Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu


Tiếp cận và sử dụng tín dụng trong kênh ngành hàng lúa gạo



tải về 0.72 Mb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.72 Mb.
#65
1   2   3   4   5   6   7   8   9

1.5.1Tiếp cận và sử dụng tín dụng trong kênh ngành hàng lúa gạo

1.5.1.1Tiếp cận và sử dụng tín dụng của nông dân

Chỉ khoảng 1/3 số hộ nông thôn tiếp cận được hệ thống tín dụng chính thức, nhưng phần lớn là vay ngắn hạn (dưới 1 năm) và lượng vay nhỏ (khoảng 300 USD). Qui định về lãi xuất trần một mặt hạn chế Ngân hàng Nông nghiệp và các ngân hàng khác cấp tín dụng cho các khách hàng năng động, giám chấp nhận rủi ro, mặt khác chính sách này làm hạn chế năng lực của ngành ngân hàng trong việc huy động vốn tiết kiệm trong dân (Xem Hộp 1 & 2). Sự phát triển mạnh mẽ của Quỹ tín dụng nhân dân trong mấy năm gần đây đã chứng tỏ rằng có nhu cầu về vốn tín dụng với lãi xuất cao hơn và rằng trở ngại chính đối với các hộ nông thôn không phải là vấn đề lãi xuất mà là khả năng tiếp cận nguồn tín dụng.


Phần lớn các hộ nông dân sản xuất qui mô nhỏ gặp khó khăn về vốn và cần vay tiền để chi trả cho các khoản chi phí sản xuất. Đặc biệt là vào thời điểm cuối vụ khi mà lượng tiền mặt dự trữ đã cạn, các hộ nông dân cần vốn để mua vật tư sản xuất như phân bón, thuốc sâu. Điều tra của IFPRI năm 1996 cho thấy nông dân ở ĐBSCL và Đông-Nam Bộ tiếp cận dịch vụ tín dụng nhiều hơn so với các vùng khác (Xem Bảng ...) (IFPRI 1996).

1.5.2Những trở ngại trong cung cấp tín dụng nông thôn

Những khó khăn chính đối với ngành lúa gạo mà đã được nhiều người đề cập tới đó là lãi xuất tín dụng còn khá cao và khả năng tiếp cận của nông dân tới các nguồn vốn của ngân hàng thương mại còn rất hạn chế. Trong chiến lược tổng thể về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam có nêu trong lúc lượng vốn huy động từ khu vực kinh tế tư nhân còn quá ít thì các ngân hàng thương mại lại tỏ ra yếu kém trong việc đánh giá phân tích tình hình tín dụng và việc cung cấp tín dụng lại không tập trung cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Hơn nữa chất lượng dịch vụ tín dụng không cao và tỉ lệ nợ xấu vẫn còn lớn.

Do Chính phủ đã có nhiều nỗ lực để cung cấp vốn vay với lãi suất ưu đãi, nên khả năng tiếp cận nguồn tín dụng ít gặp khó khăn hơn. Tuy nhiên những trở ngại hay yếu kém trong khâu thực hiện khá lớn và các nhóm mục tiêu thường lại không phải là những người hưởng lợi cuối cùng đối với nguồn vốn vay. Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ đã xây dựng kế hoạch phát triển các hình thức tín dụng theo kiểu ngân hàng Grameen. Tuy nhiên do Chính phủ giao việc thực hiện các khoản vốn vay này cho các ngân hàng thương mại (Ví dụ như Ngân hàng Nông nghiệp) nên đã đặt họ vào tình thế mâu thuẫn với chính chức năng kinh doanh đồng tiền của mình. Điều dễ hiểu là các ngân hàng thương mại phải miễn cưỡng cấp tín dụng cho nông dân dựa trên tín chấp và phải thực hiện một trình tự phê duyệt phức tạp gây trở ngại đến tốc độ giải ngân.

Nông dân không đủ tài sản thế chấp luôn là vấn đề nổi cộm, phải lấy quyền sử dụng đất để làm tài sản thế chấp, nhưng ngân hàng lại sử dụng mức giá qui định của nhà nước, thường là thấp hơn giá thị trường, để định giá trị tài sản thế chấp. Hơn nữa trong trường hợp người vay không trả được nợ thì ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc bán đất, vì đất đai vẫn thuộc quyền sở hữu nhà nước và thị trường đất vẫn chưa được Chính phủ công nhận. Trên thực tế, ngân hàng thường không bán đất một cách trực tiếp, vì chỉ có các cơ quan chính quyền mới được phép làm việc này. Chính thực tế này đã hạn chế mối liên kết giữa thị trường tín dụng với thị trường đất đai và khiến cho tín dụng nông nghiệp không phát triển mở rộng được (FAO 2002).

Ngoài ra, tất cả các tổ chức cung cấp tín dụng đều phải miễn cưỡng chấp nhận thế chấp bằng các tài sản có thể di chuyển được. Trên thực tế trong phạm vi cả nước chưa thiết lập được hệ thống đăng ký xác nhận về sở hữu nhà xưởng, kho tàng, hơn nữa các ngân hàng thương mại lại không thể tiếp nhận số hàng hoá đang lưu giữ của các thương gia hay các doanh nghiệp để làm tài sản thế chấp được. Các ngân hàng không có một biện pháp khả thi nào để kiểm soát và phong toả việc các đối tác bán các tài sản đã thế chấp (FAO 2002).
Đối với nông dân, lãi suất tuy là một nhân tố quan trọng nhưng vấn đề cấp bách hơn hiện nay lại là làm thế nào vay được một khoản tiền nhỏ để mua vật tư (chủ yếu là phân bón) và giải quyết các nhu cầu cấp thiết một cách nhanh chóng Thủ tục hành chính phức tạp của các ngân hàng cộng với số lượng rất hạn chế của các tổ chức thương mại trong các khu vực nông thôn chứng tỏ rằng khả năng tiếp cận của nông dân tới hệ thống tín dụng chính thức là rất khó khăn. Nhiều trường hợp nông dân phải bán lúa non cho các thương nhân để có tiền mua vật tư. Thậm chí vào những lúc thiên tai khó khăn cần tiền mặt gấp, nông dân phải vay của tư nhân với lãi suất từ 20-40%/tháng. Tình trạng cho vay nặng lãi như vậy khiến người nông dân không thoát ra khỏi cảnh nợ nần triền miên.
Mặc dù Quĩ tín dụng Nhân dân đang phát triển mở rộng song nhiều nông dân vẫn không tiếp cận được các tổ chức tín dụng có lãi xuất tiết kiệm hấp dẫn. Phát triển các tổ chức tiết kiệm nông thôn sẽ tăng cường khả năng tự bảo hiểm, người nông dân sẽ gửi tiết kiệm trong giai đoạn nông sản được giá để bù đắp lại lúc giá nông sản xuống thấp. Kết quả của các nghiên cứu tại các nước đang phát triển cũng cho thấy nông dân sẽ tiết kiệm được đáng kể trong giai đoạn bùng nổ giá nông sản nếu họ nhận thức được đó chỉ là hiện tượng nhất thời và việc tiếp cận các tổ chức tài chính nông thôn không bị khó khăn.
Các doanh nghiệp nhà nước được hưởng những điều kiện vay vốn ưu đãi đã gây bất lợi cho việc hình thành một môi trường cạnh tranh bình đẳng với kinh tế tư nhân. Hơn nữa các khoản vốn vay lại không dựa trên hiệu quả tài chính mà chủ yếu chỉ căn cứ vào các hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết. Do không có cơ chế giảm rủi ro đối với các nhà xuất khẩu (ví dụ như hệ thống hợp đồng sản xuất), nên hệ thống tài chính dễ bị rơi vào tình trạng căng thẳng trầm trọng. Cần phải tiếp tục nghiên cứu để tìm ra giải pháp mang tính bền vững về mặt tài chính nhằm giảm khó khăn về tín dụng.

2Thị trường lúa gạo thế giới

Theo Bộ nông nghiệp Mỹ, sản lượng gạo thế giới niên vụ 2001/02 ước đạt khoảng 393 triệu tấn, giảm hơn so với mức sản luợng của hai năm trước đó (xem Bảng 1). Những nước sản xuất lúa gạo chính của thế giới bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêsia, Bangladesh, Việt Nam và Thái Lan (xem Bảng 2). Sản xuất lúa gạo đóng vai trò quan trọng cho việc đảm bảo nguồn cung cấp lương thực cho thế giới, tuy nhiên phần lớn lượng gạo sản xuất ra được tiêu thụ ngay tại thị trường nội địa. Trong 5 năm gần đây, lượng gạo trao đổi thương mại trên thị trường quốc tế chỉ khoảng 23 triệu tấn/năm (xem Bảng 3). Một số nước đứng đầu thế giới về sản xuất gạo như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêsia và Bangladesh lại chủ yếu là phục vụ cho tiêu dùng trong nước. Riêng Inđônêsia, Bangladesh và Philippines mặc dù sản xuất nhiều gạo nhưng vẫn thường xuyên bị thiếu hụt gạo nghiêm trọng.


Xuất khẩu gạo Thế giới (1.000 tấn)

Nước/khu vực

1995

1998

1999

2000

2001

2002

98-02

Tổng XK gạo TG

20.800

27.670

24.925

22.896

24.561

23.674

24.745

Thái Lan

5.891

6.367

6.679

6.549

7.521

7.250

6.873

Việt Nam: (USDA)

2.315

3.776

4.555

3.370

3.528

3.500

3.746

(TCTK)

1.988

3.731

4.508

3.477

3.730

3.241

3.737

USA

2.993

3.156

2.648

2.756

2.650

2.750

2.792

Ấn Độ

4.179

4.666

2.752

1.449

1.600

3.250

2.743

Trung Quốc

32

3.734

2.708

2.951

1.859

1.500

2.550

Pakistan

1.592

1.994

1.838

2.026

2.400

1.250

1.902

Uruguay

451

628

681

642

806

650

681

Úc

519

547

662

617

613

600

608

Ai-Cập

160

426

320

500

705

700

530

Argentina

327

599

654

473

360

300

477

Burma

645

94

57

159

668

800

356

EU

323

346

348

308

350

350

340

Guyana

201

249

252

167

175

150

199

Đài Loan

200

55

113

120

90

90

94

Nước khác

970

1.029

653

806

1.236

534

852

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ

Nhập khẩu gạo Thế giới (1.000 tấn)

Nước/khu vực

1995

1998

1999

2000

2001

2002

98-02

Tổng NK gạo TG

20.800

27.670

24.925

22.896

24.561

23.674

24.745

Indonesia

3.011

5.765

3.729

1.500

1.500

2.500

2.999

Nigeria

450

900

950

1.200

1.800

1.200

1.210

Philippines

277

2.185

1.000

900

1.175

600

1.172

Iran

1.583

844

1.313

1.100

1.000

1.250

1.101

Bangladesh

1.567

2.520

1.220

638

475

400

1.051

Iraq

96

630

779

1.274

1.000

1.000

937

Saudi Arabia

638

775

750

992

970

1.000

897

Brazil

987

1.555

781

700

673

600

862

EU 2/

762

787

784

852

800

800

805

Senegal

406

600

700

637

850

750

707

Nhật

29

468

633

656

673

650

616

Malaysia

402

630

617

596

600

600

609

Ivory Coast

341

520

600

550

700

575

589

South Africa

448

529

514

525

540

550

532

Cuba

318

336

431

415

450

455

417

Mexico

239

295

342

415

388

500

388

Nga

129

224

580

400

350

350

381

Bắc Triều Tiên

683

250

159

400

550

450

362

USA

228

300

357

308

413

400

356

Đông Âu

224

334

361

343

352

357

349

Hồng Kông

333

312

326

274

315

320

309

Thổ Nhĩ Kỳ

416

276

321

350

198

250

279

Canada

214

245

248

280

260

265

260

Trung Quốc

1.964

261

178

278

267

310

259

Yemen

78

111

217

210

215

225

196

Syria

236

160

200

150

150

150

162

Peru

287

236

116

86

62

55

111

Sri Lanka

25

168

205

18

30

30

90

U.A. Emirates

87

75

75

75

75

80

76

Nước khác

4.342

5.379

6.439

6.774

7.730

7.002

6.665

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ

Каталог: images -> 2006
2006 -> Nghiªn cøu triÓn väng quan hÖ kinh tÕ th­¬ng m¹i viÖt nam – trung quèc ViÖn nghiªn cøu th­¬ng m¹i 2000 Lêi nãi ®Çu
2006 -> B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò Tµi
2006 -> BÁo cáo nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập afta
2006 -> NGÀnh lúa gạo việt nam nguyễn Ngọc Quế Trần Đình Thao Hà Nội, 5-2004 MỤc lụC
2006 -> Hµ Néi, th¸ng 10 n¨m 2006
2006 -> §inh Xun Tïng Vò träng B×nh TrÇn c ng Th¾ng Hµ NéI, th¸ng 12 N¡M 2003
2006 -> Nhãm nghiªn cøu: Hoµng Thuý b ng (M. Sc) NguyÔn V¨n NghÖ (mba) Lª Hoµng Tïng
2006 -> PHÁt triển hệ thống tín dụng nông thôN Ở việt nam1
2006 -> ¶nh h­ëng cña viÖc Trung Quèc vµo wto vµ mét sè bµi häc cho ViÖt Nam1
2006 -> Bé n ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n ng th n B¸o c¸o tæng quan ngµnh chÌ viÖt Nam

tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương