LỜi cảM Ơn trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến ts. Nguyễn Văn Rực


Tình hình nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh trên thế giới



tải về 306.73 Kb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích306.73 Kb.
#22444
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Tình hình nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể ở những cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh trên thế giới

  1. Tần số rối loạn nhiễm sắc thể trong những cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh


U Diedrich và cs (1983) nghiên cứu di truyền tế bào ở 136 cặp vợ chồng với tiến sử sảy thai hai lần trở lên. Các tác giả đã phát hiện 15 trường hợp (chiếm tỷ lệ 11%) có bất thường NST [23].

Báo cáo của J.P. Fryns và cs (1984) khi phân tích NST trong 1068 cặp với tiền sử sảy thai liên tiếp và sinh ra con bị dị tật bẩm sinh. Trong tổng số 1068 cặp được nghiên cứu, có 59 trường hợp mang bất thường NST (chiếm 5,5%) [32].

Một nghiên cứu khác trên 202 cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp được thực hiện bởi Kroshikina VG và cs năm 1984 cho thấy tỷ lệ các cặp mà một trong hai người có rối loạn NST là 2,5% [44].

Năm 1998 Fryns JP và Buggenhout GV khi phân tích NST của 1743 cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp các tác giả đã phát hiện 5,34% trong số họ mang bất thường NST [33].

Khi tiến hành làm xét nghiệm NST cho 61 cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp từ hai lần trở lên. Jiang J. và cs (2001) đã phát hiện 7 cặp vợ chồng (chiếm tỷ lệ 11,5%) có một trong hai người bị rối loạn NST [42].

M. Azim năm 2003 đã sử dụng kỹ thuật nhuộm băng G phân tích NST ở cả hai vợ chồng của 300 cặp có hai hoặc nhiều hơn hai lần sảy thai tự nhiên. Kết quả cho thấy có 16 cặp (chiếm tỷ lệ 5,3%) có bất thường NST ở một trong hai vợ hoặc chồng [16].

Nghiên cứu ở 742 cặp vợ chồng (1484 trường hợp) có tiền sử sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh. Dubey và cs (2005) phân tích NST và lập karyotype ở những cặp vợ chồng này đã phát hiện được 31 trường hợp ( chiếm tỷ lệ 2%) có bất thường về NST [22].

Lakshmi Rao và cs (2005) đã phân tích NST tổng số 160 cặp với tiền sử sảy thai liên tiếp sử dụng kỹ thuật nhuộm băng G. Kết quả phát hiện 18 trường hợp mang rối loạn NST chiếm 11,25% tổng số các cặp nghiên cứu [46].

Năm 2006 Figen Celepa và cs đã phân tích NST của 645 cặp ( 1290 trường hợp) có tiền sử sảy thai liên tiếp. Kết quả tìm thấy có 25 trường hợp (chiếm tỷ lệ 3,86%) mang bất thường NST [27].

Theo Razied Dehghani Firoozabadi và cs năm 2006: Phân tích NST của 88 cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp. Kết quả cho thấy 12.5% trong số họ mang bất thường NST [59].

L.V.Tavokina và cs (2007) đã phát hiện 46 trường hợp (10,95%) có karyotype mang rối loạn NST khi phân tích NST của 210 cặp vợ chồng có vấn đề về sinh sản [68].

Usha R. Dutta (2010) và cs đã phân tích sự bất thường về di truyền tế bào trong 1162 cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp ở vùng phía nam Ấn độ. Sử dụng phương pháp nhuộm băng G các tác giả đã phát hiện 78 trường hợp có bất thường NST [71].


  1. Tần số rối loạn nhiễm sắc thể giữa người bố hoặc người mẹ ở những cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh


Năm 1981 Claude Stoll đã phân tích NST của 122 cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp từ ba lần trở lên. Sử dụng phương pháp nhuộm băng R các tác giả đã phát hiện 5 người nữ và 1 người nam mang chuyển đoạn NST t(2;17), t(5;9), t(11;12),t(17;22) và t(13q14q) [19].

Năm 1983 A.Lippman-Hand đã phân tích NST của 177 cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp từ hai lần trở lên. Kết quả chỉ ra rằng số phụ nữ mang rối loạn NST chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam giới [13].

J.P. Fryns và cs (1984) đã phân tích NST trong 1068 cặp với tiền sử sảy thai liên tiếp và sinh ra con bị dị tật bẩm sinh. Các tác giả đã phát hiện trong số những người mang NST chuyển đoạn thì chuyển đoạn hòa hợp tâm xảy ra ở nữ cao hơn ở nam còn chuyển đoạn tương hỗ thì ngược lại xảy ra ở nam cao hơn ở nữ [32].

Phân tích NST của 391 cặp vợ chồng sinh con mắc bệnh Down Stoll.C và cs (1998) đã phát hiện được 7 cặp bố mẹ (5 người mẹ và 2 người bố) mang NST chuyển đoạn hòa hợp tâm [62].

M. Azim (2003) sử dụng kỹ thuật nhuộm băng G phân tích NST ở cả hai vợ chồng của 300 cặp có hai hoặc nhiều hơn hai lần sảy thai tự nhiên. Tác giả phát hiện thấy có 5 trường hợp mang đảo đoạn bao gồm: 1 trường hợp bố mẹ mang đảo đoạn quanh tâm NST số 16, 3 người mẹ và 1 người bố mang đảo đoạn NST số 9 [16].

Theo Razied Dehghani Firoozabadi và cs (2006): Phân tích NST của 88 cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp cho thấy số phụ nữ mang bất thường về NST nhiều hơn đáng kể so với nam giới [59].

Một báo cáo khác của Franssen M T M và cs (2007) khi nghiên cứu về vai trò của bất thường cấu trúc NST ở những cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp từ 2 lần trở lên. Các tác giả cũng cho biết bất thường NST ở người vợ cao hơn ở người chồng [31].

Simona Farcas và cs (2007) khi phân tích NST tế bào máu ngoại vi ở cả hai bố và mẹ của 260 cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp. Các tác giả đã phát hiện được ở người nam mang NST chuyển đoạn chiếm tỷ lệ 1,53%, người nữ mang NST chuyển đoạn chiếm tỷ lệ 4,23% [63].


  1. Tần số các kiểu chuyển đoạn nhiễm sắc thể ở các cặp vợ chồng sảy thai và sinh con bị dị tật


Chuyển đoạn NST được ghi nhận là kiểu rối loạn cấu trúc NST hay gặp nhất

ở những cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp ở giai đoạn sớm và sinh con bị dị

tật bẩm sinh [63].

Phân tích NST trên 136 cặp vợ chồng với tiền sử sảy thai 2 lần trở lên. U Diedrich và cs (1983) đã chỉ ra rằng chuyển đoạn của NST số 1,7 hoặc 22 thì có nhiều khả năng dẫn đến sảy thai. Trong khi đó chuyển đoạn ở những NST khác ví dụ: NST số 5, 9, 14, 21 thì có nhiều khả năng sinh ra những đứa trẻ dị tật [23].

A.Lippman-Hand (1983) đã phân tích NST của 177 cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp từ hai lần trở lên. Kết quả chỉ ra rằng 2-3% các cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai sớm mang chuyển đoạn cân bằng [13].

Fortuny và cs (1988) đã phân tích NST và lập karyotype ở 445 cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp. Trong tổng số các cặp nghiên cứu các tác giả đã phát hiện 19 cặp vợ chồng (chiếm tỷ lệ 4,2%) mang NST chuyển đoạn [30].

M. Azim năm 2003 đã sử dụng kỹ thuật nhuộm băng G phân tích NST ở cả hai vợ chồng của 300 cặp có hai hoặc nhiều hơn hai lần sảy thai tự nhiên. Kết quả cho thấy có 7 trường hợp mang rối loạn NST kiểu chuyển đoạn [16].

Razied Dehghani Firoozabadi M.D và cs (2006): Phân tích NST của 88 cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp kết quả cho thấy 2,27% trong số họ mang rối loạn NST kiểu chuyển đoạn cân bằng [59].

Theo A L Zarina và cs (2006) sảy thai tự nhiên là một hiện tượng phổ biến chiếm tỉ lệ 1/8 các trường hợp mang thai. Các tác giả cũng cho biết gần 5% các trường hợp sảy thai là do bố mẹ mang rối loạn NST chuyển đoạn cân bằng [72].

Phân tích NST tế bào máu ngoại vi ở cả hai bố và mẹ của 260 cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp từ 2 lần trở lên được thực hiện bởi Simona Farcas và cs (2007). Kết quả cho thấy trong tổng số 260 cặp này các trường hợp bất thường NST kiểu chuyển đoạn chiếm 2,88% [63].


  1. Tần số giữa chuyển đoạn tương hỗ và chuyển đoạn hòa hợp tâm


Năm 1984 J.P. Fryns và cs đã báo cáo kết quả phân tích NST trong 1068 cặp với tiền sử sảy thai liên tiếp và sinh ra con bị dị tật bẩm sinh. Có 33 trường hợp mang chuyển đoạn tương hỗ (chiếm tỷ lệ 3,09%) và 20 trường hợp mang chuyển đoạn hòa hợp tâm (chiếm tỷ lệ 1,87%) [32].

Mauro Campana và cs (năm 1986) nghiên cứu 5445 cặp vợ chồng có sảy thai tự nhiên liên tiếp. Kết quả 5% trong số những cặp vợ chồng này có một trong hai người vợ hoặc chồng mang chuyển đoạn cân bằng, trong đó chuyển đoạn tương hỗ chiếm 2/3 và chuyển đoạn hòa hợp tâm chiếm 1/3 [52].

Phân tích NST và lập karyotype ở 445 cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp, Fortuny và cs (1988) đã phát hiện trong các cặp vợ chồng mang rối loạn NST kiểu chuyển đoạn có 16 cặp mang chuyển đoạn tương hỗ và 3 cặp mang chuyển đoạn hòa hợp tâm [30].

Jiang J. và cs năm 2001 đã tiến hành làm xét nghiệm NST cho 61 cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp từ hai lần trở lên. Các tác giả phát hiện 1 trường hợp mang chuyển đoạn tương hỗ và 5 trường hợp mang chuyển đoạn hòa hợp tâm [42].

Năm 2007 khi Simona Farcas và cs phân tích NST của 260 cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp . Kêt quả trong tổng các trường hợp bất thường NST kiểu chuyển đoạn có 9 trường hợp mang chuyển đoạn tương hỗ (chiếm 1,73%) và 6 trường hợp mang chuyển đoạn hòa hợp tâm (chiếm 1.15%) [63].

A L Zarina và cs (2006) cho biết chuyển đoạn tương hỗ chiếm 0,2% trong dân số. Tuy nhiên ở những cặp vợ chồng có nhiều hơn 3 lần sảy thai ở 3 tháng đầu tiên thì tỷ lệ này có thể tăng tới 9,2% [72].

Usha R. Dutta (2010) và cs đã phân tích NST của 1162 cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp ở vùng phía nam Ấn độ. Nghiên cứu này chỉ ra rằng phần lớn các trường hợp bất thường được tìm thấy là chuyển đoạn tương hỗ cân bằng. Trong 78 trường hợp bất thường có 3 loại chuyển đoạn giữa các cặp NST lần đầu tiên được phát hiện bao gồm (3;14), (18;22) và (X;22) [71].

Trong rối loạn cấu trúc NST kiểu chuyển đoạn hòa hợp tâm có chuyển đoạn giữa các NST nhóm D với nhóm D (D/D), chuyển đoạn giữa các NST nhóm D với các NST nhóm G (D/G) hoặc chuyển đoạn giữa các NST nhóm G với các NST nhóm G (G/G). Dưới đây là một số các nghiên cứu về chuyển đoạn hòa hợp tâm ở

những cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh.

Khi nghiên cứu một cặp vợ chồng 25 tuổi với tiền sử 2 lần sảy thai liên tiếp. PR Scarbrough và cs (1984) thực hiện băng G trên tế bào của người chồng phát hiện sự có mặt của chuyển đoạn hòa hợp tâm giữa NST số 13 (thuộc nhóm D) với NST số 14 (thuộc nhóm D), karyotype của chồng 45,XY,t(13q;14q). Phân tích NST của người vợ phát hiện chuyển đoạn tương hỗ cân bằng giữa NST số 7 và NST số 13, karyotype là 46,XX,t(7;13)(p21;q22) [61].

Một cặp vợ chồng 41 tuổi có tiền sử 11 lần sảy thai liên tiếp được Anil Biricik và cs (2004) phân tích NST và lập karyotype. Kết quả người chồng mang NST chuyển đoạn hòa hợp tâm giữa NST số 15 (thuộc nhóm D) với NST số 15 (thuộc nhóm D), karyotype là 45,XY,t(15q;15q), người vợ có karyotype bình thường 46,XX [14].

391 cặp vợ chồng có con mắc bệnh Down được Stoll.C và cs (1998) phân tích NST. Các tác giả đã phát hiện được 7 cặp bố mẹ mang NST chuyển đoạn hòa hợp tâm cân bằng giữa NST số 14 (nhuộc nhóm D) và NST số 21 (thuộc nhóm G). Karyotype ở những người mẹ là 45,XX,t(14q;21q) và ở những người bố là 45,XY,t(14q;21q) [62].

Phân tích NST trong một gia đình mang thai lần thứ nhất có con gái bình thường, lần thứ 2 bị sảy và lần thứ 3 sinh được một trẻ trai mắc bệnh Down. Cyril cyrus và cs (2006) phát hiện ở người vợ có karyotype bình thường là 46,XX, chồng là người bình thường nhưng mang NST chuyển đoạn hòa hợp tâm giữa NST số 13 (thuộc nhóm D) với NST số 21 (thuộc nhóm G), karyotype của chồng là 45,XY,t(13q;21q) [20].

Ngoài rối loạn cấu trúc kiểu chuyển đoạn giữa 2 NST như trên, đã có một số báo cáo về chuyển đoạn NST phức tạp sau đây:

Ulrike A Mau và cs (2000) đã báo cáo kết quả phân tích NST trong một gia đình có một trẻ mắc bệnh Down do chuyển đoạn với karyotype là 46,XY,t(15q;21q). Người bố có karyotype bình thường 46, XY, người mẹ mang NST chuyển đoạn hòa hợp tâm giữa NST số 15 (thuộc nhóm D) với NST số 21 (thuộc nhóm G) và đảo đoạn quanh tâm NST số 21, karyotype là 45,XX,t(15q;21q),inv(21)(q21.1q22.1) [70].

Một trường hợp rối loạn NST cân bằng phức tạp bao gồm NST số 9, 14 và 13 ở người phụ nữ với tiền sử sảy thai liên tiếp được Sei Kwang Kim và cs (2001) nghiên cứu. Phân tích NST cho thấy karyotype của chồng bình thường, karyotype của vợ mang rối loạn NST cân bằng phức tạp bao gồm NST 9, 14 và 13, có 3 điểm đứt: 9p21.2, 14q21 và 13q12.2, karyotype của vợ là 46,XX,t(9;14;13)(p21.2,q21;q12.2) [64].

Năm 2009 Priya A.Iyer và cs đã báo cáo về một trường hợp ở người phụ nữ 25 tuổi với tiền sử sảy thai liên tiếp ba lần. Khi phân tích NST phát hiện karyotype của người phụ nữ này mang một chuyển đoạn phức tạp bao gồm NST số 7, 13 và 15, karyotype là 46,XX, t(7;15;13)(p15;q21;q31). Trong khi đó karyotype của bố mẹ và của chồng là hoàn toàn bình thường [58].

  1. Tần số các kiểu rối loạn khác ở các cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh.


Năm 1981 Claude Stoll đã phân tích NST của 122 cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp từ ba lần trở lên, 2 karyotype bất thường khác được phát hiện là 46,XXq- và 47,XXX [19].

J.P. Fryns và cs (1984) đã phân tích NST trong 1068 cặp với tiền sử sảy thai liên tiếp và sinh ra con bị dị tật bẩm sinh. Ngoài bất thường NST kiểu chuyển đoạn các tác giả đã phát hiện có 6 trường hợp mang các loại bất thường NST khác (chiếm tỷ lệ 0,56%) [32].

Năm 1986 Mauro Campana và cs nghiên cứu vai trò của bất thường NST trong sảy thai liên tiếp ở 5445 cặp vợ chồng (396 cặp được các tác giả tiến hành phân tích NST, 5049 cặp được tập hợp từ các tài liệu khác) có sảy thai tự nhiên 2 lần trở lên. Các tác giả cho biết trong 1% những cặp có bất thường NST, phần lớn là lệch bội tế bào soma hoặc thể khảm, đảo đoạn quanh tâm của vùng dị nhiễm sắc NST số 9 được phát hiện trong 3% của 396 cặp đã được phân tích NST và 1% trong số 5049 cặp tập hợp từ các tài liệu khác [52].

Khi tiến hành làm xét nghiệm NST cho 61 cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp từ hai lần trở lên, Jiang J. và cs (2001) đã phát hiện 1 trường hợp mang đảo đoạn quanh tâm [42].

M. Azim (2003) sử dụng kỹ thuật nhuộm băng G phân tích NST ở cả hai vợ chồng của 300 cặp có hai hoặc nhiều hơn hai lần sảy thai tự nhiên. Kết quả cho thấy trong các trường hợp mang bất thường NST có 5 trường hợp là đảo đoạn, 2 trường hợp mất đoạn và 2 trường hợp có bất thường NST giới tính [16].

Năm 2005 Dubey và cs nghiên cứu ở 742 cặp vợ chồng (1484 trường hợp) có tiền sử sảy thai liên tiếp hoặc sinh con bị dị tật bẩm sinh. Phân tích NST và lập karyotype ở những cặp vợ chồng này đã phát hiện có 9 trường hợp (chiếm tỷ lệ 1,2%) là bất thường về số lượng NST [22].

Báo cáo của Lakshmi Rao và cs (2005) khi phân tích NST của 160 căp vợ chồng với tiền sử sảy thai liên tiếp. Các tác giả đã phát hiện đảo đoạn NST chiếm tỷ lệ phổ biến trong các trường hợp mang rối loạn cấu trúc NST [46].

Năm 2006 Figen Celepa và cs đã phân tích NST của 645 cặp ( 1290 trường hợp) có tiền sử sảy thai liên tiếp. Kết quả trong số các trường hợp mang bất thường NST thì bất thường về cấu trúc chiếm 3,71% và bất thường về số lượng chiếm 0,15% [27].

Theo Razied Dehghani Firoozabadi M.D và cs năm 2006: Phân tích NST của 88 cặp cho thấy 12,5% trong số họ là bất thường. Phần lớn trong số họ có monosomi X (6,82%) [59].

Năm 2007 L.V.Tavokina và cs đã phân tích NST của 210 cặp vợ chồng có tiền sử khó khăn về sinh đẻ. Các tác giả cũng đa tìm thấy 19 (chiếm tỷ lệ 4,52%) thể khảm với rối loạn NST X và Y [68].



  1. Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
    ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
    ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
    ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
    ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
    ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
    ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
    ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
    ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
    ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

    tải về 306.73 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương