Lời Giới Thiệu Lịch sử Triết học


II. CÁC TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC



tải về 1.37 Mb.
trang5/16
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.37 Mb.
#11086
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

II. CÁC TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC


Các trường phái triết học Hi Lạp cổ đại rất đa dạng, song nhìn chung, chúng thể hiện rõ khuynh hướng nhất nguyên (chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm) hay khuynh hướng nhị nguyên một cách rõ ràng và khá nhất quán.

A. CHỦ NGHĨA DUY VẬT


Là một trào lưu triết học chủ đạo của Hi lạp cổ đại, chủ nghĩa duy vật được hình thành từ trường phái Milê - Hêraclít, trải qua trường phái đa nguyên và đạt được đỉnh cao trong trường phái nguyên tử luận.

1. Trường phái Milê28

Trường phái triết học Milê do 3 nhà triết học duy vật là Talét, Anaximăngđrơ, Anaximen (Thalès, Anaximandre, Anaximène) xây dựng, nhằm làm sáng rõ bản nguyên vật chất của thế giới. Nếu bản nguyên vật chất của thế giới được Talét cho là nước, thì Anaximăngđrơ cho là apeiron, còn Anaximen cho là không khí.

Xuất thân trong một gia đình thương gia giàu có, Talét (624-547 TCN) không chỉ là nhà triết học mà còn là nhà toán học, nhà thiên văn học… Ông chủ trương giải thích giới tự nhiên không phải bằng tín điều mà bằng sự kiện quan sát. Từ chỗ nhận thấy mọi hạt giống, thức ăn, bản thân của mọi sinh vật đều ẩm ướt... mà nguồn gốc của các vật thể ẩm ướt chính là nước, hơn nữa đại lục nổi trên đại dương… mà ông kết luận: Nước là yếu tố đầu tiên, là bản nguyên của vạn vật; vạn vật bắt đầu từ nước và luôn quay trở về với nước; không có nước thì không có gì cả. Nước tồn tại vĩnh viễn, còn mọi vật do nó tạo ra thì không ngừng sinh ra, biến đổi và mất đi. Thế giới là một chỉnh thể thống nhất, tồn tại tựa như một vòng biến đổi tuần hoàn không ngừng nghỉ mà nước là nền tảng của vòng biến đổi tuần hoàn đó.

Theo Anaximăngđrơ, apeiron là cái vô định hình, bởi vì nó chứa trong mình những lực lượng đối lập nhau; chính sự đấu tranh của những lực lượng đối lập này mà vạn vật có hình thể, tính chất khác nhau được sinh ra, và sau đó, các vật đối lập nhau sẽ hủy diệt nhau để trở về với apeiron...

Còn theo Anaximen, do có năng lực tụ tánkhông khí có thể biến thành nước, đất, đá,… hay lửa. Lửa do nhẹ mà bay lên tạo thành bầu trời. Đất đá do nặng mà rơi xuống tạo thành tâm vũ trụ. Và từ chúng vạn vật ra đời.

Những quan niệm triết học duy vật của trường phái Milê tuy còn mộc mạc, thô sơ nhưng có ý nghĩa vô thần chống lại thế giới quan thần thoại đương thời và đã chứa đựng những yếu tố biện chứng chất phác.



2. Trường phái Hêraclít

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình quý tộc chủ nô ở thành phố Êphétdơ (Éphése), Hêraclít (Héraclite, 530-470 TCN) sớm trở thành một nhà triết học duy vật thể hiện rõ các tư tưởng biện chứng chất phác thời cổ Hi Lạp.



+ Khi coi bản nguyên của thế giớilửa, Hêraclít cho rằng, vạn vật đều từ lửa mà ra, rồi sau đó sẽ mất đi để quay về với lửa, nhưng tuỳ theo độ của lửa mà vạn vật có thể chuyển hóa – thay đổi trạng thái. Dưới tác động của lửa, đất trở thành nước, nước trở thành không khí..., và ngược lại. Vũ trụ không phải do Thượng đế hay một lực lượng siêu nhiên nào đó tạo ra, mà nó đã, đangsẽ mãi mãi là ngọn lửa vĩnh hằng, không ngừng bùng cháy và tàn lụi, tàn lụi và bùng cháy theo cái lôgốt (logos - quy luật, trật tự) nội tại của chính mình. Ngọn lửa vũ trụ không chỉ tạo ra các sự vật vật chất mà còn sản sinh ra cả các hiện tượng tinh thần, tạo ra các linh hồn. Là một biểu hiện của lửa, nhưng ngoài lửa ra, trong linh hồn con người còn có những phần tử ẩm ướt nên mới sinh ra người tốt - kẻ xấu, người khôn – kẻ ngu…

+ Xuất phát từ quan niệm vận động của vật chất là vĩnh viễn, và dựa vào kinh nghiệm mà Hêraclít cho rằng:

- Trong thế giới, không có sự vật, hiện tượng nào đứng im tuyệt đối, mà vạn vật vừa tồn tại vừa không tồn tại, chúng luôn trôi qua, luôn nằm trong quá trình không ngừng sinh thành, biến đổi và chuyển hóa, cái này biến hóa thành cái kia và ngược lại, “không ai tắm được hai lần trong cùng một dòng sông”...

- Thế giới vật chất vừa đa dạng vừa thống nhất, bao gồm các sự vật, hiện tượng - những trạng thái quá độ của lửa, chứa đựng trong mình các mặt đối lập; mọi sự chuyển hóa của các mặt đối lập đều phải thông qua đấu tranh; đấu tranh là “cha đẻ” của tất cả

+ Hêraclít cho rằng, nhận thức thế giới là phát hiện ra cái lôgốt, tức cái quy luật, trật tự của vũ trụ, phát hiện ra tính hài hòaxung đột của những mặt đối lập tồn tại trong các sự vật, hiện tượng đa dạng trong thế giới. Dù quá trình nhận thức bắt đầu từ cảm tính, nhưng cảm tính không đủ để khám phá bí ẩn của tự nhiên; vì vậy, muốn nhận thức thấu suốt tự nhiên phải sử dụng tư duy, lý tính. Tuy nhiên, chân lý mang tính tương đối vì còn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh…

Như vậy, Hêraclít là nhà triết học đã nêu lên các phỏng đoán thiên tài về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Dù chưa trình bày các quan niệm biện chứng như một hệ thống, nhưng hầu hết các luận điểm cốt lõi của phép biện chứng đều đã được ông đề cập đến dưới dạng danh ngôn, tỷ dụ, hay những phát biểu mang tính chất triết lý sâu sắc. Phép biện chứng duy vật chất phác là đóng góp của triết học Hêraclít vào kho tàng tư tưởng của nhân loại.



3. Trường phái đa nguyên

Để lý giải tính đa dạng của vạn vật trong thế giới theo tinh thần duy vật, Empêđốc (Empédocle, ~490-430) và Anaxago (Anaxagore, ~500-428) cố vượt qua quan niệm đơn nguyên sơ khai của các trường phái Milê - Hêraclít, xây dựng quan niệm đa nguyên về bản chất của thế giới vật chất đa dạng.



  • Empêđốc thừa nhận sự tồn tại của 4 khởi nguyên độc lập, bất biến là: đất, nước, không khí, lửa; chúng chịu sự tác động của 2 loại lực là: tình yêu hận thù. Dưới sự tác dụng lực tình yêu, đất, nước, không khí, lửa kết hợp lại tạo nên vạn vật; nhưng dưới tác dụng của lực hận thù chúng bị chia tách ra làm vạn vật mất đi. Tuỳ thuộc vào liều lượng của các yếu tố đất, nước, không khí, lửa, và tuỳ thuộc vào mức độ tác động của 2 loại lực tình yêu và hận thù mà vạn vật khác nhau xuất hiện hay biến mất.

Dựa trên quan điểm này, Empêđốc cho rằng, vũ trụ luôn vận động trải qua chu trình phát triển gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn 1, tình yêu chiến thắng và ngự ở tâm vũ trụ, hận thù bị thất bại và bị đẩy ra ngoài biên, vũ trụ như một quả cầu duy nhất, đồng nhất, thống nhất, không phân chia. Giai đoạn 2, hận thù tiến dần vào tâm vũ trụ, tình yêu bị đẩy ra khỏi tâm, vũ trụ - quả cầu duy nhất, đồng nhất, thống nhất bắt đầu phân hóa. Giai đoạn 3, hận thù chiến thắng và ngự ở tâm vũ trụ, tình yêu thất bại, bị đẩy ra ngoài biên, vũ trụ hoàn toàn bị phân hóa ra thành 4 yếu tố đất, nước, không khí, lửa; Giai đoạn 4, tình yêu tiến dần vào tâm vũ trụ, hận thù bị đẩy ra khỏi tâm, dưới sự tác động của tình yêu và hận thù 4 yếu tố đất, nước, không khí, lửa kết hợp lại với nhau tạo nên sự vật, hay tách ra khỏi nhau làm sự vật mất đi.

  • Tiếp nối quan điểm đa nguyên của Empêđốc, nhưng Anaxago - nhà triết học đầu tiên ở Aten không cho rằng, vạn vật là sự kết hợp của đất, nước, không khí và lửa; mà ông cho rằng, vạn vật phải được sinh ra từ những cái tương tự như chúng, và ông gọi cái đó là các hạt giống – cái bảo tồn và phát triển tính chất của sự vật cùng loại. Hạt giống cực nhỏ và có thể phân chia đến vô tận (liên tục). Do vạn vật có vô số nên tồn tại vô số hạt giống. Mỗi sự vật vật chất chứa đựng trong mình mọi hạt giống của các sự vật khác nhưng nó chỉ bị quy định bởi tính chất hạt giống của chính nó. Do vậy mà sự biến hóa về chất của vạn vật là kết quả thay thế phần lớn các hạt giống trong chúng…

Để các hạt giống sinh sôi, nẩy nở hay thay thế cho nhau phải cần có một động lực. Đó là Nus – trí tuệ thuần túy hay linh hồn của thế giới. Nus đưa thế giới thoát khỏi sự hỗn độn, tiếp tục trên con đường vận động, biến hóa của mình, đồng thời đó cũng là quá trình Nus nhận thức bản thân thế giới.

Như vậy, theo Anaxago, mầm nào sẽ sinh ra giống nấy; nhưng do mỗi hạt giống có thể được phân chia đến vô cùng và bản thân nó không đồng nhất, nghĩa là nó chứa tất cả các hạt giống khác ở liều lượng nhỏ hơn, cho nên: mỗi cái chứa mọi cái. Đây là một ý tưởng biện chứng khá độc đáo mà khoa học hiện đại đang khai thác.

Không bằng lòng với quan điểm đơn nguyên sơ khai của phái Milê - Hêraclít, Empêđốc và Anaxago cố gắng thay thế nó bằng quan điểm đa nguyên. Tuy nhiên, quan điểm đa nguyên của họ cũng mang tính sơ khai, nghĩa là còn nhiều hạn chế. Những hạn chế này được khắc phục trong thuyết nguyên tử luận.

4. Trường phái nguyên tử luận

Đỉnh cao của triết học duy vật Hi Lạp cổ đại được thể hiện trong trường phái nguyên tử luận (thế kỷ thứ V-III TCN) với các đại biểu Lơxíp, Đêmôcrít và Êpicua (Leucippe, Démocrite và Epicure). Trong đó, Lơxíp là người đầu tiên nêu lên các quan niệm về nguyên tử, Đêmôcrít là người phát triển các quan niệm này thành một hệ thống chặt chẽ, còn Êpicua là người củng cố và bảo vệ thuyết nguyên tử vào thời La Mã hóa.



  • Cũng giống như thầy của mình là Pácmêníc, Lơxíp (~500-440 TCN) cho rằng cái tồn tại (nguyên tử) tồn tại, nhưng khác với Pácmêníc, ông cho rằng cái không tồn tại (chân không) cũng tồn tại. Nguyên tử chân không cùng là khởi nguyên của thế giới. Trong vũ trụ, luôn có những cơn lốc xoáy của các nguyên tử xảy ra trong chân không, do vậy mà các nguyên tử cùng kích thước tụ lại với nhau theo từng loại để tạo nên đất, nước, lửa, không khí. Từ đó tạo ra vùng đất và bầu trời cùng các tinh tú rực sáng - sự kết tụ của nhiều nguyên tử có tốc độ vận động rất lớn. Vạn vật trong vũ trụ đều sinh, diệt theo luật nhân quả…

Những tư tưởng về nguyên tử của Lơxíp đã được người học trò xuất sắc của mình là Đêmôcrít hệ thống hóa và phát triển thêm tạo thành một hệ thống lý luận chặt chẽ và có sức thuyết phục của trường phái nguyên tử luận – đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật thời cổ Hi Lạp.

  • Sinh trưởng trong một gia đình chủ nô dân chủ ở thành Apđe (Abdère), Đêmôcrít (460-370 TCN) sớm tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trong khu vực, am hiểu nhiều lĩnh vực khoa học và viết khoảng 70 tác phẩm29. Là đại biểu kiệt xuất nhất của chủ nghĩa duy vật và tầng lớp chủ nô dân chủ thời cổ Hi Lạp, Đêmôcrít đã xây dựng trường phái nguyên tử luận mà nội dung lý luận bao gồm các bộ phận sau:

a) Thuyết nguyên tử

Theo ông, vũ trụ được cấu thành bởi hai thực thể đầu tiên là nguyên tửchân không.



Nguyên tử là những hạt vật chất cực nhỏ, không nhìn thấy, không phân chia được, không biến đổi, luôn vận động và tồn tại vĩnh viễn. Nguyên tử giống nhau về chất nhưng khác nhau về hình dạng (hình cầu, hình móc câu, hình tứ diện, hình lõm...), về kích thước, về tư thế (nằm ngang, đứng, nghiêng). Cũng giống như sự kết hợp của các chữ cái tạo thành các từ ngữ, thì ở đây, sự kết hợp của các nguyên tử tạo thành các sự vật trong thế giới.

Chân không (không gian trống rỗng) không có kích thước và hình dáng, nhưng vô tận và duy nhất; nó là điều kiện cần thiết cho sự vận động của nguyên tử.

Trong chân không, nguyên tử vận động theo nhiều hướng, theo nhiều kiểu: lúc chúng cố kết tụ lại, lúc chúng tách rời tán rộng ra. Các nguyên tử, khi cố kết tụ lại thì sự vật được tạo thành, và khi chúng tách rời nhau ra thì sự vật biến mất. Khi chuyển động chúng sẽ va chạm vào nhau để tạo thành một cơn xoáy lốc nguyên tử. Cơn xoáy này đẩy các nguyên tử nhỏ nhẹ ra bên ngoài, còn các nguyên tử to nặng thì được quy tụ vào tâm; nhờ đó mà các tầng lớp nguyên tử cùng kiểu dáng, kích thước và trọng lượng như đất, nước, không khí, lửa... được tạo thành; và từ đây, hình thành Trái Đất, sự sống, con người cùng các thiên thể trên bầu trời, trong vũ trụ…

Theo Đêmôcrít, sự sống phát sinh từ những vật thể ẩm ướt, dưới tác dụng của nhiệt độ. Sinh vật sống đầu tiên được hình thành từ nước bùn, chúng sống dưới nước, sau đó lên sống trên cạn và tiến hóa dần dần đưa đến sự xuất hiện con người.

Chỉ có sinh vật mới có linh hồn. Linh hồn cũng được tạo thành từ các nguyên tử, nhưng đó là các nguyên tử hình cầu, nhẹ, nóng và chuyển động nhanh. Linh hồn khả tử, nó sẽ rời thể xác và tan rã ra thành các nguyên tử dạng lửa khi sinh vật chết.

Nguyên tử vận động trong chân không theo luật nhân quả mang tính tất nhiên tuyệt đối. Trong thế giới, mọi sự vật, hiện tượng xảy ra đều theo lẽ tất nhiên; vì vậy, bản tính thế giới là tất nhiên. Sự thiếu hiểu biết, sự bất lực trong nhận thức của con người mới sinh ra cái ngẫu nhiên; ngẫu nhiên mang tính chủ quan.

Như vậy, vạn vật trong thế giới, dù là vô sinh hay hữu sinh, đều xuất hiện và mất đi một cách tự nhiên, không do thần thánh hay ai đó sáng tạo ra. Thậm chí, nếu có thần thánh thì họ cũng được tạo ra từ nguyên tử và tồn tại trong chân không. Mặc dù Đêmôcrít không lý giải được nguồn gốc của vận động, không biết được linh hồn là hiện tượng tinh thần; nhưng việc ông khẳng định bản chất thế giới là vật chất - nguyên tử luôn vận động theo quy luật nhân quả; vũ trụ vật chất là vô hạn và đa dạng, không được sáng tạo và không bị hủy diệt bởi các thế lực siêu nhiên... là quan niệm duy vật, vô thần dũng cảm đương thời. Đêmôcrít đã cống hiến cho khoa học tự nhiên và chủ nghĩa duy vật tư tưởng nổi tiếng về nguyên tử.



b) Quan niệm về nhận thức

Đêmôcrít cho rằng, mọi nhận thức của con người đều có nội dung chân thực, nhưng mức độ rõ ràng, đầy đủ của chúng khác nhau. Ông chia nhận thức chân thực của con người ra làm hai dạng có liên hệ mật thiết với nhau là nhận thức mờ tối do giác quan mang lại, tức nhận thức cảm tính, và nhận thức sáng suốt do suy đoán đem đến, tức nhận thức lý tính. Nhận thức mờ tối chỉ cho ta biết được dáng vẻ bề ngoài của sự vật. Muốn khám phá ra bản chất của sự vật cần phải tiến hành nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính đáng tin cậy, nhưng đó lại là một quá trình đầy khó khăn, phức tạp và đòi hỏi phải có một năng lực tư duy tìm tòi khám phá của con người khao khát hiểu biết.

Như vậy, theo Đêmôcrít, nhận thức cảm tính là tiền đề của nhận thức lý tính; muốn nắm bắt bản chất thế giới không thể không sử dụng nhận thức lý tính. Khi đề cao nhận thức lý tính, Đêmôcrít tiến hành xây dựng các phương pháp nhận thức lôgích như quy nạp, so sánh, giả thuyết, định nghĩa. Ông được Arixtốt coi là nhà lôgích học đầu tiên phát biểu về nội dung lôgích học.

c) Quan niệm về đạo đức - xã hội

Đêmôcrít cho rằng, đạo đức học giúp làm rõ số phận, cuộc sống và hướng dẫn hành vi, thái độ của từng con người. Sự hiểu biết là cơ sở của hành vi đạo đức. Sống đúng mực, ôn hòa, không gây hại cho mình và cho người là sống có đạo đức. Hạnh phúc của con người là trạng thái mà trong đó con người sống trong sự hưởng lạc vừa phải trong sự thanh thản của tâm hồn tự do. Mặc dù Đêmôcrít coi hạnh phúc hay bất hạnh, tốt hay xấu… đều phải dựa trên nghề nghiệp, nhưng ông luôn phản đối sự giàu có quá đáng, phản đối sự trục lợi bất lương, bởi vì chúng là cội nguồn dẫn tới sự bất hạnh cho con người. Ông luôn đề cao những hành động vị nghĩa cao thượng của con người, bởi vì chỉ có những hành vi đầy nghĩa khí mới làm cho con người trở thành vĩ đại.

Theo Đêmôcrít, con người lúc đầu sống theo bầy đàn, ăn lông ở lỗ nhưng do nhu cầu giao tiếp mà có tiếng nói; do nhu cầu ăn ở mà có nhà cửa, quần áo, biết chăn nuôi, săn bắn, trồng trọt...; nghĩa là, nhu cầu vật chất để tồn tại và phát triển của con người là động lực phát triển xã hội.

Là đại biểu của tầng lớp chủ nô dân chủ, Đêmôcrít luôn xuất phát từ quan niệm duy vật để bảo vệ quyền lợi của tầng lớp mình, bảo vệ chế độ dân chủ chủ nô. Theo ông, chế độ dân chủ chủ nô phải gắn liền với nền thương mại và sản xuất thủ công, nhưng nó cũng phải gắn liền với tình thân ái, với tính ôn hòa và lợi ích chung của công dân tự do, chứ không phải của nô lệ. Nô lệ cần phải tuân theo mệnh lệnh của ông chủ. Nhà nước cộng hòa dân cử là nền tảng của chế độ dân chủ chủ nô phải biết tự điều hành hoạt động của mình theo các chuẩn mực đạo đức và pháp lý. Quản lý nhà nước phải coi như một nghệ thuật mang lại cho con người hạnh phúc, vinh quang, tự do và dân chủ.

Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế nhưng với những thành tựu đạt được, Đêmôcrít đã nâng chủ nghĩa duy vật Hi Lạp lên đỉnh cao, làm cho nó đủ sức đương đầu chống lại các trào lưu duy tâm đang thịnh hành bấy giờ, mà sau đó là trào lưu duy tâm nổi tiếng của Platông.


  • Khác với quan điểm của Đêmôcrít, Êpicua (341-270 TCN) cho rằng, nguyên tử có trọng lượng, và do có trọng lượng mà nguyên tử tự vận động không chỉ theo chiều thẳng đứng mà còn theo chiều xiên. Điều này nói rằng, ông không chỉ thừa nhận tính tất nhiên mà còn thừa nhận tính ngẫu nhiên chi phối sự vận động của vạn vật đang xảy ra trong thế giới. Ông vừa chống lại các quan điểm phủ nhận tính quy luật tất yếu, vừa chống lại thuyết định mệnh… Là một nhà vô thần, ông cho rằng nguồn gốc của tôn giáo là do nhận thức sai lầm và tâm lý đau khổ của con người tạo ra. Ông phủ nhận sự can thiệp của thần thánh, và khuyên con người nên dừng ở mức vừa phải, không thái quá và biết giữ gìn sức khỏe để có thể vượt qua mọi nỗi bất hạnh.


Каталог: file -> downloadfile1 -> 293
293 -> VĂn phòng chính phủ
293 -> Đề tài: Sự tập trung hóa báo chí ở các nước tư bản chủ nghĩa Giảng viên hướng dẫn
293 -> Chiến dịch đánh Tống 1075
293 -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
293 -> BỘ thông tin và truyềN thông số: 956/QĐ-btttt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
293 -> Các lệnh nhảy, vòng lặp và lệnh gọi
293 -> 143 NĂm vưƠng triều nguyễN (1802-1945)
293 -> Chương I các bộ VI điều khiển 8051 1 các bộ VI điều khiển và các bộ xử lý nhúng
293 -> HÀ NỘI – 2006 BỘ XÂy dựng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
293 -> Số 13 Tháng 3/2008 Chiều hướng phát triển dân số và học sinh, hiện tại và tương lai Vũ Quang Việt

tải về 1.37 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương