Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu


Sản xuất lúa gạo và vấn đề đói nghèo ở nông thôn Việt Nam



tải về 0.72 Mb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.72 Mb.
#65
1   2   3   4   5   6   7   8   9

1.3Sản xuất lúa gạo và vấn đề đói nghèo ở nông thôn Việt Nam


Công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong thập kỷ 90. Theo tiêu chí đói nghèo sử dụng trong Điều tra mức sống, "Tỉ lệ nghèo chung1" của Việt Nam đã giảm từ 58% trong năm 1993 xuống còn 36% trong năm 1998 (xem Bảng 13). Cũng theo 2 cuộc Điều tra mức sống của TCTK trong năm 1993 và 1998, chi tiêu bình quân đầu người của hộ tính theo giá trị thực đã tăng 30% trong giai đoạn 1993-98, tức đạt mức tăng trưởng hàng năm trên 5%. Mức tăng trưởng giữa các vùng không có chênh lệch lớn, ngay cả vùng kém nhất thì mức chi tiêu tính trên đầu người cũng đạt được mức tăng trưởng 25%. Mức sống của dân cư nói chung và đặc biệt là tại các vùng khó khăn đã được cải thiện đáng kể. Năm 1999, mặc dù Việt Nam chỉ đứng thứ 167 tính theo GDP đầu người, song với chỉ số HDI (chỉ số phát triển con người) đạt 0,682 thì thứ hạng của Việt Nam lại cao hơn nhiều, xếp thứ 101, thuộc nhóm trung bình thế giới (năm 1990 với chỉ số HDI là 0,456, Việt Nam đứng thứ 121). Theo báo cáo về phát triển con người của UNDP năm 2002, Việt Nam đứng thứ 89 trong tổng số 162 nước tính theo chỉ số bình đẳng giới.

Theo Điều tra mức sống thì tỉ lệ hộ nghèo trong cả nước vẫn còn khá cao, năm 1998 tỉ lệ nghèo của Việt Nam là trên 37% và ước khoảng 32% trong năm 2000 (tương ứng với số lượng hộ nghèo của năm1990). Căn cứ theo chuẩn "nghèo lương thực" của Việt Nam (2100 calor/ngày/người), năm 1998 tỉ lệ nghèo ở mức 15% và năm 2000 ước tính khoảng 13%. Như vậy theo con số ước tính của Chính phủ Việt Nam năm 2000 số hộ nghèo là 2,8 triệu hộ, chiếm 17,2% trong tổng số hộ của cả nước.

Trong khoảng thời gian giữa 2 cuộc ĐTMS 1993-1998, tỉ lệ nghèo cả ở thành thị lẫn nông thôn đều giảm, với mức tương ứng là 25 xuống 9% và 66 xuống 45%. Tuy nhiên sự bất bình đẳng trong thu nhập lại hơi tăng. Ví dụ, tỉ lệ giữa thu nhập thành thị trên thu nhập nông thôn đã tăng từ 1,88 lên 2,2. Tương tự, thu nhập bình quân của 20% giầu nhất so với 20% nghèo nhất cũng đã tăng. Giữa các vùng tỉ lệ nghèo tuy có khác nhau, song mức độ nghèo ở tất cả các vùng đều đã giảm trong cùng thời kỳ này. Ví dụ: tỉ lệ nghèo của nông thôn đã giảm từ 66% trong năm 1992-93 xuống còn 45% trong năm 1998. Tỉ lệ nghèo trong mỗi vùng giảm ít nhất 10%. Nói một cách khác, tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế đã lớn hơn tác động tiêu cực của gia tăng bất bình đẳng đối với quá trình xoá đói giảm nghèo. Tốc độ giảm nghèo mạnh nhất là ở Đông-Nam-Bộ (33% xuống còn 8%) và ở ĐBSH (từ 63% xuống 29%) (xem Bảng 13). Tuy nhiên cũng rất ngạc nhiên là ĐBSCL lại có tốc độ giảm nghèo chậm nhất trong cả nước (từ 37% xuống 27%). Theo ước tính của Chính phủ Việt Nam, năm 2000 tỉ lệ nghèo ở nông thôn là 19,7% và ở thành thị là 7,8% (xem Bảng 12). Trên 90% người nghèo tập trung ở các vùng nông thôn (Xem Hộp 1).

Theo số liệu của ĐTMS 1998, số người nghèo tập trung chủ yếu ở Trung du miền núi phía Bắc (59%), Tây Nguyên (52%) và vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ (48%). Biểu đồ 4 cho thấy tỉ lệ nghèo giữa các vùng dựa trên số liệu ĐTMS 1992-93.

Cùng với sự giảm tỉ lệ nghèo trong giai đoạn 1993-98, mức thu nhập bình quân đầu người đối với hầu hết các hộ cũng đã tăng. ĐTMS cho thấy mức chi tiêu đầu người theo giá trị thực tính bình quân chung cả nước đã tăng thêm 41% trong giai đoạn 1993-1998, và tương tự các vùng cũng đều có xu hướng tăng (Bảng 14). Mức chi tiêu đầu người ở các vùng đô thị dưới tác động tăng trưởng nhanh của ĐBSH và thành phố Hồ Chí Minh đạt tốc độ tăng 60% trong giai đoạn 1993-98, trong khi đó ở các vùng nông thôn mức chi tiêu cũng tăng 30%. Các vùng nghèo như Tây Nguyên và Miền núi Trung du phía Bắc mức chi tiêu cũng tăng lên đáng kể từ 25-30% (xem Bảng 14). Như trong Bảng 15 cho thấy, cùng với việc tăng mức thu nhập thì sự bất bình đẳng cũng gia tăng. Thu nhập đầu người ở thành thị so với ở nông thôn lớn hơn 1,8 lần trong năm 1993 và 2,2 lần trong năm 1998 (xem Bảng 15). Khoảng cách chênh lệch về chi tiêu giữa nhóm 20% giàu nhất và 20% nghèo nhất cũng đã tăng từ 4,9 lên 5,5. Bảng 17 cho thấy mức chi tiêu và thu nhập dựa theo số liệu ĐTMS 1998 của TCTK.

Bảng 19 cung cấp các bằng chứng về một sự cải thiện đáng kể về điều kiện sống xét theo các tiêu chí xã hội. Đặc biệt là các chỉ tiêu xã hội như tỉ lệ học sinh đến trường, tỉ lệ sử dụng nước sạch, sử dụng điện trong giai đoạn 1993-98 đã được cải thiện đáng kể. Những thành công này không có nghĩa đói nghèo đã không còn là một vấn đề trở ngại nữa. Vẫn còn nhiều hộ gia đình nông thôn đang còn sống trong cảnh nghèo túng và không thể tiếp cận đầy đủ các dịch vụ về y tế và giáo dục. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ, song vẫn còn tới 29% hộ gia đình Việt Nam không tiếp cận được nguồn nước sạch, khoảng 1/3 trẻ em Việt Nam vẫn còn trong tình trạng thiếu dinh. Ở các vùng nghèo "truyền thống" như miền núi trung du phía Bắc, an ninh lương thực chưa được đảm bảo đang là yếu tố chính dẫn đến tình trạng yếu kém về sức khoẻ và phúc lợi của trẻ em và phụ nữ.


Các chỉ tiêu phát triển xã hội

Chỉ tiêu

1993

1998

% tăng

Tỉ lệ học sinh tiểu học đến trường

Nữ

87

91

5%

Nam

86

92

7%

Tỉ lệ học sinh trung học đến trường

Nữ

29

62

114%

Nam

31

61

97%

Tỉ lệ trẻ em 0-5 tuổi bị còi cọc

Nữ

51

33

-35%

Nam

50

35

-30%

Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người lớn

Nữ

32

30

-6%

Nam

32

25

-22%

% hộ có điện

48

77

60%

% hộ nông thôn sử dụng nước sạch

17

29

71%

% hộ có đài thu thanh

40

47

18%

Nguồn: ĐTMS của TCTK
Những năm gần đây, tỉ lệ nghèo ở Việt Nam tuy đã giảm, song các hộ nghèo vẫn là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Đặc biệt là nông dân những người thường có thu nhập thấp và không ổn định, cộng thêm nợ nần thường xuyên đã khiến họ rơi vào tình trạng an ninh lương thực và sức khoẻ kém. Những nông dân nghèo không có nhiều tài sản và tư liệu, không có đủ tích luỹ và dự trữ cho những lúc khó khăn (xem Bảng 17). Báo cáo của ANZDEC có nêu khoảng 23% trong nhóm 20% hộ nghèo nhất không có tích luỹ/tiết kiệm và khả năng tiếp cận các tổ chức tài chính tín dụng rất hạn chế. Những hộ nghèo khác có tiết kiệm nhưng lượng tiết kiệm không cao chỉ bằng 9% thu nhập của họ, trong khi đó mức tiết kiệm của nhóm hộ giàu nhất lên tới 32% (xem Bảng 17).
Chi tiêu và tiết kiệm của các hộ

 

Chung

Nhóm 1

Nhóm 3

Nhóm 5

Qui mô hộ, người/hộ

4.7

5.6

4.6

4.1

Tỉ lệ hộ có tiết kiệm, %

90.46

77.46

93.51

97.65

Chi tiêu của hộ, 1000 đ

13870

6826

10525

26101

Thu nhập của hộ, 1000 đ

17709

7755

13019

42097

Tiết kiệm của hộ, 1000 đ

4413

699

1964

13573

Tỉ lệ tiết kiệm trong tổng thu nhập của hộ, %

24.90%

9.00%

15.10%

32.20%

Số tháng chi tiêu bằng nguồn tiết kiệm

3.8

1.2

2.2

6.2

Các hộ nghèo ít tiếp cận được các nguồn tín dụng chính thức do không có tài sản thế chấp, năng lực quản lý và trình độ văn hoá thấp. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến các hộ nghèo phải vay tín dụng từ các nguồn phi chính thức, ví dụ như: các tư nhân cho vay với lãi suất cao từ 8-12%/tháng. Các hình thức tín dụng khác bao gồm cả vay và trả nợ bằng công lao động.



Các hộ làm nông nghiệp thường có tỉ lệ nghèo cao hơn các loại hộ khác. Khoảng 80% trong tổng số người nghèo là nông dân. Gần một nửa số hộ (48%) trong nhóm hộ có nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo. Ngược lại nhóm hộ có nguồn thu nhập chính từ các hoạt động phi nông nghiệp có tỉ lệ người nghèo dưới 25%.
Theo ĐTMS 1997-1998 của TCTK, các hộ không ruộng thường thấy phổ biến ở vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL (xem Bảng 16), và bao gồm cả hộ giầu lẫn hộ nghèo. Phần đông các hộ nghèo nông thôn (90% hộ nghèo nông thôn) ít nhiều đều có ruộng. Nhìn chung các hộ nông thôn không ruộng cũng không nghèo hơn các hộ có ruộng khác. Chỉ có 20,5% số hộ không ruộng rơi vào nhóm 20% hộ nghèo nhất. Điều này chứng tỏ xác xuất để các hộ nông thôn không ruộng là hộ nghèo cũng tương tự như đối với các hộ nông thôn có ruộng (ĐTMS 1998).
Các hộ nghèo thường có năng suất cây con thấp hơn các hộ giầu. Ví dụ, năng suất lúa của các hộ trong nhóm 20% nghèo nhất là khoảng 3,37 tấn/ha, trong khi đó nhóm 20% giầu nhất đạt năng suất lúa trung bình là 4,11 tấn/ha (xem Bảng 20). Các hộ nghèo thường có diện tích đất bình quân khẩu thấp hơn và chất lượng đất xấu hơn so với các hộ giầu (xem Bảng 21), vì vậy mà sản lượng lương thực tính bình quân trên khẩu cũng thấp hơn. Năng suất thấp do nhiều nguyên nhân trong đó bao gồm thiếu đất canh tác, thiếu vốn tín dụng và thuỷ lợi. Bảng 21 cho thấy chỉ có 58% đất canh tác của nhóm 20% hộ nghèo nhất là được tưới trong khi đó nhóm hộ có thu nhập trung bình và nhóm giầu có tỉ lệ tưới tương ứng là 70 và 82%. Tổng chi phí cho sản xuất nông nghiệp của nhóm hộ nghèo cũng thấp hơn của nhóm hộ giầu.
Năng suất lúa phân theo nhóm hộ

 

NS lúa

SL thóc

Giá trị SL, 1000 đồng/ha

Chi trồng trọt, 1000 đồng/ha




tạ/ha

Kg/khẩu

Cây công ngh.

Cây AQ

Chăn nuôi

Nhóm 1

33.7

303

11478

17893

2142

1349

Nhóm 2

38.4

516

13666

14146

2341

1894

Nhóm 3

39.2

698

14386

22544




2246

Nhóm 4

40.9

804

12731

42503

2367

2636

Nhóm 5

41.1

10565

12222

15380

2566

4959

Nguồn ĐTMS 1998, TCTK
Phân bổ đất đai theo nhóm hộ




Diện tích đất

Tỉ lệ đất xấu

Tỉ lệ DT được tưới

m2/khẩu

%




Nhóm 1

1131

41.25

58.22

Nhóm 2

1413

33.65

70.7

Nhóm 3

1411

32.92

69.62

Nhóm 4

2457

31.44

76.03

Nhóm 5

2033

28.58

82.36


Каталог: images -> 2006
2006 -> Nghiªn cøu triÓn väng quan hÖ kinh tÕ th­¬ng m¹i viÖt nam – trung quèc ViÖn nghiªn cøu th­¬ng m¹i 2000 Lêi nãi ®Çu
2006 -> B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò Tµi
2006 -> BÁo cáo nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập afta
2006 -> NGÀnh lúa gạo việt nam nguyễn Ngọc Quế Trần Đình Thao Hà Nội, 5-2004 MỤc lụC
2006 -> Hµ Néi, th¸ng 10 n¨m 2006
2006 -> §inh Xun Tïng Vò träng B×nh TrÇn c ng Th¾ng Hµ NéI, th¸ng 12 N¡M 2003
2006 -> Nhãm nghiªn cøu: Hoµng Thuý b ng (M. Sc) NguyÔn V¨n NghÖ (mba) Lª Hoµng Tïng
2006 -> PHÁt triển hệ thống tín dụng nông thôN Ở việt nam1
2006 -> ¶nh h­ëng cña viÖc Trung Quèc vµo wto vµ mét sè bµi häc cho ViÖt Nam1
2006 -> Bé n ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n ng th n B¸o c¸o tæng quan ngµnh chÌ viÖt Nam

tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương