Lịch sử Trung Quốc



tải về 417.53 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích417.53 Kb.
#3055
1   2   3   4   5
Nhà Tống

Năm 960, trong khi Trung Quốc ở vào tình trạng rối ren, quân lính của vị quan phụ trách an ninh nơi cung cấm ở thủ đô mới là Khai Phong đã đòi ông phải lên làm vua. Ông ta đồng ý với điều kiện họ phải thề tuân lệnh và không được cướp bóc, gây hại đến dân lành hay gia đình vua mà họ lật đổ. Quân sỹ đồng ý, và họ tiến về phía cung điện, lật đổ vị vua trẻ con cai trị về mặt hình thức, và đặt sỹ quan của mình lên ngôi. Tên của vị vua mới là Thái Tổ và triều đình mới được gọi là Nhà Tống.

Thái Tổ cai trị trong mười lăm năm. Ông và người con kế tiếp (là vua Thái Tông) thống nhất những phần lãnh thổ Trung Quốc không bị người nước ngoài cai trị - chinh phục từng quận huyện, và ngăn cản quân lính không cướp bóc dân địa phương, ân xá cho các thủ lĩnh quân đội địa phương đã chống lại ông. Các thủ lĩnh địa phương được cho về nghỉ với khoản lương hưu lớn, và họ bị thay thế bởi các quan hành chính dân sự. Kiểu chính trị giết hại và chiến tranh dường như đã kết thúc.

Thời kỳ thịnh vượng và đỉnh cao văn hoá

Sự thống nhất về chính trị giúp mang lại sự thịnh vượng. Các nguồn lợi dưới thời nhà Tống lớn gấp ba lần thời nhà Đường. Cuộc sống dễ chịu phát triển, và nghệ thuật nảy nở với sự phát triển dân số. Các thành phố - thủ đô văn hoá - trở nên đông đúc hơn. Những người chủ đất cũng mò về đấy, và những người giàu có thì hàng đống. Các khu vườn điểm tô cho thành phố. Có các trung tâm vui chơi, với các tiệm trà hay rượu, các nhà chứa, rạp hát, múa rối, xiếc và tung hứng – trong khi có rất ít người lo ngại về tính trái đạo đức của tình trạng thái quá. Trung Quốc xây dựng một nền công nghiệp sắt lớn - nền tảng cho một xã hội công nghiệp hiện đại. Sản lượng gang hàng năm của họ gấp đôi sản lượng của Anh vào những năm 1700. Các tàu buôn Trung Quốc có số lượng rất lớn, và ngày càng tăng. Số lượng thương mại tăng lên. Nhưng Trung Quốc vẫn ở dưới ảnh hưởng của Khổng giáo, và các nhà Nho không coi trọng thương mại. Ở Trung Quốc, khi một ai đó có tiền dư từ thương mại thì thay vì đầu tư vào sản xuất anh ta lại mua đất và sau đó được kính trọng. Một vị thương gia độc lập và sáng tạo ở Trung Quốc không tìm cách tăng ảnh hưởng chính trị và quyền lực như ở Anh. Vì thế cả thương mại tư nhân và doanh nghiệp công nghiệp tư nhân không hề phát triển. Dưới thời nhà Tống, các doanh nghiệp không thuộc nhà nước được phát triển tự do nhưng các nhà buôn vẫn phụ thuộc vào quan chức chính phủ. Việc trả cho họ một phần coi như là đóng góp cho hoạt động của chính phủ và quà cáp cá nhân là công việc bắt buộc khi làm ăn. CÁc doanh nghiệp tư nhân trồng trọt và buôn bán nhỏ phát triển nhưng không theo kiểu tích luỹ tài sản cần thiết cho sự phát triển tư bản. Trung Quốc vẫn là một nước nông nghiệp với giới nhà nho và một chút ít người thuộc các trường phái khác. Con đường tốt nhất để phát triển cho một người bình thường là vào quân đội. Con đường vào chính phủ - làm việc hành chính - vẫn bị ngăn chặn đối với những người đó nếu họ không thuộc những gia đình giàu có.

Như ở đa phần các nền văn minh khác, phụ nữ không có tài sản, và họ không được giáo dục. Hơn nữa khả năng làm việc của họ cũng bị hạn chế. Việc bó chân trở thành mốt. Nó bắt đầu từ tầng lớp quý tộc. Việc có được một bàn chân nhỏ, biến dạng được đàn ông coi là gợi tình, và khả năng cung cấp cho một phụ nữ không thể đi lại mà không được giúp đỡ được coi là dấu hiệu của sự giàu có. Nhanh chóng, đàn ông ở tầng lớp dưới cũng thích phụ nữ có cái chân kiểu đó, và nó trở thành thông tục tới mức những người phụ nữ có bàn chân bình thường bị coi là quái đản. Bó chân là một quá trình dài và đau đớn trong thời gian phát triển của cô gái. Và ngoài những sự khó chịu cho việc tạo ra đôi bàn chân biến dạng, nó còn làm giảm khả năng lao động của phụ nữ, họ chỉ có thể đi tập tễnh trong nhà và làm nội trợ.

Trung Quốc đang ở đỉnh cao về kinh tế và văn hoá. Họ có giấy viết, máy in di chuyển được và ngành in. Trung Quốc có thuốc súng, vũ khí bằng kim loại và những thứ sơ khai của tên lửa. Nhưng về mặt quân sự Trung Quốc không mạnh . Các quan chức bản thân là nhà Nho là những người chịu trách nhiệm về sự yếu kém của quân đội. Tầng lớp Nho giáo ưu tứ luôn muốn có hoà bình. Họ coi binh lính là nhóm người thấp nhất trong mọi nhóm. Rèn luyện thể chất và các kỹ năng chiến đấu không được quý trọng. Trung Quốc có quân đội nhưng không có tầng lớp chiến binh chuyên nghiệp, và quân đội của họ cũng bị sao lãng, ít quan tâm tới các chiến thuật tác chiến. Các buổi tập trận và kỷ luật quân đội bị coi nhẹ. Trung Quốc tìm cách thoả mãn nhu cầu quân sự của mình bằng cách mướn lính đánh thuê nhưng bản thân điều này chưa đủ giải quyết tình hình.

Tính tự phụ và sự yếu kém quân sự

Tính tự phụ của tầng lớp ưu tú Trung Quốc làm họ tin rằng họ không cần phải điều chỉnh lại thực tế quân sự. Họ tin rằng các nước láng giềng sẽ nể sợ sự vĩ đại của Trung Quốc cùng sự ưu ái của Trời với họ. Thực thi Khổng giáo, họ tin rằng nếu quốc gia Trung Quốc chỉ cần đơn giản thực thi nhiều đạo đức hơn thì các vị vua láng giềng sẽ phải tỏ ra kính trọng Trung Quốc một cách đầy đủ, rằng họ sẽ công nhận vai trò đích thực của Trung Quốc như một siêu cường và sẽ phải nộp cống đầy đủ cho Trung Quốc.

Trung Quốc đã không thể đối mặt với sự thật rằng sức mạnh quân sự của họ đã luôn bị thử thách với những cuộc chạm trán liên tục với người Khiết Đan (Khitan), một dân tộc sống ở hầu hết vùng Mãn Châu và đang chiếm đóng vùng cực bắc của họ. Sau khi nhiều lần bị người Khiết Đan đánh bại, Vua Tống, Chân Tông, năm 1004 đã ký một thoả ước với người Khiết Đan, nhường lại vĩnh viễn cho người Khiết Đan phần đất Trung Quốc mà họ đang chiếm, gồm cả Bắc Kinh và ông đồng ý nộp cống hàng năm cho họ.

Ở tây bắc, người Trung Quốc chiến đấu chống lại người Tây Hạ (Tangut) - một bộ tộc Tây Tạng – và Trung Quốc cũng phải chịu với người Tây Hạ điều họ chịu với người Khiết Đan, cho phép Tây Hạ chiếm đất đai Trung Quốc. Năm 1044, Trung Quốc có hoà bình với người Tây Hạ bằng cách đồng ý nộp cống giống như nộp cống cho người Khiết Đan.

Khó khăn tài chính

Các vua nhà Tống bắt đầu cảm thấy sự thiếu thốn về thuế. Dân số tăng vượt quá mức tăng kinh tế. Các chi phí chiến tranh cộng với chi phí ở biên giới phía bắc làm chảy máu nền kinh tế Trung Quốc, cũng như chi phí tăng kỷ lục cho bộ máy quan liêu. Hơn nữa, sự quan liêu còn bị chia xẻ bởi các phe cánh đưa ra các biện pháp khác nhau nhằm về vấn đề cải cách thuế và phân phối ruộng đất. Các cuộc cải cách đó không thành công, cũng như các cuộc cải cách trước dưới thời nhà Hán, và với cùng một lý do: sự chống đối từ đa phần tiểu quý tộc Khổng giáo, những người coi quyền lợi kinh tế riêng quan trọng hơn quyền lợi chung.

Năm 1101, vị vua lúc bấy giờ là Huy Tông, cũng là một nhà thơ, một nhà thư pháp và sùng Đạo giáo. Huy Tông chi rất nhiều tiên cho những cuộc rước xách Đạo lão rất tốn kém và cho việc bảo dưỡng cung điện cùng các vườn hoa. Ông tăng thuế. Và cùng với việc các quan lại trong triều cũng không biết gì nhiều về kinh tế, các giải pháp của họ nhằm tránh bội chi là in thêm tiền. Lạm phát và thuế tăng tạo nên nổi loạn, và Huy Tông dẹp tan các cuộc nổi loạn như một phần hoạt động của đế chế mà ông, thiên tử, thực hiện

Liên kết với người Kim

Sau đó Huy Tông quyết định tăng thêm các thành công của mình bằng cách giải phóng Bắc Kinh khỏi sự cai trị của người Khiết Đan. Biết rõ sự yếu kém của quân đội Trung Quốc, ông liên minh với người Nữ Chân ở Mãn Châu. Người Nữ Chân là nhiều bộ tộc bên trong vương triều Liêu của Khiết Đan. Người Nữ Chân nổi loạn chống lại sự cai trị của Khiết Đan, và năm 1125 người Nữ Chân đã làm được điều mà Trung Quốc với dân số đông đảo của mình không làm được: đánh bại Khiết Đan. Sau đó người Nữ Chân quay lại tấn công Tống và tiến sâu hơn nữa vào Trung Quốc, tràn qua thủ đô Tống, Khai Phong, năm 1126. Huy Tông và những kẻ bầy tôi trung thành nằm trong số khoảng 3.000 người bị Nữ Chân bắt làm tù binh, và Huy Tông bị chết trong cảnh giam cầm.

Từ Nữ Chân, một triều đại tên là Kim lên cai trị ở vùng đông bắc Trung Quốc. Ở phía tây bắc Trung Quốc người Tây Hạ cai trị - ở vùng, giống như đông bắc, từ lâu là nơi có nhiều sắc tộc, với những người thuộc tộc Hán ở thiểu số. Về mặt dân tộc, Trung Quốc không có biên giới phía bắc - kết quả của những cuộc di cư và đổ bộ vào Trung Quốc trong nhiều thế kỷ qua và người Trung Quốc đã di cư đến những vùng ở miền bắc.

Người con trai thứ chín của Huy Tông sống sót và tiếp tục vương triều Tống ở miền Nam Trung Quốc ở đồng bằng phía nam sông Dương Tử, và kéo dài về phía Tây tới tỉnh Tứ Xuyên. Một lần nữa, Trung Quốc chỉ còn giữ được vùng phía Nam, triều đình ở đó được gọi là nhà Nam Tống. Và nhà Nam Tống lại tìm cách chinh phục phía bắc.

Nhà Nguyên

Thành Cát Tư Hãn

Các hiệp sỹ với các cuộc đấu trên lưng ngựa, vũ khí và các biểu tượng của tổ tiên, tin rằng họ là các chiến binh đầu tiên trên thế giới, trong khi các chiến binh Mông Cổ lại nghĩ khác. Những con ngựa Mông Cổ nhỏ bé nhưng những kỵ binh trên lưng nó trang bị nhẹ và họ di chuyển với tốc độ cao. Đó là những người dày dạn, lớn lên trên lưng ngựa và săn bắn, làm họ trở thành những chiến binh tốt hơn những người sống trong xã hội nông nghiệp và các thành phố. Vũ khí chính của họ là cung và tên. Và những người Mông Cổ đầu những năm 1200 có kỷ luật cao, phối hợp tốt và có thủ đoạn khôn ngoan.

Người Mông Cổ

Người Mông Cổ mù chữ, tin vào bái vật giáo, dân cư thưa thớt, có lẽ chỉ vào khoảng 700,000 người. Ngôn ngữ của họ hiện được miêu tả là kiểu Altaic – có nguồn gốc từ vùng núi Altay ở phía Tây Mông Cổ - một ngôn ngữ không liên quan tới ngôn ngữ Trung Quốc. Họ là những kẻ du mục trên những đồng bằng cỏ mọc phía bắc sa mạc Gô bi và phía nam các cánh rừng Siberi. Trước năm 1200, người Mông Cổ bị chia lẻ thành những nhóm nhỏ do một thủ lĩnh dẫn đầu gọi là hãn, và sống trong những cái lều da có thể mang đi được gọi là gers.

Người Mông Cổ thường phải chịu cướp bóc và chăn thả lẻ tẻ. Họ thường đánh nhau để giành bãi chăn, và trong thời khó khăn họ thỉnh thoảng đi cướp bóc, thích cướp đồ đạc hơn là đổ máu. Họ không sưu tập đầu lâu hay da đầu làm chiến lợi phẩm và không khía lên gỗ để ghi lại số người đã giết.

Thiết Mộc Chân

Từ khi sắp trưởng thành đến tuổi ba tám vào năm 1200, một người Mông Cổ tên là Thiết Mộc Chân (Temüjin) nổi lên làm hãn đối với nhiều gia đình. Ông là một nhà quản lý giỏi, khéo thu thập lòng dân. Ông là chư hầu của Ong Khan (Vương Hãn), người cầm đầu một liên minh các bộ lạc được tổ chức tốt hơn các liên minh Mông Cổ khác. Temujin gia nhập với Ong Khan trong một chiến dịch quân sự chống lại người Tatar ở phía đông, và tiếp theo sự thành công của chiến dịch đó Ong Khan tuyên bố Temujin là con nuôi và là người thừa kế của ông. Con trai của Ong Khan, Senggüm (Tang Côn), vốn đã chờ đợi được nối ngôi cha và vạch kế hoạch ám sát Temujin. Temujin biết điều đó, và những người trung thành với Temujin đã đánh bại những người trung thành với Senggum. Temujin trở thành người đứng đầu cái từng là liên minh của Ong Khan. Và vào năm 1206, ở tuổi 42, Temujin lấy danh hiệu là Thành Cát Tư Hãn (có nghĩ là Vị vua cai trị thế giới), và ông đưa những người ủng hộ mình lên làm quan để cảm ơn sự ủng hộ của họ. Giống như những người khác, dân chúng của Thành Cát Tư Hãn coi họ ở trung tâm của vũ trụ, là dân tộc vĩ đại nhất và được chúa trời ưu đãi. Họ coi những chiến thắng của Thành Cát Tư Hãn trong chiến tranh cho thấy ông chính là người chủ không chỉ của "dân tộc của những chiếc lều da" mà còn của cả thế giới.

Hãn của các hãn

Thành Cát Tư Hãn tiếp tục cải thiện tổ chức quân sự của mình, cũng là để biến nó thành một chính quyền quan liêu chính trị di động, và ông phá vỡ cái tồn tại còn lại của các bộ tộc thù địch, chỉ để lại tính đồng nhất về dân tộc những bộ tộc đã trung thành với ông. Ông tạo ra một khung luật pháp mà ông sẽ làm việc trong cả cuộc đời. Việc bắt cóc phụ nữ đã dẫn tới mối hận thù giữa những người Mông Cổ, và khi còn ở tuổi thanh niên, Temujin đã phải chịu đau khổ vì người vợ trẻ của ông là Borte người ông tự nhủ phải giải cứu, bị bắt cóc, và ông lập ra luật cấm bắt cóc phụ nữ. Ông tuyên bố mọi đứa trẻ đều là hợp pháp, dù mẹ nó là người thế nào. Ông biến nó thành luật rằng không phụ nữ nào bị bán cho hôn nhân. Việc ăn trộm gia súc vốn là thứ bất đồng giữa người Mông Cổ, và Thành Cát Tư Hãn biến nó thành tội tử hình. Rất nhiều gia súc đã được trả về cho chủ, và việc chiếm giữ đồ bị mất cắp của người khác cũng bị coi như ăn cắp và cũng bị tử hình. Thành Cát Tư Hãn điều chỉnh lại việc săn bắn - một hoạt động mùa đông - cải thiện khả năng cung cấp thịt cho mọi người. Ông đưa ra việc lưu giữ số liệu bằng cách áp dụng kinh nghiệm của mình trước khi ông đặt ra chữ viết cho ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Ông tạo ra những con dấu chính thức. Ông đặt ra những quan chức cao cấp nhất về pháp luật, những người thu thập và giữ gìn tất cả các quyết định về phán xử, để kiểm soát các cuộc xử án những người có hành vi sai trái và có quyền ra lệnh xử tử hình. Ông cũng tạo ra thứ tự ở trong vương quốc của mình và làm nó mạnh mẽ hơn cũng như làm tăng khả năng bành trướng lãnh thổ của ông.

Các cuộc chinh phục ở miền bắc Trung Quốc

Thành Cát Tư Hãn liên minh với người Uighurs, về phía nam, những người ở gần Con đường tơ lụa hơn người Mông Cổ và vì thế cũng thịnh vượng hơn. Genghis gả con gái cho Uighur Khan, và Uighur Khan mang tới làm đồ cưới một xe đầy vàng, bạc, ngọc trai, vải thêu, tơ tằm và satin. Người Mông Cổ chỉ có da, lông thú và nỉ dạ - một sự bẽ bàng đối với vị vua của cả thế giới. Genghis cần chiến lợi phẩm để thưởng cho đội quân đang bảo vệ biên giới phía bắc của ông và khuất phục một kẻ thù cũ ở đó, người Merkit. Genghis hành động với tư cách người có quyền cai trị toàn bộ thế giới và tấn công những vị vua vùng chăn thả và trồng cấy khác ở vùng tây bắc Trung Quốc, người Tây Hạ vốn cũng có nhiều hàng hoá như người Uighur Khan. Về số lượng binh lính, người Mông Cổ nhiều gấp đôi, và họ phải học một kiểu chiến tranh mới, chống lại các thành phố phòng thủ vững chắc, gồm cả việc cắt đứt các đường tiếp tế và làm lệch dòng chảy của các dòng sông. Thành Cát Tư Hãn và đội quân của mình bách chiến bách thắng, và năm 1210 được người Tây Hạ chấp nhận là vị lãnh tụ tối cao.

Cũng vào năm 1210, Nữ Chân, tộc người cai trị vùng phía bắc Trung Quốc gồm cả Bắc Kinh, gửi một phái đoàn tới Thành Cát Tư Hãn đề nghị người Mông Cổ chấp nhận làm chư hầu. Nữ Chân kiểm soát con đường thông thương hàng hoá dọc theo Con đường tơ lụa, và việc từ chối họ có nghĩa là không thể tiếp cận các hàng hoá ở đó. Thành Cát Tư Hãn và những người Mông Cổ bàn bạc và quyết định lựa chọn chiến Tranh. Theo nhà sử học Jacq Weatherford, Genghis đã một mình cầu nguyện trên một ngọn núi, cúi mình và trình bày trường hợp của mình lên “những người bảo vệ siêu nhiên” của ông, miêu tả sự bất bình, những sự tra tấn và giết hại mà nhiều thế hệ dân tộc ông đã phải chịu dưới bàn tay người Nữ Chân. Và ông biện hộ rằng ông không phải là người bày ra chiến tranh với người Nữ Chân và không gây nên những sự cãi nhau.

Năm 1211, Thành Cát Tư Hãn và quân đội của mình tấn công. Người Nữ Chân có một đội quân lớn và hiệu quả nhưng họ bị sức ép mạnh mẽ cả của người Mông Cổ và cả những cuộc chiến tranh biên giới với người Tây Hạ. Họ cũng bị Trung Quốc tấn công ở phía nam, vua Nam Tống muốn lợi dụng cuộc xung đột Nữ Chân-Mông Cổ để giải phóng miền bắc Trung Quốc. Nhưng người Nữ Chân đã buộc quân Trung Quốc phải tháo lui. Người Mông Cổ hưởng lợi từ việc người Trung Quốc luôn thua trận trong các thế kỷ trước để biến họ thành một quyền lực quân sự mạnh mẽ. Họ cũng lợi dụng việc Nữ Chân chế ngự mọi người. Người Mông Cổ sử dụng các mưu mẹo chinh phục và chia rẽ, sử dụng sự rộng lượng đối với những người sát cánh với họ và khủng bố và máu đối với những người không chịu. Họ tàn phá vùng nông thôn, thu thập tin tức và chiến lợi phẩm, đẩy dân chúng đi phía trước họ, cắt đứt các con đường, và nhốt người Nữ Chân trong các thành phố của họ, nơi người dân Nữ Chân chuẩn bị làm loạn. Họ dùng những lao động lính để tấn công các thành phố và trong việc điều hành các dụng cụ hãm thành Trung Quốc mà họ mới chiếm được. Người Mông Cổ có lợi thế ở khẩu phần ăn, gồm rất nhiều thịt, sữa và sữa chua, và họ có thể nhịn ăn một hay hai ngày tốt hơn lính Nữ Chân, những người ăn ngũ cốc. Thành Cát Tư Hãn và quân đội của mình vượt qua Bắc Kinh và lao vào vùng trung tâm miền bắc Trung Quốc. Các thành công quân sự làm cho người dân ở những vùng bị chiếm có cảm giác rằng Thành Cát Tư Hãn có được mệnh trời và rằng việc chống lại ông ta chính là chống lại trời.

Vị vua Nữ Chân công nhận quyền lực Mông Cổ và đồng ý nộp cống, và, sau sáu năm chiến tranh, Thành Cát Tư Hãn quay trở lại Mông Cổ, để một trong những vị tướng giỏi nhất của mình ở lại những vị trí phòng thủ người Nữ Chân. Cùng quay về với Thành Cát Tư Hãn và đội quân Mông Cổ của ông là những kỹ sư, những người đã trở thành một bộ phận thường xuyên trong quân đội đó, và còn có cả những nhạc sỹ, phiên dịch, bác sỹ và người viết chữ, lạc đà và các toa xe hàng hoá bị tóm được. Trong số hàng có tơ, gồm cả áo tơ, đệm, chăn, áo choàng, thảm, tranh treo tường, đồ gốm, ấm sắt, vũ khí, nước hoa, đồ trang sức, rượu, mật ong, thuốc, đồng, bạc và vàng cùng nhiều thứ khác. Và hàng hoá từ Trung Quốc đã trở thành một dòng chảy bền vững.

Người Mông Cổ rất mừng khi quay về quê nhà, đất đai quê hương họ cao, khô và lạnh hơn. Họ coi những người dân ở phía bắc Trung Quốc, những người ăn ngũ cốc như gia súc và sống gần nhau giống như những bầy vật nuôi. Nhưng họ thích những thứ mà Trung Quốc làm ra, và ở quê hương họ đã có sự thay đổi. Dòng chảy liên tục của hàng hoá Trung Quốc được cung cấp và phân phối công bằng và phải xây các khu nhà để tích trữ hàng hoá. Thành công trong chiến tranh đã làm thay đổi Mông Cổ - giống như người Roma và người Ả rập cũng đã từng có.

Bên trong Afganistan và Ba Tư

Thành Cát Tư Hãn muốn thương mại và hàng hoá, gồm cả các loại vũ khí mới, cho đất nước mình. Một đoàn người Mông Cổ gồm hàng trăm lái buôn kéo tới một vương quốc mới hình thành nằm giữa Ba Tư và Trung Á. Vị vua của vương quốc này cho rằng trong đoàn có các điệp viên. Thành Cát Tư Hãn gửi các đại sứ tới, và vị vua đã giết vị đại sứ và đốt râu của những người khác, những kẻ còn lại bị đuổi về với Thành Cát Tư Hãn. Thành Cát Tư trả thù, xuất quân đi về hướng Tây. Vào những tháng lạnh nhất người Mông Cổ cưỡi ngựa đi qua sa mạc đến Transoxiana không mang theo hành lý, chậm chạp theo dấu các nhà buôn trước khi xuất hiện như các chiến binh trước các thị trấn nhỏ của vương quốc kia. Chiến lược của họ là làm các đối thủ sợ hãi mà đầu hàng mà không cần chiến tranh, lợi dụng chính quân đội của kẻ thù vốn quý cuộc sống. Những kẻ sợ hãi mà đầu hàng được khoan hồng, những kẻ chống lại bị chặt đầu làm gương cho những kẻ khác, và thả đi nhiều kẻ chạy trốn để làm phát tán sự sợ hãi từ những thành phố đầu tiên về thành phố Bukhara. Người dân ở Bukhara mở cửa thành phố cho người Mông Cổ và đầu hàng. Thành Cát Tư Hãn nói với họ rằng những người dân thường không hề có lỗi, rằng những kẻ ở tầng lớp trên đã phạm một tội lớn khiến Chúa trời phải sai ông ta và quân đội đi trừng phạt. Thành phố thủ đô của vị sultan là Samarkand đầu hàng. Quân đội của ông đầu hàng và ông bỏ chạy.

Thành Cát Tư Hãn và quân đội tiến sâu thêm vào vương quốc của vị sultan - tới tận Afghanistan và sau đó là Ba Tư. Người ta nói rằng vị vua Hồi giáo ở Baghdad tỏ ý thù địch đối với vị sultan và giúp đỡ Thành Cát Tư Hãn, điều tới cho ông một trung đoàn viễn chinh người châu Âu, từng là tù nhân của ông. Vì Thành Cát Tư không cần đến bộ binh, nên đã trả tự do cho họ, vì vậy những người châu Âu là những người đầu tiên lan truyền các tin tức sốt dẻo về các cuộc chinh phục của Thành Cát Tư Hãn.

Thành Cát Tư Hãn có từ 100,000 đến 125,000 kỵ binh, với đồng minh Uighur (Duy Ngô Nhĩ) và Turkic (Đột Quyết), các kỹ sư và bác sỹ người Trung Quốc - tổng cộng từ 150,000 đến 200,000 quân. Để tỏ lòng quy phục, một số nơi cung cấp lương thực cho người Mông Cổ, và lực lượng của Thành Cát Tư Hãn đảm bảo bảo vệ họ. Một số thành phố đầu hàng mà không cần đánh nhau. Ở những thành phố mà người Mông Cổ phải chiến đấu, sau khi giết hết các binh lính của họ, Thành Cát Tư Hãn chia những người còn sống sót theo nhóm nghề nghiệp. Ông tách riêng một số ít người trí thức và bất kỳ ai có thể nói nhiều ngôn ngữ. Những người giàu có nhất và quyền lực nhất thành phố ngay lập tức bị giết hại, vì những vị cai trị mà ông bỏ lại phía sau sau khi chinh phục Tangut và Ruzhen đã nhanh chóng phản bội ông sau khi quân đội của ông rút đi.

Người Mông Cổ không tra tấn, cắt xẻo thịt người hay làm tàn tật, nhưng những kẻ thù của họ thì có. Những người Mông Cổ bị bắt bị kéo lê qua các đường phố, bị giết trong như những trò thể thao và để làm vui cho dân thành phố. Người Mông Cổ không tham gia vào những trò khủng khiếp mà các vị cai trị người Âu thường hay làm để làm dấy lên sự sợ hãi và làm nhụt ý chí kẻ thù tiềm tàng – ví dụ không có cái nào trong những trò căng người, thiến, mổ bụng và cắt thành miếng đã nhanh chóng xảy ra cho William Wallace dưới bàn tay người Anh. Người Mông Cổ chỉ đơn giản chặt đầu, và thích làm việc đó từ xa.

Thành phố Nishapur nổi loạn chống lại sự cai trị Mông Cổ. Con rể Thành Cát Tư Hãn bị giết chết, và, như được kể lại, con gái ông ta muốn rằng tất cả người dân trong thành phố phải chết, và theo truyền thuyết, họ đã chết.

Tiến vào Azerbaijan, Armenia và Đông Âu

Trong khi Thành Cát Tư Hãn đang củng cố các cuộc chinh phục ở Ba Tư và Afghanistan, một lực lượng 40,000 kỵ binh Mông Cổ lao vào Azerbaijan và Armenia. Họ đánh bại các quân thập tự chinh Georgian, chiếm pháo đài thương mại ở Crimea và trải qua mùa đông ở dọc bờ biển Đen. Khi họ quay về nhà họ gặp 80,000 chiến binh do hoàng tử Mstitlav của Kiev dẫn đầu. Trận chiến sông Kalka (1223) bắt đầu. Nằm ở bên ngoài tầm vũ khí còn thô sơ của bộ binh nông dân, và có được cung tốt hơn đối thủ, họ phá huỷ đội quân của vị hoàng tử. Đối mặt với kỵ binh của hoàng tử, họ giả vờ rút lui, nhử đội kỵ binh trang bị nặng tiến lên phía trước, lợi dụng ưu thế về tính kiêu căng và quá tự tinh của quân quý tộc. Nhẹ và cơ động hơn, họ thoát ra và làm những kẻ đuổi theo mỏi mệt và sau đó tấn công, giết hại và đánh tan họ.

Năm 1225, Thành Cát Tư Hãn quay trở về Mông Cổ. Lúc ấy ông đã chiếm được toàn bộ vùng đất giữa biển Caspi và Bắc Kinh. Ông tìm kiếm thêm lợi ích cho Mông Cổ thông qua các đoàn buôn và lấy được đồ cống nạp của các bộ tộc trồng cấy ở phía đông và phía tây. Ông dựng lên một hệ thống nhỏ nhanh chóng và có hiệu quả. Không đợi sự phân chia từ tôn giáo, ông tuyên bố tự do tôn giáo trong vương quốc của mình. Vì ổn định và thuế tạo nên sự thịnh vượng của quốc gia, ông cấm các đội quân và quan chức địa phương ăn hiếp dân chúng.

Một lần nữa chỉ trong thời gian ngắn, Thành Cát Tư Hãn lại lao vào chiến tranh. Ông tin rằng người Tangut không tuân theo các nghĩa vụ đối với đế chế của ông. năm 1227, ở tuổi sáu năm, trong khi đang dẫn đầu một cuộc chiến chống lại người Tangut, Thành Cát Tư Hãn, như người ta nói, ngã khỏi lưng ngựa và chết.

Về diện tích những vùng đất đã chinh phục được, Thành Cát Tư Hãn là người chinh phục vĩ đại nhất mọi thời đại - đế chế của ông rộng gấp bốn lần thời đại huy hoàng nhất của Alexandre Đại Đế. Quốc gia Mông Cổ tin rằng ông là người vĩ đại nhất mọi thời đại và là người đến từ trên trời. Trong số những người Mông Cổ được coi là Chiến binh thần thánh, và không giống như người Do Thái, những người tiếp tục thấy hy vọng trong những vị vua chinh phục (messiah) như David, người Mông Cổ tiếp tục tin rằng một ngày nào đó Thành Cát Tư Hãn sẽ lại sống dậy và dẫn dân tộc mình tới những thắng lợi.

Người Mông Cổ tới cổng thành Wien

Lúc cuối đời Thành Cát Tư Hãn, các thành viên trong gia đình ông đánh lẫn nhau để xem ai là người kế vị ông. Để chấm dứt tranh cãi, Thành Cát Tư Hãn chọn đứa con thứ ba, Ogodei (Oa Khoát Đài). Và năm 1229, sau cái chết của Thành Cát Tư Hãn, một hội nghị toàn thể Mông Cổ khẳng định sự kế tục của Ogodei như Đại Hãn. Ogodei bắt đầu sự cai trị của mình nhằm mục đích làm mọi người tin rằng ông chính là người có Thiên mệnh cai trị thế giới. Để tỏ thái độ đứng đắn, ông bắt đầu vạch kế hoạch chinh phục các thành viên trong quân đội của mình. Khoảng một phần mười người trẻ tuổi ở các xã hội nông nghiệp gia nhập vào bộ binh Mông Cổ hay để tham gia vào những vụ vây hãm các thành phố. Và những người ở trong lều trại (những người chăn thả du mục) gia nhập vào kỵ binh Mông Cổ.

Năm 1231, Ogodei gửi một đạo quân tới kiểm soát sự thách thức của Triều Tiên với một thoả thuận năm 1218 phải nộp cống hàng năm. Năm 1232, người Triều Tiên nổi loạn và chiến tranh xảy ra và kéo dài hàng thập kỷ. Ogodei cũng phái quân đội đi chống lại người Nữ Chân, và năm 1234, quân đội của ông hoàn thành việc chinh phục phía bắc Trung Quốc. Vào giữa những năm 30, Ogodei gửi quân chống lại các vương hầu Slavic ở Đông Âu, nhưng cuộc kháng chiến của các bộ lạc Châu Á giữa vùng sông Volga và Ural còn lớn hơn những gì ông mong đợi, làm chậm lại kế hoạch chinh phục vùng núi phía tây Ural. Cuối cùng, năm 1237, quân đội của ông đẩy lùi người Nga, chiếm các thành phố Vladimir, Kolmna và Moscow năm 1238. Năm 1240 quân đội của ông tàn phá thành phố Kiev.

Tại Liegnitz (hiện nay là Ba Lan), mặc dù có số quân ít hơn, quân của ông đánh tan quân Đức với các kỵ sỹ trang bị nặng. Quân ông lao sang Hungary, và năm 1241 tiến tới vùng ngoại ô Wien. Sau đó, vẫn còn là điều khó hiểu đối với người Châu Âu, người Mông Cổ rút lui khỏi Wien. Đối với người Âu, có lẽ họ nghĩ rằng họ đã được cứu vãn bởi một điều thần kỳ. Đối với người Mông Cổ thì lại khác. Người Mông Cổ rút khỏi Trung Âu vì cái chết của Ogodei. Các sỹ quan cao cấp trong quân đội tin rằng họ phải quay về để xác định việc lựa chọn một vị vua mới.



tải về 417.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương