LỜi cam đoan


Công tác phối hợp giữa Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ với Kho bạc Nhà nước Ngô Quyền và các Ngân hàng thương mại trong việc phối hợp thu thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu



tải về 437.18 Kb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích437.18 Kb.
#20064
1   2   3   4   5   6

2.2 Công tác phối hợp giữa Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ với Kho bạc Nhà nước Ngô Quyền và các Ngân hàng thương mại trong việc phối hợp thu thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu


Để công tác phối hợp thu ngân sách nhà nước có thể được thực hiện thuận lợi, trước hết, các cơ quan liên quan phải được trang bị hệ thống máy móc, đường truyền và phần mềm thích hợp, phục vụ hiệu quả cho việc hạch toán, trao đổi thông tin.

2.2.1 Các điều kiện về hệ thống trao đổi thông tin phục vụ công tác phối hợp thu


2.2.1.1 Hệ thống máy tính và đường truyền

Các ngân hàng đăng ký tham gia quy trình phối hợp thu sẽ chủ động trang bị máy chủ; phối hợp để lắp đặt máy chủ tại trụ sở Tổng cục Hải quan và kết nối đường truyền tới Tổng cục Hải quan. Thông qua hệ thống này, các ngân hàng có thể tra cứu thông tin thuế của các tờ khai và truyền dữ liệu nộp thuế sau khi nhận tiền thuế của người nộp thuế.

Việc trao đổi thông tin giữa cơ quan Hải quan và Kho bạc Nhà nước được thực hiện thông qua Trung tâm trao đổi dữ liệu trung ương được đặt tại Cục Tin học và Thống kê tài chính, Bộ Tài chính. Trung tâm trao đổi trung ương là nơi tập trung dữ liệu của hệ thống Thuế, Kho bạc Nhà nước, Hải quan, Tài chính, và điều chuyển dữ liệu tới các cơ quan tương ứng.

Các Kho bạc Nhà nước cấp quận, huyện sẽ không trao đổi trực tiếp với nhau mà thông qua việc trao đổi với cấp tỉnh theo ngành dọc. Tại cấp tỉnh và trung ương các cơ quan trao đổi với nhau qua Trung tâm trao đổi trung ương. Khi dữ liệu từ trung tâm trao đổi trung ương về sẽ được ứng dụng tại cấp tỉnh phân tách và chuyển xuống các huyện tương ứng.




Truyền, nhận thông tin về số phải thu

Truyền, nhận thông tin về số đã thu

Hình 2.3: Quy trình truyền, nhận thông tin giữa cơ quan Hải quan,

Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại
Việc trao đổi thông tin nộp thuế giữa các đơn vị thuộc cơ quan Hải quan được thực hiện tập trung tại Tổng cục Hải quan thông qua Cổng thanh toán điện tử. Các dữ liệu trao đổi được truyền tới các cục và chi cục Hải quan trên toàn quốc qua các trung tâm dữ liệu vùng được đặt tại một số Cục Hải quan.

Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ được kết nối với Cổng thanh toán điện tử Tổng cục Hải quan thông qua vùng trung tâm dữ liệu Hải Phòng. Chi cục được trang bị 02 máy chủ (01 máy chạy chương trình và 01 máy chứa dữ liệu) và 01 máy trạm để phục vụ công tác hạch toán kế toán số liệu thu ngân sách nhà nước được nhận về từ các ngân hàng thương mại và Kho bạc Nhà nước Ngô Quyền.



2.2.1.2 Về Hệ thống phần mềm

a) Về phía cơ quan Hải quan: có Cổng thanh toán điện tử phục vụ kết nối, xử lý thông tin đặt tại trung tâm xử lý dữ liệu của Tổng cục Hải quan (Sau đây gọi là Cổng thanh toán điện tử của Hải quan) và hệ thống kế toán thuế tập trung của Tổng cục Hải quan.

- Cổng thanh toán điện tử của Hải quan là hệ thống kết nối, trao đổi, đối chiếu và cung cấp thông tin điện tử để phục vụ công tác thu nộp ngân sách nhà nước giữa Tổng cục Hải quan với Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng.

- Hệ thống kế toán thuế tập trung Hải quan là chương trình ứng dụng quản lý kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Tổng cục Hải quan. Hệ thống được vận hành trên cơ sở ứng dụng web với máy chủ xử lý tập trung đặt tại Tổng cục Hải quan. Các cục và chi cục Hải quan địa phương sử dụng hệ thống qua các trình duyệt web. Cơ quan Hải quan sử dụng hệ thống để thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ hạch toán kế toán thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; lưu trữ dữ liệu và tổng hợp các báo cáo liên quan đến công tác quản lý thuế. Chương trình được tích hợp với hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS để nhận thông tin về số tờ khai, và hệ thống VNACCS/VCIS tự động cấp phép thông quan đối với những tờ khai đã được hạch toán hết nợ thuế trên hệ thống kế toán tập trung.

b) Về phía Kho bạc Nhà nước: hệ thống phần mềm phục vụ thu nộp thuế bằng phương thức điện tử gồm:

- Ứng dụng thu thuế trực tiếp tại Kho bạc (TCS): là chương trình ứng dụng thu theo dự án Hiện đại hóa thu NSNN của Bộ Tài chính tại các điểm thu của Kho bạc Nhà nước. Cũng như chương trình của kế toán thuế tập trung, chương trình TCS tập trung cũng được thiết lập dựa trên ứng dụng web với máy chủ đặt tại Kho bạc Nhà nước. Chương trình cho phép Kho bạc Nhà nước hạch toán tất cả các khoản thu qua kho bạc (trừ các khoản thu hộ và khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên), lập, kiểm soát, in chứng từ, nhận dữ liệu từ các điểm thu và kết xuất dữ liệu chứng từ cho chương trình kế toán kho bạc TABMIS.

- Ứng dụng truyền tin· Tại mỗi điểm triển khai hệ thống sẽ được cài đặt ứng dụng truyền tin phục vụ cho việc đóng gói dữ liệu theo cấu trúc file chuẩn, đưa dữ liệu lên Queue, và lấy dữ liệu từ Queue để đưa vào hệ thống.

- Ứng dụng quản trị truyền tin: Ứng dụng theo dõi quá trình truyền nhận của các gói dữ liệu trao đổi giữa điểm thu ngoài của Kho bạc với điểm thu tại VP Kho bạc; giữa Kho bạc và các cơ quan thu (Thuế, Hải quan, Tài chính); giữa hệ thống TCS của Kho bạc và hệ thống Tabmis. Ứng dụng quản trị truyền tin được cài đặt tại tất cả các điểm triển khai của hệ thống.

- Ứng dụng tham số: Ứng dụng này được dùng để cấu hình tham số tại các điểm trển khai

c) Về phía ngân hàng thương mại

- Hệ thống core banking: (Core Banking System) là ứng dụng xử lý dữ liệu back-end để xử lý tất cả các giao dịch và cập nhật trên số dư tài khoản vào cơ sở dữ liệu khách hàng triên hệ thống mãy chủ. Hệ thống Ngân hàng lõi thường bao gồm các phân hệ tài khoản tiền gửi, cho vay, giao diện với các sổ kế toán nói chung và công cụ báo cáo.

- Chương trình TSC-NHTM: Trên cơ sở chương trình ứng dụng TCS của Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại đã đầu tư xây dựng ứng dụng thu ngân sách nhà nước theo mô hình tập trung trên công nghệ web, có gắn với hệ thống Corebanking và có đầy đủ các chức năng tương tự như ứng dụng TCS tại Kho bạc Nhà nước.


2.2.2 Công tác phối hợp giữa Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình vũ với Kho bạc Nhà nước Ngô Quyền và các ngân hàng thương mại trong việc phôi hợp thu thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu.


Trước tháng 4/2014, công tác phối hợp thu giữa cơ quan Hải quan, Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại chưa được thực hiện rộng rãi trên thực tế. Trong thời gian này thông tin nộp thuế của Doanh nghiệp được lưu chuyển giữa các cơ quan theo đường đi của tiền thuế. Do chưa có quy định cụ thể và chưa có chế tài xử lý thích đáng nên một số trường hợp, các ngân hàng thương mại còn chậm chuyển tiền thuế của doanh nghiệp để lợi dụng thời gian sử dụng vốn. Vì vậy, thông tin nộp thuế của doanh nghiệp từ ngân hàng đến cơ quan Hải quan thường mất trung bình từ 1đến 2 ngày, trong một số trường hợp có thể đến 3 đến 4 ngày gây bức xúc cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến thời gian thông quan hàng hóa.

Từ tháng 4/2014, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan thành phố Hải Phòng, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ đã là một trong những chi cục đầu tiên trên cả nước chính thức thực hiện chuyển đổi dữ liệu, nâng cấp chương trình kế toán KT559 thành chương trình kế toán tập trung phục vụ công tác phối hợp thu ngân sách nhà nước với Kho bạc Nhà nước Ngô Quyền và các ngân hàng thương mại. Quy trình phối hợp thu giữa các cơ quan được thực hiện như sau:



2.2.2.1 Quy trình trao đổi thông tin về số phải thu của tờ khai

Sau khi người khai Hải quan đăng ký tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu trên hệ thống thông quan điện tử, tờ khai sẽ được hệ thống tiếp nhận và phân luồng. Đối với những tờ khai luồng xanh, thông tin của tờ khai được cập nhật ngay sang hệ thống kế toán tập trung KTT của cơ quan Hải quan. Đối với những tờ khai luồng vàng, luồng đỏ, Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận tờ khai sẽ kiểm tra chi tiết hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa. Khi Chi cục Hải quan quyết định thông quan hoặc giải phòng hàng, tờ khai mới được tự động tạo thông báo thuế trên hệ thống kế toán tập trung KTT.

Dữ liệu về số phải thu sau khi được cập nhật vào hệ thống kế toán sẽ được truyền lên Cổng thanh toán điện tử của cơ quan Hải quan để phục vụ Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại truy vấn dữ liệu.

Khi nhận được phản hồi từ hệ thống thông quan điện tử, người khai Hải quan sẽ đi nộp thuế.

Ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước, nơi người nộp thuế lựa chọn, có thể tra cứu được số thuế phải thu của tờ khai trên hệ thống thông quan điện tử của cơ quan Hải quan.

2.2.2.2 Quy trình trao đổi thông tin về số thuế đã thu

a) Tại các ngân hàng thương mại phối hợp thu

Người nộp thuế xác định số tiền thuế phải nộp cho từng loại thuế, kê khai các thông tin về thu ngân sách trên Bảng kê nộp thuế theo mẫu số 01/BKNT ban hành kèm theo Thông tư 126/2014/TT-BTC ngày 28/8/2014 của Bộ Tài chính gửi ngân hàng thương mại phối hợp thu để nộp tiền hoặc yêu cầu trích tiền từ tài khoản để nộp thuế

Sau khi nhận được thông tin nộp thuế của khách hàng, nhân viên ngân hàng thao tác trên chương trình TCS-NHTM, truy cập Cổng thanh toán điện tử của cơ quan Hải quan để gửi yêu cầu truy vấn số thuế phải thu theo số tờ khai và mã số thuế và nhận thông điệp trả lời số thuế phải thu.

Trường hợp Cổng thanh toán điện tử trả về lỗi (không có thông tin trong Cổng thanh toán điện tử Hải quan, người nộp thuế nộp tiền trước khi hệ thống có thông tin tờ khai) hệ thống hiển thị thông tin liên quan đến mã số thuế từ cơ sở dữ liệu. Nhân viên giao dịch đối chiếu thông tin và nhập thông tin khai của người nộp thuế vào chương trình.

Trường hợp trả về dữ liệu thành công, hệ thống hiển thị các thông tin mã số thuế; tên người nộp thuế; địa chỉ người nộp thuế; tỉnh; huyện; tài khoản thu ngân sách; cơ quan thu; số tờ khai; ngày tờ khai; loại hình; thông tin chi tiết: chương (MaChuong), nội dung kinh tế (MaTieuMuc) và số tiền từ Cổng thanh toán điệu tử, trả về trên giao diện chương trình.

Nhân viên giao dịch kiểm tra, đối chiếu sự thống nhất giữa thông tin kê khai của người nộp thuế và thông tin từ Cổng thanh toán điện tử và phản hồi với người nộp thuế để sửa đổi nếu phát hiện sai sót.

Trường hợp đối chiếu cho thấy thông tin kê khai của người nộp thuế là chính xác, nhân viên giao dịch lưu lại bản ghi của chứng từ trên chương trình.

Hệ thống sẽ tự động thực hiện các công việc sau:

- Kiểm tra các ràng buộc nhập chứng từ: Dữ liệu người sử dụng nhập phải hợp lệ, tồn tại trong danh mục;

- Kiểm tra Hình thức thu: Nếu hình thức thu là “Liên ngân hàng” hoặc “Chuyển khoản” thì hệ thống lưu thông tin chứng từ với trạng thái “Chưa kiểm soát”; Nếu hình thức thu là “Tiền mặt” thì hệ thống kiểm tra tham số bắt buộc nhập số thực thu

+ Nếu tham số bắt buộc nhập số thực thu = 0, hệ thống lưu thông tin chứng từ với trạng thái chưa kiểm soát;

+ Nếu tham số bắt buộc nhập số thực thu = 1, hệ thống hiển thị màn hình để NSD nhập số thực thu.

- Trường hợp thông tin về người nộp thuế vãng lai thì khi lưu chứng từ đồng thời lưu lại thông tin về người nộp thuế để lần sau nhập sẽ có sẵn các thông tin này.

- Hệ thống tự động thêm thông tin về chứng từ vào danh sách bên trái màn hình gồm: trạng thái chứng từ, số chứng từ, mã nhân viên/số bút toán và chuyển sang chế độ chờ lập chứng từ tiếp theo.

Chứng từ sau khi được lập sẽ ở trạng thái “Chưa kiểm soát”. Khi đó, kiểm soát viên thực hiện kiểm soát chứng từ bằng cách: Chọn 1 chứng từ có trạng thái chưa kiểm soát và thực hiện kiểm soát chứng từ. Nếu có các thông tin nhập liệu chính xác, kiểm soát viên nhấn nút “Kiểm soát”. Chứng từ sẽ được hạch toán sang hệ thống Core banking. Trường hợp không hợp lệ, kiểm soát viên sẽ không hạch toán vào hệ thống Core banking hoặc hủy chứng từ.

Chứng từ sau khi được ký kiểm soát thành công tại Hệ thống TCS có trạng thái “Đã kiểm soát”.

Sau khi chứng từ được kiểm soát, hệ thống thực hiện kiểm tra:

- Nếu chi nhánh giao dịch có tham số làm việc online với Cổng thanh toán điện tử Hải quan, thì chương trình thực hiện gửi kiểm soát chứng từ sang Cổng Thanh toán điện tử và lưu lại các thông tin Cổng thanh toán điện tử trả về

- Nếu chi nhánh không có tham số làm việc online Cổng thanh toán điện tử thì chương trình kết thúc quá trình ký kiểm soát.

Đồng thời khoản tiền thuế sẽ được chuyển sang tài khoản của Kho bạc Nhà nước Ngô Quyền tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng.

Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Hải Phòng căn cứ thông tin trên bảng kê nộp thuế của khách hàng (đối với trường hợp người nộp thuế giao dịch trực tiếp với ngân hàng); thông tin trên chứng từ nộp thuế do ngân hàng thương mại chưa phối hợp thu chuyển đến, thông tin trên Cổng thanh toán điện tử để xác định các thông tin liên quan đến hạch toán thu, cập nhật thông tin vào chương trình TCS-NTHM và chuyển thông tin hạch toán thu cho Kho bac Nhà nước và cơ quan Hải quan.

Đồng thời, chuyển tiền thu ngân sách nhà nước của người nộp thuế giao dịch tại ngân hàng và tiền thuế chuyển sang của các ngân hàng thương mại trên toàn quốc vào Ngân sách nhà nước thông qua tài khoản của Kho bạc Nhà nước Ngô quyền mở tại Ngân hàng.



b) Tại Kho bạc Nhà nước Ngô Quyền

Trường hợp người nộp thuế nộp thuế trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước Ngô Quyền, người nộp thuế, người nộp thuế xác định số tiền thuế phải nộp cho từng loại thuế, kê khai các thông tin về thu ngân sách trên Bảng kê nộp thuế theo mẫu số 01/BKNT ban hành kèm theo Thông tư 126/2014/TT-BTC ngày 28/8/2014 của Bộ Tài chính gửi Kho bạc để nộp tiền hoặc yêu cầu Kho bạc trích chuyển tiền nộp thuế.

Tương tự như trường hợp nộp thuế tại ngân hàng, nhân viên Kho bạc Nhà nước thao tác trên chương trình TCS-TT, truy vấn thông tin về tờ khai trên Cổng thanh toán điện tử cơ quan hải quan.

Sau khi nhận được thông tin nộp thuế của khách hàng, nhân viên Kho bạc thao tác trên chương trình TCS-TT, truy cập Cổng thanh toán điện tử của cơ quan Hải quan để gửi yêu cầu truy vấn số thuế phải thu theo số tờ khai và mã số thuế và nhận thông điệp trả lời số thuế phải thu.

Trường hợp Cổng thanh toán điện tử trả về lỗi (không có thông tin trong Cổng thanh toán điện tử Hải quan, người nộp thuế nộp tiền trước khi hệ thống có thông tin tờ khai) hệ thống hiển thị thông tin liên quan đến mã số thuế từ cơ sở dữ liệu. Nhân viên kho bạc đối chiếu thông tin và nhập thông tin khai của người nộp thuế vào chương trình.

Trường hợp trả về dữ liệu thành công, hệ thống hiển thị các thông tin mã số thuế; tên người nộp thuế; địa chỉ người nộp thuế; tỉnh; huyện; tài khoản thu ngân sách; cơ quan thu; số tờ khai; ngày tờ khai; loại hình; thông tin chi tiết: chương (MaChuong), nội dung kinh tế (MaTieuMuc) và số tiền từ Cổng thanh toán điệu tử, trả về trên giao diện chương trình.

Nhân viên kho bạc kiểm tra, đối chiếu sự thống nhất giữa thông tin kê khai của người nộp thuế và thông tin từ Cổng thanh toán điện tử và phản hồi với người nộp thuế để sửa đổi nếu phát hiện sai sót.

Trường hợp đối chiếu cho thấy thông tin kê khai của người nộp thuế là chính xác, nhân viên giao dịch lưu lại bản ghi của chứng từ trên chương trình.

Sau khi chứng từ được lập, có trạng thái là “Chưa kiểm soát”. Kế toán trưởng thực hiện ký kiểm soát chứng từ để hạch toán sang Hệ thống TABMIS nếu chứng từ hợp lệ và hoàn tất quá trình kiểm soát hoặc hủy chứng từ nếu chứng từ không hợp lệ.

Định kỳ 30 phút, Kho bạc Nhà nước Ngô Quyền nhận các gói thu từ ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Hải Phòng thông qua chương trình TCS tập trung. Kế toán viên thực hiện kiểm tra, rà soát, đảm bảo từng món thu nhận về đầy đủ thông tin, liệt kê theo từng cơ quan thu.

Đối với các khoản thu thiếu hoặc sai thông tin như: Sai loại thuế (thuế nội địa nộp vào tài khoản của cơ quan Hải quan); Thiếu mã số thuế; Sai mã cơ quan thu (cơ quan quản lý thu mở tài khoản tại kho bạc khác); thiếu thông tin số tờ khai; sai mã nội dung kinh tế, mã chương…, tùy từng trường hợp thiếu sót, sai lệch cụ thể sẽ được hạch toán vào các tài khoản tương ứng như 3581,3582 – chờ xử lý của cơ quan thuế, Hải quan hoặc 3972 – sai lầm trong thanh toán.

Các trường hợp sai sót sẽ được lập thư tra soát và gửi về các cơ quan thu

Sau thời điểm “cut off time” (là thời điểm tạm ngừng truyền, nhận chứng từ thanh toán trong ngày để đối chiếu số liệu thanh toán trong ngày giữa Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản, được quy định là 16 giờ hàng ngày làm việc), Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam sẽ thực hiện đối chiếu số liệu truyền nhận giữa hai bên. Việc đối chiếu được thực hiện sơ bộ bằng điện thoại. Nếu phát hiện sai sót, Kho bạc Nhà nước Ngô Quyền sẽ liên hệ với Tổ Hỗ trợ Kho bạc Nhà nước để làm rõ số liệu sai sót.

Nếu số liệu khớp đúng, kế toán viên thực hiện in bảng kê chứng từ nộp ngân sách theo mẫu và cập nhật dữ liệu từ hệ thống TCS-TT vào hệ thống TABMIS.

Đầu giờ sáng ngày làm việc tiếp theo, kiểm tra viên thực hiện nhận toàn bộ chứng từ thu sau giờ cut off time của ngày hôm trước từ Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Hải Phòng và truyền toàn bộ dữ liệu thu ngày hôm trước (bao gồm cả các chứng từ thu trực tiếp tại Kho bạc và chứng từ nhận từ ngân hàng thương mại) đến cơ quan Hải quan.

c) Tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ

Tất cả thông tin thu nộp thuế do Ngân hàng thương mại truyền qua cổng thanh toán điện tử được tự động cập nhật sang chương trình kế toán tập trung KTT của cơ quan Hải quan và được tự động định khoản giảm nợ thuế cho doanh nghiệp. Hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS được kết nối với chương trình kế toán tập trung KTT sẽ sử dụng dữ liệu này để quyết định thông quan cho tờ khai.

Đầu giờ sáng các ngày làm việc, công chức được phân công giao nhận chứng từ với Kho bạc Nhà nước sẽ nhận bảng kê chứng từ nộp ngân sách (bản giấy) từ Kho bạc Nhà nước Ngô Quyền; công chức kế toán thuế nhận dữ liệu truyền tới từ Kho bạc Nhà nước Ngô Quyền, đối chiếu với bảng kê chứng từ nộp ngân sách (bản giấy) và thực hiện cập nhật dữ liệu vào hệ thống kế toán thuế, kiểm tra, rà soát việc cập nhật dữ liệu, đảm bảo các chứng từ truyền đến từ kho bạc đều được hạch toán trên hệ thống kế toán thuế tập trung. Trường hợp trong quá trình đối chiếu, phát hiện sai lệch, công chức kế toán thuế trao đổi với Kho bạc Nhà nước qua điện thoại, làm rõ nguyên nhân sai lệch và điều chỉnh cho đúng.

Sau đó, công chức kế toán thuế thực hiện kiểm tra, đối chiếu dữ liệu truyền đến từ ngân hàng và kho bạc. Những trường hợp nhận được dữ liệu truyền đến từ ngân hàng nhưng không có dữ liệu từ kho bạc, phải trao đổi, làm rõ với Kho bạc Nhà nước Ngô Quyền và ngân hàng truyền tin. Những trường hợp sai sót về số tờ khai, mã số thuế, sắc thuế… phải thực hiện điều chỉnh hoặc liên hệ với Doanh nghiệp để đề nghị điều chỉnh.

Khi nhận được thư tra soát từ Kho bạc Nhà nước Ngô Quyền, công chức kế toán thực hiện việc bổ sung thông tin để Kho bạc Ngô quyền hạch toán từ tài khoản 3582 về tài khoản nộp thuế đúng.

Các dữ liệu trao đổi giữa hệ thống thông tin của cơ quan Hải quan và hệ thống thông tin của các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước dưới dạng XML. Các thông điệp dữ liệu trao đổi phải được ký chữ ký số theo quy định. Thười gian trễ của mỗi giao dịch truyền nhận thông điệp dữ liệu được tham số hóa để có thể điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu giao dịch. Nếu quá thời gian trễ mà không có phản hồi thì thông điệp dữ liệu đó sẽ được hủy và thực hiện gửi lại.

Thông điệp dữ liệu được gửi, nhận lại trong các trường hợp:

- Do sự cố kỹ thuật hoặc lần gửi, nhận trước chưa thành công;

- Gửi lại theo yêu cầu của bên nhận (được xác nhận bằng thông điệp có chữ ký số của người có thẩm quyền). Ghi nhật ký các thông điệp dữ liệu.

Quá trình xử lý các thông điệp dữ liệu được tự động ghi lại trong cơ sở dữ liệu của các cơ quan. Định kỳ, các dữ liệu này được lưu trữ ra các thiết bị lưu trữ (băng từ, SAN,…) và được bảo quản theo quy định.



2.2.3 Kết quả thực hiện công tác phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa cơ quan Hải quan, Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại

Việc triển khai dự án Hiện đại hóa thu ngân sách nhà nước đã đem lại nhiều lợi ích cho người nộp thuế như chỉ cần lập 1 liên duy nhất bảng kê nộp thuế thay vì phải lập đầy đủ các chỉ tiêu khá phức tạp trên cả 4 liên giấy nộp tiền như trước đây; người nộp thuế có thể lựa chọn làm thủ tục nộp tiền tại các địa điểm phù hợp với mình nhất (nơi có trụ sở Kho bạc Nhà nước hoặc chi nhánh, điểm giao dịch của ngân hàng thương mại đã tham gia phối hợp thu); người nộp thuế có thể làm thu tục nộp tiền ngoài giờ hành chính hoặc nộp vào ngày nghỉ (các chi nhánh, phòng Giao dịch của ngân hàng thương mại thường tổ chức thu tiền đến 18h hàng ngày và làm việc cả vào thứ 7); được các ngân hàng thương mại tra cứu, hỗ trợ thông tin để bổ sung, hoàn thiện chứng từ nộp ngân sách nhà nước… và lợi ích to lớn nhất từ sự phối hợp giữa cơ quan Hải quan, Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại là quy trình, thủ tục thu nộp thuế được đơn giản hóa, rút ngắn thời gian truyền nhận thông tin nộp thuế để thông quan hàng hóa nhanh chóng.

Để đánh giá hiệu quả công tác phối hợp thu ngân sách nhà nước, ta xem xét quy trình dựa trên một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả như sau:
Bảng 2.3 Kết quả thực hiện công tác phối hợp thu NSNN tại

Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ

Chỉ tiêu

Quý II/2014

Quý III/2014

Quý IV/2014

Quý I/2015

Quý II/2015

Số lượt thu thuế qua Kho bạc Nhà nước

6.230

7.855

9.812

9.403

9.963

Số thu ngân sách nhà nước (tỷ đồng)

1.686,24

1.832,51

2.288,24

1.277,23

1.888,44

Tỷ lệ tờ khai ngân hàng truyền tin thành công

30%

45%

63%

69%

71%

Tốc độ tăng/giảm của chỉ tiêu




50%

40%

10%

3%

Tỷ lệ tờ khai ngân hàng truyền tin không thành công

70%

55%

37%

31%

29%

Thời gian truyền tin trung bình đối với 1 tờ khai

8,4 giờ

7 giờ

5,8 giờ

4,8 giờ

4,6 giờ

Tỷ lệ vướng mắc được giải quyết

85%

(Nguồn: Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ)

Qua tư liệu thống kê tại cơ quan Hải quan, tỷ lệ tờ khai truyền tin thành công đến Chi cục tăng dần qua thời gian, từ 30% trong Quý II năm 2014 lên thành 71% trong Quý II năm 2015. Cùng với đó, thời gian truyền tin trung bình đối với 1 tờ khai giảm mạnh từ khoảng 30 tiếng trước Quý II/2014 xuống còn 8,4 giờ trong Quý II/2014 và xuống còn 4,6 giờ trong Quý II/2015. Số liệu thể hiện những kết quả đạt được ấn tượng trong bước đầu áp dụng công tác phối hợp thu thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Điều này cũng cho thấy sự cần thiết áp dung việc phối hợp giữa cơ quan Hải quan, Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại trong thực tế thu thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Tuy nhiên, tỷ lệ số tờ khai truyền tin thành công và thời gian truyền tin trung bình đối với một tờ khai mặc dù đã có sự biến chuyển nhanh rõ rệt kể từ khi áp dụng công tác phối hợp thu ngân sách nhà nước (tháng 4/2014) nhưng cho đến hết Quý II/2015, kết quả đạt được là 71% số tờ khai truyền tin thành công và thời gian truyền tin trung bình đối với 1 tờ khai là 4,6 giờ vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp trong việc thông quan hàng hóa nhanh chóng. Vẫn còn nhiều trường hợp mặc dù doanh nghiệp đã nộp thuế đầy đủ nhưng không được thông quan ngay vì thông tin nộp thuế chưa về đến cơ quan hải quan. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với toàn bộ hệ thống là phải tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phối hợp thu ngân sách nhà nước trong thời gian tới.



Hình 2.4: Biểu đồ kết quả công tác phối hợp thu ngân sách nhà nước từ Quý II/2014 đến hết Quý II/2015
Tiếp tục so sánh tốc độ biến động của các chỉ tiêu qua các giai đoạn, ta có thể thấy: nếu như trong giai đoạn từ quý II/2014 đến quý IV/2014, tỷ lệ tờ khai truyền tin thành công tăng mạnh từ 30% trong quý II/2014 lên thành 45% trong quý III/2014 (tăng 15%) và tiếp tục tăng thành 63% trong quý IV/2014 (tăng 18%) thì trong giai đoạn từ quý IV/2014 đến quý II/2015, tốc độ tăng về tỷ lệ tờ khai truyền tin thành công đã có dấu hiệu chững lại, từ 63% trong quý IV/2014 thành 69% trong quý I/2015 (tăng 6%) và 71% trong quý II/2015 (tăng 2%). Tương tự, thời gian truyền tin trung bình đối với một tờ khai cũng giảm mạnh trong giai đoạn quý II/2014 đến quý IV/2014 và giảm tốc trong giai đoạn từ quý IV/2014 đến quý II/2015. Điều này cho thấy trong công tác phối hợp thu ngân sách nhà nước có những thành công và những hạn chế riêng. Trong thời gian đầu, những thành công đã giúp công tác thu được những kết quả đáng khích lệ, hiệu quả công tác phối hợp thu tăng mạnh. Nhưng thời gian sau, hệ thống đã bắt đầu bộc lộ một số hạn chế đã làm giảm

Từ Quý IV/2014 đến Quý II/2015, hiệu quả thu ngân sách nhà nước vẫn có tăng nhưng với tốc độ chậm dần do quy trình phối hợp thu ngân sách nhà nước đã bộc lộ một số hạn chế nhất định.




tải về 437.18 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương