Lê Xuân Biểu giao thông vận tảI ĐẮk lắK 110 NĂm xây dựng và phát triểN (1904 2014) nhà xuất bảN giao thông vận tảI



tải về 1.26 Mb.
trang10/14
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.26 Mb.
#100
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

7. Trật tự an toàn giao thông

Trước tình hình trật tự an toàn giao thông trên toàn quốc ngày càng diễn biến phức tạp, số vụ tai nạn giao thông ngày càng gia tăng gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản của xã hội, để thực hiện có hiệu quả Nghị định số 36-CP, ngày 29 tháng 10 năm 1997, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 917/1997/QĐ-TTg thành lập Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia. Theo đó, một Phó Thủ tướng Chính phủ làm chủ tịch, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải làm phó chủ tịch thường trực, một Thứ trưởng Bộ Công an làm phó chủ tịch uỷ ban, các thành viên uỷ ban là đại diện Mặt trận tổ quốc Việt nam, Hội Thanh niên Việt Nam và các bộ, ngành có liên quan.

Thực hiện quyết định đó, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 3120/1998/QĐ-UB ngày 23 tháng 12 năm 1998, thành lập Ban An toàn giao thông Tỉnh do đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh làm trưởng ban, Giám đốc Sở Giao thông vận tải làm phó trưởng ban thường trực, Phó Giám đốc Công an Tỉnh làm phó trưởng ban, các thành viên là đại diện của các cơ quan, ban ngành của Tỉnh giống như của trung ương. Các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn đều thành lập Ban An toàn giao thông của cấp mình. Trụ sở của Ban An toàn giao thông Tỉnh đóng tại Sở Giao thông vận tải.

Trong giai đoạn này, tình hình trật tự an toàn giao thông khá phức tạp do tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vẫn chưa đáp ứng được tốc độ tăng đột biến về phương tiện cơ giới, đặc biệt là tốc độ tăng mô tô, hằng năm số lượng mô tô tăng từ 15 đến 20%, mặt khác tỷ lệ người tham gia giao thông được học luật giao thông đường bộ còn chưa cao nên trật tự giao thông nhất là giao thông đô thị chưa nề nếp, tai nạn giao thông của tỉnh cao về cả 3 tiêu chí: số vụ, số người chết và số người bị thương thường đứng thứ 4 hoặc thứ 5 của cả nước. Tai nạn giao thông năm 2001 xảy ra 459 vụ, làm chết 338 người và bị thương 479 người. Năm 2002 xảy ra 497 vụ, làm chết 380 người và bị thương 527 người. Năm 2003 xảy ra 415 vụ, làm chết 347 người và bị thương 375 người. Năm 2004 xảy ra 274 vụ, làm chết 265 người và bị thương 270 người. Năm 2005 xảy ra 283 vụ, làm chết 280 người và bị thương 236 người.



8. Tham gia chống bạo động chính trị

Trong những năm 2001 - 2005, tình hình an ninh chính trị, nhất là an ninh nông thôn diễn ra rất phức tạp, bọn cầm đầu tổ chức FULRO lưu vong đã móc nối, lôi kéo lực lượng trong ngoài nước với ý đồ thành lập “Nhà nước Đê Ga độc lập”. Chúng kích động đồng bào Thượng trên toàn bộ các tỉnh Tây Nguyên nổi dậy biểu tình, bạo loạn chính trị nhằm lật đổ nhà nước ta.

Cuộc bạo động chính trị năm 2001: Ngày 03 tháng 02 năm 2001, ngay từ sáng sớm đã có hàng ngàn người dân tộc thiểu số đi bộ và đi bằng máy cày tay ở các buôn của các huyện Ea Suop, Buôn Đôn, Ea H’leo, Krông Năng, Krông Buk, Krông Nô, Krông Pak, Krông Bông, và Cư M’gar đã nổi dậy và có nhiều người đã tiến vào ngã 6, trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột biểu tình, bạo loạn. Được sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ và sự phân công nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Sở Giao thông vận tải triển khai: Khẩn trương tập trung lực lượng tự vệ có trang bị công cụ hỗ trợ để bảo vệ cơ quan, cử người tham gia với các lực lượng khác tuyên truyền vận động người biểu tình quay về buôn, huy động ô tô vận tải chở vật cản cho lực lượng công an, xe khách chở lực lượng phản biểu tình và chở dân về lại buôn, huy động các loại xe máy công trình để ủi đường và làm vật cản không cho lực lượng biểu tình và phương tiện của họ tiến vào trung tâm các cơ quan của Đảng và chính quyền và vào trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột.

Sau khi giải tán các cuộc biểu tình bạo động chính trị, tình hình an ninh chính trị vẫn hết sức phức tạp, Tỉnh uỷ tổ chức hàng trăm đội công tác xuống các buôn làng để làm công tác vận động quần chúng và tổ chức kết nghĩa giữa các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng và các doanh nghiệp với các buôn đồng bào dân tộc thiểu số.

Tham gia các đội làm công tác dân vận tại các buôn có: Đồng chí Trần Chí Chủ tham gia tổ công tác xã huyện Cư M’gar; đồng chí Trần Trọng Nghĩa tham gia tổ công tác xã Ea Nam huyện Cư M’gar; đồng chí Chu Lương Bằng tham gia tổ công tác xã Ea Nam huyện Ea H’leo; đồng chí Từ Xuân Hoà tham gia tổ công tác xã Ea Sol, huyện Ea H’leo; đồng chí Phạm Văn Xây tham gia tổ công tác xã tại buôn B’ró, thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô; đồng chí Nguyễn Danh Phong tham gia tổ công tác tại buôn Dốc Linh, thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô; đồng chí Lục văn Toại tham gia tại tổ công tác buôn U, huyện Krông Nô; đồng chí Nguyễn Chí Thành và Vũ Ngọc Thịnh tham gia tổ công tác tại xã Ea Rôc, huyện Ea Suop.

Để chủ động trong việc ngăn cản người và phương tiện cơ giới đi biểu tình bạo loạn, Uỷ ban nhân dân Tỉnh giao cho Sở đúc các tấm bê tông cốt thép hình dạng và kích thước giống dải phân cách đường bộ có thiết kế sẵn khoen thép để khi cần thì cẩu ra làm vật cản tại các vị trí độc đạo và xung yếu. Hợp tác xã Vận tải và xây dựng số 2 được Sở giao cho đúc hơn 40 tấm bê tông với giá trị hơn 600 triệu đồng để đặt dự phòng sẵn tại các vị trí: Quốc lộ 14 đặt tại cầu Ea Khanh, cầu số 2 xã Thống Nhất, cầu Đạt Lý, cầu Ea Tam (cầu Trắng) và cầu Duy Hoà; Quốc lộ 26 đặt tại vị trí trước bia tưởng niệm đồng bào hy sinh trong Tết Mậu Thân và cầu suối Ea Nao; Quốc lộ 27 đặt tại cầu Ea Tiêu; Tỉnh lộ 1 đặt tại đập hồ Đắk Minh và cầu Km 13; Tỉnh lộ 8 đặt tại cầu Km 13; Đường Phạm Ngũ Lão đặt tại cầu Km 0.

Cuộc bạo động chính trị năm 2004: Sáng ngày 10 tháng 4 năm 2004 có hàng ngàn người dân tộc thiểu số tại chỗ của các huyện Cư M’gar, Krông Ana và thành phố Buôn Ma Thuột sử dụng hàng trăm máy cày tay, xe độ chế, xe máy đem theo khẩu hiệu, hung khí, máy quay phim, máy ảnh, loa phát thanh, lương thực, thực phẩm, tiền, giấy tờ thùy thân v.v... kéo về thành phố Buôn Ma Thuột gây bạo động, đập phá nhà dân, xe cộ, tài sản v.v... gây rối loạn trật tự. Trước tình hình ấy Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân Tỉnh chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho Sở Giao thông vận tải: Tổ chức lực lượng xe khách, xe buýt để chở người biểu tình về lại buôn, đón lực lượng cảnh sát cơ động của Bộ Công an tăng cường qua cảng hàng không Buôn Ma Thuột và lực lượng chống biểu tình; Huy động xe tải để chuyên chở thêm vật cản, công cụ hỗ trợ cho các lực lượng chống bạo loạn và trưng dụng thêm xe máy thi công công trình để làm vật cản trên các tuyến cửa ngõ vào trung tâm thành phố; Tổ chức giải toả toàn bộ phương tiện cơ giới đường bộ mà lực lượng bạo động bỏ lại trên tuyến tỉnh lộ 8 giáp với đường Phan Chu Trinh của thành phố. Nhiệm vụ giải toả số phương tiện cơ giới của lực lượng tham gia bạo loạn chính trị rất khó khăn vì trên suốt chiều dài gần 2 km đầu tỉnh lộ 8 có hàng trăm máy cày tay, xe độ chế và xe máy với lương thực, thưc phẩm, quần áo, giấy tờ nhà đất, giấy tờ tuỳ thân v.v... mà lực lượng tham gia bạo động bỏ lại sau khi bị các lực lượng của ta chặn không cho vào trung tâm thành phố. Sở Giao thông vận tải được giao nhiệm vụ chỉ trong vòng 20 giờ phải gom tất cả số phương tiện này về lô cà phê của Công ty Cà phê Buôn Ma Thuột bên cạnh đường Lê Thị Hồng Gấm trước 5 giờ sáng ngày 11 tháng 4.

Lãnh đạo Sở trực tiếp chỉ huy tham gia chống bạo động. Sở giao cho lực lượng tự vệ bảo vệ cơ quan, lực lượng thanh tra tham gia tuyên truyền, vận động người biểu tình quay về, các đơn vị vận tải đảm nhiệm công tác vận chuyển, các đơn vị quản lý và sửa chữa đường bộ huy động xe máy thi công và cùng với Công ty Cổ phần cơ khí giao thông chịu trách nhiệm giải toả phương tiện. Tại khu vực giải toả phương tiện thường xuyên có các đồng chí lãnh đạo Sở, Công đoàn Ngành, Phó Giám đốc Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ Đắk Lắk , Công ty cổ phần Quản lý và xây dựng giao thông, Công ty cổ phần Cơ khí giao thông, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý đô thị và môi trường Đắk Lắk v.v... và đông đảo cán bộ công nhân viên cùng xe máy, thiết bị làm việc liên tục cả trưa, tối, ban đêm và chỉ ăn bánh mì tại chỗ. Công nhân của Công ty cổ phần Cơ khí giao thông dùng thiết bị hàn khí cắt rời phần rơ-mooc ra khỏi đầu mày cày tay để cần cẩu và xe ben của các công ty quản lý và sửa chữa đường bộ cẩu và chuyên chở tới vị trí đã định, công nhân của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý đô thị và môi trường Đắk Lắk dọn dẹp và dùng xe tưới nước rửa sạch toàn bộ hiện trường. Tới hơn 2 giờ sáng ngày 11 tháng 4 thì tất cả phương tiện đã được chở đi nơi khác, gần hai km đường được dọn, rửa sạch sẽ như đã không có gì xảy ra. Đến tháng 5 năm 2004, Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân Tỉnh lại giao nhiệm vụ cho Sở Giao thông vận tải sửa chữa số máy cày tay tham gia biểu tình bạo loạn đã bị thu gom trả lại cho đồng bào để phục vụ sản xuất. Công ty cổ phần Cơ khí Giao thông đã sửa chữa và bàn giao lại cho đồng bào 154 chiếc máy cày tay với chi phí sửa chữa hơn 500 triệu đồng. Sau cuộc bạo động chính trị đó, các cơ quan và doanh nghiệp tiếp tục thường xuyên cử cán bộ công nhân viên xuống cơ sở để nắm tình hình và vận động đồng bào ở các buôn kết nghĩa không nghe xúi dục tham gia biểu tình bạo loạn chính trị.

Ngành Giao thông vận tải thực hiện chủ trương kết nghĩa với các buôn và phụng dưỡng mẹ Việt Nam Anh hùng. Văn phòng Sở Giao thông vận tải kết nghĩa với buôn M’Hăng, xã Cư Huê, huyện Ea Kar; Công ty cổ phần Vận tải ô tô kết nghĩa với buôn Siêt, xã Ea Tiêu, huyện Krông Ana; Công ty cổ phần Xe khách kết nghĩa với buôn Sut, xã Cư Suê, huyện Cư M’gar; Công ty cổ phần Cơ khí giao thông kết nghĩa với buôn Kiều, xã Yang Mao, huyện Krông Bông, Công ty Quản lý bến xe và Trung tâm Đăng kiểm 47 01S kết nghĩa với buôn Sam B, xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo; Công ty cổ phần Quản lý và xây dựng giao thông kết nghĩa với buôn Liêng Ké, xã Đắk Phơi, huyện Lắk; Công ty cổ phần Quản lý quốc lộ 26 kết nghĩa với buôn Đắk và buôn Hai, xã Cư M’tar huyện M’Drắk; Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ Đắk Lắk cùng hai công ty của Sở kết nghĩa với buôn Sam B, xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo; Công ty cổ phần Quản lý quốc lộ 26 còn kết nghĩa với Đồn Biên phòng 739 (đồn Đá Bằng). Các đơn vị phụng dưỡng các mẹ Việt Nam Anh hùng: Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ Đắk Lắk phụng dưỡng hai mẹ, Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ 26 phụng dưỡng một mẹ, Công ty Quản lý bến xe phụng dưỡng một mẹ.

* Những lần làm việc giữa Bộ Giao thông vận tải với Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Từ năm 1995 tới năm 2005, các đoàn của Bộ Giao thông vận tải do bộ trưởng Lê Ngọc Hoàn và các thứ trưởng hoặc cùng với các đoàn của các bộ, ngành Trung ương đã nhiều lần vào thăm và làm việc với Uỷ ban nhân dân Tỉnh. Bộ trưởng Lê Ngọc Hoàn cùng đoàn của Trung ương đã dự lễ khởi công dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 14 năm 1996. Các thứ trướng: Phạm Quang Tuyến, Nguyễn Tấn Mẫn, Phạm Thế Minh, Nguyễn Việt Tiến, Phạm Duy Anh, Ngô Thịnh Đức và Trần Doãn Thọ trong những năm này đều từng vào làm việc nhiều lần với Uỷ ban nhân dân Tỉnh.

Chương 6.

GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2005 - 2014

Sau khi chia tách tỉnh Đắk Lắk cũ, thành lập tỉnh Đắk Lắk mới, tỉnh Đắk Lắk mới có 13 đơn vị hành chính là 12 huyện và thành phố Buôn Ma Thuột.

Ngày 28 tháng 7 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 137/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Krông Ana để thành lập huyện Cư Kuin trực thuộc tỉnh Đắk Lắk.

Ngày 23 tháng 12 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Krông Búk để thành lập thị xã Buôn Hồ và huyện Krông Búk trực thuộc tỉnh Đắk Lắk.

Như vậy, tới năm 2014, tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính trực thuộc là thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ, các huyện: Cư’Mgar, Cư Kuin, Krông Ana, Lắk, Krông Bông, Krông Pắk, Ea Kar, M’Drắk, Krông Năng, Krông Buk, Ea H’leo, Ea Suop và Buôn Đôn.

I. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ

1. Tổ chức và biên chế

- Ban Lãnh đạo Sở

- Các phòng, ban: Văn phòng, Phòng Kế hoạch, Phòng Giao thông, Phòng Vận tải, Phòng Thẩm định, Phòng Pháp chế, Phòng Thanh tra, Ban Quản lý dự án giao thông nông thôn, Ban Quản lý dự án giao thông, Ban Quản lý dự án vốn sự nghiệp.

Tổng số công chức, viên chức, công nhân viên của Sở là 89 người, trong đó được biên chế hưởng lương hành chính là 45 người, còn lại là biên chế hưởng lương tự trang trải.

- Văn phòng Ban An toàn giao thông Tỉnh: Văn phòng Ban An toàn giao thông Tỉnh tiếp tục đặt tại Sở. Văn phòng được biên chế 5 người.

- Cơ quan chuyên môn quản lý giao thông vận tải ở huyện, thị xã và thành phố Buôn Ma Thuột: Kể từ tháng 01 năm 2008, theo quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2008/TTLT-BGTVT-BNV ngày 05 tháng 12 năm 2008 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Nội vụ thì cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc uỷ ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh là Phòng Quản lý đô thị (đối với thị xã và thành phố) hoặc Phòng Công thương (đối với huyện). Trưởng phòng trực tiếp phụ trách hoặc phó trưởng phòng phụ trách chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực giao thông vận tải.

- Doanh nghiệp trực thuộc Sở: Tới năm 2011, tất cả các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải trực thuộc Sở đã cổ phần hoá hết, Sở chỉ còn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông vận tải tại địa phương mà không còn quản lý doanh nghiệp nữa.

Các doanh nghiệp trực thuộc Sở đã cổ phần hoá: Công ty cổ phần Vận tải ô tô, Công ty cổ phần Xe khách, Công ty cổ phần Quản lý bến xe, Công ty cổ phần Cơ khí giao thông, Công ty cổ phần Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ 47 01D, Công ty cổ phần Quản lý và xây dựng giao thông.

- Doanh nghiệp trực thuộc Bộ Giao thông vận tải tại Tỉnh: Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ Đắk Lắk, Công ty cổ phần Quản lý và sửa chữa đường bộ 26, Công ty Xây dựng công trình giao thông 507.

- Trung tâm sát hạch lái xe và cơ sở đào tạo lái xe

+ Trung tâm sát hạch lái xe: Trung tâm Sát hạch lái xe VINASME, Trung tâm Sát hạch lái xe Việt Mỹ.

+ Cơ sở đào tạo lái xe: Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk, Trung tâm Đào tạo nghề của Trường Cao đẳng nghề số 5 Bộ Quốc phòng, Trường Trung cấp nghề VINASME, Trung tâm Dạy nghề Cơ giới Thành Luân, Trường Trung cấp nghề Việt Mỹ, Trung tâm Dạy nghề Bảo An, Trường Trung cấp nghề Bình Minh, Trung tâm Dạy nghề Tây Nguyên, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật, Trường Trung cấp Tây Nguyên.

- Trung tâm Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ: Công ty cổ phần Đăng kiểm 47 01D, Công ty Đăng kiểm 47 02D.

- Hệ thống bến xe ô tô khách: Bến xe Đắk Lắk, Bến phía Nam Buôn Ma Thuột, Bến xe Buôn Ma Thuột, Bến xe huyện Krông Pắk, Bến xe huyện Ea Kar, Bến xe huyện M’Drắk, Bến xe huyện Krông Bông, Bến xe huyện Lắk, Bến xe huyện Krông Ana, Bến xe huyện Ea Suop, Bến xe huyện Cư M’gar, Bến xe huyện Ea H’leo, Bến xe huyện Krông Năng, Bến xe huyện Buôn Hồ.

- Trạm dừng nghỉ của xe khách: Trạm dừng nghỉ phía Nam thành phố Buôn Ma Thuột.

- Doanh nghiệp và hợp tác xã trong lĩnh vực giao thông vận tải

+ Doanh nghiệp: Công ty cổ phần Cơ khí Giao thông, Công ty cổ phần Quản lý và xây dựng giao thông, Công ty cổ phần Vận tải ô tô Đắk Lắk, Công ty cổ phần Xe khách Đắk Lắk, Công ty Quản lý bến xe Đắk Lắk, Công ty Xe khách Buôn Ma Thuột, Công ty Vận tải hành khách Cao Nguyên, Công ty cổ phần Quản lý bến xe Đắk Lắk, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mai Linh Đắk Lắk, Chi nhánh Công ty cổ phần Vận tải Mai Linh tại Đắk Lắk, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Đắk Lắk, Công ty cổ phần Vận chuyển khách công cộng Buôn Hồ, Công ty trách nhiệm hữu hạn Bắc Sơn, Công ty cổ phần Du lịch Đắk Lắk, Công ty trách nhiệm hữu hạn Rạng Đông, Công ty Thương mại và vận tải Anh Khoa, Công ty Vận tải và du lịch Thái Hồng Sơn, Xí nghiệp Vận tải Thành Công, Xí nghiệp Vận tải chi nhánh công ty quản lý bến xe, Công ty kinh doanh vận tải Lữ Gia, Công ty Taxi du lịch Quyết Tiến, Công ty Vận tải và quản lý bến xe khách Quảng Phú, Công ty Thương mại và vận tải Hoàng Trung, Công ty Vận tải ô tô An Phước, Công ty trách nhiệm hữu hạn Đắk Lắk Taxi, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Khuê, Công ty Du lịch vận tải Thu Đức, Công ty Thương mại du lịch Đức Nguyên Ban Mê, Công ty Thương mại dịch vụ Hải Cường, Công ty Dịch vụ và vận tải Phước Hoà, Công ty cổ phần Thương mại Phước Thịnh, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải Thịnh An, Công ty trách nhiệm hữu hạn Vận tải Thành Đạt, Công ty trách nhiệm hữu hạn Đức Hoàng, Công ty Vận tải Hai Hùng, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài Bão.

+ Hợp tác xã: Hợp tác xã Vận tải cơ giới Quyết Tiến, Hợp tác xã Vận tải Thắng Lợi Krông Pắk, Hợp tác xã Vận tải Thành Công thị xã Buôn Hồ, Hợp tác xã Vận tải cơ giới Krông Bông, Hợp tác xã Vận tải Ea Kar, Hợp tác xã Vận tải hàng hoá và hành khách Cư Mil, Hợp tác xã Vận tải 01-5, Hợp tác xã Vận tải M’Drắk, Hợp tác xã Vận tải cơ giới Krông Năng, Hợp tác xã Vận tải Quyết Thắng, Hợp tác xã Vận tải cơ giới Tân Lập, Hợp tác xã Vận tải Krông Ana, Hợp tác xã Vận tải Cư M’gar, Hợp tác xã Vận tải huyện Lắk, Hợp tác xã Vận tải hàng hoá số 1, Hợp tác xã Vận tải và xây dựng số 2, Hợp tác xã Quang Trung, Hợp tác xã Vận tải hàng hoá và du lịch Trường Thành, Hợp tác xã Vận tải cơ giới Buôn Ma Thuột, Hợp tác xã Vận tải du lịch Đắk Tuor, Hợp tác xã Vận tải Đồng Tâm, Hợp tác xã Gia Bảo.

- Doanh nghiệp thuộc hội xã hội nghề nghiệp: Trung tâm Tư vấn cầu đường Đắk Lắk.

- Tổ chức đoàn thể chính trị

+ Tổ chức Đảng

Tháng 7 năm 2005, Đảng bộ Sở tổ chức Đại hội lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2005 - 2008). Đại hội của Sở lần thứ XIV được Tỉnh uỷ chọn làm Đại hội Đảng cấp cơ sở điểm của Tỉnh uỷ đối với khối các sở, ban, ngành của toàn Tỉnh. Đại hội Đảng toàn quốc khoá X đã sửa đổi Điều lệ Đảng, theo đó nhiệm kỳ của cấp cơ sở Đảng không còn là 2 năm rưỡi nữa mà là 5 năm, vì thế nhiệm kỳ của Đại hội XIV của Đảng bộ Sở kéo dài tới năm 2010 mới kết thúc. Ban Chấp hành Đảng bộ khoá XIV có 7 đồng chí do đồng chí Giám đốc Sở làm bí thư. Tháng 5 năm 2010, Đảng bộ Sở tổ chức Đại hội lần thứ XV (nhiệm kỳ 2010 - 2015), Ban Chấp hành Đảng bộ có 7 đồng chí do đồng chí Giám đốc Sở làm bí thư.

Tới năm 2014, Đảng bộ Sở có 7 chi bộ trực thuộc với 56 đảng viên. Chi bộ 1: đảng viên công tác tại Ban Quản lý dự án giao thông. Chi bộ 2: đảng viên công tác tại Phòng Kế hoạch, Phòng Thẩm định, Phòng Pháp chế và đồng chí Giám đốc Sở. Chi bộ 3: đảng viên công tác tại Phòng Vận tải. Chi bộ 4: đảng viên công tác tại Văn phòng Sở. Chi bộ 5: đảng viên công tác tại Thanh tra Sở và một đồng chí Phó Giám đốc Sở. Chi bộ 6: đảng viên công tác tại Phòng Giao thông và một đồng chí Phó Giám đốc Sở. Chi bộ 7: đảng viên công tác tại Văn phòng Công đoàn Ngành và Văn phòng Ban An toàn giao thông Tỉnh.

Trong hai nhiệm kỳ này, số chi bộ đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh đạt trên 75%, Đảng bộ có 9 năm đạt danh hiệu Cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh.

+ Công đoàn

Công đoàn ngành Giao thông vận tải tổ chức Đại hội lần thứ XI vào năm 2008 (nhiệm kỳ 2008 - 2013), Đại hội lần thứ XII vào năm 2013 (nhiệm kỳ 2013 - 2018). Tới năm 2014, có 39 công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Ngành. Tất cả các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải, Văn phòng Sở, Thanh tra Sở và Ban Quản lý dự án giao thông Sở đều thành lập công đoàn cơ sở, đăng ký sinh hoạt tại Công đoàn Ngành. Thường trực Công đoàn Ngành làm việc tại văn phòng Sở.

Công đoàn Ngành đã tổ chức các hoạt động, công tác công đoàn và phong trào công nhân viên chức rất tốt, được Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk đánh giá là một trong những tổ chức công đoàn cấp trên cơ sở mạnh của Liên đoàn. Hằng năm tỷ lệ đạt danh hiệu Công đoàn cơ sở vững mạnh đều trên 80%, Công đoàn Ngành đều đạt danh hiệu Công đoàn cấp trên cơ sở vững mạnh.

+ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Trong giai đoạn này, Sở không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

+ Hội Cựu chiến binh

Hội Cựu chiến binh được thành lập ngày 14 tháng 7 năm 1997, Hội Cựu chiến binh Sở trực thuộc Hội Cựu chiến binh khối các cơ quan tỉnh. Tới năm 2013, Hội có 18 hội viên. Hằng năm, Hội đều đạt danh hiệu Hội Cựu chiến binh trong sạch vững mạnh.



- Tổ chức hội xã hội nghề nghiệp về giao thông vận tải

+ Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường

Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Đắk Lắk được Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định thành lập số 2697 ngày 17 tháng 10 năm 2007. Hội tổ chức đại hội lần thứ nhất vào ngày 12 tháng 02 năm 2008. Đại hội bầu đồng chí kỹ sư Trần Trọng Nghĩa - Phó Giám đốc Sở làm chủ tịch, các đồng chí: kỹ sư Nguyễn Ngọc Tư làm trưởng phòng kế hoạch Sở, kỹ sư Trần Xuân Thiêm - nguyên Trưởng Phòng Thẩm định Sở và kỹ sư Trần Văn Tam - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyên Hưng làm phó chủ tịch hội, đồng chí Nguyễn Ngọc Tư làm phó chủ tịch thường trực. Năm 2008, Hội có 12 chi hội với 149 hội viên được thành lập ở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cầu đường và ở Sở. Năm 2013, Hội phát triển lên 15 chi hội với 271 hội viên.

+ Hiệp hội Vận tải ô tô

Sau đại hội năm 2004, Hiệp hội tiếp tục hoạt động được hơn một năm thì Chủ tịch Hiệp hội tự thôi chức chủ tịch, từ đó tới hết nhiệm kỳ, Hội cũng không tổ chức đại hội và hầu như không đóng góp được gì cho sự phát triển trong lĩnh vực vận tải ô tô của Tỉnh.

2. Nguồn nhân lực

2.1. Tiếp nhận và tuyển dụng

Trong giai đoạn từ năm 2005 - 2014, Sở Giao thông vận tải Đắk Lắk tiếp nhận thêm nhân lực, cụ thể:

Năm 2006, đồng chí Lê Công Du.

Năm 2007, các đồng chí: Trần Thị Thuý Vân, Bùi Văn Ngọc, Nguyễn Như Tuân, Trần Thị Thu Hà.

Năm 2009, đồng chí Trần Văn Việt và Hồ Đình Nguyên.

Năm 2010, đồng chí Nguyễn Thanh Bình và Đường Thị Ngọc Hà.

Năm 2011, đồng chí Phạm Thành Trung.

Năm 2012, các đồng chí: Vương Quang Hoàng, Nguyễn Tuấn Vinh, Vũ Văn Châu, Hồ Xuân Cường, Nguyễn Duy Ánh, Trần Anh Tuấn và Vũ Tiến Hải.

Năm 2013, các đồng chí: Bùi Thanh Vũ, Nguyễn Quang Huy, Vũ Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Chín.

2.2. Đào tạo nguồn nhân lực

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá là trọng tâm của Sở trong giai đoạn này. Cụ thể, công tác đào tạo như sau:

Cử nhân kinh tế, có các đồng chí: Trần Thị Huyền Duy, Nguyễn Thị Bình, Bùi Thị Vân và Trần Thị Hoa.

Cử nhân luật, có các đồng chí: Nguyễn Văn Sửu, Hoàng Văn Đông, Nguyễn Minh Tiến và Nguyễn Trọng Ghì.

Cử nhân hành chính, có đồng chí Trần Thị Hiền.

Cao cấp lý luận chính trị, có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Tư, Phạm Văn Xây, Trần Thủ, Lục Văn Toại, Vương Khả Phụng, Nguyễn Công Xuân, Từ Xuân Hoà, Nguyễn Công Cẩn, Lê Công Du, Lê Xuân Vinh.

Đồng thời, Sở phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương 3, Trường Trung cấp Kinh tế-Kỹ thuật Đắk Lắk mở lớp trung cấp vận tải, thời gian học 3 năm (2007 - 2009) để đào tạo cho cán bộ, công nhân viên trong Ngành. Lớp có 92 sinh viên, tất cả đều là công chức, viên chức, lãnh đạo, nhân viên các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải. Trong đó: tỉnh Gia Lai có 3 sinh viên, tỉnh Đắk Nông có 14 sinh viên còn lại là của tỉnh Đắk Lắk. Sở Giao thông vận vải Đắk Lắk có các đồng chí đi học nâng cao trình độ chuyên môn là: Hoàng Văn Đông, Trần Văn Hùng, Hoàng Anh Nam, Nguyễn Trọng Ghì, Hà Trung Thành, Trần Thị Huyền Duy, Trần Thanh Hiển và Trần Thị Kim Anh.

II. CHỦ TRƯƠNG, CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI

Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2005 - 2010) xác định chỉ tiêu chủ yếu phát triển giao thông tới năm 2010 là: Cải tạo, nâng cấp nhựa hoặc bê tông xi măng hoá toàn bộ các tuyến đường tỉnh, đường đến trung tâm xã, 50% hệ thống đường huyện, 25% đường xã và liên xã.

Nhiệm vụ chủ yếu của ngành Giao thông vận tải trong 5 năm này là: Tiếp tục củng cố, khôi phục, nâng cấp các công trình giao thông đường bộ hiện có và mở mới có trọng điểm những tuyến huyết mạch quan trọng; Phấn đấu nhựa hoặc bê tông xi măng hoá toàn bộ tuyến tỉnh lộ, đường đến trung tâm xã; Phối hợp tốt với các chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thi công cải tạo, mở rộng các quốc lộ 14, 26, 27, 14C và đường Hồ Chí Minh đi qua Tỉnh theo kế hoạch của Bộ Giao thông vận tải; Ưu tiên làm trước các công trình tỉnh lộ đưa lại hiệu quả kinh tế cao, tập trung nhiều dân cư, qua nhiều địa phương như Đắk Lắk - Phú Yên, tỉnh lộ 5, 8, 10, 15, Ea H’leo - Ea Suop…; Xây dựng và thực hiện chương trình nhựa hoá đường trung tâm xã theo hướng tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (nhiệm kỳ 2010 - 2015) đã thông qua Nghị quyết, trong đó đề ra chỉ tiêu phát triển giao thông vận tải trong giai đoạn 2010 - 2015 là: “Cải tạo, nâng cấp nhựa hoặc bê tông hoá 100% đường tỉnh lộ, 80% đường huyện, 50% đường xã, liên xã, 100% xã có đường nhựa đến trung tâm”.

Triển khai thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Tỉnh về phát triển giao thông vận tải, ngày 12 tháng 11 năm 2010, Uỷ ban nhân dân Đắk Lắk đã trình lên Hội đồng nhân dân Tỉnh khoá VII, kỳ họp thứ 15 Tờ trình số 117/TTr-UBND về Đề án Cơ cấu nguồn vốn đầu tư đường giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011 - 2015. Tại kỳ họp này, sau khi xem xét và thảo luận nội dung Đề án của Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Hội đồng nhân dân Tỉnh ban hành Nghị quyết số 35/2010/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2010 về Cơ cấu vốn đầu tư đường giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2011 - 2015. Theo Nghị quyết, cơ cấu vốn đầu tư đường giao thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 như sau:

- Đường tỉnh: Ngân sách Tỉnh đầu tư 100% tổng mức đầu tư.

- Đường huyện

+ Phần xây lắp và chi phí khác: Ngân sách Tỉnh đầu tư 100%.

+ Phần chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng: Đối với huyện nhóm I (thành phố Buôn Ma Thuột) thì ngân sách huyện và huy động khác đầu tư 100%; Đối với huyện nhóm II (thị xã Buôn Hồ và các huyện: Ea Kar, Krông Pắk, Cư M’gar, Ea H’leo) thì ngân sách Tỉnh đầu tư 40%, ngân sách huyện và huy động khác đầu tư 60%. Đối với huyện nhóm III (huyện Cư Kuin, Krông Năng) thì ngân sách Tỉnh đầu tư 70%, ngân sách huyện và huy động khác đầu tư 30%; Đối với huyện nhóm IV (huyện Lắk, Krông Bông, M’Drắk, Buôn Đôn, Ea Suop, Krông Ana và Krông Búk) thì ngân sách Tỉnh đầu tư 100%.

- Đường xã

+ Huyện nhóm I: Ngân sách Tỉnh đầu tư 80% chi phí xây lắp; Ngân sách huyện, xã và huy động khác đầu tư 20% còn lại và chi phí khác, chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng.

+ Huyện nhóm II: Ngân sách Tỉnh đầu tư 90% chi phí xây lắp; Ngân sách huyện, xã và huy động khác đầu tư 10% còn lại và chi phí khác, chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng.

+ Huyện nhóm III: Ngân sách Tỉnh đầu tư 100% chi phí xây lắp; Ngân sách huyện, xã và huy động khác đầu tư chi phí khác và chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng.

+ Huyện nhóm IV: Ngân sách Tỉnh đầu tư 100% tổng mức đầu tư.

- Đường đô thị

Huyện nhóm I: Ngân sách tỉnh đầu tư 80% chi phí xây lắp phần đường; Ngân sách huyện, xã và huy động khác đầu tư 20% còn lại và chi phí khác, vỉa hè, chi phí đền bù và giải phóng mặt bằng.

Huyện nhóm II: Ngân sách tỉnh đầu tư 90% chi phí xây lắp phần đường; Ngân sách huyện, xã và huy động khác đầu tư 10% còn lại và chi phí khác, vỉa hè, chi phí đền bù và giải phóng mặt bằng.

Huyện nhóm III: Ngân sách tỉnh đầu tư 100% chi phí xây lắp phần đường; Ngân sách huyện, xã và huy động khác đầu tư chi phí khác, vỉa hè và chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng.

Huyện nhóm IV: Ngân sách tỉnh đầu tư 100% tổng mức đầu tư.

Chủ trương chính sách phát triển giao thông nông thôn thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 của Sở đi đúng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 mà Chính phủ đã ban hành. Tỉnh uỷ có Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 22 tháng 4 năm 2011 về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020, Uỷ ban nhân dân Tỉnh có Quyết định số 2406/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2011 về triển khai thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU của Tỉnh uỷ. Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân Tỉnh đều xác định giao thông nông thôn là một tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới nên phương châm đầu tư xây dựng là: “Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhân dân làm nhà nước hỗ trợ”. Với phương châm đúng đắn đó, Uỷ ban nhân dân các cấp đã huy động được nguồn lực rất lớn trong nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn góp phần để nhiều xã đạt chuẩn “Nông thôn mới”.

Sở đề xuất tiếp tục cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước thuộc Sở, hoạt động trong các lĩnh vực quản lý sửa chữa đường bộ, đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ và bến xe ô tô khách; Bán hết phần vốn nhà nước của các doanh nghiệp cổ phần trong giai đoạn này và phần vốn nhà nước còn lại tại các doanh nghiệp đã cổ phần hoá trong giai đoạn 1995 - 2005 để nhà nước không còn giữ vốn trong các doanh nghiệp cổ phần; Hoàn thành cổ phần hoá tất cả các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành Giao thông vận tải của Tỉnh trong năm 2011.

Đồng thời, Sở Giao thông vận tải Đắk Lắk tiếp tục mời gọi các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư (xã hội hoá) vào các lĩnh vực: Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, bãi đậu xe, bến xe ô tô khách, trạm dừng nghỉ ô tô, cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe và các trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ.



Каталог: TaiLieu
TaiLieu -> MỘt số thủ thuật khi sử DỤng phần mềm adobe presenter tạo bài giảng e-learning
TaiLieu -> Trung tâM ĐÀo tạo mạng máy tính nhất nghệ 105 Bà Huyện Thanh Quan – 205 Võ Thị Sáu, Q3, tp. Hcm
TaiLieu -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
TaiLieu -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
TaiLieu -> A. ĐẠi số TỔ HỢp I. Kiến thức cơ bản quy tắc cộng
TaiLieu -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
TaiLieu -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
TaiLieu -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
TaiLieu -> BỘ luật lao đỘng của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam BỘ luật lao đỘng ngày 23 tháng 6 năm 1994 và

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương