LỜi giới thiệU


CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI MỰC NƯỚC BIỂN



tải về 0.61 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.61 Mb.
#153
1   2   3   4   5   6

1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI MỰC NƯỚC BIỂN

Do những hoạt động khác nhau của con người, nồng độ CO2 và các khí nhà kính khác tích luỹ trong khí quyển của Trái đất và gây ra nóng lên toàn cầu. Mực nước biển dâng cao là một trong những tác động có quy mô lớn nhất do hậu quả của nóng lên toàn cầu. Các yếu tố góp phần khiến mực nước biển dâng cao trong thế kỷ 20-21 là:



  • Sự dãn nở nhiệt do lớp bề mặt đại dương nóng lên.

  • Sự bổ sung nước cho các đại dương do các vùng có băng tuyết tan chảy, như ở Hymalaya, Alaska, Patagogia… và các mũ băng ở vùng cực, như Nam Cực và Greenland.

  • Sự trao đổi nước với các nguồn trên lục địa như nước ngầm, các tầng ngậm nước, các đập nước, hồ chứa…

Các chỏm băng lớn ở vùng cực chính là nguồn bổ sung nước tiềm tàng cho các đại dương. Nước bổ sung cho các đại dương theo hai cơ chế chung: 1) Tan chảy băng trên vùng đất, sau đó tạo thành dòng chảy đổ ra các đại dương và 2) Do tính chất động lực học của băng, tạo thành dòng từ đất liền ra biển. Khi băng được chuyển ra biển, ngay lập tức nước biển dâng cao. Cho đến nay, các tính chất động lực học của băng vẫn không hề thay đổi, nhưng các bằng chứng mới đây cho thấy lượng băng đổ ra các đại dương ngày càng nhiều, diễn ra ở cả Bắc cực và Nam cực.

Kể từ Báo cáo đánh giá thứ 3 của IPCC năm 2001, đã có nhiều nỗ lực trong việc đo lượng băng mất đi ở Greenland và sự góp phần của hiện tượng này vào xu thế nước biển dâng. Ringot và Kanagaratnam (2006) đã phát hiện ra sự tăng lên nhanh chóng của các dòng sông băng lớn ở vùng vĩ độ thấp trong những năm 1996- 2000, và lan rộng đến vùng vĩ độ cao vào năm 2005. Kết quả cho thấy tổng lượng băng tan chảy đã tăng gấp đôi so với thập kỷ trước. So sánh sự đóng góp của lượng băng tan của Greenland đối với nước biển dâng với ước tính của IPCC trong thế kỷ 20, các đo đạc mới lớn hơn khoảng từ 2-5 lần.

Tại Nam Cực, sử dụng vệ tinh GRACE, các nhà khoa học đã xác định được sự thay đổi lớn của các tảng băng ở Nam Cực trong giai đoạn 2002-2005. Kết quả cho thấy rằng khối lượng băng đã giảm đáng kể, với tốc độ 152 ± 80 km3/năm; phần lớn khối lượng này từ các tảng băng phía Tây của Nam Cực. Tỷ lệ này lớn hơn gấp nhiều lần so với dự đoán của IPCC trong bản Báo cáo thứ ba, và IPCC cũng đã thừa nhận rằng báo cáo cuối cùng đã không xem xét đến những thay đổi động của các tảng băng phía Tây của Nam Cực.

Bản Báo cáo thứ ba của IPCC cho thấy từ cuối thế kỷ 19 nhiệt độ trung bình bề mặt Trái đất đã tăng xấp xỉ 0,2-0,6oC. Thập kỷ 90 của thế kỷ 20 là thập kỷ nóng nhất trong 1000 năm qua ở bán cầu Bắc. Hai giai đoạn có nhiệt độ tăng nhanh nhất là 1910-1945 và từ 1976 đến nay với khoảng 0,15oC/thập kỷ. Mức tăng nhiệt độ của biển chỉ bằng khoảng một nửa mức tăng nhiệt độ không khí bề mặt đất. Những phân tích mới cho thấy hàm lượng nhiệt của đại dương toàn cầu tăng lên rõ rệt từ những năm 1950, trong đó hơn một nửa lượng nhiệt tăng lên này xảy ra ở lớp nước bên trên, tương đương với mức tăng khoảng 0,040C/thập kỷ.





Hình 1. Sự thay đổi nhiệt độ đại dương và đất liền trên toàn cầu (Nguồn: IPCC 2007)

Mực nước biển tăng đặt ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho nhiều quốc đảo nhỏ đang phát triển và cho tất cả các vùng trũng trên thế giới. Báo cáo Phát triển Con người 2007-0008 (UNDP) đưa ra dự báo nếu nhiệt độ tăng thêm 3-4oC, 330 triệu người phải di dời tạm thời hay vĩnh viễn do lũ lụt. Hơn 70 triệu người Bănglađét, 6 triệu người ở vùng đồng bằng thấp của Ai cập và 22 triệu người Việt Nam có thể bị ảnh hưởng. Các quốc đảo nhỏ ở Thái Bình Dương và vùng Caribê có thể bị thiệt hại hết sức nghiêm trọng. Sự thay đổi hình thái dòng chảy và hiện tượng băng tan sẽ gây ra thêm các áp lực sinh thái, ảnh hưởng xấu đến lưu lượng nước tưới và sự định cư của con người. Trung Á, Bắc Trung Quốc và khu vực phía bắc của Nam Á phải đối mặt với các nguy cơ rất lớn liên quan đến sự tan chảy của các núi băng với tốc độ 10-15m/năm ở dãy Hymalaya. Khi các núi băng tan chảy, 7 hệ thống sông lớn của châu Á sẽ có lưu lượng tăng lên trong khoảng thời gian ngắn, sau đó lại hạ xuống, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước và duy trì nguồn cung lương thực cho hàng trăm triệu người ở khu vực Nam Á.

Nước biển ấm lên sẽ sinh ra những cơn bão nhiệt đới mạnh hơn. Với hơn 344 triệu người hiện đang phải đối mặt với nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các xoáy thuận nhiệt đới, các cơn bão mạnh hơn có thể gây thiệt hại nặng nề cho một số nước. Hiện có 1 tỷ người đang sống ở các khu nhà ổ chuột đô thị, trên các triền đồi có nguy cơ bị sạt lở, hay bên các bờ sông luôn bị ngập lụt đang phải đối mặt với nguy cơ tổn thương nghiêm trọng.
1.3. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI MỰC NƯỚC BIỂN

Rất khó có thể đánh giá đầy đủ về những ảnh hưởng gián tiếp của mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu. Song, có thể nhận thấy các khu vực duyên hải, ven biển sẽ chịu nhiều tác động nhất, mà khu vực này lại là nơi tập trung các đô thị lớn, dân cư đông đúc và các cơ sở hạ tầng quan trọng. Một đánh giá của Chương trình Đánh giá quy mô của Con người đến Sự thay đổi môi trường toàn cầu (UNU-IHDP) cho thấy: hiện nay có rất nhiều trung tâm đô thị đặt tại các vùng thấp ven biển. Đó là các vùng đất tiếp giáp với biển, ở độ cao dưới 10m so với mực nước biển, chiếm 2% diện tích bề mặt Trái đất nhưng tập trung tới 10% dân số thế giới và 13% dân số đô thị. Có 10 nước có số đông dân số sống ở các vùng ven biển có độ cao dưới 10m, với tổng số 463 triệu người, chiếm 73% dân số thế giới sống trong khu vực này (9/10 nước này là ở khu vực châu Á). Trong số 180 nước có dân số sống ở các vùng ven biển thì có tới 70% có các đô thị lớn nhất mở rộng ra sát biển.

Những hậu quả của nước biển dâng cao sẽ liên quan đến các một số lĩnh vực tiềm tàng như thuỷ sản, nông nghiệp, đa dạng sinh học, du lịch. Mực nước biển dâng cao còn dẫn tới những khủng hoảng sinh thái, kinh tế và xã hội như tạo ra các dòng người di cư (tị nạn môi trường) thoát khỏi các vùng bị ảnh hưởng, gây xáo trộn về trật tự xã hội và các vấn đề khác về sức khoẻ môi trường. Có thể tóm lược các ảnh hưởng tiềm tàng về kinh tế xã hội chính của mực nước biển dâng như sau:


    • Tăng nguy cơ thiệt hại về tài sản và các nơi cư trú vùng ven biển.

    • Tăng rủi ro ngập lụt và tỷ lệ thương vong.

    • Phá huỷ các công trình bảo vệ bờ biển và các công trình cơ sở hạ tầng khác.

    • Suy giảm các nguồn tài nguyên tái tạo và sinh kế.

    • Suy giảm các chức năng du lịch, giải trí và giao thông.

    • Thiệt hại về các giá trị về văn hóa.

    • Nảy sinh các vấn đề mới về tái định cư.

    • Tác động đến nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản do suy giảm chất lượng đất và nước.

Tài liệu “Tác động của mực nước biển dâng cao đến các nước đang phát triển: Phân tích so sánh” của Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện tháng 2/2007 đã đánh giá các tác động của mực nước biển dâng cao đối với tất cả các nước đang phát triển bằng cách sử dụng bộ chỉ số đồng nhất các chỉ thị và với các kịch bản khác nhau về mực nước biển dâng cao. Có thể nói, đây là tài liệu đầu tiên được thực hiện theo hình thức này. Năm 2006, Mendelsohn và các cộng sự đã đưa ra thêm bằng chứng, bằng việc đánh giá các tác động của biến đổi khí hậu đối với thị trường tại các nước giàu và nghèo theo các kịch bản khí hậu khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã không đánh giá tác động của mực nước biển dâng cao đến các chỉ thị tự nhiên và xã hội. Với tài liệu này, WB đã chia 84 nước đang phát triển ở ven biển thành 5 nhóm theo 5 văn phòng khu vực của WB gồm: Mỹ Latin và Caribê (25 nước); Trung Đông và Bắc Phi (13 nước); Châu Phi cận Xahara (29 nước); Đông Á (13 nước); và Nam Á (4 nước). Với mỗi nước và khu vực, các nhà khoa học đánh giá tác động của mực nước biển dâng cao theo 6 chỉ thị: đất đai, dân số, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), diện tích đô thị và đất ngập nước. Cuối cùng, các tác động này được tính toán theo các kịch bản về mực nước biển dâng cao từ 1-5m.

Các nhà khoa học đã sử dụng phần mềm của Hệ thống thông tin địa lý (GIS) để chồng ghép 6 yếu tố quan trọng bị tác động của các vùng có nguy cơ nhấn chìm theo 5 kịch bản nước biển dâng từ 1-5m. Đánh giá cũng sử dụng các nguồn dữ liệu không gian phân tán tại nhiều trung tâm như Trung tâm Nghiên cứu các Hệ thống môi trường (CESR), Trung tâm quốc tế Mạng thông tin về Khoa học Trái đất (CIESIN), Trung tâm Quốc tế về Nông nghiệp Nhiệt đới (CIAT), Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI), Cơ quan Hàng không và Không gian Quốc gia (NASA), Cơ quan Quản lý Hải dương và Khí quyển quốc gia (NOAA) và WB.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy 0,31% (194.309 km2) vùng lãnh thổ của 84 nước đang phát triển bị ảnh hưởng khi mực nước biển dâng cao 1m. Tỷ lệ bị ngập có thể tăng lên 1,2% theo kịch bản nước biển dâng cao 5m. Cho dù tỷ lệ này nhỏ song sẽ có khoảng 56 triệu người (hay 1,28% dân số) ở 84 nước đang phát triển bị ảnh hưởng khi mực nước biển dâng cao 1m. Tác động của mực nước biển dâng cao đến GDP cao hơn chút ít so với tác động đến dân số. Các vùng đất ngập nước cũng chịu tác động đáng kể cho dù nước biển chỉ dâng 1m. Sẽ có 7,3% các vùng đất ngập nước ở 84 nước bị ảnh hưởng khi mực nước biển dâng cao 5m.

Với mỗi chỉ thị, WB đưa ra danh sách 10 nước bị ảnh hưởng nhiều nhất. Theo đó, với kịch bản nước biển dâng cao 1m, Bahamas (khu vực Mỹ latinh và Caribê) là nước bị ảnh hưởng nặng nhất xét về diện tích bị ảnh hưởng (12% tổng diện tích). Việt Nam đứng đầu danh sách 10 nước bị ảnh hưởng về dân số, khu vực đô thị và đất ngập nước (khoảng 10%). Nông nghiệp của Ai Cập bị ảnh hưởng nhiều nhất, gần 13%. 28% diện tích đất ngập nước của Việt Nam, Jamaica và Belize có thể bị ảnh hưởng khi mực nước biển dâng cao 1m. Xét về tất cả các chỉ thị, theo Báo cáo của WB, Việt Nam nằm trong danh sách 5 nước bị ảnh hưởng nhiều nhất cùng với Ai Cập, Suriname và Bahamas.



Bảng 1. Tác động của mực nước biển dâng cao đến khu vực Đông Á

Các đối tượng bị ảnh hưởng

1m

2m

3m

4m

5m




Tổng diện tích 14.140.767 km2

Diện tích

74.020

119.370

178.177

248.970

325.089

%

0,52

0,84

1,26

1,76

2,30




Tổng dân số 1.883.407.000 người

Dân số

37.193.866

60.155.640

90.003.580

126.207.275

162.445.397

%

1,97

3,19

4,78

6,70

8,63




Tổng GDP 7.577.206 triệu USD

GDP (triệu USD)

158.399

255.510

394.081

592.598

772.904

%

2,09

3,37

5,20

7,82

10,20




Tổng diện tích đô thị 388.054 km2

Đô thị

6.648

11.127

17.596

25.725

34.896

%

1,71

2,87

4,53

6,63

8,99




Tổng diện tích đất nông nghiệp 5.472.581 km2

Đất nông nghiệp

45.393

78.347

121.728

174.076

229.185

%

0,83

1,43

2,22

3,18

4,19




Tổng diện tích đất ngập nước 1.366.069 km2

Đất ngập nước

36.463

56.579

79.984

110.671

130.780

%

2,67

4,14

5,86

8,10

9,57

Nguồn: WB, 2007
Đông Á sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi nước biển dâng. Khi nước biển dâng 5m, Đông Á là khu vực ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong khối các nước đang phát triển. Với các kịch bản nước biển dâng tương ứng từ 1m đến 5m, dân số bị ảnh hưởng là khoảng 2% đến 8,6%, trong khi ảnh hưởng đến GDP là 2,09% đến 10,2%. Khu vực đô thị và diện tích các vùng đất ngập nước cũng bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng khi nước biển dâng.

Theo đánh giá này, Việt Nam là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi nước biển dâng: khoảng 16% tổng diện tích của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng khi nước biển dâng 5m, đưa Việt Nam trở thành nước thứ hai sau Bahamas (60% tổng diện tích) trong số các nước được phân tích trong nghiên cứu này. Đa số ảnh hưởng này tác động đến Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Một phần lớn dân cư Việt Nam và các hoạt động kinh kế nằm ở vị trên vùng đồng bằng của hai con sông này. 10,8% dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng khi nước biển dâng 1m. Đây là tỷ lệ lớn nhất trong số 84 quốc gia (tiếp theo là Ai Cập với 10,56%). Dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng đến 35% với nước biển dâng ở mức 5m. Ảnh hưởng của nước biển dâng đến GDP của Việt Nam và khu vực đô thị gần với mức ảnh hưởng đến dân số của Việt Nam.



GDP của Thái Lan cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, ảnh hưởng này sẽ đáng kể chỉ khi nước biển dâng ở mức 4m đến 5m. Trong tất cả các chỉ thị, khu vực nông nghiệp Việt Nam sẽ ảnh hưởng nặng nhất ở các nước Đông Á. Đồng thời, nông nghiệp của Myanmar, cũng như các vùng đất ngập nước cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Hầu hết các vùng đất ngập nước của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng của nước biển dâng.

Bảng 2. Tác động của mực nước biển dâng cao ở Nam Á

Các đối tượng bị ảnh hưởng

1m

2m

3m

4m

5m




Tổng diện tích 4.197.171 km2

Diện tích

12.362

21.983

35.696

52.207

69.225

%

0,29

0,52

0,85

1,24

1,65




Tổng dân số 1.306.556.000 người

Dân số

5.870.472

10.187.694

17.810.069

22.065.103

39.505.521

%

0,45

0,78

1,36

1,69

3,02




Tổng GDP 3.295.567 triệu USD

GDP (triệu USD)

18.021

30.957

52.036

72.462

94.020

%

0,55

0,94

1,58

2,20

2,85




Tổng diện tích đô thị 241.779 km2

Đô thị

809

1.379

2.311

3.599

5.117

%

0,33

0,57

0,96

1,49

2,12




Tổng diện tích đất nông nghiệp 3.023.617 km2

Đất nông nghiệp

3.442

6.951

13.501

23.716

35.190

%

0,11

0,23

0,45

0,78

1,16




Tổng diện tích đất ngập nước 579.130 km2

Đất ngập nước

9.184

16.685

25.988

36.109

46.003

%

1,59

2,88

4,49

6,24

7,94

Каталог: Uploaded -> file -> hang
hang -> Chỉ thị 20-ct/tw ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
hang -> TỈnh quảng nam số: 1750 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
hang -> TỈnh quảng nam số: 1893/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
hang -> Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 48/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội khoá 11
hang -> Căn cứ Luật đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005
hang -> Phụ lục 1 danh sách đÀo tạO ĐẠi học ngành quân sự CƠ SỞ NĂM 2013
hang -> Phương án đặt tên đường tại thành phố Hội An
hang -> TỈnh quảng nam số: 1748 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương