Lời nói đầu tcvn 7887 : 2008 1



tải về 410.2 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích410.2 Kb.
#22300
  1   2   3   4
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7887:2008

MÀNG PHẢN QUANG DÙNG CHO BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ



Retroreflective sheeting for traffic control

Lời nói đầu

TCVN 7887 : 2008 1 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu Chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
MÀNG PHẢN QUANG DÙNG CHO BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ

Retroreflective sheeting for traffic control

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các chỉ tiêu kỹ thuật và phương pháp thử áp dụng cho vật liệu màng phản quang mềm dẻo dùng cho báo hiệu đường bộ.



2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng các tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 2101 Sơn - Phương pháp xác định độ bóng của màng.

ASTM B 209M Specification for aluminum and aluminum-alloy sheet and plate [Metric] (Yêu cầu kỹ thuật đối với tấm và màng nhôm và hợp kim nhôm).

ASTM E 308 Standard practice for computing the colors of objects by using the CIE system (Tiêu chuẩn thực hành sử dụng hệ thống CIE trong kỹ thuật máy tính về màu vật thể).

ASTM E 810 Standard test method for coefficient of retro-reflection of retroreflective sheeting utilizing the coplanar geometry (Phương pháp thử xác định hệ số phản quang của màng phản quang, sử dụng cấu hình đồng phẳng).

ASTM E 2153 Standard practice for obtaining bispectral photometric data for evaluation of fluorescent color (Tiêu chuẩn thực hành để nhận được các dữ liệu quang phổ kép để đánh giá màu huỳnh quang).

ASTM E 2301 Standard test method for daytime colorimetric properties of fluorescent retroreflective sheeting and marking materials for high visibility traffic control and personal safety applications using 450 normal geometry (Phương pháp xác định các đặc tính màu ban ngày của màng phản quang huỳnh quang và các vật liệu vạch dấu cho kiểm soát giao thông có tầm nhìn cao và an toàn cho con người, sử dụng cấu hình chuẩn 450).

ASTM G 7 Standard practice for atmospheric environmental exposure testing of nonmetallic materials (Tiêu chuẩn thực hành để thử nghiệm các vật liệu phi kim loại khi tiếp xúc với môi trường xung quanh)

ASTM G 147 Standard practice for conditioning and handling of nonmetallic materials for natural and artificial weathering tests (Tiêu chuẩn thực hành về bảo quản và vận chuyển các vật liệu phi kim loại đối với các phép thử đánh giá độ bền thời tiết tự nhiên và nhân tạo).

G 151 Standard practice for exposing nonmetallic materials in accelerated test devices that use laboratory light sources (Tiêu chuẩn thực hành phơi mẫu vật liệu phi kim loại trong thiết bị thử nghiệm gia tốc, sử dụng nguồn sáng trong phòng thí nghiệm).

G 152 Standard practice for operating open flame carbon arc light apparatus for exposure of nonmetallic materials (Tiêu chuẩn thực hành để vận hành thiết bị bức xạ hồ quang cacbon ngọn lửa để phơi mẫu phi kim loại).



3. Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn áp dụng các thuật ngữ sau:



3.1

Màng phản quang (retroreflective sheeting)

Tấm nhựa mỏng, phẳng, mềm, trong suốt, có các hạt thủy tinh dạng thấu kính hoặc vi lăng kính, có tính năng phản quang đồng đều trên toàn bộ bề mặt. Mặt sau của màng phản quang được phủ sẵn lớp kết dính để gắn kết với tấm kim loại sạch làm biển báo hiệu đường bộ. Cấu tạo màng phản quang được chi tiết tại Hình 1.





Hình 1 - Cấu tạo màng phản quang

3.2.

Phản quang (reflection)

Hiện tượng phản xạ ánh sáng, trong đó các tia phản xạ có hướng gần trùng với hướng chiếu của tia sáng gốc, đặc tính này luôn được duy trì khi thay đổi hướng chiếu của tia sáng gốc.



3.3.

Hệ số phản quang (retroreflection coefficient)

Tỷ số giữa hệ số cường độ sáng của một mặt phản xạ ánh sáng trên diện tích của chính mặt đó. Hệ số phản quang ký hiệu là Candelas trên lux trên mét vuông (cd.lx-1.m-2).



3.4.

Hệ số cường độ sáng (coefficient of luminous intensity)

Tỷ số của độ sáng của bề mặt được nhìn từ một vị trí cụ thể (được chiếu sáng theo một cách nhất định) và độ sáng của bề mặt màu trắng phản xạ khuếch tán (được tính từ một ví trí tương tự).



3.5.

Trục chiếu sáng (illumination axis)

Trục nối giữa vật phát sáng và tâm của bề mặt tấm thí nghiệm.



3.6.

Trục quan sát (observation axis)

Trục nối giữa điểm quan sát và tâm của bề mặt tấm thí nghiệm.



3.7.

Góc tới (entrace angle)

Góc giữa trục chiếu sáng và trục của vật phát quang.



3.8.

Góc quan sát (observation angle)

Góc giữa trục chiếu sáng và trục quan sát.



3.9.

Màng phản quang chịu va đập (reboundable sheeting)

Màng phản quang có khả năng đàn hồi dùng để chế tạo các dụng cụ để phân luồng giao thông và dễ bị các tác động va đập.



4. Phân loại

4.1 Phân loại theo đặc tính phản quang và cấu tạo hạt phản quang

Màng phản quang được phân thành 10 loại (từ loại I đến loại X), như quy định trong Bảng 1.



Bảng 1 - Phân loại mảng phản quang theo đặc tính phản quang và cấu tạo hạt phản quang

Loại

Đặc tính phản quang

Cấu tạo hạt phản quang

Loại I

Trung bình

Hạt thủy tinh dạng thấu kính

Loại II

Trung bình khá

Hạt thủy tinh dạng thấu kính

Loại III

Cao

Hạt thủy tinh dạng thấu kính

Loại IV

Cao

Vi lăng kính không phủ kim loại

Loại V

Rất cao

Vi lăng kính phủ kim loại

Loại VI

Cao

Vi lăng kính

Loại VII

Rất cao

(có đặc tính phản quang với mức cao nhất ở khoảng cách dài và trung bình)



Vi lăng kính không phủ kim loại

Loại VIII

Rất cao

(có đặc tính phản quang với mức cao nhất ở khoảng cách dài và trung bình)



Vi lăng kính không phủ kim loại

Loại IX

Rất cao

(có đặc tính phản quang với mức cao nhất ở khoảng cách ngắn)



Vi lăng kính không phủ kim loại

Loại X

Rất cao

(có đặc tính phản quang với mức cao nhất ở khoảng cách trung bình)



Vi lăng kính không phủ kim loại

CHÚ THÍCH:

- Cấu tạo hạt phản quang dạng vi lăng kính có đặc tính phản quang cao hơn loại hạt thủy tinh dạng thấu kính.

- Màng phản quang loại V thường sử dụng để làm băng kiểm soát, dẫn hướng giao thông tạm thời.

- Màng phản quang loại VI thường sử dụng làm biển báo tạm thời; côn dẫn hướng; băng kiểm soát, dẫn hướng giao thông tạm thời.



4.2. Phân tích màng phản quang theo tính năng kết dính với tấm kim loại làm biển báo

Trong quá trình chế tạo, mặt sau của màng phản quang đã được phủ lớp kết dính để gắn kết với tấm biển báo theo công nghệ của nhà sản xuất. Tùy thuộc vào loại lớp kết dính và điều kiện dính ép, các loại mảng phản quang được phân thành 5 nhóm theo tính năng kết dính, từ nhóm 1 đến nhóm 5 (Bảng 2).



Bảng 2 - Phân nhóm màng phản quang theo tính năng kết dính

Nhóm

Điều kiện dính ép

Tính năng kết dính

Nhóm 1

Cần áp lực, không cần gia nhiệt

Kết dính nhờ áp lực, không cần gia nhiệt

Nhóm 2

Cần áp lực và gia nhiệt

Kết dính nhờ gia nhiệt và áp lực. Nhiệt độ cần thiết để dính ép ≥ 66 0C. Nhiệt độ sửa chữa, bóc tách màng phải < 38 0C.

Nhóm 3

Cần áp lực thấp, không cần gia nhiệt

Kết dính nhờ áp lực, không cần gia nhiệt. Nhiệt độ sửa chữa, bóc tách màng phải < 38 0C.

Nhóm 4

Cần áp lực, không cần gia nhiệt, cho phép dán ở nhiệt độ thấp

Kết dính nhờ áp lực, không cần gia nhiệt. Có khả năng kết dính ở nhiệt độ ≥ -7 0C.

Nhóm 5

Không lớp kết dính

Không có khả năng kết dính, dùng cho các sản phẩm: côn dẫn hướng, băng kiểm soát giao thông.

CHÚ THÍCH:

- Màng phản quang loại VI là loại không có lớp kết dính (thuộc Nhóm 5).

- Nhóm 3 và Nhóm 1 thuận tiện cho thi công dán màng phản quang.

- Nhóm 2 khó thi công dán màng do cần áp lực và nhiệt độ cao



5. Hướng dẫn lựa chọn loại màng phản quang phù hợp

Hướng dẫn lựa chọn loại màng phản quang phù hợp đối với các loại đường cao tốc, đường đô thị và đường ô tô được nêu trong Bảng 3.



Bảng 3 - Hướng dẫn lựa chọn loại màng phản quang phù hợp

TT

Loại đường

Loại màng phản quang phù hợp

Ghi chú

1

Đường cao tốc

Loại VIII

Loại IX


Loại X

Nên sử dụng loại VIII cho các đường cao tốc; Loại IX cho những đoạn đường nguy hiểm, quanh co, đèo dốc, tấm nhìn hạn chế, vùng có nhiều sương mù, đường cao tốc đô thị, khu vực trường học, đông dân cư.

2

Đường ô tô cấp cao

Loại III

Loại IV


Loại IX

Các đường có tốc độ thiết kế cao nên áp dụng loại màng phản quang có số hiệu cao (theo thứ tự từ loại IV đến loại III)

Nên sử dụng loại IX cho những đoạn đường nguy hiểm, quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, vùng có nhiều sương mù; khu vực trường học, đông dân cư.



3

Đường ô tô cấp thấp

Loại II

Loại III


Các đường có tốc độ thiết kế cao nên áp dụng loại màng phản quang có số hiệu cao (theo thứ tự từ loại III đến loại II).

4

Đường giao thông nông thôn

Loại I

Loại II


Các đường có tốc độ thiết kế cao nên áp dụng loại màng phản quang có số hiệu cao (theo thứ tự từ loại II đến loại I).

5

Đường tạm, đường trong giai đoạn thi công, đoạn đường đang sửa chữa, bão dưỡng.

Loại V

Loại VI


Sử dụng làm biển báo tạm thời, côn dẫn hướng, băng điều chỉnh giao thông.

CHÚ THÍCH:

1) Đường cao tốc bao gồm:

- Các loại đường cao tốc theo quy định của TCVN 5729;

- Các loại đường cao tốc đô thị theo quy định của tiêu chuẩn hiện hành về đường đô thị.

2) Đường ô tô cấp cao bao gồm:

- Đường phố chính đô thị theo quy định của tiêu chuẩn hiện hành về đường đô thị;

- Đường ô tô cấp I, cấp II và cấp III theo quy định của TCVN 4054.

3) Đường ô tô cấp thấp bao gồm:

- Đường phố gom, đường nội bộ theo quy định của tiêu chuẩn hiện hành về đường đô thị;

- Đường ô tô cấp IV, cấp V, cấp VI theo quy định của TCVN 4054.

4) Đường giao thông nông thôn bao gồm: các đường liên huyện, các đường giao thông theo quy định của tiêu chuẩn hiện hành về đường giao thông nông thôn.

5) Đường tạm, đường trong giai đoạn thi công, đoạn đường đang sửa chữa, bảo dưỡng: là các đoạn đường thuộc loại đường cao tốc, đường ô tô cấp cao, đường ô tô cấp thấp đang trong thời gian thi công, sửa chữa, bảo dưỡng.



6. Yêu cầu kỹ thuật

Chất lượng của 10 loại màng phản quang (ký hiệu từ loại I đến loại X) được đánh giá theo 10 chỉ tiêu kỹ thuật sau:



6.1. Hệ số phản quang

Hệ số phản quang của các màng phản quang (thử nghiệm theo 8.2) phải đạt hay vượt yêu cầu tối thiểu theo quy định ở các bảng tương ứng với từng loại màng phản quang, cụ thể như sau:

- Loại I theo quy định tại Bảng 4;

- Loại II theo quy định tại Bảng 5;

- Loại III theo quy định tại Bảng 6;

- Loại IV theo quy định tại Bảng 7;

- Loại V theo quy định tại Bảng 8;

- Loại VI theo quy định tại Bảng 9;

- Loại VII theo quy định tại Bảng 10;

- Loại VIII theo quy định tại Bảng 11;

- Loại IX theo quy định tại Bảng 12;

- Loại X theo quy định tại Bảng 13;



Bảng 4 - Hệ số phản quang tối thiểu (RA) cho màng phản quang loại I (cd.lx-1.m-2)

Góc quan sát

Góc tới

Trắng

Vàng

Vàng da cam

Xanh lá cây

Đỏ

Xanh lam

Nâu

0,2 o

0,2 o

0,5 o

0,5 o



- 4 o

+30 o

- 4 o

+30 o



70

30

30



15

50

22

25



13

25

7

13



4

9

3,5


4,5

2,2


14

6

7,5



3

4

1,7


2

0,8


1

0,3


0,3

0,2


Bảng 5 - Hệ số phản quang tối thiểu (RA) cho màng phản quang loại II (cd.lx-1.m-2)

Góc quan sát

Góc tới

Trắng

Vàng

Vàng da cam

Xanh lá cây

Đỏ

Xanh lam

Nâu

0,2 o

0,2 o

0,5 o

0,5 o



- 4 o

+30 o

- 4 o

+30 o



140

60

50



28

100

36

33



20

60

22

20



12

30

10

9



6

30

12

10



60

10

4

3



2

5

2

2



1

Bảng 6 - Hệ số phản quang tối thiểu (RA) cho màng phản quang loại III (cd.lx-1.m-2)

Góc quan sát

Góc tới

Trắng

Vàng

Vàng da cam

Xanh lá cây

Đỏ

Xanh lam

Nâu

0,1 oa

0,1 oa

0,2 o

0,2 o

0,5 o

0,5 o



- 4 o

+30 o

- 4 o

+30 o

- 4 o

+30 o



300

180


250

150


95

65


200

120


170

100


62

45


120

72

100



60

30

25



54

32

45



25

15

10



54

32

45



25

15

10



24

14

20



11

7,5


5

14

10

12



8,5

5

3,5



a Các giá trị đo ở góc quan sát 0,1 o là bổ sung, chỉ áp dụng khi có yêu cầu của bên mua hàng.

Bảng 7 - Hệ số phản quang tối thiểu (RA) cho màng phản quang loại IV (cd.lx-1.m-2)

Góc quan sát

Góc tới

Trắng

Vàng

Vàng da cam

Xanh lá cây

Đỏ

Xanh lam

Nâu

Huỳnh quang Vàng- Xanh lá cây

Huỳnh quang Vàng

Huỳnh quang vàng da cam

0,1 oa

0,1 oa

0,2 o

0,2 o

0,5 o

0,5 o



- 4 o

+30o

- 4 o

+30o

- 4 o

+30o



500

240


360

170


150

72


380

175


270

135


110

54


200

94

145



68

60

28



70

32

50



25

21

10



90

42

65



30

27

13



42

20

30



14

13

6



25

12

18



8,5

7,5


3,5

400

185


290

135


120

55


300

140


220

100


90

40


150

70

105



50

45

22



a Các giá trị đo ở góc quan sát 0,1 o là bổ sung, chỉ áp dụng khi có yêu cầu của bên mua hàng.

Bảng 8 - Hệ số phản quang tối thiểu (RA) cho màng phản quang loại V (cd.lx-1.m-2)

Góc quan sát

Góc tới

Trắng

Vàng

Vàng da cam

Xanh lá cây

Đỏ

Xanh lam

0,1 oa

0,1 oa

0,2 o

0,2 o

0,5 o

0,5 o



- 4 o

+30 o

- 4 o

+30 o

- 4 o

+30 o



2000

1100


700

400


160

75


1300

740


470

270


110

51


800

440


280

160


64

30


360

200


120

72

28



13

360

200


120

72

28



13

150

88

56



32

13

6



a Các giá trị đo ở góc quan sát 0,1 o là bổ sung, chỉ áp dụng khi có yêu cầu của bên mua hàng.



tải về 410.2 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương