Lê Xuân Biểu giao thông vận tảI ĐẮk lắK 110 NĂm xây dựng và phát triểN (1904 2014) nhà xuất bảN giao thông vận tảI


II. CHỦ TRƯƠNG, CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI



tải về 1.26 Mb.
trang4/14
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.26 Mb.
#100
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

II. CHỦ TRƯƠNG, CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI

Những ngày đầu mới giải phóng, tình hình giao thông vận tải của Đắk Lắk rất khó khăn: đường sá, cầu cống bị địch đánh phá hư hỏng nhiều; phương tiện vận tải cơ giới đường bộ của quân đội Việt Nam cộng hoà bỏ lại dọc đường trong khi tháo chạy ngổn ngang khắp nơi; lương thực, thực phẩm tại chỗ để đảm bảo ổn định cuộc sống cho đồng bào không đủ cung cấp. Nhiệm vụ của Ban Giao thông vận tải Tỉnh trong thời gian này là dọn dẹp đường sá trong thị xã do hậu quả của đạn pháo và bom của quân đội Sài Gòn bắn phá, vận chuyển lương thực, thực phẩm, thuốc men cung cấp cho thị xã. Đoàn xe 3 có trách nhiệm vận chuyển lương thực, thực phẩm, vải, thuốc y tế từ nguồn Trung ương cho tỉnh và các huyện.

Sau khi Ty Giao thông vận tải thành lập trên cơ sở chuyển từ Ban Giao - Vận của Tỉnh, Ty thực hiện ngay nhiệm vụ của Tỉnh uỷ theo Nghị quyết lần thứ 5 của Tỉnh uỷ (khoá VI) là khôi phục và phát triển giao thông vận tải trong năm 1976 và những năm sau này. Sửa chữa, khôi phục các tuyến giao thông sẵn có bị hư hỏng để đảm bảo giao thông được thông suốt; Khẩn trương mở các tuyến giao thông mới để phục vụ cho chủ trương đón dân xây dựng kinh tế mới, thành lập các huyện mới, xã mới và phục vụ tuần tra biên giới bảo vệ chủ quyền quốc gia; Tổ chức vận chuyển vật tư, thiết bị, hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng; Chỉ đạo các công ty, xí nghiệp trực thuộc Ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh để góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của Tỉnh.

Chủ trương và cơ chế xã hội hoá để huy động nguồn lực xã hội trong xây dựng bến xe ô tô khách: Trước tình hình ngân sách Tỉnh đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông của những năm đầu mới thống nhất đất nước rất khó khăn, Ty tham mưu và được Uỷ ban nhân dân tỉnh đồng ý, ban hành Quyết định số 770/QĐ-UB ngày 16 tháng 12 năm 1982, về huy động kinh phí đóng góp xây dựng bến xe ô tô khách liên tỉnh Buôn Ma Thuột. Theo quyết định số 770/QĐ-UB thì Ty Tài chính và Ty Giao thông vận tải sẽ phát hành vé “Tham gia đóng góp xây dựng bến xe”, thời gian huy động từ ngày 01 tháng 01 năm 1982 tới ngày 31 tháng 12 năm 1986. Việc huy động vốn để xây dựng bến xe ô tô khách nội tỉnh của các hợp tác xã vận tải cơ giới (cấp huyện), sau khi được Uỷ ban nhân dân Tỉnh phân cấp, Ty Giao thông vận tải ban hành Quyết định số 723/GTVT ngày 29 tháng 12 năm 1982 về huy động vốn để xây dựng các bến xe ô tô khách nội tỉnh của hợp tác xã vận tải cơ giới thị xã và các huyện. Hình thức và thời gian huy động vốn cũng như quy định tại Quyết định số 770/QĐ-UB.

Bến xe ô tô khách liên tỉnh Buôn Ma Thuột cũng được Ty quan tâm. Ty tổ chức tuyên truyền vận động và được hành khách ủng hộ rất tích cực. Giá vé xe khách liên tỉnh huy động thêm 10%, vé xe nội tỉnh huy động thêm 2 đồng trên một vé để trích lại thành nguồn kinh phí xây dựng cơ sở vật chất của bến xe, số tiền hành khách ủng hộ hằng tháng được chuyển gửi vào ngân hàng để có thêm tiền lãi. Tính tới ngày 31 tháng 12 năm 1986, Tỉnh đã huy động được 6.500.035 đồng và 1.692.227 đồng (tiền mới sau khi nhà nước đổi tiền).

Việc huy động vốn để xây dựng bến xe ô tô khách nội tỉnh của các hợp tác xã vận tải thuộc thị xã và các huyện được quy định như sau: Với xe ô tô chở khách thu 2 đồng trên một ghế xe, thu theo mỗi chuyến xe xuất bến; Với xe Lambro chở khách thu 20 đồng trên một chuyến xe xuất bến. Nhờ có chủ trương này mà các hợp tác xã vận tải cơ giới đã có thêm một nguồn vốn đáng kể để xây dựng bến xe ô tô khách của mình.

Đồng thời, Tỉnh thành lập các phòng giao thông vận tải cấp huyện: Ngày 21 tháng 4 năm 1978, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 26/QĐ-UB thành lập Phòng Giao thông vận tải trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Đắk Mil; Ngày 31 tháng 8 năm 1979, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 150/QĐ-UB thành lập Phòng Giao thông vận tải trực thuộc Ban Cán sự hành chính huyện Thuần Mẫn và dưới sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Ty Giao thông vận tải.

III. KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI

1. Giao thông đường bộ

1.1. Quản lý, bảo trì đường bộ

Ngày 03 tháng 7 năm 1975, Ty Giao thông vận tải gửi Công văn số 31 đề nghị Uỷ ban nhân dân Cách mạng tỉnh Đắk Lắk cho thành lập: Đội Cầu và Đội Bảo dưỡng đường thuộc Ty. Đội Cầu có 60 người do đồng chí Nguyễn Quang Viện là cán sự kỹ thuật phụ trách chung và kỹ thuật, đồng chí Trần Lồng phụ trách lao động và hành chính. Đội Bảo dưỡng đường có 70 người do đồng chí Nguyễn Lương Tri - nguyên là phụ tá trưởng Ty phụ trách chung và kỹ thuật, đồng chí Y Loai phụ trách lao động và hành chính, đồng chí Võ Nhã phụ trách nhựa. Sau đó, Tỉnh cho thành lập thêm hai đội làm cầu, hai đội làm đường và một đội xe máy công trình để khẩn trương khắc phục cầu đường hư hỏng trong chiến tranh trên các tuyến quốc lộ 21, quốc lộ 27. Lực lượng công nhân lao động là nam nữ thanh niên tình nguyện dưới sự chỉ đạo kỹ thuật của các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật như các ông Vương Đình Tùng, Nguyễn Đình Huấn, Trần Lồng, Nguyễn Đình Cơ, Trần Đức Nhã, Huỳnh Văn Liên v.v...

Những tháng đầu sau giải phóng, tổ chức của Ty Giao thông vận tải chưa được hình thành, chưa được tăng cường lực lượng cán bộ có chuyên môn từ miền Bắc vào nên các đồng chí của Ban Giao - Vận phải phân công nhau phụ trách từng lĩnh vực. Đồng chí Nguyên Như Hiếu phụ trách lĩnh vực kỹ thuật thi công cầu đường sau này là Phòng Kỹ thuật thi công.

Công ty Cầu đường Đắk Lắk được thành lập theo Quyết định số 02/QĐ ngày 03 tháng 01 năm 1976 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đắk Lắk, công ty đóng tại số 33 đường Nguyễn Công Trứ thị xã Buôn Ma Thuột. Công ty có các đội: Đội Cầu do ông Trần Đình Lồng làm đội trưởng, đội Đường số 1 do ông Nguyễn Đình Cơ làm đội trưởng, đội Đường số 2 do ông Vương Đình Tùng làm đội trưởng và Xưởng Sửa chữa xe máy do ông Huỳnh Văn Liên làm xưởng trưởng, xưởng quản lý luôn cả lực lượng xe máy thi công.

Ngay sau ngày giải phóng Buôn Ma Thuột, Công ty được giao nhiệm vụ đi thu hồi chiến lợi phẩm thuộc lĩnh vực giao thông như: nhà xưởng, công trường sản xuất đá, trạm nghiền sàng đá, xe ô tô các loại, máy xúc, máy ủi, máy san, máy lu, xe rải nhựa, cần cẩu, thiết bị thi công công trình, kho xăng dầu, nhựa đường, phụ tùng vật tư, máy tiện, máy phay bào, máy mài, máy khoan, máy phát điện v.v... Sau khi có phương tiện thi công, Công ty đã triển khai sửa chữa, khôi phục hư hỏng quốc lộ 21 và 21B, sửa chữa mố cầu Sêrêpôk và một nhịp phía bên huyện Cư Jut bị bom của quân đội Việt Nam cộng hoà đánh hỏng. Tháng 5 năm 1975 công ty làm mới cầu Km 42 (còn gọi là cầu suối Nước đục) của quốc lộ 21, sau đó thi công cống bản 4 m tại Km 75 quốc lộ 21.

Khi mới thành lập Công ty Cầu đường, đồng chí Nguyên Như Hiếu là phó chủ nhiệm phụ trách, sau đó đồng chí Phạm Văn Hưởng - phó trưởng Ty được Uỷ ban nhân dân Tỉnh giao nhiệm vụ kiêm chủ nhiệm Công ty. Ngày 08 tháng 9 năm 1976, Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm đồng chí Ngô Đình Châu làm chủ nhiệm Công ty thay đồng chí Phạm văn Hưởng trở lại làm phó trưởng Ty. Đồng chí Nguyên Như Hiếu làm phó chủ nhiệm công ty, đồng chí Phạm Minh Hoạ - phó chủ nhiệm chuyển về công tác tại Phân khu Đường bộ Đắk Lắk.

Ngày 15 tháng 4 năm 1977, Ty ban hành Quyết định số 76/TCTL/GT thành lập Đội Công trình 4 thuộc Công ty để chuyên làm nhiệm vụ mở đường trong tỉnh. Đầu năm 1978, Ty thành lập thêm Đội Đường số 3 do ông Ngô Khôn Lộc làm đội trưởng, ngày 09 tháng 12 năm 1978, Ty ban hành Quyết định số 210/QĐ thành lập thêm Đội Sản xuất gạch ngói trực thuộc Công ty.

Trước tình hình khối lượng sửa chữa khôi phục các tuyến giao thông cũ bị hư hại trong chiến tranh rất lớn và đầu tư mở rất nhiều các tuyến giao thông mới, nếu chỉ một công ty cầu đường thì rất khó thực hiện được nên ngày 18 tháng 3 năm 1978, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 137/QĐ thành lập Công ty Cầu đường 2 trực thuộc Ty. Theo quyết định, Công ty có các phòng: Kế hoạch, Cơ khí vật tư, Kỹ thuật thi công, Tổ chức lao động tiền lương, Kế toán thống kê và Quản trị đời sống; Các đội: Nền đường, Mặt đường, Cầu, Xe máy, Phân xưởng Sửa chữa và sản xuất công cụ. Uỷ ban nhân dân Tỉnh chỉ định đồng chí Phạm Văn Hưởng - Phó Giám đốc Ty làm chủ nhiệm và đồng chí Dương Lễ làm phó chủ nhiệm Công ty. Khi thành lập thêm Công ty Cầu đường 2 thì Công ty Cầu đường Đắk Lắk thành lập năm 1976 được gọi là Công ty Cầu đường 1.

Công ty Cầu đường 2 chỉ hoạt động được 7 tháng, ngày 10 tháng 10 năm 1978, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 999/QĐ-UB quyết định sáp nhập Công ty Cầu đường 2 vào Công ty Cầu đường 1 và lấy tên là Công ty Cầu đường trực thuộc Ty Giao thông vận tải.

Để có tổ chức làm nhiệm vụ khảo sát và thiết kế công trình giao thông, ngày 26 tháng 7 năm 1976, Ty Giao thông vận tải ban hành Quyết định số 02/VP-TC thành lập Đội Khảo sát thiết kế trực thuộc Ty và chỉ định đồng chí Nguyễn Đức Linh làm đội trưởng, đồng chí Trịnh Văn Độ làm đội phó.

Nhiệm vụ khảo sát thiết kế công trình giao thông ngày càng nhiều, nếu với quy mô chỉ là một đội thì không thể đáp ứng được nên ngày 09 tháng 8 năm 1978, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành tiếp Quyết định số 571/QĐ-UB thành lập Xí nghiệp Khảo sát và thiết kế trực thuộc Ty Giao thông vận tải làm nhiệm vụ khảo sát thiết kế các công trình thuộc phạm vi giao thông trong tỉnh. Đồng chí Mai Văn Mịch được chỉ định làm giám đốc, Nguyễn Đức Linh - Đội trưởng Đội Khảo sát thiết kế được chỉ định làm phó giám đốc xí nghiệp.

Trong thời gian từ 1976 đến năm 1980, Công ty Cầu đường được giao nhiệm vụ tiếp tục sửa chữa hư hỏng của các quốc lộ 21, 21B và các tuyến đường thuộc Tỉnh quản lý. Năm 1981, Công ty lập thêm Đội Cầu số 2 do ông Vương Đình Mãn làm đội trưởng và Đội Xe máy do đồng chí Tô Văn Tống làm đội trưởng. Cũng trong năm 1981, Công ty thi công hàng loạt công trình như: Cầu Ea Mil trên đường vào Ea Soup, sửa chữa cầu thép Ea Soup. Thực hiện chủ trương mở đường chạy dọc biên giới, nối các đồn biên phòng để tăng cường an ninh biên giới, Ty đã triển khai làm đường 6B từ ngầm qua sông Sêrêpôk (ngầm 6 m) vào huyện Đắk Mil. Các đơn vị thi công là Công ty Cầu đường Đắk Lắk và Hợp tác xã Xây dựng cầu đường Tây Sơn. Phụ trách công trường là đồng chí Trịnh Văn Độ, cán bộ kỹ thuật là kỹ sư Nguyễn Văn Ba. Trong những năm 1984 – 1985, Ngành tiếp tục làm đoạn từ huyện Đắk Mil tới giáp tỉnh Bình Phước, làm cầu Đắk Kuyt và Đắk Đam. Năm 1984, Công ty Ty cho làm mới cầu bê tông liên hợp với hệ dầm I 910 mm do Quân khu 5 viện trợ tại Km 72 của quốc lộ 27 (cầu Đắk Hiel), sửa cầu Giang Sơn trên quốc lộ 27 với nội dung nâng cao mố, trụ, thay hệ cầu effel bằng cầu Belley cũng do Quân khu 5 chi viện. Đơn vị thi công là Công ty Cầu đường của Ty, cán bộ kỹ thuật là kỹ sư Nguyễn Tiến Sơn.

Sau giải phóng lực lượng làm cầu đường của Tỉnh từng bước được hình thành, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh. Trong hai năm 1976 và 1977, các huyện và thị xã đã sửa chữa và làm mới hàng trăm kilômét đường đất, sửa chữa và xây dựng hơn 100 cầu, cống các loại, từng bước đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân.

Trong năm 1977, Ty cho sửa chữa cầu Krông Kma tại thị trấn Khuê Ngọc Điền của huyện Krông Bông, trên đường đi vào khu các xã căn cứ cách mạng Hoà Phong, Hoà Lể v.v... (nay là tỉnh lộ 12) làm từ thời Pháp đã bị hư hỏng. Cầu dài 70 m, kết cấu mố trụ bằng bê tông cốt thép, lắp 3 nhịp cầu thép Effel, rộng 4 m, tải trọng 5 tấn. Đơn vị thi công là nhà thầu tư nhân Nguyễn Văn Túc.

Tới năm 1978, ngành Giao thông vận tải đã tu bổ, nâng cấp được 167 km đường tỉnh, mở thêm được 300 km đường đất đi vào các khu kinh tế mới, các nông trường, lâm trường phục vụ cho kinh tế và quốc phòng.

Cũng trong năm 1978, ngành Giao thông vận tải là một trong năm ngành chính thuộc diện phải cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Lãnh đạo Ngành là thành phần trong ban chỉ đạo cải tạo, một số cán bộ công nhân viên tham gia trong các tổ thực hiện cải tạo của Đắk Lắk. Sau cải tạo đã có 24 nhà thầu xây dựng đã được Uỷ ban nhân dân Tỉnh trưng mua thiết bị, máy móc xây dựng để chuẩn bị thành lập Công ty Cầu đường 2 thuộc Ty. Ngày 10 tháng 4 năm 1978, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành các Quyết định số 177/QĐ-UB trưng mua thiết bị, máy móc của nhà thầu tư nhân Tôn Thất Hoành và giao cho Ty tiếp nhận 47 công nhân viên của nhà thầu; Ngày 10 tháng 4 năm 1978, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 179/QĐ-UB trưng mua thiết bị, máy móc của nhà thầu tư nhân Nguyễn Văn Túc và giao cho Ty tiếp nhận 30 công nhân viên của nhà thầu; Ngày 10 tháng 4 năm 1978, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 180/QĐ-UB trưng mua thiết bị, máy móc của nhà thầu tư nhân Hồ Thanh Lâm và giao cho Ty tiếp nhận 38 công nhân viên của nhà thầu; Ngày 10 tháng 4 năm 1978, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 182/QĐ-UB trưng mua thiết bị, máy móc của nhà thầu tư nhân Trần Văn Phương và giao cho Ty tiếp nhận 9 công nhân viên của nhà thầu v.v... Toàn bộ thiết bị, máy móc trưng mua và lực lượng lao động của các nhà thầu tư nhân đã được Ty tiếp nhận để đề nghị Uỷ ban nhân dân Tỉnh thành lập Công ty Cầu đường 2. Sau khi Công ty Cầu đường 2 được sáp nhập vào Công ty Cầu đường 1 các nhà thầu tư nhân đã thành lập các hợp tác xã xây dựng như: Hợp tác xã Xây dựng Nam Sơn do ông Trần Xuân Phương làm chủ nhiệm, hợp tác xã xây dựng Tây Sơn do ông Hồ Thanh Lâm làm chủ nhiệm, Hợp tác xã Xây dựng Long Biên do ông Vương Đình Mộc làm chủ nhiệm, Hợp tác xã Xây dựng cầu đường Diên An do ông Nguyễn Văn Túc làm chủ nhiệm v.v...

Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, tuyến quốc lộ 14 vẫn thuộc sự quản lý của Binh đoàn Trường Sơn và vẫn được gọi là đường Trường Sơn nên Sư đoàn 470 được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý từ Chơn Thành (Bình Phước) tới Đắk Tùng (Kon Tum), trong đó gồm cả đoạn qua Đắk Lắk. Sau khi thu hồi vật tư, xe máy của công binh quân đội Sài Gòn đơn vị đã khẩn trương triển khai sửa chữa cầu đường bị hư hỏng nặng trong chiến tranh, chủ yếu là hai đoạn: từ Đức Lập (Đắk Mil) tới cầu 14 và từ Hà Lan (Buôn Hồ) tới Ea H’leo. Riêng 6 tháng cuối năm 1975, Sư đoàn đã thi công được một khối lượng công việc rất lớn với 30.307 m nền, 2.904 m móng, 5.181 m mặt, sản xuất được 21.638 m3 đá các loại và bắc 214 m cầu Belley; khôi phục 4 chiếc cầu trong đó có 3 cầu lớn là cầu Hà Lan dài 12,36 m, cầu Thuần Mẫn dài 21,1 m và cầu Ea H’leo dài 63 m.

Trong năm 1976, quốc lộ 14 ở phía Bắc của Tỉnh từ ranh giới với Gia Lai tới Thuần Mẫn, Sư đoàn đã thi công được 17.600 m nền đường, 36.228 m mặt nhựa thấm nhập, vá ổ gà trên chiều dài 7.400 m, sản xuất được 149.552 m3 đá các loại, làm 90 m cầu bê tông cốt thép và 22 m cầu Belley. Đoạn quốc lộ 14 phía Nam từ cầu 14 tới Đức Lập, Đơn vị thi công được 39.500 m nền đường, 150 m tường chắn và sản xuất được 43.900 m3 đá các loại. Năm 1977, Sư đoàn 470 đã hoàn thành 54.500 m nền đường với khối lượng đào đắp 297.350 m3, 35.400 m mặt nhựa với diện tích là 344.575 m2.

Sau hai năm thi công, sư đoàn đã hoàn thành sửa chữa nền móng, rải nhựa mặt và xây dựng cầu cống đoạn từ Buôn Hồ tới ranh giới với Gia Lai (cầu 110). Cuối năm 1977 sư đoàn đã bàn giao đoạn này cho Bộ Giao thông vận tải quản lý. Tuyến đường này sau sửa chữa đã làm cho giao thông theo hướng Bắc-Nam Tây nguyên thuận lợi hơn, góp phần dần dần hình thành khu kinh tế Thuần Mẫn, liên hiệp Lâm-Công nghiệp Ea Suop, tạo thuận lợi cho chủ trương của nhà nước đưa hàng vạn dân từ các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Thái Bình v.v... vào xây dựng kinh tế mới.

Ngày 26 tháng 9 năm 1978, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 975/QĐ-UB thành lập Đoạn Quản lý đường sông trực thuộc Ty. Do hệ thống đường bộ ngày càng tăng cần phải có đơn vị quản lý nên ngày 14 tháng 3 năm 1979, Uỷ ban nhân dân Tỉnh lại ban hành Quyết định số 151/QĐ-UB thành lập Đoạn Quản lý thuỷ bộ, sáp nhập Đoạn Quản lý đường sông vào thành một đơn vị.

Ngày 21 tháng 01 năm 1982, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 16/UB-QĐ chuẩn y sáp nhập Đoạn Quản lý giao thông thuỷ bộ vào Công ty Cầu đường của Ty. Sau khi sáp nhập xong, Ty ra quyết định điều đồng chí Nguyễn Thanh Ba - Đoạn trưởng Đoạn Quản lý giao thông thuỷ bộ về bổ nhiệm làm trưởng phòng Quản lý đường sá và giao thông cấp huyện.

Quyết định của Bộ Giao thông vận tải chuyển đường liên tỉnh thành Quốc lộ 27: Ngày 10 tháng 12 năm 1980, Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định số 2216 QĐ /ĐB về việc đặt tên một số quốc lộ trên toàn quốc trong đó có quốc lộ 27. Theo quyết định, đường liên tỉnh lộ 8 của tỉnh Lâm Đồng và đường liên tỉnh lộ 21B của tỉnh Đắk Lắk được đặt tên là quốc lộ 27. Điểm đầu của quốc lộ 27 tại nút giao với quốc lộ 26 (Km 0 + 00) thuộc thị xã Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk, điểm cuối tại nút giao với quốc lộ 20 (Km 137 + 400) thuộc huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng; Tuyến dài 137,400 km, đi qua địa phận tỉnh Đắk Lắk 84,400 km, qua địa phận tỉnh Lâm Đồng 53 km.

Bàn giao toàn bộ quốc lộ 14 từ Bộ Quốc phòng sang cho Bộ Giao thông quản lý: Sau khi bàn giao đoạn phía bắc của tỉnh, sư đoàn 470 tiếp tục thi công đoạn phía Nam, sửa chữa từ cầu 14 được 32.500 m mặt đường đá dăm, làm nền và mặt đường đoạn từ Kiến Đức đi Cai Chanh dài 20.000 m, các đoạn khác dài 17.620 m. Thực hiện Quyết định số 294/CT ngày 9 tháng 9 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng, Binh đoàn Trường Sơn (khi đó đã đổi tên là Binh đoàn 12) ngừng nhiệm vụ xây dựng đường Trường Sơn (quốc lộ 14) và đã bàn giao cho Bộ Giao thông quản lý toàn bộ kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1986. Như vậy, kể từ đây toàn bộ quốc lộ 14 được Bộ Quốc phòng bàn giao về cho Bộ Giao thông vận tải quản lý.

Ngày 10 tháng 12 năm 1980, Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định số 2216/QĐBGTVT giao cho Cục Quản lý Đường bộ quản lý sửa chữa và xây dựng quốc lộ 27.

Ngày 01 tháng 02 năm 1982, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 23/QĐ-UB giao Phân khu Đường bộ tỉnh Đắk Lắk tổ chức quản lý quốc lộ 27 nằm trên địa phận tỉnh Đắk Lắk .

Thực hiện Quyết định số 1950/QĐ-ĐB ngày 01 tháng 12 năm 1982 của Bộ Giao thông vận tải về phân cấp quản lý hệ thống quốc lộ và Hướng dẫn số 600/QĐ-TC-GT ngày 16 tháng 3 năm 1983 của Bộ Giao thông vận tải, Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng giao thông khu 5 và Phân khu Đường bộ Đắk Lắk đã bàn giao quốc lộ 26 và quốc lộ 27 cho Sở Giao thông vận tải Đắk Lắk quản lý. Sở trực tiếp quản lý hai quốc lộ này từ ngày 06 tháng 4 năm 1983.

Ngày 03 tháng 01 năm 1976, Uỷ ban nhân dân Cách mạng Tỉnh ban hành Quyết định số 269/QĐ-UB thành lập Đoạn Quản lý đường bộ tỉnh Đắk Lắk. Trụ sở Đoạn đóng tại số 41 đường Hùng Vương, thị xã Buôn Ma Thuột. Đồng chí Phan Văn Cưu được bổ nhiệm làm giám đốc.

Để phù hợp với việc phân cấp quản lý đường trung ương và đường địa phương, ngày 17 tháng 12 năm 1976, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định số 4805/QĐ-TC về chuyển giao cho Khu Quản lý đường bộ V - Đoạn Quản lý đường bộ Đắk Lắk. Công ty vẫn đóng tại 41 đường Hùng Vương và đồng chí Phan Văn Cưu tiếp tục làm giám đốc.

Do Bộ Giao thông vận tải thay đổi về tổ chức quản lý nên ngày 29 tháng 5 năm 1980, Cục Đường bộ Việt Nam ban hành Quyết định số 156/QĐ-TCCB chuyển đổi Đoạn Quản lý đường bộ Đắk Lắk thành Phân khu Quản lý đường bộ Đắk Lắk. Đồng chí Phan Văn Cưu vẫn làm giám đốc và công ty vẫn ở địa chỉ cũ. Ngày 14 tháng 4 năm 1983, Liên hiệp các xí nghiệp giao thông V ban hành Quyết định số 629/QĐ-TCCB đổi tên Phân khu Quản lý đường bộ Đắk Lắk thành Xí nghiệp Đường bộ 507. Trụ sở vẫn tại 41 đường Hùng Vương và đồng chí Phan Văn Cưu vẫn là giám đốc.

Việc quản lý, sửa chữa và làm mới đường giao thông nông thôn vừa là nhiệm vụ của Ty còn là nhiệm vụ của các Phòng giao thông vận tải của các huyện và thị xã. Phòng giao thông vận tải các huyện và thị xã đã thực hiện rât tốt nhiệm vụ này. Chẳng hạn như Phòng Giao thông vận tải huyện Ea Suop đã tổ chức được 3 hạt quản lý hai tuyến:Tuyến từ Ngã ba Cư Mlan đi Cư Mgar và tuyến từ thị xã Buôn Ma Thuột đi Ea Suop (TL1) và 2 Hợp tác xã: Đồng Tiến và Cư Mil. Lực lương lao động có 250 công nhân, trong đó phần lớn là thanh niên bị FULRO bắt đã bỏ trốn về tham gia. Các hạt hình thành các trung đôi., tiểu đội do cán bộ dân tộc thiểu số quản lý. Trong quá trình công tác đảm bảo giao thông đồng chí Trương Minh Mạnh đã hy sinh.

Khối lượng quản lý, sửa chữa, khôi phục và mở rộng hệ thống giao thông của toàn tỉnh Đắk Lắk tới năm 1980 được 3.500 km.

1.2. Đầu tư xây dựng giao thông

Ngay từ khi thành lập Ty, nhiệm vụ quản lý xây dựng cơ bản công trình giao thông được giao cho Phòng Giao thông thực hiện. Do sắp xếp lại tổ chức của Ty nên ngày 14 tháng 3 năm 1981, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 16/QĐ-UB thành lập Ban Kiến thiết trực thuộc Ty Giao thông vận tải. Đến ngày 18 tháng 3 năm 1983, Uỷ ban nhân dân Tỉnh lại ban hành Quyết định số 18/QĐ-UB đổi tên Ban Kiến thiết thành Ban Quản lý công trình giao thông. Đồng chí Hồ Quang Mai - giám đốc Sở kiêm giám đốc Ban, đồng chí Nguyễn Ngọc Trân và đồng chí Nguyễn Văn Ba làm phó giám đốc ban.

Trong những năm này, Ty đã triển khai đầu tư mở mới hàng loạt các tuyến đường như: tỉnh lộ 6B dài 50 km, đường từ Bản Đông đi Ea Suop (nay là tỉnh lộ 1) dài 46 km, M’Drắk đi Buôn Ba (nay là tỉnh lộ 13) dài 40 km, đường từ Buôn Hồ đi núi Voi dài hơn 30 km v.v... Đơn vị khảo sát thiết kế là Xí nghiệp Khảo sát thiết kế của Ty, đơn vị thi công chủ yếu là hai công ty cầu đường của Ty, tham gia còn có các hợp tác xã Nam Sơn, Diên An v.v...

Năm 1977, cầu Cư Păm trên tuyến tỉnh lộ 9 được khởi công xây dựng, đây là cây cầu lớn nhất thời đó. Cầu liên hợp dài 72 m, 4 nhịp, mỗi nhịp 18 m, mặt rộng 7 m, dầm I 680 mm, dầm cầu do quân khu V chi viện cho Tỉnh, tải trọng 13 tấn. Cầu do Xí nghiệp Khảo sát thiết kế của Ty thiết kế, đơn vị thi công là Công ty Cầu đường Đắk Lắk cùng ba nhà thầu tư nhân tham gia là: ông Nguyễn Văn Túc, Tôn Thất Hoành và Trịnh Thình, chỉ huy giám sát kỹ thuật của Ty là kỹ sư Nguyễn Ngọc Tư. Cầu hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 1978 cho đến nay.

Năm 1980, Ty đầu tư xây dựng tuyến đường từ Km 30 + 700 của quốc lộ 21B (quốc lộ 27) vào Khuê Ngọc Điền (đường Jang reh - Buôn Choah - Khuê Ngọc Điền) theo chủ trương của Tỉnh và Ty Giao thông nhằm phá thế độc đạo và rút ngắn khoảng cách từ Buôn Ma Thuột tới trung tâm huyện Krông Bông (trước đó từ Buôn Ma Thuột vào Khuê Ngọc Điền chỉ có một con đường duy nhất là từ Buôn Ma Thuột theo quốc lộ 26 tới Phước An rồi rẽ vào tỉnh lộ 9 hiện nay vào Khuê Ngọc Điền); Mở rộng đường từ Khuê Ngọc Điền đi vào các xã Hoà Lễ, Hoà Phong và Cư Răm; Mở đường vào khu căn cứ kháng chiến buôn Ngô của Tỉnh để đưa dân đi làm kinh tế mới từ 3 phường và 6 xã của tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng vào lập nghiệp; Làm đường từ Buôn Hồ đi Tam Giang, khôi phục cầu Rossi, làm mới cầu Krông Năng.

Ngày 18 tháng 3 năm 1983, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 18/QĐ-UB đổi tên Ban Kiến thiết của Ty thành Ban Quản lý Công trình giao thông.

Năm 1984, Ty xây dựng cầu Ea Suop theo Quyết định số 02/GT ngày 21 tháng 3 năm 1984 của Uỷ Ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk. Cầu được xây dựng bằng hệ dầm I 500, I 450 và I 300 với trị giá 1.759.034 đồng, trong đó xây lắp là 1.467.949 đồng, khảo sát thiết kế là 291.085 đồng, cầu do Xí nghiệp Khảo sát thiết kế của sở thiết kế và Công ty Cầu đường thi công. Từ ngày 04 tháng 4 năm 1984, Ty triển khai khôi phục cầu Giang Sơn, thay nhịp Effel bằng cầu Belley kép với chiều dài cầu là 68,30 m, khổ cầu 4,5 m, mặt lát gỗ, với tổng kinh phí là 2.554.985 đồng. Ngày 22 tháng 10 năm 1984, Ty xây dựng cầu tại Km 33 tỉnh lộ 1 với kinh phí là 451.500 đồng.

Từ 25 tháng 6 tới 31 tháng 12 năm 1984, Ty đầu tư mở rộng tuyến Nam Nung - Đức Xuyên dài 6,3 km với tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, kinh phí là 3.200.000 đồng. Ngày 13 tháng 11 năm 1984, Uỷ ban nhân dân Tỉnh quyết định đầu tư đường biên giới Tây Nam tỉnh (từ Tuy Đức đi đồn biên phòng số 8) dài 35 km, tiêu chuẩn cấp V miền núi, có 3 cầu bán vĩnh cửu và 80 cống các loại. Kinh phí là 25.649.000 đồng. Vật tư bao gồm: 350 tấn xi măng, 747.000 lít dầu diesel, 5.600 lít xăng, 60 m3 gỗ, 40 tấn thép, 1.1218 m3 cát, 3.092 m3 đá hộc, 1.593 m3 đá xô bồ, 251 m3 đá 1x2 và 914 m3 đá 4x6.. Đơn vị thiết kế là Xí nghiệp Khảo sát thiết kế của Ty, thi công là Công ty Cầu đường của Ty, khởi công tháng 12 năm 1984, hoàn thành tháng 12 năm 1986.

Năm 1985, Cầu Krông Nô tại Km 84 cuối tuyến quốc lộ 27 được khởi công. Đây cũng là cây cầu liên hợp, dài 108 m gồm 6 nhịp, mỗi nhịp dài 18 m, dầm I 910 mm, mặt rộng 7 m. Cầu do đơn vị Khảo sát thiết kế của khu V thiết kế và Công ty Cầu đường của Ty thi công, cán bộ kỹ thuật chỉ huy thi công là kỹ sư Nguyễn Trí Tân của công ty, cán bộ giám sát kỹ thuật là kỹ sư Nguyễn Việt Thanh được biệt phái từ Xí nghiệp Khảo sát thiết kế qua. Vào những năm đó, quốc lộ 27 còn rất khó đi vì vẫn là đường đất, một số cầu còn chưa làm, cây rừng rậm rạp; mặt khác, Fulrô còn hoạt động mạnh nên việc vận chuyển vật tư, xe máy và lao động vào công trường rất khó khăn. Từ thị xã đi vào cầu phải đi mất hai ngày mới tới. Cuộc sống của đội ngũ kỹ sư và công nhân rất khổ cực, thực phẩm thiếu thốn phải hái rau rừng và đánh cá ở sông để ăn, bệnh sốt rét hoành hành, thuốc men thiếu thốn, lao động bằng thủ công là chính nhưng Công ty vẫn cố gắng vượt mọi khó khăn để thi công đảm bảo tiến độ kế hoạch. Rất tiếc là sau khi xây dựng xong mố và trụ cầu thì phải tạm dừng thi công thượng bộ vì không có dầm, tới năm 1991 mới làm tiếp.

Đến năm 1985, giao thông vận tải của Đắk Lắk phát triển với tốc độ tương đối nhanh, nhất là giao thông nông thôn. Ngoài việc tu bổ, bảo dưỡng hàng trăm kilômét đường quốc lộ, tỉnh đã mở mới 43 km đường nhựa các loại, 278 km đường cấp phối, phát triển 4.700 km đường nông thôn, 3.200 km đường kết hợp giao thông và thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Giao thông vận tải cấp huyện được Ty và uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã hết sức quan tâm về tổ chức cán bộ, xe máy, trang thiết bị và kinh phí. Phòng giao thông vận tải huyện có từ 8 đến 10 người, ngoài trưởng phó phòng còn có cán bộ phụ trách cầu đường, vận tải và cơ khí. Đồng thời, chú trọng xây dựng đủ ba lực lượng đảm nhiệm ba lĩnh vực: cầu đường, vận tải và cơ khí. Trong giai đoạn này Ty đã huy động được 30.000.000 ngày công và 700.000 đồng của dân để làm cầu đường giao thông nông thôn; phát triển phương tiện giao thông thô sơ được 4.657 xe bò và 6.367 xe cải tiến.



Каталог: TaiLieu
TaiLieu -> MỘt số thủ thuật khi sử DỤng phần mềm adobe presenter tạo bài giảng e-learning
TaiLieu -> Trung tâM ĐÀo tạo mạng máy tính nhất nghệ 105 Bà Huyện Thanh Quan – 205 Võ Thị Sáu, Q3, tp. Hcm
TaiLieu -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
TaiLieu -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
TaiLieu -> A. ĐẠi số TỔ HỢp I. Kiến thức cơ bản quy tắc cộng
TaiLieu -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
TaiLieu -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
TaiLieu -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
TaiLieu -> BỘ luật lao đỘng của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam BỘ luật lao đỘng ngày 23 tháng 6 năm 1994 và

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương