Lời nói đầu tcvn 6777 : 2007 thay thế tcvn 6777 : 2000. tcvn 6777 : 2007



tải về 305.23 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích305.23 Kb.
#29051
1   2   3   4

12.2.4 Khi lấy mẫu các sản phẩm lỏng không bay hơi, có áp suất hơi Reid (RVP) không lớn hơn 13,8 kPa (2 psi), đổ đầy sản phẩm vào dụng cụ lấy mẫu rồi đổ ra hết trước khi lấy mẫu thực. Nếu phải chuyển mẫu sang bình chứa khác, bình chứa này phải được tráng bằng một ít sản phẩm sẽ lấy mẫu rồi dốc cạn trước khi đổ mẫu thực vào.

12.2.5 Khi chuyển mẫu dầu thô từ thiết bị/bình chứa mẫu đến các dụng cụ thủy tinh của phòng thử nghiệm mà mẫu được phân tích phải đặc biệt cẩn thận để giữ được tính đại diện của mẫu. Số lần chuyển mẫu phải giảm tới mức tối thiểu, dùng phương pháp cơ học để khuấy và chuyển mẫu.

12.3 Bảo quản mẫu

12.3.1 Các mẫu bay hơi - Tất cả các mẫu bay hơi của dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ phải được bảo vệ chống bay hơi. Phải chuyển sản phẩm từ dụng cụ lấy mẫu sang bình chứa mẫu ngay. Đậy kín bình đựng trừ khi phải chuyển mẫu sang bình khác. Sau khi đưa về phòng thí nghiệm, các mẫu này cần được làm lạnh trước khi mở bình.

12.3.2 Các mẫu nhạy cảm với ánh sạng - Điều quan trọng là các mẫu nhạy cảm với ánh sáng, như xăng, phải được bảo quản ở chỗ tối, nếu phép thử bao gồm cả việc xác định các chỉ tiêu: mầu, ốc tan, tetraetyl chì và hàm lượng các chất ức chế, tính tạo cặn, độ ổn định hoặc trị số trung hòa. Có thể dùng các chai màu nâu. Các chai thủy tinh trong phải được bọc hoặc che phủ.

12.3.3 Các sản phẩm tinh lọc - Các sản phẩm tinh lọc cao phải được bảo vệ chống ẩm và bụi bằng cách bao giấy, màng chất dẻo hay kim loại lên nút và nắp thùng đựng.

12.3.4 Độ vơi của bình chứa - Không được đổ đầy bình chứa mẫu. Phải để một khoảng không gian cho giãn nở, phải chú ý đến nhiệt độ của chất lỏng tại thời điểm rót và nhiệt độ tối đa có thể mà bình phải chịu. Nếu bình được đổ đầy đến hơn 80% dung tích thì khuấy mẫu sẽ khó khăn.

12.4 Dán nhãn cho các bình chứa mẫu - Phải dán nhãn ngay sau khi lấy mẫu. Dùng mực chịu nước và chịu dầu hoặc chì cứng đủ để gây lõm thẻ nhãn. Các bút chì mềm và mực thường đều bị hỏng do ẩm, dính dầu và vết tay sờ. Trên nhãn phải có nội dung sau:

12.4.1 Ngày, tháng và thời gian (khoảng thời gian cần để lấy mẫu, phút lấy mẫu),

12.4.2 Tên người lấy mẫu,

12.4.3 Tên, số hiệu và chủ tầu, xe hay vật đựng,

12.4.4 Loại sản phẩm, và

12.4.5 Ký hiệu hay số hiệu nhận dạng.

12.5 Vận chuyển mẫu trên tầu - Trong quá trình vận chuyển mẫu, để ngăn ngừa sự thất thoát của chất lỏng và hơi, cũng như chống ẩm và bụi, thì phải bọc các nút chai thủy tinh bằng một nắp chất dẻo đã trương lên trong nước, lau khô, trùm lên nút chai và chờ cho chất dẻo xiết chặt vào. Trước khi rót vào các bình kim loại, kiểm tra các vết lõm, méo hoặc các khuyết tật khác của nắp đậy và miệng bình. Sửa lại hoặc loại bỏ nắp hoặc bình chứa, hoặc cả hai. Sau khi rót, xoáy nắp chặt và kiểm tra độ kín. Tuân thủ các quy định về chuyên chở chất lỏng dễ bắt cháy bằng tầu biển.



Hình 2 - Ống đứng định hướng Hình 3 - Sơ đồ "bẫy" lấy mẫu (các khe chồng lên nhau)

13 Lấy mẫu từ bể chứa

13.1 Không lấy được các mẫu từ các ống đựng định hướng vì thông thường tại điểm này mẫu không đại diện cho sản phẩm trong bể. Mẫu ống đứng định hướng được lấy từ ống có ít nhất hai hàng khe chồng lên nhau. Xem Hình 2.

13.2 Khi lấy mẫu từ các bể chứa dầu thô có đường kính lớn hơn 45 m (150 ft), phải lấy các mẫu bổ sung từ các lỗ có sẵn xung quanh chu vi mái bể, chú ý các yêu cầu an toàn. Áp dụng cùng một phương pháp thử để phân tích từng mẫu riêng, sau đó kết quả được lấy trung bình số học.

13.3 Chuẩn bị mẫu hộp - Mẫu cục bộ gộp là hỗn hợp của các mẫu cục bộ được trộn theo tỷ lệ thể tích. Một vài phép thử được tiến hành trên các mẫu cục bộ trước khi trộn và kết quả được lấy trung bình. Các mẫu cục bộ từ bể đựng dầu thô được lấy theo các cách sau:

13.3.1 Ba-lớp - Đối với các bể có dung tích lớn hơn 159 m3 (1000 bbls) chứa lượng dầu nhiều hơn 4,5 m (15 ft), các mẫu có thể tích bằng nhau được lấy lần lượt theo thứ tự từ lớp trên, lớp giữa, lớp dưới hoặc chỗ nối cửa xuất dầu thương phẩm. Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho các bể có dung tích nhỏ hơn và bằng 159 m3.

13.3.2 Hai-lớp - Đối với các bể có dung tích nhỏ hơn 159 m3, chứa lượng dầu từ lớn hơn 3 m (10 ft), và nhỏ hơn 4,5 m, các mẫu có thể tích bằng nhau được lấy lần lượt theo thứ tự từ lớp trên và lớp dưới hoặc chỗ nối cửa xuất của dầu thương phẩm. Phương pháp này cũng áp dụng cho các bể chứa có dung tích nhỏ hơn hoặc bằng 159 m3.

13.4 Phương pháp lấy mẫu cục bộ - Các yêu cầu lấy mẫu cục bộ được quy định trên Bảng 4. Đối với các vị trí lấy mẫu, xem Hình 1.

13.4.1 Qui trình lấy mẫu cục bộ bằng "bẫy" ống

13.4.1.1 Phạm vi áp dụng – Qui trình lấy mẫu cục bộ bằng “bẫy” ống, áp dụng để lấy mẫu chất lỏng có áp suất hơi (RVP) không lớn hơn 101 kPa từ các bể chứa, xe chở dầu, tầu thủy và xà lan.

13.4.1.2 Thiết bị - Sơ đồ “bẫy” ống lấy mẫu điển hình được thể hiện trên Hình 3. Bẫy này được thiết kế sao cho có thể lấy được mẫu ở vị trí cách đáy từ 2,0 cm đến 2,5 cm (3/4 in. đến 1 in.) hoặc tại bất kỳ vị trí đã định nào khác trong bể chứa. Kích thước của “bẫy” ống lấy mẫu được lựa chọn tùy theo thể tích mẫu cần lấy. “Bẫy” phải có khả năng vào sâu trong bể dầu đến mức yêu cầu, được trang bị về mặt cơ học để có thể lấy lượng mẫu như mong muốn và có khả năng rút ra mà không bị nhiễm bẩn dầu trong bể. “Bẫy” có thể có các đặc điểm sau:

a) mặt cắt ngang đều đặn và kín đáy;

b) có những thanh nối dài để lấy được mẫu ở vị trí yêu cầu hoặc lấy các mẫu để xác định mức cặn đóng nhiều và mức nước;

c) ống đong nước và cặn để xác định chiều cao của nước và cặn trong “bẫy”;

d) ống đong trong suốt để quan sát phép đo khối lượng riêng và nhiệt độ của dầu trong quá trình đo khối lượng riêng; cũng có cả kính chắn gió;

e) cái mở van để khắc phục sức ép lên van hay thanh trượt tại bất kỳ vị trí nào mong muốn;

f) có sợi dây đánh dấu để có thể đưa “bẫy” vào bất kỳ độ sâu nào theo mặt cắt đứng của bể;

g) có móc treo “bẫy” đứng thẳng trên nắp bể;

h) các vòi lấy mẫu để xác định nước và cặn được đặt ở 10 cm (4 in.) và 20 cm (8 in.);

i) có thể cần một ống đong có chia vạch và một bình chứa.



Bảng 4 – Các yêu cầu khi lấy mẫu cục bộ

CHÚ THÍCH Khi phải lấy các mẫu ở nhiều vị trí trong bể chứa thì bắt đầu lấy từ mẫu lớp trên trước tiên sau đó lần lượt đến mẫu lớp dưới.



Dung tích bể chứa / mức chất lỏng

Các loại mẫu

Lớp trên

Lớp giữa

Lớp dưới

Dung tích bể chứa ≤ 159 m3 (1000 bbls)




x




Dung tích bể chứa > 159 m3 (1000 bbls)

x

x

x

Mức ≤ 3 m (10 ft)




x




3 m (10 ft) < mức ≤ 4,5 m (15 ft)

x




x

Mức > 4,5 m (15 ft)

x

x

x

13.4.1.3 Qui trình

a) kiểm tra "bẫy", độ sạch của ống đong chia độ, bình chứa mẫu và chỉ sử dụng thiết bị sạch và khô;

b) ước lượng mức chất lỏng trong bể. Dùng thiết bị đo tự động hoặc đo khoảng trống nếu cần;

c) kiểm tra "bẫy";

d) mở nắp đáy và đặt móc nhả trên thanh nhả;

e) thả "bẫy" đến vị trí cần. Xem Bảng 5;

f) tại vị trí đã định, đóng nắp đáy bằng cách giật mạnh dây lấy mẫu;

g) kéo "bẫy" lên;

h) nếu chỉ cần lấy mẫu giữa, rót toàn bộ mẫu vào bình chứa mẫu. Nếu cần lấy mẫu ở nhiều vị trí, đo lượng mẫu yêu cầu bằng ống đong có chia vạch và đặt nó trong bình chứa mẫu;

CHÚ THÍCH 5 Lượng mẫu đo được sẽ phụ thuộc vào kích thước của "bẫy" và phép thử, nhưng phải như nhau đối với tất cả các mẫu lấy ở các mức khác nhau.

i) loại bỏ các phần dư của mẫu;

j) lặp lại các bước từ d) đến i) để lấy mẫu ở vị trí khác theo quy định ở Bảng 5 hoặc để lấy mẫu bổ sung, nếu chỉ cần lấy mẫu lớp giữa;

k) đậy nắp lên bình chứa mẫu;

l) dán nhãn cho bình chứa mẫu;

m) chuyển bình chứa mẫu về phòng thí nghiệm hoặc nơi có thiết bị khuấy trộn và thử nghiệm.

13.4.2 Lấy mẫu cục bộ bằng chai/cốc

13.4.2.1 Phạm vi áp dụng - Có thể áp dụng qui trình lấy mẫu cục bộ bằng chai hoặc cốc đối với chất lỏng có áp suất hơi (RVP) nhỏ hơn hoặc bằng 101 kPa (14,7 psi) trong các bể chứa, xe ôtô xitéc, xe tải, tàu và xà lan. Những sản phẩm đặc hoặc bán lỏng có thể hóa lỏng bằng cách gia nhiệt cũng có thể áp dụng qui trình này, miễn là các sản phẩm này thực sự lỏng tại thời điểm lấy mẫu.

13.4.2.2 Thiết bị - Chai và cốc được thể hiện trên Hình 4. Phải có một ống đong và một bình chứa phù hợp. Giỏ chứa mẫu làm bằng kim loại hoặc nhựa có kết cấu phù hợp để giữ bình chứa mẫu. Thiết bị có gia trọng để dễ chìm trong sản phẩm sẽ lấy mẫu và làm đầy bình chứa tại bất kỳ mức nào mong muốn (xem Hình 4A). Các chai phải có kích thước phù hợp với giỏ mẫu. Đối với những sản phẩm dễ bay hơi, thông thường dùng cốc lấy mẫu có gia trọng cùng với giỏ mẫu vì việc thất thoát các thành phần nhẹ hay xảy ra khi chuyển mẫu từ cốc sang bình chứa khác.



Hình 4 - Sơ đồ thiết bị lấy mẫu bằng chai/cốc

13.4.2.3 Cách tiến hành

a) kiểm tra độ sạch của bình chứa mẫu, cốc hoặc chai lấy mẫu, ống đong và chỉ dùng thiết bị sạch và khô;

b) ước lượng mức chất lỏng trong bể. Dùng một thiết bị đo tự động hoặc một thiết bị đo khoảng trống, nếu cần;

c) gắn dây buộc gia trọng với chai/cốc mẫu hoặc đặt chai trong giỏ lấy mẫu;

d) đóng nút lie vào cốc hoặc chai lấy mẫu;

e) thả thiết bị lấy mẫu xuống đúng vị trí cần, xem Bảng 5;

f) tại vị trí đã định, kéo nút ra bằng cách giật mạnh dây lấy mẫu;

g) tại vị trí đã định, chờ đủ thời gian để chai/cốc được làm đầy hoàn toàn;

h) kéo thiết bị lấy mẫu lên;

i) kiểm tra xem chai/cốc có đầy không, nếu không thì phải lặp lại qui trình từ d);

j) nếu chỉ cần mẫu cục bộ để tổ hợp mẫu thì ở bất kỳ đâu cũng phải lấy xong mẫu, đổ hết mẫu vào bình chứa hoặc độ bớt 1/4 mẫu, đóng nắp chai/cốc lại, và tiếp là thao tác n). Nếu cần mẫu tổ hợp từ nhiều vị trí, dùng ống đong đo từng lượng mẫu riêng rồi đổ vào bình chứa mẫu;

CHÚ THÍCH 6 Lượng mẫu đo được sẽ phụ thuộc vào kích thước của chai/cốc và phép thử, nhưng phải như nhau đối với tất cả các mẫu lấy ở các mức khác nhau.

k) loại bỏ phần mẫu còn lưu trong chai/cốc lấy mẫu;

l) lặp lại các bước từ c) đến k) để lấy các mẫu ở các vị trí khác nhau theo quy định ở Bảng 5 hoặc để lấy mẫu bổ sung nếu chỉ cần lấy mẫu lớp giữa;

m) đậy nắp lên bình chứa mẫu;

n) tháo dây ra khỏi chai hoặc lấy chai mẫu ra khỏi giỏ mẫu;

o) dán nhãn cho bình chứa mẫu;

p) chuyển bình chứa mẫu về phòng thí nghiệm hoặc nơi có thiết bị khuấy trộn hoặc thử nghiệm.



13.5 Lấy mẫu di động hoặc toàn phần

13.5.1 Phạm vi áp dụng - Có thể áp dụng qui trình lấy mẫu di động hoặc mẫu toàn phần này cho chất lỏng có áp suất hơi (RVP) bằng hoặc nhỏ hơn 101 kPa chứa trong các bể chứa, xe ôtô xitéc, xe tải, bể chứa trên bờ, các hầm chứa trên tầu và xà lan. Những sản phẩm đặc hoặc bán lỏng có thể hóa lỏng bằng cách gia nhiệt, cũng có thể lấy mẫu theo qui trình này miễn là các sản phẩm thực sự lỏng tại thời điểm lấy mẫu. Mẫu di động/toàn phần không nhất thiết phải là mẫu đại diện, vì thể tích bể chứa cũng không tỷ lệ với chiều sâu và vì người lấy mẫu không thể nâng dụng cụ lấy mẫu theo tốc độ yêu cầu. Tốc độ làm đầy tỷ lệ với căn bậc hai chiều sâu ngập.

13.5.2 Thiết bị - Cốc hoặc chai lấy mẫu như trên Hình 4A và 4B, được trang bị nút lie có khía, hoặc lỗ mở phải được khống chế. Nên áp dụng các đường kính quy định trong Bảng 5.

Bảng 5 - Chai hoặc cốc lấy mẫu có gia trọng

Sản phẩm

Đường kính miệng

cm

in.

Dầu nhờn nhẹ, dầu hỏa, xăng, gasoin trong suốt, nhiên liệu điêzen và các sản phẩm chưng cất

2

3/4

Dầu nhờn nặng, gasoin không trong suốt

4




Dầu thô nhẹ, nhỏ hơn 43 cTs tại 400C

2

3/4

Dầu thô nặng và dầu FO

4




13.5.3 Cách tiến hành

13.5.3.1 Kiểm tra độ sạch của chai lấy mẫu, bình chứa mẫu. Chỉ dùng thiết bị sạch và khô.

13.5.3.2 Gắn dây buộc gia trọng với chai/cốc mẫu hoặc đặt chai trong giỏ lấy mẫu.

13.5.3.3 Nếu yêu cầu chặt về tốc độ làm đầy thì đóng chai bằng nút lie có khía lỗ.

13.5.3.4 Đối với mẫu di động, thả thiết bị có gắn chai hoặc cốc với một tốc độ đều xuống đáy của ống nối cửa xuất hoặc cửa vào của ống nhập, kéo ngay chai lên, sao cho chai đầy khoảng 3/4 khi kéo ra khỏi chất lỏng. Đối với mẫu toàn phần, thả chai hoặc cốc đóng kín xuống đến độ sâu mong muốn, mở nắp chai hoặc cốc ra, sau đó kéo lên với tốc độ sao cho chai hoặc cốc đầy đến 3/4 khi chúng còn đang nằm trong chất lỏng. Cũng có thể lấy mẫu toàn phần bằng dụng cụ lấy mẫu được thiết kế để lấy được đầy mẫu khi thả xuống chất lỏng.

13.5.3.5 Kiểm tra chính xác lượng mẫu đã lấy. Nếu nhiều hơn 3/4 chai, đổ mẫu này đi và lặp lại các thao tác ở điều 13.5.3 và 13.5.4, điều chỉnh tốc độ thả và kéo chai. Bằng cách khác, lặp lại các thao tác ở 13.5.3 và 13.5.4, dùng một nút lie có khía khác.

13.5.3.6 Đổ hết mẫu từ chai lấy mẫu vào bình chứa, nếu cần.

13.5.3.7 Nếu cần lấy mẫu bổ sung, lặp lại từ điều 13.5.3.3 đến điều 13.5.3.6.

13.5.3.8 Đóng nắp bình chứa mẫu.

13.5.3.9 Dán nhãn cho bình chứa mẫu.

13.5.3.10 Tháo dây ra khỏi chai hoặc lấy chai mẫu ra khỏi giỏ mẫu.

13.5.3.11 Chuyển bình chứa về phòng thí nghiệm hoặc nơi có thiết bị trộn hoặc thử nghiệm.

13.6 Lấy mẫu vòi

13.6.1 Phạm vi áp dụng - Qui trình lấy mẫu vòi có thể áp dụng cho chất lỏng có áp suất hơi RVP bằng hoặc nhỏ hơn 101 kPa (14,7 psi) chứa trong bể có trang bị các vòi phù hợp cho việc lấy mẫu. Qui trình này phù hợp cho các dầu gốc dễ bay hơi chứa trong các bể có van thở và loại có mái vòm - cầu v.v… (Có thể lấy mẫu từ van xả của ống kính đo lường nếu bể không trang bị vòi lấy mẫu).

13.6.2 Thiết bị, dụng cụ

13.6.2.1 Sơ đồ thiết bị vòi lấy mẫu điển hình được thể hiện trên Hình 5. Mỗi vòi có đường kính tối thiểu là 1,25 cm (1/2 in.). Vòi có đường kính 2,0 cm (3/4 in.) có thể dùng cho dầu nặng, nhớt (ví dụ: dầu thô có khối lượng riêng nhỏ hơn hoặc bằng 0,9465 (180API). Đối với một số bể chứa không trang bị mái phao thì vòi lấy mẫu phải vào sâu trong bể ít nhất là 10 cm (4 in.). Thông thường vòi lấy mẫu gắn với một ống phân bổ, ống này cho phép nạp mẫu từ đáy lên.

13.6.2.2 Đối với các bể có ống xuất ở bên cạnh, vòi lấy mẫu dưới ống xuất có thể đặt phía dưới đáy của ống xuất là 2 cm. Các yêu cầu khác đối với vòi lấy mẫu được quy định ở Bảng 6.

13.6.2.3 Chuẩn bị chai sạch, khô, bền có kích cỡ phù hợp để lấy mẫu.

13.6.3 Cách tiến hành

13.6.3.1 Kiểm tra độ sạch của bình chứa mẫu và ống đong. Nếu cần thiết có thể lấy thiết bị sạch hoặc làm sạch thiết bị đang dùng bằng dung môi phù hợp và tráng bằng chính chất lỏng sẽ lấy mẫu trước khi chuyển sang bước tiếp theo.

13.6.3.2 Ước lượng mức chất lỏng trong bể.

13.6.3.3 Nếu chất lỏng có áp suất hơi nhỏ hơn hoặc bằng 101 kPa (14,7 psi), nối ống phân bổ trực tiếp với vòi lấy mẫu.

13.6.3.4 Mở mạnh vòi và bơm cho đến khi sạch hoàn toàn.

13.6.3.5 Lấy mẫu vào bình chứa hoặc ống đong theo quy định ở Bảng 7. Nếu phải lấy mẫu ở các vòi khác nhau, sử dụng ống đong để đo các lượng mẫu tương ứng. Cách khác, lấy mẫu trực tiếp vào bình chứa. Nếu dùng ống phân bổ thì đảm bảo một đầu ống được giữ dưới mức chất lỏng trong ống đong hoặc trong bình chứa mẫu trong suốt thời gian rút mẫu.

13.6.3.6 Nếu lấy mẫu bằng ống đong thì rót mẫu vào trong bình chứa.

13.6.3.7 Tháo ống phân bổ và thiết bị làm lạnh nếu dùng.

13.6.3.8 Nếu cần lấy mẫu bổ sung, lặp lại các thao tác từ điều 13.6.3.3 đến điều 13.6.3.7, theo quy định ở Bảng 7.

13.6.3.9 Đậy nắp lên bình chứa mẫu.

13.6.3.10 Dán nhãn cho bình chứa mẫu

13.6.3.11 Chuyển bình chứa mẫu về phòng thí nghiệm hoặc nơi có thiết bị khuấy trộn hoặc thử nghiệm.



Hình 5 - Sơ đồ thiết bị lấy mẫu vòi

Bảng 6 - Các yêu cầu về vòi lấy mẫu

Dung tích bể chứa

1590 m3 (10 000 bbls) hoặc ít hơn

Lớn hơn 1590 m3 (10 000 bbls)

Số bộ lấy mẫu

1

2A

Số vòi trên một bộ lấy mẫu, min

3

5

Vị trí theo chiều thẳng đứng







Vòi trên

45 cm (18 in.) kể từ đỉnh thành bể ngang với đáy của ống xuất nằm ở giữa vòi trên và vòi dưới

2,4 m (8 ft)



1,6 m (6 ft)

Vòi dưới

(Các) vòi giữa

Vị trí theo chu vi

Từ ống nhập, min

Từ ống xuất, min

A Các bộ lấy mẫu vòi phải được đặt ở vị trí đối xứng nhau qua bể.

Bảng 7 - Các yêu cầu về lấy mẫu vòi

Dung tích bể chứa/Mức chất lỏng

Các yêu cầu lấy mẫu

Dung tích bể chứa ≤ 1590 m3 (10 000 bbls)




Mức dưới vòi giữa

Toàn bộ mẫu lấy từ vòi phía dưới

Mức trên vòi giữa - gần nhất về phía vòi giữa

Lấy lượng mẫu từ vòi giữa và vòi dưới bằng nhau

Mức trên vòi giữa - gần nhất về phía vòi trên

2/3 tổng số mẫu lấy từ vòi giữa và 1/3 lấy từ vòi phía dưới

Mức trên vòi phía trên

Lấy khối lượng mẫu từ vòi trên, vòi giữa và vòi dưới bằng nhau

Dung tích bể chứa > 1590 m3 (10 000 bbls)

Lấy lượng mẫu bằng nhau từ các vòi. Ít nhất có ba vòi đại diện cho các thể tích khác nhau

13.7 Lấy mẫu đáy

13.7.1 Lấy mẫu đáy bằng "bẫy" ống đáy

13.7.1.1 Phạm vi áp dụng - Qui trình này áp dụng để lấy các mẫu đáy hoặc lấy mẫu các sản phẩm bán lỏng trong các ôtô xitéc và các bể chứa. "Bẫy" cũng được dùng thông dụng khi lấy mẫu dầu thô trong các bể chứa. Qui trình này có thể áp dụng để lấy mẫu ở các mức khác nhau cũng như các mẫu đáy của dầu không đem buôn bán được và nước ở đáy bể. Trong một vài trường hợp, "bẫy" có thể dùng để ước lượng nước ở đáy bể.

13.7.1.2 Thiết bị - "Bẫy" phải được thiết kế sao cho có thể lấy được mẫu cách đáy xitéc ôtô hoặc bể từ 2 đến 2,5 cm (3/4 đến 1 in.). Sơ đồ "bẫy" loại ống được thể hiện trên Hình 3. Loại này được thả xuống bể với các van mở để cho hydrocacbon chảy vào. Khi "bẫy" chạm vào đáy bể, van tự động đóng để "bẫy" một mẫu đáy.

13.7.1.3 Cách tiến hành ­- Thả từ từ "bẫy" sạch, khô qua nắp vòm của xitéc ôtô hoặc cửa bể chứa đến khi chạm nhẹ đáy. Để cho "bẫy" định vị và làm đầy, từ từ nâng "bẫy" khoảng 5 cm đến 10 cm (2 in. đến 4 in.) và sau đó thả "bẫy" cho đến khi chạm mạnh đáy và van sẽ đóng lại. Lấy bẫy ra khỏi bể và chuyển mẫu sang bình chứa mẫu. Đóng nắp, dán nhãn, sau đó chuyển mẫu đến phòng thí nghiệm.

13.7.2 Lấy mẫu đáy bằng ống có "lõi" kín

13.7.2.1 Phạm vi áp dụng - Qui trình lấy mẫu này có thể áp dụng để lấy các mẫu đáy từ xitéc ôtô và bể chứa. Khi lấy mẫu dầu thô trong các bể chứa, có thể dùng "bẫy" để lấy mẫu đáy dầu không đem buôn bán được và nước ở đáy bể.

13.7.2.2 Thiết bị - "Bẫy" phải được thiết kế sao cho có thể lấy được mẫu cách đáy xitéc ôtô hoặc bể khoảng 1,25 cm (1/2 in). Sơ đồ thiết bị "bẫy" có lõi kín được thể hiện trên Hình 6. Loại "bẫy" này có thanh tỳ lên cần van, cần này sẽ làm các van mở tự động khi các cần này chạm mạnh vào đáy của bể chứa. Mẫu sẽ tràn vào bình chứa qua van đáy, đồng thời khí được đẩy qua van đỉnh. Nắp van đóng lại khi rút "bẫy" lên. Chỉ sử dụng các can, chai thủy tinh sạch và khô làm bình chứa mẫu.

13.7.2.3 Qui trình - Thả "bẫy" sạch, khô qua nắp vòm của xitéc ôtô hoặc bể chứa cho đến khi chạm mạnh đáy. Khi đầy, lấy "bẫy" lên và chuyển mẫu sang bình chứa mẫu. Đóng nắp và dán nhãn bình chứa ngay sau đó chuyển về phòng thí nghiệm.




tải về 305.23 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương