LỊch sử phong trào công nhâN, viên chứC, lao đỘng và HỌat đỘng công đÒan bà RỊa vũng tàu giai đỌan 1930-2006


Công nhân và lao động Bà Rịa - Vũng Tàu trong giai đoạn chuyển lên đấu tranh vũ trang, chống phá ấp chiến lược (1960-1964)



tải về 1.88 Mb.
trang8/17
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.88 Mb.
#2068
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17

2. Công nhân và lao động Bà Rịa - Vũng Tàu trong giai đoạn chuyển lên đấu tranh vũ trang, chống phá ấp chiến lược (1960-1964)

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (1-1959) đã xác định con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là sử dụng bạo lực cách mạng, khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Tháng 2-1960, Tỉnh ủy tổ chức quán triệt Nghị quyết 15 tại căn cứ suối Đá Đen (Hắc Dịch), phát động nhân dân trong toàn tỉnh nổi dậy diệt ác, phá kềm giành quyền làm chủ xã ấp. Ngay trong thời gian đang triển khai Nghị quyết 15 tại Hội nghị mở rộng, đồng chí Phạm Văn Hy, Bí thư Ban cán sự cao su đã được lệnh phát động quần chúng và tự vệ công nhân cao su phối hợp cùng C.40 do các đồng chí Lê Minh Thịnh và Nguyễn Quốc Thanh chỉ huy, tiến công đồn bót hiến binh, đồn bảo an và dân vệ ở trung tâm đồn điền cao su Bình Ba, mở màn cho phong trào đồng khởi của tỉnh. Đồng chí Phạm Văn Hy đã cùng các đồng chí trong Ban cán sự cao su nắm lại cơ sở, điều nghiên tình hình và bố trí lực lượng.

Ở Bình Ba, địch xây dựng 3 đồn nhỏ gồm đồn dân, đồn bảo an và đồn hiến binh. Đêm 30-3-1960 Bộ đội C40 do đồng chí Lê Thành Công (Lê Minh Thịnh) chỉ huy được quần chúng giúp đỡ đã ém sẵn ở các vị trí gần đồn giặc. Đúng 23 giờ bộ đội ta chia thành ba mũi, đồng loạt nổ súng tiến công ba đồn giặc ở Bình Ba. Bị đánh bất ngờ, bọn địch hốt hoảng không kịp đối phó, bị ta tiêu diệt. Số sống sót đều bỏ chạy, ta thu được 6 súng, 15 lựu đạn và hơn 1.000 viên đạn, bắt sống tên trưởng bót hiến binh. Tự vệ công nhân Bình Ba đã bắt diệt tên xu Nuôi, ác ôn khét tiếng.

Chiến thắng Bình Ba có tác động rất lớn. Quần chúng nhân dân, công nhân cao su vô cùng phấn khởi, khí thế cách mạng lên cao nhất là các đồn điền cao su dọc lộ 2 và vùng nông thôn Hòa Long, Long Phước… Công nhân các đồn điền Xà Bang, Xuân Sơn, Sông Cầu tổ chức vũ trang tuyên truyền, đốt đuốc, đốt khí đá, hù dọa địch, làm chủ đồn điền, bao vây đồn bót, kêu gọi binh sĩ ngụy về với nhân dân. Hàng chục thanh niên nam, nữ công nhân ra rừng tìm bộ đội xin nhập ngũ.

Chi bộ Bình Ba khi đó có các đồng chí Năm A, Nguyễn Văn Linh (Hai Linh), Nguyễn Văn Động (Ba Động), số thanh niên cốt cán có các anh Dũng, Trụ, Thắng, Năm Hải, Năm Minh, Hoàng Trọng, Nguyễn Thị Thanh… thường xuyên thu thập tin tức ở địa phương, báo cáo tình hình, nhất là hoạt động của lực lượng Thanh niên chiến đấu, cảnh sát, bảo an. Ông Ba Chà (cảnh sát chìm) cũng có quan hệ với ta, thông báo tình hình và làm giao liên đưa thư cho cán bộ xã ở Bình Ba.

Chi bộ Xuân Sơn do đồng chí Hoàng Văn Hòa làm Bí thư, đảng viên có các đồng chí Ba Ngạch, Hai Cà (Huỳnh Kim Nhung), Vũ Đình Thêm. Đồng chí Chín Lâm, cán bộ công vận của tỉnh bám tại Xuân Sơn, Xà Bang trực tiếp chỉ đạo phong trào. Các đảng viên trong chi bộ đều hoạt động hợp pháp, hàng ngày đi cạo mủ, bí mật lãnh đạo phong trào thông qua các cốt cán. Tổ chức công đoàn phát triển được 85 đoàn viên công đoàn, là cốt cán trong đấu tranh. Bí thư Chi bộ Hoàng Văn Hòa trực tiếp phụ trách công vận, chỉ đạo xây dựng tổ chức công đoàn. Trong Ban Cán sự Cao su cũng như mỗi chi bộ đồn điền đều có cán bộ được phân công công tác công vận. Mỗi đồn điền đều thành lập Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, đoàn viên công đoàn xây dựng tổ tam tam hoạt động bí mật để tránh lộ, địch phát hiện. Đồng chí Vũ Đình Thêm, một đảng viên được phân công trực tiếp phụ trách Ban Chấp hành Công đoàn phân sở Xuân Sơn, trực tiếp chỉ đạo phong trào công khai. Các anh Chín Phấn, Nguyễn Văn Cam, anh Chí136 là những cốt cán hoạt động tích cực trong thời kỳ này.

Chi bộ Xà Bang khi đó có các đồng chí Năm Lân (Năm Mắt Kiếng), Bảy Cò Ngãng, Huỳnh Văn Nhung, Sáu Thích, Lê Quang (Mười Quang), Tư Hổ, Ba Lộc, Năm Tới, nữ đồng chí Tư Thiên. Đồng chí Sáu Thích là Bí thư chi bộ, nữ đồng chí Sáu Hiếu là phó Bí thư. Cuối năm 1960, đồng chí Nguyễn Nài Sơn (Năm Sơn), từ nhà tù Côn Đảo về được Ban cán sự Cao su phân công về công tác khu vực Láng Lớn, Ngãi Giao. Năm 1961, đồng chí Nguyễn Thị Điều (tức Năm Bình Minh) cũng từ Côn Đảo về công tác khu vực Cẩm Mỹ, Ngãi Giao.

Ở khu vực Láng Lớn, các đồng chí Nguyễn Nài Sơn (Năm Sơn) và Năm Bình Minh nắm các cốt cán như bà Sáu Thích, bà Ba Kè, liên lạc với các cốt cán trong công nhân đồn điền Xà Bang như Phạm Thị Bụt, Nguyễn Thị Tâm, bà Sáu Quán để xây dựng cơ sở. Cơ sở cách mạng trong công nhân cao su ở đồn điền Xà Bang và các sở tư ở Ngãi Giao được bổ sung thêm nhiều công nhân có tinh thần cách mạng như chị Tư Tâm, chị Chín Búng, chị Hạp, anh Nguyễn Văn Cần, chị Nguyễn Thị Lan (Tư Lan)137, bà Tư Xích, chị Năm Minh, chị Út Lan, chị Nguyễn Thị Cam138, chị Ba Út, chị Ba Trinh… và một số công nhân người dân tộc Châu Ro như chị Năm Sàng, anh Bảy Quậy, anh Ba Sung,… Chi bộ Xà Bang xây dựng được 9 tổ công đoàn bí mật (mỗi tổ gồm 3 người) tạo thành một mạng lưới cơ sở theo hệ xâu chuỗi. Công nhân Xà Bang bị tập trung về Bình Ba (từ năm 1957), hàng ngày sở cho xe ô tô chở lên lô cạo mủ. Cùng với công nhân cao su Bình Ba, công nhân cao su Xà Bang thường xuyên đấu tranh, đòi chia lại cây (bớt phần cây), tăng lương, giảm giờ làm. Tên Quảnh (công an chìm) đã bị du kích Xà Bang diệt trong thời kỳ Đồng Khởi.

Ở khu vực Sông Cầu, các đồng chí Phạm Văn Hy, Tám Cường, Tám Ngựa, Tư Hạnh, Ba Hoa, Lê Quang (Mười Quang) vẫn thường xuyên móc nối các cơ sở ra chỉ đạo. Cơ sở công tác tích cực ở Sông Cầu lúc này có Hoàng Ngọc Trí, Nguyễn Thị Thanh, chị Ba Phụng, anh Hai Cần, anh Hai Tôn, chị Một, chị Năm A, anh Minh, anh Thuật, anh Quý Sanh,… Dưới sự chỉ đạo của Đảng, các cơ sở trong công nhân cao su ở Sông Cầu tổ chức rải truyền đơn, kẻ khẩu hiệu đấu tranh chống khủng bố, chống bắt quân dịch, chống bắt thanh niên đi gác ban đêm. Du kích Sông Cầu diệt tên Sáu Quảng, cảnh cáo bọn ác ôn, phát huy thế làm chủ của quần chúng cách mạng.

Đối với đồng bào di cư, Ban Cán sự Cao su cũng chú trọng vận động đoàn kết lương giáo, đấu tranh chống áp bức bóc lột. Ban Cán sự Cao su chỉ đạo thành lập Đội công tác di cư Bình Giã. Đồng chí Nguyễn Trọng Vĩ sau khi mãn tù về được chỉ định phụ trách đội. Đồng chí Hoàng Ngọc Trí (Ba Trí), cốt cán ở Sông Cầu được rút vô tham gia Đội công tác di cư Bình Giã. Sau khi đồng chí Phạm Văn Hy được rút về tỉnh, Ban Cán sự Cao su được củng cố lại, gồm các đồng chí Năm A (Bí thư), Huỳnh Văn Nhung, Lê Quang (Mười Quang), Lê Văn Đường (Hai Đường), Chín Lâm,... Đồng chí Bùi Đình Kiểm (Sáu Bùi) được rút về Ban an ninh tỉnh.

Ngày 4-6-1960, Đội Vũ trang Tuyên truyền huyện Long Đất139 sử dụng nội tuyến đánh đồn dân vệ đóng tại nhà làng Long Mỹ thắng lợi, mở đầu cho đợt hoạt động vũ trang trong toàn huyện. Đội Vũ trang Tuyên truyền huyện đã mở một đợt vũ trang tuyên truyền dọc theo lộ 23 và lộ 52, kêu gọi nhân dân nổi dậy, diệt ác phá kềm, giành quyền làm chủ.

Đội Vũ trang Tuyên truyền huyện Châu Thành được thành lập do đồng chí Trần Lương phụ trách, sau phát triển thành C20, bộ đội địa phương huyện Châu Thành.

Đội Vũ trang Tuyên truyền huyện Xuyên Mộc được thành lập, gồm một tiểu đội140, chuẩn bị mở đầu cho thời kỳ mới đấu tranh chính trị có vũ trang hỗ trợ, diệt ác phá kềm, giành quyền làm chủ trên toàn huyện.

Tháng 5-1960, Anh Sáu Chiến, cơ sở nội tuyến trực tiếp vạch kế hoạch và tham gia cùng C.40 diệt tiểu đội biệt kích ác ôn của tiểu khu do tên Tài chỉ huy tại Xuyên Mộc và tiến công đồn dân vệ Xóm Rẫy (Gò Cà), diệt đồn trưởng Né, thu toàn bộ vũ khí và rút nội tuyến ra xây dựng lực lượng vũ trang. Căn cứ của huyện Xuyên Mộc đặt tại Bàu Lâm - Ba Mẫu.

Tháng 7-1960, C.45 đã ra quân đánh địch tại Bến Tàu (Hắc Dịch), diệt gọn một đại đội tăng cường, thu vũ khí. Cơ sở nội tuyến ở Hắc Dịch đưa toàn bộ lực lượng dân vệ xã quay súng trở về tham gia lực lượng vũ trang cách mạng. Xã Hắc Dịch được giải phóng, trở thành căn cứ kháng chiến của tỉnh.

Ở Vũng Tàu, Thị ủy đã khôi phục lại hai chi bộ Thắng Nhì và Châu Thành, phát triển các đoàn thể quần chúng cách mạng và tự vệ bí mật nội thị, xây dựng các lõm căn cứ ở Bến Đình (Thắng Nhì), Bãi Sau (Thắng Tam) và rừng Chí Linh (Thắng Nhất). Giữa năm 1960 đội du kích Long Sơn được thành lập, làm nòng cốt cho phong trào quần chúng diệt ác, phá kềm.

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20-12-1960) đánh dấu một bước phát triển quan trọng của cách mạng miền Nam. Tỉnh ủy đã rút nhiều cán bộ ở cơ sở và ở các ngành về căn cứ, hình thành Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh. Đồng chí Trần Văn Cường đại diện nông dân, đồng chí Đoàn Thị Khanh (Mười Hai) đại diện phụ nữ, đồng chí Phạm Văn Hy đại diện công nhân, đồng chí Nguyễn Thành Long đại diện trí thức, đồng chí Lê Minh Hà đại diện lực lượng vũ trang, đồng chí Dương Văn Lực đại diện đồng bào dân tộc cùng nhiều đại diện các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân hình thành Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh. Hòa chung niềm phấn khởi với các tầng lớp nhân dân, tự vệ công nhân đồn điền Bình Ba tổ chức rải truyền đơn, treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ở nhiều nơi để biểu dương khí thế cách mạng. Anh Vũ Đình Thêm, cán bộ công đoàn sở cao su Bình Ba treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ở khu vực ấp Đồng Ngọc Khải bị địch bắn chết.

Trước yêu cầu xây dựng và củng cố lực lượng vũ trang tập trung, hai đại đội C.40 và C.45 bộ đội tỉnh được sáp nhập thành C.445, đại đội tập trung mạnh của tỉnh. Trường quân sự tỉnh được thành lập tại Hắc Dịch, huấn luyện và đào tạo cán bộ xã đội và tiểu đội, đồng thời chọn tổ chức thu nhận tân binh huấn luyện cấp tốc, bổ sung cho các đơn vị.

Tháng 5-1961, Ban an ninh tỉnh được thành lập, căn cứ đóng ở Đồi Ươi, Gia Cốp, Hắc Dịch, sau đó chuyển về Suối Nhang (Suối Lùng) gần Nông trường Cụ Bị.

Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy xây dựng căn cứ tại Gia Cốp, tuyển lựa thêm số học sinh, họa sĩ, thợ thuyền về xây dựng nhà in phục vụ công tác tuyên truyền. Những đợt in truyền đơn, bản tin, anh chị em nhà in phải làm việc suốt ngày, thức trắng nhiều đêm để kịp phát hành, đảm bảo thời gian. Nhà in của Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy mang tên "Huỳnh Ngọc Hay". Nhà in lúc đó mới có 4 đồng chí làm nhiệm vụ in ấn tài liệu. Đồng chí Hồ Sĩ Hành (Hai Quỳnh) biên tập tài liệu, truyền đơn, sau đó đồng chí Ba Tư viết mực mẫu trên bột và in bằng giấy pelure 21x27. Nội dung truyền đơn là chống bắt quân dịch, chống vào phòng vệ dân sự, đòi các quyền dân sinh dân chủ khác.

Ngoài in truyền đơn, Nhà in tổ chức in báo Bà Rịa Giải Phóng bằng bàn in quệt (in giấy sáp) và sau này in bằng máy ronéo phát hành đến các cơ sở, các địa phương. Báo ra hàng tháng, mỗi số in 500 bản. Riêng bản tin và truyền đơn thì in liên tục, theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị, mỗi đợt hàng vạn bản, truyền đơn khổ lớn mỗi ngày in được 500-1000 tờ. Bộ phận Hội họa ngoài việc đi chiến trường, ký họa tư liệu, sáng tác, làm tranh cổ động còn giúp Nhà in trình bày báo, bản tin. Đồng chí Tư Thanh viết chữ đẹp được giao viết mẫu một số cuốn sách như: "Vượt Côn Đảo" và "Võ Thị Sáu" để in ấn và phổ biến rộng rãi. Số lượng in tay bằng giấy sáp từ 2.000 đến 3.000 bản, in bột được 50 đến 100 tờ. Sau khi in xong, tài liệu được chuyển đến trạm giao liên để đưa xuống các cơ sở ở xã, huyện. Ban giao liên tỉnh cũng bố trí hợp lý hệ thống phát hành, đảm bảo phát hành kịp thời và nhanh nhất. Ban Giao thông - Liên lạc đặt Văn phòng tại Hắc Dịch. Hệ thống giao thông liên lạc từ tỉnh lên khu và xuống huyện được hình thành một hành lang thông suốt.

Ban Kinh tài Tỉnh ủy được thành lập đầu năm 1961 làm nhiệm vụ “nuôi quân, đánh giặc”. Nguồn thu ban đầu chủ yếu dựa vào sự vận động đóng góp tự nguyện của các tầng lớp nhân dân. Các cơ quan, đơn vị trong vùng căn cứ tự vận động gia đình và đồng bào cơ sở ủng hộ lương thực, đồng thời sản xuất tự túc, kết hợp với săn bắt cá, thú rừng để cải thiện đời sống. Tỉnh ủy chỉ đạo kinh tài vay vàng, tiền, lúa gạo của dân để nuôi bộ đội. Nhân dân các xã Hòa Long, Long Phước, Hắc Dịch đã hiến tất cả tài sản quý giá để nuôi quân. Công nhân cao su đóng góp mỗi tháng 1 ngày lương (40 đồng) và 3 kg gạo. Mức vận động chung là như vậy nhưng nhiều gia đình tự nguyện đóng góp gấp 2, gấp 3 lần.

Đoàn văn công được thành lập tháng 8 năm 1961 tại Gia Cốp141. Lớp cán bộ, diễn viên đầu tiên có các anh chị Trần Minh Thông, Nguyễn Văn Kích (Tư Kích), Trần Minh Trung (Bảy Trung), Nguyễn Thị Ánh, Đinh Vĩnh Phát, kế tiếp có Phạm Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Minh Phụng, Nga, Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Bạch, Sen, Tạ Lê Vân, Trần Lưu Tấn, Đông... Từng bước học hỏi và phấn đấu, các anh chị trở thành nòng cốt của Đoàn. Đầu tháng 12-1961, Đoàn văn công ra mắt biểu diễn phục vụ nhân dân xã Hắc Dịch và các cơ quan đơn vị trong tỉnh. Mặc dù các tiết mục còn đơn sơ nhưng một hình thức tuyên truyền văn nghệ lần đầu tiên ra mắt, cùng với sự nhiệt tình, trẻ trung, năng động của cán bộ, diễn viên trong Đoàn đã có sức cổ vũ lớn đối với cán bộ chiến sĩ và đồng bào vùng căn cứ.

Sau đêm ra mắt, Đoàn văn công củng cố lại tiết mục và hành quân lưu diễn phục vụ công nhân cao su sở Huyện Đỏ (thuộc thị trấn Ngãi Giao ngày nay), công nhân cao su xã Xuân Sơn (giữa tháng 12-1961) và phục vụ đồng bào dân tộc vùng Châu Ro như Mụ Bân, Cà Mum, phục vụ các cơ quan Tỉnh ủy, giáo dục, quân dân y, Bộ đội 445. Xuân Nhâm Dần (1962), lần đầu tiên Tỉnh ủy chỉ đạo tổ chức cuộc liên hoan Tiếng hát Mùa Xuân tại Căn cứ Hắc Dịch nhằm động viên tinh thần cán bộ chiến sĩ và đồng bào. Đợt lưu diễn phục vụ đầu tiên của đoàn trên một địa bàn rộng đã có ảnh hưởng rất lớn đối với các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, đánh dấu sự chuyển biến của phong trào cách mạng, để lại trong lòng công nhân và lao động niềm phấn khởi, tăng thêm khí thế cho cách mạng.

Trường Đảng tỉnh được hình thành tại Gia Cốp đầu năm 1961 với nhiệm vụ mở các lớp huấn luyện cho cán bộ Huyện ủy viên, Chi ủy viên. Nội dung huấn luyện gồm: Năm bước công tác cách mạng và Công tác vận động quần chúng; Công tác Đảng và nhiệm vụ của Bí thư chi bộ; Tình hình và nhiệm vụ… Trường Đảng tỉnh còn mở các lớp chuyên đề phục vụ cho công tác vận động quần chúng trong các thị xã, thị trấn, công nhân cao su, bồi dưỡng chuyên đề cho đồng bào dân tộc Châu Ro, lớp bồi dưỡng chính trị cho các đồng chí bị địch bắt ở tù ra, lớp bồi dưỡng cho cán bộ ở lại miền Nam bám trụ hoạt động, đã trải qua các chiến dịch khủng bố trắng của địch.

Quá trình phát triển và xây dựng lực lượng trong những năm 1960-1961 đã hình thành một đội ngũ cán bộ, công nhân, nhân viên trong các tổ chức kháng chiến ở vùng căn cứ, ngày càng đông đảo, nhiều thanh niên, học sinh, trí thức, thợ thuyền thoát ly tham gia kháng chiến. Tỉnh đội cũng vận động thợ may thoát ly, tham gia xây dựng ngành quân nhu, vận động thợ cơ khí vào căn cứ tham gia xây dựng ngành quân giới, mở các lớp y tá, cứu thương, xây dựng ngành quân - dân y.

Ở thị xã Bà Rịa và Thị xã Cấp, công nhân và quần chúng lao động vô cùng phấn khởi, tự nguyện gửi tiền bạc, thuốc men… ủng hộ vùng giải phóng. Nhiều thanh niên, công nhân tìm cách liên lạc với Đảng, hăng hái tham gia bộ đội giải phóng và các đơn vị vũ trang, tuyên truyền hoạt động bí mật ở nội thị. Cơ sở cách mạng được khôi phục trong các nhà máy, xí nghiệp và khu vực đồn điền cao su. Vùng căn cứ, vùng giải phóng của Tỉnh ủy ngày càng phát triển, vững mạnh.

Nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn mới, ngày 27-4-1961 “Hội Lao động Giải phóng miền Nam” ra đời, (sau đổi tên thành Liên hiệp Công đoàn Giải phóng miền Nam). Hội Lao động Giải phóng là một thành viên của “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam”142. Do những đặc điểm riêng, Bà Rịa, Vũng Tàu bấy giờ chưa có điều kiện để thành lập Hội Lao động Giải phóng, tổ chức ngành dọc của công nhân và lao động ở địa phương, nhưng sự ra đời của “Hội Lao động Giải phóng miền Nam” vẫn là một sự kiện cổ vũ, động viên công nhân và lao động Bà Rịa, Vũng Tàu hăng hái tham gia, hưởng ứng cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, vì tự do và thống nhất đất nước. Ở những vùng nông thôn tập trung dân cư, cuộc đấu tranh chống lập khu trù mật diễn ra quyết liệt trong năm 1961, điển hình là cuộc đấu tranh chống gom dân ấp Đông, ấp Bắc thuộc xã Hòa Long về khu trù mật Gò Sủng.

Tháng 4 năm 1961 công nhân cao su đồn điền Bình Ba, Xuân Sơn cùng với hàng trăm đồng bào Hòa Long, Long Phước biểu tình, rầm rộ tiến về thị xã Bà Rịa đòi gặp tỉnh trưởng nêu kiến nghị phản đối gom dân, phản đối bắt người vô cớ. Công nhân cao su và nhân dân lao động các huyện tổ chức nhiều cuộc đấu tranh "nhập thị", tổ chức thành từng đoàn về tỉnh lỵ Bà Rịa, Thị xã Cấp đưa đơn kiến nghị nhằm biểu dương khí thế cách mạng và hạn chế các biện pháp khủng bố của địch. Đồng chí Nguyễn Văn Nghiệp (Tư Nghiệp), Huyện ủy viên huyện ủy Châu Thành đã tổ chức đoàn đại biểu gồm 21 chị em phụ nữ, đại diện các má, các chị ở xã Hòa Long, Long Phước và đồn điền cao su Bình Ba… lên Sài Gòn phối hợp với các tỉnh thành, biểu tình chống Mỹ-Diệm bắn giết đồng bào, càn quét làng xóm. Nhiều đoàn đại biểu khác từ các xã kéo về quận lỵ, tỉnh lỵ đấu tranh theo phương thức "nhập thị" làm rối loạn bộ máy thống trị của ngụy quyền.

Mặc dù bị bắt giam, bị tra tấn và dụ dỗ, phân hóa, chị em phụ nữ, những người lao động tiêu biểu của Bà Rịa đã giữ vững ý chí cách mạng, mưu trí đấu tranh chống bộ máy khủng bố của kẻ thù. Sau một tuần lễ chiến đấu kiên cường, chị em đã chiến thắng, địch buộc phải thả những người bị bắt và hứa thực hiện yêu sách chính đáng của quần chúng.

Cuối năm 1961, lực lượng du kích các xã và tự vệ công nhân các đồn điền phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Nhiều thanh niên và quần chúng thuộc đồn điền cao su đã hăng hái gia nhập lực lượng cách mạng. Phối hợp với phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng lao động du kích Long Phước tổ chức nhiều đợt phục kích diệt những tên ác ôn khét tiếng như Chín Xê, Mười Kềm… buộc binh lính địch phải rời khỏi Long Phước.

Đội Vũ trang Tuyên truyền thị xã Bà Rịa mà nòng cốt là thanh niên con em công nhân và lao động thị xã Bà Rịa cũng nhanh chóng trưởng thành. Đội Vũ trang Tuyên truyền nội thị tổ chức nhiều đợt tập kích vào các điểm chốt giữ của địch trên đường 15, tiến công đồn Tắc Mọi (Long Sơn); diệt ác phá kềm ở các vùng dân cư ven lộ 15 từ Phú Mỹ đến Cát Lở, gần Thị xã Cấp (Vũng Tàu).

Phong trào cách mạng của quần chúng vùng địch tạm chiếm và các thị xã được khôi phục với các hình thức hợp pháp kết hợp với bất hợp pháp; tùy theo điều kiện thực tế về tương quan lực lượng để vận dụng. Mặc dù địch khủng bố dữ dội, Nghiệp đoàn Buôn bán ở Thắng Nhì (Vũng Tàu) do chị Huỳnh Thị Hồng Hoa đảm nhiệm đã tổ chức đấu tranh đòi giảm thuế chợ. Cảnh sát ngụy bắt giam đại biểu, quần chúng kiên trì đấu tranh buộc chúng phải trả người bị bắt. Cuộc đấu tranh của Nghiệp đoàn Buôn bán Thắng Nhì tuy không lớn, khẩu hiệu đấu tranh chủ yếu về dân sinh dân chủ, nhưng nó là bước vận dụng những hình thức phù hợp với tình hình chung của phong trào công nhân và lao động Vũng Tàu bấy giờ.

Quần chúng lao động từ đô thị đến các vùng ven đô còn là nguồn hậu tại chỗ to lớn của cách mạng. Nhiều đồng bào buôn bán, có cả các chủ hiệu, những tư sản yêu nước người Hoa, đồng bào Phật giáo, công giáo ở Thị xã Cấp (Vũng Tàu), thị trấn Long Điền, thị xã Bà Rịa bí mật đóng góp tiền bạc, thuốc men gửi về vùng giải phóng. Đồng bào Hòa Long, Long Phước, Hắc Dịch, Bình Ba, Ngãi Giao đóng góp nhiều thóc gạo, heo, bò nuôi quân trong những ngày đầu xây dựng lực lượng vũ trang và phát động đấu tranh vũ trang.

Tháng 11 năm 1961 quần chúng lao động Long Phước đã tổ chức biểu tình phản đối lính ngụy trong đồn thường xuyên bắn pháo bừa bãi vào làng. Tên đồn trưởng ác ôn Mười Kềm ra lệnh cho lính ngụy nổ súng vào đoàn biểu tình. Hơn mười người ngã xuống nhưng đồng bào không lùi bước, những người bị thương được băng bó cứu chữa, rồi khiêng cán lên thị xã Bà Rịa tiếp tục đấu tranh. Quần chúng lao động thị xã Bà Rịa phẫn nộ cùng tham gia đoàn biểu tình, tạo thành một phong trào đấu tranh chính trị rộng lớn theo phương châm nhập thị, gây rối loạn bộ máy ngụy quyền ở các đô thị, tỉnh lỵ.

Cuộc chiến đấu chống gom dân, chống bình định, phá thế kìm kẹp của địch ở Long Phước, Hòa Long kéo dài liên tục với các hình thức đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang, diệt ác… Nhân dân lao động Long Phước, Hòa Long luôn luôn sát cánh với công nhân cao su và các tầng lớp nhân dân lao động thị xã Bà Rịa, Thị xã Cấp (Vũng Tàu), trực tiếp tham gia hoặc giúp đỡ, chi viện về tinh thần cũng như của cải, vật chất. Đó chính là sức mạnh của khối liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của Đảng; là truyền thống cao quý của đội ngũ công nhân và lao động Bà Rịa Vũng Tàu.

Phong trào chống gom dân, chống bình định ở Long Đất, Xuyên Mộc cũng liên tục diễn ra. Lực lượng vũ trang huyện Long Đất tiến công tiêu diệt đồn Bà Hằng (xã Hội Mỹ) tháng 3-1961; tiến công diệt đồn An Ngãi vào tháng 4 năm 1961. Vùng giải phóng quanh căn cứ Minh Đạm hình thành trên một địa bàn rộng lớn bao gồm các xã Long Mỹ, Hội Mỹ, Phước Lợi, Tam Phước và phần lớn xã Phước Hòa Long, Phước Thọ, Phước Thạnh, Phước Hải, An Ngãi…

Phong trào Đồng Khởi với những thắng lợi to lớn của cách mạng miền Nam đã làm lung lay tận gốc ngụy quyền Sài Gòn. Từ năm 1961, Mỹ gia tăng viện trợ, cố vấn. Chương trình bình định và kế hoạch gom dân lập ấp chiến lược được Mỹ - ngụy nâng lên thành quốc sách, xương sống của chiến lược chiến tranh, với tham vọng bình định miền Nam trong vòng 18 tháng.

Ở đô thị, việc kìm kẹp quần chúng được Mỹ - ngụy thực hiện bằng mạng lưới cảnh sát, mật vụ. Ngoài ra, chúng còn phân chia thành các phường, khóm chiến lược “liên gia” dùng bọn ác ôn đàn áp, khủng bố những người bị tình nghi là cơ sở cách mạng. Trong kế hoạch gom dân lập ấp chiến lược thực hiện chương trình bình định ở tỉnh Phước Tuy, Mỹ - ngụy đặc biệt chú trọng đàn áp phong trào công nhân và lao động ở đô thị và đồn điền. Ở những trung tâm công nghiệp, đồn điền, số lượng công nhân tập trung, hệ thống kiểm soát chặt chẽ hơn. Chúng lập ra một bộ máy cảnh sát, mật vụ điều tra, nghiên cứu từng đối tượng, theo dõi công nhân tại nơi làm việc cũng như ở gia đình, đưa tay chân vào lũng đoạn các nghiệp đoàn, chia rẽ quần chúng để làm suy yếu phong trào công nhân v.v..

Đối với vùng đồn điền cao su, nơi có phong trào đấu tranh cách mạng phát triển khá mạnh, bọn địch càng tăng cường hoạt động nhằm thực hiện việc lập ấp chiến lược để kềm kẹp công nhân. Ở đây có đặc điểm là công nhân ăn ở tập trung từng làng nên thuận lợi cho việc gom dân lập ấp của địch. Địch lợi dụng đặc điểm sinh hoạt tập trung của công nhân để lập “Ấp chiến lược” kết hợp hệ thống cai trị hành chính với bộ máy quản lý của chủ sở cao su, kìm kẹp, khống chế công nhân. Thủ đoạn chính trị trong việc chống phá phong trào công nhân của địch là sửa đổi bản “Cộng đồng khế ước cao su”, do Trần Quốc Bửu đứng ra đại diện cho công nhân, ký với chủ sở cao su. Ngụy quyền Sài Gòn giao cho “Trung ương bình định” lập ra tổ chức “Hiệp hội chủ nhân trồng tỉa cao su Việt Nam”, sử dụng tổ chức này vào kế hoạch bình định, kìm kẹp công nhân cao su gắt gao hơn, mục đích chính là cắt đứt mọi quan hệ kinh tế, chính trị của công nhân cao su với các lực lượng cách mạng. Bước đầu của kế hoạch khoanh vùng, kiểm soát công nhân là:



  • Gom các gia đình công nhân cao su ở các cơ sở nhỏ, làng nhỏ về trung tâm đồn điền, vào “Ấp chiến lược”.

  • Chủ sở cao su phải nuôi lính ngụy ở đồn điền làm nhiệm vụ đàn áp cơ sở cách mạng, theo tỷ lệ 10 công nhân có 1 tên lính ngụy quản chế.

  • Quản lý lương thực ở đồn điền để chống việc công nhân giúp đỡ lực lượng cách mạng. Tất cả kho gạo, két tiền của sở cao su phải để ở thị xã Bà Rịa, Biên Hòa hoặc Sài Gòn. Tiêu chuẩn ăn của công nhân cao su được phân phát làm nhiều đợt, bảng danh sách phát gạo cho công nhân trình bọn “cán bộ bình định” thường xuyên. Chúng giảm xuất gạo công nhân từ 933gr xuống 600gr một ngày. Vợ con công nhân từ suất gạo 600gr giảm xuống 200gr- 400gr một ngày.

Ngoài ấp chiến lược ở trung tâm đồn điền Bình Ba, công nhân các sở tư nhân như Quang Minh, Châu Lạc, Việt Cường… bị dồn về Láng Lớn trong các ấp chiến lược có hào sâu, hàng rào kẽm gai, ra vào hàng ngày đều có bọn lính canh kiểm soát, công nhân Xà Bang bị địch gom khoanh lại làm trung tâm gần trụ sở. Chúng bắt công nhân phải đi đào hào sâu, đắp đê cắm chông phía trước, đóng cọc sắt, rào kẽm gai chung quanh. Mỗi đồn điền chúng tổ chức 2 bót dân vệ từ 1 tiểu đội đến 1 trung đội. Bọn địch bắt buộc cứ 10 công nhân phải đóng tiền nuôi một tên lính canh. Ấp chiến lược Xà Bang chỉ có một cổng ra vào ở sát ngay bót dân vệ. Bọn chủ tư bản cấu kết cùng ngụy quyền, cắt khẩu phần gạo của công nhân từ 900 gram/ngày xuống còn 700 gram/ngày, phần gạo con công nhân từ 450 gram/ngày xuống còn 200 gram/ngày. Công nhân ra lô làm chúng cấm không cho mang gạo để ngăn chặn việc công nhân tiếp tế lương thực cho kháng chiến.

Dưới sự kiểm soát của của lính ngụy, công nhân cao su phải đào hầm, đắp lũy, làm việc cực nhọc đến 7 giờ tối mới được về nhà. Ngoài ra còn phải đóng góp chông tre, tiền bạc để lập “ấp chiến lược” quy mô lớn, có đường hào rộng 3 mét, sâu 1,5 mét bao quanh có 2 lớp rào kẽm gai, hầm chông, bãi mìn, ụ chiến đấu kiên cố. Chu vi “ấp chiến lược” này rộng hơn 5 km chỉ có 3 cổng ra vào, mỗi cổng một tháp canh, lô cốt thường xuyên có 1 tiểu đội lính ngụy canh gác. Cạnh ấp còn 2 đồn bảo an ninh án ngữ vòng ngoài sẵn sàng xả súng hoặc tung lực lượng khủng bố. Cuộc đấu tranh chống “bình định”, chống “gom dân lập ấp” của công nhân cao su diễn ra gay go quyết liệt.

Cuối năm 1962, địch đã cơ bản xây dựng xong hàng rào ấp chiến lược quanh các sở cao su trên lộ 2. Các ấp chiến lược Ngãi Giao, Đường Cùng, Sông Cầu, Bình Ba, Bình Giã, Láng Lớn, Cẩm Mỹ, Xà Bang, Suối Nghệ… tạo thành một hệ thống cô lập dân bên trong với cán bộ cách mạng bên ngoài. Liên lạc giữa Ban cán sự Cao Su với các chi bộ cơ sở bị cắt đứt. Cán bộ, lực lượng bên ngoài bị thiếu lương thực nghiêm trọng.

Ban cán sự cao su tổ chức đội võ trang tuyên truyền gồm 7 đội viên, phối hợp với chi bộ và tổ chức công đoàn các sở cao su đấu tranh chống phá chủ trương lập ấp chiến lược của địch, phối hợp với du kích, tự vệ mật phục kích ngoài rẫy, bìa lô cao su, đánh các toán dân vệ, bảo an lùng sục, hỗ trợ cho quần chúng đấu tranh. Khẩu hiệu vận động quần chúng trong thời kỳ này là chống bắt lính và chống làm ấp chiến lược. Hàng ngày sau khi công nhân đi làm về, chúng bắt bà con đào hào đắp lũy. Nhiều người không chịu đi làm và đấu lý với chúng: “Chúng tôi đi làm cho sở đã mệt rồi, còn hơi sức đâu mà đi làm ấp chiến lược”. Chúng bắt vót chông, phân diện tích đất bắt công nhân đào, cứ 5m2 cho 1 người. Ta vận động bà con đấu tranh đào chiếu lệ, ngày đào, đêm phá. Những cốt cán được bố trí nhận những lô ngoài bìa rừng để tiện liên lạc với cấp trên, báo cáo tình hình và nhận sự chỉ đạo.

Một hình thức đấu tranh phổ biến là vận động công nhân bất đắc dĩ phải đi làm thì ban đêm lại kéo nhau ra san lấp lại đoạn hào mình đã đào lúc chiều. Hôm sau địch tra hỏi thì công nhân trả lời: “Chúng tôi là dân, các ông muốn nói sao cũng được. Đêm qua chúng tôi thấy một số người như các ông mang súng, đầy mình đến bắt chúng tôi ra lấp lại thì chúng tôi phải lấp, chúng tôi không dám kháng cự. Các ông cứ bắt chúng tôi đào lên, lấp mãi xuống thế này thi chúng tôi sống sao nổi”.

Một số gia đình sống lẻ tẻ ngoài rẫy, chúng bắt dỡ nhà vào ấp, bà con đấu tranh không chịu đi, lấy cớ là cuộc sống chủ yếu dựa vào nương rẫy, nay tập trung vào ấp thì lấy gì mà ăn. Tiêu biểu cho cuộc đấu tranh này là gia đình bà Nguyễn Thị Mùi. Gia đình bà là một cơ sở cách mạng nòng cốt, chồng bà tham gia kháng chiến bị bệnh chết. Bà có 5 người con thì 3 anh chị là anh Năm, cô Thanh, cô Nữ thoát ly tham gia kháng chiến và đã anh dũng hy sinh. Từ những năm 1960 bà đã đào hầm bí mật nuôi giấu anh em cán bộ trong nhà. Bản thân bà bị địch bắn gãy một chân và nhiều lần vào tù ra khám. Không chịu vào ấp chiến lược, không phải vào đó sẽ khó khăn cho cuộc sống gia đình, mà bà nghĩ nhiều đến sự khó khăn trong việc liên lạc, giúp đỡ anh em cán bộ cách mạng. Cuối cùng chúng đem xe đến phá nhà. Vào ấp, bà dựng nhà sát bìa ấp và sau đó tìm cách cắt rào liên lạc với các đồng chí bên ngoài, chuyển lương thực, thuốc men, tiếp tế cho anh em cán bộ, bộ đội. Khi ấp chiến lược đã hoàn thành, chi bộ vận động quần chúng đấu tranh đòi mở cổng sớm cho công nhân đi cạo mủ, đóng cổng muộn cho nông dân làm rẫy ở xa, đấu tranh chống bắn pháo vào lô, vào rẫy.

Ở đồn điền Xà Bang, công nhân dỡ cơm mang ra ngoài lô đều nhịn ăn, nhường lại nuôi cán bộ. Những gô cơm bên trên đều là những lớp cơm mỏng còn bên dưới là gạo để dành cho cách mạng. Công nhân cao su Xà Bang đảm nhiệm đường dây liên lạc từ Ban cán sự về các đồn điền. Khi ra lô, tổ Công đoàn Xà Bang bố trí công nhân cạo thêm một số phần cây để các cốt cán Nguyễn Thị Tâm, Phạm Thị Bụt, Nguyễn Thị Lan, chị Tư Xích, có điều kiện gặp Ban cán sự báo cáo tình hình và liên lạc từ Xà Bang về Bình Ba, Cẩm Mỹ, Ngãi Giao truyền đạt sự chỉ đạo của Ban cán sự vào các chi bộ, cơ sở các đồn điền khác.

Ở thị xã Bà Rịa, Thị xã Cấp địch đẩy mạnh hoạt động cảnh sát, mật vụ, bắt cóc, thủ tiêu bí mật những người chúng tình nghi là cộng sản. Mỹ - ngụy đặt thêm những quy định khắt khe nhằm hạn chế quyền tự do nghiệp đoàn. Địa bàn quận được phân thành 5 khu phố và 29 khóm. Tất cả các cấp, từ quận đến khóm đều chú trọng củng cố cơ quan an ninh và quân sự. Ngoài ra trực thuộc tòa thị chính còn có ủy ban nhân dân tự vệ, chỉ huy lực lượng dân vệ hàng ngàn người, đây là lực lượng vũ trang quần chúng mà ngụy quyền âm mưu đối lập họ với các tổ chức quần chúng cách mạng. Ngụy quyền chỉ cho phép một vài nghiệp đoàn đăng ký hoạt động, phát triển cơ sở nghiệp đoàn thuộc Tổng liên đoàn lao công của Trần Quốc Bửu.

Ở Bình Ba, Mỹ - ngụy còn tìm cách chia rẽ công nhân, dụ dỗ ép buộc thanh niên tham gia lực lượng dân vệ và thanh niên chiến đấu. Phong trào đấu tranh chống cộng tác với địch, chống quân địch luôn sôi động ở đồn điền. Các má, các chị dùng lý lẽ đấu tranh bảo vệ chồng con; đồng thời tìm cách đưa chồng con thoát ly tham gia lực lượng cách mạng. Một số bất đắc dĩ phải vào dân vệ đã trở thành nội tuyến của du kích lấy cắp vũ khí của địch gửi cho cách mạng hoặc cung cấp tin tức để bộ đội, du kích tiến công tiêu diệt địch. Anh em nội tuyến trong dân vệ ấp chiến lược Đức Mỹ đã lấy được 2 khẩu súng, 132 trái lựu đạn và 2 súng bắn pháo sáng cung cấp cho lực lượng vũ trang giải phóng.

Nhằm đáp ứng như cầu phát triển lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang, huyện Châu Thành xây dựng ban quân giới liên xã Long Phước, Long Tân và Hòa Long. Cơ xưởng đóng tại rẫy anh Bảy Bờ và rẫy anh Ba Dậu (Long Phước), nhân dân các xã đã tích cực đi thu lượm đạn pháo lép của địch cung cấp cho xưởng sản xuất vũ khí. Dụng cụ chế tạo thiếu, các chủ xe lam trong vùng đã mua và cung cấp cho xưởng các loại búa, kềm, ê-tô, cưa sắt, dũa. Vũ khí sản xuất chủ yếu là súng ngựa trời, dao găm, mã tấu. Những cán bộ quân giới xuất thân là công nhân cao su, những người thợ cơ khí đã đóng góp tích cực cho công tác sản xuất vũ khí tự tạo từ những ngày đầu kháng chiến chống Mỹ.

Tháng 6 năm 1962, Tỉnh ủy tách vùng nông thôn phía Bắc Sông Cầu và đồn điền cao su khỏi huyện Châu Thành, lập Ban cán sự Đức Thạnh trực thuộc Tỉnh ủy làm nhiệm vụ lãnh đạo cả vùng đồn điền cao su và vùng nông thôn ven lộ 2, phía Bắc Sông Cầu. Đồng chí Năm A là bí thư, đồng chí Lê Quang (Mười Quang) phụ trách quân sự143. Bộ đội huyện Cao Su phát triển được một Đại đội do đồng chí Trần Văn Cao chỉ huy. Lực lượng vũ trang các huyện cũng hình thành đơn vị tương đương cấp Đại đội (thiếu). Lực lượng du kích các xã, các đồn điền cao su phát triển nhanh, kể cả một số xã vùng sâu, yếu trên lộ 15 như Phước Hòa, Phú Mỹ, Phước Thái.

Năm 1962, một số cán bộ quân dân y vừa từ miền Bắc vào chiến trường được đưa về tăng cường cho địa phương. Y sĩ Vũ Bình An được cử làm Trưởng ban Quân - Dân y tỉnh Bà Rịa, lương y Lê Minh (Trương Văn Học) làm Phó ban, với số cán bộ nhân viên độ 20 người. Ngoài việc khám chữa bệnh, Ban Quân - Dân y đã sản xuất được một số thuốc tây và thuốc nam. Tại căn cứ Hắc Dịch, Ban Quân - Dân y đã mở lớp đào tạo 40 y tá để bổ sung cho các cơ quan của tỉnh, huyện và các đơn vị.

Tại Xuyên Mộc, lực lượng vũ trang được bộ đội tỉnh chi viện, phối hợp với phong trào nổi dậy của quần chúng lao động, phá tan ấp chiến lược Xóm Rẫy, Gò Cà. Đến năm 1963, nhân dân Xuyên Mộc đã xây dựng được vùng căn cứ địa quan trọng thuộc địa bàn các xã Bàu Lâm, Bình Châu, Bưng Riềng… Trong đó có hàng chục km bờ biển hiểm trở từ Sông Ray đến Hồ Tràm, Hồ Cốc. Căn cứ ở Xuyên Mộc được Trung ương Cục lựa chọn làm khu vực tiếp nhận vũ khí, đạn dược từ miền Bắc chuyển vào phục vụ cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc của nhân dân miền Nam.

Tháng 12-1962, C.445 bộ đội tỉnh do đồng chí Nguyễn Quốc Chánh chỉ huy kết hợp với du kích tiến công đồn Bình Ba, bắt sống 3 tên chủ Tây đưa ra căn cứ giáo dục, buộc chúng phải nộp thuế cho Mặt trận. Nhằm đảm bảo nhu cầu hậu cần cho vùng căn cứ, Tỉnh ủy chỉ đạo các ngành tăng cường cán bộ cho Ban kinh tài, thành lập Đơn vị 215 gồm 3 đội võ trang thu tài chánh là: Đội võ trang thu buôn chuyến trên Quốc lộ 15; Đội võ trang thu đường thủy sông Lòng Tàu thu thuế ghe muối, ghe củi; Đội võ trang thu các đồn điền cao su, cà phê, tiêu, điều của người Việt Nam dọc lộ 2, tổ chức cán bộ mật thu tài chính ở chợ Long Điền, chợ Bà Rịa. Ban kinh tài đã nhiều lần gửi văn thư yêu cầu các chủ đồn điền người Pháp phải nộp thuế cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, người đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam. Lực lượng tự vệ cao su và du kích các xã dọc lộ 2 nhiều lần đột nhập nhiều sở cao su, bắt các chủ sở phải đóng thuế cho cách mạng, giải quyết được sự thiếu hụt về tài chính và vấn đề lương thực thực phẩm vốn rất khó khăn ở địa bàn này. Năm 1963, C.445 bộ đội tỉnh tiến công địch tại đồn điền cao su Bình Sơn (Long Thành), bắt được chủ đồn điền người Pháp. Được học tập cương lĩnh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Chủ đồn điền cao su Bình Sơn đã đồng ý nộp thuế cho cách mạng. Ban kinh tài thu được 20 triệu đồng, tiền thuế của công ty đồn điền cao su Binh Sơn. Tỉnh nộp về Ban kinh tài Khu 5 triệu đồng.

Ban Cán sự Cao su tăng cường cán bộ cho Bình Ba, rút đồng chí Nguyễn Trung Hiếu (Tư Hiếu) về làm Bí thư Bình Ba, đồng chí Hoàng Ngọc Trí (Ba Trí) làm Phó Bí thư, chị Tư Thiên trong Chi ủy. Căn cứ của xã bám những con suối phía Đông và Tây lộ 2, đồng chí Nguyễn Trung Hiếu tranh thủ gài bẫy, bắt thú, nuôi anh em trong căn cứ. Các đảng viên trong chi bộ hàng ngày ra rẫy, vô lô cao su móc quần chúng tuyên truyền; ban đêm vô ấp chiến lược cùng cơ sở vận động quần chúng phá ấp chiến lược. Tháng 8-1963, du kích Bình Ba phối hợp với lực lượng vũ trang tỉnh đã tiến công tiêu diệt và làm bị thương hơn 100 tên địch, bao gồm lính bảo an, dân vệ, cảnh sát. Du kích Bình Ba tổ chức đào đường, đắp mô, diệt ác, phá kềm, diệt 1 tên thám báo ở La Sơn, diệt tên Tiền, tên Hán ác ôn khí thế trong phong trào công nhân lên rất mạnh. Cán bộ tăng cường cho xã Bình Ba còn có anh Tư Lâm, anh Khánh144. Cơ sở Bình Ba lúc đó có gia đình ông Phạm Văn Trí (Hai mắt kiếng) và bà Trần Ngọc Hoa (bà Hai Giáo) hoạt động tích cực. Gia đình bà Hai Giáo có ba người con đều tham gia cách mạng. Chị Phạm Thị Nguyệt là du kích mật, hai em là Phạm Văn Giang, Phạm Văn Sơn cũng thoát ly, làm an ninh, bảo vệ. Anh Hoàng Trọng cùng bà Hai Giáo, chị Ba Thanh tham gia kẻ khẩu hiệu, rải truyền đơn, với nhiều sáng kiến: kẻ khẩu hiệu ban đêm trên đường bằng củ khoai mài, sáng ra nắng lên, bột khoai mài khô đi, dính chặt vào đường, nổi màu sáng trắng, nhìn rất rõ; truyền đơn thì xấp nước cho dính thành từng cục, đi xe đạp thả xuống ngay tại trung tâm Bình Ba, dùng ná thun bắn từng cục vào đồn địch, gió thổi khô, truyền đơn bay khắp hàng rào địch, giữa trung tâm Bình Ba được canh phòng cẩn mật.

Trên cơ sở phong trào ở đồn điền cao su Xà Bang và các sở tư, năm 1963, Ban cán sự Đảng đã phát triển được hai đảng viên là đồng chí Hai Lộc (sở Việt Cường), đồng chí Sáu Hiếu (sở Huyện Đỏ). Ban cán sự cao su đã tăng cường các đồng chí Năm Tới, Ba Đào, Ba Phụng về Xà Bang cùng hai đồng chí Hai Lộc, Sáu Hiếu thành lập chi bộ Đảng Xà Bang do đồng chí Ba Phụng, ủy viên Ban cán sự Cao Su làm Bí thư. Đội du kích Xà Bang được xây dựng chỉ có 3 đến 4 chiến sĩ như anh Nghĩa, anh Lúa… do đồng chí Ba Đào chỉ huy. Có chi bộ lãnh đạo, có du kích bên ngoài hỗ trợ, công tác phá ấp chiến lược ở Xà Bang từng bước phát triển. Ban đầu công nhân Xà Bang phá lẻ từng đường một để ra vào thuận lợi, tổ chức mạng lưới thông tin mật bên trong ấp, tạo điều kiện để cho các đồng chí Năm Tới, Sáu Hiếu, Ba Đào… thường xuyên ra vào ấp bám trụ nhà cơ sở Phạm Thị Bụt và một số cơ sở các để chỉ đạo.

Ban chỉ đạo đấu tranh chính trị trong công nhân cao su do đồng chí Huỳnh Văn Nhung, nữ đồng chí Hai Nguyệt. Đồng chí Hai Linh trực tiếp phụ trách mũi ở Bình Ba. Nữ đồng chí Tư Thiên phụ trách mũi ở Xà Bang. Ban chỉ đạo vận động hàng trăm người ở các xã Bình Ba, Sông Cầu, Suối Nghệ, ấp La Sơn… biểu tình đòi quyền lợi đời sống, quyền dân sinh, dân chủ, không bắt lính, không bắn phá vào khu dân cư, không rải chất độc hóa học… Các chị Tư Lan (Xà Bang), Nguyễn Thị Thanh (Sông Cầu), Phạm Thị Nguyệt, Võ Thị Của, Nguyễn Thị Phức, Trương Thị Sành (Bình Ba), Nguyễn Thị Hảo, Nguyễn Thị Huề, Nguyễn Thị Gòn, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Huệ, Trương Thị Bưởi, Đỗ Thị Hương, Chị Quy, Chị Châu, Chị Ba Tích,… là những thanh niên cốt cán trong phong trào đấu tranh chính trị thời kỳ này.

Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy cử các đồng chí Huỳnh Thanh và Lưu Văn Qui (Mười Chí) xuống các vùng căn cứ và vùng giải phóng như Cà Mum, Bàu Chinh, Quảng Giao, các sóc có đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung để vận động đồng bào học văn hoá, chống giặc dốt. Cán bộ của Ban đã vận động những người có trình độ văn hoá khá cùng tham gia giảng dạy, ban ngày tiến hành dạy trình độ văn hoá cấp I cho trẻ em, mỗi lớp có khoảng từ 20 đến 25 em, ban đêm dạy bình dân học vụ cho người lớn tuổi có từ 15 đến 20 người trong đó có nhiều trình độ khác nhau, số lượng học viên đông hay ít tuỳ thuộc vào dân số của từng nơi. Mặc dù khó khăn nhưng đồng bào vẫn nhiệt tình đóng góp bằng mọi khả năng như tre, cây, lá và công lao động để dựng lên mái trường tuy không đẹp cũng tương đối có chỗ che nắng mưa để bà con và con em yên tâm học hành. Bên cạnh đó các đồng chí còn vận động đồng bào hằng tháng đóng góp phụ cấp cho giáo viên vài chục lít gạo. Ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, việc vận động bà con đi học rất khó khăn, nhất là với những người lớn tuổi do ban ngày lao động cực nhọc, ban đêm đến lớp mệt mỏi không còn hứng thú tiếp thu bài giảng. Kiên trì và nhẫn nại, cán bộ giáo dục đã đem cái chữ về cho đồng bào và trẻ em ngay trong thời kỳ chiến tranh ác liệt.

Được sự chỉ đạo của Quân ủy Miền và Khu ủy miền Đông, Đoàn 555 tích cực xây dựng kho bãi và mở đường trên biển, đưa người ra miền Bắc tiếp nhận vũ khí chi viện về giải phóng quê hương. Sau khi đưa 6 thủy thủ mở đường ra Bắc tiếp nhận vũ khí, Đoàn 555 được tăng cường quân số, tương đương cấp trung đoàn, đổi phiên hiệu là Đoàn 1500145. Bộ chỉ huy Miền đã điều Đại đội 5 thuộc Tiểu đoàn 800 chủ lực của khu về tăng cường cho đoàn bảo vệ địa bàn, chuẩn bị tiếp nhận vũ khí. Đêm 3-10-1963, chiếc tàu trọng tải 40 tấn mang bí số 41 do Lê Văn Một làm Thuyền trưởng, có hai thủy thủ bến Lộc An là Nguyễn Sơn và Thôi Văn Nam dẫn đường chở hai mươi tấn vũ khí cập bến Lộc An, chi viện cho chiến trường miền Đông Nam Bộ. Công nhân và lao động tham gia dân công, cùng với lực lượng vận tải đoàn 1500 (của miền) và bộ đội tỉnh, huyện tiếp nhận, vận chuyển gần 100 tấn vũ khí vào căn cứ an toàn. Vũ khí, quân trang, quân y được vận chuyển đến các đơn vị chủ lực và các tỉnh miền Đông Nam bộ, Khu 6, góp phần đẩy mạnh hoạt động vũ trang, hỗ trợ đắc lực cho phong trào phá ấp chiến lược trên toàn miền.

Ngay sau khi tiếp nhận an toàn chuyến tàu chi viện vũ khí đầu tiên vào bến Lộc An (tháng 10-1963), Tỉnh ủy Bà Rịa lại được lệnh phối hợp với Hậu cần Miền mở tuyến vận tải Rừng Sác, chuyển tiếp vũ khí từ Thạnh Phú (Bến Tre) qua sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh về Thị Vãi. Đoàn vận tải Rừng Sác lúc đó đã phát triển tương đương một Tiểu đoàn, lấy phiên hiệu là Đơn vị 340B với nhiệm vụ xây dựng kho trung chuyển tiếp vũ khí do Đoàn 703 đưa từ Thạnh Phú lên, tổ chức hành lang vận chuyển số hàng này từ Đồng Tranh vượt sông Lòng Tàu về Thị Vãi giao cho Đơn vị 445B. Đơn vị 445B có nhiệm vụ tiếp nhận số hàng trên, vận tải bộ về Hắc Dịch.

Đầu năm 1963, Trung ương Cục quyết định sáp nhập hai tỉnh Bà Rịa và Biên Hòa thành lập tỉnh Bà Biên146. Nhiệm vụ chính trị trọng tâm của toàn Đảng bộ lúc này là chống phá ấp chiến lược. Phương châm đấu tranh là kết hợp ba mũi giáp công, lấy mũi vũ trang làm đòn xeo, diệt ác, phá kềm, phá lỏng, phá rã và tiến tới phá banh ấp chiến lược của địch. Tỉnh ủy cử đồng chí Lê Thành Ba làm Trưởng Ban chỉ đạo chống phá ấp chiến lược.

Ở Vũng Tàu địch cũng tăng cường bộ máy kềm kẹp, mở rộng các căn cứ quân sự, các Trung tâm huấn luyện. Các cơ sở cách mạng ở Vũng Tàu gặp nhiều khó khăn, nhất là sau vụ phản bội của Nguyễn Triệu Khải. Thị ủy Vũng Tàu lúc này có 5 đồng chí cấp ủy và một sốc cán bộ được củng cố theo phương châm bám trụ, hoạt động nội ô. Căn cứ của Thị ủy được xây dựng tại rừng Chí Linh. Tháng 4-1963 đồng chí Cố Văn Tư (Tư Nhiễu), Phó Bí thư bị bắt và sau đó các đồng chí Thị ủy viên Trần Phước An (Ba Lùn), Trần Tấn, Bảy Cao (phụ trách binh vận) cũng lần lượt bị địch bắt. Tháng 23- 9-1963, Bí thư Thị ủy Nguyễn Văn Trí cùng một số cán bộ, đảng viên của thị xã bị bắt. Cơ quan Thị ủy phải chuyển căn cứ về núi Minh Đạm (Long Đất).

Tháng 10 năm 1963, công nhân cao su đã hỗ trợ cho bộ đội tỉnh tiến công tiêu diệt địch trong ấp chiến lược Sông Cầu. Đồng chí Nguyễn Trung Hiếu được rút về huyện, đồng chí Hoàng Ngọc Trí làm Bí thư Chi bộ xã Bình Ba. Thời gian này địch bố trí một Trung đội lính bảo an ban đêm thường vào ấp chiến lược Sông Cầu ngủ lẫn ở trong dân để ngăn chặn và rình bắt cán bộ ta đột ấp. Ban chỉ huy Đại đội lên kế hoạch tiêu diệt tốp lính này. Các anh Hoàng Trọng, Năm Hải (du kích Bình Ba) dẫn trinh sát đi điều nghiên, lên phương án tác chiến.

Nhờ điều nghiên kỹ, hiệp đồng với đồng bào, xạ thủ trung liên Nguyễn Văn Tâm điểm xạ một loạt ngắn trên mái nhà, báo động cho đồng bào xuống hầm trú ẩn, rồi mới hạ nòng trung liên, bắn từng loạt chính xác vào mục tiêu. Địch không kịp phản ứng, lớp chết, lớp bỏ chạy thục mạng, rơi vào đội hình phục kích của mũi vu hồi. Chỉ sau vài phút chiến đấu, ta đã làm chủ hoàn toàn trận địa, diệt gọn và bắt sống toàn bộ Trung đội đội lính Bảo An, thu vũ khí147, bắt 7 tù binh. Trận Sông Cầu đánh nhanh, diệt gọn, ta không bị thương vong, nhờ làm tốt công tác chuẩn bị, được sự giúp đỡ và phối hợp chặt chẽ của du kích và công nhân cao su. Đồng bào vùng Sông Cầu khâm phục lối đánh tài tình của Bộ đội 445, không để một người dân nào bị thương vong. Bộ đội 445 và công nhân cao su phá banh rào gai ấp chiến lược Sông Cầu trong đêm, móc ráp cơ sở, thu mua lương thực, vận động tân binh.

Cuối năm 1963, vùng giải phóng được mở rộng thêm, Tỉnh ủy quyết định tách Ban Quân - Dân y. Bác sĩ Vũ Bình An là Trưởng Ban Quân y. Trưởng ban Ban Dân y tỉnh là bác sĩ Võ Văn Thời (Chín Thời), Phó ban là lương y Lê Minh. Ban Dân y có nhiều sáng kiến trong việc tổ chức khai thác và sử dụng thuốc Nam phục vụ công tác điều trị bệnh trong vùng giải phóng. Lương y Lê Minh đã khai thác các loại dược liệu ở vùng căn cứ, chế được 10 loại thuốc khác nhau để chữa bệnh. Lương y Lê Minh cùng bác sĩ Võ Văn Thời mở 3 lớp đào tạo y tá ở Long Phước với 60 học viên. Bệnh xá của tỉnh đặt tại Hắc Dịch (K76B).

Cuối năm 1963, Trung ương Cục quyết định tách tỉnh Bà Biên thành hai tỉnh Bà Rịa và Biên Hòa148. Tỉnh ủy ra nghị quyết phát động một đợt phá ấp chiến lược mạnh mẽ trên phạm vi toàn tỉnh. Mỗi huyện đều chọn điểm đột phá cho đợt phá ấp chiến lược của tỉnh.

Đồng chí Trần Văn Bửu, cán bộ chỉ đạo của tỉnh cùng đồng chí Lê Thành Ba, Trưởng ban Chống phá ấp chiến lược về trực tiếp chỉ đạo Ban cán sự Cao su phá ấp chiến lược ở khu vực lộ 2. Tham gia đợt chỉ đạo trọng điểm phá ấp chiến lược ở lộ 2 có một bộ phận C.445 bộ đội tỉnh do đồng chí Nguyễn Quốc Chánh chỉ huy phối hợp với tự vệ cao su. Phương án chỉ đạo là lực lượng vũ trang sẽ tập kích bọn lính trong đồn và phục kích đánh lính từ chi khu chi viện, hỗ trợ đồng bào nổi dậy phá ấp chiến lược Bình Ba, Đức Mỹ, Đồng Ngọc Khải. Lực lượng ta ra quân đúng vào đêm 1-11-1963, khi Ngô Đình Diệm bị đảo chính. Địch vô cùng hoang mang. Công nhân Bình Ba dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự Đảng đã nổi dây, dùng cuốc, xẻng nhổ cọc rào, dùng kềm cắt kẽm gai và dùng xe ủi đất của bọn chủ sở để san bằng ấp chiến lược. Cùng đêm, Chi bộ các xã phát động du kích, tự vệ công nhân và đồng bào phá rã các ấp chiến lược Đức Mỹ (Bình Ba), Cẩm Mỹ, Dốc 30, Đường Cùng, Huỳnh Hương, Vĩnh Thanh, Sông Cầu.

Đội du kích Xà Bang dưới sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang cao su (đồng chí Lê Quang chỉ huy) tổ chức tấn công vào bót dân vệ (gần văn phòng cũ). Chi bộ, cơ sở cốt cán Xà Bang vận động toàn thể công nhân nổi dậy dùng cuốc, xẻng, xà beng xông ra bang phá hào, đê, nhổ cọc, phá rào. Toàn bộ lính bót dân vệ đều bỏ chạy về Bình Ba. Ấp chiến lược Xà Bang bị phá banh, ấp Xà Bang149 cơ bản được giải phóng. Công nhân cao su Xà Bang và các sở tư như Quang Minh, Châu Lạc, Việt Cường đã gia nhập vào đội chuyên phá gấp chiến lược, hàng đêm tập họp hàng trăm người đi phá các ấp chiến lược ở Suối Sóc, Láng Lớn, Kim Long, Ngãi Giao.

Trong thời gian đấu tranh gian khổ chống phá ấp chiến lược của địch, nhiều gia đình công nhân Bình Ba như má Lại Thị Hấu, má Hữu, má Lía, má Sâm, bác Xứng, bác Liêm, bác Binh, bác Xí, bác Nghiệp đã vượt qua khó khăn gian khổ đấu tranh với giặc tiếp tế nuôi quân. Anh Nguyễn Văn Nghiệp nguyên là y tá ở Chi đội 10 Biên Hòa trong kháng chiến chống Pháp được bố trí làm Trưởng trạm y tá đồn điền Xuân Sơn đã phục vụ anh em công nhân tận tình và thường cung cấp thuốc tây, bông băng, thuốc sốt rét, thuốc kháng sinh cho bộ đội. Khi nào cách mạng có yêu cầu, anh đều tìm mọi cách mua giúp.

Anh Nguyễn Trung Nghĩa được chi bộ vận động ra làm xu đã tạo điều kiện thuận lợi cho anh chị em công nhân khi bố trí công việc cũng như lúc đấu tranh. Mỗi lần phát gạo, biết những gia đình có con em tham gia cách mạng, anh phát 2 lần, 3 lần để có gạo tiếp tế cho anh em. Anh Nguyễn Văn Cận, thợ cạo mủ giỏi nhất sở, bọn Tây rất nể, cai ký đều nể, không bao giờ bắt lỗi anh. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi để anh tham gia hoạt động cách mạng. Anh là một cốt cán tích cực vận động công nhân đóng góp nhiều lương thực, anh biết những chỗ giấu lương thực rất kín đáo, hợp lý, thuận tiện cho anh em về lấy. Công nhân cao su được lãnh mỗi tháng được 26 lít gạo, 39 đồng. Ban chấp hành công đoàn vận động mỗi tháng mỗi người góp 1 ngày lương (4 đồng) và 1 lít gạo. Cả sở đều thực hiện, có gia đình góp 5 đồng, 10 lít gạo. Những lúc bộ đội thiếu lương thực thì vận động thêm. Cai, ký, xu lương cao, gạo nhiều, vận động đóng góp nhiều hơn. Xu Khải ở La Sơn mỗi đợt anh em vận động đều góp 100 đồng và 100 ký gạo. Những công nhân lái xe bồn chở nước thường bọc gạo vào bao nilon thả trong bồn nước, đưa ra lô, chuyển đến những điểm qui định rất kín đáo, qua mặt bọn mật vụ dễ dàng.

Trước Tết cổ truyền Giáp Thìn (1964), đồng chí Hồ Sĩ Hành, Trưởng ban Tuyên huấn Tỉnh ủy đã chỉ đạo đồng chí Tần Hạnh Ngươn (Hai Ngươn), một đảng viên mật ở Vũng Tàu tổ chức cho một số cơ sở cách mạng buôn bán ở Vũng Tàu vào Khu ăn Tết, để động viên tuyên truyền giúp họ hiểu rõ chính sách, đường lối của Đảng của cách mạng. Đoàn bao gồm các ông, bà Ngô Doãn Hy chủ tiệm giày Đông Hải, ông Nghiêm Xuân Giáp (chủ tiệm may Thăng Long), ông Nghiêm Xuân Giang (chủ tiệm may Hoàng Diệu), ông Ngô Doãn Quốc (thợ đóng giày), ông Nguyễn Đích Hòa (chủ tiệm bánh Patisseris), bà Châu Thị Bộn (chủ tiệm may). Đây là những cơ sở cốt cán có nhiều đóng góp cho cách mạng trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy thông báo tình hình phát triển của phong trào cách mạng và phổ biến chủ trương của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, mời đồng bào dự một bữa cơm thân mật, ăn tết tại chiến khu, mỗi gia đình được biếu một cặp rượu, và một hộp bánh như một món quà của chiến khu đem về ăn tết với gia đình. Đồng bào rất phấn khởi và cảm động, trở về Vũng Tàu tuyên truyền, vận động thêm nhiều người quyên góp tài chính cho cách mạng.

Đầu năm 1964, Tỉnh ủy chỉ đạo một đợt phá ấp chiến lược trên qui mô toàn tỉnh với phương châm phá cả nội dung và hình thức, kết hợp từ phá lỏng, phá rã đến phá banh từng mảng lớn ấp chiến lược trong toàn tỉnh, tạo điều kiện mở rộng hành lang tiếp nhận vũ khí và chuyển thế cách mạng đi lên. Xuyên Mộc là điểm chỉ đạo của tỉnh. Yêu cầu chung là phải giải phóng một vùng rộng lớn từ Phước Bửu đến Bình Châu, Bưng Riềng, Bàu Lâm, mở ra một vùng giải phóng liên hoàn của tỉnh, tạo điều kiện mở bến bãi, tiếp nhận vũ khí chi viện của Trung ương. Quân khu miền Đông Nam Bộ điều một đại đội chủ lực do đồng chí Chín Tùng chỉ huy về phối hợp với bộ đội tỉnh đánh đồn Bình Châu. Tỉnh đội trưởng Nguyễn Việt Hoa (Mười Thà) trực tiếp đưa đơn vị 445 bộ đội tỉnh xuống hỗ trợ cho huyện đánh đồn Bưng Riềng. Đồng chí Hai Quân, Bí thư xã Bình Châu dẫn một cánh tiến đánh ấp chiến lược Láng Găng, giải phóng hoàn toàn ấp chiến lược này.

Trung tuần tháng 4-1964, kết hợp với bộ phận nội tuyến, C51 bộ đội huyện, du kích Phước Bửu đã tiến công ấp chiến lược Gò Cà (Xóm Rẫy), kêu gọi đồng bào nổi dậy phá banh ấp chiến lược bung về đất cũ làm ăn. Nhân thời cơ địch đang hoang mang, bộ đội huyện kết hợp với lực lượng xã đánh dứt điểm luôn ấp chiến lược Bà Tô. Sau khi giải phóng Gò Cà và Bà Tô, các lực lượng huyện Xuyên Mộc tập trung về Bàu Lâm. Đêm 24 rạng ngày 25-4-1964 được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang huyện, chi bộ Bàu Lâm đã vận động quần chúng nổi dậy phá banh ấp chiến lược, giải phóng hoàn toàn Bàu Lâm, Ba Mẫu, Láng Bè. Huyện Xuyên Mộc giải phóng hai phần ba dân cư và đất đai, tạo điều kiện xây dựng căn cứ khu Đông của tỉnh. Địch chỉ còn kiểm soát được xã Xuyên Mộc, đồn Bà Tô và ấp chiến lược Núi Nhọn, lộ 23 bị cắt đứt, Chi khu Xuyên Mộc bị cô lập, buộc địch phải dùng máy bay để tiếp tế.

Quân và dân Long Phước kiên trì ba mũi giáp công, bao vây bức rút đồn Long Phước. Ngày 17-7-1964, có sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang huyện, du kích xã đã bao vây, bức rút đồn Long Phước. Không có lực lượng ứng cứu, bọn lính đã bỏ đồn rút chạy đêm 20-7-1964. Xã Long Phước được hoàn toàn giải phóng, trở thành điểm tựa quan trọng của căn cứ du kích Tam Long.

Lực lượng cách mạng trong công nhân cao su ngày càng lớn mạnh. Năm 1964, đồng chí Lê Văn Đường (Hai Đường) là Bí thư Ban cán sự Cao Su, đồng chí Lê Quang (Mười Quang) là Trưởng Ban quân sự. Ban Cán sự Cao su chỉ đạo du kích Bình Ba phối hợp với một bộ phận của Đại đội 445 đột nhập đồn điền Bình Ba lấy máy tiện về xây dựng công binh xưởng (tháng 7-1964). Bộ đội đang hành quân thì địch phát hiện, chúng gọi điện xuống quận Đức Thạnh cho thêm 3 xe chở quân xuống để bao vây tiêu diệt lực lượng của ta, từ bị động chuyển sang thế chủ động, ta đón đánh quyết liệt, diệt 11 tên trong đó có tên Nguyễn Vĩnh Trinh, Quận trưởng Đức Thạnh, bắt 1 tên sĩ quan phụ tá quận trưởng, thu 16 khẩu súng các loại, trong đó có 1 súng cối 60ly, 60 quả đạn cối và phá hủy 3 xe quân sự.

Tháng 7-1964, đơn vị công binh và hậu cần Tỉnh đội về Bàu Sen xây dựng thành căn cứ kháng chiến. Ban Cán sự Cao su, Huyện đội cao su và một bộ phận cán bộ công vận của huyện ủy Đức Thạnh cũng đặt căn cứ tại Bàu Sen. Bàu Sen trở thành căn cứ tập kết các lực lượng cách mạng, một khu an dưỡng của cán bộ, chiến sĩ sau những ngày chiến đấu gian khổ, với các trung tâm quân dân y của tỉnh, huyện cao su, khu vực huấn luyện, học tập của cán bộ chiến sĩ, một khu vực hậu cần với những đơn vị quân y, quân nhu, công binh xưởng, đồng thời là một bàn đạp tổ chức xuất phát tiến công được địch.

Thời gian này, phần lớn địa bàn Bình Ba được giải phóng, Bình Ba trở thành căn cứ du kích, lực lượng vũ trang huyện phối hợp với du kích Bình Ba liên tiếp tấn công Chi khu Đức Thạnh, bao vây và áp sát đồn, cắt đứt lộ 2, có lúc chúng phải dùng máy bay trực thăng để vận chuyển lương thực, đạn dược hoặc phải dùng lực lượng chủ lực ngụy khai thông đường bộ để tiếp tế cho Chi khu Đức Thạnh. Khí thế quần chúng công nhân rất phấn khởi. Phong trào thanh niên tòng quân, xây dựng lực lượng du kích, bộ đội rất sôi nổi. Các quần thể quần chúng như công đoàn, đoàn thanh niên được củng cố và phát triển. Anh Hoàng Trọng được kết nạp vào đoàn (8-1964), được cử đi học lớp huấn luyện do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh mở, sau đó về làm Bí thư chi đoàn, kiêm Đội trưởng Đội Vũ trang Tuyên truyền Bình Ba, gồm 18 đội viên, trong đó có 1 tiểu đội nữ du kích mật, chị Võ Thị Của phụ trách. Đội Vũ trang Tuyên truyền kiêm luôn chức năng xã đội, an ninh, cảnh cáo ác ôn, giáo dục các đối tượng chiêu hồi, chỉ điểm150. Phong trào Bình Ba phát triển mạnh. Công nhân ủng hộ nhiều tiền, gạo, thuốc men cho kháng chiến. Công tác vận động tòng quân ở Bình Ba rất sôi nổi, trong năm 1964, vận động được 107 thanh niên thoát ly. Đội Vũ trang Tuyên truyền tổ chức từng đợt vận động, mỗi đêm tổ chức cho vài chục thanh niên thoát ly, hướng dẫn cho các gia đình hôm sau lên nhà việc trình báo cho ngụy quyền là Việt cộng về bắt đi để chúng không có lý do làm khó dễ. Thậm chí, đồng bào còn hù địch là du kích, bộ đội về đông lắm, súng ống rất nhiều.

Xã Bình Ba thành lập đội du kích Bình Ba mật, anh chị em thường gọi là đội du kích tại gia, gồm 12 người, trong đó có anh Ba Tàu, anh Hai Thiền, Hoàng Trọng, các chị Bửng, Phượng, Phúc, Nguyễn Thị Phức, Nguyễn Thị Thanh do anh Ba Tàu làm đội trưởng, chị Nguyễn Thị Phức làm đội phó. Hầu hết các đội viên nữ đều còn rất trẻ, tuổi đời từ 15 đến 18 tuổi, nhưng lại rất gan góc, đột nhập Sở cao su Bình Ba, bắt tên chủ Tây ra giáo dục, bắt đóng góp tiền thuế cho cách mạng. Chị Ba Thanh điều nghiên, rồi dẫn tổ du kích mật đi bắt tên cai Kiếng, khét tiếng ác ôn.

Ở các vùng giải phóng chính quyền cách mạng được thành lập, chi bộ được củng cố, các hội, các đoàn thể hoạt động mạnh từng bước ổn định được đời sống của nhân dân. Tại các xã giải phóng Long Tân, Long Mỹ (Long Đất), Bàu Lâm, Bình Châu, Bưng Riềng (Xuyên Mộc), chi bộ và Ban tự quản xã tổ chức trường cấp một cho con em học tập; tổ chức lớp bổ túc văn hóa cho cán bộ, chiến sĩ. Giáo viên là những sinh viên, học sinh vừa thoát ly kháng chiến. Nhân dân các xã vùng giải phóng xây dựng xã chiến đấu bằng hầm chông, hố đinh. Phong trào quần chúng tham gia xây dựng xã chiến đấu rất sôi nổi. Hội phụ nữ phát động phong trào hũ gạo nuôi quân, phong trào mẹ chiến sĩ nuôi dưỡng thương bệnh binh. Chính quyền các xã giải phóng cấp đất cho nông dân, huy động đảm phụ, tổ chức cho con em đi học.

Để đáp ứng yêu cầu của phong trào, Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy giao nhiệm vụ cho Tiểu ban Giáo dục mở 2 khóa Sư phạm cấp I, đào tạo cán bộ giáo dục cho các huyện và các cơ quan trong tỉnh. Lớp học mở tại Gia Cốp. Khóa đầu có hơn 60 học viên, học trong 6 tháng và khóa thứ 2 có hơn 40 học viên. Từ những đội ngũ cán bộ giáo dục được đào tạo cơ bản, các thầy, cô xuống các vùng giải phóng mở lớp học, để bồi dưỡng kiến thức và nâng cao trình độ văn hoá cho bà con. Tiêu biểu có các chị Nguyễn Thị Tâm (Bảy Tâm), Trần Thị Thanh (Năm Thanh) luôn bám sát các buôn rẫy, đưa cái chữ đến cho đồng bào dân tộc Châu Ro. Ngoài việc giảng dạy văn hóa, cán bộ giáo dục còn kiêm luôn công tác chăm sóc sức khoẻ cho bà con. Chính quyền các xã giải phóng đã tổ chức cho con em đi học, cấp đất cho nông dân làm ăn, huy động nhân dân đóng thuế đảm phụ nông nghiệp đầy đủ. Hội phụ nữ xây dựng phong trào hũ gạo nuôi quân, phong trào mẹ chiến sĩ nuôi dưỡng thương bệnh binh.

Đến tháng 10 năm 1964 các đồn điền cao su dọc lộ 2, từ Bình Ba đến Ngãi Giao, Xà Bang hoàn toàn giải phóng. Các chủ đồn điền cao su đề nghị cho họ được nộp thuế bằng đồng Franc của Pháp cho phòng đại diện Ủy ban Dân tộc Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam thông qua phòng đại diện của ta ở Paris. Đó là một phần đóng góp đáng kể của ngành hậu cần tỉnh Bà Rịa cho Mặt trận. Ban kinh tài tỉnh đã có nhiều hoạt động tăng các nguồn thu. Các đồn điền cao su người Việt, vườn tiêu và vườn cà phê nhỏ thì ta thu bằng tiền, còn đồn điền cà phê lớn ta thu bằng cà phê hạt rồi gởi lại chủ đồn điền, khi cà phê có giá cao thì họ bán giùm và nộp tiền cho ta. Nhờ đó, Ban kinh tài đảm bảo đủ nguồn chi cho các yêu cầu của phong trào cách mạng ngày càng phát triển.

Cuối năm 1964, Quân ủy và Bộ chỉ huy Miền chủ trương mở chiến dịch Đông - Xuân 1964-1965 trên chiến trường miền Đông Nam bộ. Căn cứ tình hình khảo sát chiến trường, Bộ chỉ huy Miền quyết định chọn Bình Giã làm điểm tiến công mở màn. Để chuẩn bị cho chiến dịch, Hậu cần miền đã cử các đoàn cán bộ về Bà Rịa tổ chức thu mua lương thực. Tỉnh ủy Bà Rịa đã triển khai kế hoạch phục vụ chiến dịch với tinh thần hết sức khẩn trương và bảo đảm bí mật tuyệt đối. Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ được xác định là đảm bảo phục vụ hậu cần cho chiến dịch, nhất là lương thực, thực phẩm; đảm bảo phục vụ giao thông liên lạc thông suốt, dẫn đường, chuẩn bị địa bàn ém quân cho bộ đội chủ lực. Các cơ sở cách mạng ở Hòa Long, Long Phước liên hệ với các chủ vựa gạo ở chợ Long Điền, đồng bào vùng Ngãi Giao liên hệ với các chủ vựa gạo ở chợ Long Khánh, nhanh chóng mua rút gạo ở Sài Gòn về bán cho cách mạng, đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu thiết yếu về gạo, muối, cá khô, thuốc tây cho chiến dịch.

Ban cán sự Cao Su Bà Rịa thành lập Ban vận động ủng hộ tiền tuyến để vận động công nhân góp công, góp chuẩn bị cho chiến dịch. Tổ công đoàn Xà Bang do các chị Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Thị Lan, Cai Quậy, bà Mua… làm nòng cốt, tổ công đoàn các sở tư gồm các chị Ba Lực, Sáu Thích, Út Lan, Ba Trinh… đã vận động từng công nhân góp gạo cho Ban vận động. Các chị Ba Lực, Sáu Thích, Tư Tâm thường xuyên đi nắm tin địch từ Bình Ba về Xà Bang báo cáo cho bộ phận tham mưu chuẩn bị chiến trường đang tập kết tại căn cứ Bàu Sen. Công nhân cao su và quần chúng lao động Bình Ba, Ngãi Giao, Xuân Sơn, Xà Bang là lực lượng hậu cần, dân công trực tiếp phục vụ chiến dịch. Ban cán sự cao su đã thành lập đại đội dân công hỏa tuyến gồm 60 nam nữ thanh niên, hầu hết là công nhân cao su Bình Ba và các phân sở Xà Bang, Xuân Sơn, Sông Cầu do đồng chí Hoàng Trọng làm Đại đội trưởng, đồng chí Vũ Hiền làm Chính trị viên, trực tiếp tham gia chiến dịch. Những người đi dân công được tổ chức công đoàn các sở bố trí người phụ trách cạo mủ thay.

Lực lượng du kích đồn điền cao su từ trước đó đã bao bó địch, tạo địa bàn đứng chân cho đơn vị chủ lực, các đơn vị hậu cần tham gia chiến dịch. Bà con công nhân cao su hết lòng giúp đỡ bộ đội. Nhiều gia đình công nhân lấy cả gạo ăn hàng ngày ủng hộ cách mạng rồi đấu tranh với địch mua từng ký gạo về ăn. Công nhân dùng cả xe bò, xe lam, xe hơi của sở cao su Bà Rịa, Vũng Tàu đấu tranh trực diện với địch, đồng thời tổ chức binh lính và sĩ quan ngụy mua gạo cho các đơn vị hậu cần.

Các xã đã huy động hàng chục xe bò, hàng trăm dân công đã thường xuyên phục vụ suốt thời gian chiến dịch. Lúa gạo từ các nơi được bí mật chuyển về các kho dựng tạm ven lộ 2. Các máy xay lúa ở Long Phước hoạt động cả ngày đêm suốt cả tháng trời. Các má, các chị ở Hòa Long, Long Phước đấu tranh với địch ra Long Điền, Bà Rịa mua từng cân muối, đôi pin đèn, thuốc men, thực phẩm, công nhân cao su sử dụng xe hơi, máy cày của sở vận chuyển lương thực, khí tài cho bộ đội. Đồng bào các xã vùng Đất Đỏ dùng xe bò chở lúa lên Tân Rú (Long Tân) bán cho hậu cần (bộ phận do đồng chí Mười Còn phụ trách). Dân các xã vùng đất cát (Long Mỹ, Hội Mỹ, Phước Lợi) cũng gánh lúa đưa về bắc lộ 23 (Tân Rú), để cung cấp cho hậu cần miền. Vùng ven căn cứ, đồng bào thu hoạch đã để một phần lớn lúa tại ruộng cho bộ đội, chỉ đưa về đủ ăn. Trong vòng hơn hai tháng, tỉnh đã huy động và tổ chức thu mua được gần 500.000 lít gạo, và một khối lượng lớn thực phẩm, thuốc men đủ cho bộ đội (trên 7.500 người) sử dụng trong suốt chiến dịch.

Trong thời gian chuẩn bị phục vụ chiến dịch, Đội dân công hỏa tuyến công nhân cao su Bình Ba vừa tham gia vận động công nhân đóng góp lương thực, vừa tổ chức vận chuyển lương thực từ Sông Cầu, Hòa Long, Long Phước về các điểm quy định. Công nhân cao su đóng góp lương thực, đưa ra lô cao su, vận chuyển ra rừng, làm nhiều kho ở rừng La Sơn, chặt cây, làm lán chứa gạo. Đây là vùng “xôi đậu”, địch không dám vào sâu trong rừng. Lúc đó Bình Ba là một cửa khẩu tiếp nhận quan trọng, trực tiếp tổ chức thực hiện có nữ đồng chí Tư Thiên, đồng chí Sáu Thích, ông Thiềm, và các anh Hoàng Trọng, anh Quý, anh Thắng, anh Bình. Tỉnh chi viện thêm anh Ba Khánh, anh Tám Cường về chỉ đạo. Cơ sở hậu cần của đồng chí Ba Thuận đặt trạm thu mua tại ấp Sông Cầu, xay giã suốt đêm, dân công các xã tải ra lô, giáp bìa rừng, Đội dân công hỏa tuyến do Hoàng Trọng phụ trách đưa vào các kho trong rừng cất dấu. Có những đêm phải chuyển 40-50 tấn gạo. Chị Tư Lan, công nhân cao su ở Xà Bang tổ chức một số chị em đi xe đò lên Xuân Lộc mua gạo cho Đoàn hậu cần 84 phục vụ chiến dịch.

Đồng bào dân tộc vùng căn cứ Hắc Dịch gom góp từng bó rau, trái bầu, trái bí, vét cả ngô khoai cung cấp cho bộ đội. Du kích các xã, bộ đội địa phương huyện thường xuyên bám đồn bót địch đánh càn bảo vệ căn cứ kho tàng, nghi binh đánh lạc hướng địch. Đội Vũ trang Tuyên truyền di cư Bình Giã do đồng chí Nguyễn Trọng Vĩ chỉ huy bám các ấp đồng bào dân tộc Châu Ro ở La Vân, Cà Mun, tổ chức đồng bào đưa hàng hóa lâm sản vào Bình Giã bán để nắm tình hình địch.

Căn cứ Khu I (xã Bình Châu), được hậu cần miền chọn làm nơi xây dựng bệnh viện K76A để phục vụ cho chiến dịch Bình Giã. Quân y miền đã điều 3 đội phẫu thuật tăng cường cho Bà Rịa để tổ chức thành hai đội phẫu dã chiến. Bệnh xá của tỉnh được tăng cường thêm một đội phẫu thuật thuật của Quân y Miền để tổ chức thành bệnh viện dã chiến mang phiên hiệu K76B (Gia Cốp). Bác sĩ Nguyễn Kim Bôn, Trưởng ban Dân y tỉnh đã huy động thêm 90 y tá, cứu thương phục vụ cho Bệnh viện chuẩn bị đón nhận thương binh qua sơ cứu ở tuyến trước.

Du kích, dân công hỏa tuyến ngày đêm làm nhiệm vụ tiếp lương, tải đạn. Đội dân công hỏa tuyến công nhân cao su trực tiếp phục vụ Q762 luôn theo sát bộ đội, khiêng thương dưới làn bom pháo dày đặc, trực thăng Mỹ bay lền trời, xe tăng, bọc thép bắn như vãi đạn, dân công hỏa tuyến sát cánh bên chiến hào bộ đội, phục vụ kịp thời, không một ai lùi bước. Dân công hỏa tuyến phục vụ bộ đội tại các mặt trận Ngãi Giao, Xuân Sơn, Bình Ba đưa từng nắm cơm, chiếc bánh, mang đến tận chiến hào cho bộ đội. Cụ Lía, cụ Đế người dân tộc Châu Ro ở Xuân Sơn dũng cảm dẫn đường cho bộ đội truy kích địch. Anh Tròn chiến sĩ liên lạc của đội công tác di cư hàng chục lần vượt qua lửa đạn, đồn bót giặc trinh sát mở đường đưa đón bộ đội hành quân. Đội dân công tải đạn của huyện Xuyên Mộc hoạt động xuất sắc trong suốt chiến dịch, phục vụ kịp thời yêu cầu chiến trường. Nhiều tấm gương tiêu biểu như anh Tòng Văn Then, người dân tộc Châu Ro một mình chịu một đòn, liên tục khiêng thương binh từ Hiệp Hòa (Hàm Tân) về đến căn cứ khu I, anh được đơn vị Q762 tặng một khẩu carbine. Khi chiến sự xảy ra, thương binh đưa về nhiều, thiếu người phục vụ, bà Lê Thị Trừ, cán bộ Ban căn cứ I (Bình Châu) đã vận động chị em phụ nữ dân tộc vào bệnh viện săn sóc thương binh.

Gần 1 tháng chiến đấu vô cùng quyết liệt, quân dân Bà Rịa – Vũng Tàu đã lập chiến công vẻ vang ở Bình Giã151. Chiến thắng Bình Giã chứng tỏ sự lớn mạnh của lực lượng vũ trang giải phóng và phong trào cách mạng miền Nam, trong đó vai trò của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Bà Rịa – Vũng Tàu có một ý nghĩa đặc biệt. Công nhân cao su cũng như các tầng lớp lao động khác vừa trực tiếp tham gia chiến dịch, đóng góp sức người sức của, xương máu cho thắng lợi; vừa là nguồn cổ vũ to lớn về tinh thần; là điều kiện chủ quan và khách quan làm nên chiến thắng.

Trong vòng một tháng, từ khi chiến dịch nổ cho đến khi kết thúc, anh chị em trong đội dân công hỏa tuyến không những phục vụ chiến đấu, sát cánh cùng bộ đội chuyển thương, tiếp đạn mà nhiều đồng chí còn cầm súng chiến đấu khi giáp mặt với quân thù trên trận địa, điển hình là trận phục kích chặn đánh một cánh quân địch ở đồn điền Galia đến chi viện cho đồng bọn ở Bình Giã. Một tấm gương tiêu biểu là đồng chí Vũ Hiền, Xã đội phó Bình Ba nông thôn một mình một súng trường bắn bị thương 1 trực thăng Mỹ. Trận tiêu diệt gọn chi đoàn thiết giáp của địch tại lô cao su Xuân Sơn có sự góp công của chị Tứ, công nhân cao su, Hội trưởng Hội phụ nữ xã.

Chiến dịch Bình Giã không chỉ có ý nghĩa với phong trào cách mạng Bà Rịa, Vũng Tàu mà còn tác động mạnh đến các mặt trận khác, đánh dấu chấm hết cho chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - ngụy ở miền Nam. Thắng lợi to lớn của chiến dịch Bình Giã cũng thể hiện sự trưởng thành của công nhân và lao động Bà Rịa, Vũng Tàu, đội quân chủ lực tham gia công tác chuẩn bị và trực tiếp phục vụ chiến dịch.




tải về 1.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương