Lời mở đầu 1 Chương 1: Sự phát triển của các hệ thống thông tin di động 3



tải về 0.73 Mb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.73 Mb.
#1369
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

3.9.1.2 Vòng điều khiển mở

Quá trình đã mô tả ở trên được gọi là quá trình điều chỉnh công suất theo vòng mở, đó chỉ là một quá trình hoạt động điều khiển máy di động và không liên quan gì đến trạm gốc. Quá trình điều khiển theo vòng mở này diễn ra liên tục sau khi trạm gốc xác nhận yêu cầu truy nhập của máy di động và sau khi máy di động bắt đầu phát trên một kênh lưu lượng.

Sau khi một cuộc gọi được thiết lập và khi máy di động di chuyển trong phạm vi ô, suy hao đường truyền giữa máy di động và trạm gốc sẽ liên tục thay đổi. Kết quả là công suất thu tại máy di động sẽ thay đổi và hoạt động điều chỉnh công suất theo vòng mở sẽ liên tục giám sát công suất thu của máy di động pr và sẽ tiếp tục điều chỉnh công suất phát của máy di động.

Một chú ý quan trọng là quá trình điều chỉnh công suất theo vòng mở như đã mô tả ở trên dựa trên sự ước tính suy hao đường truyền xuống. Quá trình điều chỉnh công suất này được sử dụng để bù cho những thay đổi chậm và các ảnh hưởng của hiệu ứng che chắn, trong đó có một sự tương quan giữa các suy hao trên đường truyền lên và đường truyền xuống. Tuy nhiên, do các đường truyền xuống và lên thường sử dụng các tần số khác nhau (FDD), quá trình điều chỉnh công suất theo vòng mở là không đủ và quá chậm để bù cho hiện tượng pha đinh Rayleigh nhanh. Lưu ý rằng hiện tượng pha đinh Rayleigh nhanh là phụ thuộc vào tần số và xảy ra trên mỗi khoảng nửa bước sóng. Nói cách khác, do hiện tượng pha đinh Rayleigh nhanh là phụ thuộc vào tần số, chúng ta không thể sử dụng quá trình điều chỉnh công suất theo vòng mở (trong đó giả thiết suy hao trên đường truyền hướng đi bằng với suy hao đường truyền hướng về) để bù cho hiện tượng pha đinh Rayleigh nhanh.



3.9.1.3 Vòng điều khiển khép kín

Quá trình điều chỉnh công suất theo vòng khép kín được sử dụng để bù cho những dao động về công suất do hiện tượng pha đinh Rayleigh nhanh. Nó là một vòng điều khiển khép kín trong đó liên quan đến cả trạm gốc và máy di dộng. Mỗi khi máy di động chiếm một kênh lưu lượng và bắt đầu thông tin với trạm gốc, quá trình điều chỉnh công suất theo vòng khép kín sẽ hoạt động cùng với quá trình điều chỉnh công suất theo vòng mở. Trong quá trình điều chỉnh công suất theo vòng khép, trạm gốc liên tục giám sát đường truyền lên và đo chất lượng đường truyền. Nếu chất lượng đường truyền nhận được xấu thì trạm gốc sẽ ra lệnh cho máy di động qua đường truyền xuống, để tăng công suất. Nếu chất lượng đường truyền là quá tốt thì có nghĩa là công suất trên đường truyền lên vượt mức, trong trường hợp này, trạm gốc sẽ ra lệnh cho máy di động giảm công suất. Về mặt nguyên lý, tỷ lệ lỗi khung (FER) có thể dùng để chỉ thị về chất lượng đường truyền. Nhưng vì cần một thời gian dài cho trạm gốc tích luỹ đủ các bít để tính toán FER nên Eb/No (hoặc SIR) được sử dụng làm thông tin để chỉ thị chất lượng đường truyền lên.

Quá trình điều chỉnh công suất theo vòng khép kín trên đường truyền về như sau:

1. Trạm gốc liên tục giám sát Eb/No trên đường truyền lên

2. Nếu Eb/No là quá cao (tức là nếu nó vượt quá một ngưỡng nhất định) thì trạm gốc ra lệnh cho máy di động giảm công suất phát.

3. Nếu Eb/No là quá thấp (tức là nếu nó rớt xuống dưới một ngưỡng nhất định) thì trạm gốc sẽ ra lệnh cho máy di động tăng công suất phát.

Trạm gốc gửi các lệnh điều chỉnh công suất tới máy di động qua đường truyền xuống. Các lệnh điều chỉnh công suất được đặt trong dạng các bít điều chỉnh công suất (PCBs). Lượng công suất của máy di động tăng và giảm trên mỗi PCB thường là +1 dB và -1 dB. Vì quá trình điều chỉnh công suất theo vòng khép kín là để chống lại pha đinh Rayleigh nhanh nên đáp ứng của máy di động với các lệnh điều chỉnh công suất này cần phải rất nhanh. Vì lý do này các PCB được gửi trực tiếp trên kênh lưu lượng. Thực tế là các bít được Rút trộm ra khỏi kênh lưu lượng để gửi các PCB này.



Có ba điểm bổ sung cho quá trình điều chỉnh công suất theo vòng khép kín

Các bít điều chỉnh công suất không được bảo vệ chống lỗi: Do các PCB được ghép vào kênh lưu lượng hướng đi sau bộ mã hoá xoắn. Vì thế, các PCB không được bảo vệ chống lỗi. Điều này được thực hiện để giảm trễ cố hữu khi giải mã và tách ra các bít bảo vệ chống lỗi. Cần nhớ là điều chỉnh công suất theo vòng khép kín được sử dụng để chống lại hiện tượng pha đinh Rayleigh nhanh, các PCB không được bảo vệ chống lỗi để máy di động có thể nhanh chóng thu lại PCB và điều chỉnh công suất phát của nó cho phù hợp. Hậu quả là xác suất lỗi bít đối với kênh phụ điều chỉnh công suất có thể cao hơn so với kênh lưu lượng nếu không có sự dự phòng đặc biệt.

Điều chỉnh công suất theo vòng khép kín có một vòng trong và một vòng ngoài: Đến đây chúng ta mới chỉ mô tả vòng trong của quá trình điều chỉnh công suất theo vòng kín. Tiền đề của quá trình điều khiển vòng trong là tồn tại một ngưỡng SIR được xác định trước bởi các quyết định tăng giảm công suất được tạo ra. Do chúng ta luôn cố duy trì một FER có thể chấp nhận được và do trong một môi trường di động không có sự tương quan một - một giữa FER và Eb/No, nên giá trị ngưỡng Eb/No cần phải được điều chỉnh động để duy trì một FER có thể chấp nhận được. Việc điều chỉnh ngưỡng Eb/No này (đã sử dụng bởi điều chỉnh công suất vòng trong) được xem như vòng ngoài của quá trình điều chỉnh công suất theo vòng khép kín. Quá trình điều khiển vòng ngoài không được qui định theo tiêu chuẩn và mỗi nhà sản xuất cơ sở hạ tầng tự do thực hiện các thuật toán điều chỉnh công suất vòng ngoài của chính họ. Lưu ý rằng các thuật toán này hầu như luôn là độc quyền của nhà sản suất.


Vòng Ngoài Vòng trong

Điều chỉnh ngưỡng 1 Đo

2 So sánh với ngưỡng

3 Quyết định giá trị PCB cần gửi đi



Hình 3.30 Vòng điều khiển trong và vòng điều khiển ngoài

Sự điều chỉnh công suất theo vòng khép kín trong quá trình chuyển giao mềm. Trong quá trình chuyển giao mềm một máy di động duy trì liên lạc với hai hoặc ba trạm gốc khi nó chuyển tiếp giữa chúng. Trong thời gian chuyển giao mềm, máy di động thu các lệnh điều chỉnh công suất từ hai hoặc ba trạm gốc và các lệnh này có thể có sự xung đột (tức là, một trạm gốc có thể yêu cầu máy di động tăng công suất trong khi các trạm gốc khác lại có thể yêu cầu máy di động giảm công suất). Trong tình huống này, máy di động tuân theo qui luật sau: nếu bất cứ một trạm gốc nào ra lệnh cho máy di động giảm công suất, thì máy di động sẽ giảm công suất. Máy di động sẽ chỉ tăng công suất nếu tất cả các trạm gốc liên quan đến quá trình chuyển giao mềm ra lệnh cho máy di động tăng công suất.

3.9.1.4 Quá trình thực hiện vòng điều khiển mở và vòng điều khiển khép kín

Công suất phát của máy di động là một hàm của quá trình điều chỉnh công suất theo vòng mở và vòng khép kín của hệ thống. Các hình phía dưới chỉ ra quá trình thực hiện của lược đồ điều chỉnh công suất đường truyền lên. Đối với quá trình điều chỉnh công suất theo vòng khép kín, trạm gốc có toàn bộ vòng điều khiển ngoài và một phần của vòng điều khiển trong, máy di động có các phần khác của vòng điều khiển trong. Đối với quá trình điều chỉnh công suất theo vòng mở, toàn bộ phần điều khiển theo vòng mở nằm trong máy di động.

Hình 3.31 trạm gốc thu tín hiệu đường truyền lên từ máy di động. Đầu tiên trạm gốc giải điều chế và ước tính FER của đường truyền lên.

Thông tin này trên chất lượng khung đường truyền lên được dẫn tới một thiết bị tính ngưỡng, để điều chỉnh ngưỡng dựa trên chất lượng khung thu được.Đồng thời, trạm gốc cũng tạo ra một giá trị ước tính của đường truyền lên. Sau đó giá trị hiện thời và giá trị ước tính so sánh. Nếu giá trị ước tính lớn hơn giá trị ngưỡng thì của đường truyền là cao hơn giá trị cần thiết để duy trì một chất lượng khung tốt theo đó một PCB có giá trị 1 được gửi đi để ra lệnh cho máy di động giảm công suất. Nếu giá trị ước tính là nhỏ hơn giá trị ngưỡng thì của đường truyền là thấp hơn giá trị cần thiết hơn giá trị cần thiết để duy trì một chất lượng khung tốt. Theo đó một PCB có giá trị 0 được gửi đi để ra lệnh cho máy di động tăng công suất. Các PCB được phép ghép vào kênh lưu lượng hướng xuống và được phát tới máy di động.

Về phía máy di động Hình 3.18 máy di động thu tín hiệu đường truyền xuống. Nó khôi phục PCB và dựa vào PCB để đưa ra quyết định tăng công suất lên 1dB hoặc giảm công suất đi 1 dB. Việc quyết định là sự hiệu chỉnh theo vòng khép kín. Sự hiệu chỉnh được kết hợp với các giá trị ở vòng mở và kết quả sau khi kết hợp được dân đến máy phát để nó có thể phát ở mức công suất phù hợp

Hình 3.31 Điều chỉnh công suất đường truyền lên được thực hiện bởi trạm gốc



Hình 3.32 Điều chỉnh công suất đường truyền lên được thực hiện bởi máy

di động

3.9.2 Điều chỉnh công suất trên đường truyền xuống

Trong trường hợp lý tưởng, việc điều chỉnh công suất là không cần thiết trong đường truyền xuống. Lý do là trạm gốc đang phát tất cả các kênh nhất quán trong cùng một băng tần RF. Tuy nhiên, trong thực tế, một máy di động riêng có thể ở gần một nguồn nhiễu nghiêm trọng và phải chịu một nhiễu nền lớn, hoặc một máy di động có thể chịu một suy hao đường truyền lớn trên tín hiệu tổng hợp thu được ngoài tạp âm nhiệt. Như vậy, việc điều chỉnh công suất hướng xuống là vẫn cần thiết. Tuy nhiên, nói chung yêu cầu điều chỉnh công suất đối với đường truyền xuống là không nghiêm ngặt như yêu cầu đối với đường truyền lên.

Tiêu chuẩn qui định máy di động phải báo cáo phản hồi tới trạm gốc chất lượng của đường truyền xuống. Máy di động liên tục giám sát FER của đường truyền xuống và nó báo cáo FER này về trạm gốc trong một bản tin được gọi là bản tin báo cáo phép đo công suất (PMRM). Nó có thể gửi bản tin này theo một trong hai cách sau: một cách là máy di động báo cáo thường kỳ PMRM và cách thứ hai là máy di động chỉ báo cáo PMRM khi FER vượt quá một ngưỡng nhất định. Trạm gốc nhận biết chất lượng của đường truyền xuống, sau đó có thể điều chỉnh công suất phát của nó tới máy di động. Thuật toán chính xác của quá trình xác định công suất một lần nữa lại tuỳ thuộc vào các nhà sản xuất cấu trúc hạ tầng riêng biệt. Quá trình này hầu như luôn là độc quyền của mỗi nhà sản xuất.

3.9.3 Phương pháp điều khiển công suất theo bước động DSSPC

3.9.3.1 Khái niệm và lợi ích của Độ dự trữ, cửa sổ công suất

Độ dự trữ nhiều mức là sự giả thiết về biến đổi kênh ban đầu mà cần phải được xác định theo kết quả của phép đo vô tuyến thời gian thực. Những giới hạn trên và dưới của độ dự trữ công suất tùy thuộc vào tải/giao thoa của mạng vô tuyến trong truy cập vô tuyến hay tại mức tế bào. Bằng việc xác định độ dự trữ công suất nhằm đảm bảo các chỉ tiêu và độ ổn định của hệ thống.



Hình 3.33 Dự trữ SIR đối với các chất lượng dịch vụ khác nhau

Do mạng vô tuyến là môi trường động, vùng dự trữ công suất có thể dao động lên trên và xuống dưới khi mức tải và giao thoa thay đổi. Khi kênh mang vô tuyến được thiết lập, DSSPC sẽ điều khiển mức công suất truyền để tối ưu trong dự trữ công suất. Điều này có thể đạt được nhờ sử dụng thông tin chất lượng dịch vụ QoS của kênh mang cũng như mức nhiễu mà nó gây ra cho mạng và dung lượng của mạng liên quan đến nhiễu. Dể cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất với mức tối thiểu công suất truyền (SIR) cần cân bằng giữa chất lượng dịch vụ QoS, dung lượng mạng, quản lý cước kênh mang…Tuy nhiên kết quả điều khiển công suất không tất yếu là ở mức tối thiểu có thể.

Đồ thị ta thấy là mức công suất truyền của trạm di động dưới dạng nhiều mức SIR được điều khiển để hội tụ đến mức tối ưu. Thay vì một ngưỡng của SIR đích, SIR nhiều mức có nhiều ngưỡng, bao gồm giới hạn trên và dưới được xác định. Do đó, mỗi dịch vụ như thoại, dữ liệu và hình ảnh có mức công suất truyền tối ưu đặc biệt mà công suất của UE từ ở mức trên hay ở mức dưới hội tụ về.

3.9.3.2 Sự hoạt động của mạng

Hình 3.34 Thuật toán tạo lập TPC trong DSSPC

Trên là giản đồ hoạt động căn bản của phương pháp DSSPC đối với điều khiển công suất đường lên. Trong điều khiển công suất đường lên, bên cạnh mạngđiều khiển truy cập vô tuyến và node B là cơ sở cho điều khiển từng phần của tiến trình điều chỉnh công suất.

Điều khiển cho phép và điều khiển công suất của bộ điều khiển truy cập vô tuyến thiết lập các đích chất lượng tín hiệu gồm SIR-max, SIR-opt-max, SIR-min…

Điều này có thể dựa trên thông tin lưu lượng sẵn có, cường độ tín hiệu, SIR, các độ ưu tiên truy cập, thông tin hỗ trợ định vị…

Như trong giản đồ ta thấy trạm gốc truyền lệnh điều khiển công suất sau khi so sánh SIR nhận được tưng ứng công suất của kênh truyền đường lên với ngưỡng xác định của SIR tương ứng với độ dự trữ công suất.

3.9.3.3 Sự hoạt động của UE

Đầu tiên, UE nhận lệnh điều khiển công suất từ node B. Nó ghi lệnh điều khiển công suất tiếp theo vào thanh ghi lệnh. Việc thay đổi dữ liệu gốc được lưu trữ ở đây bao gồm dữ liệu về những lệnh điều khiển công suất gần đây nhất, kích cỡ bước, và tọa độ của UE.

UE kiểm tra giá trị của lệnh điều khiển công suất, kích cỡ bước, và thông tin hỗ trợ định vị bao gồm sự thay đổi dữ liệu gốc. Nếu lệnh điều khiển công suất hay chuỗi kích thước bước là chẵn, nghĩa là mức công suất không hoàn toàn thay đổi nhưng giữ ổn định và không có số lượng đáng kể cần thay đổi công suất truyền.

Bước điều khiển công suất DSS (Dynamic Step-Size) là kết quả kết hợp của giá trị không đổi và giá trị thay đổi của điều khiển công suất. Do đó, UE điều chỉnh công suất truyền của nó bằng cách thêm DSS vào công suất tín hiệu bạn đầu Po như sau:

Ptrx(dB)=Po(dB)+DSS(dB)

1 khi ∆SIR <0



DSS(dB)=α .β.γ và γ=

-1 khi ∆SIR >0

- α là kích thước bước cố định đã được xác định trước

- β là thành phần động của DSS được định nghĩa dựa trên giá trị thực và đích của SIR tương đương với kết nối vô tuyến. Mục đích của DSS là để bù vào sự suy giảm công suất vì kênh truyền không ổn định.

Chúng ta phải định nghĩa giá trị của SIR đích và β. Tuy nhiên thông tin này sẵn có tại trạm gốc. Do đó, việc điều chỉnh công suất truyền đường lên có hai khả năng thực hiện:


  1. Thông tin liên quan SIR được truyền đến máy di động bằng cách dùng tín hiệu kênh chuyên dụng kênh chung. Bộ phân tích dữ liệu gốc (HDLA:History Data Analyzer Logic) của trạm di động tính toán giá trị của β dựa trên bảng dò tìm.

Bảng 3.6 Bảng tra cứu ứng dụng DSSPC

Tiêu chuẨn so sánh SIR

β

γ

SIRoptmin<=SIR_real <=SIRoptmax


0

X

SIRoptmax<=SIR_real

K1

1

SIR_real>SIRmax




K2


1

SIRmin<=SIRreal

K1

-1

SIR_reak

K2

-1

2. Giá trị của β được tính toán tại node B bằng việc dung tiêu chuẩn được định nghĩa trong bảng dò tìm. Như một kết quả, thông tin được truyền đến máy di động thật ra là β, γ. Trong trường hợp trạm di động không cần tính tham số liên quan đến SIR, giảm bớt sự phức tạp và sự tiêu thụ pin của nó.

Trong bảng dò tìm Ki= (0,…,Kn+1) là số nguyên, có thể tối ưu dựa trên những phép đo thực tế liên quan đến mạng vô tuyến.



Hình 3.35 Mô hình chung của DSSPC đối với điều khiển công suất đường lên

Do đó, nó có thể thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi thời gian thực trong chất lượng tín hiệu vì padinh và SIR đích cho kênh mang yêu cầu ánh xạ bởi mạng. Trong ví dụ này các giá trị nhiều mức của SIR đích được định nghĩa như: SIR-max, SIRopt_max, SIRopt_min, SIR_min.

Đối với 5 điều kiện căn bản trong thuật toán, sử dụng 3 bít để truyền thông tin yêu cầu giữa trạm gốc và máy di động. Có thể sử dụng điều kiện khác nhau của thuật toán, để giảm số bit yêu cầu điều khiển công suất TPC.

Hình 3.21 là mô hình chung về sơ đồ khối thực hiện phương pháp điều khiển công suất ứng dụng cho đường lên. Node B nhận tín hiệu được truyền bởi UE và hướng tới để giữ cường độ tín hiệu nhận được thay đổi bằng cách gởi lệnh điều khiển công suất UE.

Node B chịu trách nhiệm để đo SIR nhận được và một phần của những phép đo đó yêu cầu thiết lập thông số dự trữ công suất và các SIR đích. Các phép đo được thực hiện sau máy thu phân tập RAKE, nơi kết nối nhiều nhánh khác nhau của tín hiệu nhận được. Tại khối trạm gốc các giá trị đích và giá trị đo được của SIR được so sánh. Trạm gốc cũng tính toán giá trị tương ứng cho β và γ như trong bảng. Để xác định lệnh công suất truyền, bộ phát node B gởi các lệnh công suất phát (TPCs) đến máy di động để tăng, giảm hay giữ công suất truyền không thay đổi.

Tại UE, các lệnh điều khiển công suất được tập hợp thành một vector mà máy di động ghi vào bộ phân tích dữ liệu gốc (HDLA). HDLA phân tích vector bit lệnh nhận được khi đưa ra giá trị thích ứng của DSS. HDLA đưa ra thành phần thích ứng của DSS dựa trên thông tin nhận được từ trạm gốc dưới dạng bit TPC. Cuối cùng phần tử điều khiển diều chỉnh công suất truyền của trạm di động dựa trên phương trình trên.

Phương pháp điều khiển công suất theo bước động DSSPC đã tập trung vào điều khiển công suất truyền bằng cách dùng khái niệm nhiều mức, các lệnh điều khiển công suất TPC. Bước động bù cho sự chậm của phương pháp điều khiển công suất cố định nhưng cũng cần sự bù nhanh của công suất truyền trong cửa sổ chấp nhận được, cân bằng ổn định của hệ thống.

3.9.4 Phương pháp điều khiển công suất phân tán DPC

3.9.4.1 Mô hình hệ thống

Mô hình hệ thống sử dụng đối với điều khiển công suất đường lên. Tại node B M, SIR nhận được của UE thứ I là tại node B:





  • Eb là năng lượng bit thông tin

  • Ri là tốc độ dữ liệu của thuê bao thứ i

  • No là mật độ phổ công suất tạp âm

  • Pi là công suất truyền của thuê bao i

  • W độ rộng băng tần

Việc điều khiển công suất chính là tìm ra vector công suất P thỏa mãn :

là mức công suất SIR tối thiểu yều cầu được xác định trước bởi mỗi dịch vụ hay bởi mỗi môi trường BER.
3.9.4.2 Thuật toán điều khiển công suất phân tán

Mỗi UE sẽ điều khiển công suất truyền của nó trong giới hạn cựa đại dựa trên thông tin mức công suất của nó và phép đo SIR. Thuật toán DPC điều khiển tất cả các thêu bao để đạt được SIR yêu cầu nếu có thể.

Chúng ta đề xuất thuật toán điều khiển công suất phân tán mới sử dụng tham số thay đổi từ thuật toán truyền thống để cải thiện hiệu quả của nó. Hàn công suất mới là vấn đề chính cần thiết để đạt được mức SIR tối thiểu.

Do vậy tốc độ hội tụ liên quan đến dung lượng hệ thống.

Thuật toán có thể được mô tả như sau:



Trong đó, k là tham số dương nếu k lớn tốc độ hội tụ sẽ chậm. Chúng ta có thể đạt được tốc độ hội tụ nhanh hơn bằng cách tối ưu hóa k.. là công suất truyền ban đầu của thêu bao, là công suất truyền của thêu bao thứ i trong vòng lặp thứ n , là SIR của thêu bao thứ I tại vòng lặp thứ n.



Có các trường hợp sau :

Trường hợp thứ 1 Pi(n+1) < Pi(n)

Trường hợp thứ 2 Pi(n+1) > Pi(n)

Trường hợp thứ 3 Pi(n+1) = Pi(n)

Mục đích của thuật toán này là tăng hay giảm công suất truyền của UE liên quan đến SIR của thêu bao.Bằng cách điều chỉnh thông số k trong hàm điều khiển công suất,hệ thống sẽ thỏa mãn các yêu cầu vận hành khác nhau.

Phương pháp điều khiển công suất phân tán DPC cũng dùng thông tin về tỷ số tín hiệu trên nhiễu giao thoa SIR nhưng mức ngưỡng SIR của thuê bao được điều chỉnh cho phù hợp với từng đường truyền vô tuyến để đạt được chất lượng đường truyền vô tuyến tốt nhất. Do đó có khả năng đạt được mức SIR yêu cầu và hệ thống hoạt động ổn định hơn các phương pháp điều khiển công suất truyền thống.


3.10 Kết luận chương 3:

Trong nội dung chương chúng ta đã trình bày các kỹ thuật được sử dụng trong WCDMA để mang lại những ưu điểm vượt trội của nó so với các thế hệ di động trước đó. Trong đó đặc biệt là kỹ thuật trải phổ, các phương pháp chuyển giao, điều khiển công suất… chương tiếp theo em sẽ trình bày mô phỏng quá trình chuyển giao và thủ tục thực hiện cuộc gọi trong WCDMA…



CHƯƠNG 4:MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN GIAO VÀ THỦ TỤC

THỰC HIỆN CUỘC GỌI TRONG WCDMA

….….

4.1 Giới thiệu ngôn ngữ lập trình VB 6.0

VB6.0 là một sản phẩm của Microsoft chạy trên môi trường Windows 95 trở lên, lập trình theo hướng đối tượng. Người lập trình thiết kế giao diện trực quan và viết mã cho các đối tượng của giao diện. VB6.0 dễ sử dụng, thích hợp với nhiều bài toán mô phỏng.



    1. Các module:

Phần mềm mô phỏng gồm có 5 module:

Module chính Các giải pháp kỹ thuật sử dụng trong WCDMA-HSDPA sử dụng làm giao diện chính giữa người sử dụng và chương trình. Người sử dụng chỉ cần kích hoạt vào các thư mục sẵn có trên thanh công cụ để giao tiếp với các chương trình.



Hình 4.1 Module Các giải pháp kỹ thuật sử dụng trong WCDMA-HSDPA

Module Cấu trúc mạng WCDMA đưa ra cấu trúc mạng WCDMA:



Hình 4.2 Module Cấu trúc mạng WCDMA

Module Road to 3G nêu lên con đường tiến lên 3 G :



Hình 4.3 Module Road to 3G

Module Thủ tục thực hiện cuộc gọi: Trình diễn các bước thực hiện cuộc gọi trong WCDMA với các loại thực hiện cuộc gọi Voice, Voice+Data, Data.

Khi có yêu cầu thực hiện từ thiết bị đầu cuối Node B sẽ gửi yêu cầu kết nối vô tuyến đến RNC thì RNC thiết lập kết nối với Node B.

Node sẽ gửi tiếp bản tin yêu cầu dịch vụ đến mạng lõi và mạng lõi sẽ đưa ra yều cầu nhận thực sau khi Node B gửi xác định nhận thực tới mạng lõi thì mạng lõi sẽ thực hiện kết nối vô tuyến với Node B quản lý thiết bị đầu cuối của người nhận. Khi node bên nhận xác định chấp nhận cuộc gọi khi đó 2 bên phát và nhận được cấp phát các kênh lưu lượng tần số, code PN…để bắt đầu quá trình chuyền dẫn.



Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id24231 50525
UploadDocument server07 id24231 50525 -> ĐẠi học quốc gia thành phố HỒ chí minh trưỜng đẠi học kinh tế luậT
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Dự án vie/61/94 Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu ở Việt Nam nguyên tắc marketing
UploadDocument server07 id24231 50525 -> MỤc lục phòng tổ chức nhân sự VÀ tiền lưƠng 11 phòng kiểm tra và kiểm toán nội bộ 12 trung tâm thông tin và CÔng nghệ tin họC 12
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Tại các thị trường Nhật, eu, Hoa Kỳ
UploadDocument server07 id24231 50525 -> TÀi liệu tham khảo môn học tư TƯỞng hồ chí minh phần: Tập trích tác phẩm của Hồ Chí Minh TÀi liệU ĐỌc thêM
UploadDocument server07 id24231 50525 -> THỜi kì SƠ khai củA ĐIỆn từ HỌC: 2 những phát hiệN ĐẦu tiên về ĐIỆn và TỪ CỦa ngưỜi hy lạP: 2
UploadDocument server07 id24231 50525 -> MỤc lục danh mục bảng danh mục hình chưƠng I. TỔng quan về CÔng ty 1 SỰ HÌnh thành và phát triển của công ty
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Nghiên cứU ĐẶC ĐIỂm nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa nhi bệnh việN Đa khoa trung ƣƠng thái nguyêN

tải về 0.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương