Lời Giới Thiệu Lịch sử Triết học


II. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA MỘT SỐ TRIẾT GIA



tải về 1.37 Mb.
trang7/16
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.37 Mb.
#11086
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16

II. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA MỘT SỐ TRIẾT GIA


1. Tôma Đacanh

T.Đacanh (Thomas D'Aquin, 1225-1274) sinh ở Italia, là nhà thần học, nhà triết học kinh viện có ảnh hưởng lớn đến thời đại của mình. Học thuyết của ông được Giáo hội Thiên chúa lấy làm hệ tư tưởng của nhà thờ. Ngoài triết học và thần học, T.Đacanh còn nghiên cứu pháp quyền, đạo đức, chế độ nhà nước và kinh tế. Ông đã xây dựng triết học của mình trên cơ sở xuyên tạc học thuyết của Arixtốt để luận chứng cho thần học của Nhà thờ, củng cố cho giáo lý Thiên chúa giáo. Tư tưởng triết học của ông chủ yếu bàn về các chủ đề sau:

a) Thượng đế và giới tự nhiên. Lòng tin và lý trí

Theo Đacanh, đối tượng của triết học là lý trí - chân lý của triết học, còn đối tượng của thần học là lòng tin - chân lý của thần học; tuy nhiên, cả hai đều có khách thể cuối cùng là Thượng đế - cội nguồn của mọi chân lý. Dù vậy, triết học vẫn thấp hơn thần học, lý trí vẫn thấp hơn lòng tin, bởi vì không phải bất kỳ lòng tin - chân lý của thần học nào cũng có thể đạt được bằng con đường của lý trí - chân lý của triết học, nhưng lý trí thì có thể có được nhờ vào lòng tin. Hơn nữa, chân lý của thần học tuy không chống đối chân lý của triết học, nhưng bản thân nó không phải là lý trí mà nó là loại “siêu lý trí. Từ đây, Đacanh kết luận, lòng tin thần học không phải là cái mà lý trí triết học có thể xâm nhập vào được. Từ kết luận này Đacanh khẳng định:



Thượng đếđộng lực ban đầu, là mục đích tối cao, là nguyên nhân cuối cùng, là quy luật vĩnh cửu, là hình thức thuần túy, là cái tất nhiên - hoàn thiện tuyệt đối, là cái siêu lý tạo ra mọi cái hợp lý của thế giới.

Giới tự nhiên không tồn tại vĩnh cửu mà được Thượng đế sáng tạo ra từ hư vô; mọi cái hoàn thiện nhất trong giới tự nhiên cảm tính đều được quyết định bởi sự thông minh của Thượng đế, đều có được sự hợp lý nhờ vào Thượng đế.

Theo Đacanh, Thượng đế phải tồn tại, bởi vì: một là, thế giới không tự vận động vĩnh cửu mà cần có cái động lực ban đầu; hai là, mọi cái xảy trong thế giới đều có nguyên nhân, do đó, thế giới cần có cái nguyên nhân đầu tiên, tức nguyên nhân của mọi nguyên nhân; ba là, cần có một cái tất nhiên tuyệt đối làm cơ sở cho mọi cái ngẫu nhiên xảy ra trong thế giới; bốn là, cần có một thực thể hoàn thiện tuyệt đối với tư cách là mục đích cuối cùng của mọi quá trình hoàn thiện xảy ra trong thế giới; và năm là, cần có một lý trí siêu nhiên nhằm điều chỉnh tính hợp lý của giới tự nhiên.



b) Lý luận nhận thức

Dựa trên lập trường duy thực ôn hòa, Đacanh cho rằng, cái chung tồn tại trên 3 mặt: một là, nó tồn tại trước các sự vật riêng lẻ, ở trong trí tuệ Thượng đế; hai là, nó được tìm thấy trong các sự vật riêng lẻ; và ba là, nó được tạo ra bằng sự trừu tượng hóa của trí tuệ con người từ các sự vật riêng lẻ.

Dựa trên học thuyết về hình dạng của Arixtốt, Đacanh cho rằng, trong quá trình nhận thức sự vật, người ta không tiếp nhận bản thân sự vật mà chỉ tiếp nhận hình dạng của nó. Bởi vì, đối tượng nhận thức đi vào thế giới tinh thần của chủ thể nhận thức bao giờ cũng phải rũ bỏ tính vật chất và chỉ giữ lại hình dạng của mình mà thôi. Trong nhận thức của ta, hình ảnh về sự vật bao giờ cũng là hình dạng của chính sự vật đó. Đacanh chia hình dạng sự vật ra thành hình dạng cảm tính và hình dạng lý tính. Hình dạng cảm tính giúp cho cảm giác trở thành cái cảm thụ tích cực. Hình dạng lý tính cho ta biết cái chung, bao chứa nhiều sự vật riêng lẻ, do vậy, hình dạng lý tính cao hơn hình dạng cảm tính…

Như vậy, chúng ta có thể coi lý luận về 2 loại hình dạng của Đacanh chính là quan niệm về 2 giai đoạn nhận thức: nhận thức cảm tínhnhận thức lý tính.



c) Về xã hội

Đacanh không chỉ đề cao sự thống trị của Nhà thờ đối với xã hội mà còn kịch liệt chống lại sự bình đẳng xã hội. Theo ông, xã hội trần thế chỉ là sự chuẩn bị cho cuộc sống ở thế giới bên kia. Giáo hoàng là Đại diện của Thượng đế ở trần gian. Nhà thờ phải là Chính quyền tối cao đứng trên chính quyền Nhà nước của các quốc vương. Quốc vương có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu của Nhà thờ trừng phạt không thương tiếc kẻ tà đạo. Ông coi xuyên tạc tôn giáo là tội rất lớn, lớn hơn cả tội làm tiền giả; vì đồng tiền chỉ để thỏa mãn nhu cầu đời sống tạm thời, còn xuyên tạc tôn giáo sẽ làm mất đi cuộc sống vĩnh hằng sau khi chết. Nếu quốc vương buộc những kẻ làm tiền giả vào tội chết là đúng, thì treo cổ những kẻ tà đạo là việc làm còn đúng hơn…

Quan điểm về xã hội của Đacanh là cơ sở của ý thức hệ của Nhà thờ, nó rất phản động và hà khắc.

2. Đơnxcốt

Đơnxcốt (Dunscot, 1265-1308) - giáo sư trường đại học Ốcpho (Oxford) là một trong những nhà triết học kinh viện người Anh theo đường lối duy danh lớn nhất thế kỷ XIII. Quan điểm triết học của ông chủ yếu bàn về Thượng đế, lòng tin lý trí, nhận thức

Theo Đơnxcốt, triết học khác thần học, bởi vì, đối tượng nghiên cứu của triết học là tồn tại (thế giới vật chất, giới tự nhiên), còn đối tượng nghiên cứu của thần học là Thượng đế. Ông coi lòng tin có vai trò quan trọng hơn lý trí trong việc nhận thức; bởi vì lý trí chỉ có khả năng nhận thức được cái gì mang bản chất vật chất chứ không có khả năng nhận thức cái mang bản chất phi vật chất, như Thượng đế chẳng hạn.

Theo Đơnxcốt, Thượng đếmột tồn tại bất tận, là hình thức thuần túy phi vật chất, là cái nguyên nhân cuối cùng. Song, con người không thể nhận thức được bản chất của Thượng đế, vì Ngài có tính tự do tuyệt đối, có khả năng nằm ngoài giới hạn hiểu biết của con người. Ngoài Thượng đế ra, tất cả các thực thể còn lại, kể cả tinh thần và thiên thần, đều là vật chất hoặc bao gồm cả hình thức và vật chất.

Dựa trên lập trường duy danh, Đơnxcốt cho rằng, cái chung không chỉ là sản phẩm của lý trí mà nó còn tồn tại trong bản thân sự vật với tính cách là bản chất của chúng; cái chung tồn tại sau sự vật với tính cách là những khái niệm được lý trí con người trừu tượng hóa từ bản thân của sự vật đó tạo nên.

Đơnxcốt đề cập tới vai trò của tinh thần, lý tríý chí trong nhận thức. Theo ông, tinh thần là hình thức của thân thể con người, gắn với thân thể con người đang sống và do Thượng đế ban cho ngay từ khi người ta mới sinh ra. Lý trí của con người được hình thành từ hoạt động của tinh thần và từ bản thân đối tượng nhận thức; nhưng cái thống trị mọi hoạt động của con người không phải là lý trí mà là ý chí. Ý chí cao hơn lý trí; ở Thượng đế thì ý chí trở thành tự do.

3. Rôgiê Bêcơn

R.Bêcơn (Roger Bacon, 1214-1294) là nhà triết học Anh chủ trương phê phán triết học kinh viện của Nhà thờ và chế độ phong kiến đương thời, đồng thời đề xướng khoa học thực nghiệm.

Theo R.Bêcơn, triết học mới phải là siêu hình học - khoa học lý luận chung giải thích mối quan hệ giữa các khoa học bộ phận, cũng như đem lại cho các khoa học đó những quan điểm cơ bản. Bản thân siêu hình học phải được xây dựng dựa trên thành quả của các khoa học đó. Quan điểm này chống lại quan điểm cũ coi triết học phải phục vụ thần học.

R.Bêcơn đã phê phán gay gắt tính chất vô dụng của phương pháp kinh viện. Theo ông, con đường đi đến chân lý của chúng ta bị tắt bởi 4 trở ngại sau: một là, sự sùng bái trước cái uy tín không có cơ sở; hai là, thói quen thừa nhận những quan niệm được coi là rõ ràng; ba là, tính vô căn cứ của những đánh giá thuộc về số đông; bốn là, sự thông thái giả tạo của các nhà bác học rởm. Từ đó, ông cho rằng, nguồn gốc của nhận thức phải bao gồm uy tín, lý trí, kinh nghiệm, trong đó, kinh nghiệm là quan trọng nhất. Theo ông, uy tín không được chứng minh là uy tín thiếu sót; còn lý trí (hay kết luận của nó) không được kiểm chứng bằng kinh nghiệm, thực nghiệm thì chỉ là lý trí ngụy biện, giáo điều…

Việc coi kinh nghiệm là tiêu chuẩn của chân lý, là thước đo của lý luận là một bước ngoặt mang tính cách mạng trong lý luận về nhận thức lúc bấy giờ.

R.Bêcơn đánh giá cao vai trò của các lĩnh vực khoa học mang tính thực nghiệm vì chúng giúp con người xây dựng nhà cửa, thành phố, cầu đường, làm ruộng, chăn nuôi; giúp con người có được tri thức về giới tự nhiên. Do nhận thức được vai trò quan trọng của tri thức khoa học mà ông cho rằng, không có sự nguy hiểm nào lớn hơn sự ngu dốt của con người.

R.Bêcơn dũng cảm vạch trần tội ác của giai cấp phong kiếnnhững tội lỗi của giới giáo sĩ. Ông cho rằng cuộc chiến tranh bất tận của bọn quý tộc phong kiến, và đi kèm với nó là chính sách thuế khóa nặng nề, đã hủy hoại cuộc sống người dân lao động. Do quan niệm tiến bộ này mà ông đã bị nhà nước phong kiến cùng giáo hội Nhà thờ truy nã gắt gao, và sau đó bị cầm tù 14 năm. Mặc dù chống giáo hoàng và giáo sĩ nhưng ông không chống lại tôn giáo nói chung. Do chịu ảnh hưởng của thần học và giáo hội mà ông vẫn còn cho rằng, triết học phụ thuộc vào thần học.

Tư tưởng của R.Bêcơn là tiếng chuông báo hiệu sự kết thúc của chủ nghĩa kinh viện giáo điều và mở đầu cho thời kỳ khoa học thực nghiệm.

Chương 6

TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY

THỜI PHỤC HƯNG - CẬN ĐẠI

I. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN. CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN



1. Điều kiện lịch sử ra đời và phát triển

+ Vào thế kỷ XV – XVI, ở Tây Au, phong trào Văn hóa Phục hưng chủ trương khôi phục và phát triển những giá trị văn hóa thời cổ đại bị quên lãn đã hình thành từ Ý và lan sang các nước Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Đức...

Ý, vào thời kỳ này, nhiều sáng chế kỹ thuật có giá trị như máy kéo sợi, máy dệt, các loại động cơ đơn giản hoạt động nhờ vào sức gió, sức nước... đã xuất hiện. Chúng làm cho các công trường thủ công nâng cao năng suất lao động và làm biến đổi đời sống xã hội lúc bấy giờ. Nhiều nước cộng hòa - thành thị nhanh chóng trở thành trung tâm công - thương nghiệp nổi tiếng của châu Au. Nhiều nhà quý tộc mới, giàu có và thích phô trương đã cho xây dựng nhiều lâu đài tráng lệ và trang sức bằng các tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Tình hình này có tác dụng khuyến khích giới văn nghệ sĩ Ý, trước hết là họa sĩ và nhà điêu khắc phát huy truyền thống văn minh La Mã cổ đại, đẩy mạnh sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của mình.

Sau Ý, chủ nghĩa tư bản được hình thành ở Anhcác nước Tây Âu khác; nó đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho phong trào văn hóa Phục hưng lan tỏa. Đặc biệt, việc tìm ra các đường biển dẫn đến các vùng đất mới, sự ra đời và phát triển của nhiều ngành khoa học tự nhiên, những cải tiến kỹ thuật trong giao thông hàng hải và sản xuất đã tạo điều kiện cho công - thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển vững chắc. Điều này đã đưa đến sự hình thành các thị trường giữa các quốc gia hay giữa các châu lục.

Cùng với sự ra đời và phát triển của nền công - thương nghiệp tư bản chủ nghĩa là sự phân hóa giai cấp ngày càng rõ rệt trong các cộng đồng dân cư. Giai cấp tư sản được hình thành từ đội ngũ các chủ công trường thủ công, các chủ thầu, những người cho vay nặng lãi... có vai trò ngày càng lớn trong đời sống kinh tế - xã hội. Giai cấp vô sản ra đời, quy tụ những người nông dân mất ruộng đất, những người nghèo khổ từ nông thôn di cư ra thành thị kiếm sống trong các công trường, xưởng thợ.

Sự biến đổi điều kiện kinh tế – xã hội góp phần đẩy mạnh sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên. Toán học, cơ học, địa lý, thiên văn... đã đạt được những thành tựu đáng kể và đã bắt đầu tách ra khỏi triết học tự nhiên. Triết học đã thay đổi đối tượng và phạm vi nghiên cứu của mình. Cùng với sự xuất hiện của triết học mới, khoa học tự nhiên thật sự ra đời. Chúng phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng trở thành công cụ tinh thần giúp giai cấp tư sản non trẻ đấu tranh chống lại những lực lượng chính trị – xã hội cũ ngăn cản bước đường phát triển tiến lên của xã hội.

+ Nếu thời Phục hưng (thế kỷ XV–XVI), phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mới ra đời, thì sang thời cận đại (thế kỷ XVII–XVIII) phương thức sản xuất này đã phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự xuất hiện và phát triển nhiều mâu thuẫn trong khắp các lĩnh vực đời sống xã hội. Sự phân hóa và xung đột trong lĩnh vực kinh tế kéo theo sự phân hóa và xung đột trong lĩnh vực xã hội đã làm nảy sinh những xung đột và mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị và tinh thần. Những xung đột, mâu thuẫn này đã làm nổ ra các cuộc cách mạng tư sản trên khắp các nước Tây Au như ở Hà Lan (1560–1570), ở Anh (1642-1648)…, đặc biệt là ở Pháp (1789–1794) – một cuộc cách mạng tư sản khá toàn diện và rất triệt để đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, xác lập chế độ cộng hòa tư sản.

Các cuộc cách mạng tư sản đã đưa giai cấp tư sản lên vũ đài quyền lực chính trị, tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho sự thống trị của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Để phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thống trị một cách vững chắc, nền chính trị tư sản không thể không cần đến sự phát triển của khoa học mới – khoa học giúp khám phá và làm chủ giới tự nhiên. Các ngành khoa học tự nhiên, có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng, từng bước ra đời và tồn tại tương đối độc lập nhau, trong đó, cơ học là ngành khoa học phát triển nhất, còn thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu tự nhiên phổ biến. Vì vậy, quan điểm cơ học và phương pháp nghiên cứu thực nghiệm đã thấm vào hầu hết các hoạt động thực tiễn và tư tưởng của con người lành mạnh lúc bấy giờ.

Cuối thế kỷ XVIII, dù chủ nghĩa tư bản đã được thiết lập ở một số nước Châu Âu như Anh, Pháp, Ý… nhưng ở nước Đức vẫn duy trì chế độ phong kiến lạc hậu và phân quyền với nhà nước Phổ mạnh mẽ. Nước Phổ ngoan cố tăng cường quyền lực để duy trì chế độ quân chủ phong kiến thối nát và cản trở đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Giai cấp tư sản Đức, ít về số lượng lại bị phân tán, yếu về kinh tế, nhược về chính trị, nhưng có đời sống tư tưởng tinh thần rất phong phú… Họ muốn làm một cuộc cách mạng mà lực bất tòng tâm. Còn quần chúng nhân dân đang chịu sự bị áp bức nặng nề muốn thực hiện một hành động cách mạng, nhưng lại không có lực lượng lãnh đạo.

Lúc bấy giờ, các nước Phương Tây đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên. Các thành tựu này đã tạo tiền đề cho sự xem xét thế giới một cách biện chứng. Mặt khác, những thành tựu về văn hóa và nghệ thuật cũng như tinh thần của cuộc cách mạng tư sản Pháp đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình cảm và sức sáng tạo của tầng lớp trí thức Đức. Qua các công trình của mình, tầng lớp trí thức Đức đã tôn vinh mình và tôn vinh cả dân tộc Đức. Những tác phẩm của họ toát lên tinh thần phẫn nộ chống lại sự trì trệ và bất công của xã hội Đức thời đó. Cũng như giai cấp tư sản Đức, tầng lớp trí thức Đức cũng không đủ sức làm cách mạng trong hiện thực, vì vậy, họ đã làm cách mạng trong tư tưởng.

Chính những điều kiện như thế đã tạo cho triết học cổ điển Đức một nét đặc thù hiếm thấy. Đó là nền triết học của người Đức phản ánh cuộc cách mạng của người Pháp. Triết học cổ điển Đức đã đóng góp vào di sản văn hóa nhân loại nhiều lý luận có giá trị, mà trước hết là phép biện chứng duy tâm của Hêghen và chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc.

2. Những đặc điểm cơ bản

Trong điều kiện thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế – chính trị - xã hội và gắn liền với những thành tựu khoa học - kỹ thuật lúc bấy giờ là sự hình thành và phát triển một nền triết học mới - Triết học Tây Au thời phục hưng - cận đại. Mặc dù, nền triết học này được chia thành hai giai đoạn: triết học Tây Âu thời Phục hưng (thế kỷ XV–XVI) và triết học Tây Âu thời cận đại (thế kỷ XVII–đầu XIX), ứng với hai giai đoạn hình thành và khẳng định của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhưng chúng thống nhất với nhau. Triết học Tây Au thời cận đại tiếp nối triết học Tây Au thời phục hưng, phản ánh sự thay đổi lớn trong đời sống kinh tế – chính trị – tư tưởng của xã hội Tây Au lúc bấy giờ. Triết học Tây Au thời cận đại được chia ra thành hai thời kỳ: đầu thời cận đại, tức thế kỷ XVII-đầu XVIII và cuối thời cận đại, tức cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Dù tồn tại trong sự phát triển đan xen giữa các tư tưởng, trường phái triết học khác nhau, nhưng nhìn chung, nó có những đặc trưng sau:

Thứ nhất, trên bình diện thế giới quan, triết học thời phục hưng - cận đại thể hiện rõ thế giới quan duy vật máy móc bên cạnh quan điểm tự nhiên thần luận của giai cấp tư sản - giai cấp đang vươn lên lãnh đạo xã hội. Sự xung đột giữa chủ nghĩa duy vật và khoa học với chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo rất quyết liệt. Chủ nghĩa duy vật đã trở thành thế giới quan của giai cấp tư sản tiến bộ và cách mạng; còn khoa học đã trở thành sức mạnh của họ trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp phong kiến và Nhà thờ nhằm xác lập một trật tự xã hội mới. Các quan điểm duy vật đã tìm được cơ sở khoa học cụ thể cho chính mình. Còn quan niệm khoa học, mà trước hết là cơ học, đã được mở rộng thành chủ nghĩa cơ giới (máy móc). Mặc dù các thành tựu khoa học tự nhiên, đặc biệt là cơ học, được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn cuộc sống và trong nhận thức; nhưng những niềm tin tôn giáo vẫn chưa bị đẩy lùi. Những giá trị của Thượng đế được thừa nhận trước đây, bây giờ được coi là những giá trị của Giới tự nhiên. Giới tự nhiên được gán ép cho những tính siêu nhiên - thần thánh. Do đó, màu sắc tự nhiên thần luận là một nét đặc sắc của chủ nghĩa duy vật máy móc lúc bấy giờ.

Thứ hai, trên bình diện nhận thức – phương pháp luận, triết học thời phục hưng - cận đại chủ yếu đi tìm phương pháp nhận thức mới để khắc phục triệt để phương pháp kinh viện giáo điều, nhằm xây dựng một triết học và một khoa học mới có liên hệ mật thiết với nhau, hướng đến xây dựng tri thức. Tuy nhiên, sự đối lập giữa cảm tính và lý tính rất gay gắt kéo theo sự đối lập giữa phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch, giữa tư duy tổng hợp và tư duy phân tích đã sản sinh ra sự đối lập của chủ nghĩa kinh nghiệm - duy giác và chủ nghĩa duy lý - tư biện. Sự đối lập này đã sản sinh ra hai phương pháp tư duy siêu hình trong nhận thức khoa học: phương pháp kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học tự nhiên thực nghiệm và phương pháp tư duy tư biện trong nghiên cứu khoa học tự nhiên lý thuyết. Do khoa học thực nghiệm chiếm ưu thế nên phương pháp siêu hình kinh nghiệm được đề cao. Và do cơ học vươn lên vai trò hàng đầu trong các ngành khoa học tự nhiên nên chủ nghĩa cơ giới (máy móc) xuất hiện và xâm nhập trở lại các ngành khoa học đó. Vì vậy, trào lưu triết học thống trị trong giai đoạn này là chủ nghĩa duy vật siêu hình – máy móc. Tuy nhiên, sau đó chủ nghĩa duy vật siêu hình – máy móc lại bộc lộ những nhược điểm yếu kém của mình trong quá trình phát triển tư duy lý luận, vì vậy, phép biện chứng duy tâm đã ra đời thay thế.

Thứ ba, trên bình diện nhân sinh quan - ý thức hệ, nền triết học thời phục hưng - cận đại thể hiện rõ tinh thần khai sáng và chủ nghĩa nhân đạo tư sản. Nó là ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sản để tập hợp, giác ngộ, hướng dẫn quần chúng thực hiện những hành động cách mạng nhằm cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới –chủ nghĩa tư bản. Khát vọng giải phóng con người ra khỏi sự thống trị của chế độ phong kiến – giáo hội Nhà thờ, ra khỏi sự ngu dốt, ra khỏi chi phối âm thầm của các lực lượng tự nhiên nhằm hướng đến một cuộc sống tự do, hạnh phúc, công bằng, bác ái, sung túc cho con người trên trần gian được đặt ra. Khát vọng này có sức cuốn hút mạnh mẽ quần chúng đi đến một hành động cách mạng cụ thể để giải phóng mình và giải phóng xã hội.

Lịch sử triết học Tây Au thời phục hưng – cận đại là một cuộc đấu tranh của các trào lưu, khuynh hướng, trường phái triết học khác nhau trong bối cảnh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và tự khẳng định mình, trong sự hiện thực hóa vai trò thống trị của giai cấp tư sản. Thế giới quan duy vật máy móc, nhân sinh quan nhân đạo tư sản, và phương pháp luận siêu hình thể hiện rất rõ trong các trường phái, trào lưu, khuynh hướng triết học xung đột nhau lúc bấy giờ.

Cuối thời cận đại, khi tiếp tục đào sâu nhân sinh quan nhân đạo tư sản, khắc phục thế giới quan duy vật máy móc và phương pháp luận siêu hình của các trường phái triết học đầu thời cận đại đã xuất hiện Triết học cổ điển Đức - giai đoạn bản lề của triết học Phương Tây nối thời kỳ cận đại và với thời kỳ hiện đại.


Каталог: file -> downloadfile1 -> 293
293 -> VĂn phòng chính phủ
293 -> Đề tài: Sự tập trung hóa báo chí ở các nước tư bản chủ nghĩa Giảng viên hướng dẫn
293 -> Chiến dịch đánh Tống 1075
293 -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
293 -> BỘ thông tin và truyềN thông số: 956/QĐ-btttt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
293 -> Các lệnh nhảy, vòng lặp và lệnh gọi
293 -> 143 NĂm vưƠng triều nguyễN (1802-1945)
293 -> Chương I các bộ VI điều khiển 8051 1 các bộ VI điều khiển và các bộ xử lý nhúng
293 -> HÀ NỘI – 2006 BỘ XÂy dựng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
293 -> Số 13 Tháng 3/2008 Chiều hướng phát triển dân số và học sinh, hiện tại và tương lai Vũ Quang Việt

tải về 1.37 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương