LỜi giới thiệU



tải về 1.31 Mb.
trang1/13
Chuyển đổi dữ liệu15.10.2017
Kích1.31 Mb.
#33699
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13
LỜI GIỚI THIỆU

Trong những năm gần đây các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất (tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu, tài nguyên sinh vật và một số loại tài nguyên thiên nhiên đặc biệt khác) đã và đang bị khai thác quá mức và môi trường đang bị suy thoái nghiêm trọng dẫn tới các tai biến thiên nhiên như lũ lụt, trượt đất, lở đá, xói mòn đất, sụt lún mặt đất, hoặc rủi ro môi trường,... xảy ra nhiều và thất thường, gây thiệt hại lớn đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Hiện tại và trong những năm tới, việc tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các giải pháp (công trình hoặc phi công trình) nhằm giảm thiểu những tai biến thiên nhiên và những thiệt hại do chúng gây ra là một việc làm cần thiết và cấp bách.



Để làm được những công việc như vậy, cần phải xây dựng đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu sắc các quy luật của tự nhiên và mối tương tác tự nhiên-xã hội, nắm vững được hệ thống phương pháp điều tra, nghiên cứu hiệu quả với sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật tiên tiến. Đó cũng chính là mục tiêu của Chương trình đào tạo Sau đại học thuộc chuyên ngành "Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường" mang mã số 62.85.15.01

Công tác đào tạo Tiến sĩ (trước đây là Phó tiến sỹ) chuyên ngành "Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường" (trước đây là"Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tái tạo tài nguyên thiên nhiên") tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã được tiến hành từ trên 15 năm nay. Nhiều nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án với các hướng nghiên cứu đa dạng, có giá trị khoa học cũng như thực tiễn cao. Để phát huy các thành quả này, ngày 17/2/1998, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký quyết định cho phép Trường ĐHKHTN, thuộc ĐHQGHN đào tạo Sau Đại học với bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ có tên gọi và mã số trùng với mã số đào tạo đã có trước đây.

Theo công văn số 1511/SĐH ngày 12/10/2006 của Đại học Quốc gia Hà Nội về Hướng dẫn chuyển đổi chương trình đào tạo sau đại học hiện hành phù hợp với phương pháp đào tạo theo tín chỉ và công văn số 1951/SĐH hướng dẫn xây dựng khung chương trình đào tạo sau đại học, khung chương trình đào tạo tiến sĩ mã số 62.85.15. được cấu trúc như sau:


  • Khối kiến thức chung (bắt buộc) : 3 môn học với 11 tín chỉ.

  • Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành:

+ Kiến thức bắt buộc gồm 12 môn học với 24 tín chỉ

+ Kiến thức lựa chọn: Các môn lựa chọn theo chuyên ngành bao gồm 36 môn học được phân thành 2 nhóm: Nhóm thứ nhất gồm các môn học tự chọn chung cho các chuyên đề gồm 7 môn. Nhóm thứ hai gồm các môn học tự chọn theo 3 chuyên đề: 1. Chuyên đề bảo vệ, sử dụng hợp lý tổng hợp các dạng tài nguyên gồm 13 môn; 2.Chuyên đề bảo vệ, sử dụng hợp lý tài nguyên nước và khí gồm 6 môn; 3. Chuyên đề bảo vệ, sử dụng hợp lý tài nguyên địa chất gồm 10 môn. Yêu cầu học viên phải tích lũy được 8 tín chỉ.



  • Các môn bổ sung kiến thức cho bậc đào tạo Tiến sĩ (đã qua cao học) gồm 21 môn học cũng được sắp xếp theo trình tự như chương trình đào tạo thạc sỹ. Yêu cầu nghiên cứu sinh phải tích luỹ được 6-10 tín chỉ.

"Sử dụng và Bảo vệ Tài nguyên Môi trường" là một chuyên ngành có phạm vi rộng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học Trái đất và Môi trường, do vậy, để xây dựng chương trình đào tạo sau đại học này, khoa Địa lý đã được sự chỉ đạo thường xuyên của Ban giám hiệu Trường ĐHKHTN, sự phối hợp chặt chẽ với các khoa Địa chất, Khí tượng - Thuỷ văn, Môi trường, Sinh học,... và có sự cộng tác của nhiều chuyên gia thuộc các Trường đại học và Viện nghiên cứu khác. Hội đồng nghiệm thu trường đã thống nhất đánh giá về tính khoa học, tính hiện đại, tính hệ thống và tính khả thi của chương trình, đáp ứng được yêu cầu của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, công trình không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học để Chương trình đào tạo Sau đại học ở trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội ngày một hoàn thiện hơn.



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------o0o---------

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH

ĐÀO TẠO TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: Sử dụng và Bảo vệ tài nguyên môi trường

MÃ SỐ: 62.85.15.01

NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG



PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO



1.1. Tên chuyên ngành: Tiếng Việt: Sử dụng và Bảo vệ tài nguyên môi trường

Tiếng Anh: Use and Conservation of Resources and Environment



1.2. Mã số: 62.85.15.01

1.3. Ngành: Tiếng Việt: Khoa học Môi trường

Tiếng Anh: Environmental Sceience



1.4. Bậc đào tạo: Tiến sĩ

1.5. Tên văn bằng: Tiến sĩ Khoa học Môi trường (Doctor of Environmental Science)

1.6. Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

2. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI VÀ CÁC MÔN THI TUYỂN

2.1. Đối tượng được đăng ký dự thi

a) Điều kiện văn bằng và công trình công bố

Người dự thi cần thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

- Có bằng thạc sỹ chuyên ngành Sử dụng và Bảo vệ tài nguyên môi trường hoặc phù hợp hoặc gần với chuyên ngành Sử dụng và Bảo vệ tài nguyên môi trường như các chuyên ngành thuộc ngành Địa lý, Khoa học Môi trường, Địa chất.

- Có bằng thạc sỹ chuyên ngành khác và có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành Sử dụng và Bảo vệ tài nguyên môi trường. Trường hợp này thí sinh phải có ít nhất một bài báo công bố trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi và phải dự thi theo chế độ đối với người chưa có bằng thạc sỹ.

- Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành Địa lý, Khoa học môi trường hoặc các ngành khoa học phù hợp với chuyên ngành Sử dụng và Bảo vệ tài nguyên môi trường, loại giỏi trở lên và có ít nhất một bài báo công bố trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi.

- Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành Địa lý, Khoa học Môi trường hoặc các ngành khoa học phù hợp với chuyên ngành Sử dụng và Bảo vệ tài nguyên môi trường, loại khá trở lên và có ít nhất hai bài báo công bố trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi.

Nội dung các bài báo phải phù hợp với chuyên ngành Sử dụng và Bảo vệ tài nguyên môi trường.

b. Điều kiện thâm niên công tác

Người dự thi vào chương trình đào tạo tiến sĩ cần có ít nhất 2 năm làm việc chuyên môn trong lĩnh vực Các Khoa học Trái đất và Môi trường (tính từ ngày Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nhập học), trừ trường hợp được chuyển tiếp sinh.



2.2. Các môn thi tuyển đầu vào

  1. Đối với người có bằng cử nhân

  • Môn cơ bản: Toán Cao cấp 3

  • Môn cơ sở: Các khoa học Trái Đất

  • Môn ngoại ngữ: Trình độ C (Một trong 5 thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc)

  • Môn thi chuyên ngành: Tài nguyên thiên nhiên

  • Bảo vệ Đề cương nghiên cứu

  1. Đối với người có bằng thạc sĩ

  • Môn ngoại ngữ: Trình độ C (Một trong 5 thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc)

  • Môn chuyên ngành: Tài nguyên thiên nhiên

  • Bảo vệ Đề cương nghiên cứu

  • Những người tốt nghiệp Đại học và Cao học loại xuất sắc, được đề nghị chuyển tiếp làm Nghiên cứu sinh (theo Quy chế Đào tạo sau đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội) chỉ cần bảo vệ đề cương nghiên cứu.


tải về 1.31 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương