Lê Xuân Biểu giao thông vận tảI ĐẮk lắK 110 NĂm xây dựng và phát triểN (1904 2014) nhà xuất bảN giao thông vận tảI



tải về 1.26 Mb.
trang3/14
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.26 Mb.
#100
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

2. Bộ đội Trường Sơn

Trong giai đoạn này, ngoài lực lượng giao thông vận tải của địa phương là Ban Giao vận Đắk Lắk ra còn có lực lượng bộ đội công binh chính quy của quân đội nhân dân Việt Nam mà trực tiếp là Sư đoàn 470 thuộc Binh đoàn 559 bộ đội Trường Sơn. Để phục vụ cho việc vận chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc men, nhiên liệu, đưa quân và xe tăng, thiết giáp v.v... vào chiến trường miền Nam, bộ đội công binh của Sư đoàn 470 Binh đoàn 559 đã xây dựng hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh (đường Trường Sơn) từ miền Bắc vượt Trường Sơn cả về hai phía Đông và Tây để đi được cả hai mùa mưa, nắng, toả tới các chiến trường. Đường mòn Hồ Chí Minh đi qua Tỉnh gồm 2 trục dọc chạy dọc biên giới với Campuchia ( một trục dọc của đường mòn Hồ Chí Minh hiện nay được đầu tư nâng cấp thành quốc lộ 14C) và nhiều đường ngang dài hàng trăm kilôm với hàng chục ngầm, phà và cầu phao dã chiến.

Lực lượng làm đường là các đơn vị công binh, sau khi làm xong đóng quân thành các binh trạm để vừa chiến đấu chống bộ binh và không quân Mỹ và Sài Gòn đánh phá vừa sửa chữa khi đường hư hỏng. Phương tiện và thiết bị để làm đường ban đầu chủ yếu bằng thủ công nhưng từ cuối những năm 1960 có xe máy hiện đại như xe ben, máy ủi, máy xúc, máy san v.v... Lực lượng vận tải ban đầu cũng chỉ là thồ, gùi nhưng sau này chủ yếu vận chuyển bằng ô tô, số lượng hàng vạn chiếc. Vận chuyển nhiên liệu thì chủ yếu thông qua hệ thống đường ống vận chuyển xăng dầu dọc ngang, đi qua Đắk Lắk với chiều dài hàng trăm km.

Để chuẩn bị cho trận tiến công vào thị xã Buôn Ma Thuột mở màn chiến dịch Mùa xuân đại thắng năm 1975, Bộ Tư lệnh Trường Sơn giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 470 mở đường chiến dịch để cơ động xe tăng, pháo hạng nặng vào đảm bảo bí mật, tạo thế bất ngờ, chắc thắng. Sư đoàn 470 tổ chức đưa phương tiện cơ giới và bộ đội sửa chữa, khôi phục các tuyến đường 48, 50. Ngay từ giữa tháng 02 năm 1975, Sư đoàn mở một trục dọc gồm đường 50B và hai nhánh đường 50C, 50B với tổng chiều dài 60 km qua những cánh rừng có nhiều cây to và nhiều khe suối, để đảm bảo bí mật khi đường chỉ còn cách thị xã 20 km thì dừng lại. Về hướng Bắc, Sư đoàn cũng mở trục đường 575, đến ngày 04 tháng 3 năm 1975 mở tới buôn Kơ Hia Cư M’gar cách thị xã 20 km mà địch vẫn không hề hay biết.



3. Đoàn xe 3 thuộc Ban Giao thông vận tải khu V

Chuẩn bị cho chiến dịch, ngay từ tháng 6 năm 1974, Ban Giao - Vận khu V đã điều Đoàn xe 3 (Tiểu đoàn xe 3) do đồng chí Hồ Như (sau này làm Phó trưởng Ty Giao thông và Đoàn xe 3 sau này làm nòng cốt để thành lập Công ty Vận tải ô tô Đắk Lắk) là tiểu đoàn trưởng. Đoàn xe 3 có 3 đội xe (đại đội) và hơn một trăm xe ô tô tải các loại như Jil 130, Jil 157, Hoàng Hà và xe sửa chữa di động Pragar v.v... từ mặt trận Quảng Đà vượt Tây Trường sơn, qua Lào, Campuchia tăng cường cho mặt trận Đắk Lắk. Vào tới Đắk Lắk, Đoàn đóng quân ở bên cạnh ngầm EaMơ sông Sêrêpôk thuộc H5 nay là huyện Ea Suop. Cùng với lực lượng của Ban Giao vận Tỉnh, Đoàn xe 3 đã vận chuyển hàng ngàn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc men v.v... chuẩn bị cho chiến dịch Tổng tiến công xuân năm 1975.

Thời gian này Hiệp định Paris đã được ký kết hơn một năm, Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam nên việc đánh phá đường giao thông và các phương tiện vận tải của ta nhằm ngăn chặn sự tiếp tế chi viện vào chiến trường chỉ còn do lực lượng không quân của quân đội Sài Gòn. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết và có hiệu lực, mức độ đánh phá của không quân Sài Gòn không còn như thời của không quân Mỹ nữa nhưng vẫn vô cùng ác liệt. Máy bay cường kích - thám sát VO - 10 của địch và máy bay trực thăng vẫn bay lượn suốt ngày đêm để phát hiện mục tiêu rồi phóng rocket khói phốt pho trắng xuống đánh dấu mục tiêu để chỉ điểm cho máy bay tới thả bom, bắn tên lửa cả ban ngày cũng như ban đêm. Để giữ bí mật và giảm thiệt hại về phương tiện, con người với hàng hoá do máy bay địch đánh phá nên việc vận chuyển chỉ được thực hiện vào ban đêm. Đi trong đêm nhưng xe không được bật đèn pha mà chỉ được bật đèn gầm, đèn gầm của ô tô chỉ sáng hơn đèn dầu một chút. Mặc dù đi ban đêm, đường sá lại rất khó đi và đơn vị thường xuyên bị máy bay của địch tấn công nhưng bom đạn vẫn không thể nào cản được những đoàn xe hàng đêm rì rầm lăn bánh tiến về mặt trận.

Cuối năm 1974 và đầu năm 1975, thực hiện mệnh lệnh của Khu uỷ khu V và của Tỉnh uỷ là phải khẩn trương đưa vũ khí, quân lương tới tất cả các căn cứ để dự trữ chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975 nên hằng đêm đơn vị tổ chức cho các chiến sỹ lái xe chở hàng xe băng qua đường 14 tại khu vực Km 62, vượt qua đồn địch để chuyển hàng sang khu vực kho ở phía Bắc đường 21 và các kho khác ở phía Đông của Tỉnh.

Gần đến ngày bắt đầu nổ súng tấn công Buôn Ma Thuột, một số đồng chí của đơn vị như Nguyễn Đăng Quý, Nguyễn Đăng Tín, Vi Văn Bầu, Nguyễn Chiến Thắng, Lê Văn Liên… được cấp trên cử lên tăng cường phục vụ cho Bộ Tư lệnh Tiền phương mặt trận. Toàn thể đơn vị tập trung về khu vực gần xã Quảng Phú, huyện Cư M’gar để phục vụ cho cuộc tấn công Buôn Ma Thuột. Ngày 10 tháng 3 năm 1975, khi bộ đội ta tiến quân vào Buôn Ma Thuột thì đơn vị cử một số đồng chí lái xe và cán bộ kỹ thuật vào thị xã thu hồi một số phương tiện vận tải của quân đội Sài Gòn về phục vụ cho Bộ Tư lệnh Tiền phương tiếp tục tiến quân về đồng bằng và phía Nam. Ngay sau ngày giải phóng Buôn Ma Thuột, Đơn vị về đóng quân ở Buôn Hồ, vận chuyển hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm, thuốc men, vải vóc v.v... để Uỷ ban Quân quản lo đời sống cho nhân dân. Sau đó, Đơn vị đi tham gia các chiến trường Pleiku, Gia Lai và Quy Nhơn, Bình Định.

Chương 3.

GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 1975 - 1985

Tới tháng 12 năm 1975, tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên là 19.800 km2, dân số có trên 321.000 người, trong đó, dân tộc Kinh có 139.259 người, dân tộc thiểu số có 179.854 người, ngoại kiều 2.376 người. Đơn vị hành chính có 5 huyện và 1 thị xã, đó là các huyện: Krông Pắk, Lắk, Buôn Hồ, Đắk Nông, Đắk Mil và thị xã Buôn Ma Thuột.

Đầu tháng 3 năm 1975, Uỷ ban Quân quản thị xã Buôn Ma Thuột được thành lập. Uỷ ban Quân quản thị xã đã ra mắt nhân dân tại đình Lạc Giao, thị xã Buôn Ma Thuột vào ngày 18 tháng 3.

Ngày 15 tháng 10 năm 1975, chính quyền cách mạng hai tỉnh Đắk Lắk và Quảng Đức họp và ban hành Quyết định số 15/QĐ hợp nhất hai tỉnh thành một tỉnh và lấy tên là tỉnh Đắk Lắk.

Ngày 30 tháng 8 năm 1977, Tỉnh thành lập thêm huyện Ea Suop và M’Đrắk.

Ngày 03 tháng 4 năm 1980, Tỉnh thành lập thêm huyện Ea H’leo.

Ngày 19 tháng 9 năm 1981, Tỉnh thành lập thêm huyện Krông Ana và Krông Bông.

Ngày 23 tháng 01 năm 1984, Tỉnh thành lập thêm huyện Cư Mgar.

Như vậy, tới 31 tháng 12 năm 1985, tỉnh Đắk Lắk có 11 đơn vị hành chính: thị xã Buôn Ma Thuột và 11 huyện là: Cư Mgar, Ea Suop, Ea H’leo, Krông Buk, Krông Pắk, M’Đrắk, Lắk, Krông Ana, Đắk Mil, Đắk Nông.

I. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ

1. Tổ chức và biên chế

Tháng 10 năm 1975, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thành lập Ty Giao thông vận tải Đắk Lắk trên cơ sở từ lực lượng cán bộ, chiến sỹ, xe máy và thiết bị của Ban Giao - Vận tỉnh.

Ngày 03 tháng 01 năm 1976, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Quyết định số 01/QĐ về việc thành lập các phòng nghiệp vụ Ty Giao thông vận tải. Theo Quyết định, Ty thành lập 5 phòng nghiệp vụ: Kế hoạch tổng hợp, Vận tải, Kỹ thuật và khảo sát thiết kế (bao gồm quản lý công trình), Tài vụ kế toán và Hành chính - Tổ chức.

Cùng ngày, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Quyết định số 02/QĐ về việc thành lập các cơ sở sản xuất ngành Giao thông vận tải. Theo Quyết định, thành lập Công ty Vận tải ô tô và Công ty Cầu đường trực thuộc Ngành quản lý. Hai công ty có quyền pháp nhân, mở tài khoản, có con dấu riêng và hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh.

Trong thời gian từ năm 1976 tới năm 1985, để đáp ứng nhu cầu phát triển của Ngành, tổ chức của Ty đã tăng thêm một số phòng ban, công ty, hợp tác xã trực thuộc và phòng giao thông cấp huyện:

- Lãnh đạo Ty

- Các phòng, ban: Phòng Tổ chức lao động tiền lương, Phòng Kế hoạch, Phòng Tổng hợp - Điều độ, Phòng Quản lý đường sá và giao thông cấp huyện, Phòng Vận tải, Phòng Cơ khí - Vật tư, Phòng Hành chính, Phòng Tài vụ, Phòng Thanh tra, Ban Kiến thiết, Ban Quân sự, Ban Y tế, Ban Cải tạo Công thương nghiệp tư bản tư doanh.

- Cơ quan chuyên môn quản lý giao thông vận tải ở huyện và thị xã: Phòng Giao thông vận tải thị xã Buôn Ma Thuột, Phòng Giao thông vận tải huyện Krông Pắk, Phòng Giao thông vận tải huyện Krông Bông, Phòng Giao thông vận tải huyện Ea Suop, Phòng Giao thông vận tải huyện Đắk Mil, Phòng Giao thông vận tải huyện Krông Buk, Phòng Giao thông vận tải huyện Krông Ana, Phòng Giao thông vận tải huyện Lắk, Phòng Giao thông vận tải huyện Đắk Nông, Phòng Giao thông vận tải huyện Ea H’leo, Phòng Giao thông vận tải huyện M’Đrắk, Phòng Giao thông vận tải huyện Cư Mgar.

- Doanh nghiệp trực thuộc Ty: Công ty Cầu đường 1, Công ty Cầu đường 2, Xí nghiệp Sản xuất đá 1 (Km 47, quốc lộ 26), Xí nghiệp Sản xuất đá 2 (Yang réh), Xí nghiệp Khảo sát thiết kế, Đoạn Quản lý đường sông, Đoạn Quản lý giao thông thuỷ bộ, Công ty ô tô vận tải hàng hoá, Xí nghiệp công tư hợp doanh Vận tải hành khách, Xí nghiệp công tư hợp doanh Vận tải hàng hoá, Công ty Dịch vụ vận tải và Xuất nhập khẩu, Xí nghiệp Quản lý bến xe, Xí nghiệp Đại tu ô tô, Trường Kỹ thuật nghiệp vụ giao thông vận tải.

- Doanh nghiệp trực thuộc Bộ Giao thông vận tải tại Tỉnh: Phân khu Quản lý đường bộ Đắk Lắk (Đoạn Quản lý đường bộ Đắk Lắk).

- Trung tâm sát hạch lái xe và cơ sở đào tạo lái xe: Trường Kỹ thuật nghiệp vụ giao thông vận tải của Ty.

Trong giai đoạn này, ngành Giao thông vận tải chưa được giao chức năng sát hạch lái xe, chức năng này của ngành Công an nên chưa có trung tâm sát hạch lái xe nào được xây dựng.

- Trung tâm Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ: Trong giai đoạn này ngành Giao thông vận tải chưa được giao chức năng đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ.

- Hệ thống bến xe ô tô khách: Bến xe Đắk Lắk, Bến xe huyện Krông Pắk, Bến xe huyện Ea Kar, Bến xe huyện M’Drắk , Bến xe huyện Krông, Bến xe huyện Lắk, Bến xe huyện Krông Ana, Bến xe huyện Ea Suop, Bến xe huyện Cư Mgar, Bến xe huyện Ea Hleo, Bến xe huyện Krông Năng, Bến xe huyện Buôn Hồ, Bến xe huyện Cư Jut, Bến xe huyện Krông Nô, Bến xe huyện Đắk Mil, Bến xe thị xã Gia Nghĩa, Bến xe huyện Đắk Rlâp.

- Doanh nghiệp và hợp tác xã trong lĩnh vực giao thông vận tải: Hợp tác xã Vận tải cơ giới Quyết Tiến, Hợp tác xã Vận tải cơ giới Thành Công Buôn Ma Thuột, Hợp tác xã Vận tải Thắng Lợi Krông Pắk, Hợp tác xã Vận tải Thành Công Buôn Hồ, Hợp tác xã Vận tải cơ giới Krông Bông, Hợp tác xã Vận tải Đắk Mil, Hợp tác xã Vận tải Gia Nghĩa, Hợp tác xã Đồng Tiến và Hợp tác xã Cư Mil huyện Ea Soup.

- Tổ chức đoàn thể chính trị

+ Tổ chức Đảng: Tổ chức cơ sở Đảng ban đầu của Ty sau giải phóng mới chỉ là cấp Chi bộ, sau đó được nâng cấp lên Đảng bộ của toàn ngành Giao thông vận tải. Đảng bộ trực thuộc Đảng bộ thị xã Buôn Ma Thuột. Đảng bộ Ngành lãnh đạo các Đảng bộ bộ phận và các chi bộ của các doanh nghiệp trực thuộc ngành. Đồng chí Trưởng Ty là bí thư Đảng uỷ. Đảng uỷ Ngành có văn phòng thường trực tại văn phòng Ty, một đồng chí Phó Trưởng Ty là phó bí thư thường trực.

+ Công đoàn: Công đoàn Ngành được thành lập, lãnh đạo các công đoàn cơ sở trực thuộc. Tất cả các doanh nghiệp và văn phòng Ty đều thành lập công đoàn cơ sở. Công đoàn Ngành có thường trực làm việc tại văn phòng Ty.

+ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Sau giải phóng, lực lượng công chức, viên chức và công nhân viên của Ty rất đông và hầu hết ở độ tuổi thanh niên nên ở văn phòng Ty và tất cả các doanh nghiệp đều có Chi đoàn hoặc Liên chi đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Văn phòng trường trực Đoàn Ngành làm việc tại văn phòng Ty.



- Tổ chức hội xã hội nghề nghiệp về giao thông vận tải: Trong thời kỳ này, ngành Giao thông vận tải chưa thành lập các hội xã hội nghề nghiệp như Hiệp hội Ô tô vận tải hay Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường.

2. Nguồn nhân lực

2.1. Tiếp nhận và tuyển dụng

Ngay sau khi giải phóng Buôn Ma Thuột, ngày 10 tháng 3 năm 1975, Tỉnh uỷ đã điều các đồng chí của Ban Giao thông vận tải tỉnh trong căn cứ về để làm nòng cốt thành lập Ty Giao thông vận tải Đắk Lắk, đó là các đồng chí: Vũ Đình Thanh, Lê Văn Có, Nguyên Như Hiếu, Nguyễn Duy Linh, Trần Xuân Danh, Nguyễn Hoà Đạo, Phạm Minh Hoạ, Dương Thanh Nghĩa, H’Lem Niê, Lê Anh Tuấn, Phạm Thoại, Lý Vĩnh Lợi, Lê Bổng, Dương Hồng Quyết, Mai Thị Hồng.

Ngày 13 tháng 10 năm 1975, Uỷ ban nhân dân cách mạng khu Trung Trung bộ ban hành Quyết định số 148/QĐ chuyển giao hai đơn vị trực thuộc Ban Giao thông vận tải khu Trung Trung bộ về cho Uỷ ban nhân dân cách mạng tỉnh Đắk Lắk là: Đoàn xe 3 đang đóng quân tại Quy Nhơn do đồng chí Hồ Như là tiểu đoàn trưởng, các đồng chí Lê Ngọc Đại, Lê Hồng Anh là phó tiểu đoàn trưởng và Xưởng Sửa chữa ô tô Tiền phương đóng quân tại Đà Nẵng do đồng chí Lê Tấn Phương là xưởng trưởng. Trong chiến tranh, Xưởng có tên là Xưởng Sửa chữa ô tô khu 5 với phiên hiệu là Z74 đóng trên đường mòn Hồ Chí Minh thuộc mặt trận Quảng Đà. Trước đó, ngày 15 tháng 8 năm 1975, một nửa đội xe 3 của Đoàn xe 2 Ban Giao thông vận tải khu Trung Trung bộ với gần 20 người và hơn 10 ô tô cũng đã được điều về Tỉnh.

Để tăng cường lực lượng cán bộ quản lý về giao thông vận tải cho các tỉnh mới giải phóng, ngày 30 tháng 10 năm 1975, Uỷ ban nhân dân Cách mạng khu Trung Trung bộ ban hành Quyết định số 177/QĐ chỉ định ông Trần Thúc Cừ - Phó Trưởng Ty Giao thông vận tải Thanh Hoá làm Phó Trưởng Ty Giao thông vận tải Đắk Lắk.

Tháng 5 năm 1975, đoàn cán bộ của Ty Giao thông vận tải Hải Hưng được Bộ Giao thông vận tải điều vào cho Đắk Lắk có các đồng chí: Hồ Quang Mai, Lê Đình Châu, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Văn Cưu, Trần Hồng Danh. Sau đó là các đồng chí: Bùi Thị Được, Đỗ Thị Tuyết, Nguyễn Thị Nữ và Nguyễn Thị Hồng.

Tháng 5 năm 1975, hai kỹ sư công chánh mới tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa Phú Thọ Sài Gòn được phân công về Ty nhận công tác là Nguyễn Đình Huấn và kỹ sư Nguyễn Văn Ba.

Ngày 03 tháng 01 năm 1976, Thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Đắk Lắk ban hành Nghị quyết số 03 về việc thành lập các cơ sở sản xuất của ngành Giao thông vận tải tỉnh.

Tháng 1 năm 1976, Uỷ ban nhân dân Cách mạng khu Trung Trung bộ điều động đồng chí Nguyễn Đình Cư là trưởng ban chỉ huy công trình “Công trường 02-9” thuộc Ban Giao thông vận tải khu Trung Trung bộ cùng các đồng chí: Nguyễn Đức Linh, Đỗ Công Lệ, Trịnh Văn Độ, Nguyễn Xuân Tiếp, Nguyễn Văn Thỉnh, Đỗ Ngọc Thường và đoàn cán bộ Trường Trung cấp Giao thông 5 của Khu uỷ trong chiến khu về Ty vào tháng 02 năm 1976, gồm các đồng chí: Nguyễn Thành Chinh, Thới Văn Thoàn, Hoàng Qua, Ngô Văn Thân, Võ Văn Long, Hoàng Minh Tâm, Trần Minh Tuyến và Huỳnh Kim Sơn.

Uỷ ban nhân dân Cách mạng Tỉnh ban hành Quyết định số 20/QĐ ngày 01 tháng 3 năm 1976, chỉ định đồng chí Nguyễn Đình Cư giữ chức vụ phụ trách Ty Giao thông vận tải Đắk Lắk.

Ngày 20 tháng 02 năm 1976, toàn bộ 143 quân nhân của Đoàn xe 3 được xuất ngũ, chuyển ngành về Ty Giao thông vận tải để sau đó cùng với lực lượng người và phương tiện của các Đoàn xe 1, Đoàn xe 2 thành lập Công ty Ô tô vận tải hàng hoá.

Ngày 15 tháng 02 năm 1976, Đội xe 1 của Đoàn xe 1 với 84 đồng chí cùng hơn 60 ô tô và một số đồng chí cùng phương tiện của Đoàn xe 2 thuộc Ban Giao thông vận tải khu Trung Trung bộ, Đội xe Ban Nông nghiệp khu V, Đội Xe khu Nam Trung bộ và Nam bộ cũng được điều về Tỉnh để chuẩn bị lực lượng vận tải cho Ty Giao thông vận tải.

Năm 1976, các đồng chí: Phan Thanh Nhẽ, Lê Phúc Đôn, Lê Thanh Bình, Giáp Văn Được, Triệu Xuân Quý, Mạc Thành Chuyển, Nguyễn Xuân Hùng chuyển ngành từ Binh đoàn 559 và các đơn vị của quân đội về Ty. Ban Giao thông vận tải điều động đoàn xe khách về Ty với các đồng chí lái xe: Hà Văn Hinh, Đỗ Duy Phương, Võ Mười, Nông Văn Phào, Lò Văn Sè, Bế Thanh Bình, Hoàng Văn Học. Đồng chí Đỗ Duy Phương - bộ đội chuyển ngành từ Đoàn 559 làm trưởng đoàn.

Tháng 5 năm 1976, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục điều động cho Tỉnh một đoàn cán bộ của Ty Giao thông vận tải Thanh Hoá tỉnh gồm các đồng chí: Phạm Văn Hưởng, Nguyễn Dư Tô, Đỗ Văn Nhất, Hà Văn Vẽ, Lê Dính ... do đồng chí Phạm Văn Hưởng - Phó Trưởng Ty làm trưởng đoàn. Tháng 6 năm 1976, Tỉnh bổ nhiệm đồng chí Hưởng làm Phó Trưởng Ty Giao thông vận tải kiêm Giám đốc Công ty Cầu đường Đắk Lắk.

Tháng 5 năm 1976, Ty tiếp nhận đồng chí Phan Cư và Nguyễn Văn Bang để bổ sung cho Đội Khảo sát thiết kế.

Ngày 03 tháng 8 năm 1976, đoàn cán bộ của Bộ Giao thông vận tải tăng cường cho Tỉnh gồm các đồng chí: Nguyễn Hữu Tánh, Nguyễn Cao Hoàng, Nguyễn Ngọc Châu cùng đồng chí Nguyễn Mạnh Học - kỹ sư kinh tế vận tải đường sắt khoá 7 (1966 - 1971).

Tháng 9 năm 1976, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trong chuyến thăm và làm việc với Tỉnh đồng ý tiếp tục bổ sung thêm một số đồng chí của Sở Giao thông vận tải Thanh Hoá. Đợt điễu động này kéo dài tới ngày 01 tháng 5 năm 1977, gồm các đồng chí: Lê Hữu Việt - Phó Trưởng Ty, Bùi Văn Cao, Lê Trọng Lịch, Nguyễn Hữu Huế, Đỗ Xuân Phương, Nguyễn Thanh Ba, Lưu Thị Ngân, Phạm Công Định, Lê Bá Tước, Lê Xuân Phúc, Mai Sơn Bá, Nguyễn Văn Tộ, Hà Thanh Nghị, Nguyễn Thị Bồng, Vũ Văn Hoan, Hà Văn Dong, Phạm Thị Tâm, Phạm Văn Thoa, Bùi Thế Vinh, Đỗ Ngọc Lan, Lê Khắc Tích, Lê Quang Minh, Nguyễn Xuân Phiêu, Hoàng Văn Mão, Hoàng Ngọc Thế, Lê Văn Thanh, Chu Lương Bằng, Bùi Lai Khương, Lê Dũng Quế, Nguyễn Văn Thảo, Lưu Trọng Quán, Trịnh Văn Bao, Hoàng Gia Thiều, Phạm Ngọc Sen, Nguyễn Văn Vững, Hà Xuân Mun, Lê Sỹ Đỉnh, Đặng Chí Hiếu, Lê Văn Trí, Đỗ Cao Thắng và Vũ Đức Huy.

Tháng 9 năm 1976, Bộ Giao thông vận tải điều động đồng chí Lê Đình Hương và đồng chí Nguyễn Thị Hải công tác tại Cục Vận tải ô tô vào nhận nhiệm vụ tại Ty.

Từ tháng 9 năm 1976 tới tháng 9 năm 1977 Bộ Giao thông vận tải đã điều động các đồng chí của Ty Giao thông vận tải tỉnh Cao Lạng vào Ty gồm: Ngô Tuấn Tú, Bùi Văn Đồng, Nguyễn Kim Tài, Hoàng Thanh Xuân, Hoàng Nâng, Dương Công Hòa, Nguyễn Hữu Đạo, Lê Gia Bảo, Nông Thị Thành cùng 28 đồng chí lái xe và thợ sửa chữa ô tô.

Tháng 5 năm 1977, Bộ Giao thông vận tải điều động 8 cán bộ của Ty Giao thông vận tải Nghĩa Bình cho Ty là: Trần Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Bảy, Nguyễn Bá Lư, Lê Văn Phúc, Nguyễn Thanh Tùng, Trương Minh Mạnh, Trần Hùng và Từ Hà Thọ.

Ngày 20 tháng 12 năm 1976 có các đồng chí quân nhân chuyển ngành: Triệu Quốc Bình, Lương Đức Thường, Nông Ngọc Duy, Ma Văn Sư, Tạ Văn Đáng; Ngày 31 tháng 12 năm 1976 có đồng chí Tạ Hoàng Bắc và một số quân nhân chuyển ngành từ Sư đoàn 470 về Ty rồi được điều xuống nhận công tác tại các đơn vị thuộc Ty, phòng Giao thông các huyện và thị xã Buôn Ma Thuột.

Tháng 7 năm 1977, đồng chí Nguyên Như Nghĩa và đồng chí Hoàng Thị Hường được Bộ Giao thông vận tải điều động từ Sở Giao thông vận tải Lai Châu vào Ty; Các đồng chí từ Ty Giao thông vận tải Cao Bắc Lạng được Bộ điều vào: Hoàng Văn Chài, Nguyễn Đức Long, Nguyễn Đăng Thủy, Lê Văn Hoà, Lê Quý Đôn và Nông Văn Mạ.

Tháng 01 năm 1978, Bộ Giao thông vận tải điều động các đồng chí từ Ty Giao thông vận tải Hoàng Liên Sơn vào nhận nhiệm vụ tại Ty, gồm: Nguyễn Tiến Sơn, Nguyễn Ngọc Trân, Hoàng Trọng Thủy, Phan Thanh Nghĩa, Trần Văn Trí, Trương Tiến Nhân, Trần Trung Bảy, Nguyễn Tố Lân, Phạm Nhạc Khuê, Nguyễn Thị Gái, Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Thị Thành và Nguyễn Thị Loan.

Ngày 25 tháng 7 năm 1978, đồng chí Trần Chí Chủ là quân nhân chuyển ngành từ Sư đoàn 968 về Ty. Cũng trong năm 1978, đồng chí Đinh Văn Lợi được Bộ điều động từ Nhà máy Cơ khí Cao Bằng vào, Ty tiếp nhận các đồng chí: Trần Văn Tư, Trần Thị Đường. Năm 1982, Ty tiếp nhận đồng chí Lê Xuân Quang chuyển công tác về Ty.

Năm 1978 và 1979 Ty tiếp nhận một số đồng chí từ Ty Giao thông vận tải Thanh Hóa được Bộ Giao thông vận tải điều vào: Lê Viết Tuất, Lê Huy Phùng, Đào Công Bao, Nguyễn Viết Thạch, Nguyễn Tài Dung, Trịnh Văn Thiệu, Trần Văn Ngày, Cao Xuân Phú, Nguyễn Văn Thân và Lê Xuân Về. Năm 1980 Ty tiếp nhận đồng chí Trần Bốn và Phùng Thị Na từ Thanh Hóa vào.

Tháng 5 năm 1984 Ty tiếp tục tiếp nhận một số đồng chí được Bộ Giao thông vận tải điều động từ Ty Giao thông vận tải Thanh Hóa vào: Nguyễn Ngọc lài, Bùi Thị Mai Hiên, Bùi Thị Hòa, Nguyễn Nam Tiến và Bùi văn Quý.

Trong những năm đầu giải phóng, Bộ Giao thông vận tải điều động nhiều kỹ sư tốt nghiệp tại các trường đại học: Bách khoa, Giao thông vận tải, Hàng hải; các trường trung cấp giao thông vận tải và ở một số cơ quan, đơn vị của Bộ về cho Tỉnh, sau đó về Ngành như:

Đại học Bách khoa Phú Thọ (thành phố Hồ Chí Minh): Năm 1977, bổ sung cho Tỉnh kỹ sư công chánh Đoàn Văn Thanh.

Đại học Hàng hải: Ngày 28 tháng 11 năm 1977, Tỉnh nhận các kỹ sư: Nguyễn Ngọc Tư - kỹ sư công trình thuỷ, Nguyễn Văn Hiệp - kỹ sư đường bộ và Lê Thị Hoá - kỹ sư công trình thuỷ.

Đại học Giao thông vận tải: Ngày 09 tháng 3 năm 1977, Tỉnh nhận các kỹ sư: Hoàng Tam Hùng - kỹ sư cơ khí ô tô, Nguyễn Quốc Hưng - kỹ sư đường bộ, Quách Huy Tâm - kỹ sư cầu hầm, Lê Quân - kỹ sư cơ khí ô tô và Hoàng Bình - kỹ sư đường bộ; Tháng 2 năm 1982, khoá 17 có các kỹ sư đường bộ: Ngô Văn Uy, Nguyễn Sỹ Tộ, Đào Văn Đường; Tháng 3 năm 1983, khoá 18 có kỹ sư cầu hầm Nguyễn Trí Tân; Tháng 4 năm 1983, khoá 18 có các kỹ sư: Trần Trọng Nghĩa - kỹ sư đường bộ, Tô Quang Dịnh - kỹ sư cầu hầm và Đỗ Xuân Thành - kỹ sư đường bộ; Tháng 5 năm 1983, khoá 18 có các kỹ sư: Nguyễn Văn Quyền -kỹ sư kinh tế vận tải và Phạm Thế Long - kỹ sư đường bộ.

Trường Công nhân kỹ thuật cơ giới 1 nay là Trường Cao đẳng nghề của Bộ Giao thông vận tải tháng 5 năm 1978, bổ sung cho Đắk Lắk các đồng chí: Nguyễn Đình Chỉnh, Lê Đức Phú, Tạ Thị San, Ngô Văn Ngạc, Nguyễn Duy Trường…

Trường Lái xe số 1 Sao Đỏ, năm 1977 bổ sung cho Tỉnh đồng chí Phạm Văn Toàn và Nguyễn Văn Đồng.

Trường Trung cấp Giao thông vận tải 5 bổ sung cho Tỉnh: Tháng 9 năm 1979, các đồng chí: Nguyễn Văn Viện, Nguyễn Minh, Trương Phương và Nguyễn Xuân Long; Ngày 10 năm 11 năm 1981, đồng chí Nguyễn Công Xuân; Tháng 11 năm 1982, các đồng chí: Võ Văn Hùm, Võ Thị Biên và Nguyễn Viết Phú.

Trường Trung cấp Kinh tế Thái Nguyên, tháng 01 năm 1980, đồng chí Trần Thái Nghĩa về công tác tại ngành Giao thông vận tải Đắk Lắk.

Trường Trung cấp Giao thông vận tải Thái Nguyên bổ sung cho Tỉnh: Tháng 8 năm 1978, các đồng chí: Trần Lễ, Vũ Trung Tuyến, Bùi Duy Tín và Nguyễn Năng Nguyên; Tháng 11 năm 1978, có đồng chí Hoàng Văn Thức; Tháng 01 năm 1982, có các đồng chí: Lương Thị Hồng, Cao Thị Quế, Hoàng Thị Thanh, Quách Thị Bằng, Lưu Mạnh Hoóng, Hoàng Văn Mạnh, La Văn Tương, Hoàng Văn Điền, Lục Văn Toại và Ma Văn Sự.

Trường Trung cấp Giao thông vận tải Vĩnh Yên bổ sung cho Tỉnh: các đồng chí: Nguyễn Công Phúc, Ngô Đức Ry, Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Thị Ngân, Nguyễn Văn Vui, Đỗ Văn Từ, Trần Thị Minh, Nguyễn Thị Sáu, Cao Văn Viễn, Đỗ Bá Hoan và Trần Văn Triển.

Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng bổ sung cho Tỉnh: Năm 1981, đồng chí kỹ sư cơ khí chế tạo Ngô Văn Toàn; Ngày 10 tháng 8 năm 1982, kỹ sư cơ khí động lực Lê Xuân Biểu; Tháng 8 năm 1984, các kỹ sư Cơ khí chế tạo: Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Chí và kỹ sư cơ khí động lực Lê Văn Quang; Tháng 8 năm 1985, các kỹ sư Cơ khí chế tạo: Nguyễn Văn Phụng và Nguyễn Văn Phong; Tháng 8 năm 1986, kỹ sư Cơ khí chế tạo Lê Quý; Tháng 8 năm 1987, kỹ sư cơ khí chế tạo Bùi Quang Trung.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội: Tháng 4 năm 1984, kỹ sư Cơ khí chế tạo Phạm Bùi Nam Liên được điều chuyển về Tỉnh.

Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh bổ sung nhân lực cho Đắk Lắk: Tháng 3 năm 1983, các kỹ sư cầu đường: Võ Văn Toàn, Trần Sỹ Trạch, Nguyễn Việt Thanh, Huỳnh Hữu Duy Trung và Nguyễn Đăng Minh; Tháng 12 năm 1984, kỹ sư địa chất công trình Trần Thủ; Tháng 9 năm 1982, đồng chí Nguyễn Thái Bình được điều chuyển từ Tỉnh Đoàn về nhận công tác tại Ty; Tháng 6 năm 1983, một số quân nhân chuyển ngành từ Sư đoàn 860 của quân khu V về tỉnh Đắk Lắk, trong đó về Ty Giao thông vận tải có đồng chí Bùi Trọng Hoá.

Trường Đại học Tổng hợp Huế: Ngày 01 tháng 3 năm 1985, cử nhân toán Trần Viết Tiệp về nhận công tác tại Ty Giao thông vận tải Đắk Lắk.

2.2. Đào tạo nguồn nhân lực

Ngay từ khi mới thành lập, lãnh đạo Ty rất quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai. Sau khi các đồng chí bộ đội của các đoàn xe thuộc Ban Giao thông vận tải khu V xuất ngũ chuyển ngành về Ty, lãnh đạo Ty tạo điều kiện cho các đồng chí trước khi nhập ngũ - có giấy báo trúng tuyển đại học hoặc đang là sinh viên, trở về học tiếp tại các trường đại học như các đồng chí: Dương Hiền Mỹ, Dương Văn Ngân ở Công ty Vận tải ô tô; Các đồng chí thi và đi học tại các trường đại học như Lê Xuân Biểu, Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Văn Đức ở Công ty Vận tải ô tô, đồng chí Du, đồng chí Tuấn ở Xí nghiệp Sửa chữa xe máy, Nguyễn Xuân Tiếp ở Phòng Kế hoạch Ty; đồng chí Nguyễn Văn Vinh - Phụ trách Phòng Tổng hợp và là Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Ty được cử đi học ở Cộng hoà dân chủ Đức; Tỉnh uỷ cử một số đồng chí tại Công ty Vận tải ô tô đi học phổ thông rồi học đại học tại thành phố Hồ Chí Minh như: Tháng 8 năm 1982, có các đồng chí Lý Hải Hầu, Nguyễn Văn Thoả và Nguyễn Văn Tiến, tháng 8 năm 1983 là đồng chí Võ Minh Sơn, tháng 8 năm 1985 là đồng chí Phạm Văn Toàn. Sau khi tốt nghiệp đại học, hầu hết các đồng chí trở về công tác tại Đắk Lắk, một số ở lại thành phố Hồ Chí Minh và một số về quê công tác, tất cả đều trưởng thành, được giao các vị trí cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, cấp sở và giám đốc doanh nghiệp.

Năm 1985, được sự cho phép của Bộ Giao thông vận tải, Ty phối hợp với trường Đại học Giao thông vận tải tổ chức đào tạo tại Ty hai chuyên ngành là kỹ sư cầu đường và kỹ sư kinh tế vận tải để có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cho địa phương. Đối tượng học là cán bộ, công nhân viên đang công tác và con em trong ngành, được tổ chức thành một lớp cầu đường và một lớp vận tải, mỗi lớp có hơn 40 sinh viên. Lớp Kỹ sư cầu đường có các đồng chí Trần Văn Tam, Thân Văn Duyên, Nguyễn Thái Đồng, Trần Thủ (văn bằng 2); Lớp Kỹ sư kinh tế vận tải có các đồng chí Trần Lễ, Nguyễn Xuân Cứ, Siu Niê HHương, Trần Thị Bạch Vân… Hằng năm, Trường cử giảng viên vào dạy. Sau năm học thứ 3 do Ty không còn kinh phí nên chuyển toàn bộ sinh viên đi học tiếp tại Trường Đại học Giao thông vận tải ngoài Hà Nội hoặc chuyển vào Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh.

Cũng trong hai năm 1985 và 1986, Ty còn phối hợp với trường Đại học Giao thông vận tải đào tạo kỹ sư cầu đường cho một số con em trong Ngành theo dạng cử tuyển như các đồng chí: Y Du Mlô, Đào Xuân Ngọc, Trần Xuân Quang, Lê Đình Thanh, Võ Ngọc Quỳnh, Nguyễn Thanh Tùng...

Sau khi tốt nghiệp, các đồng chí trên đều tiếp tục công tác tại văn phòng Ty và các đơn vị trong ngành. Lớp kỹ sư này đã góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của ngành trong giai đoạn 10 năm sau thống nhất đất nước. Sau này, nhiều đồng chí trưởng thành đã giữ các vị trí chủ chốt của doanh nghiệp, của Ngành và của Tỉnh.

Để chủ động nguồn lao động được đào tạo cho các đơn vị trong Ngành, năm 1977, Ty quyết định thành lập Trường Công nhân kỹ thuật nghiệp vụ. Ngày mới thành lập, trường đặt trụ sở tại 40 Hùng Vương. Khi Xưởng sửa chữa xe máy chuyển ra vị trí mới thì trường chuyển về 117 Hùng Vương. Đến năm 1979, Trường chuyển ra xã Hoà Thắng, giáp sân bay Buôn Ma Thuột. Hiệu trưởng đầu tiên của Trường là đồng chí Nguyễn Đình Chỉnh, đội ngũ ban giám hiệu và cán bộ giảng dạy đều do Bộ điều vào từ Trường Công nhân kỹ thuật cơ giới 1 của Bộ.

Trường Công nhân kỹ thuật nghiệp vụ của Ty có nhiệm vụ đào tạo các lĩnh vực với trình độ sơ cấp gồm: công nhân khảo sát, công nhân thi công cầu đường, nhân viên thống kê, nhân viên điều hành vận tải. Lưu lượng học viên là 200 người. Kết quả hai năm đầu đã đào tạo được hơn hai trăm công nhân kỹ thuật và nhân viên. Đầu năm 1979, Trường mở thêm lĩnh vực đào tạo lái xe nhưng trong năm 1979 chỉ bổ túc lái xe, tới năm 1980 mới đào tạo mới lái xe. Việc được đi học lái xe trong thời gian này rất khó vì người học phải được địa phương hay cơ quan cử đi, sau đó ngành Công an xem xét lý lịch nếu đảm bảo mới được vào học.

Tới năm 1985, toàn Ngành có 1.434 công chức, viên chức và công nhân viên. Trong đó: Văn phòng Sở là 78 người, các đơn vị thuộc Sở là 1.356 người với tổng quỹ tiền lương là 5.060.430 đồng và tổng quỹ tiền thưởng là 1.043.112 đồng.



Каталог: TaiLieu
TaiLieu -> MỘt số thủ thuật khi sử DỤng phần mềm adobe presenter tạo bài giảng e-learning
TaiLieu -> Trung tâM ĐÀo tạo mạng máy tính nhất nghệ 105 Bà Huyện Thanh Quan – 205 Võ Thị Sáu, Q3, tp. Hcm
TaiLieu -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
TaiLieu -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
TaiLieu -> A. ĐẠi số TỔ HỢp I. Kiến thức cơ bản quy tắc cộng
TaiLieu -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
TaiLieu -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
TaiLieu -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
TaiLieu -> BỘ luật lao đỘng của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam BỘ luật lao đỘng ngày 23 tháng 6 năm 1994 và

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương