Lời Giới Thiệu Lịch sử Triết học


I. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN. CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN



tải về 1.37 Mb.
trang4/16
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích1.37 Mb.
#11086
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

I. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN. CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN


1. Điều kiện lịch sử ra đời và phát triển

Hy Lạp cổ đại là một quốc gia có khí hậu ôn hòa và rộng lớn bao gồm miền Nam bán đảo Bancăng, miền ven biển phía tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở biển Êgiê. Miền lục địa Hi Lạp chia thành 3 khu vực: Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ. Trung bộ có nhiều dãy núi ngang dọc và những đồng bằng trù phú với những thành phố quan trọng như Aten (Athènes). Nam bộ là bán đảo Pêlôpôngnedơ (Péloponnèse) với nhiều đồng bằng rộng lớn phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng trọt. Vùng bờ biển phía đông của bán đảo Bancăng khúc khủy tạo nên nhiều vịnh, hải cảng thuận lợi cho ngành hàng hải phát triển. Các đảo trên biển Êgiê là nơi trung chuyển cho việc đi lại, buôn bán giữa Hi Lạp với các nước ở Tiểu Á và Bắc Phi. Còn vùng ven biển Tiểu Á là đầu mối thông thương giữa Hi Lạp và các nước phương Đông... Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy nên Hi Lạp cổ đại sớm trở thành một quốc gia chiếm hữu nô lệ có một nền công - thương nghiệp phát triển, một nền văn hóa tinh thần phong phú đa dạng. Lịch sử Hy Lạp cổ đại trải qua 4 thời kỳ: thời kỳ Cờrét – Myxen (Crète – Mycens), thời kỳ Hôme (Homère), thời kỳ thành bang, thời kỳ Maxêđôin (Macédoine).



+ Thời kỳ Cờrét – Myxen (đầu thiên niên kỷ III - thế kỷ XII TCN): Dựa trên công cụ đồng thau, ở vùng Cờrét và Myxen đã hình thành các nhà nước hùng mạnh. Năm 1194 - 1184 TCN, Myxen đã tấn công và tiêu diệt thành Tơroa (Troie) ở Tiểu Á; nhưng sau đó, người Đôriêng với vũ khí bằng sắt tiến xuống và tiêu diệt các quốc gia ở Cờrét và Myxen.

+ Thời kỳ Hôme26 (thế kỷ XI-IX TCN): Đây là thời kỳ Hi Lạp cổ đại bước vào xã hội chiếm hữu nô lệ với sự xuất hiện và nhanh chóng khẳng định của chế độ sở hữu tư nhân kéo theo sự phân hóa giàu nghèo, sự ra đời và xung đột giai cấp diễn ra mạnh mẽ.

+ Thời kỳ thành bang (thế kỷ VIII–VI TCN): Đây là thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử Hi Lạp cổ đại. Lúc bấy giờ đồ sắt được dùng phổ biến, năng xuất lao động tăng nhanh, sản phẩm thặng dư dồi dào, chế độ sở hữu tư nhân được củng cố… Xã hội bị phân hóa ra thành hai giai cấp xung đột nhau là chủ nô và nô lệ. Lao động bị phân hóa thành lao động chân tay và lao động trí óc. Đất nước bị phân chia thành nhiều nước nhỏ; mỗi nước lấy một thành phố làm trung tâm, trong đó, Xpát (Sparte) và Aten là hai thành bang hùng mạnh nhất, làm nồng cốt cho lịch sử Hi Lạp cổ đại.

Nằm ở phía Nam bán đảo Pêlôpôngnedơ, thành bang Xpát bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế – văn hóa, nhưng lại mạnh về quân sự, do đó nó đã chi phối các thành bang lân cạnh. Năm 530 TCN, Xpát đã cầm đầu đồng minh Pêlôpôngnedơ tranh quyền bá chủ ở Hi Lạp.

Do phát triển mạnh về công - thương nghiệp và trải qua nhiều lần cải cách dân chủ nên thành bang Aten có chế độ dân chủ và nền kinh tế – văn hóa phát triển rực rỡ nhất lúc bấy giờ. Năm 490 TCN, quân Ba Tư xâm lược Hi Lạp, nhưng sau đó, năm 479 TCN, đã bị quân đội Aten đánh bại trên cánh đồng Maratông. Vào năm 478 TCN, nhờ sức mạnh của mình mà Aten đã quy tụ 200 thành bang khác thành lập đồng minh Đêlốt (Délos).

Do thực hành đường lối chính trị – kinh tế khác nhau mà vào năm 431 TCN, cuộc chiến tranh giữa hai đồng minh Pêlôpôngnedơ và Đêlốt đã xảy ra ở Pêlôpôngnedơ. Năm 404 TCN, cuộc chiến kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của đồng minh Đêlốt. Do lúc bấy giờ không có thành bang nào đủ mạnh để làm bá chủ nên Hi Lạp cổ đại lại rơi vào một cuộc tranh giành quyền lực mới.



Thời kỳ Maxêđôin27: Năm 337 TCN, nhờ giành được chiến thắng quyết định mà vua Philíp II (382 – 336 TCN) của xứ Maxêđôin triệu tập hội nghị toàn Hi Lạp thông qua quyết định giao cho Maxêđôin quyền chỉ huy quân đội toàn Hi Lạp để tấn công Ba Tư. Năm 336 TCN, Philíp II mất, con là Alécxănđrơ (Alexandre, 356-323 TCN) lên ngôi. Từ năm 334 đến 325 TCN, Alécxănđrơ đã chinh phục cả một vùng rộng lớn Ba Tư, Tây An Độ, Bắc Phi và lập nên đế quốc Maxêđôin đóng đô ở Babilon. Năm 323 TCN, do Alécxănđrơ chết đột ngột mà các tướng lĩnh đã đánh nhau để tranh giành quyền lực. Sang thế kỷ III TCN, đế quốc này bị chia thành 3 nước lớn (Maxêđôin - Hi Lạp, Ai Cập và Xini) và vài nước nhỏ.

Vào lúc này, ở phía tây Hi Lạp, La Mã đã trở thành một đế quốc hùng mạnh, nó đang theo đuổi mưu đồ chinh phục phía đông Địa Trung Hải. Năm 168 TCN, Maxêđôin bị La Mã tiêu diệt. Năm 146, Hi Lạp bị nhập vào La Mã, và sau đó, đế quốc này chinh phục dần các quốc gia phương Đông khác...

Chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp cổ đại kéo dài cho tới thế kỷ thứ IV. Trong thời đại này, người Hi Lạp đã xây dựng một nền văn minh vô cùng xán lạn với những thành tựu rực rỡ thuộc các lĩnh vực khác nhau. Chúng là cơ sở hình thành nên nền văn minh phương Tây hiện đại. Vì vậy, Angghen đã nhận xét: “Không có cơ sở văn minh Hi Lạp và đế quốc La Mã thì cũng không có châu Au hiện đại được”. Về văn học, người Hi Lạp đã để lại một kho tàng thần thoại rất phong phú, những tập thơ chứa chan tình cảm, những vở kịch hấp dẫn… phản ánh cuộc sống sôi động, lao động bền bỉ, cuộc đấu tranh kiên cường chống lại những lực lượng tự nhiên – xã hội… của người Hi Lạp cổ đại. Về nghệ thuật, người Hi Lạp đã để lại các công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa có giá trị. Về luật pháp, người Hi Lạp đã sớm xây dựng một nền pháp luật và được thực hiện khá nghiêm tại thành bang Aten. Về khoa học tự nhiên, các thành tựu toán học, thiên văn, vật lý… được các nhà khoa học tên tuổi như Talét, Pytago, Ácximét, Ơclít… sớm phát hiện ra. Đặc biệt, người Hi Lạp cổ đại đã để lại một di sản triết học đồ sộ và sâu sắc.

Chế độ chiếm hữu nô lệ đã tạo cơ sở cho sự phân hóa lao động và đề cao lao động trí óc, coi thường lao động chân tay. Điều này thúc đẩy sự hình thành tầng lớp tri thức biết xây dựng và sử dụng hiệu quả tư duy lý luận để nghiên cứu triết họckhoa học. Triết học và khoa học đã ra đời và phát triển mạnh mẽ. Nền triết học Hi Lạp cổ đại cũng trải qua giai đoạn hình thành, phát triển và suy tàn cùng với lịch sử Hi Lạp cổ đại.

2. Những đặc điểm cơ bản

Triết học Hy Lạp cổ đại được coi là đỉnh cao của nền văn minh cổ đại, và là một trong những điểm xuất phát của lịch sử triết học thế giới. Nền triết học này có những đặc điểm sau:

Một là, triết học Hy Lạp cổ đại thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ nô thống trị. Nó là công cụ lý luận để giai cấp này duy trì trật tự xã hội, củng cố vai trò thống trị của mình.

Hai là, trong triết học Hy Lạp cổ đại có sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái duy vật - duy tâm, biện chứng - siêu hình, vô thần - hữu thần. Trong đó, điển hình là cuộc đấu tranh giữa trào lưu duy vật của Đêmôcrít và trào lưu duy tâm của Platông, giữa trường phái siêu hình của Pácmênít và trường phái biện chứng của Hêraclít…

Ba là, triết học Hy Lạp cổ đại gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau nhằm xây dựng bức tranh về thế giới như một hình ảnh chỉnh thể thống nhất mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong nó. Do trình độ tư duy lý luận còn thấp, nên khoa học tự nhiên chưa đạt tới trình độ mổ xẻ, phân tích tự nhiên để đi sâu vào bản chất sự vật, mà nó mới nghiên cứu tự nhiên trong tổng thể để dựng nên bức tranh tổng quát về thế giới. Vì vậy, các nhà triết học đồng thời là các nhà khoa học tự nhiên, họ quan sát trực tiếp các hiện tượng tự nhiên để rút ra những kết luận triết học.

Bốn là, triết học Hy Lạp cổ đại đã xây dựng nên phép biện chứng chất phác. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại nghiên cứu phép biện chứng để nâng cao nghệ thuật hùng biện, để bảo vệ quan điểm triết học của mình, để tìm ra chân lý. Họ đã phát hiện ra nhiều yếu tố của phép biện chứng, nhưng chưa trình bày chúng như một hệ thống lý luận chặt chẽ.

Năm là, triết học Hy Lạp coi trọng vấn đề con người. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về con người, cố lí giải vấn đề quan hệ giữa linh hồn và thể xác, về đời sống đạo đức – chính trị – xã hội của họ. Dù còn có nhiều bất đồng, song nhìn chung, các triết gia đều khẳng định con người là tinh hoa cao quí nhất của tạo hóa.


Каталог: file -> downloadfile1 -> 293
293 -> VĂn phòng chính phủ
293 -> Đề tài: Sự tập trung hóa báo chí ở các nước tư bản chủ nghĩa Giảng viên hướng dẫn
293 -> Chiến dịch đánh Tống 1075
293 -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
293 -> BỘ thông tin và truyềN thông số: 956/QĐ-btttt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
293 -> Các lệnh nhảy, vòng lặp và lệnh gọi
293 -> 143 NĂm vưƠng triều nguyễN (1802-1945)
293 -> Chương I các bộ VI điều khiển 8051 1 các bộ VI điều khiển và các bộ xử lý nhúng
293 -> HÀ NỘI – 2006 BỘ XÂy dựng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
293 -> Số 13 Tháng 3/2008 Chiều hướng phát triển dân số và học sinh, hiện tại và tương lai Vũ Quang Việt

tải về 1.37 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương