Lời nói đầu tcvn 6777 : 2007 thay thế tcvn 6777 : 2000. tcvn 6777 : 2007


Hình 6 "Bẫy" ống lấy mẫu có lõi kín



tải về 305.23 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích305.23 Kb.
#29051
1   2   3   4

Hình 6 "Bẫy" ống lấy mẫu có lõi kín

13.7.3 Lấy mẫu bằng ống kéo dài

13.7.3.1 Phạm vi áp dụng - Qui trình lấy mẫu bằng ống kéo dài chỉ áp dụng khi lấy mẫu nước đáy trên tầu và xà lan. Cũng có thể áp dụng qui trình này khi lấy mẫu nước đáy trong các bể chứa trên bờ, nhưng không có sẵn các hướng dẫn riêng.

13.7.3.2 Thiết bị - Sơ đồ thiết bị lấy mẫu bằng ống kéo dài điển hình được thể hiện trên Hình 7. Thiết bị ống kéo dài gồm một ống mềm nối với đầu hút của một bơm tay. Để hỗ trợ và đặt được vào điểm cần lấy mẫu, ống này được buộc vào một đầu quả dọi của sợi dây kim loại hoặc dải băng định hướng sao cho một đầu hở của ống được đặt cao hơn đầu mút của quả dọi khoảng 1,25 cm. Ống và dây kim loại (hoặc dải băng) phải đủ dài để thả tới đáy (h max) của bể chứa cần lấy mẫu, thiết bị này có trang bị một dây tiếp đất để chống tĩnh điện. Ngoài thiết bị lấy mẫu này, cần có chai hoặc bình chứa tương ứng khô, sạch để lấy mẫu.

13.7.3.3 Cách tiến hành

a) lắp ráp thiết bị lấy mẫu;

b) tiếp theo, mồi nước vào ống và bơm, bịt (đảm bảo kín) đầu trên của thiết bị để tránh mất nước mồi khi thả ống lấy mẫu xuống. Nối dây tiếp đất với hầm tầu hoặc xà lan hoặc bể chứa và thả đầu có quả dọi xuống đến đáy;

c) bắt đầu thao tác lấy mẫu bằng cách vận hành bơm tay chậm và đều. Để giảm khả năng hút phải mẫu đã nhiễm bẩn, cần lấy một thể tích lớn lơn hai lần dung tích của thiết bị lấy mẫu rồi đổ đi. Lấy mẫu trực tiếp vào chai hoặc bình chứa tương ứng sạch và khô;

d) nếu lấy mẫu ở mức khác nhau trong phạm vi lớp nước đáy thì kéo quả dọi và ống đến mức cần. Xả hết nước đọng ra khỏi lấy thiết bị (hai lần thể tích của thiết bị lấy mẫu), và tiếp tục lấy các mẫu mới;

e) lấy mẫu xong, đóng nắp, dán nhãn chai (hoặc bình chứa) để chuyển về phòng thí nghiệm;



f) sau khi đã hoàn tất việc lấy mẫu, làm sạch và tháo các bộ phận của thiết bị lấy mẫu.



Hình 7 - Dụng cụ lấy mẫu bằng ống kéo dài

14 Lấy mẫu thủ công trong đường ống

14.1 Phạm vi áp dụng - Qui trình lấy mẫu thủ công trong đường ống này áp dụng cho các chất lỏng có áp suất hơi (RVP) nhỏ hơn và bằng 101 kPa (14,7 psi) và các chất bán lỏng trong đường ống, trong ống rót và trong đường ống vận chuyển. Việc lấy mẫu liên tục dòng chảy trong đường ống bằng các thiết bị tự động được đề cập trong ASTM D 4177. Trong trường hợp giao nhận hàng, lấy mẫu tự động liên tục là phương pháp được ưu tiên, ngược lại, trong trường hợp thiết bị lấy mẫu tự động bị hỏng thì có thể cần đến phương pháp lấy mẫu thủ công. Các mẫu lấy thủ công này càng có tính đại diện cao càng tốt.

14.2 Thiết bị - Sử dụng ống lấy mẫu để lấy mẫu trực tiếp từ dòng chảy. Tất cả các ống lấy mẫu cắm sâu tới 1/3 tâm của mặt cắt ngang của ống. Tất cả các đầu vào của ống lấy mẫu phải nằm đối mặt với dòng chảy. Kết cấu ống lấy mẫu thông thường được thể hiện trên Hình 8 và có thể là:

14.2.1 Một ống được cắt xiên 450 như Hình 8C.

14.2.2 Một đoạn ống khuỷu hoặc uốn cong có bán kính uốn nhỏ. Đoạn cuối của ống lấy mẫu được làm vát ở phía đường kính trong để tạo cửa vào sắc cạnh (xem Hình 8B).

14.2.3 Một ống có đầu bịt kín, khoét một lỗ tròn phía gần sát đầu như thể hiện trên Hình 8A.

14.3 Định vị ống lấy mẫu

14.3.1 Vì chất lỏng được lấy mẫu không phải lúc nào cũng đồng nhất, nên việc định vị, vị trí và cỡ của ống lấy mẫu phải hạn chế tối thiểu khả năng tách ly nước và các hạt nặng hơn tạo ra sự khác biệt về nồng độ giữa các mẫu đã lấy với dòng chính.

14.3.2 ống lấy mẫu phải luôn luôn nằm theo phương nằm ngang để ngăn chặn hiện tượng chảy ngược lại của bất kỳ phần mẫu nào về dòng chính.

14.3.3 ống lấy mẫu nên được ưu tiên định vị ở chỗ dòng đường ống thẳng đứng, nơi có dòng chảy đứng, ống lấy mẫu này cũng có thể bố trí trong dòng chảy ngang của ống. Tốc độ dòng chảy phải đủ lớn để tạo việc khuấy trộn thích hợp (xem ASTM D 4177).

14.3.4 Khi tốc độ dòng chảy không đủ, phải đặt một thiết bị khuấy trộn dòng chảy phía trước vòi lấy mẫu để giảm sự phân lớp đến mức chấp nhận được. Nếu dòng chảy là thẳng đứng ở một khoảng cách thích hợp thì không cần thiết bị khuấy trộn ngay cả khi tốc độ dòng chảy thấp. Một vài biện pháp hữu hiệu để việc khuấy trộn đạt yêu cầu là: giảm kích thước của ống dẫn, một loạt các vách ngăn, đặt một tấm ngăn có khoan lỗ hoặc xẻ vành; hoặc kết hợp các biện pháp nói trên. Thiết kế và kích thước thiết bị khuấy là do người sử dụng lựa chọn, miễn là dòng chảy được khuấy trộn tốt để ống lấy mẫu lấy được mẫu đại diện.

14.3.5 Đường ống dẫn lấy mẫu mà được nối với ống lấy mẫu, càng ngắn càng tốt và phải được làm sạch trước khi lấy mẫu.

14.3.6 Khi mẫu là sản phẩm bán lỏng có thể cần gia nhiệt cho đường ống dẫn, van và bình chứa đến nhiệt độ đủ giữ cho sản phẩm là lỏng và để đảm bảo tốt việc lấy và trộn mẫu.

14.3.7 Để khống chế tốc độ lấy mẫu, ống lấy mẫu phải được nối với van hoặc vòi có nút.

14.4 Cách tiến hành

14.4.1 Điều chỉnh van hoặc vòi của ống lấy mẫu sao cho có dòng chảy đều chảy ra từ ống này. Khi nào thấy tốc độ của dòng chảy qua ống lấy mẫu xấp xỉ bằng tốc độ chảy trung bình của dòng chảy trong ống dẫn thì coi là đạt. Đo và ghi lại tốc độ lấy mẫu, tính theo lít trên giờ. Hướng dòng chảy vào bình chứa mẫu liên tục hay gián đoạn để có đủ lượng mẫu phân tích.

14.4.2 Khi lấy mẫu dầu thô hoặc các sản phẩm dầu mỏ khác, lấy cỡ mẫu bằng hoặc hơn 250 ml (1/2 pt) trên giờ, tùy theo mức độ cần. Tùy theo sự thỏa thuận, chu kỳ lấy mẫu, cỡ mẫu hoặc cả hai có thể thay đổi để phù hợp cỡ lô. Điều quan trọng là cỡ mẫu và khoảng thời gian giữa các lần lấy mẫu phải như nhau đối với dòng chảy đồng nhất. Khi tốc độ dòng chảy chính thay đổi thì thể tích và tốc độ lấy mẫu cũng phải thay đổi theo sao cho phù hợp nhau. Trên thực tế điều này rất khó thực hiện theo phương pháp thủ công.

14.4.3 Đặt từng mẫu dầu thô vào một bình chứa kín và đến cuối thời điểm đã thỏa thuận, trộn các mẫu đó và gộp mẫu để thử nghiệm. Xem điều 12.3 về trộn và bảo quản mẫu. Bảo quản bình chứa mẫu nơi khô, mát, tránh phơi nắng trực tiếp.

14.4.4 Một cách khác, có thể là lấy các mẫu từ đường ống dẫn theo các khoảng thời gian đều và tiến hành thử riêng. Các kết quả thử riêng sẽ được lấy trung bình, có điều chỉnh sự biến động của tốc độ dòng chảy trong khoảng thời gian thỏa thuận trước.

14.4.5 Tùy theo thỏa thuận có thể chấp nhận kết quả lấy trung bình hoặc kết quả của mẫu gộp.

14.4.6 Dù qui trình nào thì luôn luôn phải dán nhãn cho từng mẫu và đưa bình chứa mẫu về phòng thí nghiệm

CHÚ THÍCH Ống lấy mẫu có thể được nối với van hoặc vòi. Đặt ống lấy mẫu theo hướng nằm ngang.



Hình 8 – Các ống lấy mẫu thủ công cục bộ

15 Lấy mẫu múc

15.1 Phạm vi áp dụng – áp dụng qui trình lấy mẫu múc cho chất lỏng có áp suất hơi (RVP) bằng hoặc nhỏ hơn 13,8 kpa (2 psi) và cho chất bán lỏng (sệt) ở những nơi có thể tra nạp hở, hoặc tự do như các đường ống tra nạp, vận chuyển nhỏ, đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 5 cm (2 in.) và các thiết bị tra nạp cho thùng, can.

15.2 Thiết bị - Dùng gáo có dạng bát loe có tay cầm với chiều dài thích hợp, làm bằng vật liệu như sắt tây, không ảnh hưởng đến sản phẩm đang được thử nghiệm. Gáo múc phải có dung tích thích hợp với lượng mẫu cần lấy và được bảo vệ tránh bụi, bẩn khi chưa dùng đến. Sử dụng bình chứa mẫu khô, sạch có kích thước phù hợp.

15.3 Cách tiến hành – Nhấn chìm gáo vào dòng chảy tự do sao cho lấy được mẫu từ toàn bộ tiết diện của dòng. Trong các khoảng thời gian đã chọn múc các mẫu sao cho mẫu toàn phần tỷ lệ với lượng sản phẩm đã bơm. Lượng mẫu cần lấy bằng khoảng 0,1 % toàn bộ sản phẩm của lô hàng, nhưng không quá 150 lít (40 gal). Chuyển ngay phần mẫu múc được vào bình chứa. Đóng kín bình chứa trừ khi đang rót mẫu vào. Ngay sau khi lấy mẫu xong, đóng nắp và dán nhãn cho bình chứa và gửi đến phòng thí nghiệm.

16 Lấy mẫu ống

16.1 Phạm vị áp dụng – áp dụng qui trình lấy mẫu ống cho chất lỏng có áp suất hơi (RVP) nhỏ hơn hoặc bằng 13,8 kPa (2 psi) và chất bán lỏng chứa trong thùng phuy, can.

16.2 Thiết bị, dụng cụ - Có thể dùng ống kim loại hoặc thủy tinh, nhưng được thiết kế sao cho có thể tới độ sâu cách đáy thùng chứa là 3 mm (1/8 in.) và có sức chứa khoảng từ 500 ml đến 1 lít (1 pt đến 1 qt), ống kim loại thích hợp để lấy mẫu ở các thùng 189 lít (50 gal) được thể hiện trên Hình 9, ống có hai vòng hàn ở hai phía đối diện, ở đầu trên của ống, thuận tiện cho việc giữ ống bằng cách xỏ hai ngón tay vào và ngón cái tự do để bịt miệng ống. Sử dụng chai thủy tinh hoặc can sạch, khô làm bình chứa mẫu.

16.3 Cách tiến hành

16.3.1 Đặt nghiêng thùng hoặc phuy, nắp phía trên. Nếu thùng không có nắp ở cạnh bên thì dựng cho thùng đứng thẳng và lấy mẫu từ phía đỉnh. Nếu muốn phát hiện nước, cặn và các chất bẩn không tan khác thì giữ cho thùng hoặc phuy ở tư thế nghiêng để các chất bẩn đó lắng xuống. Mở nút ra để bên cạnh, lật ngửa nút cho phần dính dầu lên trên. Bịt đầu trên của ống lấy mẫu khô sạch đó bằng ngón cái và thả ống vào trong dầu đến độ sâu khoảng 30 cm (1ft). Bỏ ngón tay cái ra để cho dầu tràn vào ống. Sau đó lại bị đầu trên của ống bằng ngón tay cái rồi nhấc ống lên. Tráng ống bằng dầu này bằng cách giữ ống ở vị trí hơi ngang và xoay ống để cho dầu tiếp xúc với bên trong ống, phần mà sẽ chìm trong dầu khi lấy mẫu. Không sờ tay vào đoạn ống mà sẽ chìm trong dầu. Xả dầu đã dùng để tráng và để dầu chảy hết ra. Lại bịt đầu trên của ống bằng ngón tay cái và nhúng ống vào dầu. (Nếu muốn lấy mẫu toàn phần thì nhúng ống xuống, đầu trên ống để hở). Khi ống xuống đến đáy, bỏ ngón tay ra để dầu tràn vào. Sau đó lại bịt ống bằng ngón tay cái và nhấc ống ra thật nhanh, chuyển mẫu vào bình chứa mẫu. Không chạm tay vào mẫu. Đóng nắp bình chứa mẫu. Đậy nắp thùng hoặc phuy. Dán nhãn cho bình chứa mẫu và chuyển về phòng thí nghiệm.

16.3.2 Lấy mẫu từ các can có dung tích bằng hoặc lớn hơn 18,9 lít (5 gal) theo cách lấy mẫu từ thùng, phuy nhưng dùng ống lấy mẫu có đường kính nhỏ hơn. Đối với loại can có dung tích dưới 18,9 lít (5 gal) thì dùng toàn bộ lượng dầu chứa bên trong làm mẫu, phải chọn can ngẫu nhiên để lấy mẫu, theo quy định trong Bảng 4 hoặc theo sự thỏa thuận giữa người bán và người mua.

17 Lấy mẫu khoan

17.1 Phạm vi áp dụng – áp dụng qui trình lấy mẫu bằng cách khoan để lấy mẫu xáp và các chất đặc xốp chứa trong thùng, hộp, túi và đóng bánh khi không thể làm chảy các chất đó và không thể lấy mẫu như các chất lỏng.

17.2 Thiết bị, dụng cụ

17.2.1 Sử dụng mũi khoan tàu có đường kính 2 cm (3/4 in.) (thường dùng hơn), tương tự như trên Hình 10 và có chiều dài đủ để xuyên qua một vật cần khoan để lấy mẫu.

17.2.2 Dùng thùng kim loại hay bình thủy tinh sạch, miệng rộng có nắp đậy làm bình chứa mẫu.

17.3 Cách tiến hành – Mở nắp thùng, hộp. Mở các túi hoặc giấy gói. Gạt bỏ bụi, sợi và các vật lạ trên bề mặt sản phẩm cần lấy mẫu. Khoan ba lỗ thử nghiệm xuyên qua sản phẩm, một mũi giữa tâm, hai mũi nằm giữa tâm và mép trái và phải của sản phẩm. Nếu có chất lạ được khoan ra khỏi sản phẩm trong quá trình khoan thì chất đó được coi là một phần của mẫu khoan. Cho ba mẫu khoan đó và các bình chứa riêng, dán nhãn rồi gửi về phòng thí nghiệm.

17.4 Kiểm tra tại phòng thí nghiệm – Nếu nhìn thấy sự khác nhau giữa các mẫu, kiểm tra từng mẫu thử trong phòng thí nghiệm. Nếu ngược lại, gộp ba phần lại thành một mẫu. Nếu cần chia nhỏ thì nghiền, đập (nếu cần), trộn và chia tư, lặp lại cách đó cho đến khi có lượng mẫu mong muốn.

18 Lấy mẫu xúc

18.1 Phạm vi áp dụng – Qui trình lấy mẫu này áp dụng để lấy mẫu tất cả các loại sản phẩm rắn dạng tảng, cục chứa trong thùng, bể, túi, băng tải. Đặc biệt có thể dùng để lấy các mẫu cốc dầu mỏ từ các toa xe lửa và chuẩn bị các mẫu đó để phân tích trong phòng thí nghiệm. Tham khảo các phương pháp ASTM D 346 khi áp dụng các phương tiện vận chuyển bằng tầu biển hoặc bảo quản bằng hình thức khác. Cốc dầu mỏ có thể được lấy mẫu khi đang xếp hàng lên tầu hỏa từ đống hoặc sau khi xếp xong từ phuy chứa cốc.

18.2 Thiết bị, dụng cụ - Một xô bằng polyetylen có dung tích khoảng 9,5 lít (10 pt) dùng làm thùng chứa. Một thìa xúc bằng nhôm hoặc thép không rỉ.

18.3 Cách tiến hành - Những chất rắn đóng cục thường không đồng đều và do đó rất khó lấy mẫu một cách chính xác. Nên lấy mẫu khi bốc dở khỏi xe hoặc trong khi chuyển hàng; cứ cách đều một khoảng thời gian lại lấy các mẫu nhỏ và sau đó gộp lại.

18.3.1 Lấy mẫu từ các toa xe hỏa – Dùng một trong các qui trình sau:

18.3.1.1 Hàng xếp lên xe từ đống – Xúc đầy 5 thìa mẫu tại 5 điểm theo sơ đồ trên Hình 11 và đặt trong thùng polyetylen. Đậy mẫu lại gửi về phòng thì nghiệm. Mỗi điểm lấy mẫu được bố trí cách đều các cạnh của toa xe lửa.

18.3.1.2 Sau khi trực tiếp xếp hàng từ các phuy chứa cốc – Từ 5 điểm nào đó trong các điểm lấy mẫu thể hiện trên Hình 12, xúc đầy thìa mẫu dưới bề mặt khoảng 30 cm (1 ft) và cho vào xô polyetylen. Đậy mẫu lại và gửi về phòng thí nghiệm.

18.3.2 Lấy mẫu từ băng tải – Cứ khoảng 7 đến 9 tấn lấy một thìa mẫu (8 đến 10 tấn Anh). Những mẫu này có thể bảo quản riêng hoặc gộp lại sau khi đã lấy xong các mẫu đại diện cho lô hàng.

18.3.3 Lấy mẫu từ các túi, thùng hoặc hộp

18.3.3.1 Lấy từng các mẫu nhỏ trong số các kiện, chọn ngẫu nhiên như quy định trong Bảng 3, hoặc theo thỏa thuận giữa bên cung ứng và khách hàng.

18.3.3.2 Trộn mẫu cẩn thận và chia nhỏ để được lượng mẫu thích hợp cho phòng thí nghiệm theo cách chia tư theo tiêu chuẩn ASTM D 346. Tiến hành chia tư mẫu trên một bề mặt sạch, cứng, không có vết nứt và được che chắn tránh mưa, tuyết, gió và mặt trời. Tránh để tro, cát, mảnh gỗ dưới sàn hoặc bất kỳ vật liệu gì làm nhiễm bẩn mẫu. Bảo quản mẫu để không bị tổn hao hoặc tăng lên do bụi hoặc ẩm. Trộn đều và trải mẫu thành lớp hình tròn, chia mẫu thành 4 phần. Gộp 2/4 nằm đối đỉnh thành một mẫu giảm đại diện. Nếu mẫu vẫn quá lớn để thử thì lặp lại thao tác chia tư này. Theo cách này mẫu sẽ giảm lại để thành mẫu đại diện, có cỡ mẫu thích hợp để tiến hành thử nghiệm. Dán nhãn và chuyển mẫu về phòng thí nghiệm trong bình chứa phù hợp.

19 Lấy mẫu mỡ

19.1 Phạm vi áp dụng – Phương pháp này quy định qui trình lấy mẫu đại diện của các lô sản phẩm sản xuất hoặc vận chuyển các loại mỡ bôi trơn hoặc xáp xốp hoặc bi tum nhẹ tương tự mỡ đặc. Qui trình này mang tính tổng quát vì thường xuyên phải xét đến các điều kiện biến động lớn và vì vậy qui trình có thể phải biến đổi để phù hợp các yêu cầu kỹ thuật riêng. Tiến hành theo các điều 6 và điều 7, đặc biệt chú ý các lưu ý về an toàn, cẩn thận, sạch sẽ, loại trừ các điều trái với hướng dẫn trong điều này.

19.2 Kiểm tra

19.2.1 Nếu sản phẩm là mỡ bôi trơn, việc kiểm tra sẽ tiến hành tại xưởng sản xuất, lấy mẫu từ những thùng hàng đã chuẩn bị xong để xuất đi của mỗi mẻ hoặc lô sản xuất. Không bao giờ lấy mẫu trực tiếp từ nồi nấu mỡ, các khay để nguội bể hoặc thiết bị dùng cho chế biến. Không lấy mẫu mỡ khi mỡ chưa được nguội đến không quá 9,40C (15 0F) cao hơn nhiệt độ của không khí xung quanh, và cho tới khi mẫu chưa được giữ một thời gian, tối thiểu là 12 giờ trong thùng chứa cuối cùng. Khi các thùng chứa một mẻ sản xuất mỡ có kích cỡ khác nhau thì coi mỡ trong các thùng có cùng kích cỡ là một lô riêng biệt. Khi tiến hành kiểm tra tại nơi phân phối hàng thì lấy mẫu từ mỗi chuyến hàng. Nếu mỗi chuyến hàng gồm nhiều thùng chứa sản phẩm của nhiều mẻ thì tiến hành lấy mẫu riêng cho từng mẻ.

19.2.2 Nếu sản phẩm đang kiểm tra là đặc như mỡ, nhưng không phải laà mỡ bôi trơn thông thường, mà là hỗn hợp của các hydrocacbon nặng như xáp vi tinh thể hoặc bi tum xốp, thì có thể lấy mẫu từ các khay, bể chứa hoặc thiết bị dùng cho chế biến, và cũng có thể lấy từ các thùng chứa thành phẩm. Qui trình lấy mẫu mỡ chỉ áp dụng cho các kho chứa không thể gia nhiệt để chuyển sản phẩm thành thể lỏng thực sự.

19.3 Cỡ mẫu – Chọn các thùng chứa một cách ngẫu nhiên từ một lô hoặc từ một chuyến hàng để lấy đủ một lượng mẫu theo quy định trong Bảng 8.

19.4 Cách tiến hành

19.4.1 Kiểm tra sự đồng nhất của các thùng chứa đã mở, so sánh hình thái và độ đặc của mỡ ở sát mặt ngoài của vật chứa với lớp mỡ ở trung tâm cách dưới bề mặt ít nhất 15 cm (6 in.). Khi một hoặc nhiều vật chứa của một lô hay một chuyến hàng cùng mở thì so sánh mỡ ở tất cả các vật chứa mở đó.

19.4.2 Nếu không nhận thấy sự khác biệt trong mỡ, lấy một phần mẫu với khối lượng đủ tại vị trí gần giữa, cách dưới bề mặt ít nhất là 6,5 cm (3 in.) của từng thùng chứa đã mở để có một mẫu gộp theo số lượng muốn có (xem Bảng 8). Dùng thìa sạch, to hoặc dao xén lấy mỡ cho vào thùng chứa sạch. Các loại mỡ mềm, sệt, có thể dùng hộp 0,45 kg (1 lb) múc mẫu. Nếu có sự khác nhau của mỡ tại các vị trí khác nhau của một thùng chứa đã mở, lấy hai mẫu riêng, mỗi mẫu khoảng 0,45 kg (1 lb), một mẫu lấy ở lớp trên mặt, gần thành của thùng chứa và mẫu kia lấy ở giữa, cách bề mặt ít nhất 15 cm (6 in.). Nếu có sự khác biệt nào đó giữa các thùng chứa của một lô hay một chuyến hàng thì lấy mẫu riêng biệt từ mỗi thùng chứa, mỗi mẫu khoảng 0,45 kg (1 lb). Khi không có sự đồng nhất phải lấy hai mẫu trở lên cho một mẻ hoặc một chuyến hàng và gửi mẫu cho phòng thí nghiệm như là các mẫu riêng biệt.

19.4.3 Nếu cần nhiều phần mẫu đại diện cho một lô hoặc một chuyến hàng mỡ có độ xuyên kim (xem ASTM D 217) dưới 175, chuẩn bị một mẫu gộp bằng cách trộn kỹ các phần mẫu bằng nhau. Dùng thìa to hoặc thìa trộn và bình chứa mẫu sạch. Tránh trộn mạnh hoặc trộn không khí vào mỡ. Do mẫu mỡ đã một phần trở thành “đã giã” khi lấy ra từ thùng chứa, nên qui trình này không còn phù hợp để lấy mẫu mỡ có độ xuyên kim lớn hơn 175, với loại mỡ này đòi hỏi xác định độ xuyên kim chưa giã. Đối với loại mỡ có độ xuyên kim dưới 175, dùng dao cắt các mẫu thành các hình khối có kích thước 15 cm x 15 cm x 5 cm (6 x 6 x 2 in). Nếu cần, xác định độ xuyên kim giã trên các khối khí thu được, hoặc các thử nghiệm khác trên mẫu mỡ cát từ các khối này.



Hình 9 – Dụng cụ lấy mẫu từ thùng, phuy Hình 10 – Dụng cụ lấy mẫu khoan

L = chiều dài xitéc ôtô L = chiều dài xitéc ôtô

H = chiều cao của xitéc ôtô W = chiều rộng của xitéc ôtô

Hình 11 – Vị trí của các điểm lấy mẫu tại Hình 12 – Vị trí của các điểm lấy mẫu

các mức khác nhau trong toa tầu hỏa trên bề mặt của toa tầu hỏa

Bảng 8 – Cỡ của các mẫu mỡ

Vật chứa

Lô hoặc chuyến hàng

Cỡ mẫu tối thiểu

Ống hoặc các bao có khối lượng nhỏ hơn 0,45 kg (1 lb)

Tất cả

4,4 kg (2 lb)

Can 0,45 kg (1 lb)

Tất cả

Ba can

Can 2,3 kg hoặc 4,6 kg (5 lb hoặc 10 lb)

Tất cả

Một can

Lớn hơn 4,6 kg (10 lb)

Ít hơn 4536 kg (10000 lb)

Từ 1 kg đến 1,4 kg (2 lb đến 3 lb), lấy từ một hoặc nhiều vật chứa

Lớn hơn 4,6 kg (10 lb)

Từ 4536 kg đến 22680 kg

(10000 lb đến 50000 lb)



Từ 1 đến 2,3 kg (2 lb đến 5 lb), lấy từ hai vật chứa trở lên

Lớn hơn 4,6 kg (10 lb)

Lớn hơn 22680 kg

(50000 lb)



Từ 1 đến 2,3 kg, lấy từ ba vật chứa trở lên


Phụ lục A

(quy định)



A.1 Các điều chú ý

A.1.1 Thực hiện phép thử theo tiêu chuẩn này có thể dùng các chất dưới đây. Phải đọc các điều chú ý trước khi dùng các chất đó.

A.1.1.1 Benzen

A.1.1.1.1 Để xa nguồn nhiệt, tia lửa và ngọn lửa hở.

A.1.1.1.2 Bảo quản trong bình chứa đậy kín

A.1.1.1.3 Sử dụng khi có thông gió tốt.

A.1.1.1.4 Sử dụng tủ hút nếu có điều kiện.

A.1.1.1.5 Tránh để bốc hơi và loại trừ tất cả các nguồn phát lửa, đặc biệt các thiết bị điện không có bảo vệ chống nổ và các nguồn nhiệt.

A.1.1.1.6 Tránh hít thở lâu hơi hoặc sương benzene.

A.1.1.1.7 Tránh tiếp xúc với da và mắt. Không cho xâm nhập vào trong cơ thể.

A.1.1.2 Dung môi (naphta)

A.1.1.2.1 Để xa nguồn nhiệt, tia lửa và ngọn lửa hở.

A.1.1.2.2 Bảo quản trong bình chứa đóng kín.

A.1.1.2.3 Sử dụng nơi thông gió tốt. Tránh cho bốc hơi và loại trừ các nguồn phát lửa, đặc biệt các thiết bị điện không có bảo vệ chống nổ và các nguồn nhiệt.

A.1.1.2.4 Tránh hít thở lâu hơi hoặc sương của dung môi.

A.1.1.2.5 Tránh tiếp xúc nhiều lần với da.

A.1.1.3 Chất lỏng dễ cháy (nói chung)

A.1.1.3.1 Để xa nguồn nhiệt, tia lửa và ngọn lửa hở.

A.1.1.3.2 Bảo quản trong bình chứa đóng kín.

A.1.1.3.3 Chỉ sử dụng nơi thông gió tốt.

A.1.1.3.4 Tránh hít thở lâu hơi hoặc sương của chất lỏng dễ cháy.

A.1.1.3.5 Tránh tiếp xúc nhiều lần với da.

A.1.1.4 Xăng (trắng)

A.1.1.4.1 Độc hại nếu thấm qua da.

A.1.1.4.2 Để xa nguồn nhiệt, tia lửa và ngọn lửa hở.

A.1.1.4.3 Bảo quản trong bình chứa đóng kín. Sử dụng nơi thông gió tốt.

A.1.1.4.4 Tránh để bốc hơi và loại trừ tất cả các nguồn phát lửa, đặc biệt các thiết bị điện không có bảo vệ chống nổ và các nguồn nhiệt.

A.1.1.4.5 Tránh hít thở lâu hơi hoặc sương của xăng.

A.1.1.4.6 Tránh tiếp xúc lâu và nhiều lần với da.

A.1.1.5 Toluen và xylen

A.1.1.5.1 Cảnh báo – Dễ bắt lửa. Hơi toluen và xylen độc.

A.1.1.5.2 Để xa nguồn nhiệt, tia lửa và ngọn lửa hở.

A.1.1.5.3 Bảo quản trong bình chứa đóng kín.

A.1.1.5.4 Sử dụng nơi thông gió tốt. Tránh hít thở hơi và sương của toluen và xylen.

A.1.1.5.5 Tránh tiếp xúc lâu và nhiều lần với da.

tải về 305.23 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương