Lê Xuân Biểu giao thông vận tảI ĐẮk lắK 110 NĂm xây dựng và phát triểN (1904 2014) nhà xuất bảN giao thông vận tảI


Tham gia chống FULRO và cuộc chiến tranh xâm lược của Khmer Đỏ



tải về 1.26 Mb.
trang6/14
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.26 Mb.
#100
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

5. Tham gia chống FULRO và cuộc chiến tranh xâm lược của Khmer Đỏ

Ngay sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, lực lượng FULRO nổi dậy rất mạnh để chống phá chính quyền mới được thành lập, trước tình hình ấy, Tỉnh uỷ chỉ đạo thành lập các đội công tác làm nhiệm vụ tuyên truyền vận động quần chúng tham gia truy quét FULRO để xây dựng lực lượng chính trị và vũ trang vững chắc ở các thôn, buôn, xã, phường tại các huyện và thị xã Buôn Ma Thuột. Năm 1976, Ty Giao thông vận tải cử nhiều đồng chí lái xe từng là bộ đội xuất ngũ chuyển ngành tham gia cùng với các lực lượng khác trong 97 đội công tác ở các địa bàn trọng điểm của Tỉnh.

Cũng trong thời gian này, Khmer Đỏ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược toàn bộ các tỉnh biên giới Tây Nam trong đó có tỉnh Đắk Lắk. Một lần nữa, ngành Giao thông vận tải lại phải thực hiện nhiệm vụ giao thông vận tải thời chiến, nhiều đồng chí, nhiều đơn vị trong ngành đã tham gia phục vụ chiến đấu hoặc trực tiếp chiến đấu để bảo vệ đất nước. Lực lượng giao thông đã khảo sát, thi công nhiều tuyến đường hướng ra biên giới hoặc chạy dọc biên giới để phục vụ chiến đấu, lực lượng vận tải tham gia vận chuyển vũ khí, quân trang, lương thực, thực phẩm và chuyển quân ra các đồn biên phòng, các đơn vị quân đội ở phía trước. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong Ngành ở trong nội địa cũng thường xuyên bị lực lượng FULRO tập kích, phá hoại nhà xưởng, xe, máy, thiết bị, cướp bóc và gây nhiều tổn thất về người.

Trong thời gian làm nhiệm vụ ở các đội công tác chống FULRO từ năm 1976 và trong cuộc chiến tranh chống Khmer Đỏ, ngành Giao thông vận tải đã có nhiều đồng chí hy sinh và nhiều đồng chí đã để lại một phần xương máu của mình cho mảnh đất Đắk Lắk. Đó là các liệt sỹ: Nguyễn Viết Bình, Đỗ Huy Kết, Đoàn Văn Trường, Voòng Cắm Sáng, Dương Đức Cung, Dương Hải Toán, Trần Anh Phú, Nguyễn Văn Cảnh (năm 1975) của Công ty Ô tô vận tải hàng hoá, đồng chí Trần Văn Cải của Xí nghiệp Khảo sát thiết kế, đồng chí Trương Minh Mạnh của phòng Giao thông vận tải Ea Suop. Các đồng chí thương binh: Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Hưng, Nguyễn Văn Hoan, Vũ Tiến Lợi, Trần Đức Hoà, Nguyễn Thế Nhuận và Phạm Hồi Thắng của Công ty Ô tô vận tải hàng hoá.

Ghi nhận thành tích xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ Biên giới Tây Nam của Tổ quốc, Nhà nước đã tặng thưởng 2 Huân chương Kháng chiến hạng Ba cho Cán bộ công nhân viên Ngành GTVT Đăk Lăk và Cán bộ công nhân viên Công ty vận tải ô tô Đăk Lăk, Huân chương Lao động hạng Ba cho đồng chí Nguyễn Đình Bé là lái xe của Công ty vận tải ô tô; Chính phủ tặng Bằng khen cho 5 cá nhân; Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen cho 11 tập thể và 30 cá nhân trong Ngành.

6. Thanh tra

Ngày 16 tháng 9 năm 1979, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Chỉ thị số 42/CT-UB thành lập Ban Thanh tra Ty Giao thông vận tải Đắk Lắk, tiền thân của Ban Thanh tra Sở Giao thông vận tải hiện nay. Đồng chí Mai Văn Mịch được bổ nhiệm làm Trưởng Ban đầu tiên. Nhân sự ban đầu của Ban có 3 đồng chí. Năm 1984, đồng chí Trần Chí Chủ được bổ nhiệm phó trưởng ban.

Sau khi Ban Thanh tra của Ty thành lập, ngay trong năm 1979, tất cả 9 doanh nghiệp trực thuộc và Văn phòng Ty đều thành lập ban thanh tra nhân dân do Công Đoàn Ngành chỉ đạo, Thanh tra Ty hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn.

* Những lần làm việc giữa Bộ Giao thông vận tải với Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Trong giai đoạn này, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải đã hai lần vào thăm và làm việc với Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân Tỉnh về tình hình phát triển giao thông vận tải địa phương của những năm đầu sau khi thống nhất đất nước.

Năm 1976, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải do Phan Trong Tuệ cùng các cán bộ của Bộ vào thăm và làm việc.

Ngày 03 tháng 8 năm 1982, đoàn của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên - Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải vào làm việc với đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Y Ngông Niekdam và đồng chí Y Blôk Eban. Trong chuyến công tác, Bộ trưởng đến thăm cán bộ, công nhân viên ngành Giao thông vận tải của Tỉnh.

Chương 4.

GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 1985 - 1995
Trong giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1995, tỉnh Đắk Lắk đã thành lập thêm 6 huyện:

Ngày 01 tháng 01 năm 1986, thành lập huyện Đắk R’lâp.

Ngày 13 tháng 9 năm 1986, thành lập huyện Ea Kar.

Ngày 09 tháng 11 năm 1987, thành lập huyện Krông Năng và huyện Krông Nô.

Ngày 19 tháng 6 năm 1990, thành lập huyện Cư Jut.

Ngày 17 tháng 10 năm 1995, thành lập huyện Buôn Đôn.

Tính tới 31 tháng 12 năm 1995, Tỉnh có 18 đơn vị hành chính trong đó có 1 thành phố loại hai trực thuộc Tỉnh và 17 huyện, dân số 1.398.300 người.

I. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ

1. Tổ chức và biên chế

- Lãnh đạo Sở

- Các phòng, ban: Phòng Tổng hợp (Phòng Tổ chức, phòng Hành chính), Phòng Kế hoạch, Phòng Quản lý giao thông, Phòng Vận tải và phương tiện người lái, Phòng Thẩm định, Ban Thanh tra, Ban Thanh tra Giao thông, Ban Quản lý dự án giao thông (Ban Quản lý công trình, Phòng Xây dựng cơ bản), Ban Quản lý dự án giao thông nông thôn.

- Cơ quan chuyên môn quản lý giao thông vận tải ở huyện và thị xã: Phòng Giao thông vận tải thị xã Buôn Ma Thuột, Phòng Giao thông vận tải huyện Krông Pắk, Phòng Giao thông vận tải huyện Krông Bông, Phòng Giao thông vận tải huyện Ea Suop, Phòng Giao thông vận tải huyện Đắk Mil, Phòng Giao thông vận tải huyện Krông Buk, Phòng Giao thông vận tải huyện Krông Ana, Phòng Giao thông vận tải huyện Lắk, Phòng Giao thông vận tải huyện Đắk Nông, Phòng Giao thông vận tải huyện Đắk Rlâp, Phòng Giao thông vận tải huyện Ea H’leo, Phòng Giao thông vận tải huyện M’Đrak, Phòng Giao thông vận tải huyện Cư M’gar.

- Doanh nghiệp trực thuộc Sở: Công ty Cầu đường, Xí nghiệp Khảo sát thiết kế, Đoạn Quản lý Giao thông thuỷ bộ, Công ty Ô tô vận tải hàng hoá, Công ty Xe khách (Xí nghiệp Công tư hợp doanh vận tải hành khách, xí nghiệp xe khách), Công ty Dịch vụ vận tải và Xuất nhập khẩu, Công ty Quản lý bến xe (Xí nghiệp Dịch vụ bến xe khách), Xí nghiệp Cơ khí giao thông, Trường Kỹ thuật nghiệp vụ giao thông vận tải, Trường công nhân lái xe cơ giới đường bộ.

- Doanh nghiệp trực thuộc Bộ Giao thông vận tải tại Tỉnh: Phân khu Quản lý đường bộ Đắk Lắk, Phân khu Quản lý đường bộ 26, Công ty Xây dựng công trình giao thông 507.

- Trung tâm sát hạch lái xe và cơ sở đào tạo lái xe

Trung tâm sát hạch lái xe: Trong giai đoạn này chưa có trung tâm nào được xây dựng.

Cơ sở đào tạo lái xe: Trường Kỹ thuật nghiệp vụ giao thông vận tải, Trường Công nhân lái xe cơ giới đường bộ, Trường Công nhân kỹ thuật cơ điện Đắk Lắk.

- Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ: Công ty Đăng kiểm 4701S.

- Hệ thống bến xe ô tô khách: Bến xe liên tỉnh tại thị xã Buôn Ma Thuột, Bến xe huyện Krông Pắk, Bến xe huyện Ea Kar, Bến xe huyện M’Drắk , Bến xe huyện Krông Bông, Bến xe huyện Lắk, Bến xe huyện Krông Ana, Bến xe huyện Ea Suop, Bến xe huyện Cư M’gar, Bến xe huyện Ea H’leo, Bến xe huyện Krông Năng, Bến xe huyện Buôn Hồ, Bến xe huyện Cư Jut, Bến xe huyện Krông Nô, Bến xe huyện Đắk Mil, Bến xe thị xã Gia Nghĩa, Bến xe huyện Đắk R’lâp.

- Doanh nghiệp và hợp tác xã trong lĩnh vực giao thông vận tải: Hợp tác xã Vận tải cơ giới Quyết Tiến, Hợp tác xã Vận tải cơ giới Thành Công Buôn Ma Thuột, Hợp tác xã Vận tải Thắng Lợi Krông Pắk, Hợp tác xã Vận tải Thành Công Buôn Hồ, Hợp tác xã Vận tải cơ giới Krông Bông, Hợp tác xã Vận tải Đắk Mil, Hợp tác xã Vận tải Gia Nghĩa, Hợp tác xã vận tải Tân Tiến Cư Jut.

- Tổ chức đoàn thể chính trị

+ Tổ chức Đảng

Tổ chức cơ sở Đảng ban đầu của Sở sau giải phóng mới chỉ là cấp chi bộ, sau đó được nâng cấp lên đảng bộ của toàn ngành Giao thông vận tải. Đảng bộ trực thuộc Đảng bộ thị xã Buôn Ma Thuột. Đảng bộ Ngành lãnh đạo các đảng bộ bộ phận và các chi bộ của các doanh nghiệp trực thuộc ngành. Đồng chí giám đốc sở là bí thư Đảng uỷ. Đảng uỷ Ngành có văn phòng thường trực tại văn phòng Sở, một đồng chí phó giám đốc sở là phó bí thư thường trực.

+ Công đoàn

Công đoàn Ngành trong giai đoạn này đã tổ chức các Đại hội lần thứ VI, VII và Đại hội lần thứ VIII. Tất cả các doanh nghiệp và văn phòng Sở đều thành lập công đoàn cơ sở. Thường trực Công đoàn ngành làm việc tại văn phòng Sở.

+ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Sau giải phóng, lực lượng công chức, viên chức và công nhân viên của Sở rất đông và hầu hết ở độ tuổi thanh niên nên ở văn phòng Sở và tất cả các doanh nghiệp đều có chi đoàn hoặc liên chi đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Văn phòng trường trực Đoàn Ngành làm việc tại văn phòng Sở.

Chuyển Đoàn Ngành trực thuộc Đoàn khối Kinh tế: Ngày 16 tháng 01 năm 1989, Ban Chấp hành Đoàn khối Kinh tế ban hành Quyết định số 02/QĐ-ĐKKT thành lập Đoàn cơ sở Ngành Giao thông vận tải trực thuộc Đoàn khối Kinh tế. Ban Chấp hành Đoàn Ngành gồm 11 đồng chí do đồng chí Nguyễn Văn Minh làm bí thư và đồng chí Vũ Trung Tuyến làm phó bí thư. Đoàn Ngành có: Liên chi đoàn Xí nghiệp ô tô vận tải hàng hoá, liên chi đoàn Xí nghiệp xe khách, Liên chi đoàn Công ty Cầu đường, Liên chi đoàn Xí nghiệp Đại tu ô tô, Chi đoàn Công ty dịch vụ vận tải, Chi đoàn Xí nghiệp khảo sát thiết kế và Chi đoàn Văn phòng sở.

- Tổ chức hội xã hội nghề nghiệp về giao thông vận tải: Trong thời kỳ này, ngành Giao thông vận tải vẫn chưa thành lập các hội xã hội nghề nghiệp như Hiệp hội Vận tải ô tô hay Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường.

2. Nguồn nhân lực

2.1. Tiếp nhận và tuyển dụng

Năm 1987, ngành Giao thông vận tải Đắk Lắk tiếp nhận đồng chí Vũ Đình Toản là bộ đội chuyển ngành. Năm 1989 Sở tiếp nhận đồng chí Trần Quang Bình là giảng viên trường Đại học Giao thông vận tải về rồi phân công công tác tại Công ty Xe khách. Năm 1991 đồng chí Tô Văn Huyên cũng là bộ đội chuyển ngành về Sở, Sở tiếp nhận đồng chí Nguyễn Minh Tiến; Năm 1993, tiếp nhận đồng chí Nguyễn Trọng Ghì; Năm 1995, các đồng chí: Nguyễn Minh Tấn, Hà Trung Thành, Phạm Văn Xây, Võ Văn Vân, Cáp Kim Bình, đồng chí Trần Quang Bình từ Công ty Xe khách, đồng chí Trịnh Hữu Kiệm và Bùi Văn Hoà từ Công ty Ô tô vận tải hàng hóa cũng được bổ sung về Sở.



2.2. Đào tạo nguồn nhân lực

Sở tiếp tục cử một số công chức, viên chức đi học đại học tại một số trường đại học. Năm 1993, tham gia học đại học tại Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội tổ chức tại Phú Yên, ngành Cầu đường bộ có các đồng chí: Y Puăt Tơr, Vương Khả Phụng, Võ Kỳ, Nguyễn Văn Lâm, Hoàng Văn Đoàn, Nguyễn Hoà, Bùi Văn Đoàn và Đào Thanh Long; học cử nhân kinh tế có đồng chí Nguyễn Văn Viện và Hoàng Văn Thức.



II. CHỦ TRƯƠNG, CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI

Nhà nước và Tỉnh đẩy mạnh phát triển lực lượng vận tải ngoài quốc doanh mà chủ yếu là phát triển các hợp tác xã vận tải hàng hoá, hành khách hoặc vận tải hỗn hợp.

Vận tải hành khách đã thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng trên cơ sở các lực lượng quốc doanh là chủ đạo, hoạt động trên các trục, các tuyến quan trọng, liên tỉnh, lực lượng ngoài quốc doanh hoạt động trên các trục đường ngắn nội tỉnh. Riêng phương tiện vận tải hàng hoá ngoài quốc doanh chỉ cho phép hoạt động trên từng tuyến cụ thể để tiện việc quản lý.

Sở quản lý nghiêm ngặt việc sửa chữa và cải tiến, phục hồi và đóng mới phương tiện, đảm bảo phương tiện sửa chữa được đăng ký đúng theo Thông tư liên bộ số 232 đã ban hành.

Ngày 24 tháng 11 năm 1989, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 969/QĐ-UB thành lập Xí nghiệp Xây dựng và giao thông vận tải huyện Đắk R’lâp trên cơ sở hợp nhất Đội Xây dựng, Đội Vận tải và Đội Duy tu bảo dưỡng giao thông huyện.

III. KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI

1. Giao thông đường bộ

1.1. Quản lý và bảo trì đường bộ

Công tác quản lý và bảo trì đường bộ trong thời gian này được Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk giao cho Sở quản lý nhà nước chung hệ thống đường bộ của tỉnh, trực tiếp quản lý và bảo trì hệ thống đường tỉnh, còn hệ thống đường huyện, đường đô thị thì giao cho phòng giao thông vận tải của các huyện, thị xã quản lý và bảo trì. Tới cuối năm 1992, phòng giao thông vận tải các huyện và thị xã giải thể thì nhiệm vụ này được giao cho phòng kinh tế các huyện và thị xã.

Nhiệm vụ của Ngành trong giai đoạn này ngoài việc sửa chữa thường xuyên, sửa chữa định kỳ hệ thống đường địa phương và trung ương được giao còn phải thực hiện nhiệm vụ Tỉnh giao là mở các tuyến đường mới tới trung tâm 6 huyện và các xã vừa được thành lập.

Thực hiện quy định của Bộ Giao thông vận tải về tổ chức bộ máy quản lý và bảo trì đường bộ, ngày 15 tháng 7 năm 1992, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 400/QĐ-UB thành lập Đoạn Quản lý và sửa chữa đường bộ Đắk Lắk trực thuộc Sở Giao thông vận tải. Nhiệm vụ của Đoạn là quản lý và sửa chữa đường bộ hệ thống cầu đường bộ của Tỉnh và của Bộ Giao thông vận tải giao cho Sở quản lý. Đoạn Quản lý và sửa chữa đường bộ có một đồng chí giám đốc và một số đồng chí phó giám đốc, trụ sở đóng tại số 40 đường Hùng Vương, thị xã Buôn Ma Thuột.

Ngày 12 tháng 8 năm 1989, Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định số 1527/QĐ-TCCB đổi tên Xí nghiệp Quản lý đường bộ 507 thành Xí nghiệp Quản lý đường bộ 507, đồng chí Trần Nhị tiếp tục làm giám đốc.

Ngày 03 tháng 01 năm 1992, Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện ban hành Quyết định số 017/QĐ/TCCB-LĐ chuyển đổi tên Xí nghiệp Quản lý đường bộ 507 thành Phân khu Quản lý đường bộ Đắk Lắk.

Ngày 26 tháng 3 năm 1992, Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện ban hành Quyết định số 398/QĐ/TCCB-LĐ tách Phân khu Quản lý đường bộ Đắk Lắk thành hai phân khu: Phân khu Quản lý đường bộ Đắk Lắk và Phân khu Quản lý đường bộ 26. Phân khu Quản lý đường bộ Đắk Lắk do đồng chí Vũ Văn Hưng làm giám đốc, đồng chí Bùi Đức Thắng làm phó giám đốc. Phân khu Quản lý đường bộ 26 đóng tại phường Tân Hoà, thành phố Buôn Ma Thuột, do đồng chí Mai Vệ làm giám đốc, đồng chí Hoàng Hoa Sỹ và đồng chí Nguyễn Trọng Du làm phó giám đốc. Từ đây, quốc lộ 26 phần đi qua địa phận Đắk Lắk do Phân khu Quản lý đường bộ 26 quản lý.

1.2. Đầu tư xây dựng giao thông

Ngày 12 tháng 5 năm 1989, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 436/QĐ-UB giải thể Ban Quản lý công trình thuộc Sở để thành lập Phòng Xây dựng cơ bản thuộc Sở. Ngày 25 tháng 5 năm 1989, Giám đốc Sở ra Quyết định số 31/QĐ-TC thành lập Phòng Xây dựng cơ bản trực thuộc, thành lập Phòng Thẩm định.

Năm 1993, thực hiện chủ trương của Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ giao cho Khu Đường bộ 5 triển khai dự án Đầu tư mở rộng 2 km quốc lộ 14 đoạn qua trung tâm huyện Buôn Hồ với quy mô đường cấp cao đô thị, đường một chiều, mặt đường mỗi bên rộng 6 m thảm nhựa hai lớp 12 cm, dải phân cách 1 m, vỉa hè mỗi bên 3 m. Dự án do Ban Quản lý dự án đường bộ 5 quản lý và tự giám sát, tư vấn thiết kế là Trung tâm Kỹ thuật đường bộ 5, nhà thầu thi công là Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ Đắk Lắk. Công trình khởi công năm 1993, hoàn thành năm 1994.

Thực hiện nhiệm vụ đầu tư mở mới thêm các tuyến đường bộ để phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, thành lập các huyện, xã mới và chuẩn bị đón dân kinh tế mới do Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân Tỉnh giao, Ty đề nghị Xí nghiệp Khảo sát thiết kế tiến hành khảo sát thiết kế các tuyến, sau đó, Công ty Cầu đường của Ty làm lực lượng chủ lực cùng các hợp tác xã, Công ty Xây dựng cầu đường phối hợp thi công. Các tuyến đường mới được mở là: đường Đắc Mâm - Đức Xuyên - Gia Nghĩa dài hơn 90 km, tuyến Yăng Reh - Khuê Ngọc Điền - Yang Mao (nay là tỉnh lộ 12), các nhánh vào khu căn cứ cách mạng, tuyến quốc lộ - Ea Suop, Cư M’gar - Ea Suop, đường vào các xã mới thành lập với tổng chiều dài hơn 400 km. Cầu Đắk Tuar tại Km 34 trên tuyến Yăng Reh - Yang Mao cũng được thi công trong thời gian này, cầu dài 70 m, mố bê tông cốt thép, thượng bộ kết cấu dàn thép chạy dưới do Liên Xô chế tạo.

Để thông tuyến từ Đắk Lắk đi Lâm Đồng và các tỉnh duyên hải phía Đông Nam Trung bộ, đầu năm 1991, được sự quan tâm của Bộ Giao thông vận tải, Sở tiếp tục cho thi công phần thượng bộ của cầu Krông Nô trên quốc lộ 27 tại ranh giới giữa Đắk Lắk với Lâm Đồng. Cầu được thiết kế loại liên hợp, dầm I 910 mm, có 5 nhịp, mỗi nhịp dài 24 m, rộng 7 m. Sở giao nhiệm vụ thi công thượng bộ cầu cho Xí nghiệp Quản lý đường bộ 507 Đắk Lắk, đây là một trong những đơn vị của Bộ Giao thông vận tải đóng tại Tỉnh, cán bộ kỹ thuật trực tiếp chỉ huy công trường là kỹ sư Phạm Đức Khoa. Toàn bộ hệ dầm cầu có kích thước siêu trường, siêu trọng đã được Bộ cấp và cho gia công tại Đà Nẵng, sau đó dùng xe chuyên dùng chở lên công trường. Vì đường sá thời gian này còn xấu, đèo dốc nhiều và có nhiều đoạn đường cong có bán kính nhỏ nên phải có xe cần cẩu tải trọng lớn đi theo để hỗ trợ khi xe chuyển hướng ở những khúc đường cong không đủ bán kính quay vòng của xe.

Xí nghiệp Quản lý đường bộ 507 Đắk Lắk đã lên phương án thi công và tổ chức làm việc ba ca liên tục để phấn đấu thông cầu vào cuối năm 1991. Sáng ngày 02 tháng 9 năm 1991, những cặp dầm cầu đầu tiên được lao lắp đặt vào mố ở phía bên tỉnh Lâm Đồng dưới sự chỉ huy của đồng chí Phạm Tiến Dõng ( Sau này đồng chí Dõng được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Khu đường bộ V) và kỹ sư Phạm Đức Khoa trước sự vui mừng của nhân dân hai bờ sông của hai tỉnh. Đến ngày 09 tháng 12 năm 1991, công nhân của Xí nghiệp đổ mẻ bê tông xi măng cuối cùng của nhịp thứ 5 và cũng là nhịp cuối cùng của cây cầu nối liền hai tỉnh.

Sáng ngày 22 tháng 12 năm 1991, Sở tổ chức lễ thông xe với sự chứng kiến và vui mừng của đại diện hai tỉnh và nhân dân trong vùng. Từ đó, cầu Krông Nô đã góp phần rất quan trọng vào việc phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và du lịch của hai tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng nói riêng và khu vực Nam Tây nguyên nói chung.

Năm 1985, trước tình hình phát triển của vận tải đường bộ, cầu Sêrêpôk xây dựng từ thời Pháp không thể tiếp tục đáp ứng được nhu cầu vận chuyển về cả tải trọng và mật độ phương tiện nên Bộ Giao thông vận tải quyết định đầu tư xây dựng cây cầu mới thay thế cho cầu cũ tải trọng nhỏ và đã xuống cấp. Cầu Sêrêpôk mới được xây dựng tại Km 733 + 900 quốc lộ 14, cách cầu cũ 30 m. Cầu dài 176 m, tải trọng thiết kế H 30 XB 80, kết cấu cầu bê tông cốt thép dầm giản đơn, 5 nhịp, rộng 11 m có 2 làn xe cơ giới rộng 7 m và 2 làn đi bộ rộng mỗi làn 1,25 m. Công trình do Khu Đường bộ 5 làm chủ đầu tư và do Công ty Công trình Giao thông 510 của Tổng công ty Công trình Giao thông 5 thuộc Bộ Giao thông vận tải thi công. Cầu hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 10 năm 1992.

Kinh phí cho lĩnh vực giao thông trong giai đoạn này cũng được đầu tư: Năm 1990 là 2.382.000 đồng, trong đó có 1.296.000 đồng thu từ nguồn lệ phí giao thông; Năm 1993 là 11.679.000 đồng, trong đó có 1.072.466 đồng thu từ nguồn lệ phí giao thông; Trong 5 năm từ năm 1991 tới 1995 kinh phí đầu tư là 42.561.800.000 đồng, trong đó ngân sách trung ương là 7.023.900.000 đồng, vốn ngân sách tỉnh là 12.008.840.000 đồng, ngân sách huyện là 8.795.900.000 đồng, ngân sách xã là 1.694.610.000 đồng, huy động từ các nguồn khác là 5.166.5000.000 đồng và nhân dân đóng góp là 7.822.050.000 đồng. Trong 5 năm từ 1991 tới 1995 đã cải tạo và xây dựng mới nền đường 505,8 km, cải tạo và xây dựng mặt đường 465,53 km có 9,5 km mặt đường nhựa; Xây cống các loại có 385 cái với chiều dài 2.735 m, cầu tràn các loại 160 cái với chiều dài 1.518 m.

Tới cuối năm 1995, toàn Tỉnh có 8.478,7 km đường giao thông, trong đó: quốc lộ có 4 tuyến dài 523 km (đường nhựa dài 280 km), đường tỉnh có 16 tuyến dài 595 km (đường nhựa dài 16,7km), đường huyện có 77 tuyến dài 793 km (đường nhựa dài 9 km), đường xã có 376 tuyến dài 1.559 km, đường thôn buôn có 4.008 km, đường T15 (tuyến hành lang biên giới) dài 219,7 km, đường chuyên dùng nông lâm nghiệp dài 781 km. Mật độ bình quân là 6,68 km/1.000 người dân và 0,43 km/1 km2.

Trong giai đoạn này, nhiều địa phương được khen thưởng về thành tích xây dựng giao thông nông thôn như, Cờ của Chính phủ: huyện Krông Pắk; cờ của Bộ Giao thông vận tải: huyện Đắk Mil; Bằng khen của Bộ Giao thông vận tải: huyện Cư M’gar, thị trấn Buôn Hồ huyện Krông Buk, xã Ea Phê và xã Ea Yông huyện Krông Pắk, xã Đắk Lao và xã Đắk Minh huyện Đắk Mil.

2. Vận tải

2.1. Vận tải đường bộ

Vận tải đường bộ trong giai đoạn này tiếp tục phát triển mạnh vì yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh rất lớn trong khi chúng ta chỉ có một phương thức vận chuyển chủ đạo bằng đường bộ. Quản lý vận tải hàng hoá và hành khách vẫn được nhà nước quản lý tập trung.



- Vận tải hàng hoá

Công ty Vận tải ô tô Đắk Lắk được thành lập ngày 03 tháng 01 năm 1976 theo Quyết định số 02/QĐ của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đắk Lắk.

Hầu hết hàng hoá, vật tư, thiết bị, xi măng, sắt thép, phân bón v.v… từ các nơi về Tỉnh, sản phẩm xuất ra khỏi Tỉnh như gỗ, cao su, cà phê, đậu đỗ các loại, hồ tiêu, bắp v.v... đều do Xí nghiệp Ô tô vận tải hàng hoá vận chuyển dưới sự điều vận của Sở thông qua Phòng Vận tải và Công ty Dịch vụ vận tải. Mỗi năm, Xí nghiệp Ô tô vận tải hàng hoá vận chuyển được hàng triệu tấn hàng hoá và hàng trăm triệu tấn hàng hoá/km. Để nâng cao năng lực vận chuyển, hằng năm Uỷ ban Kế hoạch Tỉnh đã phân phối chỉ tiêu mua hàng chục chiếc ô tô cho Sở để Sở giao cho Xí nghiệp đầu tư tăng số phương tiện.

Để tiếp nhận tốt các loại vật tư hàng hoá do trung ương giao, hàng hoá của Tỉnh giao cho trung ương và xuất nhập khẩu thông qua khu vực Nha Trang tỉnh Phú Khánh, ngày 12 tháng 4 năm 1986, Sở ban hành Quyết định số 12/QĐ-TC-GT thành lập Trạm Đại lý vận tải Đắk Lắk tại thành phố Nha Trang. Trạm đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ được giao.

Ngoài nhiệm vụ vận chuyển trong nước, Xí nghiệp còn phải vận chuyển vật liệu xây dựng, lương thực, thực phẩm, vải vóc, thuốc men v.v... làm nghĩa vụ quốc tế cho chính quyền cách mạng tỉnh Mulđonkiri - Campuchia, chở cán bộ, nhân viên của đoàn chuyên gia của Tỉnh sang giúp bạn xây dựng và củng cố chính quyền. Tuyến đường vận chuyển hầu hết là đường đất và vô cùng nguy hiểm vì ở trong nội địa thì thường xuyên bị FULRO phục kích, cướp bóc, ra khỏi biên giới thì bị Khme Đỏ chặn đánh lấy hàng hoá nên mỗi xe đều có bộ đội mang vũ khí đi theo bảo vệ. Mặc dù khó khăn, nguy hiểm như vậy nhưng vẫn có rất nhiều đồng chí lái xe xung phong nhận nhiệm vụ. Trong thời gian này nhiều xe bị phục kích, các đồng chí lái xe do từng là bộ đội nên tham gia chiến đấu để bảo vệ xe, hàng, một số đồng chí bị thương và sau này được công nhận là thương binh.

Sản lượng vận tải của tỉnh một số năm trong thời gian này: Năm 1988, vận chuyển được 380.000 tấn hàng với khối lượng luân chuyển là 73.000.000 tấn/km; Năm 1990, vận chuyển được 305.458 tấn hàng với khối lượng luân chuyển là 40.738.000 tấn/km, trong đó, Sở vận chuyển được 89.375 tấn với 17.639 tấn/km, các hợp tác xã vận chuyển được 153.183 tấn với khối lượng luân chuyển 4.799.000 tấn/km, các ngành khác vận chuyển được 62.900 tấn với khối lượng luân chuyển 18.300.000 tấn/km; Năm 1991, vận chuyển được 21.000.000 tấn/km; Năm 1993, khối lượng vận chuyển là 368.000 tấn với khối lượng luân chuyển 47.710.000 tấn/km, trong đó: Công ty Vận tải hàng hoá vận chuyển được 64.344 tấn với khối lượng luân chuyển 17.503.175 tấn/km, lực lượng vận tải khác vận chuyển được 303.656 tấn với khối lượng luân chuyển 30.196.825 tấn/km.



- Vận tải hành khách

Năm 1986, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ra quyết định sáp nhập Bến xe ô tô khách vào trực thuộc Công ty Xe khách (Xí nghiệp Công tư hợp doanh chuyển thành), Ban Quản trị bến xe từ đó dược đổi tên thành Ban Quản lý bến xe, trực thuộc Công ty. Bến xe trực thuộc Công ty xe khách hoạt động từ khi sáp nhập tới ngày 09 tháng 3 năm 1993, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 142/QĐ-UB tách Bến xe khách từ Công ty Xe khách Đắk Lắk để thành lập Xí nghiệp dịch vụ Bến xe khách Đắk Lắk. Xí nghiệp đóng tại Bến xe khách trên đường Nguyễn Chí Thanh thị xã Buôn Ma Thuột. Ngày 22 tháng 9 năm 1998, Uỷ ban nhân dân Tỉnh lại ban hành Quyết định số 2001/QĐ-UB thành lập Công ty Quản lý Bến xe trên cơ sở Xí nghiệp dịch vụ Bến xe khách, địa điểm vẫn tại vị trí cũ.

Lực lượng vận tải giai đoạn này đã tăng mạnh cả về số phương tiện và chất lượng phương tiện. Một loạt các doanh nghiệp và hợp tác xã vận tải mới được thành lập trong những năm này như: Hợp tác xã vận tải cơ giới Krông Nô được thành lập theo Quyết định số 69/ QĐ-UB trực thuộc Sở Giao thông vận tải làm nhiệm vụ vận chuyển hành khách và phục vụ nhân dân vùng kinh tế mới Krông Nô. Chủ nhiệm hợp tác xã là đồng chí Nguyễn Anh Dũng, phó chủ nhiệm là đồng chí Huỳnh Bá Sơn, trưởng ban kiểm soát là đồng chí Trần Ngọc Anh, kế toán trưởng là đồng chí Nguyễn Văn Dũng. Năm 1987 Hợp tác xã Vận tải Tân Tiến Cư jut được thành lập do đồng chí Lê Văn Công làm chủ nhiệm. Ngày 30 tháng 5 năm 1990, Hợp tác xã Vận tải hàng hoá và hành khách Cư Mil của huyện Ea Suop được thành lập. Ngày mới thành lập, chủ nhiệm Hợp tác xã là đồng chí Trần Mạnh, sau đó là đồng chí Lê Quang Hoà, từ năm 2000 chủ nhiệm là đồng chí Phạm Văn Mạnh. Công ty cổ phần Vận tải hành khách Buôn Ma Thuột thành lập theo Quyết định số 01/GP-UB ngày 29 tháng 7 năm 1992; Công ty Vận tải hành khách Cao Nguyên được thành lập theo Quyết định số 02/QĐ-UB ngày 19 tháng 10 năm 1992; Hợp tác xã Vận tải Thành Tân huyện Đắk Nông được thành lập theo Quyết định số 142/QĐ-UB ngày 09 tháng 3 năm 1993. Các đơn vị kinh doanh vận tải tăng nhiều nhất là trong năm 1995 vì thế sản lượng vận tải cũng tăng theo hằng năm. Năm 1986, dưới sự chỉ đạo của Sở, Công ty Xe khách tổ chức “Tuyến xe khách Xã hội chủ nghĩa Buôn Ma Thuột - Nha Trang” với các tiêu chí về chất lượng phương tiện, người lái xe, nhân viên bán vé, dịch vụ, thời gian v.v. có chất lượng cao hơn hẳn các tuyến khác gần giống như các tuyến xe “chất lượng cao” sau này. Từ một tuyến ban đầu sau đó đã nhân rộng thành nhiều tuyến được hành khách và Bộ Giao thông vận tải đánh giá rất cao. Năm 1988, toàn Ngành vận chuyển được 420.000 hành khách với khối lượng luân chuyển 125.000.000 hành khách.km, trong đó: Vận tải liên tỉnh được 322.000 hành khách với khối lượng luân chuyển 111.720.000 hành khách.km, vận tải nội tỉnh được 98.000 hành khách với khối lượng luân chuyển 13.280.000 hành khách.km; Năm 1990, toàn Ngành vận chuyển được 2.405.145 hành khách với khối lượng luân chuyển 159.674.000 hành khách.km. Trong đó: Công ty Xe khách vận chuyển được 197.600 hành khách với khối lượng luân chuyển 114.710.000 hành khách.km, các hợp tác xã vận chuyển được 2.207.000 hành khách với khối lượng luân chuyển 44.974.173 hành khách.km. Năm 1991, vận chuyển được 2.058.000 người với khối lượng luân chuyển 80.000.000 người.km. Năm 1993, vận chuyển được 2.280.300 hành khách với khối lượng luân chuyển 240.195.400 hành khách.km, trong đó: Công ty Xe khách vận chuyển được 207.000 hành khách với khối lượng luân chuyển 125.000.000 hành khách.km, Công ty cổ phần và trách nhiệm hữu hạn vận chuyển được 73.300 hành khách với khối lượng luân chuyển 50.195.400 hành khách.km, các hợp tác xã vận chuyển được 2.000.000 hành khách với khối lượng luân chuyển 55.000.000 hành khách.km.

Phương tiện vận tải có đến ngày 31 tháng 12 năm 1993: Ô tô vận tải hàng hoá có 587 chiếc với tổng trọng tải 3.199 tấn, trong đó quốc doanh có 260 chiếc với 1.600 tấn, ô tô chuyên dùng có 40 chiếc với tổng tải trọng 200 tấn; Ô tô khách trên 15 chỗ ngồi có 264 chiếc với tổng số 8,160 chỗ, ô tô khách dưới 15 chỗ có 265 chiếc với tổng số 3.180 chỗ, trong đó Quốc doanh có 60 chiếc trên 15 chỗ với tổng 2.700 chỗ.



2.2. Dịch vụ vận tải và xuất nhập khẩu

Tháng 5 năm 1989, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ra quyết định đổi tên Đại lý Vận tải thành Công ty Dịch vụ vận tải Đắk Lắk. Để đẩy mạnh lĩnh vực xuất nhập khẩu và cung ứng vật tư phục vụ phát triển kinh tế, ngày 25 tháng 9 năm 1989, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk lại ra quyết định đổi tên Công ty thành Công ty Dịch vụ vận tải và Xuất nhập khẩu Đắk Lắk. Trong giai đoạn này, vẫn chỉ có các doanh nghiệp nhà nước có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu mới được phép xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài còn các doanh nghiệp khác thì không được phép.

Công ty được giao thêm nhiệm vụ là: Tổng hợp khối lượng hàng hoá của trung ương phân phối được vận chuyển về tỉnh hằng năm để quyết toán nhận nhiên liệu phục vụ vận chuyển từ Bộ Giao thông vận tải thông qua Trung tâm Điều hoà vận tải II của Bộ tại thành phố Đà Nẵng. Công ty thay mặt Tỉnh tổng hợp tất cả khối lượng hàng hoá của trung ương của các chủ hàng trong tỉnh, sau đó ra quyết toán tại Trung tâm Điều hoà vận tải II để nhận về chỉ tiêu hàng vạn tấn nhiên liệu. Khi nhận được nhiên liệu, tỉnh lại phân phối chỉ tiêu cho các đơn vị đã tham gia vận chuyển số hàng hoá này để có nhiên liệu hoạt động.

Công ty còn được phân công là thường trực Ban Điều hoà vận tải của tỉnh để tổng hợp, cân đối nhu cầu vận tải hàng hoá với lượng phương tiện vận tải, từ đó, làm cơ sở để Sở Giao thông vận tải giao kế hoach vận chuyển hằng tháng, quý, năm cho các đơng vị vận tải.

Trong mười năm này, Công ty đã tổ chức vận tải được hàng triệu tấn hàng hoá cho các chủ hàng trong, ngoài tỉnh và trung ương; nhập khẩu hàng vạn tấn vật tư phục vụ cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp; nhập khẩu hàng trăm tô tô, hàng vạn xe máy đã qua xử dụng và hàng vạn tấn hàng hoá phục vụ tiêu dùng. Công ty cũng đã xuất khẩu hàng trăm ngàn tấn cà phê, đậu các loại, bắp, sắn lát khô, tiêu v.v... thu hàng trăm triệu đồng ngoại tệ cho tỉnh.

2.3. Vận tải hàng không

Trong giai đoạn này Bộ Giao thông vận tải đã cho cải tạo lại nhà ga cho rộng hơn, lắp đặt trang thiết bị, nội thất và cải tạo lại bên ngoài để nhà ga có dáng vẻ hiện đại hơn. Cùng với việc cải tạo lại nhà ga, năm 1995 sân đỗ tàu bay cũng được cải tạo đạt kích thước 24 x 64 m để đảm bảo an toàn cho tàu bay đậu và đảm bảo tiếp nhận được 120 hành khách trong một giờ.

Do kết cấu hạ tầng kỹ thuật của cảng hàng không còn lạc hậu nên chỉ tiếp nhận được các loại tàu bay nhỏ như AN-24, TU-134, Yak-40, DC-3, DC-4 v.v. và tàu bay cũng chỉ hạ và cất cánh vào ban ngày. Khoảng cách từ sân bay Buôn Ma Thuột tới sân bay Nội Bài là 970 Km, tới sân bay Đà Nẵng là 367 Km và tới sân bay Tân Sơn Nhất là 254 Km. Số chuyến bay đã tăng lên, mỗi tuần có từ 3 đến 4 chuyến bay Hà Nội, 4 chuyến bay Đà Nẵng và mỗi ngày có 1 chuyến bay Sài Gòn.


Каталог: TaiLieu
TaiLieu -> MỘt số thủ thuật khi sử DỤng phần mềm adobe presenter tạo bài giảng e-learning
TaiLieu -> Trung tâM ĐÀo tạo mạng máy tính nhất nghệ 105 Bà Huyện Thanh Quan – 205 Võ Thị Sáu, Q3, tp. Hcm
TaiLieu -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
TaiLieu -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
TaiLieu -> A. ĐẠi số TỔ HỢp I. Kiến thức cơ bản quy tắc cộng
TaiLieu -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
TaiLieu -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
TaiLieu -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
TaiLieu -> BỘ luật lao đỘng của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam BỘ luật lao đỘng ngày 23 tháng 6 năm 1994 và

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương