Lời Giới Thiệu Lịch sử Triết học



tải về 1.37 Mb.
trang6/16
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.37 Mb.
#11086
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

B. CHỦ NGHĨA DUY TÂM


Là một trào lưu triết học chủ đạo của Hi lạp cổ đại, chủ nghĩa duy tâm được hình thành trong trường phái triết học Pytago, trải qua trường phái duy lý Êlê và đạt được đỉnh cao trong trường phái duy tâm khách quan của Platông.

1. Trường phái Pytago



Pytago (Pythagore, 571-497 TCN) là nhà triết học, toán học uyên bác sinh ra và lớn lên trên đảo Xamốt (Samos), thuộc Tiểu Á. Xuất phát từ quan điểm đạo đức phải phục tùng tôn giáo để cùng thống trị thiên hạ mà ông đã lập ra trường phái Pytago, – vừa là một trường phái triết học - tôn giáo, vừa là một tổ chức chính trị của tầng lớp chủ nô bảo thủ. Ông đưa ra thuyết duy tâm về trật tự hài hòa của vũ trụ.

Do chịu ảnh hưởng của toán học mà Pytago cho rằng con số bản nguyên của thế giới, là bản chất của vạn vật. Một vật tương ứng với một con số nhất định. Số 1 sinh ra điểm, số 2 sinh ra đường thẳng, số 3 sinh ra diện tích, số 4 tạo ra thể tích...; đường là vô số điểm kề nhau, diện tích là do nhiều đường, thể tích là do nhiều diện tích hợp thành... Vạn vật trong thế giới tồn tại theo một trật tự (trật tự của vạn vật) được quy định bởi trật tự của các con số. Từ trật tự của những con số, Pytago cố vạch ra trật tự của những điều ác - điều thiện, cố gắng khám phá ra trật tự thần thánh. Điều ác sẽ xảy ra nếu người ta không thực hiện đúng trật tự thần thánh… Trong khi luận giải về các con số, Pytago đã lý giải về sự tồn tại của các mặt đối lập. Có 10 cặp đối lập cơ bản: Giới hạn và Không giới hạn, Chẳn và Lẻ, Đơn và Đa, Phải và Trái, Đực và Cái, Động và Tĩnh, Thẳng và Cong, Sáng và Tối, Tốt và Xấu, Tứ diện và Đa Diện.

Do chịu ảnh hưởng bởi quan điểm duy tâm – tôn giáo của triết học Phương Đông mà Pytago coi linh hồn bất tử tồn tại độc lập với thể xác và chịu sự chi phối bởi luật luân hồi. Giải thoát linh hồn ra khỏi sự ràng buộc của thể xác là mục đích của cuộc sống. Nhận thức là chức năng của linh hồn. Chân lý có được nhờ vào sự mách bảo của thần linh, thông qua hình thức chiêm nghiệm tâm linh, được thực hiện bởi linh hồn bất tử… Trường phái Pytago đã đặt nền móng ban đầu cho trào lưu duy tâm thời cổ Hi Lạp.

2. Trường phái Êlê30

Trường phái Êlê (thế kỉ V-IV TCN) do Xênôphan (Xénophane) thành lập theo tinh thần duy vật, nhưng sau đó nó được Pácmêníc (Parmenide) phát triển theo tinh thần duy lý ngã về khuynh hướng duy tâm, và được Dênông (Zénon) nhiệt thành bảo vệ.



  • Xênôphan (570-478 TCN) là bạn của Talét, nên chịu ảnh hưởng bởi quan điểm của nhà triết học này, vì vậy ông cho rằng, mọi cái đều từ đất mà ra, và cuối cùng rồi cũng trở về với đất. Đất là cơ sở của vạn vật. Cùng với nước, đất tạo nên sự sống của muôn loài. Bản thân nước cấu thành những đám mây. Các đám mây đó tạo thành các hành tinh, kể cả Mặt Trăng và Mặt Trời. Ông coi biển cả là cội nguồn của nước và của gió. Bởi vì nếu không có biển cả thì từ mây không thể nào sinh bão táp và cũng không thể có sông ngòi dâng tràn, cũng không thể có mưa trong không trung.

Ông cho rằng, không phải thần thánh sáng tạo ra con người, mà chính con người sáng tạo ra các vị thần thánh theo trí tưởng tượng dựa vào hình tượng của mình. Vì thế mỗi dân tộc có quan niệm riêng về các vị thần của mình. Người như thế nào thần thánh như thế ấy. Ông nói: Nếu như bò, ngựa và sư tử có tay và biết vẽ hay biết nặn tượng như con người thì chúng sẽ căn cứ vào bản thân mình để vẽ hoặc nặn ra tượng về Thượng đế giống như mình để tôn thờ.

Ông cho rằng, nhận thức cảm tính nếu không sai lầm thì cũng không đầy đủ. Bằng cảm tính, chúng ta không thể nhận thức được bản chất sự vật. Muốn nhận thức được bản chất sự vật phải dựa vào tư duy, lý tính. Quan điểm duy lý này đã được Pácmênít phát triển thành chủ nghĩa duy lý.



  • Pácmênít (500-449 TCN) xuất thân trong một gia đình trí thức giàu có ở Êlê, ông dùng thơ ca để diễn đạt quan điểm triết học của mình. Ông viết tác phẩm Bàn về tự nhiên với “tồn tại” là khái niệm trung tâm – một khái niệm hết sức trừu tượng, mà theo Hêghen, là điểm xuất phát thực sự của triết học. Với tác phẩm này, ông trở thành “linh hồn” của trường phái Êlê.

Pácmênít cho rằng, tồn tại bản chất chung thể hiện tính thống nhất của vạn vật trong thế giới. Không có cái gì trên thế giới được sinh ra từ hư vô hay không tồn tại. Ngược lại, không có cái gì mất đi mà không để lại dấu vết – tồn tại. Như vậy, trong thế giới, vạn vật không ngừng biến đổi từ sự vật này sang sự vật khác, từ dạng tồn tại này sang dạng tồn tại khác; nhưng bản thân tồn tại nói chung thì đứng im chứ không hề biến đổi; nó đồng nhất với chính bản thân nó. Vì vậy, bản chất của sự tồn tại bất biến, vĩnh hằng, đơn nhất; và, tồn tại – bản chất của vạn vật chỉ có thể được nhận thức bởi tư duy lý tính.

Điều này có nghĩa là chỉ có cái tồn tại mới tồn tại và được tư duy; còn cái không tồn tại thì không tồn tại và cũng không được tư duy; tư duy là tư duy về tồn tại và tồn tại là tồn tại được tư duy; tư duy và tồn tại là đồng nhất và bất biến.

Theo Pácmênít, có hai cách nhận thức thế giới là nhận thức cảm tính nhận thức lý tính. Do phải thông qua các giác quan mà nhận thức cảm tính cảm nhận thế giới vô cùng đa dạng, phong phú; cảm nhận vạn vật vận động, biến đổi không ngừng. Tuy nhiên, nhận thức này chỉ mang lại sai lầm, ảo giả; hơn nữa bằng cảm tính, chúng ta không thể khám phá ra bản chất đích thực của thế giới. Nhận thức lý tính đòi hỏi phải thông qua hoạt động của trí óc để khám phá ra bản chất đích thực của thế giới – cái tồn tại, nghĩa là phát hiện ra chân lý.

Quan niệm duy lý nhưng siêu hình của Pácmêníc về tồn tại đánh dấu một giai đoạn mới trong sự phát triển tư tưởng triết học Hy Lạp cổ đại. Khởi nguyên của thế giới không phải là một sự vật cụ thể như các nhà triết học duy vật, duy cảm trước đó quan niệm mà là tồn tại - một phạm trù triết học mang tính khái quát cao, và chỉ được nhận thức bởi tư duy - lý tính.



  • Dênông (490-430 TCN) là học trò xuất sắc của Pácmêníc, người bảo vệ nhiệt thành trường phái Êlê. Ông là một nhà hùng biện, biết đưa ra những apôri31 để đào sâu tư duy lý luận. Thông qua chúng, ông muốn chứng minh rằng, tồn tại là đồng nhất, duy nhất và bất biến; còn tính phức tạp, đa dạng và vận động của thế giới là không có thực. Theo Arítxtôt, Dênông đã từng đưa ra 40 apôri; một vài apôri còn truyền lại đến ngày nay như các apôri về tính bất động của thế giới.

Trong apôri Phân đôi, Dênông luận giải rằng, muốn đi qua một đoạn thẳng nào đó, trước hết chúng ta phải đi qua được một nửa đoạn thẳng đó; và muốn đi qua mỗi nửa đoạn thẳng này, ta phải đi qua một phần tư của nó... cứ như thế đến vô tận. Rốt cuộc, chúng ta chỉ đứng nguyên tại vị trí ban đầu. Nghĩa là điều này chứng tỏ không có vận động.

Trong apôri Asin (Achille) và con rùa, Dênông luận giải rằng, mặc dù Asin chạy nhanh nhưng không thể đuổi kịp con rùa, vì khi anh ta phải vượt qua khoảng cách giữa anh ta và con rùa lúc ban đầu thì con rùa đã đi được một đoạn đường nữa rồi. Tình huống cứ thế tiếp diễn đến vô tận, cho nên cuối cùng Asin vẫn không đuổi kịp con rùa cho dù khoảng cách giữa anh ta và con rùa ngày càng ngắn lại. Nghĩa là điều này chứng tỏ không có vận động.

Trong apôri Mũi tên bay, Dênông lập luận rằng, mặc dù chúng ta quan sát thấy mũi tên đang bay nhưng thực ra là nó không bay, bởi vì trong thời gian bay bất kỳ lúc nào chúng ta cũng xác định được tọa độ, tức vị trí cụ thể của mũi tên tại một điểm nhất định đứng im. Mũi tên “bay” qua tổng các điểm đứng im là đứng im, mà mũi tên đứng im chứng tỏ không có vận động.

Thông qua các apôri, Dênông muốn chứng minh rằng không thể dùng trực quan cảm tính để nhận thức sự vật, mà phải dùng tư duy trừu tượng mới thấy được thực chất sự vật là gì. Song, sai lầm của ông là ở chỗ tuyệt đối hóa và tách tính gián đoạn ra khỏi tính liên tục của vận động, không thấy rằng vận động là quá trình thống nhất biện chứng giữa vận động và đứng im, giữa tính liên tục và tính gián đoạn. Các apôri của Dênông là những thách thức lớn của tư duy nhân loại. Đến thế kỷ XIX, nhờ vào những tính toán về chuỗi số mà các apôri này mới được gỡ bỏ.



3. Trường phái duy tâm khách quan

Trường phái duy duy tâm khách quan được Xôcrát (Socrate) đặt nền móng và học trò Platông (Platon) hoàn thiện. Nó thể hiện lập trường chính trị của tầng lớp chủ nô bảo thủ chống lại nền dân chủ Aten và hệ thống triết học duy vật của trường phái nguyên tử luận.



  • Xôcrát (469-399 TCN) xuất thân trong một gia đình khá giả ở Aten có cha làm điêu khắc, mẹ làm nghề đỡ đẻ. Xôcrát hướng về chính thể chủ nô quý tộc chống lại chủ nô dân chủ. Năm 399 TCN, ông bị phái chủ nô dân chủ kết án tử hình về tội "coi thường luật pháp, chống chế độ bầu cử dân chủ". Xôcrát không viết một tác phẩm nào32, vì ông là nhà triết học “đối thoại”. Đối với ông, chỉ có văn nói mới sống động, còn những gì người ta viết ra thì đã bị khô cứng. Ông là người rất sùng bái thần thánh, thành kính tuân theo mọi nghi lễ tôn giáo và coi hành vi đạo đức nhận thức hoàn toàn thống nhất với nhau...

Xôcrát không chủ trương nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, vì theo ông, chúng đã được thần thánh an bài, con người không có khả năng khám phá được sự sáng tạo ra giới tự nhiên của thần thánh và cũng không thể cải đổi được giới tự nhiên theo ý mình. Vì vậy, triết lý thật sự phải bàn đến các vấn đề về con người và hành vi của con người trong đời sống xã hội mà trước hết là hành vi đạo đức.

Xuất phát từ đạo đức học duy lý, ông cho rằng, hiểu biết là cơ sở của điều thiện, ngu dốt là cội nguồn của cái ác; và chỉ có cái thiện phổ biến mới là cơ sở của đạo đức, mới là tiêu chuẩn của đức hạnh; ai tuân theo cái thiện phổ biến thì người đó mới có đạo đức, và muốn theo cái thiện phổ biến thì phải hiểu được nó, muốn hiểu được nó phải thông qua các cuộc tranh luận, tọa đàm, luận chiến tìm ra chân lý theo cách thức mà về sau được gọi là Phương pháp Xôcrát. Phương pháp này gồm 4 bước: Một là, mỉa mai, tức nêu ra những câu hỏi mẹo, hỏi vặn, hỏi châm biếm nhằm làm cho đối phương sa vào mâu thuẫn; Hai là, đỡ đẻ tinh thần, tức là giúp đối phương thấy được con đường để tự mình khám phá ra đến chân lý; ba là, quy nạp, tức là xuất phát từ những hiểu biết riêng lẻ khái quát lên thành những hiểu biết phổ biến, từ những hành vi đạo đức riêng lẻ tìm ra cái thiện phổ biến của mọi hành vi đạo đức; Bốn là, định nghĩa, tức là chỉ ra hành vi thế nào là đạo đức, quan hệ thế nào là đúng mực.

Như vậy, đối với Xôcrát, chỉ có những người có tri thức như giai cấp quý tộc và các triết gia mới là những người có đạo đức.

Tính cách của con người và cái chết của Xôcrát đã để lại một dấu ấn sâu đậm đến sự nghiệp triết học của người học trò xuất sắc của ông là Platông.



  • Platông (427-347 TCN) sinh trưởng trong một gia đình chủ nô quý tộc ở thành phố Aten. Ông là nhà triết học duy tâm khách quan kiệt xuất nhất thời cổ Hi Lạp và cũng là đại biểu trung thành của tầng lớp chủ nô quý tộc. Platông chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng của Pácmênít, Pytago, đặc biệt là của Xôcrát. Platông là người xây dựng Viện hàn lâm Aten và viết nhiều tác phẩm như Biện hộ cho Xôcrát, Đối thoại, Bữa tiệc, Chế độ cộng hòa, Luật pháp... Platông đã xây dựng chủ nghĩa duy tâm khách quan với nội dung chính là thuyết ý niệm với giá trị bên trong là phép biện chứng của khái niệm, và nhiều tư tưởng sâu sắc khác về đạo đức - chính trị - xã hội như sau:

a) Thuyết ý niệm 33

Platông chia thế giới ra thành thế giới ý niệm (lý tính) tồn tại trên trời mang tính phổ biến, chân thực, tuyệt đối, bất biến, vĩnh hằng, duy nhất... và thế giới sự vật (cảm tính) tồn tại dưới đất mang tính cá biệt, ảo giả, tương đối, khả biến, thoáng qua, đa tạp... Ý niệm là cái sản sinh, có trước, là nguyên nhân, là bản chất, là khuôn mẫu của sự vật. Còn sự vật là cái được sản sinh, có sau, là cái bóng được mô phỏng, sao chép lại từ ý niệm. Bất cứ sự vật nào cũng xuất hiện từ ý niệm và có quan hệ ràng buộc với ý niệm…



Sự sinh thành thế giới sự vật, con người được Platông lý giải từ thế giới ý niệm. Theo ông, sự sinh thành thế giới sự vật xảy ra gắn liền với 4 yếu tố cơ bản là: tồn tại (ý niệm), không tồn tại (vật chất), con số (quan hệ tỷ lệ), sự vật cảm tính. Chính sự tồn tại của ý niệm thông qua quan hệ tỷ lệ của các con số tác động vào sự không tồn tại của vật chất sinh ra sự vật cảm tính. Tuy nhiên, đây là một công việc sáng tạo đầy tính thần bí. Thần tạo hóa đã kiến tạo ra thế giới sự vật hữu hình cảm tính bằng cách mô phỏng theo thế giới ý niệm. Thần linh là linh hồn vũ trụ; thần linh xuất hiện dưới dạng các tinh tú và chỉ được nhận thức bằng chính linh hồn vũ trụ trong con người (lý trí). Thần linh mang lại sự sống cho tất cả chim, cá, thú, con người và cả bản thân thần linh. Đối với Platông, thần linh thước đo của vạn vật. Platông cho rằng con người là sự kết hợp của thể xác khả tử với linh hồn bất tử. Thể xác được cấu thành từ đất, nước, lửa, không khí nên nó chỉ tồn tại thoáng qua và là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn.

Linh hồn của con người , theo Platông, là sản phẩm của linh hồn vũ trụ được Thượng đế tạo ra từ lâu; chúng ngự trị trên các vì sao trời, sau đó, dùng cánh bay xuống nhập vào thể xác của con người; khi nhập vào thể xác, nó quên hết quá khứ. Linh hồn của con người bao gồm 3 bộ phận: cảm giác, ý chí lý trí; trú ngụ tạm thời ở 3 chỗ trong cơ thể: từ rốn trở xuống, trong lòng ngực, trong đầu óc; hoạt động theo 3 khía cạnh: dục vọng, tình cảm, nhận thức; thể hiện 3 phẩm hạnh: điều độ, can đảm, khôn ngoan. Trong 3 bộ phận của linh hồn chỉ có lý trí là bất tử. Linh hồn bất tử hay lý trí của con người có 9 bậc nằm thường trực trong khối óc của 9 hạng người trong xã hội là: triết gia; vua chúa, tướng lĩnh; quan chức nhà nước; nhà thể thao, thầy thuốc; nhà tiên tri, nhà truyền đạo; nghệ sĩ; thợ thủ công, nông dân; thầy giáo, nhà hùng biện; và bạo chúa. Hoạt động cơ bản của linh hồn là nhận thức.

Nhận thức, theo Platông, là sự hồi tưởng lại (trực giác thần bí) của linh hồn bất tử - lý trí về những gì nó đã từng chiêm ngưỡng được trong thế giới ý niệm nhưng lãng quên. Linh hồn nhận thức bằng cách đàm thoại trực tiếp với nhau để làm thức tĩnh lại các ý niệm trong bản thân mình. Tranh luận, sự va chạm giữa các ý kiến riêng khác hay thậm chí trái ngược nhau để tiến đến sự thừa nhận những ý kiến chung; chúng là biện pháp khám phá ra các ý niệm phổ biến, vĩnh hằng, chân thực, là công cụ để nhận thức chân lý.

Như vậy, theo Platông, nhận thức chân lý thực chất là khám phá ra ý niệm tồn tại sẵn trong linh hồn con người. Đó là nhiệm vụ dành riêng cho tư duy lý luận thuần túy. Nhận thức chân lý hoàn toàn diễn ra bên ngoài hoạt động cảm tính của con người, vì hoạt động cảm tính chỉ mang lại kiến giải sai lầm về thế giới sự vật. Trong triết học của Platông, nhận thức chân lý (ý niệm) là cơ sở để con người có được hành vi đạo đức; và hành vi đạo đức của con người là chỗ dựa cho các hoạt động chính trị – xã hội.



b) Quan niệm về đạo đức, về chính trị - xã hội

Xuất phát từ đạo đức học duy lý, Platông cho rằng, sống hạnh phúc là sống có đạo đức. Sống có đạo đức là làm điều thiện. Hành vi hướng thiện là hành vi không dựa trên khoái lạc, lợi thú chủ quan mà là hướng đến những ý tưởng tuyệt đối khách quan thuộc về thế giới ý niệm ở trên trời. Con người chỉ nhận thức được những ý tưởng này bằng lý trí. Theo Platông, con người muốn sống hạnh phúc phải dùng lý trí để chiêm nghiệm những ý tưởng và khắc phục những dục vọng vật chất thấp hèn, giúp linh hồn thoát khỏi gông cùm của nhà tù thể xác. Dục vọng phải phục tùng trái tim, trái tim phải làm theo khối óc là điều kiện tiên quyết để sống hạnh phúc… Như vậy, theo Platông, con người không thể tìm thấy hạnh phúc cho riêng mình ở xung quanh mình. Hạnh phúc của con người nằm trong thế giới ý niệm ở trên trời.

Do 3 bộ phận cấu thành linh hồn trong mỗi con người cụ thể là không giống nhau nên trong xã hội có 3 loại người. Loại thứ nhất bao gồm các triết gia, - những người mà bộ phận lý trí trong linh hồn họ đóng vai trò chủ đạo; họ có nhận thức sáng suốt và đạo đức cao cả; Thượng đế sinh ra họ để họ lãnh đạo xã hội. Loại thứ hai bao gồm các chiến binh, - những người mà bộ phận ý chí trong linh hồn họ đóng vai trò chủ đạo; họ tràn đầy lòng dũng cảm và sự gan dạ; Thượng đế sinh ra họ để họ bảo vệ xã hội. Loại thứ ba bao gồm nông dân, thợ thủ công, thương gia..., - những người mà bộ phận cảm xúc trong linh hồn họ đóng vai trò chủ đạo; họ thích nghi với lao động chân tay và đam mê của cải vật chất; Thượng đế sinh ra họ để họ bảo đảm đời sống vật chất cho xã hội. Platông coi nô lệ không là con người mà là động vật biết nói, do không có lý trí nên nô lệ không biết nhận thức, do không nhận thức nên không có đời sống đạo đức, do không có đời sống đạo đức nên nằm ngoài vòng chính trị.

Nhà nước được hình thành nhằm đảm bảo cho sự phân công trên được thực hiện. Tuy nhiên, chế độ sở hữu tư nhân không chỉ làm cho nhà nước không thực hiện được sứ mệnh cao cả của mình, mà hơn thế nữa, nó làm cho nhà nước tha hóa, gây ra sự băng hoại đời sống đạo đức, phá hoại tính hài hoà của xã hội. Vì vậy, cần phải xóa bỏ sở hữu tư nhân; phải xây dựng chế độ sở hữu công xã với tài sản chung, cha mẹ con cái chung,… trên cơ sở thực hiện một quy trình giáo dục đào tạo tuyển lựa đặc biệt có chú trọng đến thành phần tinh túy trong xã hội. Theo Platông, chế độ xã hội tốt nhất phải là chế độ cộng hòa quý tộc do một vị vua là triết gia tài ba nhất lãnh đạo.

Như vậy, nếu quan niệm về đạo đức duy lý của Platông bị bám đầy tính chất duy tâm thần bí là cơ sở cho nền đạo đức Thiên chúa giáo sau này, thì quan niệm về chính trị - xã hội của Platông cũng bám đầy tính bảo thủ và mâu thuẫn. Bởi vì, Platông vừa đòi hỏi phải xóa bỏ tư hữu, lại vừa đòi hỏi phải bảo vệ cho bằng được chế độ đẳng cấp và sự bất bình đẳng trong xã hội. Một mặt, Platông kêu gọi phải xây dựng cho bằng được nhà nước cộng hòa lý tưởng; nhưng mặt khác, ông ra sức bảo vệ cho bằng được lợi ích và địa vị của tầng lớp chủ nô quý tộc chống lại nhà nước dân chủ Aten.

Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng Platông là nhà triết học đầu tiên trình bày các quan niệm triết học một cách có hệ thống và nhất quán. Platông đã nâng chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại lên đỉnh cao đủ sức để đương đầu lại các trào lưu duy vật mà trước hết là đường lối duy vật của Đêmôcrít.

C. CHỦ NGHĨA NHỊ NGUYÊN - TRIẾT HỌC ARIXTỐT

Arixtốt (Aristote, 384-322 TCN) sinh trưởng tại thành phố Xtagi (Stagire), trong một gia đình có cha làm ngự y cho vương triều Maxêđôin, thuộc miền bắc Hy Lạp. Là học trò xuất sắc của Platông, Arixtốt sớm trở thành nhà triết học, nhà bách khoa toàn thư vĩ đại nhất trong nền triết học và khoa học cổ Hy Lạp. Ông viết rất nhiều tác phẩm về mọi đề tài, về mọi lĩnh vực khoa học đương thời. Ngoài một số tác phẩm bị thất lạc, những tác phẩm còn lại được học trò sưu tập và đặt tên là: Công cụ nhận thức (Organon), Siêu hình học (Métaphysique), Vật lý học, Chính trị học, Đạo đức học, Thi ca học... Arixtốt để lại cho nhân loại một hệ thống tri thức đồ sộ và có ảnh hưởng sâu rộng về nhiều mặt đến đời sống của nhân loại; đặc biệt, ông đã xây dựng lôgích học...

Với phương châm "Platông là thầy nhưng chân lý còn quý hơn nhiều", Arixtốt tiến hành phê phán nhiều quan điểm của Platông, mà trước hết là thuyết ý niệm.

Theo Arixtốt, về mặt bản thể luận, việc Platông chia thế giới ra thành thế giới ý niệm và thế giới sự vật là thiếu cơ sở và đầy mâu thuẫn; bởi vì, ý niệm là cái tồn tại bên ngoài và độc lập với sự vật thì làm sao nó có thể làm bản chất cho sự vật được, làm sao có thể coi sự vật là cái bóng của ý niệm được; hơn nữa, ý niệm là cái trừu tượng phi cảm tính thì làm sao có thể làm khuôn mẫu cho sự vật cảm tính được. Còn về mặt nhận thức luận, việc Platông coi ý niệm là cái có trước và độc lập so với sự vật là vô dụng và ngược đời; bởi vì, nếu ý niệm có trước và độc lập so với sự vật thì làm sao ý niệm (khái niệm) có thể được dùng để nhận thức sự vật được.

Theo Arixtốt, sai lầm của Platông là ở chỗ ông tách bản chất của sự vật ra khỏi sự vật; ở chỗ biến cái chung, - đáng lẽ là cái được khái quát từ sự vật riêng lẻ và thể hiện trong khái niệm chung, - thành cái riêng, nằm bên trên, có trước và quyết định thế giới sự vật cảm tính. Arixtốt cho rằng, bản chất phải nằm ngay trong bản thân sự vật và phải được nhận thức của con người khái quát thành cái chung dưới dạng khái niệm, quy luật, phạm trù. Khái niệm, quy luật, phạm trù không phải là cái có trước, sinh ra và quyết định sự tồn tại của sự vật, mà ngược lại, sự tồn tại của sự vật được phản ánh trong khái niệm, quy luật, phạm trù của nhận thức.

Như vậy, Arixtốt đã đứng trên quan niệm duy vật tiến bộ phê phán thuyết ý niệm của Platông; tuy nhiên, ông cũng không ủng hộ quan điểm của các trường phái duy vật. Sự do dự giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đã đưa Arixtốt đến với chủ nghĩa nhị nguyên. Và từ chủ nghĩa nhị nguyên ông đã rơi vào chủ nghĩa duy tâm khi đưa ra thuyết nguyên nhân thay cho thuyết ý niệm của Platông để bàn về các vấn đề siêu hình. Tuy nhiên, khi bàn về vật lý học, ông lại bộc lộ rõ quan điểm duy vật của mình.

a) Thuyết nguyên nhân - cơ sở của Siêu hình học

Arixtốt cho rằng, tồn tại nói chung phải xuất phát từ 4 nguyên nhân cơ bản: vật chất (vật liệu), hình thức (hình dạng), vận động (thao tác) và mục đích (cứu cánh); trong đó, hình thứcvật chất giữ vai trò quan trọng nhất (nhị nguyên luận). Tuy nhiên, theo ông hình thức giữ vai trò quyết định so với vật chất (nhất nguyên luận duy tâm); bởi vì, nếu không có hình thức thì vật chất chỉ là khả năng thụ động chứ không phải là hiện thực. Hình thức thực chất của tồn tại, là bản chất tích cực của sự vật; nó hàm chứa trong mình vận động và mục đích. Nhờ tính tích cực của hình thức mà mọi sự vật vận động được; còn vận động của sự vật là một quá trình khách quan diễn ra theo những trình tự xếp đặt trước, tức có mục đích của Thượng đế. Arixtốt còn cho rằng, tồn tại cả vật chất ban đầu phi hình thức (cái khả năng thụ động) lẫn hình thức ban đầu phi vật chất (hình thức của mọi hình thức, lý tính thuần túy, Thượng đế, động cơ đầu tiên của thế giới, nguyên nhân tận cùng, mục đích tối thượng của mọi hiện tượng).

Như vậy, khi chuyển từ lập trường nhị nguyên sang duy tâm, Arixtốt đã rơi vào mục đích luận của thần học. Tại đây, thay vì phải tách xa thuyết ý niệm của Platông thì ngược lại, thuyết nguyên nhân của Arixtốt lại nhích lại gần, thậm chí hòa nhập vào thuyết ý niệm của Platông.

Thuyết nguyên nhân là nền tảng của Siêu hình học (triết học thứ nhất) mang tính thần thánh của Arixtốt. Siêu hình học là cơ sở lý luận để Arixtốt xây dựng Vật lý học (triết học thứ hai) mang tính tự nhiên bàn về vũ trụ, giới tự nhiên và quá trình vận động của chúng.

b) Thuyết vận động – cơ sở của Vật lý học

Arixtốt cho rằng, giới tự nhiên là toàn bộ các sự vật, quá trình luôn vận động có liên hệ với nhau và được cấu thành từ một bản thể vật chất. Vận động không thể bị tiêu diệt và cũng không thể tách ra khỏi sự vật, quá trình tự nhiên. Có 6 hình thức vận động là phát sinh, tiêu diệt, thay đổi trạng thái, tăng, giảm, di chuyển vị trí. Arixtốt đã dừng lại trước quan niệm vận động tự thân của vật chất mà thừa nhận cái hích đầu tiên của Thượng đế nằm bên ngoài giới tự nhiên là nguồn gốc thần thánh của mọi vận động xảy ra trong giới tự nhiên.

Arixtốt cho rằng, vũ trụ là hữu hạn, liên tục và khép kín trong không gian nhưng vĩnh viễn về thời gian. Vạn vật trong vũ trụ đều được cấu thành từ 5 yếu tố: đất, nước, lửa, không khí (từ Mặt Trăng trở xuống Trái Đất) và éther (bên ngoài Mặt Trăng bao trùm toàn vũ trụ). Xuất phát từ quan điểm cho rằng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ, và mỗi yếu tố có một xu hướng vận động riêng, chiếm giữ một vị trí riêng nhất định trong trật tự cấu trúc vũ trụ, Arixtốt đặt nền móng cho thuyết vũ trụ địa tâm.

c) Quan niệm về sinh thể, con người và linh hồn

Khi phủ nhận quan điểm của Platông coi thể xác là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn bất tử, Arixtốt dựa trên thuyết nguyên nhân cho rằng, cũng giống như sự vật được hình thành từ hình thức và vật chất, sinh thể và con người được cấu thành từ thể xác và linh hồn. Không có linh hồn bất tử, không có linh hồn trong cơ thể chết và cũng không có linh hồn nằm bên ngoài thể xác vật chất. Nhưng tùy theo cấp độ, Arixtốt chia linh hồn ra thành 3 loại là: linh hồn thực vật khả tử thực hiện chức năng nuôi dưỡng và sinh sản; linh hồn động vật khả tử thực hiện chức năng cảm ứng với môi trường xung quanh và; linh hồn lý tính (một bộ phận linh hồn con người) bất tử thực hiện chức năng hoạt động nhận thức. Trong thể xác con người có đủ 3 loại linh hồn trên, khi con người chết đi linh hồn thực vật và linh hồn động vật mất đi cùng với sự tan rã của thể xác nhưng linh hồn lý tính chứa tri thức vẫn tồn tại bất diệt. Theo ông, con người là một sinh thể có lý trí.



d) Quan niệm về nhận thức

Khi vạch ra tính vô dụng của thuyết ý niệm và tính bịa đặt chứa trong quan niệm về nhận thức của Platông, Arixtốt cho rằng:



Bản chất của con người khát vọng hướng đến tri thức, con người sinh ra để nhận thức, kẻ nào không nhận thức kẻ đó không là con người. Nhận thứcmột quá trình xuất phát từ thực tại khách quan trải qua giai đoạn cảm giác, biểu tượng để đến tư duy, lý luận. Đối tượng nhận thức là hiện thực khách quan, cảm giác là cơ sở của nhận thức. Không có sự tác động của hiện thực khách quan vào giác quan thì sẽ không có một tri thức nào; nhưng nhận thức cảm tính không có khả năng đi sâu vào bản chất sự vật; chỉ có nhận thức lý tính mới khám phá được cái chung, cái phổ biến, cái tất yếu, cái quy luật. Bản chất của sự vật được phát hiện ra nhờ vào quá trình khái quát, trừu tượng hóa...

Mặc dù nhận thức là hoạt động bản tính của linh hồn con người, nhưng trong linh hồn con người không tồn tại tri thức bẩm sinh như Platông thừa nhận. Linh hồn của con người vừa mới sinh ra như một tấm bảng trắng. Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan bên ngoài vào bên trong linh hồn, tức là ghi chép lên linh hồn những dòng chữ tri thức. Nhiệm vụ của khoa học là khám phá ra cái tất yếu - tổng quát, tức cái bản chất, cái quy luật trong các sự vật, hiện tượng riêng lẻ nhằm tích lũy tri thức.

Với bộ óc “bách khoa toàn thư” của mình, Arixtốt vươn lên bao quát và nắm bắt được mọi tri thức khoa học có được lúc bấy giờ. Đối với ông, khoa học là một hệ thống tri thức phức tạp nhằm hướng tới 3 mục đích là: hoạt động đời sống, sáng tạotư biện. Vì vậy, có 3 nhóm khoa học là: khoa học thực hành (đạo đức học, chính trị học...), khoa học sáng tạo (hùng biện, thi ca, nghệ thuật...) và khoa học tư biện - lý thuyết (siêu hình học, vật lý học, toán học, lôgích học...). Càng ngày, khoa học càng nhận thức đầy đủ thế giới và càng đạt được nhiều chân lý, nghĩa là càng có nhiều tri thức hay tư tưởng phù hợp với hiện thực khách quan; còn thực tiễn hay cuộc sống là tiêu chuẩn để xác định sự phù hợp đó.

Muốn đạt được chân lý, tránh sai lầm trong quá trình tìm hiểu bản chất, khám phá quy luật của hiện thực khách quan thì linh hồn lý tính phải được trang bị các phương pháp suy nghĩ đúng đắn, nghĩa là phải tuân thủ những yêu cầu của lôgích học. Đó là tuân theo yêu cầu của quy luật đồng nhất, quy luật phi mâu thuẫn, quy luật triệt tam; hướng tư duy theo các quy tắc tam đoạn luận… Bộ Organon của Arixtốt đã đặt nền móng vững chắc cho bộ môn lôgích hình thức.

e) Quan niệm về đạo đức, về chính trị - xã hội

Cũng như Platông, Arixtốt coi sự mở rộng nhận thức luận vào trong hành vi con người tạo nên đạo đức học; còn chính trị học của ông là sự khai triển đạo đức học vào trong đời sống xã hội. Khi phủ nhận quan điểm Platông coi hạnh phúc của con người gắn liền với thế giới ý niệm, Arixtốt cho rằng:

Lý trí và lẽ phải đời thường là cơ sở của điều thiện, là nền tảng của phẩm hạnh con người; còn ngu dốt, sai lầm là nguồn gốc của cái ác. Phẩm hạnh của con người chỉ là thói quen hiểu thấu chân lý (thông qua giáo dục và đào tạo) hay lẽ phải đời thường (thông qua tập quán lâu đời của cộng đồng) và làm theo chúng một cách tự nhiên, không gò bó. Vì vậy, có hai loại phẩm hạnh. Phẩm hạnh lý tính là hành động dựa theo cái tất yếu và phổ biến. Phẩm hạnh luân lý chính là hành động dựa theo cái trung dung, tức là không thái quá. Con người cảm thấy khoái lạc khi bản thân sống có đức hạnh, khi mình làm điều thiện một cách tự nhiên. Khoái lạc chỉ là một cơ sở của cuộc sống hạnh phúc. Hạnh phúc thật sự của con người phải gắn liền với cuộc sống trần gian, gắn liền với bản tính tự nhiên của mình. Hạnh phúc của con người không chỉ bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan như sự khôn ngoan của lý trí, đức hạnh trong hành vi, sự khoái lạc trong trạng thái... mà còn bị chi phối bởi các điều kiện khách quan như tiền bạc, sức khỏe, tình bạn, xã hội công bằng...

Vậy theo Arixtốt, đời sống đạo đức, hạnh phúc của con người không nằm trong thế giới ý niệm trên trời mà nằm trong thế giới hiện thực dưới đất, nơi trần gian; đồng thời chúng phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, nhu cầu của từng người trong cộng đồng xã hội.

Khi phê phán lý luận về nhà nước lý tưởng của Platông là xa rời thực tế, quá đề cao công ích coi thường lợi ích và sáng kiến cá nhân..., Arixtốt vận dụng thuyết trung dung xây dựng lý luận chính trị - xã hội của riêng mình. Trung tâm của lý luận này là học thuyết về nhà nước. Theo Arixtốt, con người không chỉ là sinh thể biết nhận thức, biết sống có đạo đức mà còn là một động vật chính trị. Con người không thể sống ngoài cộng đồng, bên ngoài sự giao tiếp. Nhà nước là một hình thức giao tiếp cộng đồng cao nhất, trên cả gia đình, dòng họ, làng xã. Con người về bản chất phải thuộc về nhà nước. Chỉ có động vật thuần túy hay Thượng đế mới tồn tại bên ngoài nhà nước.

Sứ mạng của nhà nước đảm bảo cho mọi người (trừ nô lệ, vì nô lệ không phải là con người mà chỉ là công cụ sống biết nói) trong cộng đồng một cuộc sống hạnh phúc với mức độ phúc lợi ngày càng cao. Để thực hiện sứ mạng này nhà nước phải tiến hành hoạt động trên 3 lĩnh vực lập pháp, hành chính và xét xử. Theo ông, chính quyền không nên thuộc về người giàu mà cũng chẳng nên rơi vào tay người nghèo, chính quyền nên thuộc về tầng lớp chủ nô trung lưu. Chế độ chính trị tốt nhất không phải là chế độ dân chủ hay chế độ quân chủ mà là chế độ cộng hòa quý tộc.

Trật tự xã hội bấy giờ (chiếm hữu nô lệ), đối với Arixtốt, là một trật tự xấu, nhưng đó lại là một trật tự xấu cần thiết, vì vậy cần phải bảo vệ nó. Arixtốt xem xét cả mối liên hệ giữa đạo đức và kinh tế trên bình diện xã hội. Theo ông, công bằng trong trao đổi sản phẩm là nền tảng của công bằng xã hội và bình đẳng giữa các cá nhân trong cộng đồng. Arixtốt đòi hỏi phải quan tâm đến lao động và phân công lao động.

Là một con người “khổng lồ” về tư tưởng, Arixtốt đã mở ra một chân trời mênh mông cho khoa học phương Tây phát triển và lý trí Hi Lạp nẩy nở. Nhưng do những hạn chế của lịch sử, và bản thân là nhà tư tưởng của giai câp chủ nô quý tộc, nên về mặt triết học, ông do dự giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm; về mặt chính trị, ông chỉ bảo vệ lợi ích cho tầng lớp chủ nô trung lưu của chính mình.

Chương 5

TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRUNG ĐẠI

I. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN. CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN

1. Điều kiện lịch sử ra đời và phát triển

Sau một thời kỳ phát triển rực rỡ, xã hội Phương Tây bước vào một giai đoạn tăm tối kéo dài khoảng một ngàn năm, từ thế kỷ IV-XIV mà sử sách gọi là “đêm trường trung đại”. So với thời kỳ cổ đại, xã hội Phương Tây vào thời kỳ này đã có những biến đổi lớn.

Về mặt kinh tế - xã hội, đây là thời kỳ tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ, ra đời và phát triển chế độ phong kiến Phương Tây. Áp bức tàn bạo đã dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của những người nô lệ. Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa này đã không xóa bỏ được áp bức, bóc lột mà là thay hình thức áp bức, bóc lột chiếm hữu nô lệ bằng hình thức áp bức, bóc lột phong kiến – nhà thờ tinh vi, thâm độc hơn. Những cuộc đấu tranh giai cấp bên trong và sự tấn công bên ngoài đã làm cho đế chế La Mã nhanh chóng suy tàn rồi sụp đổ. Mối quan hệ giữa chủ nô và nô lệ bị thay thế bằng mối quan hệ giữa chúa đất và nông nô. Nền sản xuất xã hội chuyển từ tính chất hàng hóa nhỏ, tiểu thủ công có sự mở cửa, quan hệ buôn bán với dân bên ngoài sang tính chất tự cung, tự cấp, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, làm cho sự cát cứ phong kiến nhanh chóng trở thành một hiện tượng phổ biến. Các thái ấp hình thành khắp nơi. Mỗi một thái ấp là một lãnh địa, một vương quốc riêng của một lãnh chúa phong kiến. Người nông dân không chỉ bị lệ thuộc vào các lãnh chúa phong kiến, địa chủ về mặt ruộng đất mà còn cả về mặt thân thể cá nhân; trên thực tế, họ không có quyền lợi gì về mặt chính trị.

Về mặt tinh thần, thời kỳ trung đại ở Phương Tây là thời kỳ thống trị của Nhà thờ Thiên chúa giáo. Nhà thờ là một thế lực hùng mạnh không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị, tinh thần. Sự cát cứ phong kiến làm nảy sinh nhu cầu phải có một sự thống nhất trong hoạt động. Thiên chúa giáo là công cụ tinh thần thiêng liêng giúp thực hiện sự thống nhất đó. Hơn nữa, Thiên Chúa giáo còn mang lại niềm tin duy nhất cho đông đảo nông dân bị tước hết mọi quyền lợi, và đặc biệt tối tăm về trí tuệ. Thiên chúa giáo đã thực sự trở thành tôn giáo cần thiết cho xã hội Phương Tây trong thời kỳ này.

Tóm lại, xã hội Phương Tây thời kỳ trung đại đã chịu sự ảnh hưởng bao trùm của hai thế lực là thế quyền phong kiến và thần quyền Thiên chúa giáo.

2. Những đặc điểm cơ bản

Dù chế độ phong kiến trung đại là một bước tiến so với chế độ chiếm hữu nô lệ cổ đại, nhưng triết học của thời kỳ này lại là một bước lùi so với triết học thời kỳ cổ đại. Nền triết học thời này nổi bật những đặc điểm cơ bản như sau:

Một là, triết học Phương Tây thời kỳ trung đại là triết học - thần học. Trong điều kiện tôn giáo thống trị mọi mặt đời sống tinh thần của xã hội thì khoa học và triết học không thể không bị phụ thuộc vào thần học. Lúc này, tín điều của Nhà thờ trở thành cơ sở cho mọi hành vi hoạt động của con người; thế giới quan thần học bao trùm lên đời sống tinh thần của họ. Triết học trở thành công cụ để chứng minh cho giáo lý của Nhà thờ. Nó phải “luận chứng” cho niềm tin cao hơn lý trí; nó giúp khẳng định vai trò sáng thế và kiến tạo trật tự xã hội của Thượng đế… Ngoài ra, nó còn là công cụ tuyên truyền cho trật tự phong kiến, làm cho quần chúng tin vào sự bất bình đẳng và sự bóc lột trong xã hội là do sự định đoạt sẵn của Đấng bề trên.

Hai là, triết học Phương Tây thời kỳ trung đại mang tính kinh viện, xa rời cuộc sống hiện thực. Triết học này chỉ bàn những vấn đề viển vông, không gắn với thực tế, và được giảng dạy trong các trường học của Nhà thờ. Chẳng hạn có lúc các nhà triết học kinh viện tranh cãi nhau về vấn đề hoa hồng trên thượng giới có gai hay không? Thượng đế với quyền năng vô biên của mình có thể tạo ra được hòn đá mà bản thân Ngài cũng không mang nổi hay không? … Vấn đề quan hệ giữa cái chung và cái riêng, tức giữa khái niệm và sự vật riêng lẻ với những phẩm chất cá biệt, là vấn đề sôi động của triết học kinh viện. Khi giải quyết vấn đề này, triết học kinh viện đã bị phân hóa ra thành chủ nghĩa duy thực (thuyết cho rằng chỉ có cái chung mới thật sự tồn tại) và chủ nghĩa duy danh (thuyết cho rằng chỉ có cái riêng mới thật sự tồn tại). Cuộc đấu tranh giữa hai thuyết này đã để lại một dấu ấn rất sâu trong lịch sử tư tưởng Phương Tây và kéo dài sang tận thời cận đại.


Каталог: file -> downloadfile1 -> 293
293 -> VĂn phòng chính phủ
293 -> Đề tài: Sự tập trung hóa báo chí ở các nước tư bản chủ nghĩa Giảng viên hướng dẫn
293 -> Chiến dịch đánh Tống 1075
293 -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
293 -> BỘ thông tin và truyềN thông số: 956/QĐ-btttt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
293 -> Các lệnh nhảy, vòng lặp và lệnh gọi
293 -> 143 NĂm vưƠng triều nguyễN (1802-1945)
293 -> Chương I các bộ VI điều khiển 8051 1 các bộ VI điều khiển và các bộ xử lý nhúng
293 -> HÀ NỘI – 2006 BỘ XÂy dựng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
293 -> Số 13 Tháng 3/2008 Chiều hướng phát triển dân số và học sinh, hiện tại và tương lai Vũ Quang Việt

tải về 1.37 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương