LỊch sử triết học phưƠng tâY


- Đặc điểm thứ ba là Tính đa dạng, muôn vẻ, sự phân cực quyết liệt giữa các trường phái



tải về 353.36 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích353.36 Kb.
#20145
1   2   3   4   5

- Đặc điểm thứ ba là Tính đa dạng, muôn vẻ, sự phân cực quyết liệt giữa các trường phái làm nên đặc trưng phát triển của triết học phương Tây cổ đại trong suốt 10 thế kỷ, xác lập “đường lối Democritos” và “đường lối Platon” trong lịch sử triết học phương Tây. Tính chất này chịu sự chi phối bởi điều kiện địa lý đặc biệt của các thị quốc, sự thay thế nhau các trung tâm kinh tế, văn hóa, quá trình giao lưu với văn hóa phương Đông, phong cách phóng khoáng, yêu chuộng tự do kết hợp với sự khôn ngoan và tinh tế của người Hy Lạp, La Mã…Trong bức tranh muôn vẻ của triết học phương Tây cổ đại đã chứa đựng hầu như tất cả những hình thái và phương thức tư duy căn bản nhất, được tiếp tục hoàn thiện, cải biến và phát triển sau này.

- Đặc điểm thứ tư ở phần lớn các học thuyết triết học đã thể hiện tính biện chứng tự phát, sơ khai trong việc giải thích tự nhiên, khám phá các quy luật nhận thức, gợi mở tinh thần khám phá cho các thời đại sau. Heraclitus – ông tổ của phép biện chừng theo cách hiểu hiện đại; tư tưởng của ông gợi nguồn cảm hứng về sự gặp gỡ Tây – Đông (qua Phật tổ Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử, Heraclitos)



- Đặc điểm thứ năm là vấn đề nhân bản “Con người - thước đo của vạn vật”; lời tuyên bố này của Protagoras và “hãy tự biết lấy mình” của Socrates đã chứng tỏ rằng dù chủ trương hướng ra vũ trụ, giải thích và khao khát chinh phục nó, người Hy Lạp vẫn dành nhiều tâm huyết tìm hiểu những vấn đề nhân sinh, xã hội. Quá trình nhân bản hóa chủ đề nghiên cứu đã để lại những tư tưởng nhân văn, khai sáng sâu sắc.

1 Tiếng Anh: philosophy, tiếng Pháp: philosophie, tiếng Nga: философия

2 C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 157.

3 C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 156.

4 Thế giới quan chính là biểu hiện của cách nhìn bao quát đối với thế giới bao gồm cả thế giới bên ngòai, cả con người và cả mối quan hệ của người (tức là mối quan hệ của người đối với thế giới). Nó quy định thái độ của con người đối với thế giới và là kim chỉ nam cho hành động của con người.

5 Hómēros (tiếng Hy Lạp: Ὅμηρος), còn viết là Homer, là một nhà văn và người hát rong truyền thuyết thời cổ Hy Lạp. Theo truyền thuyết thì ông bị mù và là một người hát rong tài năng. Quãng đời ông sống được cho vào khoảng nửa đầu thế kỷ thứ 8 TCN. Hai tác phẩm nổi tiếng, Iliad và Odyssey, của ông được ghi chép lại chính thức vào thế kỷ thứ 6 TCN theo lệnh của Bạo chúa (Tyrannos) Athena lúc bấy giờ là Peisistratos. Tác phẩm Iliad có nội dung dựa trên các thần thoại về Cuộc chiến thành Troia. Còn nội dung của Odyssey là trường ca kể về cuộc phiêu lưu của nhân vật chính Odyssey và hành trình trở về quê hương gian nan của người anh hùng này.

6 G. W. F. Hêghen,toàn tập, t. IX, Moskva, 1934, tr. 14

7 Biện chứng (hay phương pháp biện chứng) là một phương pháp luận, đây là phương pháp chủ yếu của cả nền triết học phương Đông và phương Tây trong thời cổ đại. Từ biện chứng ("dialectic") có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ, và trở nên phổ biến qua những cuộc đối thoại kiểu Socrates của Plato. Phương pháp biện chứng có nền tảng từ những cuộc đối thoại giữa hai hay nhiều người với những ý kiến, tư tưởng khác nhau và cùng mong muốn thuyết phục người khác. Phương pháp này khác với hùng biện, trong đó một bài diễn thuyết tương đối dài do một người đưa ra - một phương pháp được những người ngụy biện ủng hộ. Nhiều dạng khác nhau của biện chứng nổi lên ở phương Đông và phương Tây theo những thời kỳ lịch sử khác nhau. Những trường phái chính theo phương pháp biện chứng là trường phái Socrates, đạo Hindu, đạo Phật, biện chứng Trung cổ, trường phái Hegel và chủ nghĩa Marx.

8 F. Nietzsche. Triết lý Hy Lạp thời bi kịch. Bản địch của Trần Xuân Kim. Sài Gòn, 1975, tr. 51

9 xem C. Mác và Ph. Ăngghen. Toàn tập. T. 1. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 157

10 Tóm lược lịch sử triết học. Moskva, 1981, tr. 61 (tiếng Nga). (trích từ tài liệu của GS Đinh Ngọc Thạch)

11 Hegel, sđd, t. 9, tr. 331

12 Platôn, Nhà nước (Nền cộng hòa), quyển VI, 508e

13 Platôn, Nhà nước, quyển VII, 520a

14 Platon, sdd.

15 Nước ở Talét được nâng lên cấp độ nước “thần” (liên tưởng hình Ảnh thần Đại dương trong thần thoại), là biểu tượng của sự nhất trí và hòa hợp; apâyron là nguyên lý sinh hóa của vạn vật; “khí” không chỉ là yếu tố vật lý, mà còn biểu thị sức sống năng động của vũ trụ và con người, là “sinh khí”; quan niệm về ngày tận thế là sự vận dụng luật bù trừ trong thiên nhiên để giải thích quy luật biến thiên của các hiện tượng; kiếp người thường được liên tưởng tới kiếp của muôn loài - có sinh có diệt, tội ác phải đền bằng cái chết…Yếu tố vật hoạt luận (tất cả các sự vật đều có linh hồn, có thần tính), nhân hình hóa hiện diện ở các học thuyết duy vật thời kỳ muộn hơn. Logos của Hecralites là sự kết hợp thần linh - vũ trụ - con người. Empedocles gán các đặc tính tâm lý, tình cảm của con người cho các quá trình bên ngoài con người, theo đó khi Tình yêu chiến thắng vũ trụ đi đến sự hợp nhất, ngược lại, khi Hận thù chiếm lĩnh khắp nơi, vũ trụ bị chia cắt, phân ly. Chịu Ảnh hưởng của thuyết luân hồi và thanh tẩy của phái Oocphây (Orpheus) và huyền học phương Đông, Empedocles cho rằng linh hồn có thần tính, do phạm tội mà chịu kiếp đọa đày vào thân xác, đầu thai, luân hồi “ba lần mười ngàn năm”, nhờ sám hối, thanh tẩy mới trở lại nơi cư ngụ thần linh của mình trước kia. Anaxagoras thì cần tới trí tuệ vũ trụ (Nous) để lý giải các quá trình tự nhiên, mặc dù cái bản nguyên tinh thần ấy bị chìm lấp giữa các yếu tố “không can hệ gì đến thần linh”



tải về 353.36 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương