LỜi cam đoan


Giới thiệu các hệ thống dẫn đường quán tính trên các tàu Việt nam



tải về 376.8 Kb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích376.8 Kb.
#25747
1   2   3   4   5   6   7   8   9

1.3 Giới thiệu các hệ thống dẫn đường quán tính trên các tàu Việt nam


Hiện nay, hệ thống dẫn đường quán tính được trang bị trên các tàu của Hải quân rất nhiều loại khác nhau, cả công nghệ cũ và công nghệ mới như: Hệ thống dẫn đường quan tính ladoga; hệ thống dẫn đường quán tính cama-nx; hệ thống dẫn đường quán tính aleyT-e.1. Trong phần này, xem xét hệ thống dẫn đường quán tính Sigma 40XP do hãng Safran Pháp sản xuất.

* Chức năng hệ thống Sigma 40 XP:

  • Thông tin về góc hướng, góc lệch ngang, lệch dọc của tàu ngầm trong thời gian thực; xác định tư thế(AHRS)

  • Thông tin về tốc độ và vị trí trong thời gian thực;

  • Biến đổi các dữ liệu hàng hải nhận được từ các thiết bị khác (chẳng hạn như: cảm biến độ sâu, cảm biến tốc độ, cảm biến vị trí hoặc kiểu khác)

* Sơ đồ khối của hệ thống (hình 1.4)

Hình 1.4 Sơ đồ khối hệ thống dẫn đường quán tính Sigma 40XP



* Nguyên lý chung: Hệ thống SIGMA 40 XP INS sử dụng các con quay laser để xác định thông tin vị trí, tốc độ, góc hướng, dựa trên các thông tin được cung cấp bởi các cảm biến, thiết bị ngoại vi. Các phép đo gia tốc được ước lượng theo hệ tọa độ cục bộ và sau đó được tích phân để cung cấp thông tin về vị trí và tốc độ. Các góc hướng của tàu được liên tục cung cấp bởi các con quay hồi chuyển để tính toán. Thông tin bên ngoài chủ yếu bao gồm tốc độ và độ sâu và vị trí được cung cấp bởi các thiết bị hoặc cảm biến bên ngoài.

* Khối cảm biến:

Hình 1.5: Cấu trúc của con quay laser GLS32

Hình 1.6 Tổng quan về cấu trúc khối BSI

Trong hệ thống này ta sẽ xét chức năng các khối, modul bên trong của INU:

+ Khối BSI: Bao gồm 3 con quay lazer GLS32(hình 1.5) đặt theo hình tam giác và 3 gia tốc kế được bố trí dọc theo 3 trục trực giao của cạnh tam giác(hình 1.6). Mỗi con quay lazer cung cấp một tín hiệu là kết quả sự khác biệt về tần số quang học giữa 2 chùm tia lazer khi con quay lazer quay quanh trục của nó. Mỗi vân giao thoa đặc trưng cho góc quay và tần số dịch chuyển tương ứng với tốc độ quay. Một thiết bị kích thích quang được dùng để tạo dao động cho mỗi con quay lazer xung quanh trục đo lường của nó, để tránh sự xuất hiện vùng mù khi tốc độ quay quá thấp. Mỗi gia tốc kế cung cấp các xung có tần số tỷ lệ thuận với lực tác động trực tiếp lên trục của nó, lực này đặc trưng cho khả năng tăng tốc.

* Ngoài ra còn các khối trong hệ thống bao gồm:



+ Bo mạch EACC: Đảm bảo việc chuyển đổi dữ liệu tương tự sang số từ các gia tốc kế và phân phối dữ liệu được kết nối đến modul EB. Bao gồm bộ nhớ EEPROM để ghi nhớ các dữ liệu hiệu chỉnh thiết bị cảm biến.

+ Modul HT/THT: Modul nguồn điện áp cao HT/THT cung cấp điện áp cần thiết cho BSI, bao gồm: Điện áp khởi động lazer khoảng 3KV và điện áp duy trì 800V; điện áp 125V điều khiển thạch anh trên mỗi con quay lazer.



+ Modul EB: Các modul cảm biến điện tử EB thực hiện các chức năng chính như sau: Thu nhận các dữ liệu được phát đi bởi con quay lazer và các gia tốc kế; thiết bị cảm biến kiểm soát tính toán và bù động năng HF bằng bộ xử lý kiểu TMS; kiểm soát các thiết bị cảm biến tương tự và số; quản lý các bus VME sử dụng cho việc trao đổi thông tin với modul UTR-C31; quản lý bus nối tiếp I2C với bộ nhớ EEPROM của bo mạch EACC; tạo ra thời gian thực.

+ Modul UTR-C31: Modul UTR-C31 là phần tử tính toán chính của thiết bị. dựa trên bộ xử lý số nguyên và một bộ xử lý dấu phẩy động. Modul này thực hiện tất cả các phép toán phức tạp ở tần số trung bình và thấp như: các tính toán dẫn đường và tổng hợp; quản lý các chế độ của INU; quản lý CDU. Modul UTR-C31 trao đổi dữ liệu với modul EB và RS422 thông qua bus VME của bo mạch chủ và thông qua 2 kết nối nối tiếp RS422 (RS1-UTR với CDU; RS2-UTR với modul SYNCHRO hoặc RELAY; RS3-UTR cho việc kiểm tra).

+ Modul RS422: Modul RS422 cung cấp cho phần mở rộng 4 kết nối nối tiếp kiểu RS422 để ra bên ngoài. Đây là giao thức dữ liệu song công. Mỗi liên kết có một chế độ đồng bộ. Tốc độ tối đa của chúng là 153.600 baus. Modul này có thể nhận tín hiệu định thời theo chuẩn RS422 và cũng có thể cung cấp tín hiệu đường chuẩn RS422 hoặc truyền dạng khung dữ liệu trên các RS1,2,3,4 hoặc đồng bộ với máy tính. Modul này được quản lý bởi một bộ xử lý kiểu TMS. Modul RS422 thứ hai cho ra 4 đầu ra RS422(RS5 đến RS8). Trong trường hợp này, tín hiệu có thể được điều chế để truyền dạng khung dữ liệu trên RS6,7 hoặc RS8.

+ Modul GPS C/A: Modul GPS mã C/A bao gồm 12 kênh trong một máy thu C/A. Modul này được nối đến một anten GPS và có pin bên trong với mục đích để nhớ dữ liệu GPS khi thiết bị INU tắt. Các dữ liệu khác nhau được thu trên các liên kết nối tiếp RS422 riêng biệt, có thể xử lý các dữ liệu sau bằng cách sử dụng một đầu ra RS422 độc lập mà cung cấp dữ liệu vệ tinh thô. Việc xử lý của modul này là hoàn toàn tự động. Modul GPS giao tiếp với modul UTR-C31 thông qua modul RS422.

+ Modul SYNCHRO: Modul SYNCHRO thực hiện các chức năng chính như sau: Chuyển đổi dữ liệu số/ đồng bộ trạng thái, hướng chuyển động theo hệ số tỷ lệ 1/1, 2/1, 4/1 hoặc 36/1; mã hóa số/ đồng bộ các thông tin nhận được (ví dụ: tốc độ tàu); quản lý các tiếp điểm rơ le, xác nhận tình trạng thiết bị; giao tiếp với modul UTR-C31 thông qua RS422. Modul này được quản lý bởi bộ xử lý kiểu TMS.

+Modul RELAY: Modul RELAY được lắp cùng khe với modul SYNCHRO để thực hiện các chức năng chính sau: Quản lý các tiếp điểm rơ le, xác nhận tình trạng thiết bị; giao tiếp với modul UTR-C31 thông qua RS422. Modul này được quản lý bởi bộ xử lý kiểu TMS.

+ Modul ALIM (nguồn): Modul nguồn điện áp thấp (ALIM) phân phối điện áp 1 chiều cần thiết cho các modul khác từ nguồn điện tàu 24V DC.




tải về 376.8 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương