Lê Xuân Biểu giao thông vận tảI ĐẮk lắK 110 NĂm xây dựng và phát triểN (1904 2014) nhà xuất bảN giao thông vận tảI


III. Kết quả phát triển giao thông vận tải



tải về 1.26 Mb.
trang11/14
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.26 Mb.
#100
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

III. Kết quả phát triển giao thông vận tải

1. Giao thông đường bộ

1.1. Quản lý, bảo trì đường bộ

- Quyết định chuyển tuyến đường tỉnh 645 của tỉnh Phú Yên và 691 (đường tỉnh 11) của tỉnh Đắk Lắk thành quốc lộ 29.

Ngày 14 tháng 6 năm 2011, Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định số 1307/QĐ-BGTVT chuyển đường tỉnh lên quốc lộ 29 trên cơ sở các tuyến đường tỉnh: đường tỉnh 645 của tỉnh Phú Yên, đường tỉnh 691 của tỉnh Đắk Lắk. Theo Quyết định, hướng tuyến quốc lộ 29 có điểm đầu từ cảng Vũng Rô của tỉnh Phú Yên (km 0 + 000/quốc lộ 29) đến Km 1343 + 120/quốc lộ 1, đi trùng quốc lộ 1 (dài 0.89 km) đến Đông Mỹ (Km 1342 + 230/quốc lộ 1) theo đường tỉnh 645 tới Km 80 + 600/đường tỉnh 645 (Km 109 + 790/quốc lộ 29 - ranh giới giữa tỉnh Phú Yên và tỉnh Đắk Lắk ) theo tỉnh lộ 691 đến Km 671 + 200/quốc lộ 14 thuộc thị xã Buôn Hồ của tỉnh Đắk Lắk (Km 180 + 280/quốc lộ 29), toàn tuyến dài 180 + 280 km.

Ngày 05 tháng 7 năm 2011, Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành Quyết định số 1005/QĐ-TCĐBVN giao nhiệm vụ quản lý quốc lộ 29 cho tỉnh Phú Yên và tỉnh Đắk Lắk. Theo Quyết định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam uỷ thác cho: Sở Giao thông vận tải Phú Yên quản lý, bảo trì và khai thác đoạn từ Km 0 + 00 tới Km 109 + 790; Sở Giao thông vận tải Đắk Lắk quản lý, bảo trì và khai thác đoạn từ Km 109 + 790 tới Km 180 + 280.

- Quyết định chuyển tuyến đường tỉnh 691 (đường tỉnh 11) và 696 (đường tỉnh 16) thành quốc lộ 29 kéo dài

- Ngày 16 tháng 01 năm 2014, Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định số 143/QĐ-BGTVT chuyển các tuyến đường tỉnh 691 và 696 địa phận Đắk Lắk thành quốc lộ 29 kéo dài. Theo Quyết định, hướng tuyến đoạn tuyến quốc lộ 29 kéo dài: Xuất phát từ Km 178 + 062/quốc lộ 29, giao quốc lộ 14 tại Km 677 + 600, tuyến đi trùng quốc lộ 14 đến Km 671 + 200 gặp đường tỉnh 691 tại Km 0 + 00, tuyến đi theo đường tỉnh 691 gặp đường tỉnh 696 tại Km 0 + 00 và đi theo đường tỉnh 696 đến cửa khẩu Đắk Ruê tại Km 42 + 00 đường tỉnh 696. Tổng chiều dài đoạn tuyến quốc lộ 29 kéo dài là 112,4 km (trong đó gồm các đoạn: đoạn đi trùng quốc lộ 14 dài 6 km, đoạn đi theo đường tỉnh 691 dài 64 km và đoạn đi theo đường tỉnh 696 dài 42 km). Quốc lộ 29 hoàn chỉnh (sau khi kéo dài) có chiều dài 290,462 km, điểm đầu tại cảng Vũng Rô của tỉnh Phú Yên (Km 0 + 00/quốc lộ 29), điểm cuối tại cửa khẩu Đắk Ruê của tỉnh Đắk Lắk (Km 290 + 462/quốc lộ 29). Bộ Giao thông vận tải uỷ quyền cho Sở Giao thông vận tải Đắk Lắk quản lý và bảo trì tuyến quốc lộ 29.

Các đơn vị được Sở giao nhiệm vụ quản lý và bảo trì là: Công ty cổ phần Quản lý và xây dựng giao thông Đắk Lắk, Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và tư vấn Hưng Phú. Ngoài ra, còn có một số doanh nghiệp tham gia bảo trì về sửa chữa định kỳ hằng năm các tuyến do Sở quản lý như: Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Đại Thành, Công ty trách nhiệm hữu hạn Quang Tiến Đắk Lắk, Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Chí Thành, Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Hoàng Vũ, Công ty trách nhiệm hữu hạn Sanh Chiến và Doanh nghiệp tư nhân Thanh Bình.

Công ty cổ phần Quản lý và xây dựng giao thông Đắk Lắk được Sở giao bảo trì các tuyến: quốc lộ 14C, quốc lộ 27 và quốc lộ 29; tỉnh lộ 1, tỉnh lộ 3, tỉnh lộ 5, tỉnh lộ 8, tỉnh lộ 9, tỉnh lộ 11, tỉnh lộ 12, tỉnh lộ 13, tỉnh lộ 14, tỉnh lộ 15 và tỉnh lộ 16. Để tổ chức quản lý các tuyến trên, Công ty đã thành lập các hạt quản lý đường bộ: quốc lộ 14C có một hạt quản lý, quốc lộ 27 có hai hạt quản lý, quốc lộ 29 có hai hạt quản lý làm nhiệm vụ quản lý và sửa chữa thường xuyên; Công ty còn thành lập ba đội công trình làm nhiệm vụ sửa chữa định kỳ. Các hạt quản lý và bảo trì đường tỉnh có: Hạt Quản lý Cư M’gar, Hạt Quản lý Buôn Đôn, Hạt Quản lý Krông Năng, Hạt Quản lý Krông Bông.

Phương tiện, máy móc, trang thiết bị phục vụ quản lý, bảo trì đường bộ của Công ty cổ phần Quản lý và xây dựng giao thông Đắk Lắk gồm có: xe ben, xe tải các loại, xe bồn chở nước, máy lu, máy xúc, máy ủi, đầm cóc, máy san v.v... Năm 2010, Công ty đầu tư lắp đặt một trạm trộn bê tông nhựa công suất 60 tấn/giờ do Công ty Cơ khí 01-5 của Bộ Giao thông vận tải chế tạo để phục vụ công tác bảo trì.

Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và tư vấn Hưng Phú được giao quản lý và bảo trì các tuyến: tỉnh lộ 2, tỉnh lộ 7 và tỉnh lộ 10. Công ty được giao quản lý hai tỉnh lộ từ năm 2013 sau khi có chủ trương của Bộ Giao thông vận tải và Đề án đổi mới công tác quản lý và bảo trì đường bộ của Tổng cục Đường bộ.

Do nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý và bảo trì đường bộ của các cấp chính quyền, các ngành; Mặt khác, cũng do kinh tế phát triển, nguồn ngân sách của tỉnh lớn hơn những năm trước nhiều nên các huyện, thị xã, thành phố Buôn Ma Thuột đã quan tâm bố trí kinh phí để quản lý và bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã và đường đô thị.

Quản lý và bảo trì hai tuyến quốc lộ trong phạm vi của Tỉnh do Khu Đường bộ 5 quản lý: quốc lộ 14 do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý và sửa chữa đường bộ Đắk Lắk quản lý, quốc lộ 26 do Công ty cổ phần Quản lý và xây dựng đường bộ 26 quản lý. Hằng năm, Tổng cục Đường bộ giao kế hoạch cho Khu Đường bộ 5, Khu Đường bộ 5 phân bổ kế hoạch quản lý và bảo trì cho hai công ty thực hiện. Hai công ty của Tổng cục Đường bộ ở địa phương có quy mô lớn nên số lượng phương tiện, trang thiết bị rất lớn, mỗi công ty còn đầu tư lắp đặt 2 trạm trộn bê tông nhựa có công suất từ 80 tấn tới 120 tấn một giờ. Về lực lương lao động của hai công ty: thời điểm cao nhất Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý và sửa chữa đường bộ có 775 cán bộ công nhân viên, Công ty cổ phần Quản lý và sửa chữa đường bộ 26 có 270 cán bộ công nhân viên.

Quốc lộ 27 cũng được nâng cấp. Trước tình hình hư hỏng do xe vận chuyển cát quá tải khai thác từ cầu Giang Sơn, trong hai năm 2005 - 2006, Tổng cục Đường bộ cho sửa chữa móng và thảm bê tông nhựa toàn bộ mặt đường 30 km từ Km 6 đến Km 36. Dự án này rất có ý nghĩa với Tỉnh vì nó chặn đứng được sự xuống cấp của đoạn đường này, rút ngắn được thời gian đi lại giữa tỉnh với hai huyện nghèo là Lắk và Krông Bông, tạo điều kiện để hai huyện phát triển kinh tế, xã hội đồng thời rút ngắn thời gian đi lại giữa Buôn Ma Thuột và Đà Lạt. Đến 2005, Bộ Giao thông vận tải lại cho đầu tư mở rộng 2 km từ Km 44 đến Km 47 qua trung tâm thị trấn Lắk với chiều rộng của nền 26 m, mặt đường 14 m, dự án sử dụng vốn từ nguồn Trái phiếu Chính phủ, đến năm 2007 thì hoàn thành. Để tăng hiệu quả của dự án góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông và làm đẹp đô thị, Uỷ ban nhân dân Tỉnh đồng thời cho đầu tư điện chiếu sáng 3 km trên tuyến. Năm 2008, Tổng cục Đường bộ tiếp tục cho thảm bê tông nhựa mặt các đoạn từ Km 21 + 600 tới Km 23 + 200 và từ Km 36 + 533 tới Km 44 + 400 với chiều dài 9,47 km.

Sau khi thành lập huyện mới Cư Kuin, Sở tham mưu cho Tỉnh đề nghị Bộ Giao thông vận tải và được Bộ đồng ý cho đầu tư mở rộng 4 km từ Km 15 tới Km 19 + 550 qua trung tâm huyện với mặt đường láng nhựa 14 m do Sở làm chủ đầu tư. Ban Quản lý dự án của Sở quản lý và trực tiếp giám sát, Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ Đắk Lắk thi công. Dự án khởi công và kết thúc ngay trong năm 2009 với nguồn vốn sự nghiệp giao thông của Tổng cục Đường bộ cấp.

- Kinh phí sự nghiệp giao thông để quản lý và bảo trì đường bộ trong giai đoạn này:

Nguồn ngân sách địa phương để quản lý và bảo trì đường Tỉnh: Năm 2006, là 5.464 triệu đồng, năm 2007 là 9.750 triệu đồng, năm 2008 là 7.980 triệu đồng, năm 2009 là 15.780 triệu đồng, năm 2010 là 16.420 triệu đồng, năm 2011 là 14.490 triệu đồng, năm 2012 là 21.700 triệu đồng, năm 2013 là 18.174 triệu đồng, năm 2014 là 31.517 triệu đồng.

Nguồn ngân sách trung ương giao qua Tổng cục Đường bộ để quản lý và bảo trì quốc lộ do Sở quản lý: năm 2006 là 14.000 triệu đồng, năm 2007 là 15.500 triệu đồng, năm 2008 là 24.308 triệu đồng, năm 2009 là 20.000 triệu đồng, năm 2010 là 27.321 triệu đồng, năm 2011 là 20.000 triệu đồng, năm 2012 là 31.000 triệu đồng, năm 2013 là 42.512 triệu đồng, năm 2014 là 42.837 triệu đồng.

- Khối lượng thực hiện

Năm 2007: vá ổ gà mặt đường nhựa 6.740 m2, láng nhựa bảo vệ mặt đường cũ 33.439 m2, láng nhựa gia cố lề đường 17.250 m, sửa chữa nền và mặt đường cấp phối 27.150 m, khôi phục nền, mặt đường và rãnh dọc 4.210 m, gia cố mái ta luy chống sụt 780 m, xây cống các loại 08 cái, lắp đặt cọc tiêu 1.114 cái, cắm mốc lộ giới an toàn đường bộ 17.000 m.

Năm 2008: vá ổ gà mặt đường nhựa 94.785 m2, láng nhựa bảo vệ mặt đường cũ 224.835 m2, láng nhựa gia cố lề đường 37.851 m, sửa chữa nền và mặt đường cấp phối 37.356 m, khôi phục nền, mặt đường và rãnh dọc 6.663 m, gia cố mái ta luy chống sụt 526 m, xây cống các loại 1 cái, xây cầu bê tông cốt thép 01 cái, lắp đặt cọc tiêu 1.900 cái, lắp đặt biển báo 544 bộ, sơn vạch làn đường 1.231 m.

Năm 2009: vá ổ gà mặt đường nhựa 40.764 m2, láng nhựa bảo vệ mặt đường cũ 163.729 m2, sửa chữa nền và mặt đường cấp phối 97.500 m, khôi phục nền, mặt đường và rãnh dọc 78.000 m, gia cố mái ta luy chống sụt 100 m, xây cống các loại 04 cái, lắp đặt cọc tiêu 500 cái, cắm mốc lộ giới an toàn đường bộ 10.000 m.

Năm 2010: vá ổ gà mặt đường nhựa 2.596 m2, láng nhựa bảo vệ mặt đường cũ 6.110 m2, phát quang lề và hành lang 864.000 m2, đào vét rãnh 1.966 m, đắp đất phụ lề 1.534 m, sơn cọc tiêu 190 m2, sửa chữa biển báo hiệu 120 cái.

Năm 2011: vá ổ gà mặt đường nhựa 40.947 m2, láng nhựa bảo vệ mặt đường cũ 97.766 m2, phát quang lề và hành lang 740.000 m2, đào vét rãnh 3.962 m, xây rãnh 520 m, bạt lề đường 2.112 m, sửa chữa mặt đường nhựa 17.433 m2, rải mặt nhựa 3.530 m2, làm mặt đường bê tông xi măng 2.217 m2, sửa chữa mặt đường cấp phối 9.000 m2, san lu xử lý nền 2.509 m2, xây cống các loại 07 cái, làm cầu tạm 01 cái dài 15 m, lắp đặt mới hộ lan tôn sóng 40 m, sơn lại tường hộ lan tôn sóng 2.807 m, bổ sung biển báo các loại 300 bộ.

Năm 2012: vá ổ gà mặt đường nhựa 31.989 m2, láng nhựa bảo vệ mặt đường nhựa 106.518 m2, phát quang lề, hành lang 440.000 m, đào vét rãnh 3.670 m, xây rãnh 2.156 m, đắp đất 55.211 m3, bạt lề đường 18.258 m2, gia cố mái ta luy 7.722 m, sửa chữa mặt đường cấp phối 21.450 m2, san lu xử lý nền 66.218 m2, khôi phục nền, thảm bê tông nhựa mặt đường 6.507 m2, làm mặt đường bê tông xi măng 192 m2, sửa chữa cống thoát nước các loại 07 cái, lắp đặt mới tường hộ lan tôn sóng 62 m, sơn lan can cầu 2.549 m2, bổ sung biển báo các loại 246 bộ, cắm cọc H 1.508 cái.

Năm 2013: vá ổ gà mặt đường nhựa 21.494 m2, láng nhựa bảo vệ mặt đường cũ 132.244 m2, phát quang lề, hành lang 1.311.000 m, đào vét rãnh 4.767 m, xây rãnh 340 m, đắp đất 54.644 m3, bạt lề đường 127.964 m2, san lu xử lý nền 92.293 m2, thảm bê tông nhựa mặt đường 13.523 m2, làm mặt đường bê tông xi măng 1.019 m2, sửa chữa cống thoát nước các loại 06 cái, sơn vạch làn đường 2.585 m2, sơn lại hệ thống an toàn giao thông 5.264 m2, bổ sung biển báo các loại 182 bộ.

Năm 2014: vá ổ gà mặt đường nhựa 13.940 m2, láng nhựa bảo vệ mặt đường cũ 103.050 m2, đào vét rãnh 18.715 m, đắp đất 35.411 m3, làm mặt đường đá dăm kẹp 24.091 m2, bạt lề đường 6.561 m2, san lu xử lý nền 47.153 m2, thảm bê tông nhựa mặt đường 8.038 m2, làm mặt đường bê tông xi măng 5.840 m2, sơn vạch làn đường 567 m2, sơn lại hệ thống an toàn giao thông 96 m2, bổ sung hộ lan 173 m, bổ sung biển báo các loại 8 bộ.

- Thành lập Hội đồng Quản lý quỹ bảo trì đường bộ Tỉnh

Thực hiện Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 2121/QĐ-UB thành lập Hội đồng Quản lý quỹ bảo trì đường bộ Tỉnh. Hội đồng do đồng chí Trần Hiếu - Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh làm chủ tịch, đồng chí Y Puăt Tơr - Giám đốc Sở Giao thông vận tải làm phó chủ tịch thường trực, các đồng chí: Hồ Xuân Phước - Phó Giám đốc Sở Tài chính và đồng chí Hồ Vĩnh Chu - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư làm phó chủ tịch. Có 5 uỷ viên là công chức của Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tổ giúp việc cho Quỹ Bảo trì đường bộ Tỉnh gồm 8 thành viên là chuyên viên của Sở Giao thông vận tải, Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Thành lập Ban Quản lý vốn sự nghiệp

Trước năm 2014, để quản lý công tác sửa chữa định kỳ, Sở thành lập Ban Quản lý vốn sự nghiệp kiêm nhiệm do một đồng chí Phó Giám đốc Sở phụ trách, một số chuyên viên của Phòng Kế hoạch, Phòng Giao thông, Phòng Thẩm định và Văn phòng là thành viên nhưng từ sau khi có Quỹ Bảo trì đường bộ, Sở đã thành lập Ban Quan lý vốn sự nghiệp độc lập. Ban Quản lý vốn sự nghiệp bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2014.

1.2. Đầu tư xây dựng giao thông

- Quốc lộ

Để kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, Bộ Giao thông vận tải giao cho Sở làm chủ đầu tư hai dự án đầu tư mở rộng 4 km quốc lộ 26 và 6 km quốc lộ 27, khu vực nội đô thành phố Buôn Ma Thuột.

Dự án đầu tư mở rộng 4 km từ Km 146 + 300 tới Km 151 + 352 nội đô với quy mô đường cấp cao đô thị 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, giải phân cách cứng bằng bê tông xi măng, mặt đường 22 m, vỉa hè một bên 1,5 m, một bên 2 m, bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Công trình do nhà thầu Công ty Công trình giao thông 875 của Tổng công ty Công trình giao thông 8 thuộc Bộ Giao thông vận tải, Công ty 17 của Bộ Quốc phòng, Công ty Xây dựng 470 của Bộ Quốc phòng, Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Tiến Thịnh và Công ty cổ phần Quản lý quốc lộ 26 của Tổng cục Đường bộ thi công, dự án hoàn thành năm 2011.

Năm 2009, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục cho đầu tư mở rộng 4 km, từ Km 142 + 300 đến Km 146 + 300 với quy mô: nền đường 28 m, mặt đường 14 m thảm bê tông nhựa hai lớp 12 cm, hệ thống thoát nước dọc kín, vỉa hè mỗi bên 7 m, do Khu Đường bộ 5 làm chủ đầu tư, tư vấn thiết kế là Công ty Tư vấn xây dựng cầu đường Quảng Ngãi, tư vấn giám sát là Trung tâm Kỹ thuật đường bộ 5 thuộc Khu Đường bộ 5, đơn vị thi công là Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ Đắk Lắk. Tổng mức đầu tư là 99 tỷ đồng, trong đó vốn giải phóng mặt bằng là 15 tỷ đồng thuộc nguồn vốn của Tỉnh do Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Buôn Ma Thuột thực hiện, còn lại 84 tỷ đồng là vốn của Bộ Giao thông vận tải. Công trình hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2012.

Trước đó, tiếp tục thực hiện chủ trương mở rộng những đoạn quốc lộ qua đô thị, Bộ Giao thông vận tải giao cho Khu Đường bộ 5 làm chủ đầu tư để nâng cấp mở rộng hai đoạn trên quốc lộ 26.: Năm 2006, đầu tư mở rộng 3 km đoạn qua thị trấn Ea Knôp thuộc huyện Ea Kar; Năm 2010, đầu tư mở rộng 1,5 km có một cầu bê tông cốt thép dài 18 m đoạn qua thị tứ Ea Knek thuộc huyện Krông Pắk. Đơn vị tư vấn là Trung tâm Kỹ thuật Đường bộ 5, đơn vị thi công là Công ty cổ phần Quản lý và sửa chữa đường bộ 26. Hệ thống điện chiếu sáng do uỷ ban nhân dân các huyện có dự án làm chủ đầu tư và đã đầu tư đồng bộ cùng thời gian đầu tư đường.

Đầu tư mở rộng quốc lộ 27 từ Km 0 tới Km 6 với quy mô đường cấp cao đô thị 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, dải phân cách 2 m trồng cây xanh, mặt đường 23 m, vỉa hè mỗi bên rộng từ 3 đến 5 m, bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Công trình do liên danh nhà thầu Công ty Công trình giao thông 892 của Tổng công ty Công trình giao thông 8 thuộc Bộ Giao thông vận tải với Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Phú Xuân, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Việt, Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Hoàng Nam, cCng ty 59 của Bộ Quốc phòng, Công ty cổ phần Công trình Giao thông 18 của Tổng công ty Công trình giao thông 1 thuộc Bộ Giao thông vận tải và Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ Đắk Lắk thi công. Vì công tác giải phóng mặt bằng quá chậm nên công trình khởi công từ năm 2004 tới năm 2011 mới hoàn thành đưa vào sử dụng.

Mặc dù quốc lộ 28 đã thuộc tỉnh Đắk Nông nhưng năm 2010, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục giao cho Sở làm chủ đầu tư dự án Kiên cố hoá chống sụt trượt với tổng mức đầu tư 57,5 tỷ đồng, tư vấn thiết kế là Trung tâm Kỹ thuật đường bộ 5, các đơn vị thi công là: Công ty Công trình đường sắt 3, liên danh nhà thầu Công ty trách nhiệm hữu hạn Huy Hoàng và Hợp tác xã Vận tải và xây dựng số 2, Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ Đắk Lắk. Dự án hoàn thành năm 2011.

- Đường tỉnh

Sở đã tham mưu điều chỉnh lại cơ chế đầu tư theo hình thức Đầu tư - Chuyển giao (BT)

Trong quá trình thực hiện cơ chế đầu tư dưới hình thức BT theo Nghị quyết số 16/2004/NQ-HĐ của Hội đồng nhân dân Tỉnh và Quyết định số 70/2004/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân Tỉnh, do phương thức thanh toán vốn chưa hợp lý nên việc mời gọi đầu tư các dự án khác rất khó khăn. Trước thực tế ấy, Sở phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Tỉnh điều chỉnh lại một số nội dung của cơ chế đầu tư theo hình thức BT. Hội đồng nhân dân Tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 42/2006/NQ-HĐND ngày 11 tháng 10 năm 2006 về cơ chế đầu tư theo hình thức đầu tư - chuyển giao trên địa bàn Tỉnh; Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 06/2007/QĐ-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2007 về việc quy định cơ chế đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao trên địa bàn Tỉnh. Theo đó, cơ chế đầu tư theo hình thức BT đối với lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi trên địa bàn Tỉnh như: Thời gian bố trí vốn ngân sách Tỉnh thanh toán là 3 năm; Tỷ lệ thanh toán vốn năm thứ nhất là 40%, năm thứ hai là 30%, năm thứ ba là 30%. Thời điểm ghi vốn và thanh toán: Thanh toán 40% giá trị công trình (gói thầu) sau khi công trình hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao cho chủ đầu tư quản lý; Thanh toán 30% giá trị công trình (gói thầu) trong vòng 6 tháng đầu năm của năm thứ hai; Thanh toán 30% giá trị công trình (gói thầu) trong vòng 6 tháng đầu năm của năm thứ ba. Trường hợp chưa bố trí vốn thanh toán theo đúng tiến độ, ngân sách chi trả lãi suất theo mức cho vay từng thời điểm của liên ngân hàng cho nhà đầu tư đối với khoản tiền và thời gian thanh toán chậm. Quy định này áp dụng cho tất cả các công trình đầu tư theo hình thức BT bắt đầu khởi công từ năm 2007.

Năm 2005, Uỷ ban nhân dân Tỉnh giao cho Uỷ ban nhân dân huyện Buôn Đôn triển khai dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng 2 km của tỉnh lộ 1 đoạn từ Km 16 đến Km 18 qua trung tâm huyện với chiều rộng mặt đường 14 m, thảm bê tông nhựa hai lớp 12 cm, vỉa hè mỗi bên 5 m, lắp điện chiếu sáng. Công trình do công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và thương mại Sài Gòn và Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thành Công thi công, tư vấn là Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Đắk Lắk. Dự án do Ban Quản lý dự án huyện quản lý, công trình hoàn thành năm 2007.

Tới năm 2010, tỉnh lộ 1 xuống cấp trầm trọng do xe quá tải chở gỗ và chở vật liệu xây dựng công trình đập hồ Ea Suop thượng, Uỷ ban nhân dân Tỉnh giao cho Sở thực hiện dự án xây dựng mặt đường bê tông nhựa đoạn từ Km 38 + 384 tới Km 70 theo hình thức đầu tư BT với tổng mức đầu tư là 190 tỷ đồng. Dự án được chia thành hai gói thầu: gói 1 đoạn từ Km 38 + 384 tới Km 53, gói 2 từ Km 53 tới Km 70. Do điều kiện kinh phí khó khăn nên mới chỉ thực hiện gói thứ nhất với nội dung là sửa và tăng cường lớp móng cấp phối đá dăm, thảm nhựa hai lớp 12 cm, hệ thống thoát nước vĩnh cửu. Tư vấn thiết kế là Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng 533, đơn vị thi công là Công ty trách nhiệm hữu hạn Anh Minh, ban quản lý dự án tự giám sát. Công trình khởi công năm 2010, hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2012.

Dự án theo hình thức BT đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng 2 km tỉnh lộ 2 đoạn qua trung tâm huyện Krông Ana từ Km 22 + 145 tới Km 24 + 375 với quy mô đường cấp cao đô thị, mặt đường 14 m thảm bê tông nhựa hai lớp 12 cm, vỉa hè mỗi bên 5 m, hệ thống thoát nước kín. Ban đầu dự án do Sở làm chủ đầu tư, Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây lắp điện Long Vân thi công nhưng sau đó đơn vị thi công xin thôi và dự án cũng được chuyển cho Uỷ ban nhân dân huyện Krông Ana làm hủ đầu tư. Tư vấn thiết kế là Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn xây dựng giao thông Thành Sơn và Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Đắk Lắk, giám sát là Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn đầu tư Sao Khuê, đơn vị thi công là Công ty cổ phần Xây dựng đầu tư miền Trung thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (VINASIN). Dự án do Ban Quản lý dự án huyện quản lý, thời gian hoàn thành đưa vào sử dụng là năm 2006.

Sau tỉnh lộ 2, Uỷ ban nhân dân Tỉnh quyết định cho triển khai dự án đầu tư nâng cấp tỉnh lộ 8 đoạn từ Km 16 tới Km 40 cuối tuyến cũng theo hình thức BT với quy mô đường cấp IV miền núi, rải nhựa bán thấm nhập mặt đường 5,5 m toàn tuyến. Đoạn từ Km 16 tới Km 30 + 500 do Sở làm chủ đấu tư, dự án khởi công năm 2004 do Ban quản lý dự án của Sở quản lý và trực tiếp giám sát. Tổng đội Thanh niên xung phong thi công đoạn từ Km 16 tới Km 20 + 500, Công ty trách nhiệm hữu hạn Long Biên thi công đoạn từ Km 20 + 500 tới Km 30 + 500, công trình hoàn thành năm 2006. Đoạn từ Km 30 + 500 tới Km 41 do Uỷ ban nhân dân huyện Krông Búk làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án của huyện quản lý. Do huyện không mời gọi được nhà đầu tư tham gia đầu tư BT nên năm 2007 Uỷ ban nhân dân Tỉnh quyết định thay từ hình thức đầu tư BT sang bố trí vốn ngân sách cho dự án. Hai công ty trúng thầu thi công là: Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Việt và Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Trường Hải. Công trình hoàn thành vào năm 2009.

Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 8 đoạn từ Km 0 tới Km 8 do Uỷ ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án của thành phố quản lý với quy mô là đường phố khu vực, mặt đường rộng 14 m thảm hai lớp 12 cm, vỉa hè mỗi bên 3 m, hệ thống thoát nước dọc kín. Các đơn vị thi công là: Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng cầu đường Hoàng Nam, Công ty trách nhiệm hữu hạn An Nguyên, Công ty trách nhiệm hữu hạn Bình Minh và Công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Xuân. Công trình khởi công năm 2008, hoàn thành năm 2011, đoạn từ Km 6 tới Km 8 khởi công năm 2011, hoàn thành năm 2014.

Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 8 đoạn từ Km 8 tới Km 13 do Sở làm chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án của Sở quản lý và trực tiếp giám sát. Quy mô của dự án là đường phố khu vực, mặt đường rộng 14 m, trải thảm hai lớp 12 cm, vỉa hè mỗi bên 3 m, hệ thống thoát nước kín, xây dựng mới hai cống hộp 4 m tại Km 8 + 059, Km 9 + 192 và cầu bê tông cốt thép, một nhịp, dầm dự ứng lực dài 33 m, tải trọng HL 93 tại Km 13 + 178. Đơn vị thi công đường và cầu là Công ty trách nhiệm hữu hạn An Nguyên, đơn vị thi công vỉa hè và điện chiếu sáng là Công ty trách nhiệm hữu hạn Phương Đông. Công trình bắt đầu thi công năm 2012, hoàn thành năm 2014. Đây là lý trình cũ vì kể từ năm 2008, Tỉnh có quyết định cắt 6 km đầu tuyến chuyển thành đường đô thị, Sở bàn giao và Km 0 được của tỉnh lộ 8 được đặt tại Km 6 cũ.

Dự án đầu tư cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 9 đoạn 14 km từ km 990 tới Km 23 + 00 có hai cầu bê tông cốt thép tại Km 6 + 995 và Km 18 + 131 được triển khai năm 2004 với quy mô đường cấp IV miền núi, láng nhựa mặt đường 5,5 m. Dự án được đăng ký là công trình chào mừng Đại hội Công đoàn Ngành và Đại hội Liên đoàn Lao động Tỉnh. Ban Quản lý dự án của Sở quản lý và tự giám sát. Thi công đường là các đơn vị: Công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Xuân, Công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyên Hưng, Công ty cổ phần Quản lý và xây dựng giao thông Đắk Lắk. Công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyên Hưng thi công cầu Km 6 + 995 dài 12 m, Hợp tác xã Vận tải số 2 thi công cầu Km 18 + 131 dài 18 m. Dự án hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2006.

Do giới hạn về kinh phí của dự án nâng cấp mạng lưới giao thông khu vực miền Trung nguồn vốn ODA nên tỉnh lộ 10 còn lại 3,9 km từ Km 00 tới Km 3 + 900, Tỉnh phải đầu tư bằng nguồn vốn của địa phương. Sở tham mưu đề nghị Tỉnh cho đầu tư bằng hình thức BT, Ban Quản lý dự án của Sở quản lý, Công ty cổ phần Đầu tư và tư vấn xây dựng 1 thuộc Tổng công ty Công trình giao thông 1 làm tư vấn, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Vũ thi công với quy mô đường cấp IV miền núi, mặt đường thảm hai lớp dày 12 cm. Công trình khởi công và hoàn thành cùng năm 2010.

Đoạn nối từ quốc lộ 26 với đường liên tỉnh Đắk Lắk - Phú Yên (quốc lộ 29) của tỉnh lộ 11 được Tỉnh cho đầu tư để rút ngắn quãng đường từ Tỉnh xuống Phú Yên. Giai đoạn 1 quy mô là đường giao thông nông thôn nền 6,5 m, mặt 3,5 m, láng nhựa trên toàn tuyến 16,6 km với kinh phí là 13 tỷ đồng do Công ty 19-8 Công an tỉnh Quảng Ngãi thi công, tư vấn thiết kế và giám sát là Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Đắk Lắk. Dự án thực hiện theo hình thức đầu tư BT, triển khai năm 2005, hoàn thành năm 2007. Giai đoạn 2 đầu tư nâng cấp để đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi với quy mô nền đường 7,5 m, mặt 5,5 m, hệ thống thoát nước vĩnh cửu, thảm bê tông nhựa hai lớp 12 cm. Tổng mức đầu tư 95 tỷ đồng. Dự án chia ra 2 gói thi công đường và 1 gói thi công cầu. Cầu Ea Sô dài 69 m gồm 1 nhịp 33 m dự ứng lực và 2 nhịp 18 m. Tư vấn thiết kế là Công ty cổ phần tư Tư vấn xây dựng Đắk Lắk Ban Quản lý dự án của Sở tự giám sát, thi công là Công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyên Hưng và Liên danh nhà thầu công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Sơn với Công ty cổ phần Quản lý quốc lộ 26. Dự án khởi công năm 2010, phần đường thi công xong năm 2012, cầu xong trong năm 2015.

Năm 2010, Sở tiếp tục cho triển khai dự án xây dựng hai cây cầu bê tông cốt thép thuộc tỉnh lộ 12: Cầu tại Km 20 + 101 dài 12 m, tải trọng HL 93 do Hợp tác xã Vận tải và xây dựng số 2 thi công. Cầu Đắk Tuor tại Km 37 + 576 do liên danh nhà thầu: Công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyên Hưng và Công ty Xây dựng công trình Giao thông 508 thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 5 của Bộ Giao thông vận tải thi công, cầu dài 77 m, có 3 nhịp, tải trọng HL 93. Dự án do Ban Quản lý dự án của Sở quản lý và trực tiếp giám sát, khởi công năm 2008, hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2011.

Phần thượng bộ của cầu Đắk Tuor, Sở đề nghị Uỷ ban nhân dân Tỉnh cho thị xã Buôn Hồ làm cầu giao thông nông thôn. Uỷ ban nhân dân thị xã Buôn Hồ đã làm được hai cây cầu: Cầu qua suối Krông Búk nối phường Thuận An với xã Ea Blang, rút ngắn được hơn 10 km từ xã tới trung tâm thị xã; Cầu nối trung tâm xã Ea Siên với thôn 8 của xã, rút ngắn được khoảng 5 km từ trung tâm xã tới thôn. Hai cây cầu này rất có ý nghĩa về cả kinh tế và xã hội vì từ trước tới khi cầu hoàn thành viêc đi lại của người dân và việc vận chuyển vật tư, hàng hoá, nông sản đều phải đi vòng rất mất thời gian và tiền bạc.

Uỷ ban nhân dân Tỉnh giao cho Uỷ ban nhân dân huyện M’Drắk làm chủ đầu tư sau khi có ý kiến đề xuất của Sở đầu tư nâng cấp tuyến tỉnh lộ 13. Huyện đã tiến hành đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến này thành hai dự án. Dự án thứ nhất đầu tư 5 km đầu tuyến từ Km 0 tới Km 5. Dự án thứ hai đầu tư 25 km tiếp từ Km 5 tới Km 30 trên chiều dài 40 km toàn tuyến. Quy mô dự án là đường cấp IV miền núi, hệ thống cầu, cống, tràn bê tông cốt thép, mặt đường láng nhựa 3,5 m. Ban Quản lý dự án của Huyện quản lý, các đơn vị thi công là: Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thiên Trường thi công từ Km 5 tới Km 15 và liên danh Công ty trách nhiệm hữu hạn ây dựng An Nguyên với Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Công thi công từ Km 15 tới Km 30. Công trình được thi công trong 2 năm từ năm 2009 tới năm 2010.

Giống như tỉnh lộ 13, Uỷ ban nhân dân Tỉnh giao cho Uỷ ban nhân dân huyện M’Drắk là chủ đầu tư tỉnh lộ 15. Năm 2007, Ban quản lý dự án của huyện triển khai dự án đoạn từ Km 0 tới Km 19 với quy mô đường cấp IV miền núi, mặt đường thảm bê tông nhựa 5,5 m, riêng 2 km qua trung tâm huyện được làm theo tiêu chuẩn đường đô thị, mặt đường 10,5 m, hệ thống thoát nước kín, làm mới 3 cầu bê tông cốt thép tại Km 15 + 300, Km 23 + 726 và Km 26 + 405. Có 4 nhà thầu trúng thầu, sau 2 năm thi công vì công trình không được bố trí vốn nên có 3 nhà thầu xin thanh lý chấm dứt hợp đồng chỉ còn lại Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và thương mại Sài Gòn tiếp tục thi công. Năm 2011, Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và thương mại Sài Gòn được giao thi công toàn bộ công trình. Do khó khăn về vốn bố trí cho công trình nên thời gian thi công kéo dài, công trình hoàn thành vào năm 2015.

Năm 2008, Huyện triển khai xây dựng cầu tại Km 27 + 350, tỉnh lộ 15 thuộc địa phận buôn Cham. Cầu bê tông cốt thép dài 33 m, dầm dự ứng lực. Cầu hoàn thành trong năm 2009. Đây là cây cầu cuối cùng trong 4 cây cầu của tuyến được xây dựng bê tông cốt thép.

Để đảm bảo giao thông từ nội địa ra các đồn biên phòng, đường biên giới và quốc lộ 14C thông suốt trong mọi điều kiện thời tiết phục vụ cho an ninh quốc phòng, Sở được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến đường tỉnh lộ 16. Quy mô đầu tư toàn tuyến dài 42 km, nền đường 7,5 m, móng và mặt cấp phối đồi, 4 cầu và 3 cầu bản bê tông cốt thép. Hai đơn vị thi công là: Công ty cổ phần Công trình Tây Nguyên và Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Tiến Thịnh. Công trình bắt đầu thi công năm 2004, hoàn thành năm 2006.

Để chuẩn bị cho việc xây dựng hạ tầng của đường vào cửa khẩu Đắk Ruê, Uỷ ban nhân dân Tỉnh giao cho Sở mở mới 2 km, rộng 7,5 m nối từ quốc lộ 14C tới vị trí của cửa khẩu, giai đoạn 1 mới chỉ là đường đất. Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Yến Ngân được chỉ định thầu thi công tuyến này. Thời gian thi công và hoàn thành công trình trong năm 2008.

Đường liên tỉnh Đắk Lắk - Phú Yên giai đoạn 2 được tiến hành. Trước yêu cầu phải sớm hoàn thành dự án này nhằm phục vụ giao thông giữa hai tỉnh và chuẩn bị cơ sở để đề nghị Bộ Giao thông vận tải ra quyết định nâng cấp lên quốc lộ, trước đó, trong các lần làm việc với hai tỉnh, Chính phủ cũng chỉ đạo cho uỷ ban nhân dân hai tỉnh, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp để sớm hoàn thành toàn tuyến từ cảng Vũng Rô - tỉnh Phú Yên tới cửa khẩu Đắk Ruê - tỉnh Đắk Lắk, sau đó nâng lên thành quốc lộ. Năm 2008, Sở bắt đầu triển khai giai đoạn 2 của dự án.

Giai đoạn 2 đầu tư đoạn từ Km 22 + 00 tới Km 54 + 00 theo hình thức đầu tư BT, mặt đường 5,5 m được thảm bê tông nhựa, có 3 cầu bê tông cốt thép. Dự án chia thành 4 gói thầu: Gói 1 từ Km 22 tới Km 33 có 1 cầu bê tông cốt thép dài 30 m do nhà thầu Công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyên Hưng thi công. Gói 2A từ Km 33 tới Km 38 có 1 cầu bê tông cốt thép dài 30 m, do nhà thầu Công ty trách nhiệm Hữu hạn Nguyên Hưng thi công. Gói 2B từ Km 38 tới Km 43, do nhà thầu Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thành Đô thi công. Gói 3 từ Km 43 tới Km 54 có 1 cầu bê tông cốt thép dài 24 m (cầu buôn Weo) cũng do nhà thầu Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thành Đô thi công. Dự án do ban Quản lý dự án của Sở quản lý và trực tiếp giám sát, hoàn thành năm 2011. Sau đó tuyến đường này đã được nâng cấp lên thành quốc lộ 29.

Đường quốc lộ - Ea Soup là tuyến đường huyện đi qua địa phận hai huyện dài 46 km, kết nối quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh) với tỉnh lộ 1, là một trong các tuyến hành lang Đông - Tây hướng từ nội địa ra biên giới của Tỉnh. Giai đoạn 1 do các nhà thầu: Công ty cổ phần Công trình Tây Nguyên, Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Phú Xuân và Hợp tác xã Vận tải số 2 thi công. Khởi công năm 2005, kết thúc năm 2010, sau khi làm xong gần hết tuyến theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn, trong đó có 10 km mặt đường 3,5 m láng nhựa còn lại là đường đất. Năm 2010 triển khai giai đoạn 2, do khó khăn về vốn nên chỉ đầu tư đoạn từ Km 0 tới Km 14, đoạn từ Km 34 tới Km 46 và cầu tại Km 28, quy mô đầu tư theo tiêu chuẩn cấp IV miền núi, mặt đường 5,5 m thảm bê tông nhựa hai lớp 12 cm, cầu cống bê tông cốt thép. Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và thương mại Sài Gòn thi công đoạn từ Km 0 tới Km 14 và hai cầu bê tông cốt thép dự ứng lực tại Km 13 và Km 28. Cầu Km 13 dài 33 m, dầm dự ứng lực, cầu Km 28 có 3 nhịp, dầm 33 m dự ứng lực. Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Phú Xuân thi công đoạn từ Km 34 tới Km 46, trong đó có 3 công bản mỗi cống dài 6 m và 1 cầu bê tông cốt thép dài 18 m. Công trình do Ban Quản lý dự án của Sở quản lý và trực tiếp giám sát, riêng gói thầu từ Km 34 tới Km 46 do Công ty tư Vấn Việt Khôi giám sát.

Cầu buôn Trưng bắc qua sông Krông Pắk thuộc xã Cư Bông của huyện Ea Kar. Cư Bông là một xã vùng 3 dân cư hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số, giao thông đi lại rất khó khăn, muốn qua sông làm rẫy hoặc giao thương thì phải đi vòng hơn 10 km. Trước tình hình ấy, Uỷ ban nhân dân Huyện đã đề nghị và được Uỷ ban nhân dân Tỉnh giao cho Sở Giao thông vận tải thực hiện dự án xây dựng cầu buôn Trưng. Cầu dài 128,4 m gồm 5 nhịp: 2 nhịp dầm 18 m và 3 nhịp dầm dự ứng lực 30,8 m, tải trọng HL 93. Cầu do Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Đắk Lắk thiết kế, Công ty cổ phần Công trình Giao thông 508 của Tổng công ty Công trình Giao thông 5 thuộc Bộ Giao thông vận tải thi công. Ban Quản lý dự án của Sở quản lý và trực tiếp giám sát. Thời gian thi công cầu trong hai năm 2006 và 2007. Tính tới năm 2007 thì cầu buôn Trưng là cây cầu bê tông cốt thép dài nhất có thiết kế dầm dự ứng lực mà Sở đã thực hiện.

Cầu Buôn Trấp bắc qua sông Krông Ana, nối thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana với cánh đồng của huyện rộng hàng ngàn héc-ta. Dự án xây dựng cầu Buôn Trấp được khởi công để thuận lợi trong giao thương. Cầu được thiết kế bởi Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Đắk Lắk và thi công bởi Công ty cổ phần Xây dựng công trình Giao thông 510 thuộc Tổng công ty Công trình Giao thông 5 của Bộ Giao thông vận tải. Cầu gồm 4 nhịp 33 m, dầm dự ứng lực, móng cọc trụ thứ nhất thi công cọc khoan nhồi, tải trọng cầu HL 93. Kinh phí đầu tư 20 tỷ đồng. Cầu do Ban Quản lý dự án của Sở quản lý và trực tiếp giám sát. Thời gian thi công từ năm 2010 tới năm 2014 hoàn thành.

Cầu Vụ Bổn thuộc xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk. Dự án xây dựng cầu Vụ Bổn được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đầu tư xong mố và trụ thì dừng lại không đầu tư tiếp, bàn giao lại cho địa phương. Tỉnh cho đầu tư tiếp phần thượng bộ. Cầu dài 165 m gồm 5 nhịp 33 m, dầm bê tông cốt thép dự ứng lực, tải trọng HL 93. Vốn đầu tư 12 tỷ. Cầu do Ban quản lý dự án của Sở quản lý và trực tiếp giám sát. Thời gian thi công từ năm 2010 tới năm 2014 hoàn thành.

Trong giai đoạn này, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của các tỉnh Tây nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Với các nguồn vốn như vốn của Ngân hàng Thế giới, vốn ODA, vốn Trái phiếu Chính phủ và vốn của ngân sách Trung ương, Bộ không chỉ quan tâm đầu tư cho các quốc lộ mà còn đầu tư cho cả đường tỉnh, đường huyện và đường xã.

Năm 2006 là năm kết thúc toàn bộ hai giai đoạn 1 và 2 của dự án Giao thông nông thôn nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới.

Kết quả dự án Giao thông nông thôn WB đã đầu tư nâng cấp, cải tạo được 80 tuyến đường giao thông nông thôn loại A và loại B với chiều dài 749,54 km, có 1.279 cái/7.867 m cống bê tông cốt thép, 43 cái/709 m cầu tràn liên hợp với tổng kinh phí đầu tư là 148.335 triệu đồng. Trong đó, nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới là 137.098 triệu đồng, của các huyện, thành phố, xã và nhân dân đóng góp là 6.932 triệu đồng, tỉnh đầu tư là 4.305 triệu đồng. Trong giai đoạn 1, Ban Quản lý dự án đã tranh thủ sự hỗ trợ của Tỉnh, vận động thành phố, các huyện, xã và nhân dân đóng góp kinh phí là 11.237 triệu đồng để láng nhựa tiêu chuẩn 3.5 - 5 kg/m2 trên lớp mặt đường đá dăm hoặc đất cấp phối của dự án được 71,22 km bằng 14% chiều dài của toàn dự án. Kinh phí bố trí để duy tu bảo dưỡng công trình của dự án là 1.650 triệu đồng. Đây là một thành công rất lớn của chủ trương xã hội hoá trong xây dựng đường giao thông của Tỉnh. Tham gia dự án có hàng chục nhà thầu tư vấn và xây lắp trong và ngoài Tỉnh đã trúng thầu. Các công trình sau khi thi hoàn thành thi công, nghiệm thu đưa vào sử dụng đều gắn bảng tên là “Công trình đường giao thông nông thôn - WB” để đánh dấu sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và Ngân hàng Thế giới.

Toàn bộ 18 huyện, thành phố, 132/201 xã trong đó có 23 xã vùng 3 và 850.055 người trong đó có 230.991 người nghèo được hưởng lợi ích của dự án. Dự án còn đào tạo về các chuyên đề về quản lý dự án như cách lựa chọn tuyến đường, khảo sát lập hồ sơ thiết kế, dự toán, điều tra xã hội học, công tác giải phóng mặt bằng, triển khai thực hiện dự án theo tiêu chuẩn quốc tế, về quản lý bảo trì sau khi đường bàn giao đưa vào sử dụng v.v... được 236 lượt người cho những người tham gia dự án và toàn bộ cán bộ quản lý giao thông của tất cả các huyện, thành phố và các xã. Dự án góp phần nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn của Tỉnh, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng phương tiện cơ giới, nâng cao đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Ngày 23 tháng 9 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành hành văn bản số 1435/TTg-CN đồng ý cho phép đầu tư Dự án cải tạo, nâng cấp mạng lưới giao thông khu vực miền Trung từ nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (còn gọi là dự án ADB5). Dự án được triển khai ở 19 tỉnh khu vực miền Trung do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án 1 (PMU1) của Bộ Giao thông vận tải làm đại diện chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án của Sở làm đại diện cho PMU1 tại địa phương.

Dự án ADB5 đầu tư cải tạo, nâng cấp cho Tỉnh 3 tuyến đường tỉnh theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi là: tỉnh lộ 682 (tỉnh lộ 2), tỉnh lộ 685 (tỉnh lộ 5) và tỉnh lộ 690 (tỉnh lộ 10). Tỉnh lộ 5 được đầu tư láng nhựa trên móng cấp phối đá dăm từ Km 3 + 00 đến Km 18 + 150,65; Tỉnh lộ 2 thảm mặt bê tông nhựa từ Km 24 + 145 đến Km 34 + 220,1; Tỉnh lộ 10 thảm mặt bê tông nhựa từ Km 0 + 00 đến Km 20 + 416. Toàn bộ dự án đã đầu tư xây dựng được 41,74 km đường, 4 cầu bê tông cốt thép có tổng chiều dài là 75 m. Dự án hoàn thành vào ngày 29 tháng 12 năm 2011 với tổng kinh phí 6,94 triệu USD thương đương 116.683 triệu đồng.

Trong dự án đầu tư xây dựng 45 cầu giao thông nông thôn các tỉnh miền Trung và Tây nguyên, thì năm 2004, sau khi xây dựng xong cầu Rôsy, dự án tạm dừng nên hai cầu Krông Kmar và cầu Ea Suop vẫn phải gồng mình chịu đựng thêm 10 năm nữa. Trong thời gian 10 năm ấy Sở đã phải đầu tư sửa chữa, gia cường mố trụ và thay toàn bộ dàn Effel bằng dàn Belley của cầu Krông Kmar, giá trị sửa chữa hai cầu hết gần 10 tỷ đồng. Đơn vị sửa chữa là Công ty cổ phần Quản lý và xây dựng giao thông Đắk Lắk.

Ngày 08 tháng 5 năm 2012, Bộ Giao thông vận tải và tổ chức JICA ký tiếp Hiệp định về việc Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho 4 cầu còn lại của dự án (gói thầu số 3 nhóm A), trong đó có cầu Krông Kmar và cầu Ea Suop. Hai cầu này có kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực, được khởi công vào quý III/2012 thi công xong vào cuối năm 2014. Cầu Ea Suop dài 59,30 m, 3 nhịp (18 + 21 + 18) m, 4 dầm, rộng 7,8 m và có tải trọng 80% HL 93. Cầu Krông Kmar dài 71,30 m, 3 nhịp (21 + 27 + 21) m, 4 dầm, rộng 7,8 m và có tải trọng là 80% HL 93. Đơn vị tư vấn thiết kế và giám sát là nhà thầu Oriental Consultants Co, Ltd. Đơn vị thi công là nhà thầu TaKen Nhật Bản. Quản lý dự án là Ban Quản lý Dự án 3 (PMU3) Tổng cục Đường bộ. Công tác giải phóng mặt bằng do Ban Quản lý dự án của Sở Giao thông vận tải phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện Ea Suop và huyện Krông Kmar đảm nhiệm. Ngày 30 tháng 5 năm 2014, hai cầu này được khánh thành và bàn giao đưa vào sử dụng. Như vậy là 3 cầu của tỉnh Đắk Lắk thuộc Dự án 45 cầu giao thông nông thôn các tỉnh miền Trung và Tây nguyên do chính phủ Nhật Bản viện trợ đã hoàn thành.

- Kinh phí

Kinh phí đầu tư cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông của toàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2006 đến năm 2015 là:

Nguồn ngân sách trung ương giao qua Bộ Giao thông vận tải để đầu tư cho quốc lộ: Gồm kinh phí đầu tư cho đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 14), quốc lộ 14C, quốc lộ 26, quốc lộ 27, quốc lộ 29, đường tỉnh (các dự án sử dụng vốn ODA), sân bay Buôn Ma Thuột khoảng 5.600 tỷ.

Nguồn ngân sách trung ương giao cho Bộ Quốc phòng đầu tư cho đường Trường Sơn Đông khoảng 1.000 tỷ.

Nguồn ngân sách Tỉnh đầu tư cho hệ thống đường tỉnh, huyện, xã, đô thị và thôn buôn và đường khác khoảng 5.000 tỷ. Kinh phí thuộc nguồn ngân sách tỉnh gồm cả vốn trái phiếu Chính phủ hằng năm: năm 2006 là 65,7 tỷ, năm 2007 là 215 tỷ, năm 2008 là 257,2 tỷ, năm 2009 là 600,4 tỷ, năm 2010 là 575,2 tỷ, năm 2011 là 465,1 tỷ, năm 2012 là 512,8 tỷ, năm 2013 là 461,6 tỷ; Còn lại là vốn đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia và vốn đầu tư thuộc nguồn ngân sách huyện, thị xã và thành phố do Tỉnh phân cấp.

Kinh phí để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ giao cho Sở làm chủ đầu tư trong giai đoạn này:

Nguồn ngân sách địa phương để đầu tư đường tỉnh: năm 2006 là 64.379 triệu đồng, năm 2007 là 74.541 triệu đồng, năm 2008 là 41.515 triệu đồng, năm 2009 là 44.142 triệu đồng, năm 2010 là 40.119 triệu đồng, năm 2011 là 126.600 triệu đồng, năm 2012 là 96.870 triệu đồng, năm 2013 là 40.989 triệu đồng, năm 2014 là 53.632 triệu đồng.

Nguồn ngân sách trung ương giao qua Bộ Giao thông vận tải để đầu tư các quốc lộ do sở quản lý: năm 2006 là 55.828 triệu đồng, năm 2007 là 65.430 triệu đồng, năm 2008 là 61.000 triệu đồng, năm 2009 là 92.000 triệu đồng, năm 2010 là 21.000 triệu đồng, năm 2011 là 5.000 triệu đồng, năm 2012 là 16.980 triệu đồng, năm 2013 là 3.292 triệu đồng, năm 2014 là 3.139 triệu đồng.



1.3. Thẩm định

Ngày 02 tháng 8 năm 2006, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 33/2006/QĐ-UBND phân cấp, uỷ quyền quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thay thế Quyết định số 40/2005/QĐ-UBND. Theo quyết định này, Sở Giao thông vận tải được giao nhiệm vụ: Thẩm định thiết kế cơ sở trong Dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế bản vẽ thi công công trình trong Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình có tổng mức đầu tư từ 500 triệu đồng trở lên đối với các công trình giao thông (trừ đường đô thị theo địa giới hành chính); Quản lý chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn tỉnh theo quy định.

Quyết định số 07/2007/QĐ-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2007 sửa đối và bổ sung một số điều trong Quyết định số 33/2006/QĐ-UBND, Quyết định số 33/2007/QĐ-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2007, Quyết định số 31/2008/QĐ-UBND ngày 22 tháng 7 năm 2008, đều giao cho Sở Giao thông vận tải thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông (trừ đường đô thị theo địa giới hành chính nội thành, nội thị). Quyết định số 23/2009/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2009, Quyết định số 10/2010/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho Sở nhiệm vu tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông (trừ đường đô thị theo địa giới hành chính nội thành nội thị).

Theo Quyết định số 23/2008/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2008, Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2011 về phân cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn Tỉnh, nhiệm vụ quản lý chất lượng công trình xây dựng được phân cấp cụ thể. Sở quản lý chất lượng công trình đường tỉnh, đường liên tỉnh, cầu nằm trên đường tỉnh, liên tỉnh trừ các công trình đường bộ, cầu đường bộ trong đô thị, trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, công trình đường sắt, cầu và hầm đường sắt, đường thuỷ từ cấp IV trở lên, công trình đường sân bay từ cấp IA trở lên. Sở thường xuyên tham mưu cho Uỷ ban nhân dân Tỉnh trong quản lý chất lượng công trình xây dựng giao thông theo thẩm quyền và trực tiếp tổ chức quản lý chất lượng các công trình do Sở làm chủ đầu tư.

Thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán cũng là một nhiệm vụ của Sở. Hằng năm, Sở thẩm định hàng trăm hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình với giá trị hàng trăm tỷ đồng, có những năm thẩm định hàng ngàn tỷ đồng. Qua thẩm định điều chỉnh giảm so với dự toán lập ban đầu, góp phần tiết kiệm cho ngân sách nhà nước được hàng trăm tỷ đồng. Năm 2006, Sở thẩm định 130 hồ sơ với dự toán lập là 259.858 triệu đồng, điều chỉnh giảm 3.168 triệu đồng; năm 2007 thẩm định 133 hồ sơ với dự toán lập là 244.754 triệu đồng, điều chỉnh giảm 2.319 triệu đồng; năm 2008 thẩm định 114 hồ sơ với dự toán lập là 1.199.167 triệu đồng, điều chỉnh giảm 4.858 triệu đồng; năm 2009 thẩm định 128 hồ sơ với dự toán lập là 2.461.810 triệu đồng, điều chỉnh giảm 552 triệu đồng; năm 2010 thẩm định 159 hồ sơ với dự toán lập là 3.784.327 triệu đồng, tất cả các dự toán lập đều chính xác; năm 2011 thẩm định 94 hồ sơ với dự toán lập là 556.425 triệu đồng, điều chỉnh giảm 40 triệu đồng; năm 2012 thẩm định 95 hồ sơ với dự toán lập là 526.844 triệu đồng, điều chỉnh giảm 3.261 triệu đồng; năm 2013 thẩm định 129 hồ sơ với dự toán lập là 111.415 triệu đồng, điều chỉnh giảm 180 triệu đồng; năm 2014 thẩm định 109 hồ sơ với dự toán lập là 722.705 triệu đồng, điều chỉnh giảm 23.072 triệu đồng. Sở trực tiếp chủ trì hoặc phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra chất lượng hàng trăm công trình xây dựng giao thông trên địa bàn Tỉnh.

Từ khi được giao nhiệm vụ tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư Sở đã tham gia ý kiến cho hàng trăm thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông của các chủ đầu tư với các nội dung: Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết; Sự phù hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực; Sự hợp lý của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ với công trình có yêu cầu về công nghệ; Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng cháy chữa cháy; Điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở.

Để tăng cường quản lý nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mới, năm 2012, Sở biên tập Tập tài liệu hướng dẫn Thiết kế, quản lý dự án và quản lý chất lượng đường giao thông thôn, buôn để Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã Buôn Hồ và thành phố Buôn Ma Thuột thực hiện; Sở chủ trì tham mưu cho Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 47/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2012, ban hành Quy định về giá cước vận tải hàng hoá bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk .

Năm 2013 Sở tham mưu cho Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 2439/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2013 về thiết kế mẫu, thiết kế điển hình và dự toán hạng mục: móng, mặt đường, cống, rãnh thoát nước và an toàn giao thông của công trình đường trục thôn, buôn, đường ngõ, xóm và đường chính nội đồng thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk lắk .

Kết quả đầu tư xây dựng hệ thống đường bộ tính tới hết năm 2014: Toàn tỉnh có 11162,8 km đường bộ, trong đó: quốc lộ có 6 tuyến (đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 14C, 26, 27, 29 và đường Trường Sơn Đông) dài 576 km, có 337 km mặt đường bê tông nhựa, 21 km mặt láng nhựa và bê tông xi măng còn lại là đường đất các loại với 114 cầu, ngầm; Đường tỉnh có 13 tuyến dài 457 km, trong đó có 157 km mặt đường bê tông nhựa, 248 km mặt láng nhựa còn lại là đường đất các loại với 88 cầu, ngầm; Đường đô thị có 751,1 km, trong đó có 495,6 km mặt đường bê tông nhựa, láng nhựa và bê tông xi măng còn lại là đường đất các loại với 15 cầu, ngầm; Đường huyện có 1.403,8 km, trong đó có 954,4 km mặt đường bê tông nhựa, bê tông xi măng và láng nhựa còn lại là đường đất các loại với 67 cầu, ngầm; Đường xã có 3.220,1 km, trong đó có 891,3 km mặt đường bê tông nhựa, bê tông xi măng và láng nhựa còn lại là đường đất các loại với 118 cầu, ngầm; Đường khác có 4.754,3 km, trong đó có 466,8 km mặt đường bê tông xi măng và láng nhựa còn lại là đường đất các loại.

1.4. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn và đô thị

Kết quả đầu tư hệ thống giao thông của các huyện, thị xã và thành phố tính tới 2014 của tỉnh Đắk Lắk, cụ thể như sau:

Huyện Cư M’Gar có 15 tuyến đường huyện dài 189,1 km, trong đó có 168,3 km mặt đường láng nhựa và bê tông xi măng còn lại là đường đất các loại; Đường đô thị có 56,1 km, trong đó có 25 km mặt đường láng nhựa và bê tông xi măng còn lại là đường đất các loại; Cầu có 37 cái.

Huyện Buôn Đôn có 5 tuyến đường huyện dài 30 km, trong đó có 16,5 km mặt đường láng nhựa và bê tông xi măng còn lại là đường đất các loại; Đường đô thị có 10 km, trong đó có 6 km mặt đường láng nhựa và bê tông xi măng còn lại là đường đất các loại; Cầu các loại có 19 cái.

Huyện Ea Suop có 6 tuyến đường huyện dài 239 km, trong đó có 119,3 km mặt đường láng nhựa và bê tông xi măng còn lại là đường đất các loại; Đường đô thị có 23 km, trong đó có 13,5 km mặt đường láng nhựa và bê tông xi măng còn lại là đường đất các loại; Cầu các loại có 12 cái.

Huyện Krông Búk có 5 tuyến đường huyện dài 23 km tất cả đã mặt đường đã được láng nhựa và bê tông xi măng; Đường đô thị có 8,8 km tất cả còn là đường đất; Cầu các loại có 10 cái.

Huyện Krông Năng có 12 tuyến đường huyện dài 152,8 km, trong đó có 130,8 km mặt đường láng nhựa và bê tông xi măng còn lại là đường đất các loại; Đường đô thị có 22 km, trong đó có 14,6 km mặt đường láng nhựa và bê tông xi măng còn lại là đường đất các loại; Cầu các loại có 28 cái.

Huyện Krông Pắk có 10 tuyến đường huyện dài 67 km, trong đó có 42,1 km mặt đường láng nhựa và bê tông xi măng còn lại là đường đất các loại; Đường đô thị có 62 km, trong đó có 34 km mặt đường láng nhựa và bê tông xi măng còn lại là đường đất các loại; Cầu các loại có 13 cái.

Huyện Ea Kar có 15 tuyến đường huyện dài 204,6 km, trong đó có 130,3 km mặt đường láng nhựa và bê tông xi măng còn lại là đường đất các loại; Đường đô thị có 45,4 km, trong đó có 21,8 km mặt đường láng nhựa và bê tông xi măng còn lại là đường đất các loại; Cầu các loại có 44 cái.

Huyện Krông Bông có 7 tuyến đường huyện dài 78 km, trong đó có 41,5 km mặt đường láng nhựa và bê tông xi măng còn lại là đường đất các loại; Đường đô thị có 25 km, trong đó có 9,2 km mặt đường láng nhựa và bê tông xi măng; Cầu các loại có 32 cái.

Huyện M’Đrắk có 6 tuyến đường huyện dài 121,8 km, trong đó có 96,8 km mặt đường láng nhựa và bê tông xi măng còn lại là đường đất các loại; Đường đô thị có 13,7 km, trong đó có 10,5 km mặt đường láng nhựa và bê tông xi măng; Cầu các loại có 14 cái.

Huyện Lắk có 8 tuyến đường huyện dài 53,5 km, trong đó có 44,5 km mặt đường láng nhựa và bê tông xi măng còn lại là đường đất các loại; Đường đô thị có 19,8 km, trong đó có 13 km mặt đường láng nhựa và bê tông xi măng còn lại là đường đất các loại; Cầu các loại có 37 cái.

Huyện Krông Ana có 51,5 km, trong đó có 37,3 km mặt đường láng nhựa và bê tông xi măng; Đường đô thị có 32,9 km, trong đó có 24,2 km mặt đường láng nhựa và bê tông xi măng còn lại là đường đất các loại; Cầu các loại có 7 cái.

Huyện Ea H’Leo có 20 tuyến đường huyện dài 83,5 km, trong đó có 6 km mặt đường láng nhựa, bê tông nhựa và bê tông xi măng còn lại là đường đất các loại; Đường đô thi có 33 km, trong đó có 27 km mặt đường láng nhựa, bê tông nhựa và bê tông xi măng còn lại là đường đất các loại; Cầu các loại có 16 cái.

Huyện Cư Kuin có 4 tuyến đường huyện dài 46 km, trong đó có 34 km mặt đường láng nhựa và bê tông xi măng còn lại là đường đất các loại; Đường đô thị có 5,2 km, trong đó có 1 km mặt đường láng nhựa còn lại là đường đất các loại; Cầu các loại có 22 cái.

Thị xã Buôn Hồ có 7 tuyến đường huyện dài 64 km, tất cả mặt đường đều đã láng nhựa, bê tông xi măng và bê tông nhựa; Đường đô thị có 146,5 km, trong đó có 48,1 km mặt đường láng nhựa, bê tông nhựa và bê tông xi măng còn lại là đường đất các loại; Cầu các loại có 14 cái.

Thành phố Buôn Ma Thuột có 235 tuyến đường đô thị dài 247,7 km tất cả mặt đường đã láng nhựa, bê tông nhựa và bê tông xi măng; Cầu các loại có 13 cái.

Trong các tuyến giao thông đô thị của thành phố được đầu tư xây dựng trong thời gian này, tuyến đường vành đai phía Tây thành phố Buôn Ma Thuột là tuyến quan trọng và có quy mô lớn nhất. Tuyến đường này được đầu tư theo chủ trương của Uỷ ban nhân dân Tỉnh nhằm mục đích cho các loại xe khách, xe tải có trọng tải lớn lưu thông, tránh đi xuyên qua trung tâm thành phố để giảm mật độ phương tiện trong thành phố, đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Dự án do Uỷ ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột làm chủ đầu tư, Ban quản lý Dự án Thành phố quản lý, bắt đầu thi công từ năm 2010, các đơn vị thi công là Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và đầu tư Thuận An, Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Nam Sơn và Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ Đắk Lắk. Tuyến đường dài 13,95 km, bề rộng nền đường 36 m, mặt đường 22 m thảm bê tông nhựa hai lớp 12 cm, dải phân cách giữa 2 m, vỉa hè lát gạch mỗi bên rộng 6 m, có một cầu bê tông cốt thép dự ứng lực dài 27,5 m, khổ cầu 30 m và hai lề đi bộ rộng 3 m, tổng mức đầu tư là 646.202.000.000 đồng.

Kết quả phong trào làm đường giao thông nông thôn để xây dựng nông thôn mới có nhiều kết quả đáng khích lệ. Phong trào này thiết thực, hiệu quả, hợp lòng dân nên được nhân dân tích cực ủng hộ, tham gia đóng góp tiền, vật tư và ngày công theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhân dân làm nhà nước hỗ trợ”. Năm 2013, có 3 xã được Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải tặng bằng khen trong phong trào xây dựng giao thông nông thôn là: xã Bình Hoà - huyện Krông Ana, xã Quảng Tiến - huyện Cư M’gar và xã Dliê Yang -huyện Ea H’leo. Năm 2014, bằng nhiều nguồn vốn hỗ trợ, các địa phương và nhân dân làm mới được 170 km đường bê tông, thí điểm hơn 5 km đường bằng vật liệu Carboncor trên nền móng đất cấp phối.

Thành phố Buôn Ma Thuột đi đầu trong Phong trào, đã hỗ trợ 4.300 tấn xi măng, nhân dân thành phố đóng góp 17.500 triệu đồng và 7.600 ngày công lao động để làm được 37 km đường. Nhiều xã đi đầu phong trào như: xã Hoà Thuận, thành phố Buôn Ma Thuột từ năm 2011 tới năm 2014 đã đầu tư 39.683 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp 30.308 triệu đồng và hàng vạn ngày công lao động, có 12 hộ tự nguyện hiến 347 m2 đất với giá trị hàng tỷ đồng để mở đường; Xã Ea Ô, huyện Ea Kar; xã Ea Tul, huyện Cư M’gar; xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn; xã Hoà Đông, huyện Krông Pắk v.v... Một số doanh nghiệp cũng tích cực xây dựng đường giao thông nông thôn như: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê Thắng Lợi đã đầu tư 7.939 triệu đồng; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê 721 đã đầu tư 1.560 triệu đồng; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê 716 đã đầu tư 300 triệu đồng; Hợp tác xã Dịch vụ Công Bằng, xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar đã tham gia đầu tư 1.450 triệu đồng. Một số cá nhân và gia đình tiêu biểu như: gia đình ông Đinh Hồng Phúc ở thôn 4, xã Ea Sô, huyện Ea Kar đã hiến tặng 1,44 hec ta đất để làm đường; gia đình ông Đinh Công Minh ở thôn Cao Thắng, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột đã tự giải toả 540 m2 đất, 50 gốc cà phê, 38 trụ tiêu, đóng góp 50 triệu đồng và 20 ngày công lao động. Kết thúc năm 2014, Tỉnh đã có 10 xã đạt tiêu chí về giao thông trong 19 tiêu chí của xây dựng nông thôn mới.

Ngày 28 tháng 12 năm 2006, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 2550/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020. Đơn vị tư vấn lập quy hoạch là Trung tâm Tư vấn đầu tư phát triển giao thông vận tải - Viện Chiến lược và phát triển Giao thông vận tải - Bộ Giao thông vận tải.

Mục tiêu tới năm 2020 của Sở Giao thông vận tải Đắk Lắk là:

Mạng lưới đường bộ: Đến năm 2010, toàn tỉnh Đắk Lắk có mạng lưới đường bộ hợp lý, đảm bảo vận tải thông suốt quanh năm bao gồm các hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường đô thị, đường xã, đường nông lâm nghiệp và hệ thống đường thôn, buôn, đảm bảo ô tô về tận trung tâm tất cả các xã. Mạng lưới đường trong Tỉnh sẽ nối liền các huyện, xã, thôn, buôn với nhau, đồng thời nối với mạng quốc lộ ra các cảng biển miền Trung, lưu thông với các tỉnh bạn và các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đường hàng không: Đến năm 2020, Sân bay Buôn Ma Thuột tiếp tục được nâng cấp tăng các chuyến bay hiện có, mở thêm các đường bay mới đi một số tỉnh thành phố trong nước và tiến tới mở đường bay đi các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Đường sắt: Cập nhật những quy hoạch đường sắt đã được duyệt hoặc những dự án đã và đang nghiên cứu trên địa bàn tỉnh cũng như trong khu vực.

Về vận tải: Quy hoạch số lượng phương tiện vận tải hành khách, hàng hoá, số lượng ghế trên tổng số phương tiện, số tấn phương tiện năm 2010, 2020; Đổi mới nâng cấp chất lượng phương tiện vận tải, tăng năng suất, giảm giá thành vận tải nhằm thoả mãn nhu cầu vận tải với chất lượng ngày càng cao, đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Về cơ chế chính sách: Có các cơ chế, chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển giao thông vận tải, tăng cường công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực như bảo vệ cơ sở hạ tầng, kiểm định kỹ thuật phương tiện và quản lý vận tải.

Ngày 23 tháng 01 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Quyết định số 131/QĐ-BQP phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng đường Trường Sơn Đông. Tuyến đường Trường Sơn Đông dài 671 km, quy mô cấp IV miền núi, mặt đường toàn tuyến làm bằng bê tông xi măng, đi qua 7 tỉnh; điểm đầu tại thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, đi qua các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên, Đắk Lắk; điểm cuối tại cầu Suối Vàng nối tỉnh lộ 722 thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Đoạn thuộc địa phận tỉnh Đắk Lắk đi qua huyện M’Drắk và huyện Krông Bông dài 110 km. Trên toàn tuyến có hai đoạn đường đôi lưỡng dụng (S1 và S2) dài 4500 m, trong đó phần để làm sân bay cho máy bay cất hạ cánh khi cần thiết có chiều dài 2850 m, rộng 45 m, đoạn đường đôi S1 tại tỉnh Gia Lai, đoạn S2 tại huyện Krông Á huyện M’Drắk Đắk Lắk. Tuyến có hai đường hầm xuyên qua núi (H1 và H2), hầm H1 tại Quảng Nam, hầm H2 tại huyện Krông Bông, Đắk Lắk.

Ngày 15 tháng 02 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 242/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể đường Hồ Chí Minh. Theo quy hoạch, đường Hồ Chí Minh có điểm đầu tại Pắc Bó (tỉnh Cao Bằng), điểm cuối tại Đất Mũi (tỉnh Cà Mau) với chiều dài khoảng 3.183 km. Dự án chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2000 - 2007) đầu tư quy mô hai làn xe đoạn từ Hoà Lạc (Hà Nội) tới Tân Cảnh (Kon Tum); Giai đoạn 2 (2007 - 2010) đầu tư nối thông tuyến từ Pắc Bó tới Đất Mũi. Tổng mức đầu tư hai giai đoạn này ước khoảng 41.000 tỷ đồng; Giai đoạn 3 (2010 - 2020) hoàn chỉnh toàn tuyến và từng bước xây dựng các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn đường cao tốc.

Ngày 15 tháng 02 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 194/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh. Theo quy hoạch, đường Hồ Chí Minh đi qua địa phận 28 tỉnh, thành phố: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Nội, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau, có tổng chiều dài 3.183 km (trong đó tuyến chính dài khoảng 2.499 km, tuyến phía Tây dài khoảng 684 km). Đoạn qua Tây nguyên (Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông - Bình Phước) từ Ngọc Hồi đến Chơn Thành dài khoảng 494 km theop tiêu chuẩn đường cao tốc từ 4 đến 6 làn xe. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 13.312 tỷ đồng, giai đoạn 2 là 27.708 tỷ đồng và giai đoạn 3 là 273.167 tỷ đồng.

Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XV (nhiệm kỳ 2010 - 2015) đã đánh giá kết quả phát triển giao thông của Tỉnh tới năm 2010 là: “Kết cấu hạ tầng được tập trung đầu tư, đến nay đã cơ bản nhựa hoá mặt đường và cầu vĩnh cửu các tuyến quốc lộ, các đoạn đường qua thị trấn được mở rộng. Nâng cấp, nhựa hoá đường tỉnh lộ được 75,4%, đường huyện 52%, đường xã 25%”.

Ngày 18 tháng 7 năm 2014, Hội đồng nhân dân Tỉnh khoá VIII - Kỳ họp thứ 8 ban hành Nghị quyết số 118/2014/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Đơn vị tư vấn là Công ty Tư vấn triển khai công nghệ và xây dựng giao thông tại Hà Nội.

Quy hoạch phát triển giao thông vận tải của tỉnh tới năm 2020 và định hướng đến năm 2030 như sau:

Đường bộ: Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông, đảm bảo tính kế thừa, khả thi, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu vận tải ở từng thời kỳ, trên khắp địa bàn Tỉnh mang lại hiệu quả kinh tế xã hội và bảo vệ quốc phòng an ninh. Từ nay đến năm 2020, tiếp tục củng cố, khôi phục, nâng cấp các công trình giao thông đường bộ hiện có, hoàn chỉnh mạng lưới, xây dựng một số công trình có yêu cầu cấp thiết, đảm bảo mật độ đường trên 1.0 km/km2. Phấn đấu đến năm 2020, nhựa hoá hoặc bê tông hoá toàn bộ tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị; cứng hoá tối thiểu 70% số km đường xã, tối thiểu 50% số km đường thôn buôn. Định hướng đến năm 2030 phấn đấu mật độ mạng lưới đường trên 1,3 km/km2; nâng cấp hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị; cứng hoá 100% số km đường xã, 75% số km đường thôn buôn.

Đường tỉnh có 22 tuyến với chiều dài 983 km, quy mô đạt tối thiểu cấp III; đường huyện dài khoảng 2.020 km quy mô đạt tối thiểu cấp IV; đường xã dài khoảng 6.343 km, quy mô đạt tối thiểu đường nông thôn loại A; đường thôn buôn dài khoảng 5.000 km, quy mô đạt tối thiểu đường nông thôn loại A; đường chuyên dùng nông lâm nghiệp dài 896 km quy mô đạt tối thiểu cấp V, đường đô thị theo các quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.

Xây dựng được 28 bến xe ô tô khách, 16 bến xe buýt, 17 bãi đỗ xe tải, 6 bãi đỗ xe con, 11 cơ sở đào tạo lái xe, tàu thuỷ, 5 trung tâm sát hạch lái xe, tàu thuỷ và 8 trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ và đường thuỷ.

Đường thuỷ: Đến năm 2030, phát triển các tuyến vận tải hàng hoá, hành khách trên một số đoạn sông có thể khai thác vận tải của Tỉnh và các tuyến du lịch lòng hồ; Xây dựng các bến khách, bến hàng hoá và bến du lịch lòng hồ trên các tuyến vận tải; Phát triển và xây dựng các đội tàu vận tải hàng hoá và hành khách trên sông, đội tàu du lịch lòng hồ…

Đường hàng không: Đến năm 2020, nâng cấp và mở rộng sân bay Buôn Ma Thuột lên quy mô 460 héc-ta; mở rộng đường băng, nhà ga và hiện đại hoá các trang thiết bị để phục vụ được khoảng 1.200.000 hành khách trong một năm; tổ chức tăng các chuyến bay hiện có, mở thêm các đường bay mới trong nước, đến năm 2030, nghiên cứu mở các đường bay đi các nước trong khu vực ASEAN.

Đường sắt: Triển khai những quy hoạch đường sắt đã được phê duyệt, chuẩn bị cho các dự án đã và đang nghiên cứu trên địa bàn tỉnh cũng như trong khu vực.

Vận tải: Quy hoạch số lượng phương tiện vận tải hành khách, hàng hoá, số lượng ghế trên tổng số phương tiện, số tấn phương tiện đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Đổi mới nâng cấp chất lượng phương tiện vận tải, tăng năng suất, giảm giá thành vận tải nhằm thoả mãn nhu cầu vận tải Tỉnh.

Cơ chế, chính sách: Có các cơ chế, chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển giao thông vận tải, tăng cường công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực như bảo vệ cơ sở hạ tầng.

Nhu cầu vốn ước tính tới 2030 khoảng 63.500 tỷ đồng với nguồn ngân sách nhà nước khoảng 50%, dân cư cùng doanh nghiệp khoảng 40% và nguồn ODA, NGO v.v... khoảng 10%.

Sau khi được sự thoả thuận của Bộ Giao thông vận tải, ngày 24 tháng 12 năm 2013, Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã ban hành Quyết định số 2698/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ đoạn ngoài đô thị trên địa bàn Tỉnh đến năm 2020. Theo quy hoạch: Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh) dài 126 km có 64 điểm đấu nối, bên phải tuyến có 32 điểm, bên trái tuyến có 32 điểm, có 8 cửa hàng xăng dầu, đường gom bên phải tuyến dài 30,587 km, bên trái tuyến dài 36,605 km; Quốc lộ 26 dài 119 km có 65 điểm đấu nối, bên phải tuyến có 35 điểm, bên trái tuyến có 30 điểm, có 9 cửa hàng xăng dầu, đường gom bên phải tuyến dài 39,769 km, bên trái tuyến dài 34,371 km; Quốc lộ 27 dài 88,5 km có 46 điểm đấu nối, bên phải tuyến có 26 điểm, bên trái có 20 điểm, có 5 cửa hàng xăng dầu, đường gom bên phải tuyến dài 12,695 km, bên trái tuyến dài 13,710 km. Đấu nối đường nhánh vào các đoạn quốc lộ qua đô thị: Thực hiện theo quy hoạch đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.


Каталог: TaiLieu
TaiLieu -> MỘt số thủ thuật khi sử DỤng phần mềm adobe presenter tạo bài giảng e-learning
TaiLieu -> Trung tâM ĐÀo tạo mạng máy tính nhất nghệ 105 Bà Huyện Thanh Quan – 205 Võ Thị Sáu, Q3, tp. Hcm
TaiLieu -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
TaiLieu -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
TaiLieu -> A. ĐẠi số TỔ HỢp I. Kiến thức cơ bản quy tắc cộng
TaiLieu -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
TaiLieu -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
TaiLieu -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
TaiLieu -> BỘ luật lao đỘng của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam BỘ luật lao đỘng ngày 23 tháng 6 năm 1994 và

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương