LƯỢc trích trong tài liệU ĐÀo tạO, BỒi dưỠng cán bộ CĐcs-phần tài chính công đOÀn cơ SỞ



tải về 37.09 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích37.09 Kb.
#7740
LƯỢC TRÍCH TRONG TÀI LIỆU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CĐCS-PHẦN TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

c) Nguồn tài chính công đoàn cơ sở được sử dụng và phân bỗ nguồn tài chính công đoàn cơ sở được sử dụng cho các khoản mục chi.

Phân phối nguồn thu tài chính của công đơàn cho các cấp công đoàn được sử dụng (cấp công đoàn theo Điều lệ Công đoàn

Việt Nam bao gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn; công đoấn cấp trên cơ sở; Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn và Tổng Liên đoàn căn cứ Quy đinh kèm theo Quyết định số 168/QĐ-TLĐ ngày 9/1/2013 của Tổng Liên đoàn).

- Công đoàn cơ sở được sử dụng 65% số thu kinh phí công đoàn, 60% số thu đoàn phí công đoàn, 100% số thu khác của đom vị.

- Phân bổ nguồn thu kinh phí, đoàn phí công đoàn, công đoàn cơ sở được sử dụng cho các khoản, mục chi:

+ Chi lương cán bộ công đoàn chuyên trách và phụ cấp cán bộ công đoàn không quá 30%. Nếu chi không hết được chuyển sang chi cho các hoạt động khác, trường hợp thiếu, công đoàn cơ sở phải xem xét giảm đối tượng, mức chi phụ cấp cán bộ công đoàn cho phù hợp với nguồn tài chính được phân bổ.

+ Chi hoạt động phong trào 60%. Trong đó chi hỗ trợ tham quan, du lịch không quá 10%; chi thăm hỏi, trợ cấp khó khăn không quá 20% tổng số kinh phí và đoàn phí công đoàn cơ sở được sử dụng.

+ Chi quản lý hành chính 10%.

Nguồn thu khác do công đoàn cơ sở quyết định việc phân bổ cho các khoản mục chi.

d) Chi tài chính công đoàn cơ sở

Chi tài chính công đoàn theo khoản 2 Điều 27 Luật Công đoàn. Chi tài chính công đoàn cơ sở theo Quy định ban hành hành kèm theo Quyết định số 171/QĐ-TLĐ ngày 9/1/2013 của Tổng Liên đoàn như sau:



dl ) Chi lương, phụ cấp và các khoản trích nộp theo lương -I của cán bộ công đoàn chuyên trách

- Lương, phụ cấp và các khoản trích nộp BHXH, BHYT,.. của cán bộ câng đoàn chuyên trách công đoàn cơ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 128/QĐ-TW ngày 14/12/2004 của Ban Bí thư Trung ương (Khoá X) và Hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

- Lương, phụ cấp của cán bộ công đoàn chuyên trách khu vực ngoài nhà nước thực hiện theo Quy định ban hành theo Quyết định số 525/QĐ-TLĐ ngày 25/4/2010 và Hướng dẫn số 1049/HD-TLĐ ngày 04/7/2011 của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.

Khuyến khích công đoàn cơ sở công ty cổ phần áp dụng chế độ tiền lương theo Quyết định số 128/QĐ-TW của Ban Bi thư Trung ương đối với cán bộ công đoàn chuyên trách.



d2) Phụ cấp cán bộ công đoàn

Phụ cấp cán bộ công đoàn thực hiện theọ Quy định số 1439/QĐ-TLĐ ngày 04/12/2011 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Chi phụ cấp theo quy định của Tổng Liên đoàn bao gồm phụ cấp kiêm nhiệm và phụ cấp trách nhiệm. Cán bộ công đoàn cơ sở giữ nhiều chức danh, chỉ được hưởng 1 loại phụ cấp của chức danh cao nhất, mức cụ thể để đảm bảo mối tương quan giữa các chức danh do công đoàn cơ sở quyết định theo quy định trên.

d3) Chi quản lý hành chính.

d4) Chi hoạt động phong trào.

- Chi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động.

- Chi tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lọi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, cán bộ, đoàn viên công đoàn.

- Chi phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh.



d5) Chi tổ chức phong trào thi đua.

- Chi phối hợp tổ chức phát động thi đua.

- Chi phối hợp tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết thi đua, khen thưởng tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua.

d6) Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn và người lao động ưu tú (Theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 482/QĐ-TLĐ ngày 16/4/2009, Hướng dẫn sổ 1114/HD-TLĐ ngày 9/7/2009 của Tổng Liên đoàn).

d7) Chi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch cho người lao động.

d8) Chi tổ chức các hoạt động về giới và bình đẳng giới.

d9) Chi thăm hỏi, trợ cẩp khó khăn.

- Chi thăm hỏi đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn, gia đình có việc hiếu (bố, mẹ bên vợ, bên chồng; vợ, chồng, con) và việc hỉ của đoàn viên công đoàn.

-Chi trợ cấp cho đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động gặp khó khăn do tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, thiên tai, bệnh tật hiểm nghèo, hoả hoạn gây tổn thất về sức khoẻ hoặc tài sản; chi hỗ trợ cán bộ công đoàn cơ sở tổ chức đình công theo quy định của pháp luật, hoạt động bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động bị chủ sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, chuyển Ịàm việc khác mà thu nhập giảm.

Mức chi thăm hỏi, trợ cấp khổ khăn giữa đoàn viên công đoàn và đối tượng không phải là đoàn viên công đoàn do công đoàn cơ sở quy định.

- Chi tặng quà sinh nhật cho đoàn viên công đoàn.

d10) Chi động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trọng học tập và cộng tác.

d11) Các nhiệm vụ chi khác.

Chi hoạt động xã hội của công đoàn cơ sở: Giúp cán bộ, công chức, viên chóc, người lao động và đoàn vỉên công đoàn các đơn vị khác bị thiên tai, bão lụt, tai nạn, ảnh hưởng chất độc màu da cam. \

- Một số khoản chi của công đoàn cơ sở cần phân biệt.

+ Việc chi để tổ chức phong trào thi đua, học văn hoá, hoạt động văn nghệ, thể thao, tham quan du lịch, phúc lợi của CBCCVCLĐ và chăm lo, tổ chức các hoạt động phúc lợi cho con CBCCVCLĐ là trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng quỹ phúc lợi, quỹ của cơ quan, đơn vị để chi theo Điều 24, Luật Công đoàn năm 2012. (tài chính công đoàn chỉ chi cho hoạt động này với phương thức phối hợp, hỗ trợ, động viên).

+ Phương tiện hoạt động của công đoàn cơ sở do chủ doanh nghiệp, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm cung cấp (không thu tiền) theo Điều 24 Luật Công đoàn năm 2012.

+ Tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, phụ cấp lương của cán bộ công đoàn chuyên trách do tài chính công đoàn chi.

Tiền lương trâ thèò kết quả sản xuất ĩárih doanh của doanh nghiệp đối với cán bộ công đoàn chuyên trách trong doanh nghiệp nhà nước do doanh nghiệp chi trả theo khoản 5 Điều 24 Luật Công đoàn năm 2012; Quyết định số 128/QĐ-TW ngày 14/12/2004 eủa Ban Bí thư Trung ương (Khoá X); Hướng dẫn số 36-HD/BTCTW ngày 27/01/2005 của Ban Tổ chức Trung ương (Khoản A mục in); Khoản 1 Điều 6, Thông tư số 27/2010/TT- BLĐTBXH ngày 14/9/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tiền lương trả theo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đối với cán bộ công đoàn chuyên trách khu vực ngoài nhà nước thực hiện theo thoả ước lao động tập thể của doanh nghiệp, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và Quy định tạm thời ban hành kèm theo Quyết định số 525/QĐ-TLĐ ngày 25/4/2010 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

+ Phụ cấp kiêm nhiệm của chủ tịeh công đoàn cơ sở nếu đã chi từ nguồn khác hoặc doanh nghiệp đó chi thì tài chính công đoàn không chi.

+ Hoạt động của Ban thanh tra nhân dân do doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị chi theo Thông tư số 40/2006/TTLT-BTC- BTTUBTWMTTQVN-TLĐLĐVN ngày 12/5/2006 của Bộ Tài chính, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

+ Hoạt động bình đẳng giói và vì sự tiến bộ của phụ nữ do doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị chi theo Thông tư số 191/2009yTT-BTC ngay 01/10/2009 của Bộ Tài chính.

e) Công tác quản lý tài chính công đoàn

Quản lý tài chính công đoàn thực hiện theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 169/QĐ-TLĐ ngày 9/1/2013 của Tổng Liên đoàn. Tuy nhiên, cần lưu ý các nội dung sau:

- Tài chính công đoàn được quản lý theo nguyên tắc thống' nhất, tập trang, dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn và trách nhiệm của công đoàn các cấp.

- Năm tài chính công đoàn: Từ 1/1 đến 31/12 năm dương lịch.

- Lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán, chi tiêu, quyết toán thu chi:

+ Công đoàn cơ sở hàng năm phải lập dự toán, quyết toán báo cáo lên cống đoàn cấp trên (cuối tháng 11 phải lập dự toán năm sau, cuôi tháng 3 phải lập báo cáọ quyết toán năm trước gửi lên công đoàn cấp trên). Quyết toán công đoàn cơ sở 1 năm báo cáo 1 lần, trừ khi công đoàn cấp trên có hướng dẫn khác.

+ Chi tiêu phải tuân thủ chế độ tài chính của Nhà nước, Tổng Liên đoàn, hướng dẫn của công đoàn cấp trên và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

- Các khoản thu, chi tài chính công đoàn phải đầy đủ chứng từ kế toán, được phản ánh, ghi chép đầy đủ trong sổ kế toán và báo cáo quyết toán của công đoàn cơ sở. Hàng năm phải báo cáo công khai thu, chi tài chính với ban chấp hành công đoàn cơ sở, với đoàn viên công đoàn.

Chứng từ kế toán, sổ kế toán, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, lưu giữ chứng từ kế toán, bàn giao tài chính khi thay đổi chủ tài khoản, kế toán phải thực hiện bàn giao theo quy định của Luật Ke toán, chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và hướng dẫn của Tổng Liên đoàn.

Công đoàn cơ sở được mở tài khoản tại ngân hàng, kho bạc. Chù tài khoản là chủ tịch công đoàn cờ sở. Chủ tài khoản phần công người làm kế toán cộng đqàn cợ sở, thủ quỹ (kiêm nhiệm). Quản lý tài chính công đoàn theo nguyên tắc độc lập để bảo đảm nhu cầu chi cho hoạt động của công đoàn cơ sở, phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát, thanh quyết toán. Quỹ công'đoàn cơ sở cũng phải quản lý và kiểm kê quỹ định kỳ theo quy địnhể Quy định định mức tồn quỹ trong quy chế chi tiêu nội bộ.

Đối với công đoàn cơ sở có số thu, chi nhỏ có thể nhờ tài khoản chuyên môn để quản lý tiền gửi của công đoàn.

Trường hợp nhờ kế toán chuyên môn quản lý thu, chi tài chính công đoàn thì kế toán công đoàn phải sao chứng từ để ghi sổ kế toán, lập báo cáo quyết toán, phục vụ công tác kiểm tra.

- Nhiệm vụ của kế toán công đoàn cơ sở.

+ Lập dự toán hàng năm báo cáo ban thường vụ, ban chấp hành công đoàn cơ sở, gửi cấp trên xét duyệt.

+ Tổ chức thực hiện dự toán, làm công tác kế toán, thống kê, lập quyết toán báo cáo ban thường vụ, ban chấp hành và gửi công đoàn cấp trên. Phục vụ công tác kiểm tra, kiểm toán.

g) Công tác kế toán

Công tác kế toán cần chú ý các nội dung:

- Lập chứng từ: Mọi khoản thu, chi tài chính đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ phải đảm bảo nguyên tắc (ký chứng từ, nội dung thu, chi, người nộp, người nhận...); mua hàng hóa bên ngoài số tiền từ 200.000đ ừở lên phải có hóa đơn tài chính; các hoạt động thuê mướn tài sản, dụng cụ... phục vụ hoạt động của công đoàn cơ sở phải có hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng, kèm hóa đơn tài chính. Các khoản chi hội nghị, khen thưởng, bồi dưỡng, phụ cấp phải có danh sách, người được hưởng hoặc người nhận thay ký nhận...

- Các khoản thu, chi tài chính công đoàn được phản ảnh vào sổ thu chi ngân sách công đoàn cơ sở theo trình tự thời gian và theo phương pháp ghi đơn, Đồng thời ghi vào các sổ chi tiết như: Sổ tiền gửi ngân hàng, sổ tạm ứng (nếụ chi bằng tiền đã tạm ứng), sổ quỹ,.. Cuối quý, kế toán cộng sổ, đối chiếu với các sổ chi tiết để lập báo cáo kết quả thu, chi tài chính với ban chấp hành công đoàn cơ sở, cuối năm lập báo cáo quyết toán tại chính.

- Các khoản thu, chi của công đoàn cơ sở không liên quan đến thu chi ngân sách công đoàn như: Tiền tạm giữ, thu chi các quỹ xã hội, tạm ứng,... phản ảnh vào các sổ chi tiết, không phản ảnh vào sổ thu, chi ngân sách công đoàn.

- Tiền do thủ trưởng đơn vị, chủ doanh nghiệp hỗ trợ do công đoàn quản lỵ, chi tiêu thì phải ghi thu khác và chi theo chế độ của Nhà nước, Tổng Liên đoàn và quy chế chi tiêu của công đoàn cơ sở. Trường hợp chỉ chi hộ, quyết toán với chuyên môri thì thu, chi theo hình thức tạm giữ.



Công đoàn cơ sở có thể cài đặt phần mềm kế toán theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn để sử dụng cho công tác kế toán của công đoàn cơ sở.



tải về 37.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương