạn của chúng được đưa ra trong bảng này.

c Để xác định sự phù hợp với các giới hạn này, các giá trị phân tích thu được được làm tròn theo ASTM E 29





tải về 410.2 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương