Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu



tải về 0.72 Mb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.72 Mb.
#65
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Giá cả

Giá cả không ổn định hiện vẫn là mối lo ngại lớn nhất đối với các tác nhân tham gia kênh thị trường lúa gạo. Trong những năm gần đây, mức giá tương đối của lúa gạo nội địa có xu thế giảm. Giá thóc (tính theo mặt bằng giá 1994) bình quân giai đoạn 1996-1999 giảm từ 1600 đ/kg xuống còn 1300 đ/kg trong giai đoạn 2000-2002. Nói một cách khác, giá "thực" (Real Price) của lúa gạo (tức giá cánh kéo, hay giá tương đối của lúa gạo so với các sản phẩm khác) trong thời kỳ này đã giảm đáng kể giúp người tiêu dùng được lợi, nhưng người sản xuất thì bị thiệt thòi.


Biểu đồ diễn biến giá thóc 1990-2002 (giá đã giảm phát theo CPI 1994=1), đồng/kg



Nguồn: TCTK và tính toán của tác giả
Chênh lệch giá giữa các vùng
Sự khác biệt về giá cả giữa các vùng có thể được mô tả một cách rõ nét thông qua việc so sánh với mức giá trung bình cả nước qui về 100. Biểu dưới đây cho thấy trong khi mức giá chung đang giảm, thì khoảng cách chênh lệch giữa mức giá cao nhất và thấp nhất giữa các vùng mấy năm gần đây lại đang có xu hướng gia tăng: từ 15,5 trong giai đoạn 1996-1999 đã tăng lên 26,8 trong thời kỳ 2000-02. Ngoài ra, khoảng chênh lệch giá giữa hai vùng sản xuất lúa gạo tập trung đó là ĐBSH và ĐBSCL đã tăng gần gấp đôi, từ 10,3 lên 20,2. Xu thế này chúng tỏ sự cách biệt gia tăng giữa các thị trường trong nước.
Chênh lệch giá thóc theo vùng ở Việt Nam

 

1990

1995

2000

2002

90-94

96-99

00-02

Giá bán thóc (đã giảm phát theo chỉ số giá tiêu dùng CPI 1994 = 1), Đồng/Kg 

ĐBSH

1285

1687

1391

1457

1431

1604

1397

ĐB

1353

1771

1352

1414

1521

1718

1372

TB

1353

1771

1432

1508

1521

1711

1483

DHBTB

1356

1762

1242

1320

1535

1597

1254

DHNTB

1368

1777

1275

1320

1571

1541

1273

TN

1380

1895

1237

1258

1623

1563

1244

ĐNB

1403

1983

1225

1242

1745

1615

1230

ĐBSCL

1263

1674

1113

1218

1385

1439

1135

T/b cả nước

1345

1790

1283

1342

1541

1598

1299

Chỉ số giá thóc (mức t/b cả nước = 100)

ĐBSH

95.5

94.2

108.4

108.5

92.8

100.3

107.6

ĐB

100.6

98.9

105.3

105.4

98.7

107.5

105.7

TB

100.6

98.9

111.6

112.4

98.7

107.0

114.2

DHBTB

100.8

98.4

96.8

98.4

99.6

99.9

96.5

DHNTB

101.7

99.3

99.4

98.3

101.9

96.4

98.0

TN

102.6

105.9

96.4

93.7

105.3

97.8

95.8

ĐNB

104.3

110.8

95.4

92.5

113.2

101.0

94.7

ĐBSCL

93.9

93.5

86.7

90.7

89.9

90.0

87.4

T/b cả nước

100.0

100.0

100.0

100.0

100.0

100.0

100.0

Chênh lệch chỉ số giá giữa:

Max & Min

10.4

17.3

24.9

21.7

23.4

17.5

26.8

ĐBSH & ĐBSCL

1.6

0.7

21.7

17.8

2.9

10.3

20.2

Nguồn: TCTK và UBVGCP

Giá thành và lợi nhuận trong sản suất lúa

Mặc dù chi phí sản xuất và lợi nhuận của các hộ sản xuất lúa giữa các vùng và giữa các nguồn số liệu có sự khác biệt đáng kể, song có thể nhận thấy một điển khái quát chung đó là sản xuất lúa là có lãi với mức doanh lợi (% lãi trong doanh thu) khoảng từ 20-30%. Khoản chi phí lớn nhất trong sản xuất lúa gạo đó là lao động, chiếm khoảng 50% tổng chi phí sản xuất trực tiếp, sau đó là phân bón và thuốc sâu, chiếm khoảng 25-30%.


Giá thành và lợi nhuận sản xuất lúa ở một số vùng, giai đoạn 1996-2001

 

 


ĐV

tính


ĐBSCL1

ĐX 1999


ĐNB2

Lúa 2000


Nam Bộ3

Thanh Hoá4

ĐX 2001


ĐX 2001

HT 2001

Chi phí vật chất:

1000đ/ha

4015

2054

2885

2460

2281

Thóc giống

1000đ/ha

441

-

440

365

398

Phân bón

1000đ/ha

960

-

825

790

1508

Thuốc sâu

1000đ/ha

418

-

350

275

375

Lao động gia đình

1000đ/ha

1660

3250

2456

2018

3250

Tổng cộng chi phí SX

1000đ/ha

5675

5304

5341

4478

5531

Năng suất lúa

Tấn/ha

5.529

4.330

5.550

4.200

3.750

Giá lúa

1000đ/kg

1.500

1.440

1.275

1.325

1.900

Doanh thu

1000đ/ha

8294

6235

7076

5565

7125

Giá thành sản phẩm

1000đ/kg

1.026

1.225

0.962

1.066

1.475

Lãi gộp

1000đ/ha

2619

931

1736

1087

1595

Tỉ lệ lãi trong d.thu

%

31.6

14.9

24.5

19.5

22.4

Ghi chú:

1 Bình quân 5 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và An Giang; Nguồn: Viện Công nghệ sau thu hoạch TP. Hồ Chí Minh, 1999

2 Lúa bình quân của Đông Nam Bộ; Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT, TP. Hồ Chí Minh, 2000

3 Nguồn: Số liệu do Nhóm nghiên cứu của Ngân hàng TG thu thập thông qua phỏng vấn, 25-07-2002

4 Điều tra của Công ty tư vấn Nông phẩm quốc tế, 2001
Bảng trên cho thấy một bức tranh khái quát về giá thành và lợi nhuận của nông dân sản xuất lúa gạo trong mấy năm gần đây ở ĐBSCL, Đông Nam Bộ và Duyên hải Bắc Trung Bộ. Giá thành sản xuất lúa ở ĐBSCL thường thấp hơn các vùng khác và giao động trong khoảng 1000 đồng/kg. Mức lãi gộp (tức doanh thu trừ chi phí trực tiếp) trong sản xuất lúa đạt khoảng 110-115 USD/ha đối với vụ Đông-Xuân và từ 60-70 USD/ha đối với vụ Hè-Thu. Nếu không tính lao động gia đình thì mức lại gộp thu được trên 1 ha lúa còn cao hơn.
Vụ lúa Đông-Xuân thường đem lại mức lãi suất cho nông dân cao hơn là vụ lúa Hè-Thu. Giữa các vùng có sự chênh lệch đáng kể về mức thu nhập và lãi gộp tính trên 1 ha lúa, thường thì ĐBSCL có mức lãi cao hơn so với các vùng phía Bắc.

Theo ước tính của Viện Chính sách lương thực quốc tế IFPRI, lãi suất tính theo doanh thu của ĐBSCL vào khoảng 31% còn ở ĐBSH là khoảng 18% (năm 1996). Trong ngắn hạn, mức lãi suất có lẽ không thay đổi nhiều lắm.



3.3 Năng suất yếu tố từng phần và toàn phần

Năng suất Yếu tố Từng phần (Partial Factor Productivity, PFP), cho biết năng suất đầu ra trên một đơn vị đầu vào của một yếu tố nào đó (thí dụ: đất và lao động). Năng suất từng phần của đất và lao động giai đoạn 1985 và 2000 đều tăng nhưng với tỉ lệ khác nhau giữa các vùng (Hình 8). ở miền Bắc và miền Trung, năng suất sử dụng đất tăng nhanh hơn năng suất lao động, trong khi ở miền Nam, năng suất từng phần của đất và lao động tăng với tốc độ như nhau. Tỷ số đất-lao động giảm ở tất cả các vùng, nhưng ở phía Nam giảm ít hơn.

Một chỉ số tổng hợp có ý nghĩa hơn để diễn tả các thay đổi về năng suất gắn với thay đổi về kỹ thuật nhờ nghiên cứu và phát triển là chỉ số năng suất nhân tố toàn phần (Total Factor Productivity, TFP), bao gồm tất cả các yếu tố đầu vào quan trọng cho sản xuất. Trong nghiên cứu này, chỉ số TFP được tính toán dựa theo quy trình chỉ số Divisia.

Bảng 3: Năng suất yếu tố tổng thể (TFP) và đóng góp của nó vào tăng trưởng sản xuất gạo ở Việt Nam, 1985-2000



Thời kỳ

Tốc độ tăng trưởng (%)

Đóng góp tương đối

Sản lượng

Tổng đầu vào

TFP

Tổng đầu vào

TFP

1985-1990

5,4

2,0

3,3

37,3

62,7

1991-1995

5,5

3,9

1,6

70,8

29,2

1996-2000

4,9

3,8

1,1

77,2

22,8

Trong giai đoạn 1985 đến 1990, năng suất yếu tố tổng thể TFP của sản xuất lúa gạo Việt Nam tăng trung bình 3,3% /năm, nhưng tốc độ tăng đã giảm dần xuống còn 1,1% vào cuối thập niên 90. TFP tăng cao trong giai đoạn 1985-90 chủ yếu là do sự thay đổi về cơ chế quản lý, chuyển từ sản xuất tập trung sang hệ thống sản xuất mới mà ở đó các hộ nông dân được toàn quyền đề ra các quyết định sản xuất của mình. Chính sách đổi mới đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sản xuất nông nghiệp, song nó cũng chỉ có hiệu quả một lần. Sau khi đã định hình được một cơ chế thích hợp, muốn gia tăng sản xuất thì cần phải tăng đầu vào.

Sự đóng góp của TFP vào tăng trưởng của ngành lúa gạo khá rõ nét trong những năm cuối của thập niên 80, chiếm khoảng 62,7% của gia tăng sản lượng lúa gạo. Hiệu quả đạt được nhờ cải cách thể chế có thể xảy ra ở mọi trình độ kỹ thuật canh tác. Do đó ảnh hưởng này chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Tốc độ tăng trưởng TFP trong gai đoạn 1996-2000 đã chậm lại, chứng tỏ ngành sản xuất lúa gạo của Việt Nam đạt đến điểm giới hạn của trình độ công nghệ hiện tại, vì vậy mà hiệu quả của cải cách thể chế sẽ giảm đi. Do đó, năng suất yếu tố tổng thể TFP chỉ có thể tiếp tục tăng thông qua đổi mới công nghệ và kỹ thuật canh tác.



3.4 Lợi thế của sản xuất lúa gạo ở Việt Nam

Cuối thập niên vừa qua, xuất khẩu lúa gạo đã trở thành mục tiêu kinh tế của Việt Nam, và lượng gạo xuất khẩu được dùng như một chỉ số cho biết sự cân bằng giữa cung và cầu. Do đó, cần phải phân tích lợi thế của sản xuất gạo của Việt Nam. Lợi thế về giá là tiêu chuẩn chính để đánh giá khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam. Chỉ số cạnh tranh về giá của lúa gạo được tính toán như sau:

CR,t = CR,t-1*(1+ PTL­- NERTL - PVN+ NERVN)

trong đó:  là thay đổi của chỉ số tương ứng từ năm (t-1) đến năm (t). Do đó những thay đổi trong cạnh tranh về giá phụ thuộc vào: (1) thay đổi về giá bán sỉ của Việt Nam (PVN); (2) thay đổi về tỷ giá ngoại hối danh nghĩa NERVN; (3) thay đổi về giá bán lẻ của Thái Lan PTL; (4) thay đổi về tỷ giá ngoại hối danh nghĩa Thái lan NERTL. Thái Lan được lựa chọn làm đối trọng trong nghiên cứu này vì đây là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường lúa gạo thế giới và có vị trí địa lý và điều kiện khí hậu tương tự với Việt Nam.



Bảng 4: Những thay đổi trong chỉ số cạnh tranh về giá gạo

Năm

PVN

PTL

NERVN

NERTL

Thay đổi chỉ số giá CR

Đóng góp vào thay đổi chỉ số giá (%)

(đ/kg)

(B/tấn)

(đ/USD)

(B/USD)

Chỉ số

%

PVN

NERVN

PTL

NERTL

1993

1.771

4.625

10.720

25,4

1,00
















1994

1.724

5.310

10.980

25,2

1,21

20,5

2,6

2,4

14,8

0,7

1995

2.231

6.959

11.050

25,0

1,24

3,3

-29,4

0,6

31,1

0,9

1996

2.487

7.174

11.040

25,4

1,12

-10,2

-11,5

-0,1

3,1

-1,7

1997

2.423

7.670

12.700

31,4

1,13

1,0

2,6

15,0

6,9

-23,5

1998

3.204

9.180

13.900

48,2

0,49

-56,8

-32,2

9,5

19,7

-53,7

TB
















-8,4

-13,6

5,5

15,1

-15,5

Nguồn: Tính toán theo số liệu của Tổng cục Thống kế và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF trong nhiều năm. Hối suất tháng 10-2001: 1 US$ = 14.500 đồng = 44.7 baht Thái

Kết quả trong Bảng 4 cho thấy khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam so với gạo Thái Lan giảm trung bình 8,4% một năm vì nhiều lý do: giảm 13,6% về giá gạo Việt nam do lạm phát, tăng 5,5% do tỷ giá hối đoái danh nghĩa Việt Nam; trong khi đó, tăng 15,1% về giá gạo Thái Lan do lạm phát và giảm 15,5% do tỷ giá hối đoái danh nghĩa Thái Lan. Nhờ tỷ giá hối đoái danh nghĩa giảm trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu á năm 1997, Thái Lan đã tăng xuất khẩu gạo gần 1 triệu tấn năm 1998 so với năm 1997 (từ 5,567 lên 6,540 triệu tấn), chiếm 25% thị trường gạo thế giới. Mặc dù khả năng cạnh tranh về giá giảm đi, nhưng hiện nay, khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới vì lượng gạo xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng.



Các kênh tiêu thụ và phân phối lúa gạo
Hệ thống tiêu thụ lúa gạo ở Việt Nam khá phức tạp thông qua nhiều mắt xích liên hệ giữa các đối tác khác nhau: nông dân sản xuất lúa, người thu gom lúa, cơ sở xay xát, người bán buôn, người bán lẻ và các công ty quốc doanh lương thực. Ngoài ra, công ty lương thực quốc doanh còn phân thành 2 loại: TW (VINAFOOD I ở miền Bắc và VINAFOOD II ở miền Nam) và Địa phương. Hệ thống các kênh tiêu thụ có thể được mô tả khái quát bằng sơ đồ dưới đây. (Xem sơ đồ 1).

Ghi chú: DNQD - Doanh nghiệp quốc doanh; HĐXK - Hợp đồng xuất khẩu



Kênh tiêu thụ gạo

Kênh tiêu thụ lúa
Nhìn chung, kể từ 1980 công cuộc đổi mới cơ chế chính sách đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của một hệ thống lưu thông lúa gạo tự do ở Việt Nam. Thị trường lúa gạo trong nước đã được tháo gỡ khỏi mọi hạn chế ràng buộc. Hệ thống lưu thông phân phối và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo hiện nay hầu như hoàn toàn tự do với sự tham gia của nhiều đơn vị, nhiều thành phần kinh tế khác nhau.

Do thiếu số liệu, mối tương quan giữa các đối tượng tham gia thị trường không thể lượng hóa được dưới dạng thị phần. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khu vực tư nhân hiện đang chiếm vị trí quan trọng ở thị trường lúa gạo trong nước với thị phần ước tính khoảng 95%. Vai trò của các doanh nghiệp quốc doanh (DNQD) đối với thị trường lúa gạo nội địa, hiện không đáng kể. Tuy nhiên, kinh tế quốc doanh đang chiếm giữ vị trí độc tôn trong thương mại quốc tế (96%). Chính vì vậy hoạt động kinh doanh của DNQD nông nghiệp thường tập chung vào lĩnh vực xuất khẩu gạo và nhập khẩu các vật tư nông nghiệp. Sự can thiệp của Nhà nước đối với các hoạt động xuất-nhập khẩu đã hạn chế đáng kể sự tham gia của khu vực tư nhân trong lĩnh vực này. Gần đây, cơ hội tham gia thương mại quốc tế đối với khu vực kinh tế tư nhân đã được mở rộng hơn.

ĐBSCL và ĐBSH là hai khu vực sản xuất lúa gạo chủ yếu ở Việt Nam với mức tỉ suất hàng hóa tương đối cao (tức là doanh thu bán sản phẩm chiếm khoảng 60% tổng giá trị sản lượng lúa gạo). Tuy nhiên, ĐBSCL vẫn có mức sản xuất hàng hóa cao hơn ĐBSH, một phần là do đất đai bình quân đầu người cao hơn. Sự khác biệt lớn giữa hai vùng đồng bằng châu thổ trong lưu thông lúa gạo đó là ở ĐBSCL hệ thống lưu thông lúa gạo chủ yếu tập trung cho xuất khẩu thông qua các DNQD, trong khi đó ĐBSH chủ yếu hướng vào thị trường tiêu dùng nội địa.

Điều quan trọng cần lưu ý là bản thân sự phát triển của ngành lúa gạo phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của hệ thống lưu thông phân phối. Do không có được số liệu đầy đủ nên không thể thực hiện các phân tích đánh giá chi tiết về hiệu quả của hệ thống lưu thông phân phối lúa gạo Việt Nam. Song số liệu điều tra của IFPRI năm 1996, của công ty tư vấn nông phẩm quốc tế (ACI) và khảo sát của nhóm chuyên gia Ngân hàng Thế giới năm 2002 sẽ cung cấp một số thông tin bổ ích về những vấn đề liên quan.


Chi phí và lợi nhuận trong kênh lưu thông gạo nội địa ở ĐBSH và ĐBSCL (năm 2002)

 

ĐBSH

ĐBSCL

 

Đồng/kg

% so với giá bán lẻ

Đồng/kg

% so với giá bán lẻ

1. Sản xuất và lưu thông:

 

 

 

 

a) Nông dân

 




 

 

Chi phí

2609

65.1

1515

39.7

Lợi nhuận

723

18.0

909

23.8

Giá bán của nông dân

3332

83.2

2424

63.6

b) Kênh lưu thông nội địa

 




 

 

Chi phí

240

6.0

421

11.0

Lợi nhuận

434

10.8

967

25.4

Chênh lệch giá

674

16.8

1388

36.4

Giá bán lẻ

4006

100.0

3812

100.0

2. Phân theo các tác nhân tham gia kênh lưu thông: 

a) Cơ sở xay xát vừa & nhỏ

 

 

 

 

Chi phí

41

1.0

80

2.1

Lợi nhuận

12

0.3

588

15.4

Giá bán

3385

84.5

3092

81.1

b) Người thu gom

 

 

 

 

Chi phí

36

0.9

107

2.8

Lợi nhuận

63

1.6

109

2.9

Giá bán

3484

87.0

3308

86.8

c) Người bán buôn

 

 

 

 

Chi phí

103

2.6

148

3.9

Lợi nhuận

150

3.7

58

1.5

Giá bán buôn

3737

93.3

3514

92.2

d) Người bán lẻ

 

 

 

 

Chi phí

61

1.5

86

2.3

Lợi nhuận

208

5.2

212

5.6

Giá bán lẻ

4006

100.0

3812

100.0

Nguồn: Tính toán dựa trên số điều tra của IFPRI (1996), Công ty ACI và nhóm nghiên cứu thuộc Ngân hàng Thế giới (tháng 7-2002)

Ghi chú: Đồng/1kg gạo hay thóc qui gạo
Chi phí và lợi nhuận trong kênh lưu thông xuất khẩu gạo ở ĐBSCL (năm 2002)

 

Đồng/kg

% so với giá XK

1. Sản xuất và lưu thông:

 

 

a) Nông dân

 

 

Chi phí

1515

57.6

Lợi nhuận

909

34.5

Giá bán của nông dân

2424

92.1

b) Kênh lưu thông xuất khẩu

 

 

Chi phí

229

8.7

Giá trị sản phẩm phụ

218

8.3

Lợi nhuận

197

7.5

Chênh lệch giá (Sản phẩm chính)

208

7.9

Giá xuất khẩu

2632

100.0

2. Phân theo các tác nhân tham gia kênh lưu thông: 

a) Người thu gom và xay xát nhỏ

 

 

Chi phí

105

4.0

Lợi nhuận

73

2.8

Giá bán

2602

98.9

b) Nhà máy xay xát, đánh bóng

 

 

Chi phí

79

3.0

Giá trị sản phẩm phụ

218

8.3

Lợi nhuận

137

5.2

Giá bán

2600

98.8

c) Công ty vận chuyển

 

 

Chi phí

26

1.0

Lợi nhuận

14

0.5

Giá bán

2640

100.3

d) Công ty XK gạo

 

 

Chi phí

20

0.8

Lợi nhuận

-42

-1.6

Giá bán

2618

99.5

e) VINAFOOD

 

 

Chi phí

0

0.0

Lợi nhuận (hoa hồng)

14

0.5

Giá bán

2632

100.0

Nguồn: Tính toán dựa trên số điều tra của Công ty ACI và nhóm nghiên cứu thuộc Ngân hàng Thế giới (tháng 7-2002).

Ghi chú: Đồng/1kg gạo hay thóc qui gạo

3.5 Các chính sách liên quan đến sản xuất lúa gạo ở Việt Nam

Từ khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới vào năm 1986, chính phủ Việt Nam đã xây dựng nhiều chính sách theo hướng kinh tế thị trường. Các chính sách tác động đến sản xuất lúa gạo và thúc đẩy nông dân gia tăng sản xuất là các chính sách về sử dụng đất, đầu tư, thương mại và thị trường.



Chính sách đất đai

Trong thời kỳ chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường, Việt Nam đã bước đầu trao quyền sử dụng đất cho nông dân. Luật Đất đai năm 1988 được xem như một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với nông dân. Nông dân được quyền sử dụng đất từ 10 đến 15 năm; nông hộ được tự chọn loại cây trồng và quyết định số lượng sản phẩm bán ra thị trường. Luật Đất đai được sửa đổi năm 1993 cho phép nông dân tự do lựa chọn loại sử dụng đất với thời gian sử dụng được tăng lên 20 năm đối với các loại cây hàng năm và 50 năm đối với cây lâu năm; cho phép "trao đổi, chuyển nhượng, cho thuê và thế chấp" quyền sử dụng đất. Phản ứng tích cực của nông dân đượd thể hiện qua sự gia tăng sản lượng lúa gạo liên tục trong suốt thập niên vừa qua.



Chính sách đầu tư và tín dụng

Những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực cải tạo hệ thống thuỷ lợi. Đầu tư trong ngành nông nghiệp tập trung chủ yếu vào cơ sở hạ tầng hỗ trợ sản xuất và phát triển nông thôn. Trong thập niên 90, đầu tư vào thuỷ lợi chiếm khoảng 70% tổng đầu tư của ngành nông nghiệp.

Về tín dụng nông thôn, hiện nay hệ thống hỗ trợ tài chính nông thôn chính thức gồm có Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (VBARD), Ngân hàng Việt Nam cho Người nghèo và Quỹ tín dụng nhân dân (PCF). Mục tiêu của hệ thống hỗ trợ tài chính nông thôn chính thức là (i) đảm bảo đầu vào cho sản xuất nông nghiệp; (ii) tăng cường công nghệ sau thu hoạch và xuất khẩu nông sản; (iii) hỗ trợ đa dạng hoá nông nghiệp; (iv) cải tạo hạ tầng cơ sở nông thôn; (v) giảm nghèo và giảm thiên tai. Chính sách tín dụng bảo đảm cho nông dân vay vốn trực tiếp và hỗ trợ nông dân nghèo vùng sâu, vùng xa và vùng cao. Tỷ lệ cho vay đối với các hộ gia đình trồng lúa tăng từ 5 triệu đồng tới 10 triệu đồng mà không cần ký quỹ.

Chính sách về vật tư nông nghiệp

Trước đổi mới, vật tư nông nghiệp được phân phối thông qua hợp tác xã. Trong thời kỳ đổi mới, vai trò của hệ thống hợp tác xã suy giảm, vai trò của kinh tế tư nhân trong phân phối vật tư nông nghiệp trở nên quan trọng. Mặc dù chính phủ vẫn kiểm soát đầu vào bằng hạn ngạch và vẫn duy trì quyền nhập khẩu độc quyền của doanh nghiệp nhà nước (SOEs), thuế nhập khẩu phân bón phân bón hầu như không đáng kể. Chính phủ cũng khuyến khích nông dân cải thiện giống lúa bằng cách bãi bỏ thuế nhập khẩu giống nhằm đạt mục tiêu 70% giống lúa mới.



Chính sách phân phối lúa gạo trong nước.

Hệ thống phân phối gạo ở Việt Nam rất rắc rối, với nhiều mối liên kết phức tạp giữa các đại lý, nông dân, người thu mua, người xay xát, người bán buôn, bán lẻ và các doanh nghiệp nhà nước. Từ thập niên 80, chính sách đổi mới đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của hệ thống phân phối gạo tự do ở Việt Nam. Tất cả những cản trở thị trường trong nước đã bị dẹp bỏ, cho phép cạnh tranh tự do giữa các đại lý. Khu vực kinh tế tư nhân ngày càng giữ vai trò quan trọng, hiện nay chiếm khoảng 95% thị phần trong nước, làm vai trò của doanh nghiệp nhà nước trên thị trường lúa gạo trong nước trở nên lu mờ.



Chính sách thương mại quốc tế.

Đầu những năm 90, để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, Chính phủ Việt Nam đã kiểm soát hoàn toàn lượng gạo xuất khẩu thông qua giấy phép và hạn ngạch, và chỉ cho phép doanh nghiệp nhà nước xuất khẩu gạo. Từ 1991 đến 1993, cả nước chỉ có 40 công ty xuất khẩu gạo, chủ yếu là ở phía Nam. Hệ thống xuất khẩu gạo trong giai đoạn đó không có hiệu quả và ảnh hưởng bất lợi tới thu nhập của nông dân. Đến năm 1997, chỉ còn 17 công ty xuất khẩu gạo.

Từ năm 1998 trở lại đây, để tăng cường hiệu quả xuất khẩu gạo, chính phủ cho phép tư nhân tham gia các hoạt động thương mại quốc tế. Năm 1999, các công ty liên doanh đã được phép xuất khẩu gạo nếu tìm được đối tác. Đến năm 2000, cả nước đã có 47 công ty xuất khẩu gạo (Bảng 5). Tuy nhiên, thị phần của công ty tư nhân trong tổng lượng gạo xuất khẩu vẫn còn nhỏ. Năm 1998, các doanh nghiêp tư chỉ xuất được 185.000 tấn gạo, chiếm khoảng 4% ngoài tổng số 4 triệu tấn.

Các biện pháp liên quan đến xuất khẩu gạo

Năm

Số lượng

Số công ty xuất khẩu

Thuế xuất khẩu

Dự trữ (triệu tấn)

1997

2,5

17

1%-2%-3%

1

1998

4,0

19

0%-1%

1

1999

3,9

41

0%

2,3

2000

4,3

47

0%

1

Chính phủ Việt Nam cũng áp dụng hạn ngạch để kiểm soát xuất khẩu gạo. Từ năm 1997, Chính phủ toàn quyền xác định tổng lượng xuất khẩu dựa trên mức dư thừa được dự báo từ sản lượng và tiêu thụ. Trong thực tế, hạn ngạch xuất khẩu không hoàn toàn ràng buộc đối với tất cả các doanh nghiệp tư nhân do hạn ngạch được phép chuyển nhượng. Hơn nữa, tổng hạn ngạch xuất khẩu được điều chỉnh theo định kỳ tùy theo sản lượng thực tế và giá gạo thế giới. Nhằm đẩy mạnh lượng gạo xuất khẩu, Chính phủ đã thực hiện những biện pháp khuyến khích đối với cả doanh nghiệp trung ương và địa phương.


Каталог: images -> 2006
2006 -> Nghiªn cøu triÓn väng quan hÖ kinh tÕ th­¬ng m¹i viÖt nam – trung quèc ViÖn nghiªn cøu th­¬ng m¹i 2000 Lêi nãi ®Çu
2006 -> B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò Tµi
2006 -> BÁo cáo nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập afta
2006 -> NGÀnh lúa gạo việt nam nguyễn Ngọc Quế Trần Đình Thao Hà Nội, 5-2004 MỤc lụC
2006 -> Hµ Néi, th¸ng 10 n¨m 2006
2006 -> §inh Xun Tïng Vò träng B×nh TrÇn c ng Th¾ng Hµ NéI, th¸ng 12 N¡M 2003
2006 -> Nhãm nghiªn cøu: Hoµng Thuý b ng (M. Sc) NguyÔn V¨n NghÖ (mba) Lª Hoµng Tïng
2006 -> PHÁt triển hệ thống tín dụng nông thôN Ở việt nam1
2006 -> ¶nh h­ëng cña viÖc Trung Quèc vµo wto vµ mét sè bµi häc cho ViÖt Nam1
2006 -> Bé n ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n ng th n B¸o c¸o tæng quan ngµnh chÌ viÖt Nam

tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương