LỜi cam đoan


Phương pháp lập trình trên LabVIEW



tải về 399.99 Kb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích399.99 Kb.
#19424
1   2   3   4   5   6   7   8

2.2. Phương pháp lập trình trên LabVIEW


2.2.1. Các bước xây dựng chương trình trên LabVIEW

Ta làm theo các bước sau để xây dựng một chương trình trên LabVIEW:

+ Tạo một giao diện bề mặt máy mới - Front panel: Nhấn chuột trái vào File -> New VI. Đặt các Indicator và Control cần thiết ra.

+ Xây dựng mã nguồn trên Block diagram: Chuột trái vào Window -> Show Block diagram (hoặc nhấn tổ hợp phím Control+E) để hiện ra cửa sổ chứa đoạn mã lệnh Block diagram. Chọn các hàm cần thiết trên Block diagram. Chọn công cụ Wiring tool để kết nối các đối tượng lại với nhau.

+ Chạy chương trình và gỡ rối: Tại cửa sổ Front Panel, bấm chọn công cụ Operation Tool để nhập các thông số đầu vào. Sau đó kích hoạt chương trình để đánh giá thuật toán và kiểm tra lỗi.

Hình 2.6. Chọn thiết bị đầu vào

+ Lưu chương trình vào đĩa: Ta có thể ghi chương trình với đuôi mở rộng *.VI bằng các chọn File >> Save (tổ hợp phím Control+S), hoặc lưu với tên mới File >> Save as.

2.2.2. Các thành phần công cụ lập trình cơ bản của LabVIEW

Các công cụ phổ biến: Tools palette, Controls palette, Funtions palette. Là phương tiện cơ bản nhất để có thể lập trình trên LabVIEW.



a. Tool palette

Hình 2.7. Cửa sổ của bảng công cụ (Tool Palette)

Bảng 2.1. Tính năng các icon trên cửa sổ công cụ



Automatic tool selection ( Tự động chuyển qua lại giữa các công cụ, thông thường ta hay để ở công cụ này thao tác cho nhanh)



Operating tool: sử dụng để kích hoạt chương trình



Positioning tool: Công cụ xác định vị trí của các đối tượng trong chương trình



Labeling tool: Công cụ đặt nhãn, soạn văn bản (text)



Wiring tool: Công cụ để nối các đối tượng trong chương trình


b. Control panette

Hình 2.8. Cửa sổ Control palette

Là một bảng chứa các công cụ để xây dựng Front panel. Gồm Controls (các bộ điều khiển), Indicators (các bộ hiển thị). Ta bấm chuột trái vào Window -> Show Control palette để mở cửa sổ Control palette, hoặc nháy chuột phải vào nền của Front panel rồi chọn Control palette.

Các bộ hiển thị và điều khiển trong Control palette bao gồm:



Boolean Control/Indicator

Từ Control palette ta chọn Control -> Boolean, sẽ hiện ra một bảng với nhiều icon điều khiển và hiển thị kiểu logic. Tại đây có hai giá trí là Fasle hoặc True. Đưa chuột vào Boolean Control, bấm đối tượng để thay đổi qua lại giữa hai giá trị này một cách dễ dàng.



Hình 2.9. Giao diện Boolean


Numeric Control/Indicator

Khi ta chọn Control >>Numeric từ Control palette thì một bảng các bộ điều khiển xuất hiện như sau:



Hình 2.10. Giao diện Numeric



Graph Control/Indicator

Khi chọn Control >> Graph & Indicator sẽ xuất hiện một bảng. Đây là công cụ hiển thị các đồ thị, số liệu đo đạc. Tương tự như Graph Indicator, Chart Indicator cũng biểu diễn dưới dạng đồ thị. nhưng nhận và hiển thị dữ liệu một cách liên tục từ điểm tới điểm hoặc từ mảng tới mảng.



Hình 2.11. Giao diện Graph



c. Funtions Palette

Hình 2.12. Funtions palette



Funtions Palette là một bảng chứa các hàm, Funtions là các Nodes cơ bản trong ngôn ngữ lập trình đồ họa. Funtions không phải là các VIs do đó chúng không có các Front panel và Block diagram. [8]

Để truy cập ta bấm chuột vào Funtions -> Boolean. Lúc này sẽ xuất hiện một một cửa sổ như hình 2.13. Boolean chứa những hàm sử dụng để thực hiện các phép tính logic (And, Or, Not...). Truy cập bằng cách vào Funtions -> Comparations, xuất hiện như trên hình 2.14 Comparation Funtions gồm các hàm so sánh các đối tượng, tìm giá trị lớn nhất nhỏ nhất, chuyển đổi ký tự sang số...



Hình 2.13. Boolean Funtions



Hình 2.14. Comparation Funtions



d. Các công cụ điều khiển luồng chương trình

Trong các cấu trúc được sử dụng để điều khiển luồng dữ liệu trong một VI. G có cấu trúc: While Loop, For Loop, Sequence, Case và Formula Node.



Vòng lặp While

Các chương trình đều chỉ thực hiện 1 lần sau khi ấn nút Run, thực thi thuật toán, xuất kết quả và dừng lại

Để chương trình có thể thực hiện và cập nhật giá trị liên tục và chỉ dừng khi ta muốn chúng ta sử dụng vòng lặp While

Vòng lặp While thuộc dạng vòng lặp có điều kiện chỉ dùng lại khi điều kiện được thỏa mãn

Để tạo được 1 vòng lặp While ta nhấn chuột phải vào block diagram và chọn Programing >> structure >>While loop

Cấu trúc While Loop

Hình 2.15. Cấu trúc vòng lặp While Loop

While Loop là một cấu trúc để lặp lại việc thực hiện một đoạn mã lệnh cho đến khi gặp một điều kiện nào đó. While Loop có thể so sánh với Do Loop hoặc Repeat Until Loop trong ngôn ngữ lập trình thông thường. Cấu trúc While Loop được minh họa trong hình 2.15.

Thực thi vòng lặp và các hàm delay

Ta thấy thời gian thực thi vòng lặp While rất nhanh

Để có thể thiết lập thời gian thực thi cho các vòng lặp này một cách gần đúng ta sử dụng hàm delay

Hình 2.16. Hàm delay trong vòng lặp



Cấu trúc For Loop

Hình 2.17 Cấu trúc vòng lặp For loop

Trong khi vòng lặp While là cấu trúc lặp có điều kiện, vòng lặp For là vòng lặp không điều kiện. Vòng lặp For thực hiện một số lượng vòng lặp xác định trước khi dừng.

Để tạo vòng lặp For, ta chọn Programming >> Strutures >> For loop. Và tạo giống như vòng lặp While. Chú ý trong vòng lặp For, đầu vào N là số vòng lặp được thực hiện. Còn lại cách thực thi vòng lặp For giống với vòng lặp While. Biến đếm i sẽ chạy từ 0 cho đến (N-1).

Vòng lặp For cũng có thể tạo điều kiện dừng và điều kiện chạy như vòng lặp While, bằng cách click phải vào 1 cạnh của vòng lặp, chọn Conditional Terminal. Với cách này ta có thể dừng vòng lặp ngay cả khi số vòng lặp chưa đạt đến giá trị đặt. [8]



tải về 399.99 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương